Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

So sánh khu vực công và khu vực tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89 KB, 6 trang )

MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1
BÀI LUẬN MÔN QUẢN LÝ CÔNG
Có nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu về “Khu vực công” và
“Khu vực tư”. “Khu vưc công” là môt thuât ngữ được sử dung phổ
biến trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.1 Về măt lý
thuyết, “Khu vực công” là một thuật ngữ diễn đat pham trù kinh
tế-xã hội có nguồn gốc tiếng Anh là Public Sector và tiếng Pháp là
Secteur public. Khu vực công là sự khái quát hóa một khu vưc
kinh tế-xã hội (KT-XH) rộng lớn tồn tại ở mọi quốc gia.
Giáo sư Lionel Ouellet thuộc Trường Hành chính Quốc gia QuébecCanada đinh nghĩa: “Khu vực công là toàn bộ các cơ quan, các
viên chức của cơ quan đó và các hoạt động của họ mà mục tiêu
và mục đích đã được xã hội hóa tổng thể. Sự tồn tại và hoạt động
của khu vực công đều phụ thuộc vào hệ thống chính trị” 2. Ở Việt
Nam, thuật ngữ “Khu vực công” là một thuật ngữ mới được sử
dụng trong những năm gần đây khi nền kinh tế của nước ta
chuyển sang cơ chế thị trường đồng thời nền hành chính quốc gia
cũng có những bước cải cách, hoàn thiện và phát triển theo hướng
hội nhập, tiếp cận với những tiến bộ của nền hành chính các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh Khu vưc công (KVC) là một khu vực có vị trí rất
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc
gia trong mọi thời kì lịch sử, đó chính là khu vực tư (Private
sector). Về nguồn gốc, khu vực tư (KVT) được hình thành từ rất
sớm, từ khi xã hội loài người có sản xuất hàng hóa và sự chiếm
hữu tư liệu sản xuất. KVT tồn tại, phát triển ngày càng đa dạng và
chiếm tỉ trong cao trong nền kinh tế của mọi quốc gia nói chung
và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
nói riêng. Có thể nói, khái niệm KVC (public sector) cần được xem
như một thuật ngữ mới và do đó khi nói đến KVC người ta thường
hiểu nó như khu vực nhà nước (state sector) và trong nhiều tài


liệu về khoa học hành chính thì 2 thuật ngữ này hoàn toàn trùng
nhau. Nhưng đôi khi, KVC còn bị người ta đồng nhất với khu vực
công cộng, điều này chưa phản ánh đúng ý nghĩa của nó. KVC hay
khu vực nhà nước là để phân biệt với KVT (khu vực không phải
Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Hành chính công, NXB.ĐHQG Hà
Nội, Hà Nội năm 2004, trang 33.
1

Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính-Học viện Hành chính Quốc gia, Thuật
ngữ Hành chính, NXB.Khoa học kỹ thuật, Hà Nội năm 2009, trang 174.
2

1


MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1
nhà nước), KVC là khu vực hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội mà Nhà nước là người quyết định, trong khi đó KVT là khu
vực do tư nhân quyết định. Tuy nhiên trong nền khoa học hành
chính rất mới mẻ hiện nay thì việc khái niệm hóa một cách đầy đủ
và chính xác nội hàm và ngoại diên của 2 khu vực này là điều
không dễ vì có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận dưới những
góc độ khác nhau của rất nhiều nhà khoa học.
Dù là 2 khu vực có phạm vi và vai trò khác nhau nhưng ở cả
2 khu vực đều có những điểm tương đồng nhất định: Trước kia khi
nước ta còn là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì nhà nước là
nơi đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội nhưng từ khi chuyển sang cơ
chế thị trường và hình thành nên KVC và KVT thì cả 2 khu vực đều
giữ vai trò cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ nhất

