Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GA CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ TV PM TẬP ĐỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.87 KB, 7 trang )

Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

TẬP ĐỌC:

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
2. Kĩ năng:
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện
sự đổi mới từng ngày trên đất nước ta. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
- HS khá, giỏi biết được giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ, học tập và ứng
dụng khi làm văn.
3. Thái độ:
- Yêu quý thành quả lao động, luôn trân trọng và giữ gìn.
II. Chuẩn bị:
+ Xếp bàn ghế cho HS học theo 3 nhóm.
+ GV: Bay (của thợ nề), máy vi tính và máy chiếu.
+ HS: Bài soạn.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp – Giới thiệu GV dự chuyên đề.
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV:Kiểm tra bài cũ của 3 nhóm- - HS1 thực hiện yêu cầu.
mỗi nhóm 1 em.
- Gọi HS1 đọc đoạn 1 bài” Buôn Chư Lênh
đón cô giáo “ và trả lời câu hỏi:


HS2 thực hiện yêu cầu.
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô
giáo như thế nào?
- Gọi HS2 đọc đoạn 2, 3 bài” Buôn Chư
Lênh đón cô giáo “ và trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng
HS3 thực hiện yêu cầu.
rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
- Gọi HS3 đọc đoạn 4 bài” Buôn Chư Lênh
đón cô giáo “ và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung chính của bài là gì?
HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu
hỏi.
- - Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy- học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
- GV: Chiếu hình vẽ trong SGK
- GV:Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa
và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- HS: Thực hiện y/c
GV: Giới thiệu bài thơ Về ngôi nhà đang
xây: Các công trình đang xây dở như
trong bức tranh nay mai sẽ trở thành
những biệt thự tráng lệ, những ngôi nhà
Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

Nội dung ghi bảng


1


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

đồ sộ, nguy nga góp phần tô đẹp cho quê
hương đất nước. Chúng ta cùng học bài
hôm nay để biết rõ điều đó.
-GV: Ghi tiêu đề bài
Tập đọc:Về ngôi nhà đang xây
HS: Nhắc lại tiêu đề.
Đồng Xuân Lan
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
Hoạt động của GV và HS
- GV: Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc cả
bài.
- HS: Thực hiện yêu cầu.
- GV: Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc
- toàn bài thơ ( 3 lần )
- - HS đọc bài theo trình tự:
- Lần1:
+ HS1: Chiều đi học về..... còn
- nguyên màu vôi gạch.
- + HS 2: Bầy chim đi ăn về.....lớn
lên
- với trời xanh.
- - GV: Rèn đọc:huơ huơ, sẫm biếc,
gạch,

- rãnh tường.( Có thể học sinh tự
tìm
- các từ khác)
- - HS : Một vài HS thực hiện yêu cầu.
- Lần2:
- - GV: Yêu cầu 2 học sinh nối tiếp
đọc.
- HS: 2 HS thực hiện yêu cầu.
- - GV: Chú ý cho HS ngắt nhịp đúng
( HS tự tìm ra cách ngắt nhịp- T. tạo
tình huống
- cho HS động não )
- Chiều / đi học về;
- Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
- Lớn lên / với trời xanh...
- - HS: 2- 3 HS luyện đọc.
- Lần3:
- - GV: Yêu cầu 2 học sinh nối tiếp
đọc.
- HS: 2 HS thực hiện yêu cầu.
- GV: Rút ra từ khó:giàn giáo, trụ bê
- tông, cái bay.
- - GV: Chiếu lần lượt hình ảnh giàn
Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

Nội dung ghi bảng

-

- huơ huơ, sẫm biếc, gạch,

rãnh tường.

-

Chiều / đi học về;
Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
Lớn lên / với trời xanh...

