Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệmvề rèn kỹ năng đọc hiểu cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.06 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
về rèn kỹ năng đọc hiểu cho HS lớp 1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Đọc là một kỹ năng quan trọng hàng đầu trong môn tiếng việt của học sinh
lớp một. Nội dung trọng tâm của chương trình là tập trung vào kỹ năng đọc
đúng ,còn đọc hiểu là một giai đoạn phát triển rất mới mẽ đối với học sinh lớp 1.
Đọc hiểu chính là phương tiện, là chìa khoá để học sinh tiếp nhận tri thức, nhân
cách của loài người, giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính
xác, trong sáng có nghệ thuật ,góp phần không nhỏ vào việc phát triển vốn từ ngữ
tiếng việt phong phú, từ đó bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em và giúp các
em học tốt các môn học khác .Với những tầm quan trọng như vậy nên tôi rất quan
tâm đến
việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh .Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc đọc
hiểu của học sinh lớp1 còn rất hạn chế , lớp tôi có 28 em nhưng chỉ 3-4 em hiểu
được nội dung bài còn đại đa số học sinh không nắm được nội dung của bài học.
Biểu hiện cụ thể là :Đọc mà không hiểu nội dung và hiểu mà không diễn đạt
được.Khiến cho bài học tiếng việt trở nên khô khan, tẻ nhạt kém hiệu quả. Những
khó khăn trên là do các nguyên nhân sau :
Nguyên nhân khách quan:
-Vốn hiểu biết, vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế
- Gia đình chưa quan tâm đến đọc hiểu,chưa chú trọng đến khả năng cảm nhận
văn bản nghệ thuật của học sinh .
Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra chất lượng học tập của học sinh chưa chặt
chẽ.
Nguyên nhân chủ quan:
-Giáo viên chưa hiểu tầm quan trọng của đọc hiểu còn xem nhẹ rèn kĩ năng đọc
hiểu cho học sinh.
-Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy và các hình
thức học tập cho học sinh.
- Do học sinh đọc còn chậm
- Khả năng cảm nhận văn bản nghệ thuật còn hạn chế,lúng túng trong diễn đạt.


Vậy làm thế nào giúp các em rèn luyện tốt kỹ năng đọc hiểu tôi tiến hành
nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kỹ năng đọc hiểu .
II/ NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp đòi hỏi một quá trình lâu dài trong
những năm đầu bậc tiểu học đặc biêt là ở lớp một, quá trình đọc ngày càng được
nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản về cả nội dung và nghệ thuật.Vì

1


thế cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên ,học sinh, nhà trường , gia đình để việc
rèn luyện của học sinh mới được cải thiện .
1/ Đối với giáo viên :
-Giáo viên cần hiểu rỏ tầm quan trọng của đọc hiểu đó là : Đọc hiểu sẽ giúp các
em hiểu được nội dung bài học, hiểu được nội dung bài học mới cảm nhận được
văn bản nghệ thuật .Giúp các em thêm hiểu biết về con người, về đất nước, trí tuệ
các em được nâng cao, bồi dưỡng cho các em niềm tin trong cuộc sống.Còn học
mà các em không hiểu được nội dung của bài học đó là gì? thì việc dạy học không
đạt hiệu quả .Vì vậy mà giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của đọc hiểu để có
biện pháp rèn luyện học sinh .
-Khi đã hiểu được tầm quan trọng của đọc hiểu giáo viên cần chú trọng rèn
đọc
hiểu cho học sinh hằng ngày. Trong thực tế giảng dạy, chúng ta gặp rất nhiều
những đối tượng học sinh khó khăn khi tìm hiểu nội dung bài. Khi đó giáo viên
phải có kế hoạch rèn kĩ năng cho từng đối tượng học sinh. Phải thể hiện rõ ở bài
soạn: câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu để từ
đó có biện pháp uốn nắn. Giáo viên cần phải biết động viên, tránh sự nôn nóng để
tạo hứng thú cho các em trong việc tự rèn những hạn chế của bản thân.
- Giáo viên nên quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt
những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời... Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải

kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say
mê với công việc.
- Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ môn,
vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để
học sinh nào cũng có thể hiểu bài, nắm chắc nội dung bài.
-Giáo viên cần khéo léo, khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đối với
những học sinh có tiến bộ, phát huy được khả năng phát triển tư duy tạo cho
không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Có như vậy thì giờ học mới đạt hiệu quả cao.
-Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đó là: Nhà trường,
gia đình, xã hội để tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện thuận lợi phục vụ cho
việc học tập. Giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để khắc

2


phục những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc rèn kĩ năng đọc
hiểu.

