Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.98 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 4 HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
chúng ta. Với xu thế phát triển của ngành giáo dục, đời sống tình thần ngày
càng cao. Ngoài giáo dục đạo đức tốt, kiến thức, trình độ hiểu biết về khoa
học xã hội thì giáo dục thẫm mĩ cũng không thể thiếu được khi phát triển
một con người toàn diện. Để giáo dục thẫm mĩ nhanh và hiệu quả nhất thì
cần thông qua các môn nghệ thuật trong đó Âm nhạc là phương tiện giáo
dục hiệu quả nhất. Vì vậy hiện nay môn Âm nhạc đã được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt là ở bậc tiểu học Âm nhạc đưa
vào giảng dạy với mục đích hình thành cho các em những kiến thức cơ bản
ban đầu về âm nhạc, giúp các em yêu thích ca hát, kích thích tiềm năng nghệ
thuật, làm cho đời sống tinh thần của thêm phong phú, góp phần giáo dục
tính tập thể, tính kỉ luật, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng
các em tới cái tốt, cái đẹp góp phần làm thư giản đầu óc, cân bằng các nội
dung học tập và cùng các môn học khác giáo dục toàn diện từ đó hình thành
nhân cách cho các em.
Ở bậc tiểu học nội dung và kiến thức chương trình được sắp xếp từ dễ
đến khó. Đối với lớp 1, 2 khi thể hiện bài hát chỉ yêu cầu các em hát thuộc
lời ca và đúng giai điệu. Đến lớp 3 thì các em bắt đầu được làm quen với các
kí hiệu ghi nhạc như khuông nhạc, khóa son, tên 7 nốt nhạc, các hình nốt
nhạc,...Nhưng nội dung chính vẫn là học các bài hát kết hợp với các hoạt
động gõ đệm và múa phụ họa.
Bước lên lớp 4, 5 môn Âm nhạc đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn
mới. Ngoài việc học hát, các em còn được trực tiếp thực hành với các nốt
nhạc, bản nhạc thông qua phân môn Tập đọc nhạc. Học hát cũng đòi hỏi có
kĩ năng hơn như: Tư thế hát, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời, phát âm
gọn tiếng, tập hát những câu dài liền mạch, tập hát những choc có dấu


luyến . Việc thể hiện không chỉ đòi hỏi hát đúng mà cần có sự sáng tạo khi
trình bày một bài hát như hát kết hợp động tác phụ họa theo sự cảm nhận của
mình và tình cảm dành cho bài hát. Ở lớp 4, 5 các em được làm quen với
nhiều hình thức thể hiện bài hát như hát lĩnh xướng, đối đáp, nối tiếp, đồng
ca,... Tạo cho các em sự tự tin khi tham gia các hoạt độnh âm nhạc. Còn


phân môn Tập đọc nhạc thì đây là một phân môn mới và tương đối khó nên
việc hình thành phương pháp dạy đạt hiệu quả cao là rất cần thiết.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy rằng đa
số các em đều rất thích học bộ môn này. Nhưng để các em học tốt 1 bài
hát, 1 bài Tập đọc nhạc, ghi chép nhạc tốt hay cảm nhận một bản nhạc có
lời, không lời thì đòi hỏi người giáo viên cần có phương pháp truyền đạt phù
hợp. Việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho môn học này ở
bậc tiểu học còn nhiều vấn đề phải bàn đặc biệt là Âm nhạc lớp 4. Với lòng
yêu nghề, tận tụy với trẻ tôi luôn băn khoăn , suy nghĩ, tìm tòi tài liệu, tham
khảo học hỏi ý kiến đồng nghiệp nhằm tìm ra những phương pháp những
phương pháp hay nhất và phù hợp nhất để áp dụng vào giảng dạy. Vì vậy tôi
xin mạnh dạn đưa ra một số phương pháp để chia sẻ cùng các đồng nghiệp
với đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn âm nhạc.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Phương pháp dạy bài mới :
Trong thực tế kết quả học sinh đạt được sau tiết học chưa cao, các em chỉ
mới biết hát thuộc lời, đúng giai điệu nhưng chưa thể hiện được tình cảm
vào bài hát do trong quá trình dạy hát giáo viên thực hiện không đầy đủ các
bước . Quy trình dạy hát chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đưa
một tác phẩm âm nhạc đến với học sinh. Để học sinh thể hiện tốt một bài
hát sau khi đã học thì các em cần nắm rõ được xuất xứ, hiểu nội dung, tính
chất, sắc thái của bài hát đó và qua bài hát tác giả muốn giáo dục các em
điều gì ... Phương pháp dạy hát sẽ đáp ứng được điều đó nên giáo viên cần

