Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của tổ hợp lai sasso x lương phượng và sasso x (sasso x lương phượng) tại một số trang trại chăn nuôi tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN TIẾN VỮNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ
CHO THỊT CỦA TỔ HỢP LAI SASSO X LƯƠNG PHƯỢNG
VÀ SASSO X (SASSO X LƯƠNG PHƯỢNG) TẠI MỘT SỐ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH VĂN CHỈNH

HÀ NỘI - 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Vững

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
cơ quan, các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến Cán bộ, chuyên viên Phòng Chăn nuôi,
Lãnh đạo - Sở Nông nghiệp PTNT - tỉnh Nam Định; Khoa đào tạo
sau đại học, Bộ môn Di truyền và Chọn giống Vật nuôi - Khoa
Chăn nuôi - Nuôi trồng thuỷ sản - Trường Đại học nông nghiệp Hà
Nội.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh, thầy giáo đã
trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi về tri thức khoa học
trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của,
các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp.
Tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của các chủ trang trại
chăn nuôi, chủ trạm ấp trứng gia cầm ở tỉnh Nam Định, người thân
trong gia đình đã giành nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2008

Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Vững

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

vii


1.

Mở đầu

i

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2.

Mục đích

3

2.

Tổng quan tài liệu

4

2.1.

Khả năng sinh sản ở gia cầm

4


2.2.

Khả năng về sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

6

2.3.

Khả năng cho thịt của gia cầm

19

2.4.

Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam

20

3.

Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu

29

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

29


3.2.

Nội dung nghiên cứu

29

3.3.

Thời gian và địa điểm

30

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

31

4.

Kết quả và thảo luận

40

4.1.

Khả năng sinh sản của tổ hợp lai (Sasso x Lương Phượng) và
Sasso x (Sasso x Lương Phượng)

40


4.1.1.

Tuổi đẻ của tổ hợp lai SL và SSL

40

4.1.2

Khối lượng gà mái qua các giai đoạn đẻ

41

4.1.3

Tỷ lệ đẻ của tổ hợp lai SL và SSL

45

iii


4.1.4

Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống

4.1.5.

Khối lượng trứng của gà mái thuộc tổ hợp lai SL và gà mái lai


51

của tổ hợp lai SSL

53

4.1.6.

Tỷ lệ ấp nở của tổ hợp lai SL và SSL

55

4.2.

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà lai SL và SSL

63

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà lai nuôi thịt

63

4.2.2

Khả năng sinh trưởng

64


4.2.3

Tiêu tốn thức ăn cho gà lai nuôi thịt

72

4.2.4.

Mổ khảo sát

75

4.2.5.

Chỉ số sản xuất của gà lai nuôi thịt

79

4.2.6

Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai SL và SSL

81

5.

Kết luận

84


5.1.

Kết luận

84

5.2.

Đề nghị

85

Tài liệu tham khảo

86

Phụ lục

94

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

kgTT


: Kilogam tăng trọng

NXB

: Nhà xuất bản

Tr

: Trứng

TG

: Trứng giống

TT

: Tuần tuổi

TB

: Trung bình

TL

: Tỷ lệ

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn


TA

: Thức ăn

S

: Sasso

L

: Lương Phượng

SL

: (Sasso x Lương phượng)

SSL

: Sasso x (Sasso x Lương Phượng)

P

: Chỉ số sản xuất

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

4.1. Tuổi đẻ của tổ hợp lai SL và SSL qua các giai đoạn

40

4.2. Khối lượng gà mái qua các giai đoạn đẻ

41

4.3. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tỷ lệ trứng giống

47

4.4. Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, 10 trứng giống

52

4.5. Khối lượng trứng qua các giai đoạn đẻ

53

4.6. Tỷ lệ ấp nở

55

4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai nuôi thịt


64

4.8. Sinh trưởng tích luỹ của gà lai nuôi thịt

66

4.9.

68

Sinh trưởng tuyệt đối của gà lai nuôi thịt

4.10. Sinh trưởng tương đối

70

4.11. Thu nhận thức ăn của gà lai nuôi thịt

72

4.12. Tiêu tốn thức ăn của gà lai nuôi thịt

74

4.13. Kết quả mổ khảo sát

78

4.14. Chỉ số sản xuất của gà lai nuôi thịt


80

4.15. Sản lượng thịt hơi/ mái đẻ

81

4.16. Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai SL và SSL

82

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1a.

Gà đẻ, tổ hợp lai trống Sasso x mái Lương Phượng

42

4.1b.

Gà đẻ tổ hợp lai Sasso x (Sasso x Lương Phượng)


43

4.2.

Khối lượng gà mái qua các giai đoạn đẻ tổ hợp lai SL và SSL

45

4.3.

Tỷ lệ đẻ của tổ hợp lai SL và SSL

50

4.4.

Khối lượng trứng qua các giai đoạn đẻ tổ hợp lai SL và SSL

55

4.5.