định để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của quần chúng nhân dân; dù
là KVC hay KVT thì việc hoạt động đều phải tuân thủ theo chính
sách, pháp luật của nhà nước là điều không thể phủ nhận, mọi cơ
chế, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tất cả các đơn vị, các tổ
chức trong và ngoài khu vực quốc doanh đều được các văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước quy định cụ thể rõ ràng; yếu tố
then chốt giúp duy trì hoạt động mà cả 2 khu vực đều cần đến đó
chính là cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân sự và
chuyên gia giúp vận hành tổ chức, cả 2 khu vực đang ngày càng
cải thiện và hiện đại hóa phương tiện công cụ máy móc cũng như
ngày càng đòi hỏi ở người lao động trình độ chuyên môn cao giúp
tăng hiệu lực hiệu quả hoạt động của nhà nước và năng suất lao
động cho doanh nghiệp; ngoài ra thì cả 2 khu vực dù công hay tư
thì những người lãnh đạo quản lý đều áp dụng các nguyên tắc,
các phương pháp lãnh đạo-quản lý khoa học tiên tiến trên thế giới
đối với nhân viên của mình; một điểm đáng chú ý nữa về sự tương
đồng giữa 2 khu vực đó chính là việc thường xuyên xem xét, đánh
giá nghiên cứu rút kinh nghiệm để cải thiện hiệu quả hoạt động
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như tăng sức cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bên cạnh những yếu tố tương đồng thì 2 khu vực cũng có rất
nhiều điểm khác biệt. Theo cách tiếp cận của Yusoff thì 3 tiêu chí
để phân biệt giữa KVC và KVT chính là: những yếu tố nền tảng
(mục tiêu, chức năng, sức cạnh tranh, hiệu lực hiệu quả và khả
2


MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1

năng sử dụng vốn); bản chất của dịch vụ; cấu trúc tổ chức và tính
chất quản lý3.
Về những yếu tố nền tảng. KVT bao gồm các tổ chức do 1 cá nhân
hay một nhóm người tạo ra. Dù các đơn vị này sản xuất, kinh
doanh, thương mại, chứng khoán hay bất động sản…thì lợi nhuận
kinh tế vẫn là mục tiêu hàng đầu đối với người chủ doanh nghiệp.
KVC bao gồm những cơ quan, tổ chức do Nhà nước tạo ra để hiện
thực hóa những mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền và các
chương trình phát triển KT-XH trong từng thời kì của cơ quan
quyền lực nhà nước tối cao. KVC nhấn mạnh đến việc tạo ra các
giá trị công nhằm theo đuổi những lợi ích chung cho cộng đồng xã
hội để phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân cũng như
nâng cao vị thế uy tín chính trị của giai cấp lãnh đạo và nhà nước.
KVC cũng đảm nhận nhiều chức năng hơn so với KVT, ngoài việc
cung cấp dịch vụ công (giáo dục, y tế, bảo hiểm, phúc lợi xã hội,
bảo đảm an ninh trật tự) thì KVC còn phải thực hiện hàng loạt các
chức năng khác như bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, điều hành nền
kinh tế vĩ mô, bảo vệ cho người nghèo và các tầng lớp yếu thế
trong xã hội, bảo vệ môi trường, đưa khoa học tri thức vào sản
xuất kinh doanh nhằm tạo sự phát triển bền vững. Ngoài ra, mỗi
khi KVT bất lực hay có sự độc quyền xuất hiện thì sự can thiệp của
KVC là yếu tố quyết định để đưa mọi thứ trở về trạng thái cân
bằng. Tính cạnh tranh cũng như năng lực sử dụng vốn hiệu quả
giữa hai khu vực có sự chênh lệch đáng kể: trong khi các doanh
nghiệp thuộc KVC là những con cưng của chính phủ, luôn được ưu
ái về mọi mặt và sự hỗ trợ kịp thời của chính phủ mỗi khi khó
khăn nhưng lại sử dụng nguồn vốn và hoạt động kinh tế kém hiệu
quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân thậm chí đã có
những doanh nghiệp như Vinalines, Vinashin hay công ty cho thuê
tài chính II của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã làm

người dân Việt Nam trở thành những con nợ, đe dọa nghiêm trọng
tới tình hình nợ công của quốc gia thì KVT lại ngày càng chứng tỏ
năng lực của mình, góp phần ổn định ngân sách, cải thiện chất
lượng dịch vụ cũng như khả năng tiếp cận cho người dân. Theo
đánh giá của ngân hàng thế giới thì “khu vực tư nhân ở Việt Nam
vẫn chưa được phát triển đúng tầm và còn gặp rất nhiều trở ngại.
Mặt khác, cho tới thời điểm này thì các doanh nghiệp tư nhân lại
sử dụng vốn hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Các tính
3

Yusoff (2008)
3


MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1
toán của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey cho thấy với
mỗi một đơn vị vốn bổ sung thì khu vực tư nhân Việt Nam đang
tạo ra doanh thu bổ sung nhiều gấp 3 lần so với doanh nghiệp
nhà nước”4. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế về chính
sách phát triển đối với KVT và nhiều doanh nghiệp trong KVC
đang là yếu tố tạo nên sân chơi không bình đẳng trong thị trường
nội địa nước ta. Chính phủ cần có những tầm nhìn cải cách đối với
các Doanh nghiệp thuộc KVC để làm đòn bẩy phát triển kinh tế tư
nhân góp phần chuyển rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt hơn
và đưa kinh tế tăng trưởng đồng thời tăng tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình cũng như hạn chế tham nhũng trong quá trình
thực thi.
Về bản chất của dịch vụ. Đây là tiêu chí thứ hai phân biệt KVC và
KVT. “Về nguyên tắc, thì nhà nước phải là người bảo đảm cung

