Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.69 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC su ' PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÈU HỌC

TRƯƠNG THANH LỆ NGỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG s o SÁNH
KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Tiểu học

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC

TRƯƠNG THANH LỆ NGỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG s o SÁNH
KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Hào

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tới TS. Nguyễn Văn Hào đã
định hướng chọn đề tài và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Do điều kiện thời gian nghiên cún có hạn nên đề tài không tránh khỏi
nhũng hạn chế và thiếu sót. Em rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Trương Thanh Lệ Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Một số biện pháp
hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ” là kết quả
nghiên cún của riêng tôi, trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham
khảo các tài liệu có liên quan.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả
nghiên cún của các tác giả khác. Neu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, thảng 5 năm 2015
Sinh viên

Trương Thanh Lệ Ngọc


MỤC LỤC
PHẰN MỞ ĐẰU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cún.................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 1
5. Giả thuyết khoa h ọ c.................................................................................... 2
6. Nhiệm vụ nghiên cún.................................................................................. 2
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................... 4
Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN............................................. 4

1.1. Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ mẫu giáo n h ỡ .......................................... 4
1.1.1. Đặc điếm tâm lỉ của trẻ mâu giảo nhỡ............................................. 4
1.1.2. Đặc điếm sinh lí của trẻ mâu giáo nhỡ............................................. 4
1.2. Một số vấn đề về kĩ năng so sánh kích thước......................................... 5
1.2.1. K ĩ năng............................................................................................... 5
1.2.2. So sánh...............................................................................................7
1.2.3. Kích thước..........................................................................................8
1.2.4. K ĩ năng so sánh................................................................................. 8
1.3. Vai trò của kĩ năng so sánh đối với sự phát triển các quá trình nhận
thức của trẻ mẫu giáo.......................................................................................8
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng so sánh của
trẻ mẫu giáo nhỡ ............................................................................................11
1.5. Đặc điểm hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ
mẫu giáo nhỡ................................................................................................. 12


Tiểu kết chương 1...............................................................................................14
Chương 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG
SO SÁNH......................................................................................................... 16
KÍCH THƯỚC CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ ................................................ 16
2.1. Biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ mẫu giáo nhỡ. 16
2.1.1. Sử dụng tình huống cỏ vấn đề nhằm tạo nhu cầu, tâm thế
so sảnh kích thước cho trẻ..........................................................................16
2.2.2. Sử dụng hành động mâu kết hợp với lời giảng giải nhằm
trang bị cho trẻ tri thức về phương thức thực hiện so sảnh kích thước.. 20
2.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập so sánh kích thước nham hình thành
và phát triền kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ...................................... 22
2.2.4. Sử dụng hệ thống trò chơi học tập nham rèn luyện kĩ năng
so sảnh kích thước cho trẻ........................................................................ 24
2.2.5. Sử dụng các dạng hoạt động khác của trẻ vào việc rèn luyện

kĩ năng so sảnh kích thước cho trẻ.............................................................26
2.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp dạy học trên và điều kiện để
thực hiện các biện pháp dạy học đó..............................................................29
2.3. Quy trình hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ
mẫu giáo nhỡ..................................................................................................31
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 34
KẾT LUẬN........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................37


PHÀN MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của
nhà nước, là ngành học đầu tiên đặt nền tảng cho việc giáo dục trẻ. Mục
tiêu của giáo dục mầm non là: giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp một.
Trong chương trình giáo dục mầm non, việc dạy trẻ hình thành biểu
tượng toán học sơ đẳng nói chung và dạy trẻ hình thành kĩ năng so sánh kích
thước vật thể nói riêng là một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng, tạo cơ sở
nền móng cho trẻ học tập nói chung và học toán nói riêng ở trường phô
thông sau này.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay giáo viên mầm non chưa chú ý nhiều
đến việc sử dụng các biện pháp tối ưu để hình thành có hiệu quả kĩ năng so
sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động làm quen với toán. Do
đó để đáp ứng yêu cầu của lý luận và thực tiễn như trên mà tôi mạnh dạn chọn
đề tài: “Một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ
mẫu giáo nhỡ” để nghiên cún.
2. Mục đích nghiên cứu
Đe xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ

mẫu giáo nhỡ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu
giáo nhỡ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đe tài này tập trung nghiên CÚ01 về việc hình thành kĩ năng so sánh kích
thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

