Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Đề tài : SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GIÚP HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG
CÂU ĐÚNG NGỮ PHÁP
Tác giả: Đinh Thị Hòa Bình
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề
Từ ngàn xưa, để răn dạy con cháu, ông cha ta có câu: “ Học ăn, học nói, học
gói, học mở”. Thật vậy: “ Học nói” chính là một việc rất cơ bản mà con người cần phải
được giáo dục ngay từ lúc mới bi bô biết gọi mẹ, nó theo chân ta đến suốt cả cuộc đời.
Vậy phải nói thế nào cho đúng, cho người nghe, người đọc hiểu rõ ý của mình là cả
một vấn đề mà mọi người chúng ta phải học tập. Việc này cần phải được rèn luyện
ngay từ khi mới bước vào bậc Tiểu học.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Môn học
này giúp học sinh biết đọc thông, viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và
có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn
Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Chính vì
vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường, đặc biệt là dạy về câu luôn được chú
trọng. Một trong những công tác mũi nhọn quan trọng trong nhà trường là phát hiện và
bồi dưỡng những mầm non năng khiếu đã và đang được các cấp quan tâm. Bên cạnh
việc đọc thông viết thạo, học tốt về câu, sử dụng câu chính xác sẽ bồi dưỡng cho các
em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và
bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa
Trong chương trình bậc Tiểu học, kiến thức về câu thường được bố trí rất
khiêm tốn, phần lớn là lồng ghép khi dạy nội dung các tiết ở các phân môn trong bộ
môn Tiếng Việt. Chính vì vậy, việc giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi lớp 5
hiểu rõ về câu, viết và sử dụng câu đúng về ngữ pháp, hay về nội dung là một vấn đề
rất khó khăn.
1.2. Đối với học sinh
- Hầu hết các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của câu nên
chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho các kiến thức này.
- Nhiều học sinh chưa nắm rõ về từ, câu …từ đó dẫn đến việc nhận diện, phân
loại, xác định hướng làm bài lệch lạc hoặc các em đã hiểu đề bài nhưng chưa biết cách
làm bài như thế nào.
- Học sinh chưa có thói quen phân tích các dữ kiện của đề bài một cách thấu
đáo. Vì vậy khi làm bài hay bỏ sót, làm sai hoặc làm không hết yêu cầu của đề bài.
- Nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy,chính xác nhưng
khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
1
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yêú kém, thiếu chắc
chắn.
1.3 Đối với giáo viên
Giáo viên là một trong ba nhân tố cần được xem xét trong quá trình dạy học,
là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy học. Khi nghiên cứu về đề tài
này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:
- Câu và hiểu biết sâu sắc về câu không phải là một mảng kiến thức đơn giản
nếu như giáo viên chưa tìm hiểu kĩ lưỡng về nó. Chính vì vậy, một số giáo viên còn
lúng túng và ngại bởi việc vận dụng linh hoạt các hiểu biết về câu trong mọi trường
hợp không phải là điều dễ dàng.
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến thức
dạy cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sách hướng dẫn vì thế cũng
không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Vì điều kiện, khả năng nghiên cứu có
hạn nên tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua đề tài:
Phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, ít tìm tòi
phương pháp gây hứng thú cho các em trong giờ học. Điều này có ảnh hưởng không
tốt đến cách học và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Thực tế trong trường tôi công tác, phần lớn giáo viên đều không ngừng tìm
tòi, suy nghĩ, tích cực nâng cao kiến thức của mình để dạy cho học sinh, đặc biệt là
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt nhưng kết quả giảng dạy còn bộc lộ
không ít hạn chế.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
2.1 Ý nghĩa
Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ
Việt Nam được thể hiện trong lời nói, trong các văn cảnh cụ thể. Đề tài còn có ý nghĩa
tích cực hơn khi giúp học sinh hiểu rõ cái hay, cái đẹp trong các văn bản (nói và viết)
bằng Tiếng Việt và điều đặc biệt hơn cả là học sinh sẽ có một vốn kiến thức hết sức
sâu sắc, chính xác về câu và vận dụng các kiến thức này một cách linh hoạt trong học
tập và trong cuộc sống hàng ngày.
2.2 Tác dụng của giải pháp mới
Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm vững chắc các kiến thức về câu, không nhầm
lẫn các bộ phận trong câu. Phân tích đúng các bộ phận chính và phụ trong câu. Các em
sẽ biết bộ phận nào trong câu bị khuyết, bị sai, cách sửa chúng như thế nào và một
điều rất cơ bản là giúp học sinh sử dụng câu thành thạo, hiểu về câu sâu sắc để các em
có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt trong học tập và trong đời sống xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học Mỹ An, chủ yếu trong nội dung
chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 và đặc biệt là những kiến thức nâng cao của môn
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
2
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh giỏi lớp 5 cái nhìn sâu sắc về câu, cách sử
dụng câu thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác trong mọi hoàn cảnh.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
Từ thuở nằm nôi, các em đã được tắm mát tâm hồn trong tiếng hát ru của mẹ,
của bà. Lớn lên chút nữa, tâm hồn các em được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện cổ
tích kì thú. Tất cả những yếu tố trên là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, rèn
luyện các em trở thành người có nhân cách, có bản sắc dân tộc, góp phần hình thành
con người mới.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều
tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước mắt các em.
Kho tàng văn minh của nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất. Quá
trình giáo dục được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các môn học.