Tỷ lệ trứng có phôi của tổ hợp SL và SSL

57

4.6.

Tỷ lệ nở so với tổng trứng ấp của tổ hợp SL và SSL


58

4.7.

Tỷ lệ nở gà con loại 1 so với tổng trứng ấp

60

4.8a.

Gà con 1 ngày tuổi của tổ hợp lai trống Sasso x mái Lương
Phượng

4.8b.

62

Gà con 1 ngày tuổi tổ hợp lai Sasso x (Sasso x Lương
Phượng)

62

4.9.

Sinh trưởng tích luỹ của gà lai SL và SSL

67

4.10.


Sinh trưởng tuyệt đối g/con/ngày của gà lai nuôi thịt

69

4.11.

Sinh trưởng tương đối của gà thịt tổ hợp lai SL và SSL

71

4.12.

Thu nhận thức ăn g/con/ngày của gà lai SL và SSL

73

4.13.

Tiêu tốn thức ăn kgTA/kg khối lượng tăng

75

4.14.

Kết quả mổ khảo sát gà lai nuôi thịt

79

vii



1. MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chăn nuôi gia cầm từ lâu đã gắn bó với đời sống nhân dân, nó có vai trò

quan trọng trong việc cung cấp thịt và trứng cho xã hội. Ngày nay đời sống
kinh tế xã hội phát triển rất nhanh, nhu cầu về thực phẩm cũng không ngừng
tăng cao. Vì vậy chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng trong
những năm qua đã phát triển mạnh mẽ. Đồng thời khoa học về giống, thức ăn
đã phát triển tích cực trong những năm qua là yếu tố giúp cho chăn nuôi và
sản phẩm chăn nuôi của thế giới không ngừng tăng cao.
Ở Việt Nam chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có
tốc độ phát triển nhanh và hướng tới phát triển bền vững với giá trị sản xuất
lớn. Năm 1986 giá trị ngành chăn nuôi đạt 9.059,8 tỷ đồng, năm 2002 là
21.199,7 tỷ đồng và năm 2006 đạt 48.654,5 tỷ đồng chiếm 24,7 % giá trị sản
xuất nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi gia cầm chiếm 19% giá trị sản xuất
trong chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia cầm chỉ đứng thứ hai sau chăn nuôi
lợn, và giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Về đàn gia cầm, năm 1986 có 99,9 triệu con thì năm 2003 là 254 triệu
con (trong đó gà 185 triệu con, vịt ngan ngỗng 69 triệu con), tốc độ tăng
7,85%/năm. Từ năm 2003 do ảnh hưởng của dịch cúm nên số lượng đầu con
có giảm. Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con trong đó gà 152 triệu
con, thuỷ cầm 62,6 triệu con. Các vùng có số lượng gia cầm lớn như: Vùng
đồng bằng sông Hồng 58,4 triệu con, vùng Đông Bắc bộ là 42,5 triệu con;
Đồng bằng sông Cửu Long 36,4 triệu con (chủ yếu là thuỷ cầm); vùng Bắc
Trung bộ 33,2 triệu con, Đông Nam bộ 15,4 triệu con, Duyên hải miền Trung
12,5 triệu con, Tây Bắc 8,8 triệu con, Tây Nguyên 7,8 triệu con.
1



Có được những thành tựu trên khoa học công nghệ đã có những đóng
góp quan trọng như nghiên cứu thích nghi, đưa vào sản xuất các giống gà
công nghiệp như: AA; Avian; Ross; ISA; Goldline; Hyline… Gà broiler trước
đây phải nuôi 55-56 ngày nay chỉ còn 42 – 45 ngày, khối lượng cơ thể đạt 2,0
– 2,5 kg/con, thức ăn tiêu tốn 1,7 – 2,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể.
Gà trứng thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 – 280 quả/ mái/năm. Cũng
trong những năm qua việc phát triển gà lông màu năng suất chất lượng cao đã
được tập trung nghiên cứu và triển khai rộng rãi. Các giống gà có năng suất
chất lượng cao được nhập về và phát triển như: Tam Hoàng, Lương Phượng,
Kabir, Sasso, ISA…
Về sản lượng thịt gà: Trong tổng số 185 triệu con có khoảng 50 triệu gà
mái đẻ các loại, 135 triệu gà nuôi thịt bao gồm 35 triệu gà công nghiệp và
lông màu, gần 100 triệu gà địa phương. Hàng năm có thể sản xuất được
650.000 tấn thịt (trong đó ước tính gà công nghiệp là 120. 000 tấn, thịt gà
lông màu là 150 ngàn tấn, thịt gà địa phương là 180.000 tấn và 100.000 tấn gà
mái đẻ thải loại). Trong tổng số 650.000 tấn thịt gà có khoảng 70.000 tấn gà
giống để tái tạo đàn còn lại là gà thịt thương phẩm
Chăn nuôi gia cầm tuy đã đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ
nhưng còn mang nặng tính tự cấp tự túc, manh mún, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ
còn phổ biến, trang trại chăn nuôi lớn còn quá ít. Hệ thống giống gia cầm còn
nhiều bất cập, năng suất và tiềm năng di truyền các giống trong nước còn quá
thấp chưa được chọn lọc cải tạo, phục tráng. Mặt khác chăn nuôi trong nông
hộ chưa được đầu tư thích đáng, chính sách khuyến nông còn nhỏ bé và hạn
chế vì vậy trang trại chăn nuôi gia cầm lớn chưa nhiều. Hiện nay cả nước chỉ
có 12 cơ sở gia cầm giống gốc do Bộ Nông nhiệp & PTNT quản lý. Với quy
mô đàn gà giống hiện nay, hàng năm có thể xuất được 537.000 gà bố mẹ, từ
đó sản xuất ra 50,2 triệu gà con thương phẩm với tổng sản lượng thịt gà đạt
85.938 tấn. Như vậy lượng gà bố mẹ còn thiếu sẽ do người dân tự mua các