1


5. Giả thuyết khoa học
Mức độ hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ mẫu giáo nhỡ
chưa cao. Neu nghiên cứu và phối hợp sử dụng một số biện pháp hình thành
kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ như: sử dụng tình huống có vấn đề nhằm
tạo nhu cầu, tâm thế so sánh cho trẻ; sử dụng hành động mẫu kết họp với lời
giảng giải nhằm trang bị cho trẻ tri thức về phương thức thực hiện so sánh; sử
dụng hệ thống bài tập so sánh nhằm hình thành và phát triển kĩ năng so sánh
kích thước cho trẻ; sử dụng hệ thống trò chơi học tập nhằm rèn luyện kĩ năng
so sánh kích thước cho trẻ; sử dụng các dạng hoạt động khác của trẻ vào việc
rèn luyện kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ trong hoạt động LQVT thì mức
độ hình thành kĩ năng so sánh kích thước ở trẻ được nâng cao.
6. Nhiệm yụ nghiên cún
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp hình thành kĩ năng so
sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Nghiên cún thực trạng các biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích
thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Đe xuất một số biện pháp nhằm hình thành kĩ năng so sánh kích thước
cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số biện pháp nhằm hình thành kĩ

năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ qua hoạt động làm quen với
toán đã xây dựng.
7. Phưcmg pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên CÚOI các tài liệu (sách, báo, tạp chí...) có liên quan đến đề tài
nghiên cứu đế xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát
+ Dự giờ các hoạt động học toán có chủ đích và quan sát quá trình thực

2


hiện kĩ năng so sánh kích thước của trẻ mẫu giáo để nghiên cứu mức độ thực
hiện kĩ năng này của trẻ.
+ Quan sát, ghi chép các biện pháp sư phạm mà giáo viên mầm non sử
dụng để hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ trong các hoạt động
học toán có chủ đích.
- Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu Ankét với các giáo viên mầm non để nắm bắt được
thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hình thành kĩ năng so sánh kích
thước cho trẻ.
- Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với giáo viên mầm non để tìm hiếu nhận thức và những biện
pháp giáo viên sử dụng nhằm hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ
trong hoạt động học toán có chủ đích. Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu, nguyện
vọng của họ để tìm ra một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước
cho trẻ đạt hiệu quả hơn.
- Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả
của các biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ đã xây dựng.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn gồm 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Đe xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích
thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

3


NỘI DUNG
Chưo ng 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤ с TIỄN
1.1. Đặc điếm tâm - sinh lí của trẻ mẫu giáo nhỡ
1.1.1. Đặc điếm tăm lí của trẻ mẫu giáo nhỡ
Đây là giai đoạn phát triển mạnh tư duy trục quan hình tượng. Trẻ có
nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc, lập kế hoạch cho các hành động
của mình, vì thế trẻ buộc phải giải quyết các nhiệm vụ bằng cách dựa vào các
biểu tượng của sự vật hiện tượng. Do đó ở trẻ mẫu giáo nhỡ có khả năng suy
luận song những kết luận mà trẻ đưa ra thường rất ngây ngô và ngộ nghĩnh.
Trẻ mẫu giáo nhỡ chưa có khả năng tư duy trừu tượng, trẻ thường dựa
vào những biểu tượng đã có và nhũng kinh nghiệm đã trải qua nên trẻ thường
nhầm lẫn giữa thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật hiện tượng.
1.1.2. Đặc điếm sinh lí của trẻ mẫu giảo nhỡ
* Cơ thể trẻ là một khối thống nhất. Mọi cơ quan mô và tế bào đều
được liên kết với nhau thành một khối thống nhất trong cơ thể đó là:
- Sự thống nhất trong trao đổi chất và năng lượng.
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận.
- Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể.
* Đặc điểm chủ yếu của thời kì này:
- Tốc độ tăng về chiều cao tù’ 5 đến 8cm/năm, cân nặng tăng 2kg/năm.

Thế chất, trí tuệ, tính khéo léo phát triển hơn nên trẻ hiếu động.
- Hệ cơ quan trong cơ thể dần hoàn thiện và phát triển đặc biệt hệ thần
kinh và hệ tuần hoàn.
- Ớ thời kì này trẻ có sự phát triển tốt về sức khỏe, là yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của trẻ.