- Giáo viên tổ chức các trò chơi học tập để gây hứng thú cho học sinh, làm cho
giờ học sôi nổi hơn, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi
theo nguyên tắc: “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua các hình thức tổ chức
hoạt động vui chơi, học sinh được vui chơi được củng cố các kiến thức đã học, tạo
điều kiện cho học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nghe - nói. Từ đó kích
thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh. Rèn tư duy linh hoạt, tác phong
nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm
tốt đẹp cho học sinh (qua các tổ chức mang tính tập thể).
+ Một số trò chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức, đọc bài truyền
điện, đọc đúng đọc hay, đọc hiểu, giải ô chữ... Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn
cách đọc.
-Ngoài ra có thể tổ chức các hình thức ngoại khoá Tiếng Việt như: Nhóm Tiếng Việt,

(ví dụ thành lập nhóm yêu thơ,nhóm kể chuyện v..v), góc Tiếng Việt (trang trí góc
tiếng việt ở lớp học như trưng bày tranh, truyện ngắn, truyện cười, thơ v..v), trò chơi
ngôn ngữ ... để phục vụ cho bài đọc một cách tốt nhất.
-Giáo viên biết vận dụng, kết hợp hài hoà các điều kiện, thực hiện thường xuyên
liên tục thì việc rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh sẽ đạt kết quả cao, tạo đà cho
học sinh học tốt các môn học khác và học tiếp lên các lớp trên.
Trong tiết Tập đọc để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh, khâu chuẩn bị bài, thiết kế bài dạy rất quan trọng, dựa trên cơ sở của các
phương pháp truyền thống, tôi đưa ra nhưng định hướng đổi mới các hoạt động,
hình thức dạy - học như sau:
* Trước hết rèn kỹ năng đọc đúng, đọc rõ ràng
Việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng tiến tới đọc diễn cảm toàn bài,là
điều kiện cần thiết để học sinh tìm hiểu nội dung văn bản nên cần tập trung rèn
đọc đúng, đọc rõ ràng thật tốt.
- Luyện đọc:
3


+ Đọc tiếng, từ: Cho học sinh tự phát hiện từ khó đọc, tự giải thích từ khó
theo sự hiểu biết của mình.Giáo viên chốt lại
+ Giáo viên đọc mẫu: ví dụ bài “Sao bây giờ mẹ mới về”
Đọc giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy cậu bé khóc oà lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi
“Sao bây giờ con mới khóc?” Giọng cậu bé nũng nịu.
+ Đọc câu: Giáo viên hướng dẫn đọc câu khó trước sau đó đọc nối tiếp theo
cá nhân.Giáo viên sửa sai
+ Đọc đoạn, bài: Giáo viên hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng dấu câu. Cho
học sinh đọc theo cá nhân, nhóm, lớp
+Học sinh khá, giỏi đọc trước, học sinh trung bình, yếu đọc sau
+Học sinh chọn bạn thi đua rèn đọc mỗi ngày
+Phân công học sinh khá, giỏi kiểm tra học sinh trung bình yếu mỗi ngày