2


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

giáo,
- trụ bê tông và cho HS xem cái bay
thật.
- - GV: Giàn giáo được dùng để làm
gì?
- HS: HS trả lời
- - GV: Trụ bê tông được đúc từ
những vật liệu gì?
- HS: HS trả lời
- - GV: Cái bay là dụng cụ làm việc
- của thợ nề.
- - GV: Yêu cầu HS luyện đọc theo
cặp
- - HS: 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
- theo cặp

- - GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
- HS: Lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Hoạt động của GV và HS
. GV: Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả
lời câu hỏi : Thời gian ( 2 phút )
Nhóm 1,2: Những chi tiết nào vẽ nên một
ngôi nhà đang xây?
Nhóm 3,4: Tìm những hình ảnh so sánh
nói lên vẻ đẹp ngôi nhà.
Nhóm 5,6: Tìm những hình ảnh nhân hóa
được sử dụng trong bài để tả ngôi nhà.
- HS: Nhắc lại nhiệm vụ, sau đó từng nhóm
thực hiện yêu cầu.
- HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét.
GV: Kết luận: Chiếu Những chi tiết vẽ
nên một ngôi nhà đang xây.
* Giàn giáo tựa cái lồng.
* Trụ bê tông nhú lên.
*Bác thợ nề đang cầm bay.
* Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên
màu vôi, gạch.
* Những rãnh tường chưa trát.

Nội dung ghi bảng

* GV:Kết luận: Chiếu những hình ảnh so
sánh nói lên vẻ đẹp ngôi nhà.
* Giàn giáo tựa cái lồng.

* Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
* Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, là
bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
- GV: Ngôi nhà đang xây trong bài được so
Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

3


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

sánh với những hình ảnh nào?
- HS: Trả lời (Dự kiến: Ngôi nhà được ví
như bài thơ sắp làm xong, được so sánh với
bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.)
- GV:Ghi bảng+ hỏi: Qua cách so sánh - Bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
của tác giả , em thấy ngôi nhà đang xây
thế nào?
- HS: Trả lời tự do.( Dự kiến: Qua cách so
sánh của tác giả, em thấy ngôi nhà đang
xây đẹp lì lạ như những tác phẩm nghệ
thuật.)
- GV: Liên hệ: Em có nên vào các công
trình đang xây dở để chơi không? Vì sao?
- HS: Trả lời tự do.( Dự kiến: Chúng ta
không nên vào chơi ở các công trình
đang xây vì ở đó ngổn ngang vật liêu xây
dựng, không đảm bảo an toàn cho trẻ

con.)
GV yêu cầu nhóm 5,6 trình bày câu hỏi
thảo luận:
Những hình ảnh nhân hóa nào được sử
dụng trong bài thơ để tả ngôi nhà?
- HS: ( Dự kiến:Ngôi nhà tựa vào nền trời
sẫm biếc thở ra mùi vôi vữa.
Nắng đứng ngủ quên trên những bức
tường.
Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh
tường chưa trát.
Bầy chim rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt
nhạc
Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.)
- HS: Nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ - Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
nào để nhân hóa các sự vật trong bài thơ?
- HS: ( Dự kiến: tựa, thở, mang, ủ đầy, rót,
lớn lên.)
- GV: Kết luận ( In đậm các từ ngữ nhân
hóa?) sau đó ghi bảng + Hỏi: Hình ảnh
nhân hóa Ngôi nhà lớn lên với trời xanh
có ý nghĩa gì?
- HS: Trả lời tự do.( Dự kiến: Hình ảnh
nhân hóa cuối bài cho em thấy ngôi nhà
đầy sức sống, nó sẽ còn cao hơn và có
một tương lai tươi đẹp.)
- GV: Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật
so sánh và nhân hóa của tác giả khi miêu
tả ngôi nhà đang xây có tác dụng gì?

- HS: Trả lời tự do.(Dự kiến: Tác giả đã
sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
và so sánh để miêu tả ngôi nhà đang xây
Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

4


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

làm cho nó hiện lên thật đẹp đẽ, gần gũi
và sống động.)
- GV: Người ta thường nghĩ về ngôi nhà
đang xây với cái vẻ khô khan, thô kệch thế
mà ngôi nhà đang xây của Đồng Xuân
Lan hiện lên thật nên thơ và đáng yêu.
Việc sử dụng tài tình nghệ thuật so sánh
và nhân hóa đã góp phần làm nên cái
hay, cái đẹp của bài thơ này.
- GV: Em học tập được gì qua cách viết
của tác giả?
- HS: Trả lời tự do.( Dự kiến: Em rất thích
cách so sánh và nhân hóa của tác giả
trong bài thơ. Em sẽ học tập để vận dụng
khi viết văn, đặc biệt là văn miêu tả.)
- GV: Hi vọng sau này cô sẽ nhận được từ
các em những bài văn hay và sinh động.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm

Hoạt động của GV và HS
-GV: Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- HS : Đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp
theo dõi sau đó cùng trao đổi tìm giọng đọc
hay và thống nhất. ( Khổ thơ 1,2 )
- GV: Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các
khổ thơ 1,2.
+ Chiếu khổ thơ 1, 2 lên màn hình.
+ 1 HS đọc hay đoạn trên.
-HS: Lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS: Thực hiện yêu cầu.

