Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.73 KB, 41 trang )

Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong
lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua
Trước khi đi vào xây dựng một chiến lược tổng thể cho quá trình mở cửa và hội
nhập của dịch vụ Viễn thông Việt Nam, trong chương này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu
tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ
Viễn thông trong thời gian vừa qua. Để từ đó có một cái nhìn tổng thể về các vấn đề
như quản lý Nhà nước, môi trường pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp... có liên quan đến dịch vụ Viễn thông. Chương này bao gồm 5 ván đề
chính sau:
I Vị trí và vai trò của Viễn thông
II Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông Việt Nam trong thời
gian qua
III Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý
IV Các cam kết tự do hoá dịch vụ Viễn thông của Việt Nam với các tổ
chức kinh tế quốc tế và trong hiệp định thương mại Việt Mỹ
V Đánh giá chung
I - Vị trí và vai trò của Viễn thông
Bưu điện nói chung và Viễn thông nói riêng là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng
cơ sở, sản xuất kinh doanh dịch vụ không thiếu được của nền kinh tế quốc dân, là công
cụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, góp phần
nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân.
Ngành Viễn thông có vai trò tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu
sản xuất và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Thông tin Viễn thông còn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển văn hoá xã hội (thông
tin phục vụ khoa học, y tế, an ninh, giáo dục...). Hiệu quả của Viễn thông mang lại cho
nền kinh tế không phải chỉ đánh giá tỷ trọng vật chất đóng góp cho nền kinh tế quốc
dân mà được đánh giá trên tác dụng đòn bẩy của nó. Trong mọi hoạt động của nền kinh
tế, từ công tác quản lý vĩ mô đến vi mô, từ việc điều hành quản lý Nhà nước đến việc
sản xuất ở các đơn vị dù nhỏ nhất đều phải sử dụng công cụ thông tin liên lạc. Có thể
nói thông tin Viễn thông là huyết mạch của một nền kinh tế. Trong một chừng mực
nhất định, ngành Bưu điện nói chung và Viễn thông nói riêng cần phải đi trước một


bước, làm tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong nền kinh tế
quốc dân.
1
Ngày nay, với xu hướng hội tụ công nghệ Viễn thông - tin học - phát thanh -
truyền hình, Viễn thông càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là chiếc
cầu nối, một mắt xích quan trọng liên kết các ngành với nhau cùng hoà nhập vào nền
kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời Viễn thông ngày càng được xem là một ngành kinh
tế riêng biệt . Các quốc gia có nền kinh tế phát triển có khuynh hướng coi và có chính
sách đối xử với ngành Viễn thông như các ngành kinh tế khác. Vai trò của Viễn thông
được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Một là, Thông tin Viễn thông tạo ra những điều kiện cần thiết cho tất cả các
hoạt động kinh tế xã hội, có chức năng phục vụ tất cả các ngành kinh tế quốc dân, thoả
mãn nhu cầu về truyền đưa tin tức của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng
truyền tin càng quan trọng, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn nắm được nhu cầu của
thị trường chính xác, nhanh chóng để quyết định phương án kinh doanh đúng đắn và
hợp lý đều dựa vào mạng lưới thông tin. Thông tin chính xác, kịp thời luôn được coi là
một trong những yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong môi
trường cạnh tranh quốc tế mà trong đó thông tin Viễn thông đóng vai trò hàng đầu vì
sự nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian. Mặt khác, thông tin Viễn thông còn
có ý nghĩa lớn cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất cho từng doanh nghiệp vì sẽ giảm
được đáng kể chi phi đi lại, giao dịch trong hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm.
Hai là, vì là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành Viễn thông
không phải là vật thể cụ thể, mà chỉ là hiệu quả của việc truyền đưa tin tức, được kết
tinh trong sản phẩm của các ngành kinh tế và dịch vụ khác. Do vậy sự đóng góp của
Viễn thông không chỉ đơn thuần ở phần doanh thu hoặc nộp ngân sách nhiều hay ít,
điều quan trọng là tạo điều kiện cho các ngành kinh tế nâng cao năng suất lao động, tạo
ra nhiều sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân, tăng tổng sản phẩm xã hội. Theo
báo cáo của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), hàng năm, các dịch vụ Viễn thông
đóp góp ít nhất 1,5% trong GDP của mỗi nước. Đầu tư vào lĩnh vực Viễn thông 1 USD
sẽ sinh ra 3 USD trong các lĩnh vực kinh tế khác. Thế giới và khu vực đã có những nền

