PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục . Cái tên “mầm
non”đã đủ nói lên sự quan trọng và cần nâng niu của bậc học này. Một trong ba
mục tiêu của cải cách giáo dục nước ta là: làm tốt, giáo dục và chăm sóc thế hệ
trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người
Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách.
Trong công tác giáo dục mầm non việc hình thành và phát triển ngôn ngữ là
công cụ của tư duy nó đóng góp một vai trò rất lớn trong việc phát triển tri thức và
các quá trình tâm lí khác. Mà đặc biệt tác phẩm văn học đối với trẻ mầm non là
những bức tranh về con người và cuộc sống được xây dựng nên bởi những hình
tượng sinh động vừa thực tế lại vừa kỳ ảo, những tình cảm vừa chân thực lại vừa
sâu lắng lại được nhac văn thể hiện trong những ngôn ngữ có chọn lọc, trong sáng,
uyển chuyển, giàu âm điệu và sắc thái phong phú.
Do những đặc trưng đó tác phẩm văn học trở thành phương tiện đặc biệt trong
giáo dục mầm non . Bằng hình tượng và ngôn ngữ văn học , tác phẩm văn học làm
nảy sinh trong tâm hồn trẻ những tình cảm sâu sắc, những rung động mãnh liệt đối
với con ngươig và cuộc sống, giúp trẻ nhận biết tinh tế và phong phú về thế giới
xung quanh, tạo ra cho trẻ một đời sống tinh thần trong sáng và lành mạnh. Chính
vì vậy mà trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một hình thức đặc biệt
giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua đóng kịch dạy trẻ nói
đúng cấu trúc ngữ pháp, khả năng diễn đạt biểu cảm là một hoạt động cần thiết
coa tác động hỗ trợ trực tiếp và tích cực trong việc học môn “tiếng Việt” ở lớp 1
và các hoạt động kháccủa trẻ ở trường phổ thông.
Trò chơi đóng kịch này gần với trò chơi đóng vai theo chủ đề nên được trẻ mẫu
giáo đón nhận một cách thích thú. Một hình thức đặc biệt hơn cả là giúp trẻ nhập
vai thành nhân vật trong tác phẩm qua trò chơi đóng kịch. Trò chơi đóng kịch là
một trong những con đường giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học có hiệu quả nhất
và cũng là hình thức phát triển khả năng diến đạt biểu cảm cho trẻ có tac sdụng
nhanh và mạnh nhất khi trẻ hứng thu nhập vai chơi vào vở kịch…
1. Cơ sở lí luận:
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu lớn về nhận thức, các em khao khát khám phá tìm tòi,
tìm hiểu thế giới xung quanh mình, trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Trong giao tiếp nhờ ngôn ngữ mà con người có khả
năng hiểu biết lẫn nhau cho dù ngôn ngữ bằng lời nói của con người bị hạn chế về
thời gian và không gian, ngoài ngôn ngữ giao tiếp khác ở hình thức khác nhau thì
đứng ở vị trí đầu tiên vẫn là ngôn ngữ . Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn,
trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩa biểu cảm của
mình với mọi người xung quanh. Đây cũng là giai đoạn phát cảm đối với việc học
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo , trong thời kì này trẻ lĩnh hội ngôn ngữ đặc biệt dễ
dàng trong hình vẽ cũng như trong quá trình tâm lí, tri giác, tư duy…Cho nên việc
tạo cho trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ được nghe kể và diễn đạt
lời nói của mình là rất cần thiết.
Trò chơi đóng kịch góp phần phát triển trí tuệ, tính đọc lập sáng tạo và tính tích
cực cá nhân. có tác dụng trực tiếp đến phát triển ngôn ngữ , trong quá trình đóng
kịch các nhân vật đối thoại với nhau nó sẽ phát triển ngôn ngữ độc thoại. Tạo cho
trẻ có một khoảng không gian rất rộng lớn về mặt sáng tạo, nên trẻ cần phải có
ngôn ngữ biểu cảm mạch lạc, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ cũng được phát triển .
+ Nhờ có ngôn ngữ trong giao tiếp mà hình thành và phát triển nhân cách cho
trẻ:
Sự phát triển ngôn ngữ là cơ sở, là nền móngcủa sự phát triển trí dục, sự phát
triển trí tuệ của trẻ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức đầu tiên về hiện tượng
xung quanh và học tiếng mẹ đẻ, tri giác trực tiếp xung quanh các giác quan ( các
bộ máy phân tích) và dùng từ chỉ các tri giác được làm cho tri giác sâu sắc và thể
hiện được mối quan hệ qua lại giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu
thứ hai.
Từ ngữ không những chỉ một tri giác cụ thể mà còn khái quát và là phương tiện
giữ gìn, truyền đạt kinh nghiệm tri thức mà loài người thu thập được “Tiếng mẹ đẻ
là cơ sở của sự phát triển trí tuệ và là vốn quí của mọi tri thức”
- KĐ.USINXKI-
Khi tổ chức tri giác trực tiếp cô giáo dùng từ để hướng dẫn trẻ chú ý vào cái
chính, cái chủ yếu nhờ vậy mà trẻ tri giác đầy dủ hơn, sâu sắc hơn qua từ ngữ cô
giáo truyền đạt những tri thức khác nhau và hình thành cho trẻ thái độ đúng dắn
với các hiện tượng xung quanh cuộc sống, cô giáo dạy trẻ dùng từ ngữ để diễn đạt
ý nghĩa yêu cầu một cách rõ ràng ngắn gọn để kể lại những điều đã nhìn thấy,
nghe thấy và sờ thấy… Dạy tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ ) cô giáo trang bị cho trẻ
những vốn từ bằng cách cho trẻ tiếp xúc với văn học . Trẻ học được ở đó biết bao
từ ngữ mới mà trong cuộc sống bình thường trẻ ít hoặc không hề bết mà sử dụng
( chẳng hạn các từ tượng hình, tượng thanh, từ láy)…sự mở rộng nhận thức bao
giờ cũng gắn chặt với mở rộng vốn từ, bởi vì từ là hình tượng biểu đạt của khái
niệm. Trong quá trình cô giáo cho trẻ đóng kịch giúp trẻ luyện tập cách phát âm
đúng như không nói ê, a, không nói lắp, không nói ngọng, không nói đứt, nói rõ
ràng có biểu cảm…
+ Ngôn ngữ là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ:
Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được thế giới xung quanh nhận ra vẻ đẹp của
quê hương đất nước, qua bài thơ thông qua các nhân vật, trong các tác phẩm trẻ
nhận thức được các khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đúng mực đối với các
nhân vật và lấy đó làm bài học cho hành vi đạo dức của mình. Mượn các nhân vật
cậu bé, cô bé,(phiếm chỉ) những con vật như gà, mèo, chó, vịt, gấu… các nhà văn
nhà thơ đã gửi đến trẻ những bài học giáo dục đạo đức rất nhẹ nhàng, nhưng sâu
sắc
Các truyện như “ dê con nhanh trí” “Ba cô gái” “ Chú vịt xám” “ cô bé quàng
khăn đỏ”… đã cho trẻ hiểu sự cần thiết phải vâng lời cha mẹ, trẻ cảm nhận được
tình thương yêu, sự chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với trẻ và ngược lại tình cảm
của trẻ yêu qúi ông bà cha mẹ… từ ngôn ngữ của cô đọc kể cho trẻ nghe những
bài theo câu truyện đã đem đến cho trẻ bài học về tình bạn, cần phải thân ái, qúy
trọng bạn biết giúp bạn khi bạn gặp khó khăn…đó là mầm mống của tình bạn, tình
đồng chí sau này. Tình cảm đối với anh chị em trong gia đình…
+ Ngôn ngữ là phương tiện giáo dục thẩm mỹ :
Thông qua ngôn ngữ trẻ cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh: qua từ
ngữ chính xác, gợi cảm, những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc được thể hiện
trong bài thơ câu truyện, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong xã hội, trong tự
nhiên đồng thời phải giáo dục trẻ biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Trẻ
hiểu được cái hay cái đẹp trong hiện thực và cái đẹp của chính ngôn ngữ tác
phẩm , làm cho tâm hồn trẻ thơ bay bổng, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo nên
cái đẹp, khao khát cái đẹp và tình cảm thẩm mỹ sau này cho trẻ.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi ngôn ngữ của trẻ tương đối phát triển song vẫn còn chưa
chính xác, nhiều trẻ còn nói ngọng, diễn đạt chưa mạc lạc biểu cảm vẫn còn hạn
chế sở dĩ có tình trạng này là do sự hướng dẫn của người lớn chưa rõ ràng. đặc
điểm ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cơ bản khả năng diến đạt
còn hạn chế, sự phát triển các yếu tố tâm lí của trẻ ở độ tuổi này có nhu cầu giao
tiếp bằng ngôn ngữ lớn, để thỏa mãn nhu cầu này trẻ phải tích cực học hơn, không
những vậy, ngôn ngữ cong có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân
cách cho trẻ: Ngôn ngữ ra đời nhằm phục vụ cho xã hội, ngôn ngữ giúp cho con
người trao đổi những tâm tư, tình cảm bộc lộ mối quan hệ của con người.
Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi nói riêng thông qua dạy trẻ nói đúng ngữ pháp khả năng diến dạt biểu cảm
là rất quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển là tiền đề vững chắc cho mọi hoạt
động, nhận thức sau này của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn ở trường mầm non rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ
trong đó có việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ nói
đúng cấu trúc ngữ pháp và khả năng diễn đạt lưu loát biểu cảm là một biện pháp
và hướng đi cụ thể tiếp cận ngôn ngữ một cách dễ dàng
Khi dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp thì điều trẻ định nói ra đã biết suy nghĩ rõ
ràng mạch lạc ngay từ trong đầu đến tư duy trí tuệ của trẻ được phát triển từ đó
giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện
ngôn ngữ , lĩnh hội sự phong phú của tiếng mẹ đẻ, tất cả điều đó tạo tiền đề phát
triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và
diễn đạt mạch lạc biểu cảm cho trẻ ngày càng quan tâm hơn nữa để vốn từ của trẻ
tăng lên nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Quá trình đi thực hành thường xuyên và tham quan ở một số trường mầm non ,
tôi thấy ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển chưa đồng đều giữa giữa
những trẻ được đến trường và chưa được đến trường. Khi giao tiếp trẻ chưa thể
hiện đúng ngữ điệu của lời nói, nhiều trẻ nói thiếu mạch lạc, ấp úng, nói ngọng,
nói không đủ câu, dùng từ chưa chính xác dẫn đến nói năng chưa lưu loát biểu
cảm. Những trẻ nhút nhát, ít tiếp xúc với bạn bè, kém hiếu động vốn từ bị hạn chế,
nghèo nàn, diến đạt câu ngữ điệu còn kém. Thực tế việc phát triển ngôn ngữ , khả
năng diễn đạt biểu cảm ở ngoài xã hội, trẻ nói hay trống không và rời rạc. Một
phần ở gia đình bố mẹ bận công việc, nhiều người chưa hiểu tầm quan trọng phát
triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này, ở trường cô giáo chưa chú trọng đến việc nói đúng
câu sửa sai cho trẻ dẫn đến tình trạng trẻ hay nói trống không, nói câu cụt chưa thể
hiện được rõ ý của mình, ngôn ngữ biểu cảm còn nhiều hạn chế, bởi thực tế cô
giáo mầm non còn ngại việc dạy trẻ đóng kịch thông qua nội dung tác phẩm văn
học vì khâu chuẩn bị hơi rích rắc và chuẩn bị mất nhiều thời gian nên giáo viên
thường cắt xén không cho trẻ đóng kịch đó cũng là một thực tế kìm hãm sự phát
triển ngôn ngữ tư duy- biểu cảm ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Qua hai cơ sở trên, tôi thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm hết
sức quan trọng và cấp thiết, nó phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, là cơ sở để sau
này cho trẻ lĩnh hội tri thức ở trường phổ thông được thuận lợi hơn. Là điều kiện
để giao tiếp ngoài xã hội…
Vì vậy cần có kế hoạch dạy trẻ đúng đắn, khoa học để có khả năng tự mình diễn
đạt có biểu cảm về ý kiến của trẻ. để giúp trẻ bớt đi những khó khăn trong giao
tiếp. Nên tôi chọn đề tài này “ Một số biện pháp rèn luyện khả năng diến đạt biểu
cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua việc dạy trẻ đóng kịch.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhằm đưa ra và hệ thống hóa
một số biện pháp xây dựng cơ sở lý luận cho tiết học. “ Dạy trẻ kể lại truyện” cụ
thể là “rèn luyện khả năng diến đạt biểu cảm thông qua việc dạy trẻ đóng kịch”
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Tìm hiểu thực tế:
Tình hình phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Hoa
Hồng- Yên Hưng. Để thấy được mức độ phát triển ngôn ngữ cuat trẻ ở độ tuổi này
đạt kết quả đến đâu?
2. Tìm hiểu nguyên nhân.
Nắm được nguyên nhân tại sao ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này lại bị hạn chế.
3. Đề ra phương pháp thích hợp
Phương pháp giáo dục thích hợp để cho trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ
mạch lạc biểu cảm .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Tập hợp tư liệu, phân tích, chọn lọc rút ra những cơ sở lý luận cần thiết liên
quan đến đề tài.
2- Nghiên cứu tài liệu tâm lí học lứa tuổi để hiểu biết được đặc điểm của trẻ.
3- Phương pháp thực nghiệm: (điều tra thực trạng)
- Thực nghiệm đối chứng
- Thực nghiệm hình thành.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Khả năng diến đạt có biểu cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và hứng thú của trẻ
trong quá trình đóng kịch.
VI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Khả năng vận dụng một số biện pháp vào việc dạy trẻ đóng kịch cũng như khả
năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức đó là khả năng diễn đạt biểu cảm thông qua việc
đóng kịch.
VII. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở thời kỳ này ngôn ngữ đang phát triển mạnh và ngày
càng phong phú có hiệu quả diễn đạt mạch lạc biểu cảm hơn nếu chúng ta sử dụng
trò chơi đóng kịch có nội dung của tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ, đặc biệt là hấp dẫn của chính trò chơi chứ không phải là sự áp đặt
khiến trẻ kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, các nhà sư phạm có thể tìm tòi
hệ thống hóa một số biện pháp từ đó xây dựng lí luận cho tiết học để đạt được yêu
cầu và mục đích của giáo dục .
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN TÁC
PHẨM VĂN HỌC THÔNG QUA “TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH”:
1- Tư duy:
- Khái niệm tư duy: Tư duy là quá trình nhân thức, phản ánh những thuộc tính,
bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong thế
giới khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Những nhà sinh học và giải phẫu học cho biết cơ sở vật chất của đời sống trẻ
phụ thuộc vào não và hoạt động thần kinh cao cấp. Hoạt động thần kinhcủa trẻ em
được đảm bảo bởi sự trưởng thành về giải phẫu hình thái và chức năng của hệ thần
kinh đặc biệt là của bán cầu đại não. Sự trưởng thành ấy diễn ra mãnh liệt nhất ở
thời kíơ sinh và giai đoạn mẫu giáo và nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
và phát triển tư duy của trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Tư duy ở trẻ
mẫu giáo được hình thành và đang phát triển với các tốc độ khác nhau, đặc biệt sự
phát triển tư duy trực quan hình ảnh phát triển mạnh nhất nổi trội nhất chiếm ưu
thế trong hoạt động vui chơi của trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi xuất hiện kiểu tư
duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của kiểu tư duy lô gic.
Sự phát triển tư duy lô gic giúp cho trẻ lĩnh hội được những tri thức, những kí
hiệu ngôn ngữ toán học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, văn học… Ngôn ngữ ở lứa
tuổi này thực sự là công cụ tâm lý để kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ. Vì
vậy nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ kể lại truyện, đặc biệt là tái tạo lại câu
chuyện khi người khác xem hiểu được, chính là con đường giúp trẻ tiếp nhận tác
phẩm văn học có hiệu quả nhất. Ngôn ngữ của nhân vật kịch thường có hình thức
phong phú và nội dung đặc sắc, nhân vật kịch không chỉ trò chuyện với nhau bằng
( ngôn ngữ đối thoại) mà còn nói về mình ( bằng ngôn ngữ độc thoại)… để phát
triển , rền luyện khả năng diễn đạt lưu loát biểu cảm ở trẻ.
2. Ngôn ngữ :
Ngôn ngữ là hình tượng xuất hiện ở cá thể trong quá trình sống, hoạt động trong
xã hội. đó là quá trình mỗi cá thể vận dụng ngôn ngữ chưng để biểu đạt ý nghĩa, tư
tưởng, tìnhcảm, thái độ của mình với sự vật và hiện tượng cũng như hiểu ý nghĩa,
tư tưởng tình cảm của người khác. Ngôn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với
năng lực nhận thức của người đó và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đặc
điểm tâm lý riêng.
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất với các hiện tượng
trong ngôn ngữ điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá
nhanh. Ở tuổi mẫu giáo lớn nếu như nói năng ấp úng, pháp âm ngọng, vốn từ
nghèo nàn đến mức độ không đủ để diễn đạt những điều mà mình cần nói. Không
sử dụng được ngữ pháp để nói mạch lạc cho mọi người hiểu mình và hiểu được lời
người khác nói thì có thể đứu trẻ đó vào loại trí tuệ chậm phát triển. Chỉ trong
trường hợp bộ máy phát âm của trẻ bị tổn thương, hay chịu ảnh hưởng của lời nói
ngọng của lớn của người lớn trong địa phương thì trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mới phạm
nhiều lỗi trong việc nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ. Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử
dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung hay nội dung của câu chuyện mà trẻ
kể Trẻ thường dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến.
Ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô mạnh. Khả năng này được thể hiện
khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà mình thích cho người khác nghe. Tính
sáng tạo ra những từ ngữ, tính tích cực cao đối với ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
diễn đạt có biểu cảm đặc biệt được thể hiện ró ràng trong khi trẻ đóng kịch.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cô giáo cần chú ý tới đặc
điểm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này mà giúp trẻ đóng kịch lại một câu
chuyện, một tác phẩm nào đó mang lại kết quả cao khi điến đạt ngôn ngữ .
3. Tưởng tượng
Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh
nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh ( biểu
tượng đã có)
Đối với trẻ em những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm
cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động, có thể nói trí tưởng tượng
của mẫu giáo đã phát triển mạnh mẽ, gặp sự tưởng tượng trong các loại hình văn
học nghệ thuật sẽ là sự gặp gỡ phù hợp làm bừng sáng lên những tia lửa điện hồ
quang, làm dễ dàng sự tiếp nhận tác phẩm văn học mà đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo
phát triển trí tưởng tượng cực cao khi phải nhập vai, đóng đúng vai thể hện nhân
cách sao cho thật giống với nhân vật trong truyện.
