Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

báo cáo tham quan tại tiền giang thành phố hồ chí minh bình dương bình thuận đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 63 trang )

Chương 1
Giới thiệu
Thực tế chuyên nghành là một môn học quan trọng của nghành công nghệ sinh học. Đối
với sinh viên chúng em thực tế là một môn học thú vị và bổ ích. Chuyến đi thực tế này là
dịp để sinh viên chúng em ôn lại những kiến thức mà mình đã học qua giáo trình, tài liệu
và sự truyền đạt nhiệt tình của các thầy cô giáo. Bên cạnh đó, chúng em được tiếp xúc với
môi trường thực tế tại các công ty, được học hỏi thêm nhiều đều hay. Chuyến đi cũng là
dịp để cho sinh viên ngành công nghệ sinh học có được những định hướng nghề nghiệp
trong tương lai cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học sau này.
Nhóm sinh viên ngành công nghệ sinh học nông nghiệp được sự hướng dẫn của giảng
viên bộ môn bắt đầu chuyến đi thực tế đến các viện, các cơ sở và các trung tâm nghiên
cứu từ ngày 12/11/2011 đến 19/11/2011.
Chúng em đã được đi học và tham quan một số địa điểm ở các tỉnh và thành phố: tỉnh
Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Thuận và thành phố Đà
Lạt – tỉnh Lâm Đồng.
Trong đó có các địa điểm
1. Trung Tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Tiền Giang.3
2. Trung tâm khoa học nông nghiệp công nghệ cao4
3. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam5
4. công ty ajnomoto6
5. công ty trách nhiệm hữu hạn Tân hiệp Phát7
6.Công ty cổ phần sữa Lâm Đồng.8
7. Công ty organik9
8. Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.10
9. Hợp tác xã rau Xuân Hương11
10. Cơ sở sản xuất giống cây trồng Phan Sinh.12

1


Chương 2


Tổng quan các vùng miền
2.1. Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang
Thành phố Long Xuyên là một thành phố thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, đồng
thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II, nằm bên hữu ngạn sông Hậu. Cách Thành phố
Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim
bay.
Long Xuyên có diện tích tự nhiên là 106, 87km 2. Dân số khoảng 253.048 người (Cục
Thống kê tỉnh An Giang, 2010).
Long Xuyên là một thành phố khá phát triển về thương mại, chủ yếu là mua bán lúa gạo
và công nghiệp chế biến thủy sản…
2.2. Thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang, là đô thị tỉnh lỵ, nằm
ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền, cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Nam.
Diện tích tự nhiên: 81.54 km2. Dân số khoảng 215.000 người (Tổng cục thống kê, 2009)
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, thương mại dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước.
2.3. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,
văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01
km². Dân số: 7.382.287 người (Tổng cục thống kê, 2010).
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Nền kinh tế của
Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp,
công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Về thương mại, Thành phố Hồ
Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng.
Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm (Tổng cục thống kê,
2010).
2.4. Tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, về phía Bắc.
2


Diện tích tự nhiên 2.681,01 km2. Dân số Dân số: 1.481.550 người (Tổng cục thống kê,
2009).
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước
ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam. Bình
Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho
thuê gần hết diện tích, Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như
hiện nay thì Bình Dương sẽ sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
2.5. Tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt
giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Tỉnh lỵ là thành
phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km, về phía Đông Bắc.
Diện tích toàn tỉnh: 7.828 km². Dân số: Dân số: 1.169.450 người (Tổng cục thống kê,
2009)
Bình Thuận là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy hải sản, và là vùng có diện tích chuyên
canh cây công nghệp và cây ăn quả lớn: thanh long, tiêu, cao su…
Bên cạnh đó, là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp,
cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong
những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
2.7. Thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng
Đà Lạt là đô thi loại 1, thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, thuộc vùng Tây Nguyên.
Với độ cao 1.500 m so với mực nước biển và được các dãy núi cùng hệ thực vật rừng bao
quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử
hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một
bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20.

Diện tích tự nhiên của thành phố: 393,29 km². Dân số: 206.105 người (Niên giám thống
kê, 2009). Phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những
người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm...(Trần Sỹ
Thứ, 2008)
Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng, khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới
thăm viếng và nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó cũng nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà
3


Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới, hầu hết các giống rau của thành phố
đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ...Cây rau chiếm diện tích
canh tác chủ yếu tại Đà Lạt hiện nay là cải bắp, xà lách…(Trần Sỹ Thứ, 2008).