vào 15 phút đầu giờ
+Giáo viên tăng cường kiểm tra thường xuyên kỹ năng đọc đúng của học
sinh
+Giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh để biểu dương kịp thời và nhắc
nhở hạn chế để học sinh khắc phục
** Rèn đọc hiểu
+ Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc luyện đọc nhiều lần văn bản với tìm hiểu nội
dung bài học . Trước khi đặt câu hỏi tôi thường cho học sinh đọc nhiều lần đoạn
văn chứa nội dung trong câu hỏi đó để giúp các em có trọng tâm cho câu trả lời.
+ Tuỳ theo từng bài mà giáo viên tổ chức các hình thức khác nhau để học sinh
tìm hiểu. Ở đây, tôi cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu bài dưới hình thức sử
dụng bảng phụ (nội dung như vở bài tập Tiếng Việt) để học sinh dễ dàng nhận ra được
nội dung phần trả lời của câu hỏi (đối với học sinh trung bình).
+Với mức độ học sinh khá, giỏi tôi cho các em đọc một đoạn văn hay bài thơ
rồi đặt câu hỏi cho bạn trả lời, hay tự đọc câu văn diễn tả ý.

4


+Với mức độ học sinh trung bình của lớp, khi tìm hiểu bài tôi cho học sinh đọc
kĩ câu văn, đoạn văn hay dòng thơ, khổ thơ trả lời cho nội dung câu hỏi rồi mới
đặt câu hỏi để các em trả lời.
- Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo vừa sức với các đối tượng học sinh trong lớp
giúp học sinh tự tin vào chính mình.
+ Chia nhỏ câu hỏi để tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh trong lớp đều
được tham gia đồng thời góp phần tìm hiểu nội dung bài học từ dể đến khó.
+Các câu hỏi có thể thay đổi hình thức khác như :
Ví dụ : Bài “Sao bây giờ mẹ mới về”
Câu hỏi 1: Tôi gọi theo nhóm tự nêu câu hỏi tự trả lời.
Câu hỏi 2 :Tôi treo bảng phụ cả lớp cùng quan sát để tìm ra ý đúng.

+ Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao? Đánh dấu vào ô trông trước ý đúng:
Mẹ về cậu mới khóc, vì bây giờ cậu mới thấy đau.
Mẹ về cậu mới khóc, vì cậu làm nũng mẹ.
- Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời đúng. Giáo viên đọc lại câu trả lời đầy đủ để
khắc sâu kiến thức. giáo viên gọi học sinh khá, giỏi đọc những câu hỏi có trong
bài. Lưu ý giọng đọc: cao giọng ở mỗi câu hỏi, giọng hốt hoảng lo lắng...:
+ Con làm sao thế?
+ Đứt khi nào thế?
+ Sao bây giờ con mới khóc?
- Cuối giờ, học sinh đọc phân vai, mỗi nhóm 3 học sinh: người dẫn chuyện, mẹ,
cậu bé.
- Sau khi mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Qua phần này sẽ
góp phàn củng cố thêm cho học sinh hiểu nội dung sâu hơn.
- Phần củng cố bài, học tự liên hệ: Con có giống bé ở trong bài không? Vì sao?
2/ Đối với học sinh
*Với trường hợp học sinh đọc còn chậm :
- Cần tập trung rèn khả năng đọc đúng, phải dành thời gian dài cho việc luyện
đọc nhiều lần văn bản .Yêu cầu các em đọc nhiều lần từ, câu, đoạn văn đó . Đọc
nhiều lần đoạn, câu văn đó (đọc thành tiếng, đọc thầm) sao cho thông thạo (không
5


phải nhẩm vần). Chỉ khi học sinh được giải phóng khỏi việc giải mã văn tự để
chuyển thành âm thanh ngôn ngữ, tư duy của các em mới có điều kiện kiểm soát
nội dung của câu, của đoạn.
-Việc đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát cũng là một nhiệm vụ quan trọng nó giúp
các em hiểu nội dung một câu, đoạn một cách dễ dàng hơn
-Tiến tới việc đọc diễn cảm toàn bài giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinhqua
việc tìm hiểu nội dung bài .
- Kết hợp với gia đình rèn thêm kĩ năng đọc đúng ở nhà.