Nhưng dù kết quả của tưởng tượng có mới mẻ độc đáo thế nào đi nữa thì các chất
liệu của nó cũng bắt nguồn từ hiện thực bởi trí tưởng tượng có được nhờ ở vốn tri
thức văn hoá kinh nghiệm sống. Văn học góp phần trong phát triển trí tưởng tượng
của trẻ. Vì vậy việc dạy trẻ đóng kịch tái tạo lai tác phẩm văn học để phát triển
ngôn ngữ biểu cảm vô cùng quan trọng. Qua đó nhà sư phạm cần phát huy những
gì đã có và phải cung cấp cho trẻ các biểu tượng,các khả năng diến đạt lưu loát,
biểu cảm thông qua dạy trẻ đóng kịch.
4. Chú ý – trí nhớ:
Chú ý là quá trình định hướng các quá trình tâm lý khác. Chú ý là xu hướng và là
sự tập trung của chú ý vào một đối tượng xác định. Chú ý được coi như sự tổ
chức, định hướng hoạt động tâm lý vì khi ta được coi như sự tổ chức, định hướng
hoạt động tâm lý vì khi ta chú ý đến cái gì thì qua quá trình tri giác tư duy… sẽ
được nhận thức sâu hơn , rõ hơn.
Trí nhó là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ giữ và tái tạo sau đó ở trong óc, cái mà
con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Đặc điểm chú ý- trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là chú ý có chủ định. Thuộc
tính của chú ý được phát triển mạnh như sức tập trung chú ý- sức bền vững chú ý-
sự phân phối chú ý- sự di chuyển chú ý. Như vậy ở lứa tuổi trẻ có tập trung chú ý
hay phân phối chú ý thì trẻ mới tiếp thu các tri thức hay hoạt động nghệ thuật
được nhanh nhậy. Đặc biệt là sự di chuyển chú ý được chuyển từ hoạt động này
sang hoạt động khác, rất phù hợp với việc đóng kịch cho trẻ dù nhập vai bất cứ
một nhân vật nào trong tác phẩm văn học trẻ không những phải tưởng tượng mà
còn ghi nhớ, chú ý cần được thể hiện từ dáng đi, đứng tang phục, lời nói… thể
hiện được đúng tính cách khả năng diến đạt ngôn ngữ phải lưu loát biểu cảm thì
người nhge mới hiểu được vở kịch mà trẻ đóng. chính vì vậy đặc điểm chú ý sau
chủ định của trẻ thường được gắn vào các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai.
Dựa vào đặc điểm này mà giáo viên dạy trẻ đóng kịch rất thuận lợi để phát triển
các loại trí nhớ các ký tự… ngoài ra còn có trí nhớ dài hạn và ngắn hạn; Mà hình
thức dạy bài mới giáo viên kể cho trẻ nghe tác phẩm văn học mới trẻ ghi nhớ và
hình thức ôn bài cũ trẻ đóng kịch tái hiện lại tác phẩm đó là cô đã gợi lại chú ý dài
hạn cho trẻ.
5. Xúc cảm và tình cảm.
Xúc cảm- tình cảm đó là những thái độ cảm xúc của con người đối với những sự
vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối
liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.
Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình tình cảm trong
những điều kiện xã hội.
Ở trẻ mẫu giáo lớn các loại tình cảm bậc cao đã được hình thành, đặc điểm chính
là những rung cảm, trẻ thể hiện thái độ cá nhân rõ ràng, rứt khoát đúng hoặc sai.
Trong những tình huống quen thuộc trẻ có khả năng làm chủ những biểu hiện
phản ứng hành vi xúc cảm của chính mình trẻ có thể kìm nén những xúc cản của
trẻ chính mình trẻ có thể kìm nén những xúc cảm của trẻ chính khả năng này tạo
điều kiện cho trẻ thích ứng chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
Tóm lại cấu trúc tâm lý tình cảm- cảm xúc ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được phát
triển cả về nội dung và hình thức các loại tình cảm và vai trò của tình cảm càng
ngày càng tri phối rõ nét hơn trong đời sống sinh hoạt của trẻ theo hướng từng
bước làm chủ các hành vi xúc của mình.
Dựa vào đặc điểm tâm lý này mà giáo viên dạy trẻ đóng kịch thể hiện tình cảm-
xúc cảm của bản thân trẻ mà từ đó diễn đạt biểu cảm trong hoạt động cá nhân
cũng như trong cuộc sống.
CHƯƠNG II : Tìm hiểu thực trạng việc dạy trẻ nói có biểu cảm qua
đóng kịch
I. Khái quát quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ nói có biểu cảm qua đóng kịch
(5-6 tuổi)
1- Mục đích điều tra:
Để có cơ sở nghiên cứu các biện pháp dạy trẻ nói có biểu cảm thông qua việc
đóng kịch, chúng tôi tiến hành điều tra nhằm đánh giá thực trạng tình hình chung
của việc dạy trẻ nói có biểu cảm .
2- Trường được điều tra:
Trường mầm non Hoa Hồng- Huyện Yên Hưng.
3- Nội dung điều tra:
Thăm dò ý kiến giáo viên về hình thức dạy trẻ nói có biểu cảm thông qua đóng
kịch của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Việc soạn giáo án của giáo viên
Tình hình phát triển ngôn ngữ ở trẻmg 5-6 tuổi.
4- Phương pháp điều tra:
Thăm dò ý kiến giáo viên bằng cách trả lời câu hói trong phiếu Ankét
Khảo sát khả năng phát âm và ngôn ngữ diến đạt có biểu cảm bằng cách kẻ
bảng, điều tra nhứng từ cần phát âm chuẩn ( đúng sai) và trả lời các câu hỏi nhiều
từ, ít từ…
Sử dụng phương pháp quan sát để điều tra. Chúng tôi đến từng lớp quan sát và
dự giờ ( cho trẻ đóng kịch )để xem xét cách tổ chức của giáo viên , đồng thời ghi
chép công tác chuẩn bị ở mức độ nào? việc soạn giáo án của giáo viên như thế
nào?
II. Phân tích kết quả điều tra:
1. Khảo sát để xác định khả năng của trẻ:
- Số trẻ được khảo sát : 30 cháu
- Nội dung khảo sát:
1.1. Phát âm:
Số trẻ phát âm tương đối chuẩn: 35%
Số trẻ phát âm ngọng: 65%
1.2. Tập trả lời câu hỏi:
Số trẻ nói được câu dài lưu loát biểu cảm: 30%
Số trẻ nói được câu từ 4-7 từ : 30%
Số trẻ nói được câu từ 7-10 từ : 40%
1.3. Trẻ đóng kịch :
Số trẻ biết thể hiện tính cách, diến đạt theo nội dung các nhân vật trong chuyện
mà trẻ đóng vai : 30%
Số trẻ nhận biết và nói được tên các nhân vật trong chuyện nhưng hạn chế về
cách diến đạt : 455
Số trẻ nhận biết diến đạt tính cách nhân vật: 25%
III. Tình hình phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi.(trường mầm non
Hoa Hồng- Yên Hưng)
Thực tế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi còn chưa đồng đều. Trẻ chưa sử
dụng chính xác các từ của tiếng Việt, từ chỉ thời gian, chưa hiểu hết ý nghĩa của
từ trong hoàn cảnh giao tiếp cho nên trẻ sử dụng chưa đúng nghĩa trong câu ở hoạt
động vui chơi. ở đây trẻ hay sử dụng câu rút gọn thiếu thành phần chủ hoặc vị
ngữ. Tuy trẻ mẫu giáo 5 tuổi diễn đạt chưa mạch lạc câu nói của trẻ còn lộn xộn
những diễn đạt còn chưa mạch lạc ngữ điệu còn thiếu biểu cảm ( chưa biết lựa
chọn sắp xếp từ thích hợp) . Quá trình trẻ chơi với nhau, trong giờ học còn nói
trống không nhiều trẻ hay nói bậy. Kết quả trong quá trình sử dụng phương pháp
quan sát trẻ –phương pháp đàm thoại 40% trẻ nói đúng, 60% trẻ nói sai
1. Bảng điều tra phát âm:
STT Những từ cần điều tra- Phát âm Từ Ghi chú
Họ và tên L N Quả lựu Quả na
1 Lê Tuấn Anh + + + + +(đúng)
2 Hoàng Thị Mai Anh + + + + - ( sai )
3 Nguyễn Ngọc Anh - - - -
4 Mai Quỳnh Lan - - - -
5 Hoàng Văn Nam + + + +
6 Lê Vũ Hoài Nam - - - -
7 Trần Thị Trang - - - -
8 Nguyễn Văn Tuân - - - -
9 Vũ Văn Lộc + + + +
10 Trần Văn Lại - - - -
11 PHạm Thu Huyền + + + +
12 Hà Thu Huyền + + + +
13 Vũ Thị Hương - - - -
14 Nguyễn Mạnh Hưng - - - -
15 NguyễnVũ Tiến Hưng - - - -
1.2. trả lời phiếu Ankét của giáo viên ( 3 phiếu)
Thăm dò ý kiến giáo viên bằng phiếu Ankét nhằm mục đích tìm hiểu nhậ thức
đánh giá giáo viên mầm non về vấn đề dạy trẻ nói biểu cảm qua việc cho trẻ đóng
kịch với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu giáo viên trả lời.