4


Chương 3
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
và dịch vụ khoa học công nghệ Tiền Giang

Hình 3.1: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học công nghệ Tiền
Giang
3.1. Tổng quan
Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang là đơn
vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ tự túc tài chính, trực thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ Tiền Giang.
Địa chỉ: 555 đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Trung tâm có một văn phòng chính và ba nhà xưởng sản xuất:
Nhà xưởng cơ khí vật liệu mới: sản xuất sơn tĩnh điện, carboxit…

Nhà xưởng chế biến thực phẩm: Nước uống sông Tiền, bọc xử lí nước…
Xưởng Công nghệ sinh hóa
3.2. Chức năng
Trung tâm đang sử dụng 100% nguồn vốn tư nhân nên hoạt động chủ yếu của trung tâm
là sản xuất sản phẩm bán ra thị trường, ít phục vụ cho nghiên cứu.
Nghiên cứu kĩ thuật nuôi trồng nấm; kinh doanh dịch vụ như meo giống và các sản phẩm
đi kèm từ nấm như bịt phôi, nấm tươi, nấm khô…
Sản xuất những sản phẩm men sinh hóa từ những chủng VSV có lợi để phục vụ cho xử lí
môi trường và phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm.
Là đầu mối tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống.
3.3. Các loại nấm đang được trồng tại trung tâm
Trung tâm trổng rất nhiều loại nấm, nhưng chủ yếu là nấm Linh chi và nấm Bào ngư.
5


3.3.1. Nấm linh chi (Ganoderma spp.)
Là loại nấm dược liệu
Nấm linh chi có thể điều trị một số bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp...
3.3.2. Nấm bào ngư
Là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus.
Gồm 2 nhóm lớn:
Nhóm chịu nhiệt (ra quả thể nhiệt độ từ 200C – 30oC).
Nhóm chịu lạnh (ra quả thể nhiệt độ từ 15oC – 25oC).
Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai ... Nấm bào ngư là loài
nấm dễ trồng, cho năng suất cao, có nhiều đặc tính tốt, là loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng.
Nấm bào ngư được trồng trên nhiều cơ chất khác nhau như: rơm, bã mía, mạt cưa…Tuy
nhiên trồng trên rơm năng suất đạt không cao.
Trong thực phẩm thì nấm bào ngư đùi gà ngon hơn các nấm bào ngư khác.

3.3.3. Nấm trân châu (Pholiota nameko)
Là loại nấm mới ở Tiền Giang. Quy trình trồng rất khó, là loài nấm hướng lạnh nên chỉ
được trồng vào mùa mưa hay mùa lạnh
3.3.4. Nấm mèo đen (Auricularia auricula)
Là một loài nấm nhiệt đới.
Mộc nhĩ là một loại thực phẩm tốt, dinh dưỡng cao và có giá trị dược liệu.
3.3.5. Nấm hầu thủ (Hericium erinaceus)
Là một trong những loài nấm dược liệu. Nấm hầu thủ thích nghi rất tốt ở Đồng bằng sông
Cửu long, sản lượng cao, rất dễ trồng.
Nấm hầu thủ có thể ăn hoặc uống rất ngon và thơm.
3.3.6. Nấm rơm (Volvariella volvacea)
Gồm có loại nấm rơm trắng, nấm rơm đen và nấm rơm chân trắng đầu đen.
Nấm rơm trắng hay đen còn phụ thuộc vào cách trồng và nơi trồng. Trồng trong nhà nấm
trắng hơn trồng ngoài trời. Nấm rơm trắng dễ tiêu thụ nhưng phẩm chất thì không ngọt
bằng nấm rơm đen.
3.4. Kỹ thuật trồng nấm Bào ngư và Linh chi
3.4.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất
cenlulose như: chủ yếu là mạc cưa cao su, sua đủa và bã mía lấy từ nhà máy đường (cũng
tùy thuộc vào thời vụ).
Trung tâm thường lấy khoảng 3200 bịt mạc cưa.
Meo giống: do trung tâm tự phân lập từ giống gốc.
Que cấy bằng thân khoai mì.
Nguyên liệu qua xử lý: Gỗ mềm dung máy sàn lấy dạng mịn đem ủ chín 48 - 72h.
6


Phối trộn chất dinh dưỡng cộng với tỉ lệ 6:4 (mạc cưa: bã mía), cho vào túi nilon
Lò sấy khử trùng túi nilon chứa phôi đốt bằng than đá sau đó đem ra ngoài cấy meo
giống.


