Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Hoàn thiện tổ chức kinh doanh điện năng tại công ty Điện lực Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.71 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HOÀNG VĂN SƠN

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

HOÀNG VĂN SƠN

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN
NĂNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Cao Văn Bản

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác trước đây.

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Hoàng Văn Sơn


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tác giả đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân và
tập thể.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Cao Văn Bản
nguyên Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

người thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tác giả xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa
chất, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Quản
trị kinh doanh, cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, Quản trị kinh doanh đã
động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các phịng ban Cơng ty Điện lực Bắc Ninhvà các
bạn đồng nghiệp, các bạn học cùng lớp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia sẻ, động viên
tác giả những khó khăn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................4
MỤC LỤC...................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................9
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..........4
1.1. Khái quát lý luận về kinh doanh của doanh nghiệp...............................4
1.2. Cơ sở lý luận về kinh doanh điện năng..................................................9
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về tổ chức kinh doanh điện năng
tại đơn vị Điện lực..................................................................................................36
CHƯƠNG 2................................................................................................................39
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CƠNG TY ĐIỆN
LỰC BẮC NINH........................................................................................................39
2.1. Tổng quan về Cơng ty Điện lực Bắc Ninh...........................................39
2.2. Hoạt động tổ chức kinh doanh tại Công ty Điện lực Bắc Ninh...........45
2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh điện tại PCBN...................76
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG

TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH.......................................................................................82
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Điện lực Bắc Ninh đến năm 2020:
.................................................................................................................................82
3.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kinh doanh điện..............................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBNV

Cán bộ nhân viên

CMIS


Hệ thống quản lý thông tin khách hàng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSPK

Công suất phản kháng

CTĐL


Cơng ty Điện lực

ĐL

Điện lực

EVN

Tập đồn Điện lực Việt Nam

EVNNPC


Tổng Cơng ty Điện lực miền Bắc

GBĐBQ

Giá bán điện bình qn

GCS

Ghi chỉ số

GTGT


Giá trị gia tăng

HĐĐT

Hóa đơn điện tư

HĐMBĐ

Hợp đồng mua bán điện

HĐTĐ


Hóa đơn tiền điện

MBA

Máy biến áp

PCBN

Cơng ty Điện lực Bắc Ninh

QTKDĐN


Quy trình kinh doanh điện năng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBA

Trạm biến áp

TI


Máy biến dòng điện đo lường

TP

Thành phố

TTĐL

Thị trường Điện lực

TTĐN


Tổn thất điện năng

TU

Máy biến điện áp đo lường

XHCN

Xã Hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình


Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong q trình phát triển nền kinh tế -xã hội, điện đóng vai trị rất quan
trọng bởi nó cung cấp điện cho các ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh,
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân.
Với chủ trương phát triển đất nước theo hướng Hiện đại hóa, Cơng nghiệp
hóa, trong những năm gần đây, nhu cầu về sư dụng điện năng ngày càng tăng cao.

Mặc dù ngành điện đã có chiến lược đầu tư xây dựng nhiều nhà máy phát điện,
đường dây truyền tải điện, trạm biến áp phân phối, tuy nhiên với nhu cầu dùng điện
ngày càng, chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện trong cơng tác tổ
chức kinh doanh điện năng đáp ứng tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết của
ngành điện lực . Nhà nước đã thực hiện thị trường hóa điện lực theo Quyết định số
26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 26/1/2006 gồm 3 cấp độ: Thị trường phát
điện cạnh tranh (2005-2014); Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022); Thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau năm 2022).
Đến nay, thị trường phát điện cạnh tranh đã đi vào hoạt động chính thức, các
nhà máy phát điện cạnh tranh để được lựa chọn phát điện vào lưới điện quốc gia
theo hướng chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá cả phù hợp nhất. Trong năm 2016,
tiếp tục thực hiện thị trường bán bn điện cạnh tranh và sau đó sẽ thực hiện thị

trường bán lẻ điện cạnh tranh. Các tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động Điện lực
theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia bán bn, bán lẻ điện năng vào
thị trường này.
Ngày 10/10/2014, Bộ Công thương ban hành thông tư 33/2014/-BCT “Quy
định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng”, qua đó đã sưa đổi,
bổ sung một số điều về trình tự, thủ tục điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xác nhận sự phù hợp với quy hoạch
tại Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Công Thương
quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy
hoạch phát triển điện lực; Sưa đổi, bổ sung một số điều về trình tự, thủ tục thực hiện