giống trôi nổi ngoài thị trường, (Phùng Đức Tiến và cộng sự 2007 [34])
2


Hiện nay ở Nam Định chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà lông
màu nói riêng khá phát triển. Đàn gia cầm thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2008
là 5.079.146 con trong đó có 3.733.834 con gà. Trong đàn gà có 911.382 con
gà công nghiệp. Như vậy hàng tháng Nam Định cần 400.000 đến 500.000 con
giống gà công nghiệp các loại, trong đó nhu cầu gà giống lông màu từ
200.000 đến 300.000 con. Lượng con giống gà công nghiệp lông màu này do
các trang trại tại Nam Định cung cấp khoảng 100.000- 150.000 con còn lại là
mua từ Công ty cổ phần gà giống Châu thành và từ nơi khác về.
Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu cung cấp gà lông màu nuôi thịt chúng
tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt
của tổ hợp lai Sasso x Lương Phượng và Sasso x (Sasso x Lương Phượng)
tại một số trang trại chăn nuôi tỉnh Nam Định”
1.2.

Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh sản của tổ hợp lai Sasso x Lương Phượng và tổ

hợp lai Sasso x (Sasso x Lương Phượng)
- Khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà thương phẩm của hai tổ hợp lai trên
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà thương phẩm của tổ hợp lai
Sasso x Lương phượng và tổ hợp lai Sasso x (Sasso x Lương Phượng)

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.

Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh

giá năng suất thịt của giống hoặc dòng. Theo tài liệu của Smetnev (1975) [
71] cho rằng khả năng sản xuất thịt của dòng, giống không chỉ phụ thuộc vào
khả năng sinh trưởng, khối lượng gà broiler lúc giết thịt mà còn phụ thuộc vào
số gà con được sinh ra trên một gà mái của đàn bố mẹ. Giống hoặc dòng nào,
đàn bố mẹ có sản lượng trứng cao, số lượng gà con một ngày tuổi trên một gà
mái nhiều thì tổng sản lượng thịt sản xuất ra sẽ cao. Trong thực tế ít có một
dòng vừa có sản lượng trứng cao vừa có khả năng sinh trưởng nhanh. Vậy nên
trong một giống cần cơ cấu nhiều dòng, mỗi dòng có một tính trạng nổi trội
như: Tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sống tốt, sản lượng trứng cao… từ đó lai
chéo giữa các dòng tạo con lai có nhiều đặc điểm di truyền tốt.
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi
thành thục ( tuổi đẻ), giống, dòng, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tỷ lệ
ấp nở…
* Tuổi thành thục của gia cầm: Tuổi đẻ của đàn gà là một yếu tố đánh
giá khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ, nếu tuổi đẻ quả trứng đầu tiên muộn
thì tổng số trứng đẻ ra sẽ thấp đồng thời chi phí thức ăn cho một quả trứng sẽ
cao. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên phụ thuộc vào dòng, giống, chế độ nuôi
dưỡng; giống gà hướng trứng đẻ sớm hơn giống gà thịt, dòng ông bà nội đẻ
muộn hơn dòng ông bà ngoại. Gà cho ăn nhiều thức ăn trong giai đoạn hậu bị
làm khối lượng vượt quá tiêu chuẩn cũng làm cho gà đẻ sớm nhưng sản lượng
trứng sẽ thấp. Tuổi đẻ 5%, 30%, 50% càng cao thì số trứng thu được cũng
giảm và chi phí thức ăn cho một quả trứng cũng tăng cao.
Theo Trần Công Xuân, và cộng sự (2005) [54] cả 3 dòng gà Lương
4