7


bã mía, gỗ mềm( không có
tinh dầu48h
và độc tố)

mạc
cưasàn
máy
dạng mịn

làm ẩm + ủ
đống
0.5-1%0 DAP

ủ nước vôi
cơ chất trồng nấm

phối trộn phụ gia
đóng túi

để trên kệ

hơi nước trực tiếp

0

khoảngliệu

35
Hình 3.2: Sơ đồ xửnguội
lý nguyên

cấy giống

3.4.2. Chuẩn bị nhà nấm
Nhà nấm làm bằng tre hoặc thanh sắt, máy lợp bằng lá, xung quanh nhà có thể bao lưới

cấy giống

cước để che chắn côn trùng và giữ độ ẩm.
Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm.
Các bịt phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh

ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể
treo từ 6 đến 10 bịt phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ
1,4 - 1,6 chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu
hái.
Đưa bịt phôi nấm vào nhà trồng và chăm sóc.
Chọn những bịt có sợi tơ nấm mọc trắng đều, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên
miệng bịt phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 – 4 đường dài khoảng 3 – 4cm trên bịt phôi,
sau khi rạch bịt để ngày hôm sau mới phun tưới nước.
Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng
bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không
khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4 lần/ngày. Sao cho độ
ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 60-65% (bào ngư), 75-85% (linh chi) đây là
điều kiện thích hợp để tạo quả thể nấm phát triển.
Khử trùng nhà nấm trước khi treo bịt nấm.
8



3.4.3. Cấy giống và ủ sợi tơ nấm:
Sau khi chuẩn bị bịt phôi, dùng que cấy, cấy truyền phôi nấm sau đó cho vào túi nilon
được chuẩn bị trước đó
Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm:
Sạch và thoáng mát. Định kỳ được làm vệ sinh bằng formol, khử nước vôi trong.
Ít ánh sáng nhưng không tối. Không bị mưa hoặc nắng chiếu.
Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở.
Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong.
Bịt ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp.
Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp.
Cứ 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịt nhiễm mốc xanh để huỷ bỏ,
không để lây nhiễm sang các bịt khác.
Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở nền, xung
quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng
25 – 30 ngày.
3.4.4. Chăm sóc
3.4.4.1. Nấm Bào ngư
Sau khi ủ tơ lan trắng đến đáy bịt, để loại bỏ bụi bám bên ngoài bịch ta cần nhúng bịt vào
xô nước lạnh đến cổ rồi rút ra cho sạch bụi và cũng tạo sốc nhiệt trước khi treo trong nhà
trồng nấm để tưới đón
Gần nguồn nước tưới và có chổ thoát nước. Không gần nơi khói bụi và các nguồn nước ô
nhiễm như ổ rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịt nấm hư, ... vì nấm rất nhạy
cảm với môi trường.
Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC, độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.
Bịt phôi sau khi làm sạch như đã nói ở phần trên được treo lên giàn để tưới đón nấm, nhớ
rút gòn ở cổ bịt để nấm mọc ra từ đó.
Cách tưới: không tưới thẳng lên bịt phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới
ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tuỳ

theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần
(khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm làm
hư hỏng.
3.4.4.2. Nấm Linh chi
Rạch túi và tưới nước: sau 25 - 30 ngày, kể từ ngày cấy giống, sợi nấm đã ăn kín ¾ túi.
Rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm.
Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2 - 3cm để nấm ra không chạm vào nhau.
9