4


1.2. Một số vấn đề về kĩ năng so sánh kích thước
1.2.1. K ĩ năng
Khi nói đến kĩ năng chúng ta thường nghĩ đến các kĩ năng như kĩ năng
đọc, kĩ năng viết, kĩ năng nói... hay kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tổ chức... Tuy nhiên, để có một khái niệm đúng đắn về kĩ năng thì
cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Từ các khái niệm đa dạng về kĩ năng của
các nhà tâm lí học và giáo dục học có hai khuynh hướng quan niệm về kĩ
năng như sau:
* Khuynh hưóĩig thứ nhất: Quan niệm kĩ nẫng nghiêng về mặt kĩ thuật
của hành động. Các tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này là: V. X. Rudin,
V. A. Krutreski, p. A. Ruđich, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng,....
- Theo V. X. Ruclỉn: Kĩ năng là phương thức thực hiện hành động đã
được con người nắm vũng.
- V. A. Krutreskỉ quan niệm: Kĩ năng là thực hiện một hoạt động nào đó
nhờ sử dụng thủ thuật, những phương thức đúng đắn.
- p. A. Ruđich cho rằng: Kĩ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận
dụng vào thực tế các kiến thức đã thu được để đạt được kết quả trong một
hình thức hoạt động cụ thể.
- Theo Trần Trọng Thủy: Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động,
con người nắm được cách thức hành động tức là có kĩ thuật hành động và
có kĩ năng.

- Hà Nhật Thăng coi: Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, thể hiện
ra các thao tác hành động chứ không chú ý nhiều đến kết quả hành động.
* Khuynh hướng thứ hai: Các tác giả theo khuynh hướng này thì xem
xét kĩ năng thuộc về năng lực của con người. Đại diện là: Paul Herry, K. K.
Platônôv, G.G. Gôlubev, X. I. Kixegop, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết,
Lê Văn Hồng, Hồ Lam Hồng, Hoàng Phê, Vũ Dũng...

5


- Paul Herry quan niệm: Kĩ năng là khả năng sử dụng tri thức, các
phương pháp, kĩ thuật và thiết bị cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ
nhất định có được tù’ kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo.
- K. K. Platônôv, G. G. Gôlubev cho rằng: Kĩ năng là khả năng con
người tiến hành công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những
điều kiện khác nhau và trong khoảng thời gian tương ứng. Các tác giả này chú
ý tới việc thực hiện kết quả trong kĩ năng.
- Theo X. I. Kixegop: Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ
thống hành động phù họp với các mục đích và điều kiện thực hiện hệ
thống này.
- Theo Từ điên Tiếng Việt của Hoàng Phê năm 1992: Kĩ năng là khả
năng tận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vục nào đó vào
thực tế.
- Theo Từ điển tâm lí học: Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả
những tri thức về phương thức hoạt động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện nhiệm vụ tương ứng.
- Ngoài ra, quan niệm của một số tác giả như : Lê Văn Hồng, Nguyễn
Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng cho rằng: Kĩ năng là một năng lực của con người,
là khả năng con người thực hiện công việc có kết quả dựa trên cơ sở những tri
thức và kinh nghiệm đã có.

Như vậy, các tác giả theo khuynh hướng này đều xem xét kĩ năng thuộc
về năng lực của con người. Họ cho rằng kĩ năng của con người không chỉ đơn
thuần về mặt kĩ thuật mà còn thuộc về năng lực của con người và khi đánh giá
kĩ năng thực hiện một hành động nào đó phải xem xét đến kết quả thực hiện.
Tóm lại, tù’ việc tìm hiểu các khái niệm về kĩ năng như trên chúng tôi
thiên về khuynh hướng thứ hai đó là xem xét kĩ năng thuộc về năng lực của
con người. Từ đây chúng tôi quan niệm rằng: K ĩ năng là khả năng con người

6


có thê thực hiện đủng một hành động nào đó trong thực tiên dựa trên những
hiếu biết, tri thức, kinh nghiêm mà bản thãn tích lũy được.
1.2.2. So sánh
Theo X. L. Rubinstein: “Hạt nhân của hoạt động trí tuệ là các thao tác
tư duy: Phần tích, tong hợp, so sảnh, khải quát hóa...

Chính vì thế, so sánh

là một trong những kĩ năng quan trọng thường xuyên diễn ra trong quá trình
hoạt động trí tuệ của con người. Bởi lẽ, để nhận biết được cái này giống hay
khác với cái kia thì trong đầu óc của con người diễn ra quá trình so sánh. Vậy
để hiểu so sánh là gì chúng ta tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:
- So sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau,
khác nhau hoặc sự hơn kém.
- So sánh là đối chiếu, xem xét coi cái bên nào hơn, bên nào kém.
- So sánh - một trong những thao tác tư duy làm chức năng đối chiếu
các đối tượng để phát hiện ra những nét khác nhau giữa chúng.
- Grant Evans coi so sánh là “một cách nhận thức”, “không chỉ để hiểu
những sự khác biệt.. mà còn để thấy những sự tương đồng”.