Trong quá trình phát triển của trẻ, giao tiếp là một điều không thể không xảy
ra. Trẻ giao tiếp với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè. Trẻ thể hiện những suy nghĩ, kiến
thức của mình bằng việc nói hoặc viết. Chính vì vậy, việc nhận biết và sử dụng câu
đúng ngữ pháp là hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp các em thể hiện đúng, đầy đủ
và hay ý tưởng của mình. Nó còn làm cho người đọc, người nghe hiểu được điều các
em muốn thông báo. Nó còn giúp cho suy nghĩ của trẻ ngày càng sâu sắc và có hệ
thống. Câu là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện kiến
thức một cách có hệ thống cho học sinh. Chính vì vậy, việc giúp học sinh nhận biết và
sử dụng câu đúng ngữ pháp là một vấn đề hết sức quan trọng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong nhiều năm qua, việc giúp HS giỏi hiểu sâu sắc về câu, sử dụng câu thành
thạo, đúng ngữ pháp là một vấn đề không đơn giản. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã gặp
không ít khó khăn. Việc hướng dẫn cho HS hiểu được về câu trong chương trình mang
tính chất máy móc, không mở rộng cho các em nắm sâu kiến thức của bài. Về phía HS,
các em chỉ biết làm bài tập mà không hiểu tại sao phải làm như vậy, học sinh không có
hứng thú trong việc giải quyết các kiến thức. Do vậy, việc hướng dẫn HS giỏi lớp 5
nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là một vấn đề trăn trở cho các giáo viên và
ngay cả bản thân tôi.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, thông qua việc học tập và giảng
dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng
dẫn HS giỏi lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp nhằm tìm ra được phương
pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất cho quá trình giảng dạy.
2. Các biện pháp và thời gian tiến hành
2.1. Các biện pháp tiến hành
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
3
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Trong khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từ
nghiên cứu thực trạng trên lớp mình dạy học đến việc tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cách
giảng dạy tốt nhất. Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận. (đọc tài liệu)
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phân tích, thực hành.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài
- Tôi đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế bắt đầu từ tháng 9 năm 2008
- Dạy thực nghiệm trên lớp từ năm 2009.
- Viết bản nháp cho đề tài từ tháng 2 năm 2011.
- Hoàn thành đề tài vào cuối tháng 3 năm 2012.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
4
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
Đề tài nhằm giúp cho giáo viên và học sinh Giỏi lớp 5 nhận biết, hiểu về câu
một cách cơ bản nhất, sâu sắc nhất, các em biết phân tích được các bộ phận trong câu
một cách chính xác, rõ ràng. Học sinh biết câu mình đang cần tìm hiểu hoặc sử dụng
đúng hay sai. Nếu sai thì sai ở điểm nào, cách sửa những chỗ bị sai như thế nào cho
phù hợp. Đề tài còn giúp cho học sinh nhận ra sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó
giúp học sinh thêm yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1.Tính mới của đề tài
1.1 Đề tài này mới ở các điểm sau:
- Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu dựa vào mối quan hệ ý nghĩa giữa
chủ ngữ, vị ngữ và dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ.
- Hướng dẫn học sinh tránh sự nhầm lẫn của cụm danh từ với chủ ngữ, vị ngữ
trong câu.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt được định ngữ đứng sau cụm danh từ làm chủ
ngữ với bộ phận vị ngữ của câu.
- Cách phân tích câu sai dựa trên bảng so sánh để các em nhận rõ câu sai ở dạng
nào, cách sửa ra sao dựa trên một mô hình chung ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất thông
qua các ví dụ cụ thể.
- Cách luyện viết câu đúng dựa trên hai kiểu phân tích trái ngược nhau:
+ Rút gọn câu văn để tìm nòng cốt câu.
+ Thêm các bộ phận phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) để mở rộng nòng cốt
câu.
1.2 Nội dung của đề tài được thể hiện cụ thể như sau:
- Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai.
- Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng.
1.3 Cách tiến hành
Với đặc trưng của môn Tiếng Việt, khi dạy về câu, để giúp các em nắm chắc
kiến thức và sử dụng nhuần nhuyễn chúng. Tôi đã nghiên cứu và rút ra được nhiều
kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp. Trước hết, tôi yêu cầu học sinh làm theo
các bước sau:
1. Đọc thật kĩ đề bài.
2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài, phân tích mối quan hệ giữa cái đã cho và yếu
tố phải tìm.
3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
4. Kiểm tra đánh giá.
5. Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
5
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
1.4 Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng
ngữ pháp
Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
bằng các kiểu hình thức và kĩ năng khi học sinh học về câu được rèn luyện thông qua
lí thuyết và bài tập thực hành nhằm giúp học sinh hiểu rõ thế nào là câu đúng, thế nào
là câu sai và cách sửa câu sai thành câu đúng.
1.4.1 Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp
* Định nghĩa về câu:
Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ có kèm theo thái độ của người
nói (nguời viết) được cấu tạo theo những quy tắc nhất định, có tính tự lập và mang ngữ
điệu kết thúc.
- Xét về mặt tôn ti trật tự, câu là đơn vị ngữ pháp trên từ, cụm từ và dưới đoạn
văn.
- Xét về mặt hình thức, câu có cấu tạo thông thường là một kết cấu chủ –vị (ví
dụ: Trăng đã lên cao.) nhưng cũng có thể do nhiều kết cấu chủ –vị hợp thành (ví dụ:
nước chảy, hoa trôi). Đặc biệt đôi khi câu chỉ được cấu tạo bằng một từ hoặc một cụm
từ.
Trong lời nói, câu gắn liền với một ngữ điệu nhất định. Ranh giới câu là ranh
giới giữa các ngữ điệu kết thúc. Trong chữ viết, ngữ điệu kết thúc ấy được thể hiện
bằng dấu chấm ở cuối câu.
- Xét về mặt chức năng ngữ nghĩa, câu chứa đựng một nội dung thông báo. Nhờ
ngữ cảnh mà nghĩa của câu được lĩnh hội chính xác, đầy đủ.
