Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn vân pa nuôi tại quảng trị và ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

ðẶNG HOÀNG BIÊN

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA GIỐNG LỢN VÂN PA
NUÔI TẠI QUẢNG TRỊ VÀ BA VÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ðINH VĂN CHỈNH

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng ñể bảo vệ một học vị
nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện
luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

ðặng Hoàng Biên



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất ñến PGS.TS. ðinh Văn Chỉnh, người hướng dẫn khoa học ñã
tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cám ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ
môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản,
Khoa Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Võ Văn Sự, ThS. Tăng Xuân Lưu và
các cán bộ công nhân Trường trung cấp Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị ñã
nhiệt tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành ñến TS. Tạ Thị Bích Duyên và các
cán bộ Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi Viện Chăn nuôi cùng gia ñình và
bạn bè ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.

Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2009

Tác giả

ðặng Hoàng Biên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

1.


ðẶT VẤN ðỀ

1

1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích của ñề tài

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi
ñịa phương

2.2


3

Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh
sản của lợn nái

4

2.3

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn

11

2.4

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

17

3.

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1

ðối tượng nghiên cứu

22


3.2

ðịa ñiểm nghiên cứu

22

3.3

Thời gian nghiên cứu

22

3.4

Nội dung nghiên cứu

22

3.5

Phương pháp nghiên cứu

24

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28


4.1

Kết quả ñiều tra

28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.2

ðánh giá khả năng sản xuất của lợn Vân Pa

32

4.2.1

Năng suất sinh sản của lợn Vân Pa

32

4.2.2

ðánh giá năng suất sinh sản của ñàn lợn Vân Pa theo lứa ñẻ

41

4.2.3


Năng suất sinh sản theo lứa ñẻ của ñàn lợn nuôi tại Ba Vì và
Quảng Trị

46

4.2.4

Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn Vân Pa

51

4.3

ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Vân Pa.

54

4.3.1

Khối lượng của lợn Vân Pa nuôi thịt

54

4.3.2

Khối lượng của lợn Vân Pa ở Ba Vì và Quảng Trị

57

4.3.3


Sinh trưởng tích lũy của ñàn lợn Vân Pa

61

4.3.4

Sinh trưởng tích lũy của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị

64

4.3.5

Sinh trưởng tương ñối của lợn Vân Pa

68

4.3.6

Sinh trưởng tương ñối của lợn Vân Pa ở Ba Vì và Quảng Trị

72

4.4

Khảo sát năng suất và chất lượng thịt ñối với lợn Vân Pa

76

4.4.1


Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất thân thịt

76

4.4.2

Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt

77

5.

KẾT LUẬN

82

5.1

Kết luận

82

5.2

ðề nghị

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- SCSS

:

Số con sơ sinh

- SCSSS :

Số con sơ sinh sống

- SC21

:

Số con 21 ngày

- SCCS

:

Số con cai sữa

- KLSS


:

Khối lượng sơ sinh

- KL21

:

Khối lượng 21 ngày

- KLCS

:

Khối lượng cai sữa

- BV

:

Ba Vì

- QT

:

Quảng Trị

-L


:

Landrace

- LW

:

Large White

-D

:

Duroc

-Y

:

Yorkshire

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
Stt

Tên bảng


Trang

4.1:

Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Vân Pa

33

4.2:

Năng suất sinh sản của ñàn lợn Vân Pa

37

4.3:

Năng suất sinh sản của ñàn lợn Vân Pa theo lứa ñẻ

42

4.4:

Năng suất sinh sản theo lứa ñẻ của lợn Vân Pa nuôi tại Ba Vì và
Quảng Trị

47

4.5:


Tương quan giữa các chỉ tiêu sinh sản của lợn Vân Pa

52

4.6:

Khối lượng của lợn Vân Pa theo tháng tuổi (kg)

55

4.7:

Khối lượng theo tháng tổi của lợn Vân Pa ở Ba Vì và Quảng Trị (kg)

58

4.8:

Sinh trưởng tích lũy của lợn Vân Pa (g/ngày)

62

4.9:

Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị
(g/ngày)

65

4.10:


Sinh trưởng tương ñối của lợn Vân Pa (%)

70

4.11:

Sinh trưởng tương ñối của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị (%)

73

4.12:

Năng suất và chất lượng thân thịt của lợn ñực Vân Pa

76

4.13:

Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt lợn Vân Pa

78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC HÌNH
Stt

Tên hình


Trang

4.1.