- Trần Ngọc Lan cho rằng: So sánh là thao tác của tư duy trong đó chủ
thể tư duy dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng (hoặc giữa các thuộc tính, các quan hệ, các bộ phận của một
số sự vật, hiện tượng).
Bên cạnh đó, theo một số nhà tâm lí học như: Phạm Minh Hạc, Phạm
Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang uẩn thì “so sánh là quá trình
dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không
đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức”.
Như vậy, tuy mỗi tác giả đưa ra một khái niệm khác nhau về so sánh
nhưng chúng ta nhận thấy rằng tất cả họ đều có chung quan điếm đó là coi so
sánh là sự đối chiếu giữa sự vật này với sự vật kia đế tìm sự giống nhau, khác
nhau giữa các sự vật.

7


Từ các khái niệm trên chúng tôi có thể hiểu: “So sảnh là một trong
những kĩ năng quan trọng của quả trình tư duy, nhằm thực hiện chức năng
đem sự vật này đoi chiếu với sự vật kia đế tìm sự giống nhau hay khác nhau
của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
1.2.3. Kích thưởc
Kích thước là một biếu hiện đặc trung của vật thể và mỗi vật thể có thể
đo theo 3 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Tùy theo kích thước của vật
mà ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp.
1.2.4. Kĩ năng so sánh
Từ khái niệm về kĩ năng và khái niệm so sánh tôi cho rằng: K ĩ năng so
sảnh là khả năng con người vận dụng những hiếu biết, tri thức, kinh nghiệm
của bản thân đê đem sự vật này đối chiếu với sự vật kia nhằm phân biệt
chủng trong thế giới khách quan.
Như vậy, tù’ đây chúng ta có thể hiểu kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo

nhỡ trong hoạt động làm quen với toán là: Khả năng mà trẻ biết vận dụng
những kiến thức toán học sơ đấng đã nắm được đê phân biệt sự giống và khác
nhau về các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật,
hiện tượng xung quanh trẻ.
1.3. Vai trò của kĩ năng so sánh đối vói sự phát triến các quá trình nhận
thức của trẻ mẫu giáo
So sánh là một trong những kĩ năng quan trọng của quá trình nhận thức
nói chung và tư duy nói riêng. Không có so sánh thì không có sự nhận thức,
không có hiện tượng tư duy và không có sự dạy học. Nhờ có so sánh mà con
người không những tìm thấy các dấu hiệu bản chất giống và khác nhau của sự
vật, hiện tượng mà còn tìm thấy các dấu hiệu không bản chất của chúng.
Với trẻ em, kĩ năng so sánh giúp cho chúng hiểu biết hơn về thế giới
xung quanh, nhận ra sự đa dạng, phong phú mà sự vật, hiện tượng xung quanh


đem lại cho chúng. Khi diễn ra quá trình so sánh trẻ không chỉ nhận ra các
dấu hiệu bên ngoài mà còn biết được các dấu hiệu bên trong để tách bạch rạch
ròi sự vật này với sự vật kia. Chính vì thế trí tuệ trẻ ngày càng phát triến, tri
thức đến với trẻ ngày càng phong phú hơn.
- So sảnh với quả trình tri giác, biếu tượng
So sánh giúp cho chúng ta tri giác sự vật, hiện tượng chính xác hơn. Tri
giác là sự phản ánh sự vật, hiện tượng cùng toàn bộ các thuộc tính của chúng
trong lúc chúng tác động lên các giác quan của mỗi con người. Chính nhờ quá
trình so sánh mà các giác quan của chúng ta không bị nhầm lẫn giữa sự vật
này với sự vật kia.
Ví dụ: Khi nhìn một cái cây chúng ta cảm nhận được thuộc tính riêng
về: Màu hoa, kiểu dáng (to hay nhỏ, cao hay thấp), kiểu lá... tri giác nó như
một vật khác biệt với các cây khác ở tất cả các đặc điểm về màu hoa, kiểu
dáng, kiểu lá...
Mặt khác, đối với biểu tượng, khi chúng ta nhớ lại các sự vật, hiện

