1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thuốc phòng và
điều trị bệnh ngày càng phong phú, bao gồm thuốc có nguồn gốc tự nhiên và
tổng hợp. Trong đó nguồn nguyên liệu tự nhiên là nguồn quan trọng để
nghiên cứu phát triển thuốc mới và sản xuất trong công nghiệp dược đối với
thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình
đa dạng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây thuốc quý.
Cùng với kinh nghiệm dân gian sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh, rất
nhiều cây thuốc quý được sử dụng trong công nghiệp dược làm thuốc.
Một trong những tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có sự đa dạng sinh học
cao đó là tỉnh Sơn La. Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt
Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm,
mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu
vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong
phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn
đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Trong tổng số diện tích đất sản xuất nông nghiệp (247.684 ha), diện tích trồng
cây ăn quả chiếm gần 10% (24.016 ha). Trong đó, xoài tròn (Mangifera
indica L.) là một đặc sản của tỉnh Sơn La, trồng tập trung chủ yếu tại huyện
Yên châu với diện tích chừng 500 hecta, hàng năm nhân dân chỉ thu hoạch
quả, còn cành lá chặt tỉa hàng năm đều bị đốt bỏ.
Nhiều nghiên cứu cho biết trong cây xoài có nhiều hợp chất có tác dụng
chữa bệnh, đặc biệt là mangiferin, một glycosid có tác dụng diệt virut, kháng
viêm v.v. Để có thể tận dụng nguồn lá xoài làm nguyên liệu sản xuất thuốc,
đồng thời tạo thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh vùng sâu,
2
vùng xa, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chiết xuất, đánh giá tính an
toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm
của glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La”.Với ba mục tiêu
chính: một là: nghiên cứu xây dựng qui trình chiết xuất và xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở của glycosid toàn phần lá xoài tròn, hai là: nghiên cứu xác định tính an
toàn của glycosid toàn phần lá xoài tròn, ba là: xác định tác dụng hỗ trợ điều trị
viêm phế quản mãn tính trên thực nghiệm của glycosid lá xoài tròn.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Xây dựng qui trình chiết xuất và tiêu chuẩn cơ sở của glycosid toàn
phần lá xoài tròn.
2. Nghiên cứu xác định tính an toàn của glycosid toàn phần lá xoài tròn
3. Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính trên thực
nghiệm của glycosid lá xoài tròn
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY XOÀI (Mangifera indica L).
1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây xoài chi Mangifera L.
1.1.1.1. Vị trí, phân loại của cây xoài chi Mangifera L.
Cây xoài có tên khoa học là Mangifera indica L., thuộc họ đào lộn hột
(Anacardiaceae).
Theo hệ thống phân loại của Takhatajan (1987, 2009) [6], [46], họ Đào
lộn hột và chi Mangifera L. có vị trí như sau :
Ngành Ngọc lan (Mangiphylata)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Liên bộ Cam (Rutanae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae Lindl. 1830)
Phân họ Anacardioideae (Anacardioideae)
Chi Mangifera (Mangifera Linnaeus, 1753)
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của chi Mangifera L.
Đặc điểm hình thái chung của chi Mangifera L.: Cây gỗ thường xanh,
có kích thước lớn. Lá đơn mọc so le, có cuống, phiến lá nguyên, dai. Cụm hoa
hình chùy ở ngọn cành. Hoa nhỏ, mẫu 4 hay mẫu 5, tiền khai hoa lợp. Cánh
hoa đôi khi hàn liền ở gốc. Cánh hoa có 1-5 sống nổi bật. 5 nhị hoa rời hoặc
dính liền với đĩa mật, thường có 1 hoặc 2 nhị lớn hơn. Đĩa mật tạo thành từ 5
tuyến riêng biệt ở ngoài nhị. Bầu nhẵn một ô, 1 noãn, 1 vòi nhụy ở đỉnh bầu.
Quả có hột cứng, vỏ quả giữa có xơ, vỏ quả trong dày, cứng, chắc. Hạt có 1
hoặc đa phôi [28].
Theo Koster mans và Bompard 1993, chi Mangifera L. gồm 69 loài
phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới của châu Á như: Ấn Độ, Miến Điện, Sri
4
Lanka, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Nam Trung Quốc, Malaysia,
Indonesia, Papua New Guinea, Philippin, quần đảo Solomon, một vài loài
trong quần đảo Thái Bình Dương (Hawai)… [37].
Theo Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam có 12 loài thuộc chi Mangifera L.
[8]. Tuy nhiên hai loài M. camptosperma Pierre, và M. reba Pierre được
Kosterman và Bompard (1993) xếp vào một loài chung là M. gedebe Miq [37].
Theo Võ Văn Chi và Nguyễn Tiến Bân ở Việt Nam có 11 loài (bảng
1.1) gồm các loài như Phạm Hoàng Hộ đã mô tả trừ loài M. cassia [1], [6].
Bảng 1.1: Một số loài thuộc chi Mangifera L. và phân bố tại Việt Nam.
STT
Loài
Tên thường gọi
1
M. indica L.
Xoài
2
M. odorata Griff.
M. cochinchinensis
Engel.
M. camptosperma
Pierre.
M. dongnaiense
Pierre.
Xoài thơm
3
4
5
6
M. duperreana
Pierre.
7
M. reba Pierre.
8
M. foetida Lour.
9
M. flava Evr.
10
Ma. longipes Griff.