Phượng đều có tuổi thành thục sớm tuổi đẻ trứng đầu dao động trong khoảng
142 – 152 ngày. Tỷ lệ đẻ tăng nhanh sau 2 tuần đạt mức 30% và sau 4 tuần
đạt 50% tỷ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần tuổi 28-29.
Theo Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2005) [45] Tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên dòng HB5 dao động từ 134-143 ngày tuổi, bình quân là 137 ngày tuổi.
Dòng HB7 dao động từ 138-149 ngày tuổi, bình quân là 142 ngày.
* Sản lượng trứng, năng suất trứng của gia cầm là yếu tố đánh giá trực

tiếp khả năng sinh sản của gia cầm. Gà có sản lượng trứng cao thì năng suất
trứng qua các giai đoạn đẻ sẽ cao. Các giống gà chuyên trứng có sản lượng
trứng 260 – 320 quả/mái/năm. Các giống gà chuyên thịt có sản lượng trứng
thấp hơn, sản lượng trứng chỉ đạtt 150 – 210 quả/mái/năm. Những giống gà
năng suất trứng cao thì tỷ lệ đẻ thường xuyên duy trì ở mức cao, chi phí thức
ăn cho 10 quả trứng sẽ thấp. Sản lượng trứng phụ thuộc nhiều vào chăm sóc
nuôi dưỡng đàn gà mái.
Khối lượng của đàn gà mẹ ở các giai đoạn gà dò và gà đẻ cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sản lượng trứng. Nếu đàn gà phát triển đồng đều ở các giai
đoạn và đúng với trọng lượng chuẩn của dòng, giống thì sẽ thu được sản
lượng trứng cao nhất. Phùng Đức Tiến và công sự (2007) [33] khối lượng cơ
thể lúc 20 tuần tuổi của gà KL (Kabir x Lương Phượng) là 2.160,25g, gà
Kabir B là 2.168,52, gà LV2 là 2098,30 g. Tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà bố
mẹ của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (2002) cho biết khối lượng gà
SASSO- SA31L lúc 20 tuần tuổi là 2.250g.
* Khối lượng trứng của gia cầm cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh
giá khả năng sinh sản của gia cầm. Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống,
dòng, chăm sóc nuôi dưỡng và tuổi đẻ. Cùng tỷ lệ đẻ như nhau những đàn nào
trứng có khối lượng lớn hơn thì thu được tổng khối lượng trứng cao hơn. Khối
lượng trứng còn đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá khả năng sinh sản
5



của đàn gà bố, mẹ. Nếu trứng đẻ ra bé quá hoặc lớn quá so với khối lượng
trung bình của giống, dòng dẫn đến tỷ lệ ấp nở kém. Vỏ trứng và hình dạng
của trứng cũng quyết định đến tỷ lệ ấp nở từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản. Những trứng quá tròn hay quá dài khi ấp đều khó nở ra được con, những
trứng có vỏ quá mỏng hoặc quá dầy đều không tốt cho việc sử dụng làm trứng
giống vì tỷ lệ ấp nở của trứng này đều thấp. Khối lượng trứng của gà mới đẻ
thường nhỏ, khối lượng trứng sẽ tăng dần theo tuổi đẻ, tuổi càng cao trứng
càng to. Khối lượng trứng còn phụ thuộc vào khối lượng của đàn gà bố mẹ
nếu đàn gà bố mẹ nuôi hạn chế quá mức ở giao đoạn gà dò thì trứng đẻ ra sau
này cũng sẽ nhỏ
Khả năng sinh sản của gia cầm chịu ảnh hưởng của mùa vụ, gà đẻ vào
mùa xuân có tỷ lệ đẻ cao hơn mùa hè. Trong điều kiên nuôi ở chuồng thông
thoáng tự nhiên thì đàn gà dò nuôi theo mùa vụ ánh sáng giảm dần đến 18 -20
tuần tuổi thì tỷ lệ đẻ sẽ cao hơn là ngược lại.
* Tỷ lệ ấp nở: Khả năng sinh sản của đàn gà phụ thuộc rất nhiều vào tỷ
lệ ấp nở. Nếu đàn gà có tỷ lệ đẻ cao nhưng tỷ lệ ấp nở thấp thì số gà con sinh
ra trên một gà mái của đàn bố mẹ cũng thấp. Tỷ lệ ấp nở lại phụ thuộc rất
nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, sức khoẻ của đàn gà bố mẹ. Thức ăn thiếu
canxi thì trứng đẻ ra vỏ mỏng dẫn đến tỷ lệ trứng giống thấp. Điều trị thuốc
kháng sinh dài ngày cho đàn gà bố mẹ thì tỷ lệ ấp nở sẽ thấp.
Tỷ lệ ghép trống trên mái nếu không phù hợp với từng dòng giống thì
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Chất lượng con trống kém thì tỷ lệ trứng có
phôi cũng thấp. Thời gian, chế độ bảo quản trứng cũng ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ lệ ấp nở, thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ nở càng giảm. Tỷ lệ ấp nở
còn phụ thuộc vào chế độ ấp nở, chế độ ấp nở phù hợp thì tỷ lệ nở cao, số gà
con loại 1 nhiều.
2.2.