tượng thì trong trí óc của chúng sẽ xuất hiện hình ảnh của sự vật đã tri giác
trước đây, hình ảnh này gọi là tri giác biểu tượng về sự vật, hiện tượng đó.
Nói cách khác biểu tượng là hình ảnh còn đọng lại trong trí não của đối tượng
nhận thức khi mà các sự vật, hiện tượng không còn tác động lên các giác quan
một cách trực tiếp. Trong não bộ của chúng ta ghi lại rất nhiều biểu tượng về
sự vật mà chúng ta bắt gặp. Đối với trẻ em cũng vậy, tất cả các sự vật, hiện
tượng xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn cho nên trong kho trí nhớ của trẻ tồn
tại rất nhiều biếu tượng về các sự vật, hiện tượng. Đe không nhầm lẫn giữa sự
vật này với sự vật kia thì chính quá trình so sánh đã giúp cho con người thấy
được sự khác biệt về các biểu tượng trong kho trí nhớ.
- So sảnh với sự phát trỉến tư duy
Tư duy là giai đoạn cao nhất của quá trình nhận thức lí lính. Đặc điếm
của giai đoạn nhận thức này là hình thành khái niệm, các phán đoán về sự vật,

9


hiện tượng thế giới xung quanh, là sự vận dụng các suy luận trong quá trình
nhận thức; là quá trình phản ánh hiện thực gián tiếp và khái quát, phản ánh
những đặc điểm chung và bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của
hàng loạt sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nhờ khái niệm và thông qua quá trình tư duy mà trẻ em có thể
nhận thức được hiện tượng cầu vồng mặc dù có thể trẻ chưa được tri giác hiện
tượng này bao giờ. Hoặc mặc dù chưa được tham quan Lăng Bác nhưng qua
lời kế của người lớn trẻ cũng có thể hình dung được Lăng Bác như thế nào.
Sự phát triển tư duy của con người phần lớn nhờ quá trình so sánh.
Thật vậy, so sánh đã dẫn đường và chọn tư liệu cho tư duy hoạt động, so
sánh giúp cho quá trình tư duy loại suy có một giá trị to lớn. Bởi lẽ, để phân
biệt được sự vật này trong muôn vàn sự vật khác thì phải diễn ra quá trình so
sánh để loại suy những điều không cần thiết nhằm đưa ra một kết quả chính

xác nhất.
Bên cạnh đó so sánh là cơ sở của mọi sự phân hóa, phân loại và hệ
thống hóa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Khi sử dụng so
sánh, con người nhận biết được các đặc điểm của mỗi đối tượng mới và của
nhóm đối tượng, phân loại được chúng trong thế giới khách quan. Đối với trẻ
mẫu giáo, trên cơ sở các đối tượng trẻ lĩnh hội được các khái niệm “bằng
nhau”, “nhiều hơn” và “ít hơn”.
Ngoài ra, so sánh còn là chỗ dựa có ý nghĩ và ngôn ngũ’, nó giúp cho sự
phân biệt của con người trở nên tinh tế, chính xác hơn.
Như vậy, so sánh có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển tư duy của
con người nói chung và trẻ em nói riêng. So sánh giúp cho quá trình tư duy
chính xác hơn, giúp cho con người phản ánh đúng đặc điếm bản chất và
không bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.
- So sảnh với sự phát trỉến ngôn ngữ:

10


So sánh và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính nhờ quá
trình so sánh giúp cho đứa trẻ có vốn tù’ đa dạng hơn, hiểu nghĩa của nhiều từ
và biết vận dụng chúng cho phù họp với hoàn cảnh cụ thể.
So sánh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển các quá
trình nhận thức của con người nói chung và trẻ em nói riêng.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng so sánh của trẻ
mẫu giáo nhỡ
* Các yếu tố khách quan:
- Môi trưòĩig hoạt động: Môi trường hoạt động bao gồm môi trường vật
chất và môi trường tâm lí. Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và
phát triển kĩ năng so sánh kích thước của trẻ. Trẻ tiếp thu tri thức và hình
thành kĩ năng thông qua sự tác động của môi trường, môi trường tạo điều