11
M. minutifolia Evr.
Xoài nụt
Xoài bùi
Xoài Đồng Nai
Quéo
Quéo
Xoài hôi, muỗm,
xoài cà lăm
Xoài vàng
Xoài núi, Xoài
cọng dài
Xoài rừng, xoài
lá nhỏ
Phân bố
Trung và Nam bộ
Miền Nam
Bình Dương, Đồng Nai
Bình phước, Bình Dương,
Tây Ninh, Tp Hồ Chí Minh
Lâm Đồng, Đà Lạt, Bình
Dương, Đồng Nai
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây
Ninh, Bình Dương, Tp Hồ
Chí Minh, Kiên Giang
Đồng Nai
Quảng Trị và nhiều nơi khác
Quảng Nam, Lâm Đồng,
Ninh Thuận
Hà Nam, Ninh Bình, Kon
Tum, Bình Dương
Khánh Hòa
5
Theo các tác giả của chỉ dẫn địa lý thì Sơn La có một số loài khác đó là :
xoài tròn hay còn gọi là muồng kẻo (tên địa phương Sơn La), xoài hôi hay
còn gọi là muồng khíu (tên địa phương Sơn La), mắc chai (tên địa phương
Sơn La), trong đó người dân địa phương trồng chủ yếu là xoài tròn, vì cho
quả đặc biệt thơm ngon. Như vậy giống xoài tròn này không được nhắc đến
trong bảng phân loại của các tác giả trên.. (Đỗ Tất Lợi?)
Cây có thể cao 40 m, nhưng thông thường khoảng 10-15m, có tán lớn
và có thể sống đến 100 năm. Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn,
bóng, dài 15-30 cm, rộng 5-7 cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu
cành. Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng, trên có những thớ sợi khi
nẩy mầm thì hơi mở ra. Hột xoài có vỏ cứng, bên trong chứa 2 tử điệp và phôi
mầm. Các giống xoài ở Việt Nam thường đa phôi, có từ 2-12 phôi vô tính và
có thể có từ 1 hoặc không có phôi hữu tính. Do vậy, hột xoài khi gieo có thể
cho từ 1-5 cây con vô tính giữ nguyên đặc điểm di truyền từ cây mẹ. Nếu có
cây con hữu tính thì cây mọc yếu ớt, dễ bị lấn át.
Rễ có thể mọc sâu đến 9m ở vùng đất cao hay đồi núi, nơi vùng đất
thấp rễ mọc đến mực thuỷ cấp. Xoài trồng từ hột, sau 6-8 năm sẽ cho trái.
Xoài có thể chịu đựng được trong khoảng nhiệt độ từ 4oC – 46oC,
nhưng nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là vào khoảng
24oC – 27oC.
Yên Châu là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Sơn La; nằm dọc
trục quốc lộ 6, trung tâm huyện lị cách thị xã Sơn La 64 km, cách thủ đô Hà
Nội 240 km; có 47 km đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào. Có toạ độ địa lí: 104º 10’ - 104º 40’ kinh đông; 21º 07’ - 21º 14’ vĩ độ
bắc.
Do có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đặc trưng nên thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển tốt của cây xoài.
6
1.1.2. Thành phần hóa học của chi Mangifera L.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của các
loài thuộc chi Mangifera L. Trong đó loài M. indica L. là loài phổ biến và
được nghiên cứu nhiều nhất. Thành phần hóa học đáng chú ý gồm có: Các
hợp chất phenol và acid benzoic, coumarin, flavonoid, xanthonoid, tinh dầu
(monoterpen, sesquiterpen), steroid, triterpen và vitamin. Đặc biệt mangiferin,
một xanthon glycoside được nghiên cứu nhiều nhất và là thành phần có nhiều
hoạt tính sinh học.
1.1.2.1. Nhóm các hợp chất của phenol và acid benzoic
Các hợp chất thuộc nhóm này gồm có: acid gallic [40], [43], và các dẫn
chất của nó : methyl galate, n-propylga late [43]. Chúng chủ yếu được tìm
thấy ở hoa, lá và vỏ thân của các loài thuộc chi Mangifera L.
Hình 1.1. Acid gallic và các dẫn chất của nó phân lập từ chi Mangifera L.
Ngoài ra còn có các dẫn chất acid benzoic và acid 3,4-dihydroxy
benzoic, propyl benzoate [43], 5-[2(Z)-heptadecyl] resorcinol [24], 5-(12Cisheptadecencyl) resorcinol và 5-pentadecyl resorcinol được tìm thấy trong vỏ
thân xoài [26].
1.1.2.2. Coumarin
Hai hợp chất thuộc nhóm coumarin đã được tìm thấy vỏ thân, vỏ rễ của
loài M. indica: acid ellagic (I) [40], mangcoumarin (II) [39].
(I)
(II)
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của acid ellagic (I) và mangcoumarin (II).
7
1.1.2.3. Flavonoid
Flavonoid là một trong những thành phần hóa học chính của chi
Mangifera L., chúng được tìm thấy trong lá, quả và hạt của cây. Các
flavonoid được tìm thấy trong các loài của chi Mangifera L. chủ yếu thuộc
các nhóm: Anthocyanidin:]7-O-methylcyanidin 3-O-β -D-galactopyranoside,
7-O- methylcyanidin [25]; Flavan-3-ol : catechin, epicatechin [43]; Flavonol
có quercetin, [16], [30], quercetin 3-O- diglycosid, quercetin 3-O- galactosid,
quercetin 3-O- glucoside, quercetin 3-O- xyloside, quercetin 3-Oarabinopyranoside,
quercetin 3-O- arabinofuranosid, quercetin 3-O-
rhamnoside, kemferol-3- glucoside [16], myrcetin [30]; Biflavon có: I-4’, II4’, I-5, I-5, I-7, II-7-hexahydroxy-[I-3’,II-8]-biflavon [34].
Flavan-3-ol
Biflavon
Flavonol
Anthocyanidin (paeonidin-3-galactoside)
Hình 1.3. Một số chất thuộc nhóm flavonoid phân lập từ Mangifera L.