2

Thỏa thuận đấu nối quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7
năm 2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.
Xuất phát từ thực tế này, PCBN trực thuộc EVNNPC- EVN, là đơn vị có
chức năng nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện, bán bn, bán lẻ điện trên tồn
Tỉnh Bắc Ninh có những thay đổi về tổ chức, kinh doanh điện năng để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của mình. Việc hồn thiện tổ chức kinh
doanh điện năng cần phải nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ sản phẩm điện, đổi mới mạnh mẽ các khâu tổ chức kinh doanh điện
năng mang lại sự hài lòng cho khách hàng sư dụng điện.
Từ yêu cầu thực tiễn, là cán bộ công nhân viên đang được giao nhiệm vụ

triển khai công tác kinh doanh điện năng của ngành điện, tác giả chọn đề tài: "Hồn
thiện tổ chức kinh doanh điện năng tại Cơng ty Điện lực Bắc Ninh" làm luận văn tốt
nghiệp của mình. Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng các hoạt động trong
việc tổ chức kinh doanh điện đang thực hiện tại PCBN từ đó đề ra những giải pháp
để hồn thiện các hoạt động này.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào những cơ sở lý luận về kinh doanh điện để phân tích thực trạng tổ chức
kinh doanh điện tại PCBN trong 5 năm gần đây. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp
hồn thiện tổ chức kinh doanh điện tại PCBN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh,
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng từ đó nâng cao uy tín, nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức kinh doanh điện năng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Số liệu thu thập tại Công ty Điện lực Bắc Ninh
- Phạm vi về thời gian:Từ năm 2010- 2014.
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Hoạt động tổ chức kinh doanh điện
năng tại PCBN.


3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về sản phẩm điện năng, sản xuất điện

năng, truyền tải điện năng và kinh doanh điện năng, tổ chức kinh doanh điện năng.
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh điện tại PCBN từ đó xây dựng các
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kinh doanh điện năng áp dụng cho PCBN cũng
như các Công ty khác cùng hoạt động kinh doanh điện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sư dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra: điều tra tình hình tổ chức kinh doanh điện năng tại
PCBN thông qua số liệu báo cáo, các Nghị định, Thông tư, các văn bản pháp luật ;
- Phương pháp thống kê: thống kê những số liệu cần thiết liên quan đến đề
tài.
- Phương pháp phân tích, đánh giá hệ thống theo các số liệu thu thập được;
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học:Góp phần hồn thiện lý luận về tổ chức kinh doanh trong
lĩnh vực kinh doanh điện năng, đồng thời xây dựng luận cứ khoa học cho các giải
pháp hoàn thiện tổ chức kinh doanh điện năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn:Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề
xuất, sẽ đóng góp thiết thực trực tiếp cho hoạt động tổ chức kinh doanh điện tại
PCBN mà còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực Điện lực trong cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm 108 trang với 11 bảng, 12 hình vẽ
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tổ chức kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Bắc
Ninh.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện tổ chức kinh doanh điện năng tại Cơng ty
Điện lực Bắc Ninh.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát lý luận về kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều mặt và khâu, từ chuẩn bị sản
xuất đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi diễn ra trong khơng gian và thời gian, cụ thể đó là tổng thể các
phương pháp, hình thức, phương tiện mà chủ thể kinh tế (doanh nghiệp) sư dụng để
thực hiện hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời.
Tổ chức kinh doanh là đề cập tới các hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu
kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nghiên cứu một
cách toàn diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, rút
ra những ưu, khuyết điểm, làm cơ sở đề xuất giải pháp không ngừng nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh [Bài giảng: Phân tích hoạt động kinh doanh – TS Đặng
Duy Thái, TS Nguyễn Văn Bưởi- năm 2012]