kiện, nhu cầu, động cơ, phương tiện cho trẻ hoạt động, nếu môi trường không
tạo được hứng thú cho trẻ hoạt động thì kĩ năng so sánh kích thước không
được luyện tập, vì vậy mà kĩ năng sẽ không bền vững, ổn định. Mặt khác, môi
trường tâm lí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của trẻ, nếu
trẻ hoạt động trong môi trường tâm lí không thoải mái, không an toàn thì quá
trình hoạt động của trẻ không có hiệu quả. Do đó, cần chuẩn bị tốt về môi
trường tâm lí lẫn môi trường vật chất đế trẻ hoạt động với đối tượng nhằm
hình thành kĩ năng so sánh kích thước.
- Tác động của giáo dục: Nghệ thuật sư phạm của giáo viên có ảnh
hưởng nhất định đến việc hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ. Việc
lựa chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen
với toán để hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ của giáo viên phù
hợp với năng lực phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ phát triến kĩ năng này một cách
thuận lợi hơn, ngược lại, các nội dung, biện pháp giáo viên lựa chọn không
phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển kĩ năng so sánh kích thước ở trẻ.

11


* Các yếu tố chủ quan:
- Sự phát triến tâm - sinh lí đảm bảo cho việc thực hiện kĩ năng so sánh
kích thước
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ cho nên sự hoàn thiện về mặt
cấu trúc chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng như các chức năng
tâm lí của trẻ đều trải qua các giai đoạn phát triển nhất định và hoàn thiện
dần theo lứa tuổi. Chính vì thế các yếu tố này ảnh hưởng đến việc hình thành
và phát triển kĩ năng so sánh kích thước của trẻ. Do đó, để hình thành và
phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ một cách bền
vững, ổn định cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để đưa ra các biện
pháp giáo dục phù họp.

- Tính tích cực họat động của cả nhân trẻ
Đe có được kĩ năng bền vững cần có sự nỗ lực, tích cực của bản thân
trẻ. Trẻ phải tự mình rèn luyện, tự’ mình hoạt động khám phá, tìm tòi, giáo
viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết thì kĩ năng mới phát triển
thành thạo, thực hiện chính xác, ứng dụng tốt trong mọi trường hợp.
Như vậy, khi đề ra các biện pháp để hình thành kĩ năng so sánh kích
thước cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán chúng ta cần dựa vào các
quá trình hình thành kĩ năng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ
năng ở trẻ.
1.5. Đặc điếm hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ mẫu giáo
nhõ’
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm tri giác kích
thước các vật, khả năng cảm nhận, ước lượng kích thước của trẻ đã tốt hơn.
Trong quá trình nhận biết, phân biệt kích thước của các vật không chỉ có sự
tham gia tích cực của các giác quan như: thị giác, xúc giác,... mà còn có sự
kết hợp của các kĩ năng tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp...

12


Trẻ lứa tuổi này đã có khả năng phân biệt được các chiều đo kích thước
của các vật như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao nếu những chiều đo đó là nổi
bật. Trẻ đã nắm được các tù’ diễn đạt các chiều đo kích thước khác nhau, trẻ
không chỉ thường xuyên sử dụng chúng mà còn sử dụng chúng một cách
chính xác hơn. Trẻ có khả năng nhận biết sự khác biệt về kích thước của 2 - 3
vật có độ chênh lệch nhỏ. Khả năng ước lượng kích thước của các vật ngày
càng phát triển ở trẻ dưới tác động dạy học của người lớn. Trẻ dễ dàng nắm
được các biện pháp so sánh giữa các đối tượng như: xếp chồng, xếp cạnh.

13



Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên CÚ11, phân tích, tổng hợp và khái quát các nguồn tài liệu
có liên quan đến việc hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo
nhỡ cũng như qua việc điều tra thực trạng hình thành nội dung này ở một số
trường mầm non tôi đưa ra kết luận như sau:
- Hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, giúp trẻ phân biệt
được các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, tìm ra được sự giống
nhau và khác nhau trong các mối quan hệ toán học, tạo tiền đề cho trẻ học
toán ở trường phổ thông.
- Kĩ năng so sánh là khả năng con người vận dụng những hiểu biết, tri
thức, kinh nghiệm của bản thân để đem sự vật này đối chiếu với sự vật kia
nhằm phân biệt chúng trong thế giới khách quan. Kĩ năng so sánh kích thước
của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động làm quen với toán là khả năng để trẻ
biết vận dụng những kiến thức toán học sơ đẳng đã nắm được để phân biệt sự
giống và khác nhau về các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có
trong các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
- Khi hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ cần chú ý đến các
yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hình thành kĩ năng so
sánh ở trẻ.
- Ket quả điều tra thực trạng cho thấy: hầu hết giáo viên mầm non đã
nhận thức đúng đắn sự cần thiết phải hình thành kĩ năng so sánh kích thước
cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động làm quen với toán. Tuy nhiên, trong
quá trình sử dụng các biện pháp để hình thành thành kĩ năng so sánh kích
thước thì giáo viên chưa biết cách sử dụng như thế nào cho hợp lí để đạt hiệu
quả cao. Mặt khác, các biện pháp giáo viên sử dụng để hình thành kĩ năng này
cho trẻ còn nhiều hạn chế, biện pháp lặp đi lặp lại, thiếu linh hoạt, sáng tạo


14


làm cho kết quả hình thành thành kĩ năng so sánh kích thước ở trẻ mẫu giáo
nhỡ chưa cao.
- Ket quả điều tra mức độ hình thành kĩ năng so sánh kích thước của trẻ
mẫu giáo nhỡ trong hoạt động làm quen với toán dưới sự tác động của các
biện pháp hiện nay là chưa cao, tỷ lệ thực hiện kĩ năng so sánh kích thước của
trẻ ở mức trung bình và kém chiếm đa số.
- Những kết luận trên chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để tôi làm căn
cứ cho quá trình xây dựng các biện pháp nhằm hình thành kĩ năng so sánh
kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

15


Chương 2
ĐỀ XUẤT MỘT SÓ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG s o SÁNH
KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỞ

2.1. Biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhõ’
2.1.1.

Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm tạo nhu cầu, tâm thế so sánh

kích thước cho trẻ
Tình huống có vấn đề là một hoàn cảnh có mâu thuẫn và trẻ phải suy
nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫn đó.
2.2.1. ỉ. Mục đích
- Giúp cho đứa trẻ tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo trong việc tìm

ra phương thức giải quyết mới. Bởi lẽ, tình huống có vấn đề là những mâu
thuẫn bắt buộc đứa trẻ phải giải quyết vấn đề đó lại cần đến một tri thức mới,
cách thức hành động mới chưa hề biết trước đó.
- Sử dụng tình huống có vấn đề nhằm tăng sự hấp dẫn, tạo hứng thú
cho trẻ trong quá trình nhận thức. Trẻ thực hiện nhiệm vụ nhận thức dưới hình
thức chơi kích thích sự tò mò, ham hiếu biết khám phá những bí ấn có trong
tình huống đó,
- Tình huống có vấn đề còn giúp cho trẻ đánh giá được hiểu biết của
mình trong khi tìm kiếm phương thức mới. Trẻ có thể thực hiện phương thức
thử - sai khi tìm kiếm cách giải quyết.
- Mặt khác, khi giải quyết vấn đề đưa ra, bắt buộc đứa trẻ phải sử dụng
tốt các kĩ năng tư duy như: phân tích, tổng họp xem có các sự kiện gì cần giải
quyết, so sánh xem cách giải quyết này có phù họp để giải quyết các sự kiện
trên không...

16


2.2.1.2. Yêu cầu
- Các tình huống có vấn đề đưa ra phải phù hợp với kinh nghiệm, đặc
điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nhỡ.
- Tình huống đưa ra phải chứa đựng mâu thuẫn mà bắt buộc đứa trẻ
phải tìm phương thức giải quyết.
- Tình huống đưa ra phải kích thích trẻ tích cực vận dụng các kĩ năng tư
duy như: phân tích, tổng họp, so sánh... vào việc giải quyết có vấn đề.
- Các tình huống đưa ra phải phong phú, đa dạng.
2.2.1.3. Cách sử dụng
Việc sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành kĩ năng so sánh
kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ thường được tiến hành theo các bước sau:
- Bưởc 1: Đặt vấn đề (đưa ra nhiệm vụ nhận thức)

Đây là bước tạo tình huống có vấn đề do giáo viên đặt ra khi lập kế
hoạch tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ. Giáo viên nêu vấn đề và
nói vấn đề trẻ cần giải quyết.
Vỉ dụ 1: Để hình thành kĩ năng so sánh chiều cao hai đối tượng giáo
viên tạo tình huống cho trẻ hái quả trên cây, trẻ không hái được, cô hái quả hộ
trẻ và cô hái được, vậy tại sao cô hái được quả mà trẻ không hái được quả?
Ví dụ 2: Đe hình thành kĩ năng so sánh chiều dài hai đối tượng giáo
viên nêu vấn đề: “Hôm nay, bạn Thỏ Trắng tặng lóp chúng mình 2 dải lụa
màu xanh và màu đỏ rất đẹp nhưng cô không biết dải lụa nào dài hơn. Vậy
theo các con chúng ta làm thế nào để biết được dải lụa nào dài hơn?”
- Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra
Giáo viên nên khuyến khích trẻ tự’ nêu ra cách giải quyết vấn đề để kích
thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi ra phương thức giải quyết mới trong các tình huống
cụ thể. Ở những tình huống có nhiều mâu thuẫn và khó đối với trẻ (sau khi
khuyến khích, động viên, gợi ý mà thấy chưa có trẻ nào giơ tay phát biểu ý

