Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.82 KB, 99 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh
phụ khoa thường gặp nhất ở người phụ nữ. Bệnh có thể gây biến chứng
nghiêm trọng như viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài tử cung...Ở phụ nữ có
thai bị VNĐSDD có thể gây viêm màng ối, vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm trùng
sau sinh cho bà mẹ và sơ sinh. Mặt khác các nhiễm trùng đường sinh dục còn
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Ở các nước đang phát triển cũng như
ở Việt Nam, VNĐSDD chiếm tỷ lệ cao vào khoảng 60% [23]. Trong số
những người bị bệnh phụ khoa đến khám tại các cơ sở y tế, khoảng 20% là
VNĐSDD.
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường chỉ gặp ở những phụ nữ đến
khám tại các cơ sở y tế khi đã có biểu hiện bệnh. Trong thực tế, có nhiều
trường hợp bị bệnh mà không đi khám đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện sống khó khăn và những phụ nữ lao
động nặng nhọc, do tâm lý ngại đi khám bệnh hoặc nhiều khi họ không thấy
ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày mà chỉ là khó chịu mơ hồ
thoảng qua thì họ không quan tâm đến chúng [17], [20], [21]. Điều này đồng
nghĩa với việc những trường hợp này đã bị bỏ sót và không được chăm sóc.
Việc phát hiện được các trường hợp mắc bệnh phụ khoa nói chung, VNĐSDD
nói riêng ở cộng đồng sẽ giúp chúng ta hiểu về những mối liên quan giữa điều
kiện vệ sinh, lao động, môi trường và tỷ lệ mắc bệnh cũng như mối quan hệ
giữa môi trường sống và bệnh tật trong đó có các yếu tố phát sinh các bệnh
phụ khoa [17], [20], [21]. Từ đó ngành y tế có cơ sở để lập kế hoạch thực
hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng.
Hưng Yên là một tỉnh không có rừng, núi và biển, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh
tế trọng điểm phía bắc. Kim Động là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh
Hưng Yên, nằm về phía Tây Nam của tỉnh, trên trục quốc lộ 39A. Diện tích



2
toàn huyện là 11.474,22 ha, gồm 18 xã và một thị trấn. Đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất và chăn nuôi không ổn định, Hộ nghèo
còn chiếm tỷ lệ 11,7% (theo tiêu chí mới của nhà nước qui định) [62]. 80% số
hộ gia đình có máy nghe nhìn. Là huyện nông nghiệp nên việc sử dụng thuốc
trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật rất phổ biến. Vệ sinh môi trường bị ô nhiễm
do thói quen sinh hoạt, tập quán địa phương và hệ thống cấp thoát nước còn
thiếu nhất là vùng nông thôn, các xã hầu như chưa có nước máy. Nguồn nước
bề mặt bị ô nhiễm. Có 80,1% hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan hoặc
nước mưa, còn 19,9% hộ gia đình dùng nước bề mặt. Tỷ lệ hộ gia đình có hố
xí hợp vệ sinh còn thấp 75,6% [7].
Chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho người dân đặc biệt phụ nữ và trẻ em đã
và đang là một trong những mục tiêu của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện
Kim Động nói riêng. Tại Hưng Yên đã có nhiều đề tài được thực hiện nhằm
đánh giá tình trạng sức khỏe cho người phụ nữ nhưng chúng tôi chưa thấy đề
tài nào nói về thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ trong
độ tuổi sinh sản.
Khi thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS)
cộng đồng tại huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong huyện là khá phổ biến,
chiếm 55,2% [7]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và một số yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ
18-49 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2012”, với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh và các hình thái tổn thương bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ 18 đến 49 tuổi tại huyện
Kim Động, Hưng Yên năm 2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về giải phẫu bộ phận sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ bao gồm đường sinh dục trên (đường sinh dục
cao) và đường sinh dục dưới (đường sinh dục thấp). Đường sinh dục trên bao
gồm tử cung (TC), vòi tử cung và buồng trứng. Đường sinh dục dưới bao gồm
âm hộ (AH), âm đạo (AĐ) và cổ tử cung (CTC). Viêm nhiễm đường sinh dục
dưới là những bệnh lý viêm nhiễm ở AH, AĐ và CTC.
1.1.1. Âm hộ
Gồm môi lớn, môi bé, vùng tiền đình, màng trinh, âm vật, các tuyến
chế tiết nhầy giữ cho AH luôn ẩm ướt; tuyến Bartholin, Skène [66].
1.1.2. Âm đạo
Là một ống đi từ AH tới CTC. Âm đạo nằm phía sau bàng quang, niệu
đạo, nằm trước trực tràng và tử cung, gập góc với tử cung 90 0. Âm đạo bám
vào CTC tạo lên các túi cùng. Ở phía sau âm đạo ngăn cách với trực tràng qua
cùng đồ sau tạo túi cùng Douglas, là điểm thấp nhất trong ổ bụng, có tầm
quan trọng đặc biệt trong phụ khoa và ngoại khoa. Niêm mạc âm đạo có nhiều
nếp gấp ngang, chịu ảnh hưởng của nội tiết tố nữ và được làm ẩm do có dịch
tiết từ CTC và buồng tử cung [66].
1.1.3. Cổ tử cung
Khi chưa sinh đẻ, lỗ ngoài hình tròn, nếu đã sinh đẻ lỗ ngoài hình bè
ngang hay hình mõm cá mè. Mặt ngoài CTC được bao phủ bởi lớp tế bào lát
tầng không sừng hóa, ống CTC được bao phủ bởi lớp tế bào trụ tiết nhày [66].
Do bộ phận sinh dục dưới nằm ngoài phúc mạc nên nguy cơ xảy ra viêm
nhiễm tương đối cao.