kinh tế "cất cánh" là từ Viễn thông, đi lên từ Viễn thông. ở những nước phát triển, nền
kinh tế tượng trưng còn lớn gấp nhiều lần so với nền kinh tế thực của nước họ, đó là họ
biết cách kinh doanh và có một hệ thống thông tin Viễn thông hiện đại.
Ba là, đối với người dân thông tin Viễn thông là chiếc cầu nối trao đổi tin tức
và giao lưu tình cảm không thể thiếu được. Bằng các phương tiện thông tin Viễn thông
(Điện thoại, điện báo, Faximle, Internet, thư điện tử...) là công cụ giao lưu tình cảm
cho nhân dân. Trong một xã hội, nhìn vào mức độ sử dụng dịch vụ Viễn thông hàng
ngày của người dân mà có thể nhận biết được trình độ phát triển, văn minh của xã hội
2
đó. ở nhiều quốc gia, mức độ phát triển hệ thống thông tin Viễn thông được coi là một
trong những chỉ tiêu phản ánh mức sống, trình độ phát triển của quốc gia đó.
Bốn là, thông tin là công cụ để Nhà nước quản lý, điều hành mọi hoạt động của
đất nước. Trong đó thông tin Viễn thông là công cụ chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính
quyền do tính chất truyền đưa tin tức kịp thời của nó. Thông tin nhanh nhạy, chính xác
và kịp thời là một yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo thắng lợi trong chiến tranh
cũng như lĩnh vực an ninh quốc phòng. Ngoài ra thông tin khẩn cấp, kịp thời về thiên
tai, địch hoạ, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ mùa màng là những yếu tố không thể
thiếu được trong hoạt động bình thường của một xã hội.
Năm là, ngày nay khi mà đời sống kinh tế xã hội đang được quốc tế hoá thì vai
trò của thông tin Viễn thông càng quan trọng. Mở rộng mạng lưới thông tin Viễn
thông, bao gồm Viễn thông thông tin trong nước và quốc tế là điều kiện để giúp các
quốc gia mở rộng quan hệ, hợp tác với nước ngoài, thu hút vốn đầu tư từ các hãng, các
công ty và tổ chức quốc tế để phát triển đất nước. Đối với các công ty nước ngoài khi
đầu tư, đặt quan hệ làm ăn với các nước đang phát triển thì vấn đề quan tâm trước tiên
của họ là kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, trong đó có giao thông, điện, thông tin liên
lạc, coi đó là những điều kiện tối thiểu cho những quyết định làm ăn lâu dài.
Sáu là, đối với các quốc gia đang phát triển, phát triển mạng lưới Viễn thông sẽ
có điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật mới, học tập, làm quen với những phương thức kinh
doanh mới, những kinh nghiệm và thành tựu của nhân loại trên các mặt, tận dụng được
lợi thế của nước đi sau để phát triển kinh tế. Những thông tin về biến động giá cả, cung

cầu trên thế giới, về chuyển giao công nghệ... sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp đề ra
được chiến lược kinh doanh có hiệu quả trên thương trường quốc tế. Viễn thông mở ra
sẽ tạo điều kiện đưa nền kinh tế hoà nhập, tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Với ý nghĩa
ấy, thông tin Viễn thông phải đi trước một bước, là "cầu nối" thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước,.
Tóm lại, khi đánh giá vai trò cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh của dịch
vụ Viễn thông không thể lấy tiêu chuẩn lợi nhuận làm mục tiêu mà tính xã hội của nó
cũng vô cùng quan trọng. Phải đánh giá một cách toàn diện, phải tính đến hiệu quả của
các ngành kinh tế do kết quả phục vụ của Viễn thông mang lại.
II - Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông Việt Nam trong thời
gian qua
Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam là một chặng đường phát triển
dài gắn liền với sự phát triển của đất nước trong suốt hơn 50 năm qua. Nhưng nói
chung, sự phát triển của Viễn thông Việt Nam được chia làm hai giai đoạn chính sau:
3
1. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam trước đổi mới (trước
năm 1986).
Vào cuối những năm 70, do nhiều nguyên nhân nước ta lâm vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Những tác động bất lợi của tình hình thế giới, hậu quả
của chiến tranh còn nhiều, đất nước còn bị bao vây cấm vận, thêm vào đó, trong quá
trình thực hiện những biện pháp cải cách đã phạm nhiều sai lầm nên khủng hoảng kinh
tế - xã hội tiếp tục diễn ra rất gay gắt. Trong tình hình kinh tế - xã hội đất nước như vậy
Viễn thông Việt Nam còn ở trong tình trạng quá lạc hậu, yếu kém, cả về cơ sở vật chất
- kỹ thuật, lẫn phương thức kinh doanh, cả trình độ quản lý lẫn con người.
1.1 Về cơ cấu mạng Viễn thông chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất.
Mạng đang khai thác của Bưu điện gồm các mạng nội hạt có kết cấu đa trạm ở
hai thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), có kết cấu đơn trạm ở các tỉnh
lỵ, thị trấn. Cơ cấu mạng nông thôn chưa hình thành, các cấp trung tâm mạng đường
dài chưa xác định, kích thước mạng đồng trục bé, ít vu hồi, độ dự phòng thấp, trên thực
tế chưa đóng vai trò của mạng đường trục.