Khi dạy về câu, tôi thưòng hướng dẫn các em cách viết (nói ) câu dựa trên hai
yếu tố cơ bản sau:
*Nội dung câu phải có nghĩa
Ví dụ: Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh trước gió.
Ngược lại, câu không có nghĩa không được người Việt Nam chấp nhận
Ví dụ: Quả đất, mặt trời chung quanh quay.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Có một số câu đứng một mình thì không
có nghĩa nhưng nếu đứng ở trong tập hợp và hoàn cảnh nhất định, câu vô nghĩa lại có
thể trở thành có nghĩa.
Ví dụ: Hoạ chăng có người nhà ông chết nhầm thì có. (Rút trong: “Truyện vui
lao động”)
* Câu phải đảm bảo yêu cầu thông tin.
Câu phải có thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng. Không thiếu và không
thừa, không mơ hồ hoặc không cho phép hiểu thế nào cũng được.
Ví dụ: Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. (Đảm bảo yêu cầu thông tin)
Ví dụ: Anh tôi là cán bộ, là người công tác ở cơ quan nhà nước, làm việc ở
công sở. (Câu này sai vì thông tin trùng lặp).
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
6
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
- Đứng về mặt ý nghĩa giữa các từ, các bộ phận trong câu không được mâu thuẫn mà
phải thống nhất với nhau. Ý của toàn câu cũng phải thống nhất với ý của đoạn văn,
đảm bảo sự phát triển liền mạch, liền ý của đoạn văn và văn bản.
* Cấu trúc cú pháp của câu phải phù hợp với quy tắc tạo câu của Tiếng
Việt.
Muốn có một câu, ít nhất phải đảm bảo sự hiện diện của một cấu trúc nòng cốt.
Trong đều kiện bình thường, kết cấu đó thường là một kết cấu chủ-vị.
Trong khi dạy học, tôi luôn nhấn mạnh cho các em rằng: Chủ ngữ và vị ngữ là
hai thanh phần chính của câu. Chủ ngữ nêu sự vật nói đến trong câu; vị ngữ chỉ hoạt
động hoặc trạng thái, tính chất, vị trí, để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được
nêu ở chủ ngữ.
Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Có câu chỉ có một chủ ngữ, một
vị ngữ. Cũng có câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.
Ngoài hai thành phần chính, câu còn có một thành phần phụ thường đứng ở đầu
câu, bổ sung ý nghĩa về tình huống câu gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ có thể chỉ thời
gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân ….
Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể có thành phần phụ. Những
từ ngữ nêu ra chi tiết, ý cụ thể thêm cho sự vật được nêu ở danh từ trong câu, gọi là
định ngữ. Danh từ có thể có định ngữ ở trước hoặc sau. Còn những từ ngữ nêu chi tiết,
ý cụ thể thêm cho hành động, trạng thái, tính chất của động từ và tính từ trong câu gọi
là bổ ngữ. Có những bổ ngữ đứng sau động từ, tính từ.
Để giúp học sinh nắm vững phần này, tôi thường cho các em nắm vững lí
thuyết sau đó vận dụng làm bài tập với các dạng sau:
- Yêu cầu chỉ ra các thành phần câu (chủ ngữ và vị ngữ)
- Yêu cầu kết hợp các thành phần câu, thêm các thành phần câu.
- Yêu cầu viết câu theo mẫu cấu tạo có thành phần câu đã cho trước.
Trong các dạng bài tập trên, tôi đặc biệt nhấn mạnh dạng bài tập thứ nhất. Yêu
cầu chỉ ra các thành phần câu (chủ ngữ và vị ngữ)).
Trước hết, muốn xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu, tôi cho học sinh
hiểu:
Chủ ngữ, vị ngữ gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ – vị. Trong mối quan hệ
này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về
đối tượng ấy.
Chủ ngữ trả lời câu hỏi: “ai”, “cái gì” , “con gì”,…
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: “làm gì ”,“ Như thế nào”, “ ra sao”…
Ngoài quan hệ ngữ pháp,tôi còn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về quan hệ ý
nghĩa giữa chủ ngữ, vị ngữ như:
+ Chủ ngữ gọi tên sự vật (người, vật, sự việc ) còn vị ngữ miêu tả hoạt động của
sự việc đó.
+ Chủ ngữ nêu sự vật, vị ngữ miêu tả trạng thái của sự vật đó.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
7
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
+ Chủ ngữ nêu một đối tượng, vị ngữ nêu biểu hiện điều nhận định đó.
Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào giúp học sinh xác định được điểm
kết thúc của chủ ngữ và điểm bắt đầu của vị ngữ. Từ những vấn đề trên tôi giúp học
sinh đi sâu vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Tôi đưa ra một ví dụ:
Em hãy xác định ranh giới chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
“Tiếng suối chảy róc rách.”
Học sinh lớp tôi đã vận dụng lí thuyết bài học và cuối cùng đưa ra 2 trường hợp
khác nhau:
+ Một số học sinh cho rằng:
“Tiếng suối // chảy róc rách.” (1)
CN VN
+ Một số khác cho rằng:
“Tiếng suối chảy //róc rách.” (2)
CN VN
Từ hai ý kiến trên của học sinh, tôi đã hướng dẫn tìm ra cách xác định nào là
đúng. Trước hết, tôi yêu cầu học sinh dựa vào quan hệ lô gíc giữa chủ ngữ, vị ngữ ta
thấy rằng: “Tiếng suối ” là âm thanh. Bởi thế nên âm thanh có “chảy” được không?
(Học sinh trả lời: “âm thanh ” không chảy được.)
Giáo viên: Vậy “tiếng suối ” chảy được không?
( Học sinh: “Tiếng suối”thì không chảy được.)