Số con các thời ñiểm của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị

38

4.2.

Số con ở các thời ñiểm theo lứa ñẻ của lợn Vân Pa

44

4.3.

Số con sơ sinh sống của lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị theo
lứa ñẻ

4.4.

48

Khối lượng sơ sinh/con của ñàn lợn Vân Pa tại Ba Vì và Quảng
Trị theo lứa ñẻ

49

4.5.


Khối lượng lợn cái và lơn ñực Vân Pa qua các tháng tuổi

56

4.6.

Khối lượng của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì Quảng Trị

60

4.7.

Khối lượng của lợn ñực Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị

60

4.8.

Sinh trưởng tích lũy của lợn Vân Pa

64

4.9.

Sinh trưởng tích lũy của lợn cái Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị

67

4.10. Sinh trưởng tích lũy của lợn ñực Vân Pa nuôi tại Ba Vì và Quảng Trị


67

4.11. Sinh trưởng tương ñối của lợn Vân Pa

72

4.12. Sinh trưởng tương ñối của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị

75

4.13. Sinh trưởng tương ñối của lợn cái Vân Pa tại Ba Vì và Quảng Trị

75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1

ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước nhỏ nằm ở khu vực ðông Nam Á, trên một dải

ñất hẹp nhưng ña dạng về sinh thái tự nhiên, phong phú về văn hoá, với hơn
50 dân tộc sinh sống. Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lúa nước phát
triển từ rất sớm vì vậy con người ñã biết thuần hoá ñộng vật thành vật nuôi
phục vụ cho mục ñích sản xuất của mình. Cùng với thời gian, qua chiều dài
năm tháng và nhưng biến ñộng về tự nhiên, xã hội ñã có nhiều loài ñộng vật
ñược sinh ra và mất ñi theo lịch sử. Tuy nhiên với lòng dũng cảm và sự cần cù

của mình các dân tộc Việt Nam ñã tạo ra một số lượng lớn giống vật nuôi bản
ñịa, hiện nay có hợn 50 giống nội ñịa và ñứng ñầu về tỷ lệ con giống trên một
ñơn vị diện tích (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004)[22].
Trước ñây do nền kinh tế còn khó khăn, mục tiêu là tạo ra nhiều sản
phẩm, chủ trương của nhà nước là phát triển các giống cao sản vì vậy chúng
ta ñã nhập nhiều giống lợn ngoại năng suất cao (Yorkshire, Landrace,
Duroc…) ñể cải tạo ñàn lợn nội năng suất thấp. Nhưng hiện nay yêu cầu về số
lượng sản phẩm không gay gắt như trước nữa, mặt khác các giống bản ñịa và
các nguồn gen quý ñang mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng. Ý thức về việc
bảo vệ và phát triển các nguồn gen này là hết sức cần thiết, vì vậy từ những
năm 2000 Bộ Nông nghiệp & PTNT ñã có chương trình “Bảo tồn nguồn gen
ðộng, Thực vật và Vi sinh vật”.
Lợn Vân Pa (còn ñược gọi là lợn Mini) là một giống ñược phát hiện
năm 2000 ở hầu hết các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, năm 2007 còn
phát hiện thấy ở tỉnh Quảng Bình và Huế. Năm 2001 ñược ñưa vào danh sách
bảo tồn trong ñề án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. ðây là giống có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