Bên cạnh mạng lưới đang hoạt động của ngành Bưu điện, còn tồn tại nhiều
mạng riêng của các Bộ, các Ngành (Bộ Nội vụ, Quân đội, Đường sắt...), các mạng này
chiếm một phần cơ sở vật chất khá lớn của Viễn thông.
Trong điều kiện chưa hình thành mạng quốc gia thống nhất, việc liên kết các
mạng này trong một tổng thể, nhằm phát huy cao khả năng của chúng để tiết kiệm
nguồn đầu tư cho Nhà nước tuy được đề cập đến, nhưng chưa có những quyết định và
giải pháp triệt để. Thông tin với quốc tế chủ yếu qua phương thức sóng ngắn, tuy đến
năm 1980 có bổ sung hệ thống vệ tinh Intersputnic. Đến năm 1985 mật độ điện thoại
của Việt Nam rất thấp mới đạt 0,2 máy/100 dân so với châu Phi năm 1989 là 1,5
máy/100 dân. Nếu so sánh với các nước phát triển công nghiệp thì con số này lại càng
quá nhỏ bé.
1.2. Về tình trạng trang thiết bị:
Về trang thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Viễn thông nước ta gồm rất nhiều
chủng loại, thuộc nhiều thế hệ và sản xuất từ nhiều nước khác nhau. Tất cả những thiết
bị này đều thuộc thế hệ cũ. Số máy lẻ trong toàn quốc có khoảng 110000 máy. Trong
số này có 55% đã nối tự động, số còn lại được nối với tổng đài nhân công.
4
Hệ thống dây trần phải đóng vai trò của mạng trục Bắc Nam. Trang thiết bị
chắp vá, thiếu đồng bộ và lạc hậu. ở các tỉnh lỵ chủ yếu sử dụng tổng đài nhân công,
còn ở 2 thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) thì vẫn sử dụng thiết bị
tổng đài và mạng cáp treo đã có hàng chục năm, thận chí trên 50 năm. Điều đó dẫn đến
thông tin liên lạc ngay trong một tỉnh đã gặp khó khăn, thông tin liên tỉnh còn rất hạn
chế về khối lượng, không tự động liên lạc quốc tế được. Năm 1986 có gần 20 ngàn
cuộc đàm thoại quốc tế bị huỷ bỏ. Dịch vụ Telex trong năm 1986 tuy có hoạt động
nhưng còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. Điện báo trong nước giảm mạnh, nhiều khi còn
gửi theo thư.
2. Tình hình phát triển của Viễn thông Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Năm 1986, được đánh dấu bởi Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn đổi mới. Tiếp đến
là Đại hội lần thứ VII của Đảng cùng các Nghị quyết của Trung ương, công cuộc đổi

mới được triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước với mô hình kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã làm cho Viễn thông Việt Nam gặp phải những khó
khăn và thách thức lớn. Sự bất cập và yếu kém của Viễn thông Việt Nam trước đây nay
càng trở nên bất cập hơn so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt yếu
kém, cả về khả năng phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó chính công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho
Viễn thông Việt Nam.
Bưu điện Việt Nam nói chung cũng như Viễn thông nói riêng đã nhận thức rõ vị
trí trong nền kinh tế quốc dân, là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nếu
Viễn thông phát triển nhanh và tốt sẽ tạo điều kiện cho cách ngành khác phát triển. Từ
đó, Viễn thông Việt Nam tìm mọi cách đổi mới công nghệ trang thiết bị, đi thẳng vào
công nghệ hiện đại theo hướng số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ để đáp ứng kịp thời
các nhu cầu phát triển về thông tin liên lạc của thời kỳ đổi mới. Chỉ trong một thời gian
ngắn Viễn thông Việt Nam đã được thay đổi căn bản từ mạng analog lạc hậu sang
mạng kỹ thuật số hiện đại, cập nhật được kỹ thuật, công nghệ hiện đại của thế giới.
Đảm bảo thông tin tự động trong nước và quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi
mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, phục vụ
dân sinh và nâng cao dân trí. Có thể thấy được những thành tự của Viễn thông Việt
Nam trên các mặt sau:
2.1. Mạng Viễn thông quốc tế
5
Bắt đầu từ năm 1987, mạng Viễn thông quốc tế đã tiến thẳng vào kỹ thuật hiện
đại cả về kỹ thuật truyền dẫn cũng như chuyển mạch. Công nghệ kỹ thuật Digital được
lựa chọn đầu tư phát triển. Hàng loạt công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng,
đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Viễn thông quốc tế trong giai đoạn đổi mới.
Năm 1987, công trình đài mặt đất thông tin vệ tinh Vista thuộc hệ Internet tại
thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng dung lượng 12 kênh gồm
8 kênh thông tin dịch vụ Sydney (Australia) và 4 kênh nghiệp vụ. Đến năm 1988, trạm
vista được mở rộng, nâng cấp thành trạm tiêu chuẩn F2.