Từ đó giúp học sinh thấy được cách hiểu, cách làm (1) của học sinh là không
hợp lí. Còn cách hiểu, cách làm (2) ta xác định: “Tiếng suối chảy” là chủ ngữ và “ róc
rách” là vị ngữ đó là cách hiểu hợp lí, phù hợp về quan hệ lô gíc, quan hệ ý nghĩa giữa
chủ ngữ, vị ngữ ở trong câu.
Sau đó tôi tiếp tục đưa ra ví dụ 2 trong câu sau:
“Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.”
Lần này vẫn có hai trường hợp mà học sinh đưa ra:
-“Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.” (1)
CN VN
- “Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi chào khán giả.” (2)
CN VN
Từ cách hiểu của học sinh như trên, tôi phải tiếp tục hướng dẫn cho học sinh
dựa vào đặc trưng về cấu tạo của cụm danh từ. Ta nhận thấy tổ hợp những con voi bao
giờ cũng phải có định ngữ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh
từ trung tâm (ở đây “con voi” là danh từ trung tâm ) còn cụm từ: “về đích trước tiên”
trả lời cho câu hỏi: những con voi nào? có như thế ta được cụm từ hoàn chỉnh, cụ thể
hoá (Những con voi về đích trước tiên) chứ không phải ( những con voi về đích cuối
cùng hay về thứ hai, thứ ba nào đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm
bộ phận chủ ngữ của câu. Như vậy, cách làm (2) mới đúng.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
8
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Đồng thời giáo viên giúp học sinh hiểu được chủ đích thông báo trong từng
câu văn cụ thể để xác định một cách đúng nhất. Kiểu cấu tạo như đã nói trên của cụm
danh từ Tiếng Việt cũng xuất hiện khá nhiều trong thực tiễn ngôn ngữ.
Ví dụ. Chủ ngữ có thể là các cụm từ sau:
+ Những học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng
+ Những ngôi nhà mới được xây dựng
+ Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh
+ Những ngả đường bát ngát
Trong quá trình phân tích và tìm hiểu các ví dụ trên, tôi nhận thấy rằng phần
đông học sinh đã nhầm bộ phận “định ngữ sau” của các cụm danh từ trên là vị ngữ
của câu. Bởi vì các em nhận thấy: Về hình thức và nội dung thì các định ngữ: “đạt kết
quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng”, “mới được xây dựng”, “bát ngát”, “trong
suốt như thuỷ tinh”…có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu. Vì vị ngữ đứng sau
danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ hoạt
động hoặc đặc điểm ,trạng thái,…của sự vật nêu lên trong danh từ làm chủ ngữ.
Từ những thực trạng phổ biến của học sinh như vậy, tôi đã phân tích rõ hơn
để học sinh nắm được:
Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận “định ngữ sau ”và vị ngữ có những nét giống
nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, về chức năng và tác
dụng. Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ (có thể khuyết
– tuy nhiên ở một số trường hợp nếu không có định ngữ câu văn sẽ thiếu thông tin)
còn vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu (là thành phần không thể thiếu
trong câu ).
Định ngữ còn có nhiệm vụ hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm
còn vị ngữ nêu nội dung thông báo do chủ ngữ biểu thị.
Vì vậy, trong các ví dụ trên, các từ ngữ: “ đạt kết quả trong kì thi tốt nghiệp
tiểu học”, “mới được xây dựng”, “ bát ngát”, “trong suốt như thuỷ tinh”,…chỉ là định
ngữ đứng sau cụm danh từ và chính cả cụm danh từ đó mới được coi là chủ ngữ của
câu.
Với cách giảng dạy cặn kẽ như trên nên học sinh rất dễ hiểu bài, hiểu một
cách thấu đáo về cách phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu, kết quả học tập của học
sinh tiến bộ rõ rệt.
Bên cạnh việc giúp học sinh nhận biết câu đúng tôi còn cho các em nhận ra
câu sai do những nguyên nhân gì, các lỗi nào thường gặp trong câu sai. Tôi hướng
dẫn các em tìm hiểu như sau:
1.4.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai
Câu sai là câu có cấu trúc cú pháp không phù hợp với quy tắc cấu tạo câu của
Tiếng Việt hoặc nội dung câu chưa hợp lí về mặt lô gíc và ngữ nghĩa.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
9
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy lỗi các em gặp phải khi viết câu khá
phức tạp và đa dạng. Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một số lỗi phổ biến mà các em thường
mắc phải, cần chú trọng khắc phục ngay. Các lỗi cụ thể như sau:
* Câu mới chỉ có bộ phận trạng ngữ
-Trong trường hợp này, câu mới chỉ có kết cấu giới từ hoặc cụm danh từ chỉ
thời gian, vị trí, địa điểm, phương tiện, … Thông thường, trong Tiếng Việt, các tổ hợp
này thường đóng vai trò trạng ngữ, không thể gánh chức năng cấu trúc cơ bản của câu.
Bởi vậy câu vẫn chưa xác lập được cấu trúc cơ bản.
Ví dụ:
Trên nền trời sạch bóng như được giội rửa
Khi những hạt tuyết trắng muốt và lạnh buốt nhè nhẹ rơi trên lá cây
(những cụm từ này mới chỉ có trạng ngữ mà chưa có chủ ngữ, vị ngữ.)
* Câu mới chỉ có bộ phận phụ là cụm danh từ
- Có khi các em gặp những câu văn mà người viết triển khai từ thành cụm danh
từ bằng cách thêm các động từ, tính từ vào làm thành phần phụ rồi lại nhầm tưởng
chúng có thể làm vị ngữ cho danh từ trung tâm và toàn bộ kết cấu đó có thể đóng vai
trò là nòng cốt câu.