- Hệ thống câu hỏi:
+ Địa bàn trường của chị thuộc khu vực nào?
+ Điều kiện hoạt động của trường chị như thế nào?
+ Chị có thích dạy trẻ đóng kịch không? vì sao?
+ Để thực hiện một trò chơi đóng kịch cho trẻ chị phải làm những công việc gì?
+ Chị gặp khó khăn thuận lợi gì? khi tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ?
+ Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hứng thú với trò chơi này không?
+ Chị đã sử dụng phương pháp, biện pháp gì khi tổ chức trò chơi đóng kịch cho
trẻ
+ Theo chị thì cơ sở lí luận về việc dạy trẻ đóng kịch đã được cung cấp đầy đủ
chưa?
+ Chị gặp khó khăn, thuận lợi gì trong việc soạn giáo án?
Nói chung về nhận thức đánh giá của giáo viên mầm non về vấn đề nầy tương đối
đồng nhất, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định.
1.3. Việc soạn giáo án của giáo viên :
Qua việc điều tra chúng tôi thấy mục đích yêu cầu đặt ra trong giáo án cong rất
chung chung. Hầu hết giáo viên đặt mục đích yêu cầu theo cuốn chương tình
chăm sóc giáo dục trẻ em của Bộ giáo dục - Đào tạo.
Chủ yếu giáo viên chỉ xác định một số mục đích yêu cầu sau:
- Trẻ hiểu nội dung tác phẩm .
- Trẻ biết thể hiện theo giọng nói của nhân vật trong tác phẩm .
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Với mục đích giáo dục thông qua các tác phẩm văn học đặc biệt là qua trò chơi
đóng kịch rèn luyện khả năng điến đạt có biểu cảm cho trẻ thì không một giáoốan
nào đề cập đến.
* Qua xem một số giờ đóng kịch của trẻ chúng tôi đã ghi chép lại:
- Lần 1: Dạy trẻ đóng kịch mới “ Quả bầu tiên”
+ Cô cũng đã đọc và kể chuyện cho trẻ nghe toàn bộ câu truyện cô đã kết hợp
cho trẻ xem tranh, nhưng giáo viên chưa biết sử dụng sắc thái của giọng mình
trinhg bày tác phẩm, để thể hiện trọng vẹn nội dung tư tưởng, phong cách của
nghệ thuật. Khi phân vai cho trẻ còn gò ép trẻ, không cho trẻ thỏa thuận mà cô lại
chỉ đích danh từng trẻ phải đóng vai gì, Chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo
phat huy trí tưởng tượng của trẻ , ngôn ngữ bị hạn chếbởi giáo viên làm hộ trẻ quá
nhiều cô là người hướng dẫn chương trình, những câu phức trong vai diễn của trẻ
khó cô lại nói hộ trẻ. Chủ yếu lại hay gọi cháu khá giỏi đóng kịch chứ không gọi
trẻ học yếu nhút nhát, trẻ hay nói ngọng cô lại không muốn cho trẻ đóng kịch sợ
trẻ nói sai ngôn ngữ khi nhập vai.
- Lần 2: Cho trẻ đóng lại “kịch nhổ củ cải”.
+ Bắt đầu vào cô không kích thích hứng thú, gợi cho trẻ tưởng tượng nhớ lại nội
dung truyện qua đàm thoại hay tranh mà cô hỏi luôn các con đã được đóng kịch “
nhổ củ cải” chưa? hôm nay cô lại cho lớp mình đóng lại kịch đó nhé!
+ Cô phân vai từng trẻ đóng theo tên nhân vật trong chuyện và cô bắt đầu dẫn
chuyện, cứ lần lượt cô dấn đến đau là các vai ra làm động tác thể hiện và nói theo
trí nhớ của mình. Cô giáo hầu như không để ý sửa sai cho trẻ, nói câu thiếu cấu
trúc ngữ pháp hay nói ngọng. Kết thúc kịch cô yêu cầu cà lớp vỗ tay khen các bạn,
trong khi trẻ diễn kịch song, vai đúng sai như thế nào cô chưa nhận xét cho trẻ.
IV. Kết luận:
1. Ưu điểm
- Về phía cô đã chú ý đến việc soạn giáo án cho tiết dạy một vài cô cũng đã gây
hứng thú cuốn hút trẻ vào tiết học bằng cách cho trẻ xem tranh, mô hình của
truyện, đã chuẩn bị sân khấu cho trer đóng kịch .
- Về phía trẻ đã chú ý nghe cô kể chuyện và đàm thoại truyện để nhớ được nội
dung truyện. Những trẻ khá giỏi đã biết tham gia đóng kịch .
2. Nhược điểm:
- Về phía cô phần lớn là soạn giáo án còn chung chung, chủ yếu là dựa vào cuốn
“ Chương trình chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn thực hiện”. đây là cuốn sách
mang tính chất và phương hướng chỉ đạo chung nên mục đích yêu câudf đặt ra
cho mỗi vở kịch rất chung chung. Chưa chú ý phân mức độ trẻ trong lớp khá-
trung bình- yếu. Trong tiết học cô chưa xác định được tiết này nên sử dụng
phương pháp gì, biện pháp nào là chính, biện pháp nào là hỗ trợ. Khi cô sử dụng
biện pháp đàm thoại ( trao đổi, thoả thuận) nhưng câu hỏi đơn giản, bắt buộc, ngay
hệ thống câu hỏi cũng thiếu lô gic , không kích thích được tính tích cực cho trẻ và
ngôn ngữ biểu cảm càng khó phát huy. Vì vậy khả năng diến đạt ngôn ngữ nói
lưu loát, mạch lạc có biểu cảm của trẻ còn hạn chế.
Trong khi sử dụng trang phục cho trẻ đóng kịch còn đại khái thậm chí không đủ
trang phục hết cho các vai đóng kịch. Cô giáo chưa chú ý chọn tác phẩm có tính
kịch nhiều, có đối thoại giữa các nhân vật tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.
-Về phía trẻ: đa số trẻ chưa tập trung chú ý khi cô hướng dẫn, thỏa thuận trò chơi;
nên chưa hứng thú tham gia trò chơi đóng kịch nhiều. Khi đóng kịch còn nói đớt,
nói ngọng, nói lắp, câu nói còn thiếu cấu trúc ngữ pháp.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
- Giáo viên chưa nhìn thấy được tầm quan trọng, vị trí vai trò của giáo dục nghệ
thuật đối với trẻ mẫu giáo.
- Giáo viên chưa nắm vững được phương pháp, biện pháp khi dạy trẻ đóng kịch,
không có sự linh hoạt sáng tạo, do vậy trong trò chơi đóng kịch không hấp dẫn.
- Giáo viên chưa hiểu được qua việc trẻ đóng kịch có tác dụng rất lớn trong phát
triển ngôn ngữ và rèn luyện được khả năng diễn đạt có biểu cảm cho trẻ.
- Trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe giọng của cô buồn tẻ đều đều, nét mặt cử
chỉ, thiếu sinh động hấp dẫn.
- Các tiết học, thời gian có hạn số học sinh trong lớp rất đông, cô giáo không quan
tâm đến từng trẻ dẫn đến trẻ nói trống không nhiều.
Ví dụ: khi cô hỏi trẻ, trẻ đứng lên trả lời câu hỏi của cô hoàn toàn thiếu chủ ngữ
không “thưa cô”, khi cô, người khác đưa quà chiều trẻ chưa nói “ con xin cô” số
trẻ này còn chiếm khoảng 75-80%.
Nhiều trẻ dùng từ chưa chính xác cô hỏi
“con sờ quả bóng bay thấy nó như thế nào”? thì
1/3 số trẻ trong lớp trả lời “quả bóng sờ thấy nó nhẵn”
2/3 số trẻ trong lớp nói: “ sờ quả bóng thấy nó buồn buồn” như vậy cách diễn đạt
ngôn ngữ mạch lạc biểu cảm còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt tình trạng trẻ nói ngọng (L,N) còn nhiều bởi do ảnh hưởng ở địa
ohương. Đôi khi cô giáo cong nói ngọng sai chính tả thông qua đọc thơ, kể
chuyện, hát cho trẻ nghe… Đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trẻ nói chưa
đúng ngữ pháp, diễn đạt thiếu biểu cảm .
Chương III: Một số biện pháp rèn luyện khả năng điến đạt biểu cảm trẻ
5-6 tuổi (qua đóng kịch)
I. Kế hoạch giáo dục .
Qua việc tiếp xúc trực tiếp với trẻ tôi thấy rằng cong nhiều trẻ nói chưa đúng cấu
trúc ngữ pháp, điễn đạt còn yếu, chưa mạch lạc biểu cảm. Nên tôi đề ra những
biện pháp sau đây để giúp trẻ diễn đạt ttot hơn, nói đúng theo ngôn ngữ tiếng Việt
đúng ngữ pháp diễn đạt có biểu cảm .
- Lập bảng kế hoạch.