Nội dung trình chiếu
Chiều /đi học về
Chúng em qua ngôi nhà đang xây dở//
Giàn giáo tựa cái lồng che chở//
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc//
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng//
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong//
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

- GV: Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc diễn cảm (3 HS của 3 nhóm )
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài
? Vì sao?

- HS: Trả lời tự do. ( Dự kiến:
HS1: Em thích hình ảnh Bác thợ nề ra về
còn huơ huơ cái bay chào tạm biệt ngôi
nhà vì em thấy bác thợ nề làm việc vất vả
nhưng rất thân thiện, vui tính, bác ấy coi
ngôi nhà như một người bạn.
HS 2: Em thích hình ảnh Ngôi nhà tựa vào
nền trời, thở ra mùi vôi vữa vì hình ảnh
nhân hóa này rất hóm hỉnh và gợi cảmngôi nhà đang xây ngổn ngang vật liệu mà
đáng yêu lạ.
Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

5


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

HS 3: Em thích hình ảnh Bầy chim rót vào
ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc vì em thấy
tiếng hót của chim như “ vài nốt nhạc “ làm
cho ngôi nhà đang xây trở nên vui tươi, như
lời ca chào mừng ngôi nhà mới sắp ra đời.
HS 4: Em thích hình ảnh Nắng đứng ngủ
quên trên những bức tường/ Làn gió nào
về mang hương, ủ đầy những rãnh tường
chưa trát vữa vì em thấy nắng và gió như
mê say, như quyến luyến những bức tường
ấy.

- GV: Những vần thơ, những hình ảnh đó
đã thể hiện óc tưởng tượng bay bổng ,
cách quan sát tinh tế , cách nhìn sâu sắc,
hóm hỉnh của tác giả về ngôi nhà đang
xây.
- GV: Bài thơ cho em biết điều gì?
- HS: ( 2- 3 HS ) trả lời câu hỏi. ( Dự kiến:
HS 1: Bài thơ cho em biết vẻ đẹp của ngôi
nhà đang xây.
HS 2: Bài thơ cho em thấy đất nước ta như
một người đang lớn. Điều đó thể hiện đất
nước ta đang đổi mới từng ngày.
HS 3: Bài thơ cho em thấy hình ảnh đẹp và
sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện
sự đổi mới từng ngày trên đất nước ta.
- GV: Ghi nội dung chính của bài lên bảng. Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự
đổi mới của đất nước.
- HS: (2-3 HS) Nhắc lại nội dung chính.
3. Củng cố - dặn dò
Hoạt động của GV
*- Sau khi học xong bài thơ, em có suy nghĩ
gì ?

Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

Hoạt động của HS
1- 2 HS liên hệ.( Dự kiến:
HS1: Các công trình xây dựng có được phải
tốn rất nhiều tiền của và công sức của biết
bao người lao động vì vậy chúng ta cần quý

trọng và biết ơn họ, đồng thời chúng ta phải
biết bảo vệ, giữ gìn các công trình xây dựng
đó.
HS2: Thành phố Đông Hà quê em là một
thành phố trẻ, có rất nhiều công trình xây
dựng lớn, em nghĩ sau này hoàn thành sẽ làm
cho bộ mặt thành phố khang trang đẹp đẽ
hơn.
HS3: Em ước mơ sau này sẽ trở thành một
kiến trúc sư tài giỏi để thiết kế ra nhiều ngôi
nhà to lớn, đẹp đẽ góp phần tô đẹp cho quê
hương đất nước.)
6


Trường Tiểu học Hùng Vương- Đông Hà

Giáo án lớp 5

- Em nêu lại nội dung chính của bài.
- 2- 3 HS nhắc lại.
* Nhận xét tiết học:
- Lắng nghe
Dặn HS về nhà xem và chuẩn bị bài “ Thầy - Nhận nhiệm vụ.
thuốc như mẹ hiền.”

Gv:Hoà Ñaéc Thò Khaùnh Hoàng

7




×