4
1.2. Đặc điểm sinh lý âm đạo, cổ tử cung
1.2.1. Dịch âm đạo
+ Thành phần của dịch âm đạo
Bình thường dịch âm đạo có màu trắng, hơi quánh, thành phần gồm các
tế bào AĐ đã bong, các chất tiết từ tuyến bã, tuyến mồ hôi, tuyến skène, tuyến
Bartholin, dịch thấm từ thành âm đạo, dịch nhày cổ tử cung, dịch tiết từ
buồng tử cung và vòi tử cung [19].
Xét nghiệm dịch âm đạo có một vài bạch cầu đa nhân, một hệ vi khuẩn
đặc biệt đó là trực khuẩn Doderlin (trực khuẩn lactobacili) đơn thuần hay phối
hợp với các vi khuẩn khác. Trong những ngày hành kinh, dịch âm đạo có
thêm các thành phần của máu kinh nguyệt, như: hồng cầu, các tế bào niêm
mạc, tử cung, âm đạo. Khi AĐ bị viêm nhiễm thì trong dịch âm đạo có thể có:
nấm, trichomonas, các loại trực khuẩn Gram (+), Gram (-), hoặc nhiều vi
khuẩn khác [21].
+ Tính chất sinh lý của dịch âm đạo
Phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục, bình thường pH dịch CTC
mang tính kiềm nhẹ, thay đổi từ 7 - 7,5. pH dịch âm đạo có tính acid từ 3,8 4,6. Môi trường acid tự nhiên này có liên quan mật thiết với trực khuẩn
Doderlin có trong AĐ. pH âm đạo còn phụ thuộc nhiều vào lượng Estrogen
của buồng trứng tiết ra. Sự có mặt của trực khuẩn Doderlin, lượng Estrogen
hợp lý, các tế bào âm đạo, mặt ngoài CTC tạo khả năng bảo vệ AĐ và CTC
không bị các tác nhân gây bệnh tấn công [68].
Khi bị viêm âm đạo, pH sẽ thay đổi. Nếu viêm âm đạo do G. Vaginalis
thì pH là 6-7; nếu viêm âm đạo do trichomonas thì pH < 4; nếu viêm do nấm
Candida thì pH > 7. Và môi trường pH thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn hoặc nấm phát triển.


5
Bình thường, niêm mạc AĐ và mặt ngoài CTC gồm 2 lớp: Biểu mô phủ

và lớp đệm. Biểu mô phủ là biểu mô lát tầng không sừng hóa, lớp tế bào này
chứa nhiều glycogen, vì thế khi bôi lugol vào âm đạo ta thấy có màu nâu do
iod tác dụng lên glycogen, nếu thiếu glycogen niêm mạc âm đạo chỉ nhuộm
màu vàng nhạt của Lugol. Niêm mạc âm đạo có nhiều glycogen hay không là
tùy thuộc vào nồng độ Estrogen theo từng lứa tuổi của phụ nữ. Thời kỳ sơ
sinh, biểu mô AĐ và mặt ngoài CTC dầy, nhiều lớp, mọng nước, giàu glycogen
do được hưởng Estrogen từ người mẹ. Sau đó lượng glycogen giảm dần, đến
cuối tháng thứ nhất biểu mô âm đạo và mặt ngoài tử cung chỉ còn 1-2 lớp tế
bào mầm và mất dần glycogen. Đến thời kỳ dậy thì, lượng glycogen tăng dần
làm biểu mô AĐ và mặt ngoài CTC phát triển như phụ nữ ở thời kỳ hoạt động
tình dục bao gồm 5 lớp tế bào [66]
1.2.2. Hệ vi sinh bình thường trong âm đạo
Dịch âm đạo chứa 108 đến 1012 vi khuẩn/ml [63], gồm trực khuẩn
Doderlin, các cầu khuẩn, các trực khuẩn không gây bệnh, trong đó trực khuẩn
Doderlin chiếm khoảng 50-88% [22], [71]. Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh
vật có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này có thể
dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo [68], [69].
Cơ chế chống lại vi khuẩn của đường sinh dục dưới [68], [69]:
+ pH âm đạo toan < 4,5 là môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn
gây bệnh phát triển. Để có được môi trường âm đạo toan cần phải nhờ đến sự
có mặt bình thường của vi khuẩn Doderlin có sẵn trong âm đạo. Các vi khuẩn
này chuyển glycogen có trong tế bào biểu mô âm đạo thành acid lactic.
+ Niêm mạc âm đạo có dịch thấm từ tĩnh mạch, bạch mạch, dịch này có
enzym kháng khuẩn [19]
+ Chất nhầy cổ tử cung cũng có enzym kháng vi khuẩn như lysozym,
peroxydase, lactoferin [19], [21].


6
Dịch sinh lý âm đạo không bao giờ gây ra các triệu chứng cơ năng như

kích thích, ngứa hay đau khi giao hợp, không có mùi, không chứa bạch cầu đa
nhân và không cần điều trị.
1.3. Khái niệm và phân loại viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
Khái niệm nhiễm khuẩn đường sinh dục do Hiệp hội sức khoẻ phụ nữ
thế giới đưa ra năm 1987, nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới là một tập
hợp gồm 3 nhóm bệnh [14], [23], [20].
- Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu,
AIDS, nhiễm Chlamydia trachomatis vv...
- Các nhiễm khuẩn nội sinh do phát triển quá mức các vi sinh vật
sống cộng sinh trong đường sinh dục: Viêm âm đạo không đặc hiệu, nhiễm
nấm candida.
- Các nhiễm khuẩn do vi sinh vật xâm nhập từ ngoài vào không qua
đường tình dục, như thực hiện các kỹ thuật thăm khám phụ khoa, sinh đẻ hoặc
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), từ môi trường tự nhiên do
thiếu vệ sinh vv...
Như vậy, nhiễm khuẩn đường sinh dục bao gồm nhiều loại bệnh và
mầm bệnh khác nhau. Có nhiều cách phân loại tuỳ theo các tiêu chí lựa chọn
và mục đích tiếp cận. Hiện nay đang phổ biến 4 cách phân loại như sau:
- Theo cơ chế lây truyền: Gồm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục, các nhiễm khuẩn nội sinh và các nhiễm khuẩn do VSV xâm nhập từ
ngoài vào không qua đường tình dục. Đây là cách phân loại phổ biến nhất
hiện nay [12].
- Theo vị trí tổn thương trên lâm sàng: Gồm nhiễm khuẩn đường sinh
dục dưới (từ âm hộ đến cổ tử cung) và nhiễm khuẩn đường sinh dục trên (từ
tử cung lên buồng trứng, vòi trứng, dây chằng ...) [66].


7
- Theo căn nguyên gây bệnh: Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc ký
sinh trùng [28]

- Theo hình ảnh tế bào bệnh học: Viêm cấp và viêm mạn [54], [64].
1.4. Đặc điểm và triệu chứng lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là những bệnh khá phổ biến: 80 - 83,9%
phụ nữ mắc bệnh phụ khoa là viêm sinh dục [33]. VNĐSDD có tầm quan
trọng trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong
đời sống và hoạt động tình dục của người phụ nữ.
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới hay gặp trong độ tuổi hoạt động tình
dục. Có thể gặp ở hình thái cấp hoặc mãn tính, nhưng chủ yếu gặp hình thái
mãn tính. Do đó điều trị thường kéo dài, kém hiệu quả. Phát hiện sớm, điều trị
kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra,
như: viêm tắc ống dẫn trứng, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư hoá... [29],
[25], [90].
Theo giáo sư Dương Thị Cương, lâm sàng của các bệnh viêm nhiễm ở
đường sinh dục được biểu hiện bằng ba triệu chứng chính: ra khí hư, ra máu bất
thường và đau bụng. Trong đó triệu chứng ra khí hư là phổ biến nhất [21], [17].
- Tính chất của khí hư phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có ba loại khí
hư [17], [69]:
Khí hư trong: trong và dính như lòng trắng trứng, hoặc loãng như
nước, xét nghiệm không thấy vi khuẩn và bạch cầu, chỉ thấy các tế bào biểu
mô tuyến và trực khuẩn Doderlein. Dịch được tạo nên do sự tăng tiết của tế
bào, thường do những tổn thương của niêm mạc tử cung, CTC gây ra như: u
xơ TC, polip CTC hoặc lộ tuyến CTC [17], [69].