Từ 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80 - 90%,
thông thoáng vừa phải.
Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo độ ẩm,
có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm từ 1-3 lần/ ngày, tuỳ theo điều kiện thời tiết.
3.4.5. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản
3.4.5.1. Nấm Bào ngư
Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, sau khi rạch bịt phôi
nấm khoảng từ 7 – 10 ngày đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục
bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống – nếu mép cong lên là nấm
già). Nấm thu ở giai đoạn này, ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không
gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi).
Thường thu hoạch nấm vào buổi sáng sớm, khi hái nấm nên hái hết cả cụm, không nên
tách tai lẽ và để sót lại phần chân nấm vì nó dễ gây nhiễm, làm các lần thu hoạch kế tiếp
sẽ không cho tai nấm tốt, năng suất giảm.
Lưu ý làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịt nấm. Nấm hái xong, nên cắt gốc
cho sạch và cho vào túi nilon có đục nhiều lỗ nhỏ (thông khí, tế bào nấm không bị ngộp
chết). Thu hoạch đợt 1 ở cổ bịt xong, ta dùng dao lam sạch rạch bịt ở đáy và 2 bên hông
mỗi nơi 1 đường dài chừng 3 – 4 cm. Lần lượt thu hoạch nấm ở các nơi này. Kết thúc
một đợt thu hái (chừng 4 – 5 ngày) ngưng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục hồi.
Nếu thấy bịt đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịt lại. Chế độ chăm sóc giống như ban đầu.

Tuỳ theo giống nấm, có thể thu hoạch khoảng 6 – 12 đợt, mỗi đợt cách nhau chừng 15 –
20 ngày trong khoảng 3 – 8 tháng (giống bào ngư Nhật khoảng hơn 8 tháng) khi bịch đen
và tóp lại thì ngưng. Năng suất thu hoạch nấm dao động trong khoảng 40 – 60% so với
trọng lượng bịt.
3.4.5.2. Nấm Linh chi
Dùng kéo sắc cắt chân nấm rồi lật ngửa nấm, tránh bào tử rớt ra ngoài, khi thu hái xong
cần rửa sạch cả mũ nấm và chân nấm.
Vớt ra, để ráo nước rồi đem phơi đến khi quả săn hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 oC, đến khi
bẻ nấm thấy giòn và cứng.
Độ ẩm của nấm khô là 13%, cứ khoảng 3kg nấm tươi được 1kg nấm khô. Để bảo quản
nấm, chọn túi nilon 2 lớp, sau đó dùng tay vuốt ngược từ đáy túi lên miệng túi để không
khí ra hết, cho nấm vào trong rồi buộc kín từng lớp một.
Dùng bao tải chứa và bảo quản ở nơi khô ráo. Thời gian bảo quản có thể từ 12-18 tháng.
10


Khi đã hái xong lần 1, chăm sóc như ban đầu để tận dụng thêm lần 2, nếu chăm sóc tốt có
thể thu đợt 3.
Kết thúc đợt nuôi trồng phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng formol với nồng độ
0,5 - 1%.
3.5. Ứng dụng nấm Bào ngư và Linh chi
3.5.1. Trong thực phẩm
Thành phần trong thức ăn: chế tạo hạt nêm gia vị, sốt (sauce) tương nấm bào ngư (TT
CNSH Ứng dụng - Abiocen), thực phẩm ăn liền.
Nấm tươi: Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, vớt
ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến. làm nhiều món ăn:
nấu cháo, nấu canh, xào mì với thịt, làm nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng,
pha lẫn với giò nạt,...
Với nấm sấy khô: rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi
-Đóng hộp: dạng nguyên cộng chất bảo quản có thể giữ lâu hơn

3.5.2. Trong y học
Xác định trong nấm bào ngư có chất pleutorin, có công hiệu kháng khuẩn gram dương và
kháng cả tế bào ung thư… Các nghiên cứu khác còn có tác dụng làm giảm thiểu đối với
cholesterol và đường máu cho kết quả khả quan.
Trong đông y, nấm Linh Chi dùng để chữa các chứng mệt mỏi, tiểu đường, suy nhược,
các chứng bệnh về gan, dị ứng và nhiều chứng bệnh.
3.6 Kỹ thuật bảo quản và chế biến nấm
3.6.1 Bảo quản nấm tươi
Nấm sau khi thu hoạch, chất lượng chỉ giữ được trong thời gian rất ngắn, muốn đảm bảo
chất lượng của nấm không bị giảm sút, cấn phải có chế độ bảo quản nấm ở nhiệt độ thích
hợp nhằm làm hạn chế sự phát triển của nấm, giảm cường độ hô hấp, chống mất
nước,.v.v...
3.6.2 Sấy nấm
Nấm trước khi đưa vào lò sấy phải được cắt sạch chân. Tùy thuộc vào từng loại nấm, ta
có thể bổ đôi nấm (nấm Rơm), xẻ nhỏ nấm (nấm bào Ngư), thái lát (nấm Linh Chi), để
nguyên (nấm Mèo) trước khi xếp lên vĩ sấy.
Sau khi nấm được xếp lên vĩ sấy sẽ được chuyển vào buồng sấy và điều chỉnh nhiệt độ
sấy ở 45-500C sấy khoảng 4 giờ, sau đó điều chỉnh nhiệt độ tăng lên 60-62 0C , kiểm tra
thấy sản phẩm khô, giòn thì xuất lò cho vào túi nilon 2 lớp ghép chặt.
11