thực hiện đầy đủ tám bước trong qui trình dạy hát.
*Bước 1: Giới thiệu bài hát:
Là bước tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh để các em chú ý và cuốn hút
vào bài hát, tên bài là gì, nội dung ra sao, tác giả là ai, xuất xứ bài hát ra
sao ... Có nhiều cách để giới thiệu
Giới thiệu bằng tranh ảnh minh họa, đặt câu hỏi gợi mở để học sinh tự
nhận xét về nội dung tranh, cách này tạo sự hứng thú, thu hút sự tìm tòi , tạo
sự hứng thú cho học sinh khi học. Đối với bài hát nhạc nước ngoài, dân ca
thì cần sử dụng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu về vị trí địa lí, tự nhiện, con
người của đất nước đó, vùng miền đó.
Ví dụ: bài hát chú “Cò lả” của Đồng Bằng Bắc Bộ thì người giáo viên sử
dụng bản đồ để chỉ vị trí địa lí vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nước ta cho các em
thấy.
Giới thiệu bằng thuyết trình : Cách này đòi hỏi người giáo viên phải dùng
từ ngữ gần gủi, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu đề cập đến nội dung bài hát để


học sinh hiểu và yêu thích ngay từ đầu. Sau khi giới thiệu xong nên cho học
sinh nhắc lại tên bài hát.
* Bước 2: Nghe hát mẫu
Là môn học có đặc thù riêng khác với các môn học khác. Nên phần hát
mẫu chiếm vị trí quan trọng, vì học sinh không thể tự hát khi gặp bài hát
mới hoặc khi các em đã thuộc với cách hát sai, thì việc sửa sai là điều rất
khó và mất thời gian.
Giáo viến có thể dùng ca Sét, băng hát mẫu nhưng tốt nhất giáo viên nên
tự hát mẫu. Cách này đòi hỏi người giáo viên phải hát thật chuẩn xác giai
điệu lẫn lời ca thể hiện đúng tính chất bài hát.
Khi hát mẫu giáo viên nên kết hợp đàn giai điệu, hát mẫu nhiều lần, sau
mỗi lần hát mẫu nên cho học sinh trả lời với nhiều câu hỏi khác nhau giữa
các lần hát mẫu như nội dung bài hát nói đến gì, bài hát có tiết tấu vui hay

buồn,...
*Bước 3 : Đọc lời ca.
Lời ca và giai điệu là một khối thống nhất không thể tách rời, đọc lời ca
giúp học sinh dễ thuộc lời, đọc đúng tiết tấu, thì khi dạy hát từng câu những
chỗ ngắtt nhịp, lấy hơi được dễ dàng ... Trước khi đọc cần phải chia bài hát
thành từng câu, phải giải thích từ khó trong bài để học sinh hiểu ý nghĩa của
từ đó và nâng cao vốn từ vựng cho học sinh. Ngoài ra đọc lời ca còn nhằm
kiểm tra, phát triển kĩ năng tập đọc của trẻ, giúp học sinh hiểu nội dung bài
hát tạo sự tự tin và thể hiện đúng tình cảm bài hát. Ví dụ : Từ « phủ » trong
bài “Cò lả” đó là đơn vị hành chính thời xưa dùng, phủ lớn hơn huyện nhưng
nằm trong một tỉnh.
* Bước 4 : Khởi động giọng (luyện thanh )
Có tác dụng khởi động giọng và luyện tai nghe, giúp học sinh hát dễ dàng
hơn, âm thanh không bị chênh vênh so với nhạc cụ, giúp giáo viên nắm được
tầm cử giọng của học sinh để dịch chuyển giọng phù hợp với từng bài. Khi
luyện thanh giáo viên nên dùng nhạc cụ để âm thanh vang lên ổn định và
chính xác, luyện thanh bằng nhiều mẫu âm khác nhau như : A, O, U, I ....
Tạo sự hứng thú giúp học sinh phát âm trôi chảy khi hát . Luyện Thanh
không cần nhiều thời gian , tránh gây mệt mõi cho học sinh.
* Bước 5 : Dạy hát từng câu :
Trước hết giáo viên phải chia bài hát thành từng câu ngắn để khi dạy cho
học sinh dễ thuộc. Việc phân chia câu giúp học sinh hát rõ ràng, không bị
đuối hơi, lấy hơi tốt thì học sinh điều hòa được giọng hát của mình.
Mỗi câu giáo viên hát mẫu hai đến ba lần , những câu dễ thì cho học sinh
hát ít tránh gây việc nhàm chán. Đối với những câu khó thì giáo viên nên hát
chậm, hát nhiều lần cho học sinh nghe sau đó gọi học sinh khá hát trước.