8
Khí hư đặc trắng: Là khí hư có màu trắng, kết dính lại như bột, thường
đọng lại ở các túi cùng âm đạo, có tác giả so sánh dạng như: “váng sữa” xét
nghiệm thường tìm thấy nấm Candida [17], [90].
Khí hư xanh, vàng, có bọt: Là khí hư loãng đục, có màu vàng hoặc xanh,
hoặc có bọt, mùi hôi, phủ khắp CTC, các cùng đồ, xét nghiệm thường tìm thấy

tạp trùng gây bệnh hoặc trùng roi AĐ hoặc lậu cầu [17], [69], [66], [92].
- Đau bụng: Khiến người phụ nữ đi khám là triệu chứng thứ hai, đây
cũng là triệu chứng khá phổ biến, song không phải triệu chứng điển hình vì có
thể lẫn với đau bụng do các nguyên nhân khác ở đường tiêu hóa, tiết niệu…
[21], [17].
- Ra máu âm đạo bất thường: có thể là kinh nguyệt kéo dài, có thể do
một vài chấn thương như sau giao hợp, sau thăm khám phụ khoa và thường
gặp trong một số viêm nhiễm cấp tính đường sinh dục dưới [1], [69], [66].
1.5. Chẩn đoán bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Cùng với việc ứng dụng các thành tựu mới của y - sinh học hiện đại,
chẩn đoán nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới hiện nay có nhiều phương pháp.
Cách phổ biến nhất trong phân loại các phương pháp chẩn đoán hiện nay gồm
các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Về lâm sàng có 2 cách
tiếp cận: Chẩn đoán theo căn nguyên và chẩn đoán theo triệu chứng. Về cận
lâm sàng có các phương pháp: Chẩn đoán vi sinh vật, chẩn đoán miễn dịch,
chẩn đoán mô tế bào, chẩn đoán hình ảnh vv... Mỗi phương pháp có ưu điểm
và hạn chế riêng, có phạm vi ứng dụng khác nhau [16], [28], [64].
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng có ưu điểm là dễ áp dụng nhưng độ
chính xác thấp, chỉ đạt khoảng 40 - 60% và phụ thuộc nhiều vào kiến thức,
kinh nghiệm của thầy thuốc. Tuy nhiên, đối với chẩn đoán viêm âm đạo, cổ tử
cung hiện nay ở các tuyến vẫn phải dựa vào lâm sàng là chính.


9
Trong các phương pháp cận lâm sàng, phương pháp chẩn đoán vi sinh
vật có khả năng ứng dụng rộng rãi, dễ chấp nhận về giá thành và có độ chính
xác khá cao, khoảng trên 80% tuỳ từng phương pháp cụ thể. Ngoài ra phương
pháp này còn cho phép xác định loài, tình trạng kháng thuốc và tính nhạy cảm
kháng sinh của các loài vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp chẩn đoán miễn
dịch thuận tiện, chính xác, thời gian nhanh và có thể áp dụng cho nhiều loại

mầm bệnh như: vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Hiện nay có một số
“kit” thương mại có thể tiến hành xét nghiệm hàng loạt ở công đồng với giá
cả chấp nhận được như các bộ kit chẩn đoán phát hiện Chlamydia
Trachomatis, HBsAg, giang mai vv... Phương pháp chẩn đoán tế bào học
được xem là có độ chính xác cao nhất, thường trên 80%, khi kết hợp với
phương pháp mô học có thể đạt tới 90 - 95%, nếu kết hợp thêm phương pháp
hoá mô - tế bào, độ chính xác có thể đạt tới 99% [32].
1.6. Điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Khó khăn chính trong điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở
nước ta hiện nay được một số tác giả đề cập đến bao gồm: tính chất phức tạp
của mô hình bệnh tật với đặc điểm tổn thương nhiều cơ quan với nhiều loại
căn nguyên cùng một lúc, sự kháng thuốc khá phổ biến của nhiều loài vi sinh
vật, thường phải điều trị nhiều ngày, kết hợp đặt thuốc tại chỗ với kháng sinh
theo đường uống, đường tiêm, phần lớn phải điều trị cả chồng hoặc bạn tình
mặc dù có thể không có triệu chứng cộng với những khó khăn trong chẩn
đoán và giám sát, thói quen lạm dụng kháng sinh của người dân vv... Vì vậy,
điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây [12], [14], [64]:
- Cần chẩn đoán bệnh chắc chắn, xác định rõ căn nguyên.
- Điều trị đúng phác đồ, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
- Phải điều trị đồng thời cho cả chồng hay bạn tình mặc dù có thể
không có triệu chứng.


10
- Phải theo dõi sau điều trị đúng kỳ hạn để đánh giá kết quả xem có cần
duy trì điều trị thêm hay là khi hết các triệu chứng lâm sàng: ngứa, khí hư...
- Phải có biện pháp phòng bệnh tái phát.
1.7. Các hình thái viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp
1.7.1. Viêm âm hộ thường hay kèm theo với viêm âm đạo.
- Viêm âm hộ cấp:

Thường gặp ở phụ nữ trẻ, do thiếu vệ sinh âm hộ thường ngày. Biểu hiện
của viêm âm hộ cấp là có ngứa, đau vùng âm hộ, ra khí hư, có thể đái buốt.
Khám thực thể: âm hộ sưng đỏ, đặc biệt vùng tiền đình, quanh lỗ niệu
đạo tấy đỏ, chạm vào đau.
Tuyến Bartholin có thể viêm cấp: vùng tuyến có hiện tượng sưng,
nóng, đỏ, đau, nắn vào có thể có mủ chảy ra [24].
- Viêm âm hộ mãn tính:
Thường gặp ở phụ nữ đã có tuổi. Biểu hiện của viêm âm hộ mãn là:
ngứa, ra khí hư, có những vết xước do gãi, da và niêm mạc âm hộ dày lên, có
thể có mụn nước nhỏ ở lỗ chân lông.
Tuyến Bartholin có thể viêm mãn, nang hóa: tuyến rắn, đau ít, có ít mủ
chảy ra khi nắn.
- Viêm tuyến Bartholin:
Thường viêm một bên môi lớn, ở vị trí có tuyến Bartholin, do tình trạng
nhiễm khuẩn dẫn đến viêm cấp có thể gây áp xe hoặc dẫn đến tình trạng viêm
mãn làm tắc ống bài tiết, các chất tiết ứ đọng lại thành nang. Cần dùng kháng
sinh mạnh điều trị để tránh dẫn đến viêm mạn tạo thành kén tuyến và trích
rạch tháo mủ ổ áp xe viêm nhiễm tạo thành ổ áp xe hoặc bóc bỏ nang này khi
đã bị viêm mãn tạo nên túi kén [18], [71].