nhiều tập tính của ñộng vật hoang dã như tính bầy ñàn, tự kiếm nơi kín ñáo
làm tổ khi ñẻ, có khả năng tự kiếm ăn cao ít lệ thuộc vào ñiều kiện nuôi dưỡng.
Việc tiếp xúc với chúng cũng khó hơn nhiều so với các giống lợn khác. Trong
những năm gần ñây, giống lợn này ñã bị giảm sút nghiêm trọng chỉ còn khoảng
500 con nằm trong một số xã như A Bung, A Vao, Hướng Lập, Hướng Sơn,
Húc Nghì của huyện ðakrông và huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị (Trần Văn
Do, 2004)[13]. Hai nguyên nhân gây giảm nhiều nhất ñó là việc ñưa ồ ạt các
giống lợn ngoại vào vùng lợn Vân Pa qua các dự án của tỉnh Quảng Trị và
quan trọng hơn ñó là do lợn Vân Pa vốn ngon lại nhỏ, vừa túi tiền và là món ăn
ñặc sản nên chúng nhanh chóng ñã bị bán ñi. ðặc biệt trong những năm gần
ñây ñường Hồ Chí Minh ñi qua vùng này tạo nên thông thương với các ñường

giao thông khác tạo nên việc vận chuyển lợn dễ dàng hơn.
Năm 2006 nhận thấy giống lợn Vân Pa có khả năng thuần hoá và phát
triển sản xuất, Viện Chăn nuôi ñã xây dựng ñề án “Nghiên cứu khai thác và
phát triển nguồn gen lợn Vân Pa”. Trong khuôn khổ của ñề án này tuyển
chọn một số lợn nái và lợn ñực từ vùng xuất xứ giống lợn này ñể thử nghiệm
nuôi tập trung tại hai cơ sở có ñiều kiện sinh thái khác nhau là ở huyện Ba Vì
Hà Tây, nay là Hà Nội và Trường Trung cấp Nông nghiệp & PTNT Quảng
Trị. Trên cơ sở ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “ðánh giá khả năng
sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị
và Hà Nội”.
1.2

Mục ñích của ñề tài
Bước ñầu ñánh giá ñược một số ñặc ñiểm sinh học và tính năng sản

xuất chủ yếu của lợn Vân Pa, nhằm ñịnh hướng bảo tồn và phát triển giống
lợn này phục vụ thị trường và tăng thu nhập cho người dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi ñịa phương

2.1.1 Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn các giống vật nuôi ñịa phương
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt ñới gió mùa, có dải ñất hẹp trải dài
theo chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh
xâm lược. Nhưng thật may là chúng ta lại có một kho tàng ña dạng sinh học

phong phú, tuy một số loại ñộng, thực vật ñã bị tuyệt chủng hay một số khác
ñang có nguy cơ tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân như; i) áp lực của cơ chế
thị trường chạy theo năng suất cao, chạy theo thị trường mà ñã bỏ quên giống
ñịa phương năng suất thấp nhưng có chất lượng thịt cao; ii) tác ñộng của kỹ
thuật mới về truyền giống nhân tạo ñã tạo ra nhiều giống lai có năng suất cao,
làm cho giống nội thuần có năng suất thấp dần biến mất. Sự tuyệt chủng của
một số loại ñộng vật, vật nuôi ñịa phương có năng suất thấp nhưng mang
những ñặc ñiểm quý giá như thịt thơm ngon, chịu ñựng kham khổ, dinh dưỡng
thấp, thích nghi cao với ñiều kiện sinh thái khắc nghiệt là một ñiều ñáng tiếc.
Nhận thấy hiểm hoạ ñang ñến ñối với các giống vật nuôi nội ñịa, cho
nên từ những năm 1989 ñến nay Bộ Khoa học và Công nghệ ñã cho thực hiện
ñề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi một trong nhiều ñề án bảo tồn nguồn gen
ñộng, thực vật khác. Bộ Nông nghệp và Phát triển Nông thôn trong chương
trình giống ñã ñưa phần bảo tồn nguồn gen như một bộ phận quan trọng nhằm
thúc ñẩy sản xuất.
Năm 1990 triển khai ñề án bảo tồn quỹ gen ñến nay chúng ta ñã nhận biết
ñược 51 giống, trong ñó 8 giống ñã mất trước năm 1990. Trong 43 giống còn lại
có 18 giống ñược sử dụng rộng rãi và 25 giống ñược sử dụng hẹp, 8 giống trong
số 25 giống ñã ñược tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51 giống có 13 giống
lợn, 5 giống ñã mất, 5 giống ñã ñược phát triển nhiều, 1 giống phát triển xuất sắc
và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và Hoàng Văn Tiệu, 2004. Hội nghị bảo tồn
Quỹ gen, 10/ 2004)[22].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2.2