Tháng 1 năm 1989, đài mặt đất thông tin vệ tinh Vista Hà Nội hoàn thành đưa
vào sử dụng. Công trình hợp tác với hãng OTC - Australia, dung lượng 12 kênh gồm 8
kênh thông tin dịch vụ, 4 kênh nghiệp vụ. Và cũng trong năm đó, đài mặt đất thông tin
tiêu chuẩn 4 - thành phố Hồ Chí Minh (SAG - 1A) thuộc hệ thống Intesat được khánh
thành và đưa vào khai thác. Năm 1990, tiếp theo thành phố Hồ Chí Minh là thành phố
Hà Nội, đài mặt đất thông tin vệ tình tiêu chuẩn A (HAN - 1A) thuộc hệ thống Intersat
được lắp đạt và đi vào khai thác. Nếu như trước đây để quay các cuộc gọi quốc tế thì
người tiêu dùng phải túc trực hàng giờ để nhân viên Bưu điện đấu nối, nhưng đến ngày
13 - 12 - 1991 đã khánh thành và đưa vào hoạt động tổng đài liên lạc quốc tế (AXF -
103) đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ nay Việt Nam có thể quay
số tự động quốc tế đi các nước trên thế giới. Và đến năm 1992, hai tổng đài quốc tế
nữa được xây dựng và lắp đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng.
Ngày 17 -3 – 1994, hợp đồng xây dựng tuyến cáp quang biển quốc tế Thái Lan -
Việt Nam - Hồng Kông (T - V - H) được chính thức ký kết tại Hồng Kông. Công trình
có tổng chi phí là 151 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Bưu điện Việt Nam là
28,3%. Công trình được khánh thành vào đầu năm 1996, như vậy từ nay mạng Viễn
thông quốc tế Việt Nam sẽ có thêm trên 7000 kênh liên lạc quốc tế. Để Mạng viễn
thống quốc tế tiếp tục được đầu tư đón đầu về công nghệ và nâng cao dung lượng phục
vụ cho các thông tin, trong tương lai Viễn thông Việt Nam đã tiếp tục xây dựng tuyến
cáp biển SEA - MEA - WE3, CSC.
Cho đến nay mạng Viễn thông quốc tế được xây dựng hiện đại, liên lạc ra ngoài
bằng các phương thức qua vệ tinh và cáp quang biển. Gồm 7 trạm vệ tinh mặt đất thuộc
cả hai hệ Inter Sputnet và Iutelsat và các tổng đài quốc tế hiện đại AXE - 103 đặt tại 3
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng đã cung cấp các dịch vụ
gọi tự động quốc tế về điện thoại, Fax, truyền số liệu... phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh
tế, Văn hoá, phục vụ yêu cầu của tất cả các ngành, các tổ chức kinh tế, mọi thành phần
6
kinh tế và nhu cầu cần giao tiếp của nhân dân. Đến hết năm 1998, Việt Nam đã mở được
5013 kênh quốc tế trong đó kênh cáp biển chiếm 60% (3023 kênh).
Bảng 1: Số lượng kênh quốc tế giai đoạn 1995 - 1998.

Năm 1995 1996 1997 1998
Số lượng kênh 3402 4285 4838 5013
Trong đó
Kênh cáp biển 430 1802 2837 3023
Kênh vệ tinh 2972 2283 2001 1990
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
Tính đến cuối năm 1998 Viễn thông Việt Nam đã hoà mạng trực tiếp với 36
quốc gia trên thế giới và quá giang đi tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới. Việt Nam
còn là thành viên của 7 tổ chức Viễn thông quốc tế. Giờ đây, trên đất nước Việt Nam,
ở bất kỳ một địa điểm nào có điện thoại đều có thể liên lạc qua điện thoại tự động với
người nước ngoài một cách dễ dàng nhanh chóng. Lưu lượng thông tin quốc tế từ năm
1990 đến nay hàng năm đều tăng lên, năm sau gấp đôi năm trước.
Biểu đồ 1: Sản lượng điện thoại quốc tế cả đi và đến - (1991 - 1998)
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu Chính - Viễn thông).
2.2. Mạng Viễn thông trong nước.
7
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Trieu phut
19,9
38,83
64,42

136,5
210
273
346,2
387,4
Bao gồm các hệ thống chuyển mạch, các tuyến truyền dẫn đường trục, liên tỉnh,
nội tỉnh được xây dựng hiện đại, vững chắc, rộng rãi và đều khắp bằng cả ba phương
thức hiện đại: Cáp quang, vi ba số và qua vệ tinh.
2.2.1. Trên tuyến đường trục Bắc - Nam.
Tuyến cáp quang tốc độ 34 Mb/s (480 kênh) dài 1830 km được khởi công đầu
năm 1992. Sau hơn một năm nỗ lực phấn đấu vượt nhiều khó khăn về vốn, vật tư kỹ
thuật và các điều kiện thi công khác đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả
vốn đầu tư, phục vụ kịp thời nhu cầu về thông tin liên lạc trên tuyến trục Bắc - Nam.
Khi xây dựng do bị cấm vận kỹ thuật cao của Mỹ nên có dung lượng nhỏ 34 Mb/s.
Đến năm 1995 tuyến cáp quang này được nâng cấp từ công nghệ PDH - 34 Mb/s lên
công nghệ SDH - 2,5 Gb/s tương đương 30000 kênh liên lạc tiêu chuẩn.
Tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV được đầu tư lắp đặt với thiết bị hiện
đại. Hệ thống sợi cáp quang SDH 2,5GB/s Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh gồm 4
mạc vòng truyền dẫn liên tỉnh, có 36 trạm trải dài trên 3700 km. Đây là tuyến cáp
quang gồm những thiết bị đồng bộ, có dung lượng truyền dẫn đến 30000 kênh thoại,
với công nghệ tiên tiến và là tuyến thông tin quang công nghệ SDH 2,5Gb/s dài nhất
hiện nay trong khu vực Đông Nam á.
Ngoài hai tuyến cáp quang kể trên thì mạng lưới Viễn thông Bắc - Nam còn có
tuyến vi ba số băng rộng 140 Mb/s có dung lượng 1920 kênh điện thoại được đưa vào
khai thác cuối năm 1993, nối liền các tỉnh phía Bắc với miền Trung, Tây Nguyên và
các tỉnh Nam Bộ. Và trong hai năm 1997 và 1998, tuyến vi ba số này đã được nâng
cấp, mở rộng dung lượng từ (1 + 1) lên (2 + 1).
Các kênh lên lạc qua vệ tinh được thông qua các đài mặt đất thông tin vệ tinh
Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đến hết năm 1997 đã hoà mạng 169 tổng
đài (trong đó có 5 tổng đài cấp I, 13 tổng đài cấp II, 51 tổng đài cấp III), mở rộng các