ứng đầy đủ các dịch vụ công cho xã hội, song nhà nước có thể
trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể ngoài nhà nước
cung ứng một số loại dịch vụ công”.5 Tuy nhiên, có một số dịch vụ
mà nhà nước không thể ủy quyền cho bất kì một cá nhân hay tổ
chức nào ngoài KVC cung ứng, vì chúng gắn liền với thẩm quyền
hành chính pháp lý của nhà nước như sản xuất vũ khí, trang thiết
bị quân sự, pháo hoa, vật liệu nổ, hóa chất đặc biệt, phòng cháy
chữa cháy…Ngoài ra, đối với các loại hình dịch vụ có tính chất
phục vụ cộng đồng như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, du lịch, thể
dục thể thao thì KVC đang ngày càng có xu hướng chuyển giao
cho KVT cung ứng dưới nhiều hình thức xã hội hóa phong phú.
Về cấu trúc tổ chức và tính chất quản lý. Cấu trúc của KVT thường
đơn giản và ít tầng nấc hơn cấu trúc của KVC. Vì vậy mà quá trình
giải quyết công việc ở KVC thường chậm hơn KVT do yêu cầu về
thủ tục. Những người làm việc trong KVC thường phải làm việc
theo quy trình thủ tục nhất định và ít tự do, tự chủ hơn trong việc
phản ứng lại những tác động và thay đổi của môi trường trong khi
nhân viên của KVT thì linh hoạt trong giải quyết công việc. KVC
thường phải tiếp xúc với nhiều chủ thể trong xã hội và phải chịu
trách nhiệm trước các chủ thể đó trong khi KVT ít xung đột với
Jim Yong Kim-Chủ tịch nhóm ngân hàng thế giới, Khu vực tư nhân là chìa
khóa cho tương lai tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
4

PGS-TS Lê Chi Mai, Cải cách Dịch vụ Hành chính công ở Việt Nam, Đề tài
khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội năm 2003, trang 2.
5

4



MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1
khách hàng hơn vì họ không phải chịu trách nhiệm trước công
chúng.
Dù có khác nhau về bất kì yếu tố nào đi nữa thì phạm vi và ảnh
hưởng của KVC tới KVT là rất lớn. Muốn cho cả 2 khu vực cùng
phát triển góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Quốc gia thì
đòi hỏi những nhà quản trị quốc gia cần đẩy mạnh cải cách hành
chính, có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, tín dung,
ngân sách cho KVT để KVT ngày càng phát triển và thu hút các dự
án ODA, BOT đến với mình ngày càng nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

2)

GSTS Vũ Huy Từ (Chủ biên)-PTS Lê Chi Mai-PTS Võ Kim Sơn,
Quản lý khu vực công, NXB.Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
năm 1998;
Học viện Hành chính Quốc gia, TS Bùi Huy Khiên (Chủ biên)TS Nguyễn Thị Vân Hương, Quản lý công (Sách chuyên
khảo), NXB.Chính trị-Hành chính, Hà Nội năm 2013;
5


3)
4)
5)


6)

7)

8)

9)

MÔN QUẢN LÝ CÔNG
NGUYỄN VĂN PHÚC-KS14QLC1
Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Hành chính công,
NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2004;
GS Đoàn Trọng Truyến, Hành chính học đại cương, NXB.Chính
trị Quốc gia, Hà Nội năm 1997;
Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang
chuyển đổi (Sách tham khảo), NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội
năm 1997;
Viện Nghiên cứu khoa học Hành chính-Học viện Hành chính
Quốc gia, Thuật ngữ Hành chính, NXB.Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội năm 2009;
PGS-TS Lê Chi Mai (Chủ nhiệm đề tài)-Học viện Hành chính
Quốc gia, Cải cách Dịch vụ Hành chính công ở Việt Nam-Đề
tài Khoa học cấp Bộ (Mã số 2001-54-057), Hà Nội năm 2003;
Huỳnh Thế Du, Bài giảng Sư tham gia của Khu vực tư nhân
và hợp tác công tư-Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,
Hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và
Trường QLNN Jonh Kenedy-Đại học Havard Hoa Kỳ;
Jim Yong Kim-Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới tại Việt Nam,
Khu vực tư nhân là chìa khóa cho tương lai tăng trưởng kinh
tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn.


6



×