Thời gian Nội dung Phương pháp Ghi chú
2-3 ->14-3 Luyện nói đúng cấu trúc câu
Ví dụ:- Con, con gà
- Con chải đầu cho cô xinh trai
- Lấy đồ chơi
Đàm thoại
Trẻ nói lắp
Trẻ nói sai cấu trúc
Trẻ nói trống
không
2 tuần sau
15-3->30-3
Luyện nói mạch lạc biểu cảm
Ví dụ: Con gà trống
Chú dê đen
Mèo đi câu cá
Đọc kể diễn
cảm, đàm
thoại
Đóng kịch
II . Biện pháp giáo dục
1. Xây dựng mẫu câu:
Xây dựng mẫuc câu là hướng dẫn cho trẻ nói theo cách mô hình tiếng Việt. Khi
xây dựng mẫu câu phải chuẩn mực, các mẫu câu có nội dung đơn giản dễ hiểu, có
cấu trúc ngữ pháp đúng, từ ngữ chính xác. Nhưng để trẻ hiểu được nói được câu
đơn giản dễ hiểu thì cô phải làm mẫu, giới thiệu mẫu câu cho trẻ bằng cách đặt các
câu hỏi trong các hoạt động vui chơi, học tập.
Ví dụ: trong giờ kể chuyện cô có thể đặt ra nhiều câu hỏi mẫu
Cô hỏi “ Cô vừa kể cho lớp mình nghe chuyện gì?
Trẻ trả lời: “ Thưa cô ! Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện hai anh em”
Cô hỏi “ Người anh là người thế nào”?
Trẻ trả lời: “ Thưa cô! người anh là người chăm chỉ chụi khó lao động ạ”
Trong giờ tìn hiểu môi trường xung quanh: “ Làm quen với các con vật nuôi trong
gia đình có 4 chân, đẻ con. Cô đặt ra nhièu mẫu câu hỏi kết hợp với đồ dùng trực
quan, sinh động, tranh ảnh đồ chơi…gây hứng thú lôi cuốn trẻ chú ý:
Cô đọc câu đó về đồ vật: ví dụ
“ Con gì ăn no… phì phò”
Trẻ đoán : con lợn. Cô đưa tranh con lợn hỏi trẻ “Con lợn có mấy chân”?
Trẻ trả lời: “ Thưa cô ! Con lợn có 4 chân ạ” Cô lại hỏi “ Con lợn nó kêu thế nào”
Trẻ trả lời: “ Thưa cô! Con lợn nó kêu ụt ịt”
Đối với những trẻ nói sai từ cô cần cung cấp những từ đúng, bổ xung từ còn
thiếu, nhắc lại.
Ví dụ: “ ớt cay lắm” - đây là câu trẻ nói vừa thiếu từ lại lộn xộn từ. Cô nói lại cho
trẻ nghe “ Mẹ ơi! ớt cay lắm” cô cho trẻ nhắc lại;
Như vậy trong quả trình giao tiếp với trẻ cô đã dạy trẻ nói đúng ngữ pháp ( cấu
trúc câu) và diễn đạt mạch lạc.
2. Luyện qua trò chơi:
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi bằng các hình thức trò chơi giúp
cho trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình, kích thích trẻ vươn lên trong
việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cho những người xung quanh có thể hiểu được
nguyện vọng ý kiến của mình
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch nhằm giúp trẻ lời nói mang sắc thái
biểu cảm và tu từ.
Đây là trò chơi cho trẻ mang tính nghệ thuật cao, thường tái hiện lại hình tượng
và hành động của các nhân vật khi chơi trò chơi đóng kịch , trẻ nói bằng ngôn ngữ
dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm, từ đó giúp trẻ được cảm thụ
sự tinh tế của ngôn ngữ , nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ lĩnh hộiđược
sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Tất cả nhẽng điều này ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ.Khi cho trẻ đóng kịch cô cần chọn những chuyện có
nội dung kịch tính cao, mâu thuẫn ngày càng phát triển đến điểm đỉnh, từ đõ cô kể
diễn cảm nhiều lần, đàm thoại với trẻ , đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ điệu giọng của
nhân vật, giúp trẻ cảm nhận làm theo , đóng vai nhân vật trong ( chuyện), kịch.
Khi trẻ nhập vai giáo viên cần sửa cho trẻ từng câu, từ ngữ giúp trẻ nói năng rõ
ràng mạch lạc và biểu cảm thì vở kịch mới lôi cuốn hấp dẫn hoàn thiện. Muốn dạy
trẻ đóng kịch để đạt được kết quả tốt, cần được tiến hành theo 4 bước sau:
+Bước 1: Cô chọn chuyện hấp dẫn có tính kịch:
Khi chọn tác phẩm văn học để dựng kịch, người giáo viên chú ý đến những
chuyện có tình tiết hấp dẫn nhất đối với trẻ, có hnình thức đối thoại là chủ yếu.
Trong lĩnh vực này những truyện dân gian Nga rất có giá trị. Những chuyện ấy
đơn giản, nhiều hành động, diễn cảm và giàu đối thoại, những truyện dân gian như
“Cáo, thỏ và gà trống” “ Chó sói và bày chú dê con”, “ Na sa và con gấu”… đã
được sử dụng và dựng kịch thành công trong trường mầm non . Khi đóng kịch
truyện cổ tíchcó thể đưa tích hợp một bài hát dân ca vào gây thêm hứng thú cho
trẻ. Nội dung kịch cũng hấp dẫn sinh động hơn.
+ Bước 2: Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
Giáo viên kể chuyện, sau đó trẻ kể lại nhớ nội dung hơn khi nghe cô kể diễn cảm
nhiều lần, cho trẻ xem tranh minh họa, đàm thoại với trẻ về nội dung chi tiết của
truyện, đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ điệu giọng cuả từng nhân vật. Điều đó giúp trẻ
tái tạo lại hình ảnh nhân vật trong khi đóng kịch.
+ Bước 3: Dựng cảnh, luyện tập.
Cô chuẩn bị một số phong cảnh vẽ phù hợp với nội dung kịch (tạo một góc sân
khấu)
Chuyển thể tác phẩm sang kịch bản, cho trẻ xem tranh minh họa là một hình
thức, biện pháp trẻ nắm chính xác hơn về hình dáng tính cách nhân vật được quan
hệ như thế nào? các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động.
Giúp trẻ hiểu thấu đáo những cá tính và sự kiện mà tác giả dựng lên.
Trẻ có thể nhập vai chơi, hoặc có thể giúp trẻ phân vai và giúp trẻ hiểu vai đóng
thuộc lời nói nhân vật, kết hợp động tác hỗ trợ cử chỉ, ánh mắt khi nhập vai.
Người dẫn chuyện có thể là một trẻ đã được cô chọn và rèn trước, nếu không
giáo viên là người dẫn chuyện (ở thời gian đầu)
Đối với trẻem, điều quan trọng khi đóng kịch là làm sao vai diễn của trẻ phải có
nhiều cảm xúc hấp dẫn. Thường thường trẻ trước tuổi đi học hay từ chối các vai
phản diện hoặc là nhập vai không thoải mái. Trong những trường hợp đó cần làm
các em hiểu sự cần thiết phải có những vai đó, chỉ cho trẻ biết rằng không có
chúng thì không thể có kịch.
+ Bước 4: Hóa trang và biểu diễn.
Mỗi vở kịch có thể dựng 3-4 lần với các nhóm diễn viên khác nhau. Điều quan
trọng là phải làm sao lôi cuốn được tất cả số trẻ trong lớp vào cuộc.
Một việc làm có giá trị là thỉnh thoảng lại ôn lại những vở kịch đã dựng và trẻ em
được báo trước, việc đó giúp trẻ suy nghĩ sâu xắc hơn về những độnh tác sân
khấu, giúp trẻ tự tin hơn khi diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm .
Đối với việc đóng kịch, trang trí có một ý nghĩa to lớn. Trang trí góp phần tạo ra
ấn tượng về một vở kịch thật sự. Có thể sử dụng những thứ có sẵn ở trong lớp để
trang trí: bàn ghế, vật liệu góc xây dựng, góc nghệ thuật, những lùm cây, hàng rào
bằng bìa cứng… sử dụng rộng rãi một số kiểu quần áo : khăn đỏ, tạp dề, lẵng mây
( cho truyện cô bé quàng khăn đỏ) tai mũi thỏ, đuôi cáo, mào gà, mặt lạ sói, mặt là
gấu… có thể là những con rối. Trẻ rất thích được hóa trang có thể hóa trang trên
miệng, mắt, má có thể làm mũ trên đầu, thắt lưng, áo choàng… ở đây vấn đề quan
trọng là mỗi tương quan hài hòa giứ nhân vật và bài trí: Con thỏ không thể to hơn
con gấu, ngôi nhà không thể bé hơn những người và nhân vật sống trong đó…
Trẻ mẫu giáo lớn có thể biểu diễn cho các em nhỏ hơn xem, chứ không chỉ dừng
lại ở các bạn riêng trong lớp của trẻ. Xem kịch là một hoạt động văn hóa không
chỉ người diễn mà cả người xem cũng tỏ ra là người có văn hóa. Kết quả của buổi
diễn tốt đẹp của tác phẩm văn học và sự hưởng ứng của người xem bằng những lời
tán thưởng khen ngợi, bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt hay những bông hoa
trao tặng cho những diễn viên… Đôi khi người xem còn hát múa cùng với “diễn
viên” làm cho không khí kịch trở nên sôi động… nhờ đó, không những trẻ hào
hứng với giáo viên mà sự tiếp nhận tác phẩm văn học càng được nâng cao hơn,
ngôn ngữ giao tiếp càng được phát triển .