1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
1.1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của
kinh tế hàng hố. Nói cách khác, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hố vận động
theo cơ chế thị trường, trong đó tồn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản
xuất đều thông qua thị trường.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế thị
trường XHCN nhưng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN. Bởi vì,
chúng ta cịn đang trong thời kì q độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cịn có sự đan xen và

đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa đầy đủ yếu tố XHCN. Nền kinh


5

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính
chất chung của nền kinh tế thị trường, mặt khác, do dựa trên cơ sở và được dẫn dắt,
chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH, cho nên, kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta có những đăc trưng bản chất dưới đây :
- Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường:
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức
sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngồi nước để thực hiện cơng

nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
- Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trị chủ đạo.
Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta đã quyết định kinh
tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ
mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng của nó. Kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ XHCN ở nước ta.
Chúng ta xác định, ngoài việc củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa
trên chế độ cơng hữu, chúng ta cịn khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên
chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn. Các đơn vị
kinh tế thuộc mọi thành phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác

vừa cạnh tranh nhau để phát triển.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều
hình thúc phân phối theo thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ
yếu.
Trong cơ chế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối theo thu
nhập: phân phối theo lao động, theo nguồn vốn, theo giá trị sức lao động, phân phối
thông qua các quĩ phúc lợi xã hội. Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định
hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công
hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Đây là đặc trưng bản chất của kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công



6

hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu
trong thời kì quá độ lên CNXH.
Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát
triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng
XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Vì
vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống
nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước XHCN.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo nguyên tắc

kết hợp kế hoạch với thị trường. Đây là hai phương tiện khác nhau để điều tiết nền
kinh tế. Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lí đối với nền kinh tế,
còn cơ chế thị trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế. Kế hoạch và thị
trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, được thực hiện ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Thị trường là căn cứ để
xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những mục tiêu và biện pháp
mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ yêu cầu của
thị trường. Mặt khác, muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng
XHCN thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch.
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập.
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ, Vì vậy, mở cưa
kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta nhằm thu

hút vốn, khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tiên tiến của các nước để khai
thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại
lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực
hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hố các hình thúc
đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường trong nước và thế giới, nhưng
vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan
hệ kinh tế đối ngoại.


7

1.1.2.2. Đặc điểm của các Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN.
Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có
một số đặc điểm chung sau:
- Doanh nghiệp có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,
nhưng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường nhằm
giành được những điều kiện kinh doanh thuận lợi.
- Chịu sự tác động về giá cả do thị trường quyết định. Giá cả là phạm trù
kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thơng qua cung cầu để kích thích và điều
tiết hoạt động kinh tế của các Doanh nghiệp.
- Chịu sự tác động theo những qui luật vốn có của kinh tế thị trường như qui
luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh…
- Chịu sự tác động điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế,

kế hoạch hố, các chính sách kinh tế.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước, căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai với số lượng là bao nhiêu.
1.1.3. Quy định về kinh doanh của doanh nghiệp trong pháp luật của Việt Nam.
Để tạo hành lang pháp lý, cũng như tạo sự công bằng trong hoạt động kinh
doanh của các Doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ, Việt Nam đã xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh, trong đó Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có vị trí đặc biệt quan
trọng. Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại,
giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, sẽ có hiệu lực từ 01 tháng 07
năm 2015, quy định một số nội dung cụ thể sau:

1.1.3.1. Về quyền của doanh nghiệp
[Điều 8 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13]
Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.


