Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.84 KB, 12 trang )

I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC.
1. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan.
a. Khái niệm về thế giới quan.
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế
giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy.
b. Những hình thức cơ bản của thế giớiquan.
Có 3 hình thức cơ bản:
-

Thế giới quan huyền thoại: là thế giới quan có nội dung pha trộn một cách

không tự giác giữa thực và ảo.
Thế giới quan quan huyền thoại đặc trưng cho “tư duy nguyên thuỷ”, được
thê hiện rõ nét qua các các chuyên thần thoại, phản ánh nhận thức về thế giới của
con người trong xã hội công xã nguyên thuỷ.
Thế giới quan huyền thoại chủ yếu là sản hẩm của nhận thứccảm tính nên n
hững gì trừu tượng thường được con người hình dung dưới những dạng sự vật cụ
thể. Thiện và ác chẳng hạn. Đây là khái niệm thể hiện sự đáng giá về mặt giá trị
của xã hội, song trong huyền thoại, thiện – ác được mô tả là những vật có hình
dáng, có kích thước và có cả nơi cất giữ, bảo quản. Thế giới quan đó thể hiện đậm
nét trí tưởng tượng của tư duy nguyên thủy.
-

Thế giới quan tôn giáo: là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh

của lực lượng siêu nhân đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các
hoạ động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhân ấy.
Thế giới quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhậh thức và khả năng hoạt động
thực tiễn của con người rất thấp. Những hình thức sơ khai của thế giới quan này
như Bái vật giá, Tôtem giáo, Ma thuật giáo, Linh Vật Giáo, Saman giáo thể hiện
sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng


như lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hoá chúng, quy chúng
về những sức mạnh tự nhiên và đi đến tôn thờ chúng. Theo Ph. Ăngghen, “tất cả
mọi gtôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con
người -của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ
Trang 1


là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế.
Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí,
trong đó niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến
sau chết giữ vai trò chủ đạo. V.I.Lênin cho rằng:”Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột
trong cuộc đấu tranh chống bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt
đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những
phép màu, v.v.”
-

Thế giới quan triết học: là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận

thông qua các khái niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan
điể, quan niệm của con người về thế giới và về bản thân on người, mà còn chứng
minh quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận.
Thế giới quan triết học và triết học không tách rời nhau. Triết học là hạt
nhân lý luận của thế giới quan, là bộ phận quan trọng nhấtvì nó chi phối tất cả
những quan điểm, quan niệm còn lại của thế giới quan như những quan điểm về
đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v.
Phân biệt thế giới quan triết học và thế giới quan khác, C.Mác viết:” … các
vị hướng về tình cảm, triết học hướng về lý trí, các vị nguyền rủa, than vãn, triết
học dạy bảo; các vị hứa hẹn thiên đường và toàn bộ thế giới, triết học không hứa

hẹn gì cả ngoài chân lý; các vị đòi hỏi tin tưởng tín ngưỡng của các vị, triết học
không đòi hỏi tin tưởng vào các kết luận của nó, nó đòi hỏi kiểm nghiệm những
điều hoài nghi; các vị dọa dẫm, triết học an ủi. Và, thật thế, triết học biết cuộc
sống khá đầy đủ để hiểu rằng những kết luận của nó không bao dung sự khao khát
hưởng lac và lòng vị kỷ - của cả thiên giới lẫn thế giới trần tục”.
Thế giới quan còn có thể chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan
duy tâm; thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học
2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vật.
a. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật.
Trang 2


-

Thế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là tinh

thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật
chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng.
Thế giới quan duy tâm thể hiện rất đa dạng dưới nhiều cấp độ khác nhau.
Tính đa dạng của thế giới quan duy tâm trước hết phụ thuộc vào tính đa dạng
trong quan niệm về “tinh thần” của những người có thế giới quan này. Tinh thần
có thể là ý thức của con người như ý trí, tình cảm, tri thức, kinh nghiệm, v.v.; cũng
có thể là một bản nguyên bên ngoài con người như “tinh thần tối cao”, “ý niệm
tuyệt đối, “đấng sáng tạo”, v.v.
-

Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới vật chất,

thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối các biểu hiện của đời sống tinh thần
và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuo sống hiện thực.