3.6.3 Sơ chế nấm muối
Vật liệu và dụng cụ để muối nấm
Bể chứa là các loại thùng nhựa…
Muối ăn: 1kg nấm tươi chuẩn bị 0,4kg muối.
Axit Citric
Luộc nấm: Nấm hái xong cắt chân, rửa sạch.
Đun nước sôi rồi thả nấm vào luộc đến khi thấy nấm chín chìm xuống là được.
Thời gian luộc từ 7-10 phút.

Khi nấm đã luộc xong phải làm lạnh nhanh bằng nước sạch một hai lần.
Khi nấm đã ráo nước cho vào dụng cụ, cứ 1 lớp nấm cho 1 lớp muối.
Cho Axit Citric vào với tỷ lệ 100kg nấm tương ương với 50-80gam để giữ màu sắc nấm.
Yêu cầu kỹ thuật nấm muối
Nấm muối phải chìm trong muối, độ muối 22-24 độ Baumer, độ pH 3-4, cần phủ lên bề
mặt nấm muối một lớp muối khô.
Sau 15 ngày cần phải kiểm tra và kiểm tra định kỳ hàng tháng để xử lý bể nấm muối. Nếu
có mùi chua thêm muối, nấm có mùi hôi thêm muối và axit, nấm có màu đen cần thêm
nước.
Khi bổ sung axit, muối hoặc nước ta phải kiểm tra các tiêu chuẩn nồng độ đã nêu trên
bằng các dụng cụ giấy quỳ (kiểm tra axit) và Baumer kế (độ muối).
Yêu cầu kỹ thuật : nấm muối phải có màu sắc tự nhiên, không có mùi chua hay bị hôi, lẫn
các tạp chất khác và phải có mùi thơm đặc trưng.
Chế biến nấm đóng hộp
Nấm muối à Xả nhạt 24h à Phân loại bỏ tạp chất à Thái lát hoặc nguyên quả

à

Chần nấm nước sôi 10-15 phút. Cân trọng lượng à Xếp nấm vào hộpà Ghép nắp à
Thanh trùng (lon nhỏ 115 độ C, lon to 121 độ C, thời gian 45 phút) à Làm nguội nhanh,
càng nhanh càng tốt à Lau khô, lau dầu bảo quản à Đóng nhãn, date à Nhập kho,
xuất xưởng.

12


(a)

(c)


(e)

(b)

(d)

(f)

Hình 3.3: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học công nghệ Tiền Giang.
Mạc cưa đã qua xử lý (a), bịch phôi sau khi cấy xong (b), nhà trồng nấm (c), meo giống (d),
bịch phôi nấm linh chi (e), bịch phôi nấm rễ dài (f)
13


Chương 4
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

4.1 Tổng quan về Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo Quyết
định số 3534/QĐ-UB ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí
Minh. Địa điểm tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nằm trên tuyến đường đi địa đạo
Củ Chi và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc, thuận tiện
giao thông đi các tỉnh.
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với tổng kinh
phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, đang xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu,
các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao thông, thoát
nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí nghiệm, hệ
thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao cộng nghệ, hệ thống viễn
thông, ….
4.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí
Minh đã phát triển thành một Khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước,
huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