tổng đài hiện có với tổng dung lượng lắp đặt mới là 770000 số, đưa số tổng đài trên
toàn mạng là 1528 với tổng dung lượng lắp đặt 2221272 số.
Tóm lại, các tuyến liên lạc đường trục trên đã và sẽ góp phần đáng kể chất
lượng thông tin trên tuyến lạc Bắc - Nam, các tuyến có lưu lượng thông tin lớn nhất
toàn quốc.
2.2.2. Các tuyến liên lạc liên tinh.
Được toả ra từ ba trung tâm Viễn thông lớn của toàn quốc là Hà Nội, Đà Nẵng
và thành phố Hồ Chí Minh bằng các tuyến cáp quang hoặc bằng các tuyến vi ba số có
dung lượng 16 - 34 - 140 Mb/s. Trước đây khi phát triển do nguồn vốn hạn hẹp, nhu
8
cầu phục vụ lại cần ngay cho nên ở một số tuyến liên tỉnh có sử dụng vi ba dung lượng
nhỏ 2 - 16 Mb/s, nay các tuyến này đã và đang được thay bằng tuyến vi ba băng rộng
140 Mb/s và các thiết bị băng hẹp trên hiện được đưa xuống mạng huyện, xã để phát
triển các tuyến liên lạc cấp II và cấp III. Trên các tuyến thông tin của các vùng địa bàn
kinh tế trọng điểm có lưu lượng lớn như: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố
Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu..., ngoài các tuyến vi ba số còn đang được trang
bị thêm song song bằng các tuyến cáp quang 622 Mb/s công nghệ đồng bộ sô SDH,
góp phần phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng trọng điểm
kinh tế đầy năng động này. Hệ thống chuyển mạch quá giang liên tỉnh trước đây được
trang bị 2 tổng đài TANDEMTDX - 10 của Hàn Quốc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1995 đã được trang bị bổ sung thêm hai tổng đài trung chuyển - TOLL
AXE - 10 của Thuỵ Điển có trang bị tín hiệu 7 làm nhiệm vụ lưu thoát lưu lượng liên
tỉnh cho khu vực và các tuyến trục, chuẩn bị cho việc xây dựng xa lộ thông tin và đưa
các dịch vụ băng rộng vào phục vụ.
Đến cuối năm 1998, 61/61 tỉnh, thành phố, 100% số huyện đã được trang bị
tổng đài điện tử số, 500/500 huyện được trang bị truyền dẫn số, được kết nối lại với
nhau, liên lạc với nhau một cách tự động.
2.3. Các dịch vụ Viễn thông được cung cấp:
Cho đến trước năm 1990 dịch vụ cung cấp cho khách hàng chỉ là các dịch vụ
truyền thống như: Điện thoại, điện báo, Telex chất lượng thấp, đấu nối chậm, khách

hàng phải tốn nhiều thời gian chờ đợi... Đến nay nhờ việc đưa vào trên mạng lưới các
thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn điện tử kỹ thuật số, nhiều dịch vụ mới đã được cung
cấp cho xã hội: Truyền số liệu, điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, thông tin di
động, vô tuyến nhắn tin. .. đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất
lượng cho khách hàng thể hiện ở các dịch vụ chủ yếu sau:
2.3.1 Điện thoại gọi số
Là những cuộc gọi mà điện thoại viên quay số trực tiếp đến thuê bao cần gặp ở
mạng nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế. Cuộc gọi được kết nối thông qua thiết
bị mạng lưới kỹ thuật Viễn thông. Điện thoại gọi số ngày càng được mở rộng trong cả
nước, đến hết năm 1998 dịch vụ điện thoại số đã được cung cấp đén 75,7% số xã trong
cả nước, trong đó có 90% số xã đồng bằng, 61% số xã vùng trung du, 32% số xã miền
núi; 65/69 số xã huyện đảo, 50% số xã trọng điểm đường biên, 21/21 cửa khẩu quốc
gia, 20/38 cửa khẩu địa phương đã được trang bị liên lạc thoại. Có được kết quả như
9
vậy một phần do số lượng điện thoại trong thời gian qua tăng rất nhanh. Nếu như năm
1989, cả nước mới có 113417 máy điện thoại, mật độ điện thoại trên 100 dân mới đạt
0,1 máy, thì năm 1993 đã tăng lên là 268000 máy, mật độ điện thoại được nâng lên là
0,37 máy/100 dân và đến năm 1994 là 470000, mật độ điện thoại là 0,65 máy/100 dân.
Tính đến cuối năm 1995, con số đó đã tăng lên là 766400 máy mật độ điện thoại là
1,06 máy/100 dân. Đến hết năm 1998 Việt Nam có gần 1,8 triệu máy điện thoại cố
định tăng gấp 20 lần so với khi mới bắt đầu mở cửa (năm 1987 mới chỉ có khoảng gần
90000 máy). Đạt mật độ điện thoại bình quân là 2,45 máy/100 dân. Việt Nam là nước
thứ 34 trên thế giới có tổng số thuê bao đạt trên 1,5 triệu máy.
Bảng 2: Số máy điện thoại từ năm 1991 - 1998
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Tổng số máy 52500 170000 268000 470000 766400 118600
1 587000 1799640
Số máy tăng lên 19000 117500 118000 202000 366400 419600 401000 212640
(Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ).
Bảng 3: Số xã có máy điện thoại giai đoạn 1991 - 1998.