Ví dụ1: “ Kịch Mèo đi câu cá”
1.Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ hiểu nội dung truyện
- Thể hiện vai trò mình đóng thông qua điệu bộ cử chỉ, lời đối thoại rõ ràng, mạch
lạc, biểu cảm (diễn cảm) biết phối hợp với các vai khác.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Chuẩn bị:
- Truyện hấp dẫn có kịch tính cao “mèo đi câu cá” kịch thơ
- Trẻ thuộc truyện- đọc thuộc thơ diễn cảm
- Một phông vẽ cảnh một ao cá xung quanh có cây hoa lá đẹp, một con sông chảy
- Một ngôi nhà làm bằng mô hình (làm bằng xốp)
- Một cái chum vẽ bằng bìa cứng đặt bên ngôi nhà, bụi chuối
- Hai cái giỏ vẽ bằng bìa cứng, hai cần câu, hai mảnh xốp (đá)
- Hai mũ mèo, mũ chim 3 cái, mũ thỏ 2 cái, mũ hoa 3 cái
3.Tiến hành:
+Phân vai(thỏa thuận)
- Người dẫn truyện: 1 cháu gái
- Mèo anh :1 cháu trai
- Mèo em :1 cháu gái
- 8 trẻ cả gái + trai trong vai thỏ, chim, hoa.
+ Biểu diễn:
- Người dẫn truyện: “anh em mèo trắng, vác giỏ đi câu
em ngồi bờ ao, anh ra sông cái”
+) Cảnh 1: 2 anh em nhà mèo tung tăng ra sân khấu tay cầm giỏ, tay giữ cần câu
đặt lên vai (2 anh em dặn nhau đi câu cá) em đến bờ ao ngồi, anh ra sông cái làm
động tác câu cá.
- Dẫn truyện: “hiu hiu gió thổi, buồn ngủ quá chừng
mèo anh đang ngồi, ngủ luôn một giấc
lòng riêng thầm nhắc, đã có em rồi…”
+) Cảnh 2: mèo anh làm động tác ngáp ngủ, tay dụi dụi vào mắt ngả người
khoanh tay trước ngực nhắm mắt. Mèo em vẫn ngồi trên ghê câu cá giả vờ giật
cần câu.
- Dẫn truyện: “mèo em đang ngồi thấy bầy thỏ bạn
đùa vui múa lượn, vui quá là vui…”
+) Cảnh 3: Các bạn thỏ, chim cầm tay nhau ra sân khấu múa lượn rủ mèo em
cùng chơi. Mèo em đặt cần câu xuống rồi nói: ôi thôi! Anh câu cũng đủ.
- Dẫn truyện: “nghĩ rồi hớn hở, nhập bọn vui chơi…”
+) Cảnh 4: đang cùng nhau múa hát, các bạn chim thỏ thấy trời tối kéo nhau về,
tay vẫy chào tạm biệt mèo em, mèo em trở lại chỗ ao thu xếp cần câu trở về nhà.
Mèo anh cũng vươn vai tỉnh ngủ chuẩn bị đi về lều.
- Dẫn truyện: “lúc ông mặt trời, xuống núi đi ngủ
đôi mèo hớn hở, quay về lều gianh
giỏ em, giỏ anh, không con cá nhỏ
cả hai nhăn nhó, cùng khóc meo meo!”
+) Cảnh5: mèo anh mèo em hớn hở vac cần câu, xách giỏ mèo em hỏi mèo anh,
mèo anh hỏi mèo em, cả hai đều nói cầm giỏ dốc ngươc kên và nét mặt nhăn
nhó đồng thanh nói “không con cá nhỏ” va cùng khóc meo meo!
- Kết thúc: cô giáo cùng tất cả khán giả vỗ tay, 1 số bạn lên tặng hoa.
4. Nhận xét:
- Cô giáo nhận xét đánh gia từng vai diễn (chú ý mặt biểu cảm trong cử chỉ lời
nói, hành động của các nhân vật…)
Ví dụ 2: kịch “chú dê đen”
1. Mục đích- yêu cầu:
- Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện
- Trẻ biết thể hiện vai trò mình đóng thông qua điệu bộ cử chỉ lời nói mạch lạc
biểu cảm (giọng dê trắng rụt rè, sợ sệt run rẩy –giọng dê đen cương quyết dứt
khoát, giọng sói quát nạt khi nói với dê trắng, sói nói với dê đen giọng ngập
ngừng sợ sệt)
- Biết phối hợp với các vai khác
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
2. Chuẩn bị :
- Truyện “chú dê đen”. Trẻ thuộc câu truyện, thuộc lời đối thoại các nhân vật
(diễn cảm)
- Phông vẽ cảnh khu rừng có cây to, bụi cây cỏ rậm, dòng suối chảy, một bụi
cây rậm cao bằng bìa để cho sói nấp.
- Bộ quần áo màu đen, bộ quần áo trắng mũ dê trắng, quần áo đen có đốm đỏ
mũ sói.
3. Tiến hành:
+) Thỏa thuận (phân vai)
- Người dẫn truyện: 1 trẻ
- Dê trắng: 1 trẻ đóng
- Dê đen: 1 trẻ đóng
+) Đàm thoại cùng trẻ hiểu vai trẻ đóng, kết hợp động tác, cử chỉ, lời nói, nét
mặt thể hiện
+) Nhập vai biểu diễn:
- Người dẫn truyện: Có một chú dê trắng đang đi vào rừng tìm là non ăn và
nước suối uống .
Cảnh 1: dê trắng tay cầm cành là đi ra sân khấu dáng điệu nhút nhát sợ sệt bước
chậm rụt rè, mắt nhìn lấm lét.
- Dẫn truyện: bất chợt có một con chó sói từ trong bụi nhảy chồm ra đứng trước
mặt dê trắng quát.
“ Dê kia mày đi đâu”?
Cảnh 2: Chó sói nhảy chồm từ trong bụi cây ra đứng trước mặt dê trắng quát. Dê
trắng làm điệu run rấy sợ hãi trả lời
“ Tôi đi tìm lá non để ăn và nước suối để uống”
- Sói gọng quát to: 2 tay khuỳnh 2 bên hông, cử chỉ nế mặt rất hung ác định
nhảy bổ ăn thịt dê trắng, quát tiếp :
“Mày hãy nghe tao hỏi đây!”
“ Trên đầu mày có gì?” Tay sói chỉ lên đầu dê- dê trắng run rấy trả lời ấp
úng “ Trên …trên đầu tôi …có sừng”
- Sói quát tiếp( chỉ xuống chân dê trắng) “ dưới chân mày có gì?”
- Dê trắng: “ chân tôi… có móng”
- Sói cười to vẻ đắc thắng: ha…ha…ha, quát tiếp “trái tim mày thế nào?” và
vỗ tay vào ngực dê trắng
- Dê trắng: “ Trái tim tôi đang run sợ”
Chó sói nhảy bổ vào ôm chặt lấy dê trắng( đi vào trong).
Cảnh 3: Còn lại phông và mô hình ở sân khấu
- Dẫn truyện: lúc này lại có một chú dê đen đi vào rừng tìm là non để ăn và
nước suôí để uống.
Cảnh 4: Dê đen vừa đi tay cầm cành lá giả làm động tác ăn lá nonvà còn hát la
la la la… động tác vớt nước dưới suối.
- Dẫn truyện: Bỗng có con chó sói lấp sẵn ở bụi cây và nonhảy bổ ra trước mặt
dê đen và cũng hung hăng quát hỏi dê đen.
Cảnh 5: Chó sói nhảy ra đứng trước mặt dê đen, động tác cử chỉ hung hăngquát
nạt “Dê kia mày đi đâu?”
Dê đen trả lời: ngẩng mặt cao, giọng nói dứt khoát “ tao đi tìm những kể hay gây
sự đây!”
Chó sói cẫn quát nhưng hạ thấp đi một chút “ mày hãy nghe ta hỏi” “trên đầu
mày có gì?”
Dê đen : bình thản hiên ngang trả lời: “ trên đầu tao có sừng bằng kim cương’
Chó sói: cử chỉ khúm lúm, giọng noid tỏ vẻ sợ sệt hỏi:” Trái tim mày thế nào?”
Dê đen: Hai tay chỉ lên đầu giả làm đôi sừng và trả lời “ Trái tim tao mách bảo
rằng háy cắm đôi sừngbằng kim cương vào bụng mày! Sói hãy lại đây?”
Dê đen vẫy hai tay lên đầu nhảy về phía chó sói làm động tác húc vào bụng chó
sói.
Chó sói: hai tay bịt vào hai tai cúi khom người chạy thẳng vào rừng
Dẫn truyện: với lòng dũng cảm can đảm dê đen đã đuổi được chó sóicụp tai
chạy thẳng vào rừng và không dám quay trở lại ăn thịt các chú dê khác nữa.
+ Kết thúc: Tất cả vỗ tay khen các bạn- tặng hoa.
4. Nhận xét:
- Cô cho trẻ nhận xét các bạn đóng vai như thế nào?
- Bạn nào nói hay và cử chỉ tốt nhất? Vì sao
- Cô giáo giúp trẻ nhận xét nhấn mạnh vào ngôn ngữ biểu cảm cho trẻ. Động
viên khen ngợi gây hứng thu cho nhóm sau đóng kịch tiếp.
Ví dụ 3: Trò chơi học tập “Cửa hàng quần áo”
(cũng tiến hành lần lượt các bước)
- Giới thiệu tên trò chơi:
- Cách chơi
- Thỏa thuận : Nhập vai chơi
- Tiến hành chơi: (khi chơi yêu cầu các vai chơi theo luật của trò chơi)
- Trẻ nào đóng vai người mua hàng phải nói đúng tên quần áo mình cần mua
“ Bác cho tôi mua cái áo màu vàng này
Bác bán cho tôi một con gấu bông
Bác ơi con gấu bông này bao nhiêu tiền?”