Ví dụ:
Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của nguời lao động đã đấu tranh không khoan
nhượng chống lễ giáo phong kiến lạc hậu,bảo thủ
(Trường hợp này các em nhầm tưởng danh từ hoặc cụm danh từ đóng vai trò là
một bộ phận nào đấy có thể làm chủ ngữ cho các động từ, tính từ sau đấy. Kết cục là
câu vẫn chưa có chủ ngữ. Các em phân tích nhầm: “người lao động” có thể làm chủ
ngữ trong câu.
* Câu mới chỉ có một bộ phận chính: Chủ ngữ hoặc vị ngữ
Tôi nhận thấy học sinh khi viết văn các em cũng thường hay viết câu thiếu một
trong hai bộ phận chính của câu: chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Ví dụ:
Hình ảnh người chiến sĩ mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vung roi sắt xông
vào bị bọn giặc (Câu thiếu vị ngữ ).
Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng (Câu thiếu vị ngữ ).
(trong trường hợp này các em nhầm tưởng: “trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm
cúng” là vị ngữ. )
* Câu thiếu vế
Trong Tiếng Việt, các loại câu ghép có quan hệ điều kiện –kết quả, nguyên nhân
– kết quả, nhượng bộ; tăng tiến; quan hệ đối lập, …thường thường bao giờ cũng phải
có hai vế hô ứng liên hoàn với nhau. Nếu không có ngữ cảnh trước nó cho phép thì
không thể viết câu chỉ có một trong hai vế được, nếu các em phạm khuyết điểm này sẽ
dẫn đến câu “què”, tức là câu chỉ có một vế.
Ví dụ: Tuy biển rộng mênh mông và có rất nhiều tôm cá
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
10
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
(câu còn thiếu một quan hệ từ và một vế câu. )
* Câu dùng cặp quan hệ từ không phù hợp
Trong trường hợp này các em dùng cặp quan hệ từ không phù hợp với nội dung
trong từng vế câu. Trong câu các em sử dụng cặp quan hệ từ đúng nhưng không phù
hợp với ý nghĩa trong từng vế. Điều này dẫn đến câu bị sai.
Ví dụ:
Tuy mẹ ốm nhưng mẹ đã làm việc quá sức.
Vì thời tiết xấu nên buổi chào cờ của trường không bị hoãn lại.
* Câu sai quan hệ lô gích
Trong trường hợp này các em thường viết sai do không nhất quán về mặt diễn
đạt.
Ví dụ:
Anh ấy bị hai vết thương: một vết thương ở tim, một vết thương ở Bình Định.
Bây giờ ta đi chơi hay là chăm học.
* Câu dùng các từ ngữ kết hợp chưa hợp lí
Khi học sinh viết câu, đôi khi các em chọn từ chưa hợp lí khiến cho các thành
phần trong câu không thể kết hợp được với nhau. Ở dạng này, lỗi phổ biến nhất của
các em là dùng các danh từ có nghĩa khái quát kết hợp với động từ mang nghĩa cụ thể
làm cho câu văn bị sai.
Ví dụ:
Bạn Vân đang nấu cơm nước.
Bác nông dân đang cày ruộng nương.
Mẹ cháu đi chợ búa.
Từ thực trạng trên có thể gặp một số câu sai như trên tôi đã hướng dẫn học sinh
tìm ra lỗi của câu sai và sửa câu sai thành câu đúng theo các cách sau:
1.4.3. Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng
Hiện tượng viết câu sai có rất nhiều nguyên nhân, do nhiều nhân tố chi phối.
Qua một số công trình khảo sát sơ bộ về lỗi câu của học sinh tôi nhận thấy nguyên
nhân học sinh thường viết câu sai là do:
- Do thiếu kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và kiến thức về ngữ pháp
Tiếng Việt nói riêng, đặc biệt là thiếu tri thức về câu và ngữ pháp văn bản.
- Do những hạn chế về trình độ văn hoá và tầm hiểu biết chung của các mặt
trong đời sống.
- Năng lực tư duy và sự hiểu biết về lô gích chưa cao, do đó suy nghĩ thiếu chặt
chẽ, mạch lạc, thậm chí có lúc lộn xộn, rối rắm.
-Trí nhớ của các em còn chưa tốt, dẫn đến tình trạng: “Viết sau quên trước”
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, tôi nhận thấy rằng phương pháp cụ thể để
phân tích câu sai là: Rút gọn câu để tìm ra các thành phần hạt nhân và các thành phần
ngoài nòng cốt câu, phát hiện lỗi sai rồi tìm nguyên nhân và cách chữa hợp lí. Cụ thể
như sau:
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
11
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
*Dùng bảng so sánh
Mỗi khi dạy cho học sinh, khi gặp câu bị sai yêu câù các em phân tích, tôi thường
dùng bảng so sánh để giúp các em hiểu ra vấn đề một cách rõ ràng nhất, dễ hiểu
nhất .Bảng so sánh có nội dung khái quát như sau:
Ví dụ về câu sai Lỗi trong câu sai Cách sửa
1.Trên mặt nước loang
loáng như gương
Chỉ có trạng ngữ mà chưa
có 2 bộ phận chính: chủ
ngữ và vị ngữ
Thêm vào câu hai bộ
phận chính: Chủ ngữ và vị
ngữ.
Câu được sửa lại là:Trên
mặt nước loang loáng như
gương, từng đàn thiên nga
bơi lội tung tăng.
2. Mỗi đồ vật trong căn
nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm
cúng.
- Chỉ có chủ ngữ, thiếu bộ
phận vị ngữ.
Thêm vị ngữ cho câu.
Câu được sửa lại là: Mỗi
đồ vật trong căn nhà nhỏ
bé, đơn sơ mà ấm cúng
đều in đậm bao kỉ niệm
thân thương.
3. Anh bộ đội bị hai vết
thương: một vết thương ở
cánh tay, một vết thương ở
Điện Biên Phủ.