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Số xã có máy điện
thoại
780 1018 1603 3914 5566 5765 6470
(Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông).
2.3.2. Điện thoại di động:
Máy điện thoại di động là một máy thu phát vô tuyến điện loại nhỏ, gọn nhẹ có
thể bỏ túi áo, xách tay, để trên ô tô.
Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ thông tin vô tuyến (không dây) rất tiện lợi
cho khách hàng sử dụng. Khách hàng vẫn thông tin liên lạc bình thường với máy điện
thoại cố định, với máy điện thoại di động trong nước hoặc quốc tế trong khi đi lại ở bất
cứ nơi nào trong phạm vi phủ sóng của hệ thống phát vô tuyến điện. Hiện nay, Bưu
điện đang triển khai mạng dịch vụ thông tin di động kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến
của thế giới (GSM) mức độ bảo mật cao với hai mạng khai thác là MobilFone và
ViNaFone. Sau gần 3 năm đưa vào khai thác và phục vụ dịch vụ thông tin di động đã
phủ sóng ở trung tâm 61/61 tỉnh thành và các huyện lỵ, đô thị quan trọng với 411 trạm
BTS, tổng dung lượng là 266500 số với hiệu suất sử dụng đạt gần 80% với 208600
thuê bao trong cả hai mạng.
10
Mạng Mobiphone: 150000 máy.
Mạng ViNaphone: 58300 máy.
2.3.3. Dịch vụ nhắn tin (Paging).
Dịch vụ nhắn tin là dịch vụ tiếp nhận các cuộc nhắn một chiều qua điện thoại
tới các trung tâm nhắn tin của Bưu điện, nhân viên Bưu điện sẽ nạp tin nhắn vào hệ
thống máy vi tính để truyền tin bằng vô tuyến điện đến đối tượng được nhắn theo yêu
cầu của khách hàng. Khách hàng có máy nhắn tin mua của Bưu điện sẽ không bi mất
thông tin liên lạc khi rời khỏi nơi làm việc, nhà riêng... tại bất cứ thời gian nào. Đến hết
năm 1998, dịch vụ nhắn tin đã phủ sóng 58/61 trung tâm tỉnh thành phố trong toàn
quốc với tổng thuê bao của các mạng là 131294 đạt hiệu suất sử dụng trên 60%.
2.3.4. Dịch vụ điện thoại dùng thẻ.

Dịch vụ điện thoại dùng thẻ là loại dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Với một
tấm thẻ điện thoại được mua trước, khách hàng sẽ chủ động gọi bất cứ thời gian nào
(ngày, đêm) tại những nơi có máy điện thoại dùng thẻ. Dịch vụ điện thoại dùng thẻ bắt
đầu được đưa vào khai thác từ năm 1995 ở các tỉnh, thành phố: thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng sau 4 năm,
đến hết năm 1998 dịch vụ dùng thẻ đã được triển khai nhanh tại 25 tỉnh, thành phố trong
cả nước với 3980 máy điện thoại thẻ. Trong thời gian tới, Bưu điện đang tiến tới triển khai
dịch vụ điện thoại dùng thẻ vi mạch tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
2.3.5. Dịch vụ 108 (Dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội).
Khi có nhu cầu muốn giải đáp thông tin kinh tế - xã hội, khách hàng có thể gọi
cho 108. Đây là một loại hình dịch vụ được phổ biến khắp cả nước, đáp ứng được nhu
cầu của nhân dân về thông tin trong và ngoài nước.
2.3.6. Dịch vụ cơ bản của Internet.
Kể từ ngày 19/11/1997 Internet Việt Nam chính thức hoà nhập vào mạng lưới toàn
cầu. Chỉ sau hơn một năm hoạt động dịch vụ Internet đã có một bước phát triển đến chóng
mặt. Đến hết năm 1998 có gần 18834 thuê bao tăng gần 600% so với năm 1997. Hiện tại
Bưu điện Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ cơ bản của Internet bao gồm:
+ Dịch vụ thư tín điện tử (E.Mail): Cho phép thuê bao trao đổi thông tin dạng
văn bản với bất cứ thuê bao Internet nào dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới. Đây là dịch
vụ rất phổ cập và được rất nhiều khách hàng sử dụng.
11
+ Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP): Cho phép thuê bao bao gửi
nhận thông tin dạng File bất cứ tới / từ một máy tính nào đó đặt ở nơi xa. Thuê bao có
thể sao chép các File này về máy của mình để sử dụng.
+ Dịch vụ Telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên mạng
Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ số dữ liệu trên các máy đó.
+ Các dịch vụ tìm kiếm thông tin: Gồm Wide - Area Infomation Saver (WAIS),
Gober, Word Wide - Web (WWW)... cho phép thuê bao tìm kiếm từ nhiều cơ sở dữ
liệu cùng một lúc trên nhiều máy chủ Internet khác nhau.
2.3.7. Dịch vụ Faxcimile (Fax)