*Với trường hợp học sinh vốn hiểu biết,vốn từ ngữ còn hạn chế
-Cần khuyến khích các em có nhu cầu đọc qua sách báo, truyện tranh thiếu nhi.
Giáo viên thấy được những tiến bộ rõ rệt của học sinh qua việc các em tự kể lại
theo ý hiểu cho các bạn nghe câu chuyện mình vừa đọc. Hay trong các giờ tự học,
giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua lẫn nhau kể chuyện, tìm hiểu nội dung
truyện hoặc bài Tập đọc... qua đó để học sinh tự học tập, phát huy khả năng của
bản thân mình.
- Giáo viên thường xuyên quan tâm, uốn nắn để kĩ năng đọc – nói và trả lời của
học sinh. Đánh giá, nhận xét và tuyên dương kịp thời để khích lệ việc học tập. Để
từ đó, các em có lòng say mê hơn trong học tập.
- Hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản hiểu các từ, các cụm từ,
hiểu các câu
-Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng để phát biểu ý kiến trọn vẹn hiểu
được bài thơ hay bài văn
-Tổ chức cho các em kiểm tra lẩn nhau theo nhóm nhỏ, (nhóm 2) quay vào
nhau để bàn bạc thảo luận về việc đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài như thế sẽ
tạo cho học sinh hứng thú học tập .
Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tổ chức cho học sinh đọc thầm một đoạn văn,một
khổ thơ,và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Ví dụ: Khi dạy bài: Mưu chú sẻ- Tiếng Việt 1 - tập 2 . Giáo viên yêu cầu
học sinh đọc thầm đoạn: “Nghe vậy, Mèo... đã muộn mất rồi”. Rồi chọn ý để trả
lời câu hỏi tìm hiểu về sự thông minh của sẻ. Học sinh sẽ tự học đọc,có rất nhiều
ý kiến khác nhau, chẳng hạn:
- Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Mèo vừa đặt Sẻ xuống đất, Sẻ đã làm gì?

6


- Tại sao Sẻ lại thoát khỏi miệng Mèo?

Từ những ý kiến mà học sinh đưa ra, giáo viên phải tổ chức để học sinh trả lời,
đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh.
Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinh thành các
bài tập thông qua việc sử dụng vở bài tập phiếu học tập hay bảng phụ.
- Để hiểu sâu bài văn, bài thơ thì học sinh phải thực sự là người chủ động tìm
tòi ra cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ đó.
*Với trường hợp khả năng cảm nhận văn bản nghệ thuật còn hạn chế :
-Việc tổ chức lớp học để học sinh phát hiện ý
+ Phát hiện ý của bài: Bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bài thực
hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ.
+ Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái độ
yêu hay không yêu với các nhân vật trong bài. Qua đó giáo dục tình cảm thái đội
cho học sinh. Bước đầu học sinh biết phát hiện nghệ thuật: bao gồm nghệ thuật
dùng từ, nghệ thuật viết câu.
-Khi dạy đọc hiểu cho học sinh ở tiết 2 vẫn tiếp tục nhiệm vụ luyện đọc kết hơp
với nhiệm vụ giúp học sinh nhớ, hiểu được nội dung bài. Nhớ được nội dung bài là
sự khởi đầu của việc hiểu bài. Quá trình hiểu một bài gồm nhiều bước, với nhiều
thao tác tư duy. Giáo viên không nên nôn nóng bắt học sinh chưa kịp nhớ nội dung bài đã
phải phân tích tổng hợp, khái quát hoá... Các yếu tố trong bài để tìm ra ý nghĩa bài (ở các
tầng bậc khác nhau) Đây là công việc của các lớp học và bậc học sau này.
-Trong một vài trường hợp có thể thu ngắn lại, thay câu hỏi sách giáo khoa
bằng câu hỏi khác đơn giản hơn, để các em dễ tìm hiểu hơn hoặc lược bớt câu hỏi
trên tổng số hai hoặc ba câu hỏi trong bài.
Ví dụ:
- Để hỏi câu: “Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?” trong bài Ngưỡng cửa Tiếng Việt 1 - tập 2, giáo viên cho vài em đọc đi đọc lại khổ thơ 1 rồi mới đặt câu hỏi.