8

Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa
chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mơ và
ngành, nghề kinh doanh.
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sư dụng vốn.
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuyển dụng, thuê và sư dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh.
Chiếm hữu, sư dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
1.1.3.2. Về nghĩa vụ của doanh nghiệp
[Điều 9 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13]
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi
kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Tổ chức cơng tác kế tốn, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy
định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xư và xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sư dụng lao động
cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã



9

hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo
quy định của pháp luật.
Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt
động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ

sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thơng tin đã kê khai
hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sưa đổi, bổ sung các
thơng tin đó.
Tn thủ quy định của pháp luật về quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã
hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài ngun, mơi trường, bảo vệ di tích lịch sư- văn hóa
và danh lam thắng cảnh.
Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
1.2. Cơ sở lý luận về kinh doanh điện năng
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về kinh doanh điện năng
1.2.1.1. Điện năng
Điện năng là năng lượng được cung cấp bởi dịng điện. Cụ thể, nó là cơng cơ

học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh
ra bởi dịng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện.
Khi dịng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra
mơi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng
cung cấp bởi dịng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như điện năng thành
nhiệt năng (bếp điện), thành quang năng (bóng đèn), thành động năng (động cơ
điện) hay âm thanh (loa)...
Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất,
cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ (kWh).


10


1.2.1.2. Sản xuất điện năng
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp sản phẩm
điện và phân phối điện sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác
sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối
với mạng tiêu thụ.
Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản
xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắc hoạt
động là các nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các
hình thức khác như trong pin, ắc quy, tế bào quang điện haytừ năng lượng mặt trời,
năng lượng gió...
Có nhiều hình thức sản xuất điện, tuy nhiên về mặt nguyên lý để tạo ra được

điện năng cần sư dụng một trong các cách thức cơ bản sau đây:
Sử dụng tuabin:
Điện năng được sản xuất bởi máy phát điện, máy phát điện được nối
với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển động quay của máy phát
điện và tạo ra điện. Tuabin được vận hành dưới tác động của:
- Hơi nước: quá trình đốt cháy các nhiên liệu (như than, khí thiên
nhiên hay dầu mỏ) hay phản ứng hạt nhân làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao của
hơi nước làm quay tuabin;
- Nước: tại các nhà máy thủy điện, nước được tích tụ tại các hồ chứa và em
xả thành dịng chảy của dịng nước làm quay tuabin;
- Gió: Dưới tác động của năng lượng gió có thể trực tiếp làm quay tuabin;
- Khí nóng: tuabin có thể được vận hành trực tiếp từ các khí nóng tạo ra

trong q trình đốt cháy khí thiên nhiên hay dầu.
Sử dụng động cơ pít tơng:
Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động cơ pít tơng (động cơ đốt trong),
nhiên liệu dầu diesel, khí sinh học hay khí thiên nhiên.
Sử dụng tế bào quang điện voltaic:
Chuyển đổi năng lượng mặt trời trực tiếp thành dòng điện, các vật liệu bán
dẫn khi nhận năng lượng ánh sáng mặt trời giải phóng electron và tạo ra điện.


11

Sử dụng phản ứng hóa học:

Trong các pin, ắc quy năng lượng hóa được lưu bên trong qua các phản ứng
hóa học biến đổi thành điện năng.
1.2.1.3. Truyền tải điện.
Truyền tải điện năng là việc đưa điện từ từ nguồn đến đối tường sư dụng qua
hệ thống điện (bào gồm dây dẫn, máy biến điện áp, và các thiết bị phụ trợ).
Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng
electron trong các vật cứng. Dây dẫn được sản xuất từ các vật liệu có điện trở nhỏ
(độ dẫn điện cao) nhưbạc, đồng hay nhôm. Tổn thất điện năng trong q trình
truyền tải là khơng thể tránh khỏi, hiện tượng nóng lên của dây dẫn gây lên tổn thất
điện (tổn thất kỹ thuật). Để giảm tổn thất trong truyền tải điện năng để truyền tải
điện đi xa bằng biện pháp tăng điện thế trước khi truyền tải. Ví dụ ở Việt Nam có
đường dây điện cao thế Bắc-Nam có điện thế 500kV, các đường dây khác 220kV và