14


4.3 Sơ đồ tổ chức

15


4.4 Chức năng và nhiệm vụ
Đây sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh với
nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển nông nghiệp CNC, gây dựng tiềm lực về
công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ và Nam Bộ, cũng
như cả nước, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, là nơi
đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khu nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi thu hút và quy tụ các nguồn
lực, năng lực công nghệ cao trong nông nghiệp, theo hướng nền nông nghiệp đô thị, khu
du lịch tri thức nông nghiệp, là nơi ươm tạo công nghệ mới, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ, thương mại hoá công nghệ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là mô hình mẫu về phát triển các
Khu nông nghiệp công nghệ cao khác với các tiêu chí cụ thể bằng định lượng (hàm
lượng chất xám, hiệu ích kinh tế và hiệu ích xã hội – sinh thái).
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi tiếp thu và từng bước làm chủ
tri thức, công nghệ mới trong các ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp, là nơi nghiên
cứu, ứng dụng các tri thức công nghệ đã làm chủ vào thực tế tại Khu Nông nghiệp Công
nghệ cao; đồng thời khuyếch tán công nghệ cao tới các nông hộ, trang trại,… ở các tỉnh
Nam Bộ.

Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi ươm tạo công nghệ, hỗ trợ
cho ra đời và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp có ý tưởng sáng tạo
dựa trên công nghệ cao, là nơi cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng tham gia nghiên
cứu, sản xuất trong khu nông nghiệp công nghệ cao và tham gia đào tạo ngắn hạn nguồn
nhân lực, tổ chức hoạt động du lịch tri thức nông nghiệp.
4.5 Hoạt động của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
4.5.1 Hoạt động nghiên cứu, triển khai (R&D)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động nhằm mục
đích nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hòan thiện công nghệ (nghiên cứu thích nghi,
cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, nghiên cứu sử dụng, sản xuất chế phẩm sinh học
có sử dụng kỹ thuật cao, …) lai tạo và thử nghiệm giống mới, trình diễn các mô hình
16


sản xuất nông nghiệp trong các lĩnh vực: rau, hoa lan, cây cảnh, cây dược liệu và giống
sinh vật cảnh (chủ yếu là cá kiểng) và giống nấm… trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.
4.5.2 Hoạt động ươm tạo (Do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp
Công nghệ cao thực hiện)
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao hoạt động với mục tiêu
là cung cấp dịch vụ ươm tạo các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và ươm tạo
thành công các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo ra được những
sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, có khả năng kinh
doanh hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường khi ra khỏi Trung tâm ươm tạo.
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ liên kết, phối hợp
các tổ chức tài chính, tổ chức khoa học –công nghệ, các cán bộ khoa học kỹ thuật, nhà
quản lý có khả năng và kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, luật pháp, kế
toán, công nghệ, đào tạo… nhằm giúp các doanh nghiệp công nghệ hoàn chỉnh sản
phẩm công nghệ, phát triển kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và
thị trường công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh.
4.5.3 Hoạt động thu hút đầu tư

Hiện nay, Khu NNCNC TP.HCM đã thu hút được 11 dự án đầu tư trong sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng kinh phí đầu tư hơn 390 tỷ đồng thuộc các lĩnh
vực: sản xuất giống cây trồng; sản xuất hoa lan, cây kiểng và hoa các loại; sản xuất rau
an toàn; sản xuất nấm, cây dược liệu; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông
nghiệp.

17


Chương 5
Viện khoa học nông nghiệp miền nam
5.1. Giới thiệu

Hình 5.1 :Viện khoa học nông nghiệp miền nam
( />Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam có bề dày phát triển trên 80 năm.
Được thành lập trên cơ sở của Viện Khảo cứu Nông nghiệp Đông Dương đã được hình
thành từ năm 1925.
Hiện nay, Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp - PTNT, chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên
địa bàn các tỉnh phía Nam.
Địa chỉ: 121, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đakao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Chức năng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là một viện nghiên cứu nông nghiệp đa
ngành, hoạt động trong các lĩnh vực:
Nuôi giữ giống gốc, bảo tồn quỹ gen, công nghệ sinh học; lai tạo, chọn lọc, nhân giống
các loại vật nuôi cây trồng nông nghiệp.
Nghiên cứu quy luật phát sinh phát triển, phòng trừ sâu, bệnh hại; kỹ thuật canh tác; hệ
thống nông lâm nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái; chế biến bảo quản các sản phẩm
nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp vùng.
Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn, phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức

khỏe gia súc.
18


Nghiên cứu kinh tế thị trường, hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn của vùng.
Thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp giống cây
trồng, giống vật nuôi,dinh dưỡng và thức ăn gia súc, chuồng trại, sinh sản, công nghệ chế
biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
Đào tạo cán bộ khoa học nông nghiệp có trình độ Tiến sĩ và bồi cán bộ kỹ thuật viên
ngành nông nghiệp. Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đào tạo.
5.3. Cơ cấu tổ chức
Về nhân sự: Viện có tổng số 438 người, với trên 200 cán bộ có trình độ đại học và trên
đại học, trong đó có 03 Giáo sư và phó Giáo sư, 31 Tiến sĩ và 49 Thạc sĩ.
Về cơ cấu: 11 Phòng nghiên cứu, 07 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao và
03 phòng chức năng.
5.4. Một số lĩnh vực nghiên cứu chính
5.4.1. Chọn tạo giống cây trồng mới
-Chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống lúa có năng suất và chất lượng cao, giống lúa
thơm đặc sản phục vụ cho xuất khẩu; các giống lúa cho vùng đất khó khăn (khô hạn,
phèn mặn và ảnh hưởng thủy triều); các giống lúa kháng sâu bệnh.
Chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao phục vụ cho
phát triển chăn nuôi và công nghiệp chế biến.
Chọn lọc và phát triển các giống rau có năng suất và chất lượng cao, giống rau trái vụ
phục vụ cho chương trình phát triển các vùng rau chuyên canh.
Chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống hoa phù hợp với thị hiếu và thị trường trong và
ngoài nước…
5.4.2. Chọn tạo giống vật nuôi
Chọn tạo và phát triển giống vật nuôi cải tiến; xây dựng quy trình nuôi dưỡng, phòng
chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe gia súc
Chọn lọc, lai tạo và phát triển giống bò sữa, thịt cao sản và xây dựng quy trình nuôi

dưỡng. Giống lợn nạc chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu; các giống gia cầm cải tiến kiêm dụng phù hợp với điều kiện chăn nuôi.
Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi; phương pháp nuôi dưỡng gia súc; khai
thác, chế biến bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn, phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức
khỏe
gia súc.
5.4.3. Công nghệ Sinh học
19


Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng/vật nuôi (giống
cây sạch bệnh, nuôi cấy phôi), sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc
và chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng và trị bệnh gia súc, chống ô
nhiễm môi trường.
Nghiên cứu quy trình công nghệ sinh học nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng các
loại phế phụ phẩm công-nông nghiệp dùng trong chăn nuôi gia súc.
Ngoài ra, viện còn nghiên cứu một số lĩnh vực khác: khoa học đất và môi trường, bảo vệ
cây trồng, sản xuất nông sản và thực phẩm sạch, cùng một số lĩnh vực đào tạo và hợp tác
quốc tế khác

20


Chương 6
Công ty Ajinomoto Việt Nam
6.1. Sơ lược về công ty
Tập đoàn Ajinomoto có 110 nhà máy sản xuất ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là thực phẩm, axít amin, dược phẩm và các lĩnh
vực liên quan đến sức khỏe với hơn 1.700 sản phẩm các loại, tạo ra hơn 30.000 việc làm

và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Tập đoàn Ajinomoto với thế mạnh về axít amin chiếm hơn 60% thị phần trên thế giới,
và hiện nay đang củng cố vị trí vững mạnh trên thế giới của mình hơn nữa bằng việc mở
rộng và áp dụng các công nghệ liên quan đến axít amin trong lĩnh vực lên men, tinh chế,
tổng hợp và ứng dụng.
Công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập từ năm 1991, Ajinomoto Việt Nam là công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư
ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng
và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát
triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ.
Hình 6.1: Công ty Ajinomoto Việt Nam

Hiện công ty Ajinomoto Việt Nam có hai nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt
động từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành được đưa vào vận hành từ tháng
9 năm 2008. Tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Ajinomoto Việt Nam lên đến gần
2.000 người.
21


Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
Website:
6.2 Một số sản phẩm của Ajinomoto Việt Nam
AJI-NO-MOTO
Bột tẩm khô chiên giòn Aji Quick
Nước tương đậu nành Phú Sĩ
Mayonnaise Aji-Mayo
Giấm gạo LISA
AJI-NO-MOTO PLUS
Hạt nêm Aji-ngon

Bột cà ri tiện dụng Aji Quick
Cà phê lon Bird
Phân bón sinh học Amiami
2.4.2 Phân bón sinh học Amiami
Phân bón Amiami là phân hữu cơ sinh học, được sản xuất dựa trên công nghệ len men vi
sinh vật.