Người bán hàng phải biết chào mời:
“ Cô mua hàng cho tôi
Hàng mới về đẹp lắm anh mua đi
Hàng của tôi rất tốt, giá cả phải chăng”
Khi trẻ chơi trò chơi này cô giáo giúp trẻ hiểu được cuộc sống sinh hoạt của người
lớn, bắt chước người lớn thể hiện mình
Người mua hàng: trả tiền, nhận hàng “tôi xin bác” và cầm bằng hai tay.
Người bán hàng: niềm nở và trao hàng cho khách bằng hai tay “cảm ơn cô! lần
sau cô lại đến mua hàng nữa nhé!”…
Trong khi chơi vốn từ của trẻ ngày càng phát triển bằng những câu hỏi, trả lời.
Chính vì vậy thông qua trò chơi cô giáo dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và diễn đạt
mạch lạc- biểu cảm .
Việc day trẻ nói đúng cấu trúc ngưc pháp và diễn đạt mạc lạc không chỉ thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề: khi tham gia trò chơi này trẻ thâm nhập vào
cuộc sống đa dạng và phong phú của người lớn, qua sự giao tiếp bằng ngôn ngữ
khi đóng các vai: bố mẹ, cô giáo, bác sĩ, y tá…
Khi trẻ chơi trò chơi” bệnh viện” trẻ đóng vai người bệnh đến khám ở bệnh viện,
bệnh nhân phải biết hỏi bác sĩ “ thưa bác sĩ tôi bị mắc bệnh gì?” “ Bệnh của tôi
năng lắm không”- “ tôi cần uống thuốc gì”?. trẻ em đóng vai của bác sĩ phải biết
trả lời những câu hỏi của bệnh nhân: “ Bác bị mắc bệnh cảm lạnh đấy”- “bác cứ
yên tâm điều trị bệnh, chỉ cần uống thuốc theo đơn là khỏi”.
Ngoài trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi phân vai, trò chơi vận động,
trò chơi dân gian… cũng giúp cho trẻ nói đúng cấu trúc ngư pháp và diễn đạt
mạch lạc biểu cảm, thông qua cả những bài đồng dao, bài hát trong trò chơi.
3. LUYỆN QUA KỂ ĐỌC.
Cô cho trẻ kể lại câu chuyện cần kết hợp giữa tranh ảnh hoặc mô hình, đồ chơi,
cô đưa bức tranh về nội dung câu chuyện, cho trẻ cùng xem và đàm thoại theo nội
dung từng tranh vẽ gì?
Ví dụ: tranh chuyện “ ba cô gái”
Cô đặt câu hỏi: Các cháu đang xem bức tranh vẽ gì vậy?
- Thưa cô! tranh vẽ ba cô gái ạ!
- Hỏi : Hãy tìm và chỉ xem đâu là cô chị cả, chị hai, cô út
- Hỏi: Cô chị cả đang làm gì? – cô đang cọ chậu ạ!
Sau khi trẻ được quan sát tranh, đàm thoại nội dung tranh, nghe cô giáo kể nhiều
lần với lời kể diễn cảm mạch lạc chính xác theo trình tự lô gic để trẻ nắm được nội
dung và cách kể truyện. Khi cho trẻ kể lại cô cần khuyến khích trẻ kể lại và sửa lại
khi nói chưa chính xác câu. Cô có thể cho trẻ kể lại theo bốn hình thức sau
- Kể theo giai đoạn
- Kể theo trình tự
- Kể theo sự dẫn dắt của cô
- Kể theo phân vai.
đây là phương pháp giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diến đạt mạch lạc biểu
cảm một cách nhanh chóng và đơn giản hơn: khi hướng dẫn trẻ đọc và kể lại các
tác phẩm văn học, nhằm cho trẻ làm quen và bắt chước cách diễn đạt, biểu cảm
của ngôn ngữ nghệ thuật, trẻ được luyện cách thể hiện nhưng cảm xúc với tác
phẩm bằng lời kể diễn cảm khi dạy trẻ kể chuyện. Cô giáo cho trẻ kể lại theo tranh
minh họa, cho các cháu quan sát bức tranh thảo luận về nội dung của bức tranh, cô
kể mẫu, kể 2-3 lần, đàm thoại với trẻ bằng câu hỏi đặt ra, trẻ trả lời. Sau đó cho trẻ
tập kể lại, cả lớp đều nói những câu đối thoại giữa hai nhân vật, hoặc chia theo tổ
để trẻ thể hiện ngữ điệu các vai khác nhau, cô giáo phải chú ý sửa sai cho trẻ.
Trong khi kể, cô chu ý quan sát theo dõi trẻ kể để pháp hiện chỗ sai và sửa sai
kịp thời để uốn nắn câu nói của trẻ cho chính xác. nói đúng cấu trúc ngữ pháp có
biểu cảm .
III. THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
1. Địa bàn, điều kiện và đối tượng thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non
Hoa Hồng- huyện Yên Hưng.
Đặc điểm trường này, trẻ chủ yếu là con em công nhân, gia đình buôn bán, phần
nhỏ là gia đình trí thức. Cơ sở vật chất đạt ở mức độ bình thương chưa phong phú,
đầy đủ và đẹp mắt. Trẻ đều khỏe mạnh và phát triển bình thường.
2. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của rèn luyện khả năng diễn
đạt có biểu cảm thông qua trò chơi đóng kịch, khi sử dụng một số biện pháp trên.
3. Nội dung thực nghiệm;
Giải quyết nhiệm vụ của đề tài chúng tôi tiến hành một thực nghiệm dạy trẻ
đóng kịch “ Chú dê đen” được tiến hành qua trò chơi đóng kịch .
4. Các tiêu chí đánh giá.
Kết quả thực nghiệm được đo bằng mức đọ khả năng diễn đạt lưu loát biểu cảm
của trẻ. Từ các cơ sở ly luận về sụ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ các cơ sở lí luận
về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chứng tôi đưa ra các tiêu chí
đánh giá mức độ, khả năng diễn đạt biểu cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau:
- Mức độ cao: đạt được mục đích yêu cầu đề ra, thể hiện nắm được nội dung ý
nghĩa của tác phẩm , nắm được tính lô gic , tính liên tục của các sự kiện, tác động
lớn đến khả năng diễn đạt có biểu cảm , trẻ hứng thú với trò chơi đóng kịch.
- Mức độ trung bình: đạt được mục đích yêu cầu đề ra, hiểu đựơc nội dung của
tác phẩm , thể hiện nhập được một vai trong kịch, biết đối thoại lại vai trong kịch,
thuộc lời đối thoại, không nói ngọng.
- Mức độ thấp: chưa đạt được mục đích yêu cầu đề ra, chưa hiểu được nội dung
tác phẩm, chưa thể hiện được vai mình đóng trong kịch, khồn nói được hết câu đối
thoại, vẫn nói ngọng vài từ.
5. Cách thức tiến hành thực nghiệm;
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 30 trẻ thuộc thị trấn Quảng Yên- Yên
Hưng, các cháu được chọn có các mặt phát triển tương đối đồng đều chi làm hai
nhóm:
- 15 cháu tiến hành thực nghiệm
- 15 cháu làm nhóm đối chứng
Các cháu ở hai nhóm đèu có trình độ ngang nhau
Thực nghiệm được tiến hành vào trò chơi buổi chiều.
+ ở nhóm đối chứng: chúng tôi tiến hành dưới hình thức trò chơi, với một số
biện pháp vẫn thường sử dụng ở các trường mẫu giáo với câu chuyện “ chú dê
đen”
+ Nhóm thực nghiệm cùng với câu chuyện “chú dê đen” chúng tôi tiến hành
dưới hình thức trò chơi và cũng sử dụng biện pháp mới nêu ở trên.
Sau khi dạy xong ở mỗi nhóm chúng tôi đưa ra câu hỏi ( tiêu chí đánh giá) để
kiểm tra kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm
5.1. Thực nghiệm đối chứng
Soạn giáo án: đóng kịch “ chú dê đen”
Với cách soạn và tiến hành như ở ví dụ 2 trang
Vì đây là câu chuyện có trong chương trình nên khi tiến hành với nhóm đối
chứng chúng tôi nhờ các chị ở lớp tổ chức cho trẻ chơi vấn theo phương pháp ,
biện pháp thông thường như hàn ngày; chúng tôi quan sát nhận sét phân tích kết
quả trên trẻ trong quá trình trẻ tham gia trò chơi. Sau đó dựa vào hệ thống câu hỏi,
hỏi ngoài lúc trẻ tham gia trò chơi để đánh giá kết quả.
Chúng tôi sử dụng những loại câu hỏi sau:
- Loại câu hỏi về đặc điểm loại truyện 6% số trẻ trả lời được.
- Loại câu hỏi về tính cách nhân vật, thái độ của trẻ đối với nhân vật trong
chuyện 4% số trẻ trả lời được
- Loại câu hỏi trả lời băng ngôn ngữ miêu tả: 13% trẻ trả lời được
- Loại câu hỏi có tính chất suy luận; câu hỏi trả lời bằng ngữ điệu tính cách
nhân vật- và biểu cảm chỉ có 10% số trẻ thực hiện được
* Nhận xét;
- Cô giáo đã dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú cho trẻ xem tranh, nội
dung chuyện cùng đàm thoại với trẻ.
- Không khí lớp sôi nổi các cháu tham gia vào trò chơi hào hứng nhiệt tình, tuy
nhiên còn một số trẻ nhút nhát vẫn chưa tham gia vào trò chơi.