110kV; các quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,... điện thế các đường dây truyền
tải có giá trị đến 1.500kV.
1.2.1.4. Dịch vụ khách hàng sư dụng điện năng
Dịch vụ khách hàng sư dụng điện là các hoạt động nhằm đáp ứng sự thỏa mãn
những nhu cầu của khách hàng sư dụng điện vào các mục đích sản xuất, kinh doanh
và sinh hoạt. Nội dung công tác dịch vụ khách hàng tập trung chủ yếu vào các mặt:
- Giải đáp, thông báo tình hình cung ứng điện (các dịch vụ trả lời việc mất
điện do sự cố, cắt điện theo kế hoạch, thanh tốn tiền điện, ghi chỉ số cơng tơ, chia
sẻ thông tin…)
- Dịch vụ cấp điện mới.
- Dịch vụ kiểm tra, kiểm định thiết bị điện, sưa chữa lưới điện, thí nghiệm
thiết bị điện, quản lý vận hành cơng trình điện…

- Các thay đối liên quan đến HĐMBĐ: Thay cơng tơ, di chuyển vị trí sư
dụng điện, thay đổi số hộ dùng chung, giá điện, nâng công suất MBA, cấp điểm đấu
và cơng suất, thanh tốn tiền điện…


12

- Dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công các cơng trình điện, các thiết bị điện, th
quản lý vận hành cơng trình điện…
- Tư vấn sư dụng điện tiết kiệm, an tồn và hiệu quả.
Dịch vụ mang tính vơ hình, làm cho các giác quan của khách hàng khơng
nhận biết được, chưa cảm nhận được chất lượng trước khi sư dụng dịch vụ, tuy

nhiên sau khi sư dụng dịch vụ các khách hàng cũng có cảm nhận, đánh giá khác
nhau tùy thuộc vào kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Đối với dịch vụ
khách hàng sư dụng điện cũng khơng nằm ngồi tính chất chung của dịch vụ, do
vậy dịch vụ khách hàng sư dụng điện ctập chung hướng tới:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận và sư dụng các dịch
vụ điện một cách nhanh chóng và hiệu quả, Xây dựng và duy trì mối quan hệ thân
thiện với khách hàng
- Luôn luôn lắng nghe và hiểu rõ các yêu cầu của khách hàng đối với các
dịch vụ do nghành điện cung cấp, thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của
khách hàng về chất lượng điện năng cũng như chất lượng phục vụ cung cấp điện.
- Nâng cao chất lượng điện năng, độ ổn định cung cấp điện.
- Nâng cao hình ảnh, uy tín thương hiệu của ngành điện Việt Nam

1.2.2. Tổ chức kinh doanh điện năng
1.2.2.1. Khái niệm về tổ chức kinh doanh điện năng
Tổ chức kinh doanh điện năng được hiểu là quá trình tổ chức từ khâu phát
điện, truyền tải điện và bán điện cho các khách hàng tiêu thụ và các hoạt động đảm
bảo cung cấp, sư dụng điện an toàn, hoạt động dịch vụ khách hàng. Đó chính là hoạt
động tổ chức sản xuất, truyền tải, bán buôn, bán lẻ điện tới khách hàng sư dụng
điện.
Tổ chức kinh doanh điện năng ở Việt Nam hoạt động theo Luật Điện lực. Việc
tổ chức kinh doanh điện năng đối với đơn vị Điện lực phải có đủ năng lực hoạt
động trong lĩnh vực điện lực. Có đủ điều kiện về phương tiện, đường dây dẫn điện,
thực hiện mua bán điện theo giá điện thống nhất toàn quốc. Điện năng sản xuất ra từ
các nhà máy điện được hòa chung hệ thống lưới điện Quốc gia, theo từng cấp điện



13

áp 500kV, 220kV, 110kV để truyền tải đi xa, sau đó được hạ thấp xuống các cấp
điện áp (35-22-10-6-0,4) kV phù hợp với cấp điện áp để khách hàng sư dụng.
Trạm 500; 220kV
ĐIỆN NĂNG TỪ
NHÀ MÁY ĐIỆN