7


- Để học sinh trả lời được câu hỏi: “Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?” trong

bài: Vì bây giờ mẹ mới về - Giáo viên cho nhiều học sinh đọc lại câu “Khi cậu bé
cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc” rồi mới nêu câu hỏi.
Sau bước tìm hiểu nội dung bài thì yêu cầu một vài học sinh đọc lại bài với yêu
cầu cao hơn: đọc hay, đọc diễn cảm. Từ việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ giúp
cho các em hiểu bài sâu hơn. Với các bài tập đọc là thơ thường có yêu cầu học
sinh học thuộc lòng. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp.
- Đối với những học sinh còn lúng túng khi tìm câu trả lời thì giáo viên cần có
câu hỏi gợi mở hoăc cho học sinh khá giỏi nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại.
Có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng và
khi đó giáo viên phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính mạnh dạn ở các
em...
-Đối với những học sinh tiếp thu chậm, giáo viên cần chú ý đến các hình thức
tổ chức hoạt động, đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng để các em hăng hái, tích
cực học tập. Nếu học sinh trả lời chưa đúng, hoặc thiếu ý thì giáo viên cũng không
nên khiển trách ngay mà phải nhẹ nhàng, hướng dẫn để các em không tự ti, mặc
cảm với các bạn khác. Kết hợp với gia đình động viên các em chăm đọc bài và
chuẩn bị nội dung bài trước khi đến lớp. Phân công học sinh khá kiểm tra học sinh
yếu, nội dung bài là ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.
-Chia nhỏ câu hỏi ,theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh nắm được bài một
cách dễ dàng , tránh những câu hỏi khó học sinh trả lời không được dễ gây chán
nãn.

3/ Đối với ban giám hiệu nhà trường :
-Tăng cường kiểm tra kỹ năng đọc của học sinh theo từng thời điểm cụ thể như
giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II, cuối kỳ II . Để có sự chỉ đạo kịp thời.
4/ Đối với gia đình :

8



-Thông qua các cuộc họp phụ huynh giáo viên cần hướng dẫn cách rèn luyện
học sinh luyện đọc ở nhà ,tìm hi ểu nội dung bài .Chứ không đơn thuần là việc rèn
đọc đúng mà bỏ hẳn việc tìm hiểu nội dung bài .
Cho học sinh đọc thêm các sách tham khảo khác
-Bổ sung vốn từ ngữ tiếng việt cho học sinh thông qua giao tiếp hàng ngày
,bằng cách nói lời hay, ý đẹp .
III/. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG
Qua nghiên cứu, thực hành dạy “đọc hiểu” trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp
1 theo chương trình và sách giáo khoa mới tôi nhận thấy:
Kết quả đọc hiểu của học sinh bước đầu được nâng cao cả về chất lượng và số
lượng. Qua đó, tôi thấy đây là việc làm thiết thực và hết sức quan trọng để nâng
cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh.
Học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Các
em có ý thức tự giác trong việc tự phát hiện, tìm tòi nội dung kiến thức mới. Mặt
khác, các em còn thi đua đọc hay, đọc đúng và đọc hiểu để từ đó có điều kiện giao
tiếp và học giao tiếp
Tôi tiến hành thực hiện những biện pháp, những kinh nghiệm từ đầu năm học,
sau khi khảo sát chất lượng đầu năm. Quá trình thực hiện các biện pháp đã nêu là
quá trình lâu dài trong năm học ,lúc mới đọc hiểu thì phần tìm hiểu nội dung chỉ
phụ thuộc vào học sinh khá ,giỏi cụ thể lớp tôi có 28 em thì khoảng 3 đến 4 em trả
lời được nội dung bài , qua áp dụng các biện pháp nêu trên thì học sinh đã có sự
tiến bộ rõ rệt .Học sinh tích cực ,chủ động hơn trong việc tìm hiểu nội dung bài
học cụ thể đã có khoảng 21 em có khả năng đọc hiểu khá tốt .
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập
đọc. Với khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều và thời gian thực
nghiệm đang tiến hành thực hiện, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong
nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp giúp cho kinh
nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Khánh Bình Đông, ngày 5 tháng 11 năm 2010
9



Ngửụứi vieỏt saựng kieỏn kinh nghieọm
Ngụ Th Hng

10



×