Faxcimile viết tắt là Fax, là dịch vụ Viễn thông dùng để truyền đưa nguyên văn
bản, biểu mẫu, hình ảnh, thư từ, bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua thiết bị mạng
lưới Viễn thông. Dịch vụ Fax có thể loại cơ bản sau:
Fax công cộng: Là dịch vụ Fax mở tại Bưu cục của Bưu điện để phục vụ khách
hàng nhận gửi, truyền đưa các bức Fax theo yêu cầu của khách hàng trong nước và
quốc tế.
+ Fax Thuê bao: Fax thuê bao còn gọi là tele fax là thiết bị fax của tổ chức, cơ
quan, công dân Việt Nam hoặc tổ chức người nước ngoài được hoạt động tại Việt
Nam, được đặt trụ sở hoặc nhà riêng và được đấu trực tiếp vào hệ thống tổng đài điện
tử của Bưu điện để liên lạc với các thiết bị Fax thông qua mạng lưới Viễn thông.
2.3.8 Các loại dịch vụ khác.
Ngoài loại dịch vụ chủ yếu kể trên thì hiện tại Viễn thông Việt Nam còn cung
cấp nhiều loại dịch vụ Viễn thông khác như dịch vụ điện thoại thấy hình, hội nghị
truyền hình, truyền số liệu, chuyển tiền điện tử, dịch vụ điện thoại HCD (Home
country Direct), điện thoại ảo, thuê kênh thông tin... Tất cả các dịch vụ này được tự
động hoá giúp khách hàng sử dụng được dễ dàng. Các chỉ tiêu chất lượng, nhanh
chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi ngày càng tiến bộ rõ rệt.
III. Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý.
1. Về tổ chức quản lý
1.1 Cơ quan quản lý nhà nước.
12
Theo quy định của pháp luật hiện hành Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý
Nhà nước chuyên ngành về Bưu chính - Viễn thông và tần số vô tuyến điện. Đây là mô
hình quản lý mới, thực hiện đối với tổ chức, quản lý, phân định rõ quản lý Nhà nước và
sản xuất kinh doanh. Năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao
đáp ứng được nhu cầu trong môi trường mở cửa và hội nhập. Theo Nghị định 12/CP
ngày 11/3/1996 của Chính phủ thì Tổng cục Bưu điện có chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
1.1.1. Về văn bản pháp luật :
+ Trình Chính phủ các Dự án luật, pháp lệnh, Văn bản pháp quy, Chính sách về

Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến điện
+ Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị thông tư để chỉ đạo, hưóng
dẫn kiểm tra việc thi hành Pháp luật và quy định của Chính phủ về Bưu chính -Viễn
thông và Tần số vô tuyến điện
+ Ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy phạm thể lệ, định mức kinh tế -kỹ
thuật, tiêu chuẩn công nghệ về mạng lưới, dịch vụ, thiết bị Bưu chính -Viễn thông (kể cả
thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu ),về quản lý máy phát và Tần số vô tuyến điện
1.1.2 Về quy hoạch, kế hoạch kinh tế
+ Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án tổng thể phát triển
ngành Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước và hướng
dẫn kiểm tra thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt; tham gia thẩm định phần về
Bưu chính -Viễn thông trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và vùng lãnh thổ
+ Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng chuyên ngành Bưu chính- Viễn
thông,tham gia việc thẩm định các dự án hợp tác liên doanh với nước ngoài có liên
quan đến lĩnh vực Bưu chính- Viễn thông theo quy định của Chính phủ
+ Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền khung giá và cước,
giá và cước các dịch vụ bưu chính Viễn thông, giá hoặc khung giá thanh toán các dịch
vụ bưu chính Viễn thông giữa các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Bưu chính- Viễn
thông .Tham gia ý kiến với các Ngành liên quan về quy định phí, lệ phí về Bưu chính
Viễn thông và Tần số vô tuyến điện
+ Trình Chính phủ các chính sách khuyến khích, chế độ trợ giá, điều tiết, các
biện pháp bảo hộ và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính -Viễn
thông phục vụ Đảng, Nhà nước, Quốc phòng An ninh và hoạt động công ích
13
1.1.3 Về kỹ thuật nghiệp vụ
+ Cấp thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ theo quy định của chính phủ, gồm:
- Giấy phép hành nghề cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính
-Viễn thông, sản xuất máy phát vô tuyến điện và tổng đài vô điện tử, đại lý cung cấp
dịch vụ Bưu chính -Viễn thông cho tổ chức nước Ngoài

- Giấy phép thiết lập mạng lưới Bưu chính- Viễn thông (Kể cả công cộng và
chuyên dùng ), sử dụng thiết bị phát sóng và Tần số vô tuyến diện
- Giấy phép xuất nhập khẩu tem Bưu chính
- Tham gia ý kiến với Bộ xây dựng trong việc cấp và thu hồi giấy phép hành
nghề xây dựng và tư vấn xây dựng công trình Bưu chính- Viễn thông. Cấp và thu hồi
giấy phép hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị Bưu điện
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quyết định việc cấp và thu hồi các loại
giấy phép ,chứng chỉ khác thuộc ngành Bưu chính -Viễn thông theo quy định của
Chính phủ
+ Quy định kế hoạch đánh số các mạng lưới Viễn thông
+ Quyết định việc đóng mở các đường liên lạc Viễn thông liên tỉnh và Quốc tế,
đường thư Quốc tế theo quy định của Chính phủ
+ Quản lý sự hoạt động của hệ thống đường trục Viễn thông Quốc gia .Quy
định việc đầu nối các mạng lưới Viễn thông chuyên dùng và mạng lưới kinh doanh
dịch vụ, truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình, truyền trang báo, đào tạo từ xa vào
hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia
+ Quyết định huy động các mạng lưới, phương tiện, thiết bị Bưu chính -Viễn
thông để phục vụ trong những trường khẩn cấp theo uỷ quyền của Chính phủ
+ Quyết định và công bố việc, đóng mở các dịch vụ Bưu chính -Viễn thông
trong nước và với nước ngoài bao gồm cả việc thiết lập thông tin máy tính qua mạng
lưới Viễn thông công cộng,việc đóng mở các Bưu cục ngoài dịch, bưu cục kiểm quan,
các đài duyên hải công cộng và chuyên dùng theo quy định của Chính phủ
+ Ban hành quy chế đại lý dịch vụ Bưu chính -Viễn thông và phát hành báo chí
+ Quyết định in và phát hành tem Bưu chính
+ Trình Chính phủ chính sách, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ về bưu
chính Viễn thông và Tần số vô tuyến diện ;quản lý việc nghiên cứu khoa học công
nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về bưu chính Viễn thông và tần số
vô tuyến điện
14
+ Quản lý và giám định chất lượng sản phẩm công nghiệp, dịch vụ Bưu chính