11
1.7.2. Viêm âm đạo và cổ tử cung
Viêm âm đạo và cổ tử cung thường phối hợp với nhau vì do cùng một
biểu mô phủ (biểu mô lát tầng không sừng hóa):
* Viêm do Trichomonas Vaginalis là một loại trùng roi chuyển động,
hình trái lê, hình thìa hay hình tròn, có 3 - 5 roi, kích thước 10 - 20 mm thuộc
loại đơn bào kỵ khí [47]. Trichomonas vaginalis ký sinh chủ yếu trong âm đạo
và trong niệu đạo nữ, nhưng ở nam giới Trichomonas vaginalis cũng thường
ký sinh ở niệu đạo. Theo Mc Gregor thì Trichomonas vaginalis sản xuất ra

phospholipase A2 sẽ chuyển phospholipide hình thành acid arachidonic là tiền
chất của prostaglandin, từ đó có thể gây vỡ ối non, vỡ ối sớm, đẻ non [74],
[79], [82].
Viêm do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis là một bệnh thường gặp
ở phụ nữ, có biểu hiện:
- Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đỏ, phù nề.
- Khí hư xanh, loãng, có bọt nhiều, hôi, ngứa. Đặc điểm của khí hư có
tính chất riêng biệt với khí hư do nấm và các tác nhân khác.
- Lau sạch khí hư và bôi dung dịch Lugol 3% thấy biểu mô âm đạo, cổ
tử cung bắt màu nâu sậm, trên màu nâu có nhiều chấm trắng hay ổ trắng
(chứng nghiệm Schille).
- Xét nghiệm khí hư: soi tươi thấy ký sinh trùng, thể đơn bào, di động
(ít gặp), hoặc nhuộm tiêu bản với Fushin, soi thấy ký sinh trùng với bờ không
rõ nét.
Viêm âm đạo do Trichomonas gặp ở phụ nữ nhiều nước và mọi chủng
tộc, nhiều nhất ở phụ nữ 16 - 35 tuổi. Theo GS. Dương Thị Cương và cộng sự
điều tra ở Viện BVBMTSS cho biết tỷ lệ này là 1,25 % [21]. Phan Thị Kim
Anh (1994) nghiên cứu tại viện BVBMTSS nhận thấy có 3,3% đến 5,8% số


12
bệnh nhân đến khám phụ khoa bị nhiễm Trichomonas [2]. Theo Nguyễn Thị
Ngọc Khanh (2004) nghiên cứu trên phụ nữ có thai tại Hà Nội thì tỷ lệ viêm
âm đạo do Trichomonas chiếm từ 10-16% [39]. Nguy cơ của viêm âm đạo do
Trichomonas trong thời kỳ thai nghén được biết đến nhiều. Theo Thaiyooth,
Trichomonas là mầm bệnh hay gặp nhất ở những trường hợp đẻ non [86].
Phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm Trichomonas cao hơn so với không có thai.
Quan hệ tình dục với nhiều người và với người bị nhiễm T. Vaginalis; thiếu
estrogen và âm đạo kiềm tính đo pH âm đạo > 4,5 (là môi trường thuận lợi
cho T. Vaginalis). Đó là những yếu tố nguy cơ gây viêm âm đạo. Phụ nữ bị

nhiễm T. vaginalis thường bị nhiễm lậu kèm theo.
Chẩn đoán xác định viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis khi tìm
thấy Trichomonas trong dịch âm đạo bằng phương pháp soi tươi hoặc phương
pháp nhuộm Gram hoặc nuôi cấy [1], [70].
* Viêm do nấm candida albicans
Nấm Candida là tác nhân gây bệnh thường gặp trong viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ [19], [69], [91].
Khi người phụ nữ trong thời gian mang thai, biểu mô âm đạo có nhiều
glycogen. Trực khuẩn Doderlin trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid
lactic nhiều, làm độ pH âm đạo xuống thấp (giảm xuống còn 3,5 - 4,5). Đây là
mức pH không có lợi cho các vi khuẩn nhưng rất thuận lợi cho nấm phát triển,
nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở người điều trị corticoid có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của cơ
thể, thuận lợi cho nấm Candida phát triển [77], [81].
Dùng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi độ pH trong âm đạo, dùng
kháng sinh kéo dài làm rối loạn hệ vi sinh vật của âm đạo làm pH âm đạo thay
đổi. pH thay đổi sẽ tạo điều kiện cho nấm dễ phát triển.


13
Các bệnh như đái tháo đường, lao, ung thư, làm tăng khả năng mắc
bệnh nấm Candida.
Ở người bị viêm do nấm Candida anbicans thường có biểu hiện:
- Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung đỏ sẫm, có thể bị sây xước nhiễm khuẩn
do gãi, trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn và đùi bẹn.
- Khí hư trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở
dưới có vết chợt đỏ đặc như bột hoặc sánh, có khi trong như vảy nhỏ [15], [88].
- Ngứa rát
- Bôi dung dịch lugol: âm đạo, cổ tử cung bắt màu nâu sẫm, nham nhở
có những mảng không hoặc ít bắt màu với lugol.