Khả năng về sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

6


2.2.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục trong cơ thể động
vật cũng như trong cơ thể gia cầm. Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng,
kích thước của cơ thể do kết quả của quả của sự phân chia các tế bào dinh
dưỡng.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [24], đã dẫn tài liệu của
Gatnez cho biết trong quá trình sinh trưởng trước hết là kết quả của sự phân
chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Theo tài liệu của
Chambers (1990) [57], Mozan (1977) đã định nghĩa sinh trưởng là tổng sự
sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không
những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh
dưỡng. Trần Đình Miên và cộng sự (1975) [22] đã khái quát: Sinh trưởng là
một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều
cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn thể bộ phận của
cơ thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Cùng với quá
trình sinh trưởng các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn phát triển hoàn
thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về mặt sinh học sinh
trưởng của gia súc, gia cầm là quá trình tổng hợp protein thu nhận từ bên
ngoài (thức ăn) chuyển hoá thành protein đặc trưng cho từng cơ thể của từng
giống, dòng làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước. Tuy nhiên,
cũng có những hiện tượng tăng khối lượng cơ thể không do quá trình tổng
hợp protein như: Sự tích luỹ mỡ, tích luỹ nước trong cơ thể gia súc gia cầm.
Sự sinh trưởng của động vật thường tuân theo những quy luật nhất
định. Các tác giả Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [24] đã cho
biết: Viện sĩ A.F. Midedorpho (1867) là người đầu tiên phát hiện quy luật

sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh
nhất sau khi mới sinh sau đó tăng khối lưọng giảm dần theo từng lứa tuổi.
7


Nguyễn Ân (1984) [3] cũng dẫn tài liệu của D.A. Kislowsky (1930) cho thấy:
Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến
trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng
phát dục không đều được biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng
và cường độ tăng khối lượng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi. Sự sinh
trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận cơ quan (mô xương, cơ) có bộ
phận thời kỳ này phát triển nhanh, nhưng thời kỳ khác lại phát triển chậm..
Bozko (1973) [70] đã dẫn tài liệu của B.C. Krưllova, chia quá trình
sinh trưởng của gà trong 2 tháng đầu ra thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 10 ngày đầu gà con chưa hoàn thiện cơ quan điều chỉnh nhiệt
cơ thể. Gà có tốc độ sinh trưởng nhanh do sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ ở
lòng đỏ còn lại, chưa có sự sai khác về sinh trưởng giữa con trống và con mái.
Gà con ít vận động, buồn ngủ, đòi hỏi nhiệt độ môi trường cao, phản xạ yếu
với điều kiện ngoại cảnh thay đổi vì vậy gà con cần sự chăm sóc cẩn thận.
- Giai đoạn từ 11 đến 30 ngày tuổi gà con sinh trưởng rất nhanh, cơ quan
chức năng điều khiển thân nhiệt đã hoàn thiện, có sự khác biệt giữa con trống
và con mái về tốc độ sinh trưởng, về màu sắc lông và về các đặc điểm sinh
dục thứ cấp khác như: mào, tích. Gà đã sử dụng và chuyển hoá thức ăn tốt
hơn.
- Giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi lúc này khối lượng của gà tăng lên
gấp nhiều lần, gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu suất sử dung thức ăn tốt.
Gà thay lông tơ bằng lông vũ. Các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng đã được củng cố bền vững.
Trong công tác giống cũng như trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm
đánh giá xác định sinh trưởng của từng cá thể, từng giống hoặc từng dòng là

việc làm cần thiết vì đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất thịt

8


của dòng và giống. Trong thực tế để đánh giá khẳ năng sinh trưởng, người ta
thường dùng các chỉ số sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, sinh
trưởng tương đối hoặc chỉ số sinh trưởng K.
Sinh trưởng tích luỹ Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các
chiều đo trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một
thời điểm nào đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng
sinh trưởng. Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian khác
nhau như: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi … sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng
tích luỹ. Đối với gà thịt sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng
nhất làm căn cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau.
Từ những số liệu về sinh trưởng tích luỹ chúng ta có thể vẽ được đường
cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha với các đặc điểm chính sau:
- Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở
- Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
- Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Trần Long (1994) [14] đã nghiên cứu đường cong sinh trưởng của các
dòng gà V1, V3, V5 thuộc dòng gà Hybro (HV85), đường cong sinh trưởng
của 3 dòng gà có sự khác nhau và trong mỗi dòng gà giữa gà trống và mái
cũng có sự khác nhau. Tốc độ sinh trưởng cao ở 7-8 tuần tuổi đối với gà trống
và 6-7 tuần tuổi đối với gà mái.
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể
tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (T.C.V.N 2.39, 1977)
[38]. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng Parabol, với gà thịt thường đạt đỉnh
cao từ 6-8 tuần. Đơn vị sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày.

Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước
9


và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2.40,
1977) [39]. Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypebon.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
2.2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền của dòng, giống đến sinh trưởng
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc
độ sinh trưởng của cơ thể gia súc, gia cầm. Theo tài liệu của Trần Đình Miên
(1975) [22], S.Wright chia các gen ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật
thành 3 loại:
- Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính
năng lý học của các chiều.
- Gen ảnh hưởng theo nhóm, ví dụ có nhóm chỉ ảnh hưởng đến xương
mà không ảnh hưởng đến cơ.
- Gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ.
Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [2], Nguyễn Ân (1984) [3],
Nguyễn Văn Thiện (1998) [29], các tính trạng năng suất (trong đó có tốc độ
sinh trưởng) thường là các tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo
lường được như: Khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng
trứng…Tài liệu của Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [25] cho
thấy: Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen hay còn gọi là
đa gen, các gen này hoạt động theo 3 phương thức:
- Cộng gộp : Hiệu ứng tích luỹ cùng từng gen (A)
- Trội

: Hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng locut (D)

- Átgen


: Hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng locut (I)

Như vậy kiểu di truyền của gen (G) sẽ được xác định bằng công thức:
G=A+D+I
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu để xác định mức độ ảnh
hưởng của di truyền đến sinh trưởng của gia súc, gia cầm người ta sử dụng
10


đại lượng hệ số di truyền. Tác giả Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [12] đã
khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên
giá trị kiểu hình. Theo tài liệu của Chambers (1990) [57] thì Siegel và Kiney
đã tổng kết tương đối hoàn chỉnh về hệ số di truyền tốc độ sinh trưởng của
con bố là từ 0,4-0,6. Marco (1982) [62] đã thông báo hệ số di truyền của tốc
độ sinh trưởng là từ 0,4-0,5. Theo Kushner (1978) [11] hệ số di truyền khối
lượng sống của gà 1 tháng tuổi là 0,33; gà 2 tháng tuổi là 0,46; gà 3 tháng tuổi
là 0,44; gà 6 tháng tuổi là 0,55 và của gà trưởng thành là 0,43.
Trần Long (1994) [14] đã công bố hệ số di truyền của 3 dòng gà V1,
V3,V5 thuộc giống gà HV85 ở 9 đời theo phương pháp phân tích phương sai:
- Dòng V1: Gà trống h2D=0,312, gà mái: h2D= 0,394
- Dòng V3: Gà trống h2S+D=0,275, gà mái: h2D= 0,260
- Dòng V5: Gà trống h2S+D=0,309, gà mái: h2D= 0,363.
Theo Beskhlebnova và ctv (1972) [69], sự tồn tại của các gen hoặc
nhóm gen trong các dòng và giống gia súc, gia cầm rất khác nhau cho nên
dòng và giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng không giống nhau. Trong quá
trình chọn, tạo giống với mục đích kinh tế khác nhau thì khối lượng cơ thể
của chúng rất khác nhau. Ví dụ: gà hướng thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả:
Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1996) [5], Nguyễn Đăng Vang và cộng sự

(1999) [49] đã khẳng định: các giống gia cầm khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm
dụng thịt trứng và giống gà chuyên trứng. Các tác giả Lê Thị Nga và cộng sự
(2003) [26], Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1993) [40], khi nghiên cứu sự sinh
trưởng của các giống, dòng và các tổ hợp là gà cũng cho kết quả tương tự.
Ngay trong cùng một giống các dòng khác nhau cũng có tốc độ sinh trưởng,
phát triển khác nhau. Viện sĩ C.I.Smetnev (1975) [71] đã chỉ rõ sự khác nhau
11


về sinh trưởng ngay trong cũng một giống trong điều kiện nuôi dưỡng như
nhau là từ 10-15% hoặc cao hơn. Sự khác nhau về khối lượng giữa các giống
gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500700g (13-30%). Nghiên cứu của Trần Long (1994) [14] về sinh trưởng của 3
dòng gà thuần (Vv; V3; V5) của giống gà Hybro HV 85 cho thấy sinh trưởng
của 3 dòng khác nhau ở 42 tuần tuổi. Các tác giả: Ngô Giản Luyện (1994)
[15]. Bùi Đức Lũng (1992) [16], cũng đã có nhận xét tương tự ở một số giống
gà cao sản và nội địa khác.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của ưu thế lai đến sinh trưởng
Những đặc điểm di truyền tốt của từng giống, dòng rất da dạng và
chúng chỉ bộc lộ hoàn toàn trong điều kiện sống, độ tuổi, sự nhân giống thích
hợp . Vì vậy để khai thác tiềm năng di truyền người ta dùng phương pháp lai
tạo. Theo tài liệu của các tác giả Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc
(1998) [29], Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [19], cơ sở di truyền của
lai tạo là làm tăng giá trị hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng locut (D) và
hiệu ứng do tương tác các gen không cùng locut (I) (Át gen), làm xuất hiện ưu
thế lai.
Darwin là người đầu tiên đề cập đến lợi ích của lai tạo và đi đến kết
luận là lai có lợi, tự giao có hại đối với động vật. Lai tạo còn nhằm sử dụng
hiện tượng sinh học quan trọng, đó là ưu thế lai nó làm cho sức sống của con
vật, các lợi ích kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế

của tổ hợp lai làm căn cứ cho việc chọn giống gia súc gia cầm (Lê Đình
Lương, Phan Cự Nhân, 1994, [19]). Khi lai các loài, chủng, giống hoặc các
dòng nội phối khác nhau thì con lai thường vượt các dạng bố mẹ ban đầu về
sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, sức chống chịu bệnh tật
(Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân 1994 [19]). Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức
chịu đựng, năng suất đời con do giao phối không đồng huyết và nuôi trong
12


những điều kiện khác nhau.
Theo các tác giả Nguyễn Ân, và cộng sự (1983) [2]: trong chăn nuôi việc
lai tạo giữa các cá thể khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã xuất hiện
ưu thế lai ở các tính trạng sản xuất. Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng,
khó xếp loại thật rành mạch, nhưng đều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế
lai cao hơn bất kỳ con nào khác ở các thế hệ tiếp theo là F2, F3…Fn.
Trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà thịt người ta đã sử
dụng triệt để ưu thế lai để làm tăng tốc độ sinh trưởng của gà con, tăng khối
lượng cơ thể gà của gà thịt. Theo tài liệu của tác giả Smetnev (1975) [71]:
Các giống gia cầm hướng thịt, trứng hoặc kiêm dụng được tạo ra và tồn tại
trên cơ sở cơ cấu giống là: các dòng và các gia đình. Từ các dòng và các gia
đình dựa vào khả năng phối hợp các nhà chuyên môn đã tìm ra các công thức
lai chéo dòng (lai đơn và lai kép) làm xuất hiện ưu thế lai ở thế hệ đầu tiên F1.
Bởi vậy trong chăn nuôi gà thịt, gà lai F1 (thương phẩm) bao giờ cũng có tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn
so với gà bố mẹ. Gà thịt Broiler của các giống: Plymouth-Rock; Hybro, Ross208,
2.2.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng đến sinh
trưởng và phát triển của gia cầm
Chúng ta đã biết các tính trạng số lượng trong đó có tốc độ sinh trưởng
và khối lượng cơ thể của gà thịt chịu ảnh hưởng rất lớn các tác động môi
trường E (Environment). Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998)

[29]: cho biết nếu bỏ qua môi trường tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh
thì quan hệ giữa kiểu hình P (Phenotype), kiểu gien G (Genotype) và môi
trường (E) được biểu hiện bằng công thức: P = G + E
Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [12], Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn
Khánh Quắc (1998) [29] đều đi đến thống nhất: căn cứ vào mức độ, tính chất
13


ảnh hưởng lên cơ thể gia súc, gia cầm, môi trường E được chia thành 2 loại,
đó là:
+ Môi trường chung Eg (General environment) tác động thường xuyên
liên tục đến tất cả các cá thể trong quần thể
+ Môi trường riêng Es (Specian environment) tác động đến một số cá
thể riêng biệt nào đó của quần thể trong một thời gian ngắn.
Từ những nhận thức trên đây nhiều tác giả như Lê Đình Lương, Phan
Cự Nhân (1994) [19], đã cho chúng ta thấy các giống gia súc, gia cầm đều
nhận được ở tổ tiên, bố mẹ một số gen quyết định tính trạng, trong đó có các
tính trạng số lượng, đó chính là những đặc điểm di truyền của giống hoặc
dòng, nhưng những khẳ năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc
rất nhiều vào môi trường sống như thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
và khí hậu.
* Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng:
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn
sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm. Đặc biệt đối với gia
cầm non do không được bú sữa mẹ như động vật có vú nên giá trị dinh dưỡng
của thức ăn ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng
và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Theo tài liệu của Trần Đình Miên và
cộng sự (1975) [22] thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất
lớn đối với sự phát triển của gia súc, gia cầm. Cho ăn khẩu phần đầy đủ chất
dinh dưỡng theo giai đoạn sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục, ngược

lại nếu thức ăn thiếu protein, vitamin, khoáng thì quá trình sinh trưởng sẽ
chậm lại. Tác giả đã dẫn thí nghiệm của V.I.Phedorop (1973) chứng minh
trong bất kỳ trường hợp nào thức ăn tốt cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển,
nhưng tính chất chu kỳ của sinh trưởng vẫn luôn luôn tồn tại. Rovimen (1994)
[65] qua nghiên cứu đã xác định ảnh hưởng của các mức protein và năng
lượng trong khẩu phần đến khả năng tăng khối lượng và chuyển hoá thức ăn
14