Hướng dẫn học sinh cách lấy hơi, giữ hơi, phát âm rõ lời, gọn tiếng, ngân
đúng phách. Ví dụ : Bài hát “Bạn ơi lắng nghe ” cuối mỗi câu cần ngắt gọn

tiếng, Bài hát “Trên ngựa ta phi nhanh ” trong câu “Trên đường gập ghềnh
ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh” , ba tiếng gạch chân ở trên hát luyến
xuống. Trong khi dạy hát từng câu nên luyện tập theo cá nhân, nhóm, tổ để
giáo viên nghe và sử sai ngay. Những câu học sinh hát sai giáo viên nên hát
lại. Khi hát nối câu trước với câu sau học sinh thường mắc nhược điểm là
ngân không đủ phách nên vào câu hát sau bị sai nhịp vì thế khi dạy giáo viên
cần tập chính xác ngay từ đầu các câu hát đó bằng cách đếm phách các tiếng
một, hai hoặc hai, ba, bố, năm. ví dụ bài “Bạn ơi lắng nghe ” «Em yêu hòa
bình » câu hát Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm, dòng nước êm trôi
lắng đọng phù sa. Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa giữa đám mây
vàng có đàn cò trắng bay xa.
* Bước 6 : Hát cả bài :
Là bước hoàn chỉnh bài hát, giáo viên nên hát lại hoặc đệm giai điệu 1 lần
cho học sinh tự nhẩn và kiểm tra lại những câu trong bài hát vừa tập. Phải
thường xuyên nhắc nhở các em thể hiện đúng tính chất và tình cảm của bài
hát.
* Bước 7 : Trình bày bài hát :
Lên lớp 4 đòi hỏi ở một mức độ cao hơn ngoài hát kết hợp gõ đệm theo
phách, theo nhịp, theo tiết tấu như ở các lớp 1, 2, 3 thì còn hát kết hợp gõ
đệm với 2 âm sắc, bài hát cúng được trình bày với nhiều hình thức phong
phú và đa dạng như hát lĩnh xướng, nối tiếp, đối đáp, đồng ca,...Những phải
vận dụng phù hợp với từng bài ví dụ bài “Em yêu hòa bình ” nên gõ đệm
theo nhịp. bài “Bạn ơi lắng nghe ”gõ đệm theo phách, bài “Chú voi con ở
Bản Đôn ”gõ đệm với 2 âm sắc, hát lĩnh xướng đồng ca bài “Bàn tay mẹ. ”.
Ngoài ra hát cần kết hợp vận động phụ họa những học sinh lớp 4 đã có
những kiến thức cơ bản về múa 1 bài hát ở những lớp dưới vì thể các em đã
có sự sáng tạo nhất định nên khi tới phần này giáo viên chỉ là người hướng
dẫn và sau đó cho các em tự thảo luận nhóm và cuối cùng đại diện nhóm
trình bày. Với phương pháp này thì phát huy được rất cao sự sáng tạo của
cac em và tạo sự hứng thú cho học sinh và sự phong phú cho từng bài hát.

* Bước 8 : Củng cố và kiểm tra.
Là bước để học sinh tự thể hiện mình, giáo viên đánh giá sự cảm thụ của
các em về bài hát vừa học. Có nhiều cách để phát huy tính tích cực của học
sinh như nghe giai điệu, tiết tấu đoán tên bài hát. cho học sinh nêu lại nội
dung và tính chất bài hát và sau khi dạy xong 1 bài hát thì giáo viên nên cho
học sinh tự rút ra bài học giáo dục ví dụ bài “Bạn ơi lắng nghe ” Bàn tay
mẹ thì giáo dục các em biết yêu thương , kính trọng mẹ vì mẹ là người yêu
thương và lo lắng cho ta nhất. Bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” giáo dục