1.1.2.4. Xanthon
Đây là nhóm hoạt chất chính trong các loài thuộc chi Mangifera L.. Cấu
trúc hóa học chung của nhóm là một bộ khung xanthon có gắn nhiều nhóm OH,
nhóm OH có thể được thay bằng liên kết O-glycosid hoặc C-glycosid với 1
phân tử đường. Các hợp chất thuộc nhóm này gồm có: mangiferin [16], [30],
8
[32], [33], homomangiferin [32]; euxanthon; 1,3,5,6,7-pentamethoxyxanthon;
1,3,6,7,8-penta hydroxyxanthon [30], mangiferin-6’-O-galate [16]. Trong đó
mangiferin là hoạt chất có hàm lượng khá cao và cũng là chất có nhiều tác
dụng sinh học: kháng virut, đái tháo đường, chống viêm, điều hòa miễn dịch ..
Công thức chung của các hợp chất xanthon
Mangiferin
Hình 1.4. Các hợp chất nhóm xanthon phân lập từ chi Mangifera L.
1.1.2.5. Tinh dầu và các hợp chất thơm
Các hợp chất monoterpen và sesquitecpen chính là các thành phần tạo
nên mùi thơm đặc trưng chi Mangifera L.. Các thành phần này chủ yếu được
tìm thấy trong hoa, vỏ quả, một số được tìm thấy ở lá cây.
Monoterpen
Camphren
∆2-Caren
∆3-Caren
β-Pinen
β- Myrecen
ρ-Cymene
ρ-Geranial
α-Pinen
Carveol
Linalol
Hình 1.5. Một số hợp chất monoterpen có trong chi Mangifera L.
Các monoterpen tìm thấy trong các loài của chi này chủ yếu thuộc
nhóm các dẫn chất không chứa oxy như: ∆2- và ∆3-caren, camphren, limonen,
β-myrecen, α- và β-phellandren, α- và β-pinen, β-ocimen, Cis-ocimen
9
caryophylen, α-terpinolen, α- và γ-terpinen, α-thujen,… Ngoài ra, còn có các
dẫn chất chứa oxy gồm có: p-cymen, carveol, ρ-linalol ,…[14], [38], [39],
[44], [47].
Theo một nghiên cứu về tinh dầu chiết xuất từ vỏ quả xoài M. indica L.
ở Nigeria, cho thấy hàm lượng các monoterpen cao (83,2%) trong đó thành
phần chủ yếu là: ∆3-caren (58,2%), α-pinen (13,0%) [15].
Sesquiterpen
Các hợp chất sesquiterpen đã tìm thấy ở chi Mangifera L. đều là các
hợp chất có cấu tạo hai vòng như: δ-cadinen, α-cubeben, β-caryophyllen, βbulnesen, β-elemene, γ-gurjunen,
α-guainen, α-humulen, γ-murolene, β-
selinen, valenecen,…. hoặc ba vòng như α-copaen [14], [38], [39], [47].
δ-Cadinen
α- Copaene
β- Caryophyllen
α- Guainen
β-Bulnesen
Cadalene
Hình 1.6. Một số hợp chất sesquiterpen từ chi Mangifera L.
Các hợp chất khác
Trong thành phần của tinh dầu xoài còn có các hợp chất khác như:
acetaldehyde, 2-hexenal, nonanal, 2-nonenal, ethyl butanolate, hexenol,
methyl hexanooate, methyl beoate, ...[14, [39], [44], [47].
1.1.2.6. Triterpen
Cho đến nay đã tìm thấy khoảng 60 hợp chất triterpen từ các loài thuộc
chi Mangifera L. bao gồm các triterpen pentacyclic và triterpen tetracyclic.
Các hơp chất triterpen pentacyclic gồm có các nhóm như: olean, ursan, [17],
10
[20], [22], [36], fridelan [17], [18], [22], [29], [30]; lupan [19], [35], [36];
hopan [31]; taraxastan [20], [21], [22], [23] và cycloartan [17], [18], [19],
[20], [21], [22], [27]. Trong đó nhóm cycloartan chiếm số lượng lớn nhất.
Công thức chung của nhóm bao gồm bộ khung cycloartan với một nối đôi ở
các vị trí khác nhau (vị trí C số 23, 24, 25) trên mạch nhánh, các nhóm thế
gồm có: một nhóm OH hoặc O gắn vào các vị trí C số 3, một nhóm OH gắn
vào một trong các vị trí 22, 24, 25; nguyên tử carbon số 26, 27 có thể bị oxy
hóa thành COOH hoặc CHO, CH2OH. Các hợp chất này chủ yếu được tìm
thấy ở vỏ cây.
Acid hydroxy mangiferolic.
3β,24,25-Triol-cycloartane.
Hình 1.7. Cấu trúc một số dẫn chất cycloartan phân lập từ chi Mangifera L
Anjaneyulu và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất teriterpen
tetracyclic nhóm damaran là 3β,20(S)-diol-dermar-24-en (III) [17] [19] và 3oxo-dammar-24-en-20S,26a-diol (IV) [20] từ một số thứ của loài M. indica
L. của Ấn Độ.
R1
R2
(III)
-OH
CH3
(IV)
=O
CH2-OH
Hình 1.8. Các hợp chất triterpenoid tetracyclic nhóm damaran được phân
lập từ M. indica L
11
1.1.2.7. Steroid
Cho đến nay đã tìm thấy khoảng 9 steroid có trong các loài M. indica,
M. persiciformis, M. sylvatica. Các steroid đã được tìm thấy thuộc hai nhóm
khung cơ bản là pregnan và stigmastan.
Nhóm Pregnan: năm 1992, Anjaneyulu và cộng sự đã phân lập được
hai hợp chất pregnenolon và progesteron từ hoa xoài [19].
Khung Pregnan
Pregnenolon
Progesteron.
Hình 1.9. Khung pregnan, pregnenolon, progesteron.