-Viễn thông theo quy định của Chính phủ
+ Hướng dẫn và kiểm tra các hội các tổ chức phi Chính phủ thuộc lĩnh vực Bưu
chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện hoạt động tuân theo pháp luật
+ Làm nhiệm vụ thường trực Uỷ ban tần ssố vô tuyến điện, - Tổng cục trưởng
Tổng cục bưu điện giữ chức Chủ tịch Uỷ ban tần số vô tuyến điện
+ Giải quyết các tranh chấp về mạng lưới và dịch vụ Bưu chính-Viễn thông và
tần số vô tuyến điện theo quy định của Chính phủ
1.1.4. Quan hệ Về quốc tế
+ Trình Chính phủ việc ký kết, phê duyệt, gia nhập điều ước Quốc tế về Bưu
chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện, việc hợp tác Quốc tế về Bưu chính -Viễn
thông và Tần số vô tuyến điện .Ký kết các điều ước Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông
và Tần số vô tuyến điện nhân danh Chính phủ theo uỷ quyền của Chính phủ
+ Tổ chức thực hiện các điều ước Quốc tế về Bưu chính- Viễn thông và Tần số
vô tuyến điện mà Nhà nưóc, Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia
+ Hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp Bưu chính -Viễn thông Việt Nam trong
việc thực hiện các điều ưóc Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông, hoạt động của các
doanh nghiệp bưu chính Viễn thông Việt Nam trong các tổ chức bưu chính Viễn thông
quốc tế
+ Trình Chính phủ các giải pháp để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền Quốc gia về
Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện ;tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khi
được Chính phủ giao
+ Chỉ đạo thực hiện các chương trình ,dự án quốc tế tài trợ về bưu chính Viễn
thông và tần số vô tuyến điện theo quy định của Chính phủ
+ Tổ chức tham gia các hội nghị, hội thảo Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông và
tần số vô tuyến điện thuộc thẩm quyền và theo uỷ quyền của Chính phủ
1.1.5. Về tổ chưc, cán bộ
+ Trình Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức, chức danh, tiêu chuẩn công
chức, viên chức Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện .Tổ chức hướng dẫn
thực hiện sau khi được phê duyệt
+ Quản lý công tác tổ chức, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng công

chức, viên chức Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện theo quy định của
Chính phủ
15
1.1.6. Về thanh tra kiểm tra
+ Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông và
Tần số vô tuyến diện, xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật .Kiểm
tra, thanh tra về việc chấp hành luật pháp, chính sách và các quy định của Tổng cục
Bưu điện về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Tần số vô
tuyến điện trong phạm vi cả nước
+ Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị phát sóng và tần số vô tuyến điện, xử lý
các can nhiễu theo quy định của pháp luật
+ Giải quyết theo thẩm quyền việc khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân
trong nước về hoạt động Bưu chính -Viễn thông
1.1.7 Thực hiện chức năng quản lý nhà Nước đối với các doanh nghiệp Bưu chính
-Viễn thông và một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp về
Bưu chính -Viễn thông theo quy định của Chính phủ
(Xem sơ đồ I tổ chức Tổng cục Bưu điện)
1.2. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ
Viễn thông
1.2.1 Về tổ chức thị trường Viễn thông.
Trong một thời gian dài do điều kiện đặc thù của ngành Viễn thông, cũng như
do điều kiện, môi trường kinh tế, việc kinh doanh, khai thác các dịch vụ Viễn thông là
do Nhà nước độc quyền và thực hiện độc quyền công ty, chỉ có doanh nghiệp Nhà
nước là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong thời gian này, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã đảm nhiệm tốt
việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt giai đoạn I tăng tốc phát triển Bưu
Chính -Viễn thông Việt Nam. Tới năm 1995, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông của người tiêu dùng trong xã
hội ngày càng tăng. Chính phủ đã cho phép thành lập hai Công ty 100% vốn nhà nước
được tham gia vào thị trường khai thác dịch vụ Viễn thông đó là:

+ Công ty điện tử Viễn thông quân đội(VIETEL) là một công ty trực thuộc Bộ
quốc phòng, được phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ
Internet và một số dịch vụ cơ bản (điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến điện,
điện thoại di động, nhắn tin, điện thoại trung kế vô tuyến).
+ Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Sài Gòn (GBT): GPT gồm
11 cổ đồng gồm các cơ quan Nhà nước do VNPT dẫn đầu. Công ty này được phép thiết
16

×