các em thiếu nhi có tình thương thân ái với tất cả mọi người trên thế giới
không kể màu da, sắc tộc.
2. Phương pháp dạy bài Tập đọc nhạc:
Cũng như phương pháp dạy hát, dạy bài Tập đọc nhạc cũng đòi hỏi người
giáo viên tuân thủ đúng quy trình. Đặc biệt ở lớp 4 đây là phân môn hoàn
toàn mới và xa lạ với các em. Nên việc hình thành phương pháp cho các em
làm quen là rất quan trọng vì nó làm nền tảng cho các em sau này bước lên
học những lớp cao hơn. Ở lớp 4 các em chưa thực sự nhớ vị trí các tên nốt,
hình nốt trên khuông nhạc nên việc dạy 1 bài Tập đọc nhạc gặp rất nhiều
khó khăn. Việc đọc không đúng dẫn đến sự chán nản và không tập trung của
các em. Trước đây đã tồn tại hai khuynh hướng dạy Tập đọc nhạc, một cho
rằng cần dạy cách xướng âm như ở các trường chuyên nghiệp tức là học sinh
phải tự đọc đúng cao độ và trường độ, thứ 2 một số giáo viên cho rằng đây là
phân môn quá khó nên phải dạy theo lối truyền khẩu tức là giáo viên hát tên
nốt nhạc và cho học sinh đọc theo. Cả hai khuynh hướng này đều không phù
hợp với mục tiêu và cách dạy Tập đọc nhạc ở tiểu học đặc biệt là ở lớp 4
phân môn quá mới. Khuynh hướng 1 thì quá khó, khuynh hướng 2 thì quá
thụ động không phát huy được tính tích cực của học sinh. Vì vậy để dạy tốt
phân môn này giáo viên cấn kết hợp việc sử dụng nhạc cụ và hướng dẫn học
sinh luyện tập tiết tấu , luyện tập cao độ đẻ các em biết đọc nhạc , ghép lời

kết hợp gõ đệm. Việc luyện tập tiết tấu và cao độ là rất cần thiết thực tế một
số giao viên khi dạy bỏ qua 2 bước này vì thế khi đọc bài các em thường đọc
sai cao độ và không vững tiết tấu. Để dạy phân môn này đạt hiệu quả cao
nhất thì đầu tiên giáo viên cần phải tuân thủ phương pháp đi đúng quy trình.
* Bước 1 : Giới thiệu bài Tập đọc nhạc.
Cho học sinh biết sơ lược về bản nhạc, tác giả, nội dung bài Tập đọc nhạc.
Ví dụ bài Tập đọc nhhạc số 6 " Múa vui" Nhạc và lời Lưu Hữu Phước trích
trong bài hát Múa vui, bài gồm 2 khuông nhạc, mỗi khuông nhạc gồm 4 ô
nhịp, bài được viết ở nhịp 2/4.
* Bước 2 : Nói tên nốt nhạc.
Là bước phát huy tính tích cực của học sinh,trước khi đọc bài Tập đọc
nhạc cần cho học sinh phân biệt rõ sự khác nhau giữa nói tên nốt và đọc
nốt nhạc (nói tên nốt là gồm nói tên nốt (cao độ ) và (trường độ ) như Mi
móc đơn, son đen, la trắng,... cvòn đọc nhạc là thể hiện đúng cao độ và
trường độ (giống như hát), diễn tả được giai điệu của bản nhạc.
* Bước 3 : Luyện tập tiết tấu.
Là bước luyện khả năng nghe, ghi nhớ và tái hiện tiết tấu, giúp học sinh
nắm chắc về tiết tấu, nhịp điệu của từng bài.
* Bước 4 : Luyện tập cao độ.


Bước luyện khả năng ghi nhớ tên nốt trên khuông nhạc vừa có tác dụng
thay thế cho việc luyện thanh. Giaó viên nên viết các nốt có trong bài Tập
đọc nhạc và luyện tập theo chiều từ thấp đến cao và ngược lại và luyện
tập các quãng ví dụ bài Tập đọc nhạc số 2 "Nắng vàng " có các tên nốt
Đồ, rê, mi, son, bài Tập đọc nhạc số 5 , số 8 có các tên nốt Đồ, rê, mi, son
,la.
* Bước 5 : Tập đọc từng câu
Là bước giúp học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thể hiện giai điệu từng câu
nhạc, đây là những chuỗi âm thanh ngắn, một câu có thể chia thành 2