Cách diễn đạt trong
câu chưa hợp lí, thiếu nhất
quán (trong hai vết thương
của anh bộ đội , một vết
thương trên thân thể anh,
còn vết thương kia lại ở
chiến trường.)
- Sửa lại cách diễn đạt
cho phù hợp, thống nhất.
Chẳng hạn:
- Anh bộ đội bị hai vết
thương: Một vết thương ở
cánh tay, một vết thương ở
đùi.
4. Mẹ cháu đi chợ búa. “chợ búa”là một danh
từ tổng hợp, có nghĩa khái
quát, không kết hợp được
với các động từ mang
nghĩa cụ thể ở trước.
Lược bỏ chữ cuối trong
câu văn.
Câu được sửa lại là: Mẹ
cháu đi chợ.
5.Mẹ mua cho con 3 sách,
mẹ nhé !
Từ “sách” không kết hợp
trực tiếp với từ chỉ ”số
lượng “ba”. Trước từ
“sách” thường có một
danh từ chỉ loại như:
quyển, cuốn.
Cần dùng từ kết hợp cho
phù hợp. Từ chỉ số lượng
phải kết hợp với danh từ
chỉ đơn vị như: “quyển,
cuốn”.
Câu được sửa lại là: Mẹ
mua cho con 3 quyển sách,
mẹ nhé!
6. Tuy vườn nhà em nhỏ bé Câu sai vì mới chỉ có 1 vế Thêm một vế câu và 1
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
12
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
và không có cây ăn quả câu và một quan hệ từ quan hệ từ.
Câu được sửa lại là: Tuy
vườn nhà em nhỏ bé và
không có cây ăn quả
nhưng mẹ em trồng được
rất nhiều loại rau xanh.
7. Tuy nhà rất gần trường
nhưng bạn Oanh không
bao giờ đến lớp muộn.
Dùng cặp từ chỉ quan hệ
không phù hợp với ý nghĩa
của vế câu
Thay đổi ý nghĩa của
vế câu cho phù hợp:
Câu được sửa lại là:
Tuy nhà rất xa trường
nhưng bạn Oanh không
bao giờ đến lớp muộn.
Hướng dẫn học sinh kĩ năng rèn luyện viết câu văn đúng và hay
Để rèn cho học sinh có kĩ năng viết văn tốt, sau khi cho các em phân biệt chính
xác về các bộ phận trong câu, biết các dạng lỗi về câu, tôi lại rèn cho các em cách viết
câu thành thạo bằng cách rút gọn và mở rộng câu.
Dạng 1: Rút gọn để tìm nòng cốt câu
-Tìm bộ phận cốt lõi trong câu. Tìm động từ hoặc tính từ trung tâm làm vị ngữ
của câu đó rồi nghĩ tới những câu thật đơn giản, ngắn gọn có sử dụng động từ hoặc
tính từ trung tâm đó.
- Đối chiếu sự khác biệt giữa câu đơn giản này với câu cần sửa sẽ phát hiện ra
chỗ “vênh”. Từ đó chỉ ra được lỗi và cách sửa câu đang xem xét.
Để giúp các em nắm vững bộ phận làm nòng cốt trong câu, tôi thường cho các
em làm một số bài tập về các dạng sau:
Ví dụ: Rút gọn để tìm nòng cốt trong câu sau:
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm
âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Từ ví dụ trên, tôi hướng dẫn các em phân tích: Danh từ làm chủ ngữ thì chỉ có
từ “chúng tôi”, Động từ làm vị ngữ.Trong câu có một động từ trung tâm duy nhất là từ
“đi”, còn lại đều là bộ phận phụ bổ nghĩa cho động từ “đi” này. Vậy nòng cốt câu trên
sẽ là:
Chúng tôi //đi.
CN VN
Dạng 2: Mở rộng nòng cốt câu
Sau khi hướng dẫn học sinh rút gọn để được nòng cốt câu, tôi lại cho các em
phân tích ngược lại để mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ
ngữ.
Ví dụ: Mở rộng nòng cốt câu sau: Mặt trời mọc.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
13
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Học sinh có thể thêm vào các thành phần phụ để mở rộng nòng cốt câu. Chẳng
hạn câu có thể mở rộng như sau:
Từ phía chân trời đằng đông, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ
mọc lên.
Qua các bài tập thực hành mở rộng nòng cốt câu và rút gọn câu như trên, các
em đã nắm được một cách vững vàng cách viết câu. Khi đọc, các em có thể biết đó là
câu đúng hay câu sai. Câu sai ở điểm nào, cách sửa ra sao. Từ đó kĩ năng nói và viết
câu của các em có tiến bộ rõ rệt.
Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em làm
bài có thể tốt nhưng sẽ càng tốt hơn nữa nếu các em biết cách trình bày đúng, sạch,
đẹp.
2. Khả năng áp dụng
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp cho
học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng, trải qua một thời kì ôn tập cùng thời gian áp
dụng phương pháp nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của
học sinh sau khi các em được học theo phương pháp tôi dạy.
Đề bài khảo sát
1. Các dòng sau đã thành câu chưa? Vì sao?
a. Khi những hạt tuyết trắng muốt và lạnh buốt bắt đầu rơi xuống
b. Trên bầu trời lấp lánh những vì sao ấy
c. Để cô giáo vui lòng
2. Hãy mở rộng nòng cốt câu sau:
a. Học sinh học.
b. Nam chạy.
3. Hãy rút gọn để tìm bộ phận nòng cốt trong các câu sau:
a. Đột ngột và mau lẹ,,chú ve ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của
mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.
b. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí dịu dàng toả xuống và tiếng những bạn ve ánh
ỏi.
4. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ vì nó có những ngọn núi chót vót bao
quanh.
b. Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao
quanh.