Theo thế giới quan duy vật thì chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật
chất, thế giới vật chất không sinh ra, không bị mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn,
vô tận.
Thế giới quan duy vật cũng thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh
thần song quan niệm mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất; vì
vậy, trong mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì vật chất là cái có trước, tinh
thần có sa và bị vật chất quyết định.
-

Phân biệt giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, V.I.Lênin cho

rằng:”Không trừ một trường hợp nào, chúng ta thấy rằng, đằng sau một đống thuật
ngữ tinh vi mới, đằng sau cái mớ lộn xộn những nghị luận uyên thâm kinh viện, là
hai đường lối cơ bản, hai khuynh hướng cơ bản trong cách giải quyết các vấn đề
triết học”. Chủ nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái có trước, tinh thần là cái
co sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu vào tư duy vào hàng thứ hai. Chủ nghĩa duy
tâm thì ngược lại”.
Như vậy theo Lênin, cơ sở quan trọng nhất để xác định một thếíơi quan nào
đó thuộc về duy tâm hay duy vật – cho dù duy tâm dưới bất kỳ hình thứ nào (thô
sơ, chất phac, tôn giáo hay văn minh, triết học) – là xem thế giới quan đó quan
Trang 3


niệm như thế nào về vị trí, vai trò của vật chất, của ý thức trong mối quan hệ giữa
chúng.
b. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật.
Kể từ khi triết học ra đời, sự phát triển của thế giới quan duy vật gắn liền
với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Tương ứng với ba hình thức của của chủ
nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ
nghĩa duy vật biện chứng là ba hình thức cơ bản của thế giới quan: thế giới quan

duy vật chất phác, thế giới quan duy vật siêu hình và thế giới quan duy vật biện
chứng.
-

Thế giới quan duy vật chất phác: Là thế giới quan thể hiện trình độ nhận thức

ngây thơ, chất phác của những nhà duy vật. Nó thể hiện rõ nét ở thời cổ đại.
Thế giới quan duy vật chất phác còn nhiều hạn chế, trong đó:
• Nhận thức của các nhà duy vật mang nặng tính trực quan, phỏng đoán chứ
chưa có những chứng cứ khoa học vững chắc.
• Quan niệm vật chất là một hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vạn vật
chứng tỏ các nhà duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với vật thể một số dạng cụ thể vật chất.
• Việc đồng nhất vật chất với vật thể là một trong những nguyên hân dẫn đến
nhiều hạn chế trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này dẫn đến những
quan điểm duy vật không triệt để: khi giải quyết các vấn đề về tự nhiên họ
đứng trên quan điểm duy vật, còn khi giải quyết các vấn đề về xã hội họ đã
trượt sang quan điểm duy tâm.
• Thế giới quan duy vật thời cổ đại chỉ dừng lại ở việc giải thích thế giới chứ
chưa đóng được vai trò cải tạo thế giới.
-

Thế giới quan duy vật siêu hình:
Thể hiện rõ nét vào thế kỷ XVII-XVIII ở các nước Tây Âu. Thời kỳ này

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập ở nhiều nước. Sự ra đời
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi khoa học tự nhiên có những
bước phát triển mới, nhưng vào thế kỷ thứ XVII-XVIII, hóa học còn ở trong hình
Trang 4



thức ấu trĩ, chủ yếu theo thuyết phlôgixtôn, sinh vật học ở trình độ phôi thai, v.v.
Trong tất cả các khoa học tự nhiên, chỉ có cơ học về cơ bản đã đạt đến mức độ
hoàn bị nên những định luật cơ học được coi là duy nhất đúng với mọi hoạt động
nhận thức.
-