chuỗi âm, giáo viên đàn các chuỗi âm, mỗi chuỗi âm từ 2 đến 3 lần sau đó
cho học sinh nghe và đọc. Đây là bước quan trọng, giáo viên cần hướng
dẫn kĩ và sửa sai từng câu cho các em.
* Bước 6 : Đọc hoàn chỉnh bài.
Là bước liên kết các câu thành bài Tập đọc nhạc Cho học sinh vừa đọc nhạc
hòa với tiếng đàn kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, bước này nên cho học sinh
thực hiện nhiều.
* Bước 7 : Ghép lời ca
Phối hợp giữa giai điệu và ca từ, bước này nên phân tổ, nhóm luyện tập.
* Bước 8 : Củng cố- kiểm tra
Là bước tổng hợp 7 bước trên. Đây là phần kiểm tra lại kiến thức và kĩ
năng của các em sau khi học xong bài Tập đọc nhạc.
Ngoài phương pháp tuân thủ quy trình dạy Tập đọc nhạc thì giáo viên cần
kết hợp nhiều phương pháp khác như
3. phương pháp trò chơi :
Đây là phương pháp giúp học sinh vừa học vừa chơi. Ở mỗi bài Tập đọc
nhạc giáo viên cần chuẩn bị các nốt nhạc có trong bài đó chia lớp thành các
tổ tương ứng với số nốt nhạc có trong bài đó cho đại diện các tổ thi nhau gắn
các nốt nhạc, vị trí nốt nhạc, tên hình nốt nhạc tạo hứng thú thi đua học tập
của các em.
4. Phương pháp ghi chép nhạc :
Đây là phương pháp giúp các em nắm chắc vị trí các nốt nhạc trên khuông
cũng như nhớ các hình nốt, kí hiệu âm nhạc đã học. Khi đọc bài Tập đọc
nhạc nó mang nhiều tính chất trìu tượng vì nó phụ thuộc vào áti nghe của
từng em. Còn khi ghi chép nhạc thì mang tính cụ thể. Ở lớp 4 hình thành cho
các em cách viết, nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cách thực
hiện ghi chép và trình bày ....Việc viết nốt nhạc, hình nốt các dấu luyến, dấu
quay lại,...Sau khi hướng dẫn ở lớp giáo viên giao bài tập về nhà cho các em
bằng cách khi học xong mỗi bài thì yêu cầu các em chép lại bài Tập đọc
nhạc vào vở và đọc lại bài nhiều lần. Giáo viên phải là người thường xuyên

nhắc nhở, kiểm tra và sửa sai ở những tiết học tiếp theo. Kịp thời động viên,


khích lệ học sinh để tạo niềm vui, niềm u thích khi học. Qua cách ghi chép
này giúp cho các em đọc bài Tập đọc nhạc tốt hơn.
III.KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Sau khi áp dụng giảng dạy âm hạc với các phương pháp trên tơi thấy rằng
kết quả học tập đã được nâng cao rõ rệt cụ thể như sau :
* Kết quả khi chưa áp dụng :
Lớp
Số
học Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa
hồn
+
sinh
(A )
(A)
thành (B)
4A
35
2hs = 5,7%
32hs= 91,4%
1hs= 2,9%
4B
33
2hs= 6,1%
30hs= 90,9 %
1hs= 3%

* Kết quả khi áp dụng các phương pháp vào giảng dạy :
Lớp
4A
4B

Số
học Hồn thành tốt
sinh
(A+)
35
7hs =20%
33
5hs=15,2%

Hồn thành
(A)
28hs= 80%
28hs= 84,8

Chưa
hồn
thành (B)
0
0

Ngồi kết quả khả quan trên, trong thực tế các em đã u thích bộ mơn
này hơn. Các em thích học hát, thích đọc nhạc hơn do đó kỹ năng hát của
các em cũng được nâng lên. Phong trào văn hóa văn nghệ trong và ngồi nhà
trường cũng sơi nổi và có chất lượng
hơn.

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả góp phần hình thành ở học sinh một tâm
hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao
sáng tạo, tình cảm và sự nhanh nhẹn. Hình thành những phương pháp phù
hợp cho học sinh lớp 4 ngay từ đầu
chính là bước đầu phát huy những tiềm ẩn của các em về khả năng âm nhạc.
Trên đây là một số phương pháp tơi đã áp dụng có hiệu quả trong q trình
giảng dạy
mơn Âm nhạc lớp 4.Tuy nhiên sẽ còn nhiều thiếu sót mong các cấp lãnh đạo
cùng các đồng nghiệp có những ý kiến đóng góp để sáng kiến của tơi đạt
hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn.
Khánh Bình Đơng, ngày 15 tháng 10 năm
2010


Người Viết

Đặng Thị Lân



×