Trạm 110;35; 22kV


KHÁCH HÀNG SỬ
DỤNG ĐIỆN

Trạm 10;6;0,4kV

Hình 1. 1. Sơ đồ mơ hình sản xuất kinh doanh điện năng
1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh điện năng
-Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt khơng có hình thái cụ thể khơng thể tách
rời q trình sản xuất và q trình tiêu dùng. Do tính chất sản phẩm quy định, điện
năng từ sản xuất đến tiêu dùng gần như xẩy ra đồng thời, không dự trữ. Vì vậy,
khơng đem điện năng lúc dư thừa để bù lúc thiếu hụt và các trường hợp xẩy ra sự cố
trên hệ thống điện có thể gây mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống dẫn đến thiệt

hại cho cả hai bên cung ứng và sư dụng điện.
-Điện năng khơng có hình thái vật chất cụ thể nên quá trình cung ứng và sư
dụng điện được xác định bằng sản lượng điện năng (kWh) qua phương tiện đo đếm
điện năng (công tơ) và được được quy định theo Luật đo lường và luật Điện lực.
-Quá trình sản xuất và tiêu dùng sẩy ra đồng thời, cho phép ngành điện
không cần lập kho dự trữ. Tuy nhiên việc sư dụng điện thay đổi có độ chênh lệch
giữa các thời điểm cao điểm, thấp điểm trong ngày và giữa các mùa trong năm gây
khó khăn rất lớn trong cơng tác kinh doanh điện năng. Do đó trong cơng tác quản lý
kinh doanh điện năng địi hỏi có độ thống nhất và đồng bộ cao.
-Điện năng có tính xã hội hóa rất cao, có tính định hướng cho mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của các nhành khác và gắn liền với hoạt động phát triển kinh
tế-xã hội. Điện năng là sản phẩm trung gian, là yếu tố đầu vào của rất nhiều ngành,

nên yêu cầu phải có đủ và kịp thời phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng…do đó, điện


14

năng phải phát triển trước, ngược lại khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ thúc đẩy
ngành điện phát triển.
-Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN, tuy nhiên đối với điện năng mới chỉ bước đầu hình thành thị thường cạnh
tranh ở khâu phát điện, các khâu truyền tải, phân phối vẫn đang có sự độc quyền về
mặt Nhà nước trong đó EVN được giao quản lý.
-Bên cung cấp điện khơng thực hiện cơ chế “kích cầu” tiêu dùng sản phẩm,

thiếu quảng bá, thiếu cạnh tranh làm cho hoạt động kinh doanh điện năng kém linh
hoạt, cùng với sự quản lý, định giá bán điện của Nhà nước hình thành hệ thống kinh
doanh điện năng ổn định nhưng hiệu quả chưa cao, yếu tố thu hút đầu tư, nâng cấp,
mở rộng hệ thống cịn hạn chế.
-Điện năng là sản phẩm vơ hình được truyền tải trên hệ thống điện và thiết bị
phân phối định sản nên không thể cải tiến mẫu mã, hình thức phân phối mà chỉ cải
tiến trong khâu dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.
-Điện năng là một dạng năng lượng đặc thù và có tính nguy hiểm cao, do vậy
trong các khâu tổ chức kinh doanh từ sản xuất, truyền tải và phấn phối yêu cầu độ
an toàn nghiêm ngặt cao và dược quy định là nghành kinh doanh có điều kiện, ngồi
đăng ký kinh doanh yêu cầu các tổ chức kinh doanh điện năng phải có giấy phép
hoạt động Điện lực do cơ quan quản lý nhà nước (Cục điều tiết Điện lực- Bộ Cơng

thương) cấp phép.
1.2.2.3. Vai trị của việc tổ chức kinh doanh điện năng
-Đặc thù sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy ra đồng thời, tổ chức kinh doanh
điện đóng vai trị cầu nối giữa sản xuất và sư dụng điện.
-Tác động trực tiếp đến nhiều nhành, nhiều lĩnh vực tới sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phịng, an ninh... của đất nước; Có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
đời sống và tính mạng của khách hàng sư dụng điện đo điện năng là một sản phẩm
nguy hiểm yêu cầu phải tuân thu nghiêm ngặt về an toàn điện trong cuang ứng và sư
dụng điện; Thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác phát triển, đẩy
nhanh q trình hienj đại hóa-cơng nghiệp hóa của đất nước.