Xét nghiệm: nhuộm soi khí hư thấy sợi nấm, bào tử nấm như hạt thóc,
test Sniff âm tính.
Viêm âm đạo do nấm thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ sống tại vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Phan Kim Anh
(1994), tỷ lệ viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ đến khám tại viện BVBMTSS là
52,45% [2], kết quả nghiên cứu của GS. Dương Thị Cương và cộng sự (1995) tỷ
lệ này là 23,3% [21]. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Ngọc Khanh (2004) nghiên
cứu trên phụ nữ có thai tại Hà Nội là 44,9% - 54,3% [39].
Chẩn đoán viêm âm đạo do nấm dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm. Xét nghiệm có giá trị là soi tươi, nhuộm Gram và nuôi cấy tìm nấm
Candida.
* Viêm âm đạo do vi khuẩn thường (tạp khuẩn)
Tất cả các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm đường sinh dục dưới. Thường
là nhiễm trùng cơ hội do mất cân bằng vi khuẩn yếm khí trong âm đạo [55].
Hay gặp ở trẻ em và người mãn kinh, đã bị cắt 2 buồng trứng, do lớp
biểu mô lát tầng không có glycogen, pH âm đạo trở thành kiềm tính, tạo điều
kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thường biểu hiện không đặc hiệu


14
bệnh nhân ra nhiều khí hư nhưng không biểu hiện đau, viêm âm hộ, âm đạo.
Bệnh không phải chủ yếu lây qua đường tình dục nên không cần điều trị cho
người đàn ông. Căn nguyên chủ yếu do vi khuẩn Gardnerella vaginalis và có
thể phối hợp với một số vi khuẩn yếm khí khác.
Theo Phan Thị Kim Anh (1994) xét nghiệm vi khuẩn âm đạo thấy tụ cầu
gây bệnh chiếm 27,2%, E. coli chiếm 24,5%, liên cầu A tan huyết chiếm
17,3%, trực khuẩn Gr (-) khác chiếm 15,5%, liên cầu đường ruột chiếm
14,4%, N. catarrhalis chiếm 0,8%, phế cầu chiếm 0,3% [2].
Nhiễm tạp khuẩn đặc biệt là tụ cầu, liên cầu khuẩn có khả năng gây
biến chứng cho thai phụ và thai nhi như: rỉ ối, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối,

nhiễm khuẩn sau đẻ, nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh, sau đó là E. coli. Các tác nhân
này rất thường gặp và có thể gây những hậu quả nặng nề sau đẻ [17], [75].
Triệu chứng lâm sàng ở người bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới,
thường: âm đạo, cổ tử cung không có biểu hiện viêm đỏ. Khí hư vàng như
mủ, hoặc trắng xám như kem phết đều ở thành âm đạo một lớp mỏng, có thể
lẫn ít máu, hôi như mùi cá ươn do đó người bệnh đi khám. Lau mạnh: biểu
mô dễ bong, gây chảy máu.
Xét nghiệm nhanh test Sniff: nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư
thấy mùi cá ươn và mùi đó mất đi nhanh (phản ứng dương tính).
Soi dịch âm đạo: thấy trên 10 vi khuẩn/vi trường, cùng với tế bào viêm
số lượng trên 100 bạch cầu. Nhuộm soi: lượng vi khuẩn tập trung dày đặc
cùng nhiều tế bào viêm bị phá hủy (bạch cầu).
* Viêm do Chlamydia Trachomatis
Chlamydia là một nhóm vi khuẩn bắt màu gram âm, ký sinh nội bào
bắt buộc. Gồm nhiều loại, chủng gây bệnh thường nhắc đến bao gồm C.
Trachomatis gây viêm nhiễm đường sinh dục tiết niệu và mắt hột, phụ nữ có


15
thai mắc bệnh có thể gây sảy thai [49], [76]. Chlamydia Trachomatis gây viêm
cổ tử cung, viêm phần phụ và viêm niệu đạo ở phụ nữ. Nam giới gây viêm mào
tinh hoàn, viêm khớp, trẻ sơ sinh gây viêm phổi, viêm kết mạc [49], [85], [80].
Vào những năm 80, Bắc Mỹ và Châu Âu đã quan tâm nhiều đến
Chlamydia Trachomatis và đã phát hiện ra đây là một trong những bệnh lây
truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở các nước này. Theo Ducandas
(1998), tỷ lệ nhiễm Chlamydia Trachomatis ở phụ nữ có thai là 10%, Carey là
14,3% Simhan là 8,8%, ối vỡ non là 12,5-19,6%. Theo nghiên cứu của Nadafi
trên phụ nữ có thai 6 tháng đầu kết luận: 18,8% thai phụ bị nhiễm Chlamydia,
trong đó có 2% nhiễm cùng với Candida, 1,7% nhiễm cùng với T. vaginalis
và 1,7% nhiễm cùng với G. Vaginalis [78], [83], [87].

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở phụ nữ đến khám phụ khoa từ
4,4% đến 11,9% và ở phụ nữ có thai 6,67- 9,3% [20], [27].
Chlamydia Trachomatis gặp nhiều ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ dưới 25 tuổi có
tỷ lệ nhiễm cao gấp 3,3 lần so với lứa tuổi trên 34. Người có từ 3 bạn tình trở
lên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao gấp 8 lần so với người có 1 bạn tình. Hay
gặp thể không có triệu chứng cơ năng và thực thể nào. Các triệu chứng lâm
sàng có thể gặp là ra khí hư như mủ, đái khó, ra máu. Khi khám nhận thấy 20%
số trường hợp thấy lộ tuyến cổ tử cung, cổ tử cung phì đại, chảy máu khi chạm
vào hoặc có dịch tiết như mủ nhầy ở cổ tử cung [19 ], [59].
1.7.3. Các tổn thương lành tính khác của đường sinh dục dưới
* Vết trắng âm hộ
Đó là những tổn thương sừng hoá lành tính của âm hộ, có thể rất nhỏ
nhưng cũng có thể rất rộng, chiếm hết cả môi lớn và môi nhỏ. Chẩn đoán rất
dễ dàng khi nhìn thấy da vùng âm hộ đổi màu, có thể cứng và người bệnh
thường ngứa, gãi nhiều tạo nên các vết xước ngoài da. Tiến triển của vết trắng


16
âm hộ có khi lành tính bình thường, đôi khi nó là tiền triệu của ung thư âm hộ
cho nên vết trắng âm hộ cần được theo dõi cẩn thận [18], [61], [71].
* Lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến CTC là một tổn thương do xuất hiện tế bào trụ ở mặt ngoài
của CTC, nơi mà bình thường chỉ có tế bào lát bao phủ. Lộ tuyến CTC là một
tổn thương khá thường gặp với một tỷ lệ 80-90% [18], [61], [71]. Lộ tuyến
CTC có thể là bẩm sinh, cũng có thể do sang chấn ở CTC sau nạo, sau đẻ và
cũng có thể do cường Estrogen làm cho các tuyến có xu thế phát triển ra
ngoài và chế tiết chất nhầy. Lộ tuyến CTC có thể tự khỏi sau khi mãn kinh
[18], [71].
Triệu chứng của lộ tuyến CTC chủ yếu là ra khí hư nhiều do các tuyến bị
kích thích nên tăng tiết, đây cũng là dấu hiệu khó chịu của người bệnh đôi khi

có ra máu bất thường sau những chấn thương như giao hợp, sau khi thăm
khám phụ khoa [61].
Chẩn đoán lộ tuyến CTC thường dễ bằng cách mở mỏ vịt và nhìn thấy
CTC bị mất lớp lát bóng, thay thế vào đó là một vùng gồm nhiều nụ to nhỏ,
màu đỏ và nếu lấy axit acetic 3% bôi lên thì các tuyến se lại và nếu soi CTC
sẽ thấy chúng tập trung thành từng nhóm như chùm nho và làm chứng nghiệm
lugol thấy không bắt màu [18], [71].
Đây là loại tổn thương rất thường gặp cho nên cần thiết phát hiện và
điều trị tại cộng đồng vì các phương pháp điều trị rất đơn giản, trước hết là
chống viêm để cho biểu mô lát tự tái tạo để lấn át sự phát triển của biểu mô
tuyến. Nếu sự tái tạo không tốt người ta cần sử dụng các phương pháp diệt
tuyến bằng đốt điện, đốt nhiệt, đốt lạnh hoặc đốt bằng tia laser [18], [71].
Tiến triển của lộ tuyến CTC nói chung là tốt nếu như không viêm nhiễm,
nhưng nếu có viêm nhiễm mà không được điều trị thì sẽ dẫn đến sự tạo thành các


17
nang Naboth. Đây thường là hậu quả của lộ tuyến CTC mạn tính, có sự tái tạo của
biểu mô lát, làm lấp các cửa tuyến, chất chế tiết không ra ngoài được đọng lại tạo
thành các nang, nói chung đây là một bệnh lành tính [18], [71] và có khi tái tạo
bất thường.
1.7.4. Viêm cổ tử cung
Cần phân biệt viêm loét cổ tử cung với lộ tuyến cổ tử cung.
* Viêm loét cổ tử cung: Trong trường hợp viêm cổ tử cung do mầm
bệnh phối hợp (do vi khuẩn, do nấm…) biểu hiện: cổ tử cung có diện loét
nông hay sâu tùy theo tình trạng viêm nhiễm. Diện loét chảy máu khi chạm
vào, không bắt màu lugol. Nghiệm pháp với Nitrat bạc 3% thấy: bờ và đáy vết
loét có màu trắng.
* Viêm lộ tuyến cổ tử cung: là tổn thương lành tính thường gặp ở CTC.
Tế bào biểu mô lát tầng mặt ngoài cổ tử cung bị phá hủy và lớp biểu mô tuyến

(tế bào hình trụ) trong ống cổ tử cung lộ ra ngoài. Lộ tuyến CTC có các dấu
hiệu sau:
- Cổ tử cung không nhẵn bóng, mà có vùng xù xì, màu đỏ, ranh giới rõ,
có lớp khí hư đục bao phủ.
- Bôi dung dịch acid acetic 3%: vùng tổn thương se lại, chất nhày đông
đặc, có thể nhìn rõ các tuyến hình chùm nho trên máy soi cổ tử cung (chứng
nghiệm Hinselmann).
- Bôi dung dịch lugol 3%: Vùng tổn thương vẫn giữ màu hồng, không
bắt màu nâu, ranh giới quanh tổn thương không rõ rệt.
Các hình ảnh tái tạo của viêm lộ tuyến CTC: thông thường, biểu mô lát
tầng bao giờ cũng tìm cách diệt biểu mô tuyến để phục hồi lại vùng biểu mô
tuyến bị xâm lấn, sự phục hồi đó gọi là sự tái tạo của biểu mô lát tầng. Sự tái
tạo thường bắt đầu từ chu vi vùng lộ tuyến bò dần về phía lỗ cổ tử cung, cũng
có khi từ lỗ cổ tử cung (ranh giới lát trụ) bò dần ra ngoài.


18
Trong quá trình tái tạo, có thể trọn vẹn không sót lại biểu mô tuyến nào
và vùng tái tạo sẽ bắt màu lugol, có màu nâu sẫm. Nhưng cũng có khi vùng
tái tạo để lại một số vết tích của biểu mô tuyến, gọi là các di chứng lành tính
biểu hiện:
- Cửa tuyến: là trường hợp biểu mô lát bao quanh một miệng tuyến.
- Đảo tuyến: là trường hợp biểu mô lát bao quanh một số tuyến
- Nang Naboth: là trường hợp biểu mô lát phủ lên miệng một tuyến,
nhưng tuyến đó vẫn chế tiết.
Ngoài những di chứng lành tính, trong quá trình tái tạo của biểu mô lát
tầng vẫn có thể có những di chứng bất thường, cần theo dõi sự tiến triển sau
3-5 năm, vì các di chứng bất thường đó đôi khi có thể dẫn tới ung thư: đó là
vết trắng, vết lát đá, vết chấm đáy, vùng loét, các mạch máu bất thường (đó là
các tổn thương nghi ngờ ở CTC).

1.8. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.8.1. Tuổi
Bệnh VNĐSDD có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở độ tuổi sinh
sản. Theo Barbone F, Austin H, Louv W, et al tuổi càng tăng thì tỷ lệ nhiễm
Trichomonas càng giảm [74].
Trong nghiên cứu của Vương Tiến Hòa và cộng sự tại huyện Kim Bảng
- Hà Nam Ninh (1996) cho thấy các nhóm tuổi khác nhau đều có tỷ lệ
VNĐSDD khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mô tả mà
chưa đi sâu tìm hiểu mối tương quan giữa các nhóm tuổi và bệnh [30].
1.8.2. Số lần đẻ
Theo Vương Tiến Hòa, Lưu Thị Hồng và cộng sự (1996) nhóm phụ nữ
sinh nhiều con (trên 3 con) có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn nhóm chị em có số lần
sinh ít con [30]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (1996) cũng


19
cho kết quả tương tự. Nhưng tác giả cho rằng có thể có các yếu tố khác đứng
phía sau làm tăng tỷ lệ bệnh và cần nghiên cứu sâu thêm để khẳng định [36]
1.8.3. Tiền sử nạo hút thai
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của nhiễm Trichomonas tại Trung Quốc,
Zhang Zuo Feng tìm thấy mối liên quan rõ rệt giữa tỷ lệ mắc bệnh và số lần
nạo/sảy thai. Phụ nữ có tiền sử nạo/sảy thai trên 2 lần có nguy cơ nhiễm
khuẩn cao gấp 3 lần so với phụ nữ không có tiền sử này [92], [81].
1.8.4. Các biện pháp tránh thai và thói quen vệ sinh
Các biện pháp tránh thai, thói quen và phương pháp vệ sinh phụ nữ, vệ
sinh kinh nguyệt, điều kiện kinh tế gia đình… đều được các nghiên cứu đề
cập đến và cho các kết quả rất khác nhau [31], [42], [46]. Theo Amsel, phụ nữ
đặt dụng cụ tử cung hoặc dùng màng ngăn âm đạo có tỷ lệ nhiễm khuẩn
(18,8%) cao hơn những người không sử dụng biện pháp này (5,4%) [73]. Các
thuốc nội tiết tránh thai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm do làm thay đổi độ

toan trong âm đạo, gây mất cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo, do đó
nấm dễ phát triển [49].
1.8.5. Sử dụng các thuốc khác
Hệ vi khuẩn ở đường ruột và âm đạo có thể bị phá hủy do điều trị
kháng sinh kéo dài. Trong số các kháng sinh: Tetracyclin, Penicilin,
Cephalosporin...diệt vi khuẩn Lactobacili nhiều hơn các kháng sinh khác. Khi
các vi khuẩn thường có trong âm đạo mất đi, pH âm đạo bị thay đổi sẽ tạo
điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh. Do đó sử dụng các loại
kháng sinh này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ VNĐSDD [69].
1.9. Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới trong và ngoài nước
1.9.1.Nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1987 Ronald Meltrer điều tra 2,5 triệu phụ nữ mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, thấy tỷ lệ mắc Trichmonas là: 5- 10% ở các phòng


20
khám tư; 13 - 15% ở các bệnh viện phụ khoa; 18 - 32% ở các bệnh viện chữa
lây nhiễm qua đường tình dục; 50% ở gái mại dâm [84].
Theo Thaiyooth Chintama năm 1999 nghiên cứu trên 1197 phụ nữ
chọn ngẫu nhiên tại 2 bệnh viện lớn ở Thái Lan thấy tỷ lệ nhiễm Trichomonas
là 15,5% [86].
Hàng ngày tại Mỹ có 70% phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ
khoa có biểu hiện VNĐSDD. Một ngày một phòng khám phụ khoa cơ sở Mỹ
tiếp nhận điều trị cho 2- 4 bệnh nhân bị VNĐSDD [79].
Spear GT, Kendrick SR và cộng sự nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn
dịch của niêm mạc đường sinh dục dưới [85]; Mirmonsef P, Gilbert D,
Veazey R, S J Wang Kendrick, Spear G. SourceRush Trung tâm Đại học Y,
Miễn dịch học/Vi sinh vật, nghiên cứu tại Chicago, Hoa Kỳ cho thấy pH âm
đạo được tạo ra do việc sử dụng glycogen tạo acid acetic, pH này có tác dụng
chống lây nhiễm HIV [80].

Achilles SL, Reeves MF; Hội Kế hoạch Gia đình Hoa kỳ nghiên cứu
một trong nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới là do phá
thai. Nếu dùng kháng sinh 12 giờ trước khi phá thai có thể giảm nguy cơ
nhiễm trùng [72]. Theo Source Department Sản phụ khoa, BV Phụ sản
Aberdeen, Vương quốc Anh hoặc C. Theo Collet T, Macnaughton T, Walsh
T, Debattista J thì điều trị dự phòng bằng thuốc kháng sinh hiệu quả chống lại
Trachomatis hoặc nhiễm khuẩn âm đạo; làm giảm khoảng một nửa nguy cơ
nhiễm trùng hậu phá thai [77]. Theo Penney GC: Hội Kế hoạch gia đình Hoa
Kỳ, để ngăn ngừa nhiễm trùng sau phá thai nếu bị nhiễm trùng Chlamydia
Trachomatis không được điều trị có thể dẫn đến tai biến viêm vòi trứng, viêm
vùng chậu cuối cùng là tắc ống dẫn trứng gây vô sinh [81].


21
1.9.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là mô hình của những nước nghèo và
những nước đang phát triển. Bệnh nhiễm khuẩn, tử vong mẹ, tử vong chu
sinh, suy dinh dưỡng thiếu máu, sốt rét, nạo phá thai, ô nhiễm môi trường ...
là những biểu hiện đặc trưng. Theo Phan Thị Kim Anh và Dương Thị Cương
năm 1995 đã xác định có 50% phụ nữ đến khám ở viện BVBMTSS bị mắc
VNĐSDD [3], [20].
Theo Vương Tiến Hòa và cộng sự 1994 - 1995, khám phụ khoa ở phụ
nữ lứa tuổi sinh đẻ đã xác định tỷ lệ VNĐSDD ở Thanh Trì - Hà Nội là 3536% [31] và ở Kim Bảng - Hà Nam là 46,9% [30].
Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Huệ và cộng sự (2001) trên
600 bệnh nhân (15- 49 tuổi có chồng) đến khám tại phòng khám của Viện
BVBMTSS, cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục cao nhất ở lứa tuối
25- 40: chiếm tỷ lệ 68,7%, VNĐSDD do nguyên nhân tạp khuẩn chiếm tỷ lệ
83%, do nấm Candida albican 48,5%, do Trichomonas là 4%. Trong 600
bệnh nhân tham gia nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo là 83%, viêm cổ tử cung là
60% (trong đó viêm lộ tuyến cổ tử cung 18%), viêm âm hộ 21% [33].

Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Trương Quý Dương và cộng sự tại
Trung tâm CSSKSS tỉnh Hòa Bình, năm 2001: Nghiên cứu 598 bệnh nhân
(15- 49 tuổi có chồng) cho thấy tỷ lệ VNĐSDD là 68,4%, vi sinh vật gây
bệnh chủ yếu là nấm Candida albican 25,67% [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú và Bác sĩ Trần Thị Hạnh tại tỉnh
Thanh Hóa năm 2000 trên 773 phụ nữ (15 - 49 tuổi có chồng) cho kết quả: tỷ
lệ VNĐSDD là 63%. Vi sinh vật gây bệnh hay gặp là: do tạp khuẩn 61,7%;
do nấm là 3,62%; do Trichomonas là 0,21%; phối hợp tạp khuẩn và nấm là
34,4%; phối hợp tạp khuẩn và nấm Trichomonas là 0,21% [59].


22
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Châu và cộng sự Trung tâm CSSKSS
Đà Nẵng trong 1000 phụ nữ (15-49 tuổi có chồng) cho kết quả tỷ lệ
VNĐSDD chiếm 58,6%, trong đó viêm lộ tuyến cổ tử cung là 39%; viêm âm
đạo là 17,1% [22].
Năm 2002, Đỗ Thị Thanh Thu và cộng sự nghiên cứu tại bệnh viện
phụ sản tỉnh Hà Tây trên 1026 phụ nữ (15-49 tuổi có chồng) cho kết quả tỷ lệ
mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn phía bắc tỉnh Hà Tây là 45,6%. Trong
đó tỷ lệ VNĐSDD chiếm 84,4%. Vi sinh vật gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn
Gram (-) chiếm 61,2% [61].
Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hiền (2004) trên phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49
tuổi có chồng tại một số xã miền núi tỉnh Quảng Trị cho thấy tỷ lệ VNĐSDD là
63,8%. Trong đó viêm âm đạo đơn thuần là 37,42%; viêm CTC là 26,08%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: nguyên nhân chủ yếu gây VNĐSDD là do tạp
khuẩn (59,82%), do nấm (23,31%) và do Trichomonas là 0,61% [27].
Lê Thị Oanh nghiên cứu trên 2500 phụ nữ lứa tuổi 18-45 tại các tỉnh Hà
Nội, vùng núi Nghệ An, vùng chiêm trũng Hà Nam, nông thôn đồng bằng Hải
Dương và nông thôn ven biển Thái Bình. Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy, tỷ
lệ viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ ở các địa phương này cao từ 42-64%.

Cao nhất là ở phụ nữ dân tộc Thái tại Nghệ An chiếm 64% [53].
1.10. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Trung tâm hành chính của tỉnh Hưng Yên là thành phố Hưng Yên nằm
cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50
km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải
Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình
và phái tây nam giáp tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất 923,09km 2 và dân số
là 1.128.702 người (theo điều tra dân số 01/04/2009). Mật độ dân số 1.223


23
người/ km2 [48]. Cây trồng gắn với chinh phục châu thổ Sông Hồng nên trước
đây văn minh, văn hoá Hưng Yên là văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng.
Sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển về y tế, giáo dục…Đời
sống văn hóa của người dân Hưng Yên ngày càng được nâng lên. Người dân
có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ và cũng được tiếp cận với các
dịch vụ y tế nhiều hơn và sớm hơn trước.
Kim Động liền kề ở phía bắc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ,
phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Hà
Nam, phía Bắc giáp huyện Khoái Châu. Trên địa bàn huyện có hệ thống các
tuyến giao thông quan trọng gồm: quốc lộ 39A, 38, tỉnh lộ 195, 208, 205…
và có sông Hồng tiếp giáp phía tây của huyện.
Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở huyện Kim Động được lấy từ 2
nguồn: nước bề mặt là nước mưa được lưu giữ trong các hồ ao, kênh mương,
mặt ruộng; nước ngầm có hàm lượng sắt rất cao.
Tại Kim Động, 69% là sản xuất nông nghiệp, 12% công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, 19% thương mại, đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, các ngành kinh tế-xã hội chưa phát triển, các trung
tâm kinh tế-xã hội, thị trấn, thị tứ đang phát triển nên mức độ ô nhiễm môi
trường nước, không khí, đất đai có phần nghiêm trọng. Các tuyến đường trong

tình trạng xuống cấp, lạc hậu, các hộ dân xây dựng để vật liệu bừa bãi, làm
cho không khí có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép cùng với việc dùng
các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ) trong sinh hoạt của nhân dân.
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chế phẩm hoá học để trừ sâu,
diệt cỏ dại và phân bón hoá học rất đa dạng. Các nguyên nhân cơ bản trên đều
có ảnh hưởng xấu đến môi trường nông thôn.
Dân số Kim Động là 114.691 người trong đó phụ nữ 18-49 tuổi là 26.192
có chồng là 21.966. Tỷ lệ sinh thô là 15,9‰, chết thô là 6,9‰, tỷ lệ phát triển


24
dân số tự nhiên là 0,9%, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,37%, quy mô chất lượng
nguồn nhân lực của huyện không tốt. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 7,3%, giới tính
khi sinh là 112 nam/100 nữ. Số khám phụ khoa năm 2011 là 10.283 trong đó
có 5.655 người mắc và được điều trị [8], [7].
100% số xã có trạm y tế. Sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện luôn được tăng
cường. Toàn huyện có 20 cơ sở y tế bao gồm 1 bệnh viện huyện, và 19 trạm y
tế. Tính đến tháng 12 năm 2011 toàn huyện có 32 bác sỹ, 185 giường bệnh.
166 y sỹ, y tá, dược sỹ, dược tá. Có 17/19 xã có trạm y tế kiên cố, 19 xã đạt
chuẩn Quốc gia về y tế [8], [7].
Lương Bằng là thị trấn của huyện có dân số đông nhất trong huyện là
9.618 người, phụ nữ 18-49 tuổi là 2.158, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 13%, tỷ lệ
phát triển dân số tự nhiên là 1,12%. Theo báo cáo tổng kết y tế xã năm 2011
số khám phụ khoa là 585 trong đó 515 người mắc bệnh phụ khoa chiếm
88,1%. 78% sử dụng các biện pháp tránh thai, 95% sử dụng nước hợp vệ sinh,
86% sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Tại xã số đối tượng làm nông nghiệp chiếm
33,4%, công nhân 15%, buôn bán và nghề phụ là 46,6%, 5% không có việc
làm, thu nhập bình quân đầu người là 12.500.000đ/năm [9], [4].
Vũ Xá là xã nghèo thuần nông, nông nghiệp chiếm hơn 70%, dân số 5.649,
nữ 18-49 là 1.438, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 10,4%. Theo báo cáo y tế năm 2011

tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa là 44%, tỷ lệ đặt dụng cụ tử cung là 76,3%. Tỷ lệ hộ
nghèo cao 15%, thu nhập bình quân đầu người là 9.700.000đ/năm [11], [6].
Ngũ Lão là xã thuần nông, dân số 6196, nữ 18-49 là 1.646, tỷ lệ sinh con
thứ ba là 9,9%. Theo báo cáo y tế năm 2011 tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa 47,8%,
thu nhập bình quân đầu người là 10.300.000đ/năm [10], [5].


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Phụ nữ từ 18 – 49 tuổi.
- Đã có chồng.
- Thường trú tại Thị Trấn Lương Bằng và 2 xã Vũ Xá, Ngũ Lão của Huyện
Kim Động tỉnh Hưng Yên.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các đối tượng bị mắc bệnh tâm thần, bị chấn thương, đang hành kinh hay
đang trong thời gian điều trị bệnh phụ khoa hoặc đang dùng kháng sinh.
- Đã mổ cắt tử cung, buồng trứng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: tại thị Trấn Lương Bằng và 2 xã Vũ Xá, Ngũ Lão
của Huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/04/2012 đến ngày 31/12/2012.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế nghiên cứu theo phương pháp dịch tễ học mô tả cắt
ngang có so sánh.
2.3.2. Cỡ mẫu

+ Cho khám lâm sàng phụ khoa được tính theo công thức:

n = Z 2 ( 1−α/ 2 ) ⋅

pq
d2

p = 0,58; là tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ tỉnh Hưng
Yên theo nghiên cứu của Hoàng Thế Nội [50].


×