Qua quá trình khảo sát, kết quả thu được như sau: (lớp có 20 em)
Giỏi Khá Trung bình yếu
SL % SL % SL % SL %
10 50,0 9 45,0 1 5,0 / /
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
14
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Với kết quả khảo sát này cho thấy rõ các em đã có tiến bộ vượt bậc so với lúc
chưa áp dụng đề tài. Số lượng học sinh đạt khá và giỏi tăng rõ rệt.
2.1. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng
Không chỉ dừng lại phạm vi nghiên cứu trong lớp 5 mình đang dạy năm học
2008-2009 Tôi sử dụng ngay bài khảo sát trên để khảo sát lớp Bồi dưỡng học sinh giỏi
lớp 5 năm học 2009-2010 vào đầu năm. Kết quả như sau: (Lớp có 20 em)
Giỏi Khá Trung bình yếu
SL % SL % SL % SL %
5 25,0 7 35,0 5 25,0 3 15,0
Điều này chứng tỏ phương pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng câu đúng
rất quan trọng. Nó góp phần quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh.
Cùng với việc nghiên cứu của mình, tôi hướng dẫn cho các em học theo phương pháp
mới mà mình đang nghiên cứu nhưng tôi sử dụng mềm dẻo và linh hoạt hơn ( do đã
rút kinh nghiệm từ những năm học trước.) Sau một thời gian giảng dạy, tôi khảo sát lại
chất lượng lớp BD5 năm học 2010-2011, với một đề bài tương tự. Kết quả thu được
rất khả quan:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
13 65,0 7 35,0 / /
Với kết quả thu được ở việc dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng, tôi càng vững
vàng tin tưởng vào việc vận dụng phương pháp cho học sinh nhận biết và sử dụng câu
đúng và việc học của các em ngày càng có hiệu quả hơn.
2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có
Khi giảng dạy, trong thực tế, nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có thể
vận dụng linh hoạt để phân tích một cách sâu sắc, rõ ràng tất cả các vấn đề về câu
trong Tiếng Việt. Đề tài có thể giúp học sinh phân tích chủ ngữ, vị ngữ một cách chính
xác nhất mà không hề bị nhầm lẫn với các bộ phận phụ khác trong câu. Các em có thể
vận dụng kiến thức đã học về câu để viết những câu văn đúng về mặt nội dung, hoàn
chỉnh về mặt ngữ pháp. Tránh được hiện tượng viết “câu què, câu cụt” hoặc những câu
quá rườm rà. Học sinh tích cực học tập, học một cách tự giác, làm bài nhanh, tiết kiệm
được thời gian cho cả học sinh và giáo viên. Sáng kiến này có thể vận dụng một cách
linh hoạt. Tuy nó không thay thế hoàn toàn những phương pháp cũ để tìm hiểu về câu
nhưng nó sẽ là một đòn bẩy tích cực, một điểm tựa quan trọng để học sinh có thể nắm
vững các kiến thức về câu một cách dễ dàng, sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tùy
theo tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp, của từng đối tượng học
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
15
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
sinh mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các giải pháp trên để đạt được hiệu quả cao
nhất trong quá trình giảng dạy.
2.3. Khả năng áp dụng
Qua các năm,tôi liên tục thực dạy và áp dụng đề tài này cho việc bồi dưỡng
HSG lớp 5 ở trường Tiểu học Mỹ An và đạt hiệu quả rất cao.
Đề tài này đã áp dụng một cách linh hoạt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học,
đặc biệt rất có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 để
các em tham dự các kì thi HSG cấp Huyện, cấp Tỉnh. Nó không những giúp cho giáo
viên bồi dưỡng nghiên cứu những vấn đề về câu và cách sử dụng câu chính xác trong
quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 ở Trường Tiểu học Mỹ An và huyện Phù Mỹ
mà nó còn giúp cho học sinh học môn Tiếng Việt một cách tích cực, tự giác, đầy hứng
thú. Từ đó chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt được nâng lên một cách rõ rệt.
3. Lợi ích kinh tế xã hội
3.1 Lợi ích về kinh tế - xã hội trong giảng dạy
- Việc áp dụng đề tài là một trong những nội dung của việc đổi mới phương
pháp dạy học, giúp giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt, có hiệu quả cao mà tốn ít
công sức và thời gian trong công tác dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp
5 nói riêng. Đồng thời giúp học sinh nhận biết được câu đúng ngữ pháp, biết các lỗi
trong câu sai và đặc biệt là biết sửa câu sai thành câu đúng. Từ đó học sinh có thể sử
dụng câu thành thạo trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt của trường, của huyện
đạt kết quả cao.
3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
- Tính năng kỹ thuật:
+ Các giải pháp được áp dụng đơn giản, dễ vận dụng cho mọi đối tượng giáo
viên đứng lớp.
+ Học sinh sẽ vận dụng một cách dễ dàng, khá linh hoạt trong mọi trường hợp
cần tìm hiểu về câu và cách sử dụng câu.
- Chất lượng của đề tài:
Đề tài đã được vận dụng, áp dụng thử nghiệm ở Trường Tiểu học Mỹ An và đạt
kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt, được Hội
đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường công nhận các giải pháp áp dụng
có hiệu quả thiết thực.
- Hiệu quả sử dụng:
Sau 3 năm dạy thử nghiệm, kết quả học tập của học sinh môn Tiếng Việt qua
các kỳ dự học sinh giỏi các cấp được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
16
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
Năm học
Số học sinh
dự thi
Số học sinh đạt
cấp Tỉnh môn
TiếngViệt
Số học sinh đạt
cấp Huyện
môn TiếngViệt
Số học sinh
không đạt môn
Tiếng Việt
2008-2009 7 6 1 0
2009-2010 6 6 0 0
2010-2011 6 6 0 0
3.3 Tác động tích cực của đề tài
- Tác động xã hội:
+ Học sinh nhận biết và sử dụng được câu đúng ngữ pháp từ đó giúp cho tiết
học về câu diễn ra nhẹ nhàng. Các em hứng thú hơn, vui vẻ hơn, học tập một cách tích
cực và tự giác, làm cho các em thêm yêu Tiếng Việt, bảo vệ sự trong sáng và giàu đẹp
của Tiếng Việt.