15


-Do khơng có kho dự trữ, tổ chức kinh doanh điện năng có chức năng điều
tiết sản lượng điện năng đáp ứng mức độ chênh lệch nhu cầu sư dụng điện giữa các
thời điểm trong ngày, các mùa trong năm và nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
-Đảm bảo công khai minh bạch, công bằng giữa bên mua và bên bán điện.
-Tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận và sư dụng các dịch vụ điện một cách
nhanh chóng và hiệu quả
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tổ chức kinh doanh
điện năng đóng vai trọ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đối với cả hai bên
cung cấp điện và sư dụng điện, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu điện năng cho
phát triển kinh tế, ổn định an ninh, trính trị xã hội.
1.2.2.4. Nội dung hoạt động kinh doanh điện năng:

a. Lập kế hoạch kinh doanh điện năng
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, từng địa phương
vùng miền, khảo sát dự báo phụ tải tăng theo 5 thành phần kinh tế gồm có : Nơng,
lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp xây dựng;Thương nghiệp, khách sạn nhà hàng,
Quản lý tiêu dùng; Hoạt động khác. Từ đó lập kế hoạch kinh doanh điện cho năm
tiếp theo hoặc lập kế hoạch 5 năm đến 10 năm để đáp ứng kịp thời cấp điện cho các
hộ dùng điện.Việc lập kế hoạch kinh doanh điện chính bao gồm :
-Tổng số lượng khách hàng mua điện phát triển mới;
-Đầu tư xây dựng nguồn lưới điện, hệ thống đo đếm điện để cấp điện cho
khách hàng;
-Điện thương phẩm;
-Tỷ lệ điện truyền tải và phân phối;

-Giá bán điện bình quân;
-Doanh thu tiền điện.
Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh điện năng, đơn vị Điện lực triển khai thực
hiện tổ chức kinh doanh điện.
b. Giải quyết cấp điện


16

Các đơn vị Điện lực thực hiện công tác cấp điện bao gồm những nội dung
chính sau:
-Giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua điện trực tiếp với các

Đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sư dụng điện chung và thay đổi công
suất đã đăng ký sư dụng.
-Công khai các thủ tục, thời gian giải quyết liên quan đến việc cấp điện đảm
bảo đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở điều kiện thực tế đảm
bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an tồn cho phép và khơng trái với các quy định của
Nhà nước.
-Tổ chức triển khai các đầu mối giao dịch với khách hàng theo cơ chế một
cưa để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm các thủ tục từ khâu
tiếp nhận yêu cầu mua điện, ký hợp đồng mua bán điện. Ban hành quy định tổ chức
giải quyết các công việc trong nội bộ đơn vị giữa các ban, phòng bộ phận chức
năng: Kinh doanh, Kế hoạch, Tài chính Kế tốn, Kỹ thuật, Vật tư... đảm bảo thực
hiện một đầu mối giao dịch và giải quyết các yêu cầu của khách hàng theo đúng quy

định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hànhcủa Bộ Công thương, Bộ
Xây dựng, các quy định của Tập đồn và Tổng Cơng ty.
-Tổ chức khảo sát thỏa thuận đấu nối các công trình điện, thiết kế thi cơng,
lắp đặt cơng tơ, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng.
-Thời gian giải quyết cấp điện cho các cơng trình điện 1 pha, 3 pha, trạm
chuyên dùng:
+Đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt sau trạm biến áp
(TBA) cơng cộng, trong thời hạn 03 ngày làm việc (đối với khách hàng khu vực
thành thị), 05 ngày làm việc (đối với khách hàng khu vực nông thôn) kể từ khi
khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định Công ty phải hoàn tất các thủ tục,
cấp điện cho khách hàng.
+Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngồi mục đích sinh hoạt sau TBA

công cộng , khi điều kiện lưới điện hạ áp không quá tải, trong thời hạn 07 ngày làm
việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định Cơng ty phải hồn tất
các thủ tục, cấp điện cho khách hàng.


×