Nhóm stigmastan gồm có: β-sitosterol [20], [23], [29], [32],
stigmasterol, stigmas-7en-3β-ol [29], daucosterol, 6β-hydroxy stigmast-4-en3one [23], mangdesisterol. Trong đó β-sitosterol được tìm thấy trong hầu hết
các bộ phận của cây Xoài. Các hợp chất còn lại chủ yếu được tìm thấy trong
hoa, quả và hạt.
Stigmastan
β-Sitosterol
Stigmasterol
Hình 1.10. Khung stigmastan và một số dẫn chất stigmastan trong xoài.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây xoài
1.1.3.1. Ngoài nước
Một số nước trên thế giới có nhiều nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm
từ cây xoài là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, ấn độ, Cu Ba...Trên thị trường
Cuba hiện có chế phẩm Vimang® (dịch chiết toàn phần từ vỏ thân, lá xoài)
12
được sử dụng như một thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị một số bệnh
miễn dịch, dị ứng, chống oxy hóa, hỗ trợ trong điều trị HIV.
Các nghiên cứu cho thấy quả xoài có thành phần dinh dưỡng, hóa học
phong phú: glucose, protein, cellulose, flavine, acid folic, calci, phosphor, sắt,
beta caroten, vitamin B1, B2... và các acid, saponin, saponin trong xoài có tác
dụng khử đàm trị ho và ngăn ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn
Staphylococus, escherichia coli, Mangiferin có tác động kháng virus đối với
nhóm virus Herpes, ức chế trên giai đoạn đầu của quá trình tái sinh virus
Herpes. Mangiferin có tác dụng kích thích miễn dịch trên cả 2 loại miễn dịch.
Garrido G. và cs. [21] và nhiều nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ cây
xoài tròn (Mangifera indica L.) là một chế phẩm tự nhiên có tác dụng kháng
khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau và điều hòa miễn dịch [14],
[22], [23], [24], [25], [32], [33], [34].
Makare N. và cs. [27] đã chiết suất bằng cồn từ vỏ gốc của cây xoài
tròn (Mangifera indica Linn) được dịch chiết chứa 2,6% mangiferin và đánh
giá tác dụng lên hệ thống miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể
của chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết có tác dụng làm tăng kháng
thể dịch thể và làm trì hoãn phản ứng quá mẫn ở chuột. Vì vậy, có thể kết
luận rằng dịch chiết xuất là một loại thuốc có đặc tính kích thích miễn dịch.
García D. và cs. [18] nghiên cứu tác dụng của Vimang (dịch chiết xuất
bằng nước của Mangiferia indica L.) và mangiferin (có chứa Cglucosylxanthone) lên chức năng đại thực bào ở chuột thấy Vimang và
mangiferin có tác dụng ức chế hoạt động của đại thực bào:
- Với liều tiêm phúc mạc 50- 250 mg/kg đã làm giảm đáng kể số lượng
đại thực bào trong dịch rỉ viêm phúc mạc sau khi tiêm thioglycollate vào phúc
mạc 5 ngày trước đó (nhưng không có tác dụng đáng kể đến tỷ lệ đại thực bào
trong quần thể các tế bào của dịch rỉ phúc mạc);
13
- Trên in vitro với nồng độ 0,1-100 microg/ml làm giảm hoạt động thực
bào của các tế bào nấm men ở phúc mạc và đại thực bào do thioglycollate;
- Trên in vitro với nồng độ 1-50 microg/ml làm giảm nồng độ oxit
nitric (NO) sản xuất bởi đại thực bào do thioglycollate khi kích thích với
lipopolysaccharide (LPS) và IFNgamma;
- Trên in vitro với nồng độ của 1-50 microg/ml làm giảm chế tiết các
sản phẩm oxy hóa (reactive oxygen species: ROS) của đại thực bào do
thioglycollate khi kích thích bằng phorbol myristate acetate (PMA).
Những kết quả này cho thấy rằng trong thành phần của Vimang, chứa
mangiferin polyphenol, có tác dụng ức chế hoạt động thực bào và ức chế bài
tiết các sản phẩm oxy hóa ở các đại thực bào của chuột. Do đó, chế phẩm này
có thể có giá trị trong điều trị các bệnh có nguồn gốc miễn dịch, đặc trưng bởi
sự tăng hoạt tính thực bào của các tế bào chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch.
Ngoài ra, bạch cầu ái toan ở tủy xương và máu ở chuột nhiễm bệnh
cũng bị ức chế khi điều trị bằng Vimang. Sự giảm bạch cầu ái toan có liên
quan với sự ức chế sản sinh IL-5 trong huyết thanh và eotaxin trong hệ thống
nội môi ở phổi. Tác dụng của Vimang có tính chất chọn lọc hơn so với
dexamethasone. Hơn nữa, Vimang không độc với các loài động vật, biểu hiện
bằng sự tăng trọng lượng cơ thể trong quá trình nhiễm trùng.
Điều này chứng tỏ tác dụng chống viêm mạnh của Vimang và có thể sử
dụng hỗ trợ để điều trị các rối loạn do bạch cầu ái toan như các bệnh dị ứng
và liên quan đến dị ứng- miễn dịch.
Nghiên cứu của Garrido G. và cs. [20] cho thấy dịch chiết của cây
Mangifera indica L. có tác dụng ức chế sớm và muộn hoạt tính của tế bào T,
bao gồm sự biểu lộ bề mặt của tế bào CD25, biểu hiện giai đoạn S của chu kỳ
tế bào và làm tăng sự đáp ứng với thụ thể tế bào T (T cell receptor: TCR).
Ngoài ra, dịch chiết còn ngăn cản sự sản sinh TNFalpha do suy giảm
14
IkappaBalpha và sự gắn kết của NF-kappaB với DNA. Nghiên cứu này là cơ
sở để giải thích một số hoạt tính sinh học của dung dịch nước chiết xuất từ
cây M. indica (Vimang).
Rivera D. G. và cs. [30] nghiên cứu tác dụng của Vimang và
mangiferin, C-glucosylxanthone được phân lập từ dịch chiết của cây xoài tròn
đến các thông số khác nhau của phản ứng dị ứng thấy Vimang và mangiferin
có tác dụng ức chế sự sản xuất IgE và phản ứng phản vệ ở chuột, làm giảm
tính thấm thành mạch gây ra histamine, làm giảm giải phóng histamine và
phản ứng tăng sinh của tế bào lympho với bằng chứng là làm giảm số lượng
tế bào lympho B và T có khả năng đóng góp cho phản ứng dị ứng.
García-Rivera D. và cs. [19] đánh giá tác dụng kháng u của
glucosylxanthone mangiferin và acid indanone gallic acid trong dịch chiết
Vimang thấy tác dụng đến sự tiến triển và di căn của các tế bào ung thư vú
type MDA-MB231. Ở mức độ phân tử, mangiferin và acid galic ức chế hoạt
tính của NFκB thông qua IKKα/β kinase, làm giảm sự thoái hóa IκB, sự di
chuyển NFκB và sự gắn kết NFκB/DNA. Ngược lại với mangiferin xanthone,
axid galic còn hỗ trợ ức chế con đường NFκB liên quan đến sự tồn tại của tế
bào ung thư và kháng điều trị như MEK1, JNK1 / 2, MSK1 và p90RSK. Kết
quả này là do axid galic ức chế tổng hợp các hoạt tính của NFκB có liên quan
đến viêm, di căn, tự hủy diệt và tăng sinh mạch máu, chẳng hạn như IL-6, IL8, COX2, CXCR4, XIAP, bcl2, VEGF.
Garrido G. và cs. [21] nghiên cứu độc tính cấp ở chuột nhắt và chuột
cống với các đường uống, tiêm dưới da và tiêm phúc mạc. Kết quả nghiên
cứu cho thấy dịch chiết không gây chết với liều lượng tối đa là 2.000 mg/kg
trọng lượng cơ thể và không thấy có tác dụng phụ với đường uống và tiêm
dưới da. Chế phẩm có thể gây chết với liều 200 mg/kg chuột khi tiêm màng
bụng. Nghiên cứu trên thỏ còn cho thấy dịch chiết không gây kích ứng da,
15
niêm mạc mắt hoặc niêm mạc trực tràng, nhưng có thể gây kích ứng nhẹ khi
sử dụng bằng đường âm đạo.
1.1.3.2.Trong nước:
Trên thực tế, trong dân gian Việt Nam từ lâu cũng đã sử dụng nước sắc
lá xoài để chữa một số bệnh như: đau bụng, giời leo, dị ứng, ho có đờm…theo
Đỗ Tất Lợi và một số tác giả: quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí
kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau.
Dùng điều trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông...;
phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất thô trong thức ăn.
Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chiết xuất glycosid lá xoài
tròn để tận dụng tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hay giảm ho, điều hòa
miễn dịch .v.v.của nó.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có Mangopherpin chiết xuất từ lá cây
xoài miền nam (Mangifera indica L), của Công ty liên doanh BV Pharma
(British-Vietnamese J.V. Company). Thuốc được dùng để điều trị các dạng
bệnh cấp tính và tái phát do virus Herpes gây ra bao gồm Herpes miệng và
Herpes sinh dục, bệnh thủy đậu (trái rạ ), Zona (giời leo ). Thuốc được sản
xuất theo bản quyền của một nghiên cứu nước ngoài: công ty British, Anh
liên doanh với Việt Nam sản xuất [5].
Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu ngoài nước nói trên về cây xoài cho
thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây xoài như: lá, rễ, vỏ, hạt, quả có tác
dụng kháng viêm, giảm đau, kháng virus, kháng khuẩn, kháng u, điều hòa
miễn dịch [8], [9], [10]... Đặc biệt tác dụng kháng viêm mạnh dẫn tới giảm
triệu chứng ho, khả năng tác động ức chế tế bào bạch cầu ái toan xâm nhập
vào phế nang và phúc mạc, ức chế tế bào lymphoT dẫn tới hạn chế cơn co thắt
phế quản do dị ứng trong khi độc tính của nó hầu như không có hoặc rất thấp
[11], cho thấy dịch chiết của cây xoài có thể có tác dụng tốt đối với các bệnh
16
về hô hấp mãn tính như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính [6], [11], [13], [14]..trên cơ sở đó chúng tôi hướng tới lựa chọn
nghiên cứu tác dụng của glycosid lá xoài tròn đối với điều trị các triệu chứng
của bệnh viêm phế quản mãn tính (VPQMT), một căn bệnh gây tử vong cao và
đang ngày càng gia tăng, hy vọng tìm ra được một thuốc y học cổ truyền mới
hiệu quả, ít tác dụng phụ, giá thành hợp lý để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô
hấp nói chung, bệnh VPQMT nói riêng, góp phần khai thác, phát huy tiềm
năng vô cùng phong phú và đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta.
1.1.4.Tổng quan về bệnh viêm phế quản mãn tính
1.1.4.1. Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, VPQMT là tình trạng tăng tiết dịch nhầy
của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt
(khoảng 3 tuần lễ), ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
Có ba dạng bệnh VPQMT:
- VPQMT đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí
phổi, có thể điều trị khỏi.
- VPQMT tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan
rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease).
- VPQMT nhầy mủ: (Brochit chronic mucopurulence) ho và khạc đờm
nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.
Laenac (1986) xếp bệnh VPQMT vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu.
Ngày nay, các tác giả Mỹ thay thế bệnh danh VPQMT bằng bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease (COPD)), chính bởi
COPD là chứng bệnh có tỷ lệ cao nhất, dẫn tới tử vong nhiều nhất của VPQMT,
ngoài ra VPQMT còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.
(Cũng do vậy tại báo cáo này, chúng tôi dùng COPD (hay bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính) thay cho bệnh VPQMT).
17
1.1.4.2. Nguyên nhân và bệnh sinh:
Nguyên nhân
- Thiếu hụt men AAT: là một rối loạn di truyền hiếm gặp, chiếm
khoảng 1% COPD. Ở những người thiếu hụt α1 – antitrypsine (AAT) bẩm
sinh, khi bị COPD, thường tiến triển sớm đến khí thũng phổi toàn tuyến nang
và chức năng phổi giảm nhanh chóng.
Bình thường chức năng phổi hoạt động nhờ các sợi chun bao quanh
đường thở và thành phế nang. Sợi chun gồm một protein có tên là elastin. Một
enzyme có tên là elastase hiện diện ở phổi bình thường (và tăng lên ở những
người hút thuốc) có thể phá vỡ elastin và phá hủy đường dẫn khí cùng phế
nang. Loại protein khác có tên là alpha-1 antitrypsin (AAT) (được gan sản
xuất và giải phóng vào máu) hiện diện trong phổi bình thường có thể ngăn
chặn tác dụng tổn thương của elastase trên elastin. Sự sản xuất AAT của gan
được kiểm soát bởi các gen có đoạn DNA chứa chromosome di truyền. Người
thừa hưởng 2 gen AAT khiếm khuyết (mỗi chiếc từ bố và mẹ) có cả lượng
AAT thấp trong máu hay AAT khiếm khuyết chức năng. Ảnh hưởng giảm
AAT ở những người này cho phép elastase tiếp tục phá hủy mô phổi. Thiếu
men này gây ra khí phế thũng ở tuổi 30 hay 40.
Hút thuốc là yếu tố thúc đẩy sự phá hủy mà kết quả là làm khởi phát
COPD sớm hơn. Những người có một gen AAT bình thường và một gen AAT
khiếm khuyết có mức độ AAT thấp hơn bình thường nhưng cao hơn những người
khiếm khuyết hai gen. Những người này không tăng nguy cơ COPD nếu không
hút thuốc, tuy nhiên nếu hút thuốc nguy cơ COPD sẽ cao hơn bình thường.
- Tăng đáp ứng đường thở: là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển
COPD. Tuy nhiên, tăng đáp ứng đường thở dẫn đến sự tiến triển thành COPD
như thế nào còn chưa rõ, một số tác giả cho rằng có liên quan đến cơ địa mẫn
cảm, dị ứng, gai kích thích đường thở.
18
- Khuyết tật của phổi : trong quá trình phát triển của thai nhi, trong lúc
mang thai, cân nặng của trẻ khi đẻ, phơi nhiễm các yếu tố độc hại trong quá
trình sống của trẻ em, nhất là nhiễm khuẩn hô hấp trong thời kỳ đầu phát triển
của trẻ cũng là những yếu tố nguy cơ.
- Giới tính: cũng là một yếu tố nguy cơ nhưng chưa rõ ràng. Trước đây
đa số nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc COPD ở nam nhiều hơn nữ, nhưng gần đây các
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ngang nhau. Nguyên nhân được cho rằng hiện nay,
tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá ngày càng tăng, do vậy tỷ lệ nữ mắc cũng tăng.
- Hút thuốc lá chủ động và thụ động:
Số người mắc COPD tăng tỷ lệ với số lượng điếu thuốc lá được hút trên
ngày, số gói trên năm và khi hút thuốc được bắt đầu ở tuổi trẻ. Người hút
thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến COPD.
Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra COPD. Hầu hết bệnh nhân
COPD đều có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào. Trẻ em trong gia đình có người
hút thuốc bị các bệnh đường hô hấp tỷ lệ cao hơn trẻ em trong gia đình không
có người hút thuốc.
Hút thuốc chịu trách nhiệm gây 90% COPD tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
không phải tất cả những người hút thuốc lá đều mắc và tiến triển thành
COPD, có khoảng 15- 20% số người hút thuốc lá bị mắc, điều đó chứng tỏ sự
nhạy cảm, đáp ứng của cơ thể đối với khói thuốc lá khác nhau của mỗi cá thể.
Các nghiên cứu thấy rằng: trên những người bệnh COPD, tỷ lệ TCD4/TCD8
và tỷ lệ lympho bào thấp ở máu ngoại vi dẫn đến nhạy cảm với khói thuốc lá
hơn người khác.
Hút thuốc lá thụ động cũng như hút thuốc lá khi có thai có thể là yếu tố
nguy cơ phát triển thành COPD sau này cho thai nhi, vì khói thuốc lá ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng phổi của thai nhi và gây rối loạn hệ thống miễn
dịch của thai nhi. Ở những người không hút thuốc, bình thường thông khí
19
phổi (FEV1) giảm hàng năm khoảng 30ml còn ở người hút thuốc lá giảm
nhanh gấp đôi: nguyên nhân do, tác động kích thích của thuốc lá thu hút các
tế bào đến phổi làm tăng phản ứng viêm.
Hút thuốc lá cũng kích thích các tế bào viêm giải phóng elastase, một
enzyme phá vỡ các sợi chun trong mô phổi, làm mất tính đàn hồi mô phổi,
khói thuốc lá làm co thắt cơ trơn phế quản, làm giảm vận động tế bào có lông
của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại
và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu
Protein, các độc tố của khói thuốc lá làm dày thành mạch máu phổi, gây biến
đổi mạch máu phổi, tăng áp lực mạch phổi, một nguyên nhân dẫn tới tâm phế
mạn, gây tử vong…
- Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề
nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên COPD, độc lập với hút
thuốc lá.
- Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không
khí ngoài nhà gây COPD không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất
đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên COPD.
- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virut, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp
trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho bệnh phát triển. Những nhiễm
trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây COPD ở thời kỳ trưởng thành.
Cơ chế bệnh sinh:
Đặc điểm bệnh sinh của COPD là quá trình viêm nhiễm thường xuyên
toàn bộ đường dẫn khí và nhu mô. Xâm nhập đại thực bào, tế bào lympho T (chủ
yếu là CD8) và bạch cầu đa nhân trung tính. Các tế bào viêm giải phóng ra rất
nhiều chất trung gian hoạt mạch, gồm: leucotrien B4(LTB4), interleukine 8 (IL8, yếu tố hoại tử uα (TNF- α) và các chất khác có khả năng phá hủy cấu trúc của
phổi và/hoặc duy trì tình trạng viêm tăng bạch cầu trung tính.
20
Hít phải khói bụi và các chất độc, khói thuốc có thể gây ra tình trạng
viêm cũng như phá hủy cấu trúc phế quản, phổi. Tình trạng viêm này sẽ dẫn
đến tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).
COPD là hậu quả của sự biến đổi nội môi của tế bào niêm mạc đường
thở và phế nang do tình trạng viêm, gồm 3 quá trình:
+ Biến đổi chất gian bào: Sự liên quan giữa hút thuốc lá và viêm đã
được nghiên cứu rất nhiều. Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng
bì sản xuất ra TNFa và một số chất trung gian gây viêm như IL8 và ILB4.
+ Mất cân bằng giữa Protêaza và kháng Proteaza:
Thiếu a1 antitrypsine là một chất ức chế một số proteine thuyết thanh như
neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thũng; elastin là một
thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase. Sự mất
quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây nên sự phá huỷ
phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của antiproteinase do stress oxy
hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy cơ khác của COPD.
+ Mất cân bằng giữa hệ thống chống oxy hoá và chất oxy hoá:
Trong COPD có một sự mất quân bình rõ ràng giữa chất oxy hóa và
chất chống oxy hóa, trong đó chủ yếu là các chất oxy hóa, đó là hydrogen
peroxide (H2O2) và nitric oxide (NO). Những stress oxy hóa ngoài việc gây
tổn thương trực tiếp phổi còn góp phần vào sự mất quân bình proteinase antiproteinase Những chất oxy hóa cũng xúc tiến viêm. Cuối cùng những
stress oxy hóa có thể góp phần làm hẹp đường hô hấp.
Trong COPD, quá trình viêm mãn tính mà thực chất là rối loạn các quá
trình nhắc đến ở trên tái diễn nhiều lần, âm ỉ, hậu quả là gây ra biến đổi về
giải phẫu bệnh ở phổi, từ đó lại dẫn đến biến đổi sinh lý tương ứng của bệnh
(vòng xoắn bệnh lý): gồm tăng tiết nhầy, rối loạn chức năng nhung mao, căng
21
giãn phổi, hẹp đường thở làm giảm lưu lượng thở, rối loạn trao đổi khí, cao áp
động mạch phổi và tâm phế mạn.
1.1.4.3. Điều trị
Điều trị bằng thuốc
Là biện pháp chủ yếu trong điều trị COPD cho dù điều trị bằng YHHĐ
hay YHCT. Phác đồ điều trị của YHHĐ thường là:
- Kháng sinh: tác dụng chống nhiễm khuẩn phổi, phế quản, thường
dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp trong vòng 7 – 10 ngày.
- Thuốc giãn phế quản: có thể dùng phối hợp giữa nhóm chủ vận β2
adrenrgic và kháng cholinergic. Nhóm xanthine ít sử dụng hơn. Đường dùng
các thuốc thường phối hợp đường tại chỗ và đường toàn thân.
- Glucocorticoid: thường dùng đường tiêm truyền hoặc đường uống, có
thể kết hợp với glucocorticoid đường tại chỗ. Liều lượng: 40mg đường
uống/ngày trong 10 ngày.
- Thuốc long đờm: hay sử dụng nhóm có hoạt chất N-acetylcystein.
- Thuốc kích thích hô hấp, thuốc giãn động mạch phổi, điều trị suy tim…
Điều trị không dùng thuốc
- Liệu pháp điều trị oxy: thở oxi để duy trì PaCO 2 ở mức > 8,0 kPa
hoặc SaO2 > 90%. Khi có tâm phế mạn tính hoặc khi có suy tim ứ trệ.
- Thông khí cơ học xâm nhập hoặc không xâm nhập. Hiện nay có xu
hướng dùng thông khí áp lực dương không xâm nhập áp dụng khi có suy hô
hấp cấp, nhược cơ hô hấp.
Biện pháp khác
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi.
- Ghép phổi
22
1.1.5. Tính cấp thiết và thực tiễn của đề tài
COPD là loại nặng nhất trong ba loại của bệnh VPQMT, chiếm tỷ lệ cao
(88% các bệnh phổi), là nguyên nhân chính của các bệnh mạn tính và tử vong
trên toàn thế giới. Hiện nay COPD là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4
trên thế giới, người ta dự đoán trong vài thập kỷ tới tỉ lệ bị bệnh và tỉ lệ tử
vong do bệnh này sẽ tăng lên. Tại Việt Nam, Ngô Quý Châu và cộng sự
(2006) nghiên cứu tỷ lệ mắc trong dân cư một số tỉnh thành phố phía bắc cho
thấy COPD trong đối tượng dân trên 40 tuổi ở nội thành Hà Nội là 2,0% và
trong dân cư thành phố Hải Phòng là 6,8%. Như vậy, nếu tính trung bình
khoảng 5% dân trên 40 tuổi ở Việt Nam mắc COPD, trên cả nước ta sẽ có
khoảng 1,5 triệu người mắc COPD [4], [6].
COPD là một bệnh diễn biến lâu ngày, gây tổn thương không hồi phục
tại phế quản và phế nang, tại đây quá trình viêm, phá hủy tế bào và quá trình
hồi phục, tái tạo tế bào diễn ra cùng lúc nên dẫn đến các triệu chứng chính của
bệnh như ho, khạc đờm, khó thở, suy hô hấp, tâm phế mãn, tử vong…các
nghiên cứu về căn bệnh đã chỉ ra rằng: nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh
COPD là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ
thể. Trong khi yếu tố thuận lợi chính làm suy giảm sức chống đỡ của niêm
mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm, là hai yếu tố mà, muốn khắc phục
được đòi hỏi phải có sự nỗ lực của người bệnh, gia đình, xã hội, môi trường
[4], [6].
Điều trị COPD, chủ yếu là điều trị triệu chứng và loại bỏ các nguyên
nhân gây bệnh, tuy nhiên thường không mấy khả quan, do bệnh mắc đã lâu
ngày và không loại bỏ được nguyên nhân. Trong khi các bệnh nhân mắc bệnh
mãn tính, trong đó có COPD thường có thể trạng suy kiệt, sức đề kháng giảm
cùng với tổn thương chính là tổn thương chức năng của hệ hô hấp, tuần hoàn;
đó cũng là nguyên nhân tạo ra vòng xoắn bệnh lý khiến bệnh ngày một nặng
23
lên, nếu không có sự can thiệp của các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.
Thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cũng là một biện pháp tác động
quan trọng đến kết quả điều trị bệnh.
Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, nhiều nghiên cứu ngoài nước đã
chứng minh glycosid chiết suất từ lá, vỏ cây xoài có các tác dụng giảm đau,
chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường miễn dịch
[6], [7], [9], [11], [12].v.v.vì thế chúng tôi lựa chọn nghiên cứu chất glycosid
từ lá xoài tròn, là một nguyên liệu sẵn có tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn la, từ
lâu vẫn bỏ đi, để tiến hành nghiên cứu trên thực nghiệm các tác dụng dược lý
cũng như tính an toàn của nó trong hỗ trợ điều trị bệnh COPD, một căn bệnh
chiếm tỷ lệ mắc và
tỷ lệ tử vong khá cao trong dân số, đặc biệt ở người già.
COPD là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đang ngày càng tăng, hàng
năm y tế các nước và người bệnh phải chịu gánh nặng chi phí điều trị rất lớn.
Việc nghiên cứu ứng dụng hoạt chất Glycosid lá xoài vào hỗ trợ điều trị bệnh
COPD tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa thực tiễn cao, vì sẽ có thêm một
thuốc YHCT mới, có thể ít tác dụng phụ và có nhiều tác dụng như: chống
viêm, chống virus, giảm ho, điều hòa miễn dịch, giảm co thắt phế quản…,
mặt khác, do là thuốc có nguyên liệu dồi dào tại địa phương, hy vọng thuốc sẽ
có giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều người bệnh, góp phần tích cực trong
việc nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
24
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: lá xoài tròn Yên Châu, Sơn La.
Địa điểm thu mẫu: bản Poong, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh
Sơn La.
Thời gian thu mẫu: tháng 3 năm 2012 và tháng 1 năm 2013.
Mẫu nghiên cứu gồm có: lá già, lá bánh tẻ và lá non.
2.1.2. Nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị:
2.1.2.1. Nguyên vật liệu
Mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực vật:
o Lá tươi sau khi thu hái được ngâm trong cồn 50 o để nghiên cứu đặc
điểm vi phẫu.
o Lá sau khi thu hái được sấy khô, tán thành bột mịn để nghiên
cứu đặc điểm bột.
o Cành mang hoa tươi và lá sau khi thu hái một phần được ngâm với
EtOH 50o, một phần được ép tiêu bản khô để nghiên cứu đặc điểm
hình thái.
Nghiên cứu hóa học:
Các mẫu lá cây xoài tròn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La sau khi thu hái
được sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 50 oC, nghiền thành bột thô, bảo quản
trong túi nilon kín, ở nơi khô ráo.
Nghiên cứu tác dụng sinh học:
Glycosid toàn phần lá xoài tròn Yên Châu ở dạng cao lỏng tỷ lệ 4:1 (4
25
gam dược liệu trong 1 ml) (còn gọi là cao lỏng LXT Yên Châu 4:1) Qui trình
chiết xuất được thực hiện tại Bộ môn Dược liệu, trường đại học Dược Hà Nội.
Thuốc thử đạt tiêu chuẩn cơ sở (có qui trình riêng do TS.Đỗ Quyên xây dựng).
Động vật thí nghiệm:
Với nghiên cứu độc tính cấp và xác định LD50 của cao lỏng lá xoài
tròn và đánh giá tác dụng chống viêm của cao lỏng lá xoài tròn:
Sử dụng: chuột cống trắng cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 120 ±
20g của Học viện Quân Y. Chuột nhắt trắng khỏe mạnh, cả 2 giống, trọng
lượng 20± 2 g của viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Với nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao lỏng lá xoài tròn:
Sử dụng thỏ chủng Newzealand White, lông trắng, trọng lượng 1,82,5 kg do Trung tâm chăn nuôi Viện Kiểm nghiệm cung cấp. Súc vật được
nuôi trong phòng thí nghiệm 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu bằng thức ăn
chuẩn dành riêng (do Công ty liên doanh Guyomarc’h-VCN sản xuất), uống
nước tự do.
Với nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của cao lỏng lá
xoài tròn:
Sử dụng một số chủng vi sinh vật như: các chủng vi khuẩn: S. aureus,
Enterococci, E. coli, P. aeruginosa, Streptococcus pneumonia, Streptococcus
tan máu β; chủng nấm: C. albicans,
Với nghiên cứu tác dụng giảm ho
Với nghiên cứu tác dụng giãn phế quản
Với nghiên cứu tác dụng lên chức năng miễn dịch
2.1.2.2. Hóa chất, thiết bị khác:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hóa học của lá xoài tròn
Dung môi: Acetonitril, CH3COOH băng, CHCl3, EtOAc, EtOH,
MeOH, HCOOH, H2O, HCl đặc.….