+ Công tác dạy và học ở môn Tiếng Việt về chủ đề “ Câu” được dễ dàng, có
hiệu quả cao, ít tốn thời gian để giáo viên giải quyết vấn đề này.
- Cải thiện môi trường, điều kiện lao động:
+ Học sinh nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, rút ngắn thời gian
học tập mà vẫn đạt hiệu quả cao.
+ Giáo viên giảng dạy về câu trở nên rõ ràng, tiết học sinh động, hứng thú, tiết
kiệm được thời gian, công sức mà vẫn đạt hiệu quả cao.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
17
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
Đề tài giúp cho học sinh hiểu được các thành phần cơ bản trong câu, biết được cấu
trúc của một câu hoàn chỉnh cả về mặt ngữ pháp và ý nghĩa. Các em có thể mở rộng
hoặc rút gọn mà câu vẫn đảm bảo đúng. Học sinh phát triển kĩ năng, kĩ xảo sử dụng
câu. Các em còn biết nhận diện, xác định các dạng bài tập, phân tích kĩ, chính xác yêu
cầu của đề bài, từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình. Để đạt được điều này,
người giáo viên cần chú ý:
-Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên không nên nóng vội mà phải bình
tĩnh. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng dạy của mình cho hợp lí, điều chỉnh
sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.
- Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học. Trong giảng dạy, người
giáo viên không nên áp đặt học sinh mà coi nhiệm vụ học của học sinh là quan trọng,
là nhân tố chủ yếu của kết qủa giáo dục.
- Luôn gợi mở, định hướng cho học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Củng
cố lại các kiến thức này bằng một số bài tập xoay quanh chủ đề đã học. Giáo viên là
người rèn cho học sinh cách tư duy thông minh, sáng tạo và luôn làm việc độc lập,
nâng cao kết quả tự học của mình; tạo cho các em có niềm vui học tập, có hứng thú
đặc biệt trong học tập. Giáo viên là người luôn luôn dẫn dắt và giải quyết tình huống
vướng mắc cho học sinh.
- Giáo viên phải tôn trọng, nghiêm túc thực hiện phương pháp giáo dục từ
những điều đơn giản mới đến nâng cao, khắc sâu, …Để giúp học sinh nắm vững cách
giải quyết các bài tập về nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp, giáo viên cũng cần
lưu ý các điểm sau:
+ Tìm ra phuơng pháp tổ chức cho phù hợp với từng dạng bài tập.
+ Gợi ý cho học sinh hướng giải quyết các dạng bài khác nhau. Học sinh cần
nắm được các bước tiến hành làm một bài tập.
- Lưu ý cho học sinh cách trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Rèn chữ viết đúng,
đẹp cho các em.
2.Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
- Giúp giáo viên nắm được phương pháp nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ
pháp để giảng dạy cho học sinh.
- Giúp học sinh biết hoạt động độc lập, biết tự tìm tòi kiến thức, vận dụng làm
bài tập một cách chủ động.
-Với phương pháp tổ chức này, học sinh nắm kiến thức một cách có cơ sở, sâu
sắc và vững chắc, hình thành ở các em thói quen đọc bài, xác định yêu cầu của đề bài;
Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ, đặt câu hợp lí, biết sử dụng câu
đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh. Ngoài ra các em có thêm thói quen kiểm tra, soát lại
bài làm của mình.
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
18
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
-Góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với môn
Tiếng Việt nói riêng và vận dụng trong các môn học khác, trong cuộc sống nói chung.
Chính vì những ý trên mà triển vọng của đề tài có khả năng phát huy một cách
mạnh mẽ, tích cực, càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Nó song song, trường tồn cùng thời
gian mỗi khi giáo viên hay học sinh có nhu cầu tìm hiểu về câu và cách sử dụng câu
cho đúng nhất, hay nhất.
3.Đề xuất
Dạy học sinh cách nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp là một việc rất quan
trọng, tốn nhiều công sức. Muốn vậy:
- Đối với học sinh
Các em cần quan tâm, xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của câu trong học
tập và giao tiếp để có sự đầu tư thích đáng.
- Đối với giáo viên
+ Không ngừng học hỏi, tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ
thông tin, sách vở và từ chính các em học sinh.
+ Nắm chắc chương trình sách giáo khoa và nâng cao mở rộng kiến thức để
bồi dưỡng cho các em được tốt.
+ Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh làm trung tâm. Luôn cập
nhật những phương pháp giảng dạy mới bên cạnh kế thừa những điểm ưu việt của
phương pháp cũ. Có trách nhiệm cao đối với học sinh. Cần động viên, quan tâm, kích
thích hứng thú học tập cho các em.
- Đối với nhà trường và các cấp quản lí
+ Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao
kiến thức.
+Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách
tham khảo.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành
tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và tay nghề cao.
Trên đây chính là những kinh nghiệm, những giải pháp mà tôi đã đúc kết được
trong thực tế giảng dạy và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bản thân mong muốn được
chia sẻ, góp ý kiến bổ sung của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để
đề tài được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mỹ An, ngày 20 tháng 3 năm 2012
Người viết đề tài
Đinh Thị Hòa Bình
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
19
Đề tài : Sáng tạo và cải tiến một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp
MỤC LỤC
Trang
Chủ đề tài: Đinh Thị Hòa Bình - Giáo viên trường Tiểu học Mỹ An
20