của gà Broiler Ross – 208. Theo Bùi Đức Lũng (1992) [16] để phát huy khả
năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng
được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng.
Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần được bổ sung hàng loạt các chế phẩm
sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh
trưởng làm tăng chất lượng thịt. Các tác giả Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng,
Phạm Quang Hoán (1995) [21] đã xác định được nhu cầu protein thích hợp
nuôi gà Broiler cho năng suất cao. Trần Công Xuân và công sự (1995) [50]
khi nghiên cứu chế độ dinh dưỡng nuôi gà Broiler AV-35 gồm 9 lô thí
nghiệm với 3 mức năng lượng và protein khác nhau cho thấy khối lượng gà ở
56 ngày tuổi khác nhau rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
(1995) [18]; Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995) [37] đều đã khẳng định ảnh
hưởng rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia
cầm. Hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin
trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn. Trong
trường hợp sinh trưởng tối đa, việc bổ sung axit amin sẽ cải thiện hệ số
chuyển hoá thức ăn.
Như vậy thông qua cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu của nhiều
nhà chuyên môn đã chứng minh rõ ràng sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
của thức ăn đối với khả năng sinh trưởng của gà thịt.

* Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng, phát triển
Yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi
trường ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm.
Đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên cơ thể
động vật.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều
15


khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nếu
nhiệt độ không phù hợp (quá thấp), gà con tụ đống không sử dụng được thức
ăn, sinh trưởng kém, hoặc sẽ chết hàng loạt do dẫm đạp lên nhau. Giai đoạn
sau nếu nhiệt độ quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nước
nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh
đường tiêu hoá. Tài liệu của Reddy (1999) [47] đã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp nở,
nhiệt độ môi trường có ảnh hướng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hoá
thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm
xuống. Sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt độ từ 70C đến 210C sẽ làm giảm hệ số
chuyển hoá thức ăn 0,87% cho mỗi 0C tăng lên. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ
số chuyển hoá thức ăn tiếp tục được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress
nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng.
Schaible, J.Philip (1986) [67] cho biết ở nhiệt độ 630F (16,70C), khi tăng
10F thì tiêu thụ thức ăn giảm 0,8%. Scott và cộng sự (1976) [68] cho biết trong
khoảng 260C – 320C tiêu thụ thức ăn sẽ giảm 1,5g/10C/gà và trong khoảng
320C – 360C tiêu thụ thức ăn giảm 4,2g/10C/gà. Cerniglia G.J. và cộng sự
(1983) [56] cho biết khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C thì tiêu thụ thức ăn
của gà mái biến đổi một lượng tương đương 2kcal;
Reddy (1999) [47] đã nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ môi
trường với sinh trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn và đã rút ra kết luận: gà

Broiler nuôi trong môi trường mát mẻ và ôn hoà cho năng suất cao hơn môi
trường nóng. Ví dụ gà từ 4-8 tuần tuổi ở nhiệt độ 10 – 150C đạt khối lượng cơ
thể 1205 – 1249g và hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,41 – 2,33, ở 21,10C đạt khối
lượng cơ thể 1225g, hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,23. Nhưng ở 26,70C khối
lượng cơ thể đạt 1087g và hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,30. Khi nhiệt độ môi
trường cao trên 26-270C sẽ gây stress nhiệt vì gà con không thể giải thoát được
nhiệt mà cơ thể sản sinh ra, do đó sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất, giảm khả

16


năng sử dụng thức ăn, tăng tần số hô hấp dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng. Gà
con từ 7 tuần tuổi trở lên nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn gà dưới 7 tuần tuổi.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [18], gà Broiler nuôi
trong vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn nhu cầu vụ đông 10-15%.
Theo Salah và cộng sự (1946) [66] cho biết nhiệt độ trong ngày đầu tiên nên
từ 280C-350C sau đó giảm dần xuống 210C. Kết quả thí nghiệm cho thấy gà
Broiler 4-8 tuần tuổi tăng khối lượng đạt 1225g ở 210C nhưng chỉ đạt 1087g ở
260C. Theo tác giả sự giảm tăng khối lượng này chủ yếu là do giảm lượng
thức ăn ăn vào. Bùi Đức Lũng (1992) [16] cho biết tiêu chuẩn nhiệt độ trong
chuồng nuôi là 18-200C sau 4 tuần tuổi.
* Ảnh hưởng của ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí quá cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh
trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều
và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi điều
kiện của thời tiết nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm;
bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất
nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ
thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng, ở mọi môi trường gà con
đều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát dục.

Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng
của thời tiết mùa vụ đối với tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu. Có
rất nhiều nghiên cứu của các tác giả, các nhà chuyên môn đã làm sáng tỏ vấn
đề này.
Phisinhin (1985) [72] đã dẫn tài liệu của B.P.Larinov, xác nhận gà con
nở vào mùa xuân sinh trưởng kém trong 15 ngày tuổi đầu sau đó tốc độ sinh
trưởng tăng kéo dài đến 3 tháng tuổi.
Smetnev (1975) [71] đã chứng minh rằng gà con vào mùa xuân và hè
17


×