Khả năng sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản
của lợn nái
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể ñộng vật


ñồng thời là chức năng duy trì giống nòi và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản
hữu tính là hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể ñộng vật, ñó
là quá trình có sự tham gia của hai cơ thể ñực và cái, là một quá trình mà ở ñó
con ñực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng
và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái và sinh ra
ñời con. Quá trình sinh sản ñối với con cái xẩy ra bắt ñầu bằng sự xuất hiện chu
kỳ tính và ñược ñiều khiển bởi một hệ thống thần kinh, thể dịch hết sức phức tạp.
Sự ñiều khiển ñược mô phỏng theo sơ ñồ dưới ñây:
Các nhân tố ánh sáng,
nhiệt ñộ, dinh dưỡng

Vỏ ñại
não
Hypothalamus
GRH
Thuỳ trước tuyến yên

+

-

PL

LH

FSH

Buồng trứng
Oestrogen Thể vàng

Rụng trứng Progesterol
Tuyến sữa

Sừng tử cung

Prostaglandine

Sơ ñồ 2.1. ðiều khiển hormone chu kỳ tính ở lợn cái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


GRH: Gonadotropin releaser hormone

LH: Lutein hormone

FSH: Foliculin stimulin hormone

PL: Prolactin

Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như khí hậu, nhiệt ñộ,
ánh sáng, chế ñộ nuôi dưỡng, quản lý, tác ñộng xoa bóp, mùi vị con ñực, tình
trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể ñều ảnh hưởng trực
tiếp ñến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh, thể dịch.
2.2.1 Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Chỉ tiêu tổng quát ñể ñánh giá năng suất sinh sản của bản thân lợn nái
là số con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu về số con cai sữa/nái/năm còn phụ thuộc
vào rất nhiều nhân tố. Các nhân tố cấu thành khả năng sản xuất của lợn nái
ñược minh hoạ như sơ ñồ 2.2
Số lợn con cai sữa/nái/năm


Số lợn con cai sữa/lứa

Hao hụt
chăn nuôi

Tỷ lệ
rụng
trứng

Số lơn lợn con
ñẻ ra sống

Tỷ lệ
trứng thụ
tinh

Số lứa/nái/năm

Thời gian phối
sau cai sữa

Hợp tử Khoảng cách
chết
giữa cai sữa và
ñộng dục

Thời gian
mang thai

Tỷ lệ thụ

thai, không
thụ thai

Thời gian
bú sữa

Không có
khả năng
sinh sản

Sơ ñồ 2.2. Các nhân tố xác ñịnh thành tích sinh sản
Các chỉ tiêu cụ thể thường ñược dùng ñể ñánh giá năng suất sinh sản
của lợn nái như:
* Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái
- Tuổi ñộng dục lần ñầu (ngày)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


- Khối lượng phối giống lần ñầu (kg)
- Tuổi phối giống lần ñầu (ngày)
- Tuổi ñẻ lứa ñầu (ngày)
- Khoảng cách lứa ñẻ (ngày)
- Thời gian phối giống trở lại (ngày)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Tỷ lệ thụ thai (%)
* Các chỉ tiêu về số lượng lợn con
- Số con ñẻ ra/ổ (con)
- Số con sơ sinh sống/ổ (con)
- Số con 21 ngày tuổi/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)

- Số lứa ñẻ/nái/năm (lứa)
* Các chỉ tiêu liên quan ñến khối lượng lợn con
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Tỷ lệ ñồng ñều của ñàn lợn con (%)
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của lợn nái
Việc xác ñịnh và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng ñến thành tích sinh
sản góp phần phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống vật nuôi, nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa
học ñã nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp
tới thành tích sinh sản của bản thân lợn nái nhưng ñược chia làm 2 loại chính
là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


2.2.2.1 Yếu tố di truyền
Trong chăn nuôi, giống là tiền ñề và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
ñến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái (ðặng Vũ Bình, 1999)[4]. Các giống
khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản khác nhau vì kiểu gen của chúng khác
nhau, mỗi giống gia súc ñều có cả gen trội và gen lặn ñối với chỉ tiêu mong
muốn và không mong muốn. Trong chọn lọc cần chọn ñàn giống có tỷ lệ kiểu
gen trội ñối với chỉ tiêu mong muốn cao nhất và hạn chế ñến mức tối thiểu sự
thể hiện gen lặn của tính trạng không mong muốn.
Chọn lọc là phương pháp ñơn giản và ñược sử dụng sớm nhất ñể nâng
cao chất lượng ñàn giống vật nuôi. Chọn lọc cũng là ñộng lực ñầu tiên ñể ñạt
tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể tăng số lượng gen tốt và giảm số

lượng gen xấu thông qua quan sát kiểu hình.
2.2.2.2 Các yếu tố ngoại cảnh
Khi ta ñã có một giống tốt tức là qua khâu chọn lọc nghiêm ngặt thì yếu
tố quyết ñịnh ñến thành bại trong chăn nuôi lại là các nhân tố ngoại cảnh. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái như chế ñộ nuôi
dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa ñẻ, mùa vụ, nhiệt ñộ môi
trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật...
- Chế ñộ nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi lợn nái, dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng
không những ñể ñảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái mà còn quyết ñịnh
ñến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Lợn nái ở các giai ñoạn khác nhau như hậu bị,
có chửa, nuôi con, chờ phối ñều cần ñược cung cấp ñủ về số và chất lượng
các chất dinh dưỡng ñể có kết quả sinh sản tốt.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi ñộng dục có thể làm tăng số lượng trứng
rụng, tăng số phôi sống (Books và Cooper, 1972, theo Ian Gordon, 1997 [48]).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Do ñó áp dụng chế ñộ dinh dưỡng "Flushing" trong pha sinh trưởng của
buồng trứng của lợn nái nên ñã làm tăng số lượng trứng rụng (85% so với
64%) và tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (Cox và
cộng sự, 1987, Flowers và cộng sự, 1989, Rhoder và cộng sự, 1991, Cassar và
cộng sự, 1994, theo Ian Gordon, 1997)[48].
Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa ñầu có thể làm tăng tỷ
lệ chết phôi ở lợn nái mới ñẻ (Kirkwood và Thacker, 1988, theo Ian Gordon,
1997)[48].
Pettigrew và Tokach (1991) (theo Ian Gordon, 1997) [48] cho biết nuôi
dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm
mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển
của tuyến vú.

Lợn nái nuôi con nên cho ăn tự do ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu
quả là thời gian ñộng dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống
(Zak và cộng sự, 1995, Reese và cộng sự, 1984, Carrol và cộng sự, 1993,
Kirkwood và cộng sự, 1987, theo Ian Gordon, 1997)[48]. Theo Chung và
cộng sự (1998)[37], tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng
sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Ian Gordon
(2004)[49] cho biết: tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai
ñoạn ñầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian ñộng dục trở
lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai ñoạn cuối,
tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai ñoạn giữa và cuối chu
kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai ñoạn ñầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất
ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có ñược khối
lượng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp
trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian ñộng dục trở lại (Robinson, 1990, theo
Ian Gordon, 1997)[48]. Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối
sẽ làm cho lợn nái phải huy ñộng dinh dưỡng của cơ thể ñể nuôi thai, do ñó
làm giảm khả năng sống của thai và lợn con khi ñẻ cũng như sau khi ñẻ, làm
giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn ñến lợn nái sinh sản kém. Nuôi dưỡng
lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ
làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng thành của tế
bào trứng, giảm số con ñẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của
lợn mẹ và giảm tốc ñộ sinh trưởng của lợn con (Yang và cộng sự, 2000)[70].
Podtereba (1997)[63] xác nhận có 9 axitamin cần thiết ñóng vai trò quan
trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song

mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái.
- Mùa vụ
Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố
mùa vụ hay cụ thể hơn là nhiệt ñộ và ñộ ẩm của môi trường. Gaustad -Aas và
cộng sự (2004)[43] cho biết mùa vụ có ảnh hưởng ñến số con ñẻ ra/ổ. Mùa có
nhiệt ñộ cao là nguyên nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả
thấp: tỷ lệ chết ở lợn con cao, thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái
tăng, tỷ lệ ñộng dục trở lại sau cai sữa giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái
phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối
giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%.
Nhiều nghiên cứu ñã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt ñến khả năng
sinh sản của lợn nái. Nhiệt ñộ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và
làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (Pastison, 1980, theo Ian
Gordon, 1997)[48]. Số con ñẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa ñông (Peltoniemi và cộng
sự, 2000 [59]). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt ñộ cao làm giảm tính
nhạy cảm bình thường của chu kỳ ñộng dục. Claus và Weiler (1985, theo Ian
Gordon, 1997)[48] cho biết từ tháng thứ 5 ñến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi
cai sữa ñến ñộng dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác.
- Tuổi và lứa ñẻ
Tuổi và lứa ñẻ ñều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến số con ñẻ ra/ổ.
Lợn nái kiểm ñịnh có tỷ lệ ñẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu và
cộng sự, 1998)[51]. Số lượng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ ñộng dục thứ
nhất, tăng ñến 3 tế bào trứng ở chu kỳ ñộng dục thứ hai và ñạt tương ñối cao ở
chu kỳ ñộng dục thứ ba (Deckert và cộng sự, 1998)[40]. Số con ñẻ ra tương
quan thuận với số lượng trứng rụng (Warrick và cộng sự, 1989, theo Ian
Gordon, 1997)[48].

Lứa ñẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của lợn
nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản
của lợn nái thường thấp nhất ở lứa ñẻ thứ nhất, ñạt cao nhất ở lứa ñẻ thứ 3, 4,
5 và sau ñó gần như là ổn ñịnh hoặc hơi giảm khi lứa ñẻ tăng lên.anderson và
Melammy (1972, theo Ian Gordon, 1997)[48] cho biết số con ñẻ ra/ổ tăng từ
lứa ñẻ một ñến lứa ñẻ thứ tư, ở lứa ñẻ thứ tám trở ñi, số lợn con mới ñẻ bị
chết tăng lên. Số con ñẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ ñến tuổi của lợn nái và giảm
nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn ñẻ lứa ñầu tiên thường có số con ñẻ ra, khối lượng sơ
sinh nhỏ hơn so với những lứa ñẻ sau (Colin, 1998)[39].
- Số lần phối và phương thức phối giống
Clark và Leman, 1986 (theo Ian Gordon, 1997)[48] cho biết số lần phối
giống trong một lần ñộng dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con ñẻ ra/ổ, phối
ñơn trong một chu kỳ ñộng dục ở lúc ñộng dục cao nhất có thể ñạt ñược số
con ñẻ ra/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ ñộng dục làm tăng số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


con ñẻ ra/ổ. Tilton và Cole (1982, theo Ian Gordon, 1997)[48] thấy rằng: khi
phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3
con/ổ so với phối hai lần.
Theoanon (1993, trích từ Ian Gordon, 1997)[48], phối giống kết hợp
giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với
phối riêng rẽ. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con ñẻ
ra/ổ ñều thấp hơn (0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998)[39].
- Thời gian cai sữa
Phân tích 14.925 lứa ñẻ của 39 ñàn lợn nái ở Mỹ (Xue và cộng sự 1993,
theo Ian Gordon, 1997)[48] nhận thấy thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái
có số sơ sinh/ổ, số con ñẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian ñộng dục trở lại ngắn,
khoảng cách từ khi ñẻ ñến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa ñẻ dài.
Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian ñộng dục trở lại 4 - 5 ngày có

thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998 [39]).
Lợn nái phối giống sau khi cai sữa sớm có số lượng trứng rụng thấp
(15, 9 so với 24,6) và số phôi ở ngày chửa thứ 11 ít. Lợn nái cai sữa sớm có tỷ
lệ thụ thai thấp, số phôi sống ít và thời gian ñộng dục trở lại dài Deckert và
cộng sự, 1998 [40].
2.3

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn

2.3.1 Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng
thịt lợn
Sinh trưởng là quá trình tự nhiên của sinh vật, sự tăng lên về kích
thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật trong
giai ñoạn còn non cho ñến thành thục về thể vóc. Thực chất của sự sinh
trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật
nuôi. ðể theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần ñịnh lượng chúng
ñịnh kỳ bằng cân, ño, ... các cơ quan, bộ phận hay toàn cơ thể con vật.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Khoảng cách giữa các lần cân, ño, ... này phụ thuộc vào loài vật nuôi và mục
ñích theo dõi.
* ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai ñoạn sơ sinh ñến 60
ngày tuổi thường ñánh giá qua các chỉ tiêu:
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng 21 ngày/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Tăng trọng từ sơ sinh ñến cai sữa (g)
- Tăng trọng từ cai sữa ñến 60 ngày tuổi (g)
* ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu:

- Tuổi bắt ñầu nuôi (ngày)
- Khối lượng bắt ñầu nuôi (kg)
- Tuổi kết thúc nuôi (ngày)
- Khối lượng kết thúc nuôi (kg)
- Tăng trọng/ngày nuôi (g)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg)
* ðánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về
thân thịt và chất lượng thịt. ðối với năng suất thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng
là: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, ñộ dày mỡ lưng
và diện tích cơ thăn.
Các chỉ tiêu chất lượng thịt thường sử dụng là tỷ lệ mất nước bảo quản,
tỷ lệ mất nước giải ñông, tỷ lệ mất nước chế biến, màu sắc thịt, ñộ dai, pH của
cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và CS, 2001)[64].
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
2.3.2.1 Ảnh hưởng của giống và các chỉ tiêu theo dõi
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc ñược thể hiện thông qua hệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


số di truyền. Hệ số di truyền ñối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh
trưởng trong thời gian bú sữa dao ñộng từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này
thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo.
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền
nghịch và khá chặt chẽ ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, ñó là: - 0,
51 ñến - 0,56 (Nguyễn Văn ðức và Cs, 2001)[16]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi
và cộng sự, 1996)[7].
Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu
tốn thức ăn có thể dễ dàng ñược cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là
một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả

Kovalenko và cộng sự (1990)[52] công bố con lai (DLW)D có mức tiêu tốn
thức ăn là 3,55kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này ñạt 2,5
kg/kg tăng trọng. Tính trạng này ñược quan tâm chọn lọc và có xu hướng
ngày càng giảm.
ðối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ
lệ nạc, ñộ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 0,35) (Sellier, 1998)[65]. ðối với ñộ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao ñộng ở
mức ñộ trung bình ñến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cộng sự, 1999)[50], nên
việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay, (1990) [57]
cho rằng việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ
lưng không làm ảnh hưởng ñến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ.
Hovenier và cộng sự (1992)[47] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc
và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. ðối với các chỉ tiêu
thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và
chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57).
Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu
trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


hệ số di truyền từ 0,1 - 0,3, (Sellier, 1998)[65]. Bên cạnh hệ số di truyền còn
có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số
cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r =
0,65) (Clutter và Brasscamp, 1998)[38], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r =
0,65). Bên cạnh ñó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với ñộ dày
mỡ lưng (r = - 0,87), tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả
năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier, 1998)[65]. Ngoài ra, hàng loạt các thông
báo của nhiều nhà khoa học ñã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc
hàm, tỷ lệ nạc, ñộ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các
giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài
thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm

ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell và CS, 1993)[46].
Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu
tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết
ñàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố
mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998)[65].
Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và
chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy
cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt.
ðiều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress.
2.3.2.2 Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn ñực hay lợn ñực thiến ñều có tốc ñộ phát triển và cấu thành
của cơ thể khác nhau. Lợn ñực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và ñực
thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn ñực cũng cao hơn
lợn cái và lợn ñực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn
ñực thiến có mức ñộ tăng trọng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell
và cộng sự, 1985 [35].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Perez, Desmoulin (1975)[62] khi nghiên cứu trên ñối tượng lợn thí
nghiệm giống Large White có khối lượng từ 18 ñến 99 kg, cho biết ảnh hưởng
của giới tính ñến tốc ñộ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và ñộ dày
mỡ lưng lợn như sau:
Chỉ tiêu

ðực

ðực thiến

Cái


Tăng trọng (g/ngày)

727

668

668

Thu nhận thức ăn (kg/ngày)

2,31

2,43

2,31

Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng)

3,17

3,64

3,47

24

35

28


ðộ dày mỡ lưng (mm)

Như vậy, lợn ñực thiến có mức tăng trọng cao hơn lợn cái và
TTTĂ/kgTT cũng cao hơn. Cụ thể các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace
ñạt ñược như sau: ñối với lợn cái tăng trọng ñạt 868 g/ngày, TTTĂ/kg TT là
2,60 kg/kg, tỷ lệ nạc ñạt 53,8%, pH ñạt 6,32. Các chỉ tiêu tương ứng ở lợn
ñực thiến là 936 g/ngày, 2,70 kg/kg, 50,9% và 6,26.
2.3.2.3 Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối
lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở ñộ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do
sự tăng lên của các mô ở giai ñoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không
nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn,
dẫn ñến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chất lượng thịt lợn cũng thay ñổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ
thể phát triển khác nhau ở từng giai ñoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ
khi còn nhỏ nhưng tốc ñộ giảm dần, còn mô mỡ tốc ñộ tích lũy ngày càng
tăng. Tính từ khi sinh ra ñến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần,
trong ñó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ
tăng tới 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975)[62].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


2.3.2.4 Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng ñến khả năng sản xuất
và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế ñộ quản lý, chăm
sóc nuôi dưỡng ñàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng
khối lượng thấp hơn lợn ñược nuôi trong ñiều kiện chuồng trại rộng rãi.
Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996)[34] cho thấy diện tích
chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn

so với lợn ñược nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn ñực thiến
ñạt tối ña khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,00 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cộng
sự (1995)[59] cho thấy lợn nuôi ñàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong
một bữa ñược nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức
ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu ñến quá trình trao ñổi chất và sức
sản xuất của lợn, ñó là ñiều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn
không ñảm bảo, chế ñộ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân ñàn,
tiêm chủng, ñiều trị, thay ñổi khẩu phần... (Wood, 1986)[69].
2.3.2.5 Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố
ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn.
Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do ñó
chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và
ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng
tốt do khả năng ñồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn
thấp, do ñó thời gian nuôi sẽ ñược rút ngắn tăng số lứa ñẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn
thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do ñó khi nâng cao khả
năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp ñến tốc ñộ tăng khối lượng. ðảm bảo cân ñối dinh dưỡng thì
con vật mới phát huy ñược tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh
dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn ñến khả năng sản xuất và chất lượng thịt
của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng ñến khả năng
sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối

lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn
(Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995)[23] khi lợn ñược ăn khẩu phần ăn hạn chế.
Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu
phần thức ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995)[67].
2.3.2.6 Ảnh hưởng của năm và mùa vụ
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết
chúng gây ảnh hưởng ñến khả năng tăng trọng của lợn. Pathiraja và cộng sự
(1990)[60] cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng ñến tăng khối
lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng tăng khối
lượng của lợn. Thomas (1984)[66] cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg ñến 90 kg ở
nhiệt ñộ từ 80C ñến 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về
thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn ðức và cộng sự (2000)[17], Trần Thị
Minh Hoàng và cộng sự (2003)[20] cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh
hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
2.4

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quá trình toàn cầu hoá và sự tăng dân số quá nhanh cùng với nạn phá
rừng ñã làm cho sự ña dạng sinh học trên trái ñất này giảm ñi nhanh chóng.
Các nguồn gen ñộng vật, thực vật và những kiến thức bản ñịa có liên quan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×