22


Hình 6.2: Ứng dụng phân bón amiami

23


Nguyên liệu Ajimonoto sử dụng chủ yếu là tinh bột khoai mì, mật rỉ đường.
Tinh bột khoai mì dùng sản xuất bột ngọt được xử lí như sau:
Tinh bột mì khô
Hòa tan (thêm enzyme @- Amylase, pH=5,5-7, t0=90 – 110)
Mật mía đường dùng sản xuất bột ngọt được xử lí như sau:
Lọc

Mật mía đường
Xử lí bằng H2SO4, lọc
Corynebacterium Glutanicum là vi sinh vật được Ajimonoto sử dùng lên men trong sản
xuất bột ngọt, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai mì,… tạo acid glutamic.
trùng
(125oc, 25 phút)
Quy trình sản xuấtThanh
phân bón

amiami
Nguyên liệu
Xử lí
Lên men

Tinh chế sản phẩm

Thu hồi amino acid
Dịch sau li tâm
Giải thích quy trình
Phối trộn amino acid
Nguyên liệu
Tinh bột khoai mì, mật mía được xử lí như mục trên đã nêu.
Lên men
Chuẩn PH
Tham gia vào quá trình lên men sản xuất axit glutamic, chủng vi sinh thường sử dụng là:
Corynebacterium Glutanicum, Brevibacterium
Lactofermentus, Micrococus Glutamicus;
Sản phẩm Amiami
nhưng chủ yếu nhất vẫn là chủng Corynebacterium Glutamicum (loại vi khuẩn này đã
được nhà vi sinh vật Nhật Bản Kinosita phát hiện từ 1956, có khả năng lên men từ tinh
bột, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra axit glutamic).

24


Cho chủng vi khuẩn Corynebacterium Glutanicum vào để thực hiện quá trình lên men. Vi
khuẩn này sử dụng chất dinh dưỡng và chịu sự tác động các yếu tố khác sẽ sản xuất acid
glutamic thừa để tiết ra ngoài cơ thể vào môi trường.
Chủng vi khuẩn Corynebacterium Glutanicum được Ajinomoto Việt Nam nhập 8 tháng

một lần.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn là 300C, pH=7.
Các yếu tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, hệ thống gió và khuấy, oxy, các chất sinh trưởng.
Thu hồi acid glutamic
Acid glutamic thu hồi bằng cách kết tinh (tại điểm đẳng điện pi=3,32) sau đó li tâm loại
bỏ bã vi sinh vật.
Trung hòa
Sử dụng NaOH hoặc Soda để tạo muối (lúc này ta thu được dung dịch bột ngọt).
Lọc màu
Sử dụng than hoạt tính hoặc các phương pháp trao đổi ion để loại màu và tạo màu trắng
cho bột ngọt.
Tinh chế, Sản phẩm
Sau khi có sản phẩm bột ngọt thô, Ajinomoto sàn để phân loại bột ngọt theo kích cở. Để
tạo sản phẩm đa dạng và tiện lợi cho người tiêu dùng.

Chương 7
Công ty trách nhiệm hữu hạn hạt giống Tân Lộc Phát

7.1 Sơ lược về công ty
Công ty chuyên sản xuất và cung ứng hạt giống rau màu với thương hiệu hạt giống
“Đồng Tiền Vàng” được thành lập năm 2008 bởi những nhà nông học giàu kinh nghiệm.
Họ đến từ cả ba miền của đất nước, gặp nhau ở cùng một niềm đam mê nghiên cứu, chọn
tạo hạt giống rau màu. Khởi đầu với vốn liếng cơ bản chính là tâm huyết đối với sự
nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, chỉ hơn 3 năm
qua, công ty Tân Lộc Phát đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, hạt giống “Đồng Tiền
Vàng” đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước và cả một số nước khác trong khu vực
Châu Á, trở thành một cái tên quen thuộc, gần gũi với nhà nông.

25



×