Thế giới quan duy vật biện chứng:
Thế giới quan duy vật biện chứng được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng

vào giữa thế kỷ XIX, V.I. Lênnin và những người kế tục ông phát triển.
Sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng là kết quả kế thừa tinh hoa
các quan điểm về thế giới trước đó, trực tiếp là những quan điểm duy vật của
Phoiơbắc và phép biện chứng của Heghen; là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của
khoa hoc, trước hết là thành tựu của Vật lý và Sinh học.
Sự ra đời của thế giới qun duy vật biện chứng còn là kết quả tổng kết các sự
kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
đã hình thành và đã bộc lộ những mặt mạnh cũng như hạn chế của có.
Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng – đem lại cho chúng
ta không chỉ một bức tranh trung thực về thế giới mà cò đem lại cho con người
một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thứ
và cải tạo thế giới.
II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI
TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC.

1. Nội dung của chủ nghĩa vật biện chứng.
Thể hiện qua tất cả các quan điểm, quan niệm của nó song có thể nhận thức
nội dung này qua quan điểm duy vật về thế giới nói chung và quan điểm duy vật
về xã hội nói riêng.
a. Quan điểm duy vật về thế giới.
Kế thừa tư tưởng của các nhà triết học duy vật và căn cứ vào các thành tựu

của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đi đến khẳng định: bản chất

Trang 5


của thế giới là vật chất; thế giới thống nhất ở tính vật chất và vật chất là thực tại
khách quan, tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản ánh.
b. Quan điểm duy vật về xã hội.
Quan điểm duy vật về xã hội là một hệ thống quan điểm thống nhất chặt
chẽ với nhau, về sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của xã hội và các lực lượng
thực hiện nhiệm vụ lịch sử đặt ra trong sự vận động và phát triển ấy.
2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết
đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu
cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và
ở tính thực tiễn – cách mạng của nó.
a. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của Triết học trên quan điểm thực tiễn.
Thực tiễn, với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơ bản của
nó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực
nghiệm khoa học, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất của
con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Hoạt động này là mắt khâu trung
gian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giới vật chất.
Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hóa, tư tưởng trở
thành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người đã không chỉ phản ánh thế
giới mà còn sáng tạo ra thế giới.
b. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.
Bằng việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với
việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C.Mác và Ph.
Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép

biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật
biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện
chứng. Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới

Trang 6


về thế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không
ngừng vận động, chuyển hóa và phát triển.
c. Quan niệm duy vật triệt để.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để, vì họ
không hiểu đúng về vật chất, không hiểu đúng nguồn gốc, bản chất của ý thức,
thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng và một số hạn chế
khác về nhận thức, về lịch sử nên khi giải quyết những vấn đề xã hội, họ đã lấy
các yếu tố tinh thần như tình cảm, ý chí, nguyện vọng, v.v. làm nền tảng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của
chủ nghĩa duy vật cũ là do đã khẳng định nguồn gốc vật chất là cơ sở của đời sống
xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, cính trị và tinh
thần nói chung; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát trểin của xã
hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
d. Tính thực tiễn – cách mạng.
Thể hiện ở:
-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản. Giai cấp vô

sản được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại; nó có lợi ích mục
đích phù hợp với lợi ích cơ bản, mục đích cơ bản của nhân dân lao động và sự
phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã được giai cấp vô sản
tiếp nhận như một công cụ định hướng, một vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh tự

giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại.
-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai

trò cải tạo thế giới. Sức mạh cả tạo thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể
hiện ở mối quan hệ mật thiết với hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân,
với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên mọi lĩnh vực.
-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng cái mới. Ph.Ăngghen

cho rằng không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Trên mọi sự vật và
trong mọi sự vật đều mang dấu ấn của sự suy tàn tất yếu bởi không có gì tồn tại
ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và tiêu vong, của sự tiến triển vô
Trang 7


cùng tận từ thấp đến cao. Tính cách mạng sâu sắc của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thể hiện qua việc nó phản ánh đúng đắn các qui luật chi phối sự vận động
và phát triển; qua đó, quá trình xoá bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái
tiến bộ hơn là tất yếu.
III.

NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY
VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH
MẠNG Ở VIỆT NAM.

1. Tôn trọng khách quan.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều này

đòi hỏi con người trong nhận thức và hành động của mình phải xuất phát từ thực
tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.
Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan là:
-

Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý

muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và
tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, việc nhận định đúng thời cơ cách mạng để
phát động quần chúng nổi dậy giành thắng lợi quyết định cho cách mạng là vấn đề
hết sức quan trọng. Nếu phát động sớm, không đúng thời cơ, cách mạng sẽ gặp
nhiều khó khăn, chiu nhiều tổn thất, nhưng trái lại nếu bỏ lỡ thời cơ lại là lỗi lầm
lịch sử nguy hại cho cách mạng. Thời cơ có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa lại
mang nhiều yếu tố bất ngờ; song nó phải được xem xét trong tương quan lực
lượng giữa cách mạng và phản cách mạng ở trong nước. Một trong những bài học
kinh nghiệm về phương pháp cách mạng của Đảng ta là nắm vũng phương châm
chiến lược lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những cuộc
tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến
công và nổi dậy đè bẹp quan địch giành thắng lợi cuối cùng.
Trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành
tực đã đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thự, vi phạm nhiều quy luật
Trang 8


khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đã phạm những sai lầm
trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.
Hiện nay thực trạng trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp; cơ sở

vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chưa đủ, chưa vững chắc, đời sống của
nhân dân chưa cao, trong khi chúng ta còn nhiều tiềm năng cả về tài nguyên thiên
nhiên, con người cũng như các quan hệ trong và ngoài nước mà chúng ta chưa
khai thách một cách tốt nhất thì việc Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện công
ngh hoá, hiện đạ hoá; thực hiện chủ trương nhất quán, lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm phát huy tối ưu tài lực,
trí lực, nhân lực còn tiềm tàng ấy, nhằm tạo ra sự chuyển hoá về chất trong toàn bộ
đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam đang đặt ra.
-

Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lượng vật

chất để thực hiện nó.
Mục đích, đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực tư tưởng. Tự bản thân tư
tưởng không thể trở thành hiện thực mà phải thông qua hoạt động của con người.
Mặt khác, khi lịch sử đặt ra cho con người những nhiệm vụ phải giải quyết thì nó
cũng đã sản sinh ra những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó nên vấn đề
trọng yếu trước tiên, quyết định con người thành công hay thất bại là con người có
tìm ra, có huy dộng được, có tổ chức được những yếu tố vật chất thành lực lượng
vật chất để thực hiện mục đích, đường lối, chủ trương của mình hay không.
Thời kỳ chiến tranh, chúng ta rất thành công trong việc huy động, tổ chức
sức mạnh của mỗi người, mỗi vùng, sức mạnh của cả nước, sức mạnh trong và
ngoài nướx, sức mạnh quá khứ và tương lai tạo nên một lực lượng vật chất khổng
lồ của chiến tranh nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về
tiềm lực kinh tế và quân sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền hoàn toàn thống nhất đất
nước.

Trang 9



Ngày nay với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, chúng ta xác
định:” động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở
liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài
hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn
lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội” chúng ta kêu gọi kiều bào ở
nước ngoài về xây dựng đất nước và bằng chứng là đã có rất nhiều kiều bào ta ở
nước ngoài đã trở về quê hương để kinh doanh góp phần xây dựng và phát triển
đất nước. Đây chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm cách mạng trong
giai đoạn mới.
2. Phát huy tính năng động chủ quan.

Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thưc và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa
những tính chất ấy.
Một số biểu hiện cơ bản:
-

Phải tôn trọng tri thức khoa học.
Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới được khái quát từ thực

tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tri thức khoa học giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong cuộc sống con người vì nó là một trong những động lực phát triển xã
hội. Mọi bước tiến trong lịch sử nhân loại đều gắn liền với những thành tựu mới
của tri thức khoa học.
Tri thức khoa học thể hiện trong các khoa học khác nhau phản ánh những
lĩnh vực khác nhau của thế giới, song bản thân các lĩnh vực khác nhau này không
tồn tại cô lập, tách rời nhau nên tri thức khoa học phản ánh chúng không cô lập,
tách rời nhau. Việc phân chia khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã
hội, khoa học nhân văn hay khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, v.v. chỉ có tính
tương đối. Vì vậy tôn trọng tri thức khoa học không chỉ là chống sự tuyệt đối hóa

vai trò của kinh nghiệm, xem thường khoa học mà còn là không tuyệt đối hóa một
loại khoa học nào trong hệ thống các khoa học. Đây là tiền đề giúp con người
Trang 10


không chỉ hoạt động có hiệu quả trong ngành nghề của mình mà còn giúp con
người thực hiện hoạt động ấy theo những giá trị nhân văn của xã hội.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học, đối với cách mạng Việt
Nam, Đảng và nhà nước ta khẳng định:” Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu”; trong đó, “nền giáo dục Việt Nam là nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” nhằm “đào tạo con
người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng đậc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Đối với khoa học, Đảng và Nhà nước chủ trương “thực hiện cơ chế
kết hợp chặt chẽ giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa
học công nghệ… phát huy tính sáng tạo, tính dân chủ trong hoạt động khoa học và
công nghệ. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và
tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. Khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, thu hút
chuyên gia giỏi của thế giới đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng nhiều
hình thức thích hợp”.
-

Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng

để nó trở thành tri thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động.
Từ tôn trọng khoa học đến làm chủ khoa học là cả một quá trình. Nó liên
quan đến quan niệm của con người về khoa học mà còn liên quan đến năng lực,

nghị lực, quyết tâm của con người và những điều kiện vật chất để thực hiện nó.
Mặt khác sức mạnh và hiệu quả của tri thức khoa học phụ thuộc vào mức độ thâm
nhập của nó vào quần chúng, nên sự thâm nhập này trở thành một trong những
điều kiện trực tiếp để phát huy vai trò nhân tố con người trong hoạt động vật chất
hóa tri thức.
Ở nước ta hiện nay, việc khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật
cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi
Trang 11


nghèo nàn và lạc hậu, việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên
cứu khoa học; việc chủ trương xã hội hoá giáo dục, cả nước trở thành cả một xã
hội học tập, chủ trương sử dụng tối ưu những phương tiện thông tin đại chúng
cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; việc động viên các nhà khoa
học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri
thức mới về khoa học và công nghệ mà Đảng, Nhà nước và toàn dân đang tiến
hành là những hoạt động sống động về việc phát huy tính năng động chủ quan phù
hợp với yêu cầu và điều kiện của xã hội hiện tại.
IV. KẾT LUẬN.
Qua việc nghiên cứu nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, Đảng ta đã vận dụng một cách thành công vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở nước ta từ Đại hội VI, đại hội đã xác định
phải nhận thức lại cho đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội, phải căn cứ vào những điều kiện lịch sử mới của đất
nước ta và của thời đại để vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng của
các ông, mà vấn đề trung tâm là phải vượt qua mô hình chủ nghĩa xã hội cũ để xác
lập mô hình mới về chủ nghĩa xã hội của nước ta. Và qua trình đổi mới để xây
dựng đất nước tpong thời kỳ quá độ tiếp tục được khẳng định từ các đại hội tiếp
theo cho đến đại hội X.


Trang 12



×