17


kiến) giáo viên có thể tự đưa ra cách giải quyết vấn đề và cho trẻ đánh giá,
thực hiện cách giải quyết đó. Đồng thời, gơi ý, khuyến khích trẻ đưa ra giải
quyết khác so với cách của cô. Sau khi đã tìm được các giả thuyết đế giải
quyết vấn đề trên thì cô và trẻ cùng nhau chứng minh giả thuyết đó xem thử
đúng hay sai.
Ví dụ: Với vấn đề đặt ra ở trên, giáo viên mời trẻ nêu ý kiến của mình
để tìm ra dải lụa nào dài hơn dải lụa còn lại. Gọi một trẻ đứng dậy phát biểu
xem dải lụa nào dài hơn? Trẻ có thế phát biểu ngẫu nhiên là dải lụa màu xanh
dài hơn dải lụa màu đỏ. Làm thế nào để chứng minh giả thuyết trẻ nêu ra là
đúng hay sai? Trẻ đề xuất là xếp chồng dải lụa màu xanh lên dải lụa màu đỏ.
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

Cô và trẻ cùng thực hiện kế hoạch đã nêu ở trên.
Vỉ dụ: Sau khi trẻ đề xuất cách giải quyết vấn đề, cô và trẻ tiến hành
xếp chồng dải lụa màu xanh lên dải lụa màu đỏ.
*

Luĩi ỷ: Trong khi thực hiện, giáo viên nên dùng tay cầm một đầu các

dải lụa và điều chỉnh cho hai dải lụa song song nhau.

- Bước 4: Kết luận vấn đề
Cô và trẻ cùng thảo luận kết quả vấn đề. Đưa ra kết luận vấn đề.
Ví dụ: Sau khi thực hiện cách giải quyết vấn đề đã nêu, cô kết luận:
Như vậy, giả thuyết mà trẻ nêu ra là đúng vì dải lụa màu xanh dài hơn dải lụa
màu đỏ.
2.2.1.4. Các mức độ của tình huống cỏ vấn đề
Đe hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ, giáo
viên có thể sử dụng các tình huống có vấn đề với các mức độ sau:

18


- Mức độ 1: Giáo viên đặt ra vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, còn trẻ
làm người giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
- Mức độ 2: Giáo viên đặt vấn đề gợi ý để tìm cách giải quyết vấn đề
với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần thiết. Giáo viên cùng trẻ đánh giá kết quả
giải quyết vấn đề.
- Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề,
phát hiện vấn đề nảy sinh và tụ’ đề xuất cách giải quyết vấn đề. Giáo viên
cùng trẻ đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.
- Mức độ 4: Trẻ tự’ phát hiện vấn đề trong hoàn cảnh của mình hoặc

trong cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Trẻ giải quyết vấn đề, tự
đánh giá chất lượng, hiệu quả. Giáo viên chỉ có ý kiến bổ sung khi cần thiết.
2.2.1.5. Điều kiện thực hiện
- Giáo viên phải nắm được đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ và nắm được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tình huống có vấn đề để
thiết kế các tình huống cho phù hợp với trẻ.
- Giáo viên phải biết thiết kế các hoạt độngcó sửdụng tình huống tình
huống có vấn đề, đồng thời, các tình huống được thiết kế nhằm mục đích phát
triển và hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ.
- Tình huống thiết kế phải gần gũi với kinh nghiệm của trẻ và bắt buộc
trẻ phải sử dụng các kĩ năng tư duy như: phân tích, tổng họp, so sánh...
- Giáo viên phải tạo được cơ hội cho trẻ tụ’ pháthiệnvà giải quyết tình
huống do cô đưa ra hoặc tình huống có trong thực tiễn.
- Trẻ phải có vốn tri thức, kinh nghiệm cần thiết đế giải quyết tình
huống do đặt ra.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cần thiết để đáp ứng tốt
việc giải quyết tình huống.

19


×