- Cô giáo cũng đã động viên trẻ tham gia chơi nhưng trẻ không thích.
- Dựa vào tiêu chí trên mà tôi thu được kết quả ở phần thực nghiệm đối chứng
như sau:
ST
T
Mức độ thực nghiệm thể hiện Nhóm đối chứng
Số lượng %
1 Mức độ cao 2 13,3
2 Mức độ trung bình 5 33,6
3 Mức độ thấp 8 53,4
5.2. Thực nghiệm hình thành:
Quá trình thực nghiệm chúng tôi nhờ hai giáo viên dự giờ theo dõi, ghi chép
quá trình chơi của trẻ để lấy đó làm kết quả thực nghiệm
Khi thực hiện thực nghiệm với mỗi biện pháp chúng tôi đều gọi các cháu có
trình độ khác nhau tham gia chơi, chú ý khuyên khích những cháu còn nhút nhát
tham gia chơi kể cả đóng vai đơn giản nhất trong kịch.
Mô tả thực nghiệm : đóng kịch “ chú dê đen”
* Mục đích yêu cầu:
1, Giáo dưỡng:
- Trẻ cảm nhận, hiểu được nội dung câu chuyện, thể hiện được cảm xúc của
mình đối với các nhân vật trong chuyện muốn hòa mình vào những nhân vật đó.
- Với giọng điệu cử chỉ, ngôn ngữ nói của cô giúp trẻ thấy được từng vai tính
cách của nhân vật trong chuyện.
- Trẻ thể hiện được mình có một vai trò quan trọng khi nhập vai đóng các nhân
vật trong kịch, hiểu được tính cách nhân vật thể hiện rõ thông qua lời nói ngôn
ngữ , cử chỉ điệu bộ rõ ràng( giọng dê trắng rụt rè, run rẩy, dáng đi nhút nhát-
giọng dê đen cương quyết dứt khoát, dáng đi đứng đàng hoàng, hiên ngang- Chó
sói dáng ngạo mạn, giọng quát nạt khi gặp dê trắng, nhưng khi chó sói nói với
dê đen giọng nói lại ngập ngừng, sợ sệt dáng lúc này co dúm)
- Biết phối hợp với vai khác thể hiện nên nội dung kịch bản.
2, Giáo dục:
- Trẻ thích nghe kể truyện, thích được đóng kịch hòa mình vào vai các nhân vật
trong chuyện
- Cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật và phát huy ngôn ngữ mạch lạc biểu
cảm cho trẻ
- Nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ trong khi đóng kịch với những vai phản diện
khác nhau thì thể hiện nét mặt, cử chỉ, lời nói khác nhau
3, Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt có biểu cảm cho trẻ thông qua đóng kịch, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cùng với khả năng phát triển tư duy, trí tưởng tượng.
* Chuẩn bị:
- Trẻ thuộc những lời đối thoại và hiểu nội dung câu chuyện
- Phông vẽ cảnh khu rừng có suối chảy, rừng cây rậm rạp to. Mô hình phụ bụi
cây rậm, ngôi nhà làm bằng bìa cứng và những bụi cỏ đặt trên sân khấu.
- Trang phục quần áo, mũ đủ cho các vai nhân vật
- trước đó giáo viên kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện một cách nghệ thuật có
nghĩa là giáo viên sử dụng sắc thái của giọng mình trình bày tác phẩm để trẻ thể
hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Thủ thuật
chính là kể diễn cảm: xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, ngắt
giọng, nhịp điệu, cường độ của âm thanh ngôn ngữ của mình.
* Tiến hành:
1. Cô giáo đàm thoại với trẻ về câu chuyện mà trẻ vừa nghe bằng các hệ thống
câu hỏi về nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện nhằm gợi mở giúp trẻ nắm
được thể loại của truyện nhớ hiểu nội dung chuyện, nhớ tên các nhân vật trong
truyện, hiểu hành động của các nhân vật, nhớ trình tự các sự kiện và diến biến của
truyện… nhận ra tính cách của nhân vật…
+ Câu hỏi phải đa dạng phong phú như :
- Truyện chú dê đen thuộc thể loại gì?
- Nội dung truyện nói về vấn đề gì?
- Nếu đóng vai là chú dê trắng con phải thể hiện dáng điệucử chỉ như thế nào?
con hãy làm thử xem
- Còn giọng nói của dê trắng thì sao? Hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe
xem đã đúng chưa?
- Các nhân vật kia cũng vậy cô lần lượt đặt câu hỏi trẻ cùng thảo luận với cô…
2. Bước luyện tập:
Nhiệm vụ chính của bước này là giúp trẻ nhập vai theo các nhân vật của truyện.
+ Trẻ thỏa thuận cùng cô nhập vai theo các nhân vật trong tác phẩm nếu trẻ
lúng túng cô giúp trẻ phân vai, cũng có thể phân cho nhiều trẻ cùng đóng một vai.
+ Giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ nhân vật và tập nói có biểu cảm, cô giáo cho trẻ
đồng thanh lời thoại của các nhân vật truyện theo kịch bản. sau đó cho từng trẻ
nhắc lại lời thoại của các vai diễn đã được phân theo tiến trình của kịch bản, đổi
vai thoại giữa các trẻ.
+ Giúp trẻ biểu hiện nhân vật vai mình đóng bằng cách lần lượt cho từng nhóm
trẻ tập phối hợp giữa lời nói và cử chỉ, điệu bộ của các vai diễn, biết phối hợp giữa
các vai diễn trong hành động cũng như trong lời thoại.
+ Giáo viên cần nhận xét, bổ xung kịp thời những gì trẻ thực hiện chưa đạt và
có thể làm mẫu và nói những từ đủ cấu trúc ngữ pháp cho trẻ nghe và xem. Sau đó
trẻ luyện tập theo nhóm dưới sự quan sát và điều khiển của giáo viên. Trong lúc
luyện tập giáo viên là người nhắc vở, người dẫn truyện và là người đạo diễn.
3, Chơi biểu diễn:
- Từng nhóm trẻ được thể hiện các vai diễn của mình qua các màn biểu diễn. Lúc
này trẻ đã có khả năng tự thể hiện vai đóng một cách chủ động linh hoạt. Trẻ
không chỉ thuộc lời nói của các nhân vật mà mình nhập vai, biết kết hợp lời nói cử
chỉ điệu bộ thể hiện được ngữ điệu diễn đạt ngôn ngữ có biểu cảm khi phối kết
hợp biểu diễn với các bạn diễn.
- Các nhóm được chơi lần lượt, tất cả các bạn trong lớp đều tham gia chơi khi đã
được phân nhóm bắt buộc các thành viên trong nhóm phải thể hiện hết mình để thi
đua với các nhóm khác.
- Còn các bạn ở dưới đóng vai là khán giả liên tục động viên các bạn khi có
những cử chỉ hay lời nói đúng ngữ điệu của nhân vật lại được vỗ tay hoan nghênh.
Như vậy: thành công của các cuộc chới phụ thuộc một phần không nhỏ vào sân
khấu đạo cụ và hóa trang
+ Sân khấu và đạo cụ:
- Cô sử dụng một khoảng trống nhỏ trong lớp (hoặc ngoài sân)
- Trang trí sân khấu sử dụng những đồ vật có sắn trong lớp để làm đạo cụ trang
trí( bàn ghế, đồ chơi, rèm cửa, nhà chòi , chậu hoa, cây cảnh.
+ Hóa trang:
- Hóa trang trên mặt nếu là vở kịch khác tùy theo tuổi tác nghề nghiệp, tính
cách của từng nhân vật trong kịch bản mà háo trang trên mặt cho trẻ để tạo ra
vóc dáng phù hợp ở đây nhân vật là dê trắng, dê đen, chó sói hóa trangcho trẻ
bằng đeo mặt lạ các con vật đó
- Hóa trang trên đầu: như mũ miện cho vua, hòang tử, công chúa…Mũ hình
đầu các con vật.
- Hóa trang quần áo: như áo choàng, đai lưng, quần áo nâu sòng đóng vai bác
nông dân cày ruộng, khăn vấn đầu của các cụ già…( Đồ dùng này được cô giáo
sưu tầm kết hợp cùng phụ huynh nhặt những mảnh vải thừa, quần áo cũ của
người lớn) Cô tự sáng tạo ra những ra những bộ quần áo màu sắc hình dạng đẹp
mắt để gây cho trẻ một cảm giác phấn chấn khi nhập vai.
- Khi cô chuẩn bị trang trí phông cảnh, đạo cụ, trang phục… cô đã gọi tất cả
trẻ trong lớp cùng tham gia, cô chú ý hơn đến các cháu nhút nhát, cô gọi cháu lại
và nói cháu hãy giúp cô tìm mũ của dê đen nào… rồi cô gọi tiếp những trẻ khác.
* Nhận xét:
- Buổi chơi thật sôi nổi, hào hứng trẻ tích cực tham gia chơi
- Một số trẻ yếu, nhút nhát được cô khuyến khích động viên cũng trở nên
mạnh dạn hơn, ngôn ngữ đối thoại được rõ ràng mạch lạc hơn. Qua buôit chơi
này, chúng tôi đưa một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực
hơn, đặc biệt khả năng diễn đạt của trẻ thông qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
đã có nhiều trẻ đạt ở mức khá tốt hơn khi sử dụng phương pháp cũ.
Dựa vào tiêu chí trên mà tôi thu được kết quả ở phần thực nghiệm hình thành
như sau: