Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 17. Hô hấp ở động vật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.93 KB, 4 trang )

Tuần: 9, Tiết: 18.
Ngày soạn: 07/10/2010.

Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT.
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của bề mặt hô hấp của động vật.
- Liệt kê được các hình thức hô hấp của động vật ở cạn và ở nước.
- Phân tích được hiệu quả của sự trao đổi khí ở động vật.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK.
III. TRỌNG TÂM:
Phần III. Các hình thức hô hấp.
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1). Chuẩn bị:
1.1 Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
1. Trình bày đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt.
2. Trình bày đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật.
Đáp án:
1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt
a. Miệng
- Động vật ăn thịt có răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, cắt nhỏ thịt.


b. Dạ dày và ruột
- Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hoá cơ học và hoá học
- Ruột ngắn do thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thụ.
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật
- Động vật ăn thực vật có răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền nát thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn có vi sinh vật phát triển.
- Ruột dài do thức ăn cứng khó tiêu hoá.
- Thức ăn qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá thành các chất đơn giản và hấp thụ.
- Manh tràng phát triển có vi sinh vật phát triển.
- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi để thích nghi với thức ăn.
1.2 Vào bài: Chúng ta đã được tìm hiểu hô hấp ở thực vật. Vậy ở động vật quá trình hô hấp có
giống với hô hấp ở thực vật không? Cá có thể hô hấp trên cạn được không và người có thể hô hấp
dưới nước được hay không? Để trả lời các câu hỏi vừa rồi chúng ta cùng nghiên cứu bài 17. Hô Hấp
Ở Động Vật.
2). Tên bài mới:
Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT.
NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


I. KHÁI NIỆM HÔ
HẤP Ở ĐỘNG VẬT
- Hô hấp là: là tập hợp
những quá trình trong đó
cơ thể lấy O2 từ bên
ngoài vào để ôxi hóa các

chất trong tế bào và giải
phóng năng lượng cho
các hoạt động sống,
đồng thời thải CO2 ra
ngoài.
- Ở nước: mang.
- Ở cạn: phổi, da, ống
khí.
II. BỀ MẶT TRAO
ĐỔI KHÍ
+ Bề mặt trao đổi khí
quyết định hiệu quả trao
đổi khí.
+ Đặc điểm bề mặt:
- Diện tích bề mặt lớn.
Mỏng và luôn ẩm ướt.
- Có rất nhiều mao
mạch.
- Có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí,
Nguyên tắc trao đổi khí:
khuếch tán.

- Hô hấp là gì? Liệt kê các hình
thức hô hấp của động vật ở nước
và ở cạn?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Liên hệ: Để quá trình hô hấp ở
động vật và con người diễn ra
thuận lợi chúng ta cần phải làm

gì?
Giữ môi trường sống trong
lành, không ô nhiễm: trồng nhiều
cây xanh, thường xuyên vệ sinh,
làm sạch môi trường, bảo vệ
rừng.

- 1 HS trả lời(là lấy oxi vào cơ thể và
giải phóng CO2), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(bảo vệ môi trường,
trồng cây), các HS khác bổ sung(nếu
có).

- Bề mặt trao đổi khí có tầm
quan trọng như thế nào?

- 1 HS trả lời(quyết định hiệu quả
trao đổi khí), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Diện tích bề mặt lớn,
mỏng và luôn ẩm ướt, có rất nhiều
mao mạch,…; Nguyên tắc trao đổi
khí: khuếch tán), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Tăng độ hoà tan của
chất khí; Tăng diện tích tiếp xúc

giữa máu với không khí.....), các HS
khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời (ruột khoang, giun
tròn, giun dẹp…), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(vì da của giun có đầy
đủ 5 đặc điểm của bề mặt hô hấp),
các HS khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Hệ thống ống khí phân
bố đến tận tế bào).
- Lắng nghe.
- HS thảo luận và trả lời.

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Đặc điểm và nguyên tắc trao
đổi khí qua bề mặt hô hấp?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Những đặc điểm trên của bề
mặt trao đổi khí có tác dụng gì?

- Lắng nghe.

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
III. CÁC HÌNH THỨC - Hô hấp qua bề mặt cơ thể xảy
HÔ HẤP
ra ở loài nào?

1. Hô hấp qua bề mặt
cơ thể
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Trao đổi khí qua da có - Vì sao da của giun đảm nhiệm
đủ 4 đặc điểm của bề
được chức năng hô hấp?
mặt hô hấp
- Đại diện giun đất, ruột - Nhận xét, kết luận vấn đề.
khoang
- Vì sao hệ thống ống khí trao
đổi khí đạt hiệu quả cao?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
2. Hô hấp bằng hệ
- Quan sát hình 17.1, 17.2 SGK,
thống ống khí
hãy mô tả quá trình trao đổi khí
- Các ống khí phân
ở giun đất và côn trùng.
nhánh nhỏ dần và phân
Trao đổi khí qua da ở giun đất: - Lắng nghe.
bố đến tận tế bào, gồm:
+ Khí khuếch tán qua da vào
+ Lỗ thở.
máu sau đó đến tế bào. Khí CO2
+ Ống khí lớn
khuếch tán từ bên trong cơ thể
+ Ống khí nhỏ.
qua da ra ngoài.
- Đại diện: côn trùng.
+ Khí O2 khuếch tán qua da vào

cơ thể và CO2 khuếch tán từ
trong cơ thể ra ngoài là do có sự
chênh lệch về phân áp O2 và


CO2. Quá trình chuyển hóa bên
trong cơ thể cũng liên tục sinh ra
CO2 làm cho phân áp CO2 trong
tế bào luôn cao hơn bên ngoài cơ
thể.
+ Da giúp giun đất thực hiện trao
đổi khí với môi trường xum
quanh.
Trao đổi khí nhờ hệ thống khí:
+ Khí O2 từ bên ngoài qua lỗ thở
vào ống khí lớn, đi theo ống khí
nhỏ dần và cuối cùng đi đến tế
bào nằm sâu bên trong cơ thể;
còn khí CO2 từ tế bào bên trong
cơ thể đi qua ống khí nhỏ sang
ống khí to dần và đi qua lỗ thở ra
ngoài.
+ Côn trùng nhỏ không cần cơ
giúp thông khí vì khoảng cách
giữa tế bào và bên ngoài là ngắn.
Riêng côn trùng có kích thước
lớn thì có thông khí nhờ sự co
giản của cơ bụng.
3. Hô hấp bằng mang
- Quan sát hình 17.4, 17.4 SGK

- 1 HS trả lời(cấu tạo mang gồm
- Cấu tạo của mang
và cho biết vì sao sự trao đổi khí nhiều cung mang, mỗi cung mang
+ Gồm nhiều tia mang
ở cá xương lại đạt hiệu quả cao? gồm nhiều phiến mang làm cho
+ Có mạng lới mao
mang cá có diện tích trao đổi khí
mạch phân bố dày đặc
lớn; dong nước chảy 1 chiều, song
+ Phối hợp nhịp nhàng
song và ngược chiều…), các em
giữa miệng và xương
khác lắng nghe và bổ sung (nếu có).
nắp mang để tạo dòng
Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt
- Lắng nghe.
nước lưu thông.
trao đổi khí ở cá còn có 2 đặc
- Đại diện: cá, trai, ốc,
điểm:
tôm, cua,…
Miệng và diềm nắp mang đóng
- Ngoài 4 đặc điểm của
mở nhịp nhàng, tạo dòng nước
bề mặt trao đổi khí, cá
chảy 1 chiều và gần như liên tục
xương còn có thêm 2
từ miệng qua mang.
đặc điểm làm tăng hiệu
Cách sắp xếp của mao mạch

quả trao đổi khí:
trong mang tạo điều kiện cho
- Miệng và diềm nắp
dòng nước và máu vận chuyển
mang đóng mở nhịp
ngược chiều, tăng hiệu quả trao
nhàng, tạo dòng nước
đổi khí.
chảy 1 chiều và gần như - Tại sao mang cá thích hợp trao - 1 HS trả lời(vì mang chỉ trao đổi
liên tục từ miệng qua
đổi khí ở nước nhưng không
khí hoà tan trong nước và được lưu
mang.
thích hợp trao đổi khí ở cạn? Tại chuyển qua mang), các HS khác bổ
- Cách sắp xếp của mao sao cá lên cạn không hô hấp
sung(nếu có).
mạch trong mang giúp
được?
cho dòng máu trong mao Khi cá lên cạn, do mất lực đẩy - Lắng nghe.
mạch song song và
của nước nên các phiến mang và
ngược chiều với dòng
các cung mang xẹp, dính chặt
nước chảy bên ngoài
với nhau thành một khối làm
mao mạch của mang.
diện tích bề mặt trao đổi khí còn


Cá xương lấy được

hơn 80% lượng O2 của
nước khi đi qua mang.
4. Hô hấp bằng phổi
- Phổi gồm nhiều túi
phổi nên bề mặt trao đổi
khí rất lớn.
- Ở chim nhờ có hệ
thống túi khí ở phía sau
phổi, nên cả hít vào và
thở ra đều có không khí
giàu oxi để trao đổi

rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn,
mang cá bị khô nên cá không hô
hấp được và chết sau một thời
gian ngắn.
- Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm
bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí
giải tại sao phổi là cơ quan trao
đổi khí hiệu quả của động vật
trên cạn.
Phổi của động vật trên cạn có
đủ các đặc điểm của bề mặt trao
đổi khí.
- Tại sao phổi chỉ thích hợp cho
hô hấp ở cạn mà không thích
hợp cho hô hấp dưới nước? Tại
sao động vật có phổi không hô
hấp ở dưới nước được?
Động vật có phổi không hô

hấp dưới nước được là do nước
tràn vào đường dẫn khí (khí
quản, phế quản) nên không lưu
thông khí dẫn đến không hô hấp
được và sau một thời gian ngắn
thiếu dưỡng khí, động vật sẽ
chết.
- Xem bảng 17 SGK và giải
thích tại sao có sự khác nhau về
tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong
không khí hít vào và thở ra.
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(đảm bảo các đặc điểm
của bề mặt trao đổi khí), các HS
khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(do nước tràn vào
đường dẫn khí (khí quản, phế quản)
nên không lưu thông khí), các HS
khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời(nồng độ O2 thấp hơn
khi thở ra là do O2 khuếch tan vào
máu; CO2 cao hơn khi thở ra do CO2
khuếch tán từ mao mạch phổi vào
phế nang), các HS khác bổ sung(nếu
có).
- Lắng nghe.


3). Củng cố:
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và soạn bài 18. Tuần hoàn máu.
5). Rút kinh nghiệm:

Tổ trưởng ký duyệt

Giáo viên soạn

Thái Thành Tài



×