Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 8 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn tiếng việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho
học sinh 4 kĩ năng đó là “ nghe - nói- đọc – viết” trong đó môn tiếng Việt có
các phân môn như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập làm
văn, tập viết... trong đó, phân môn luyện từ và câu là phân môn có tính chất
tạo lập văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao
tiếp rất quan trọng , thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy
chiếm lĩnh tri thức trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm giúp mọi người
hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống.
Luyện từ và câu là một trong những phân môn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ nói riêng và môn tiếng Việt nói chung. Phân
môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều
phân môn. Phân môn Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm
phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ
giản về từ và câu , rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các
kiểu câu để thực hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng
hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao
tiếp nhất định. Vì vậy, Luyện từ và câu được coi là phân môn có tính tổng
hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung,
chương trình phân môn luyện từ và câu có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết
dạy luyện từ và câu phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Ngoài
phương pháp của người giáo viên, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ
về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu
không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng
nói, viết, cách thành văn cho học sinh.
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp có hiệu quả và có sự thống nhất
trong nhà trường và trong việc chỉ đạo dạy và học phân môn Luyện từ và


câu. Giáo viên phải chủ động tổ chức tốt việc thực hiện đổi mới phương
pháp và các hình thức tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu nhằm đạt
được mục tiêu đề ra đó là nhằm rèn cho học sinh thực hiện tốt bốn kỹ năng
“nghe, nói, đọc, viết”.
Ngôn ngữ (nói – viết) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển xã hội. Chính vì vây, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là


hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng
dạy môn tiếng việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói riêng.
Với đặc thù của môn luyện từ và câu là mang tính khô khan, trừu tượng đối
với học sinh, vốn từ ngữ của học sinh còn rất hạn hẹp, học sinh chưa mạnh
dạn trong việc nói trước tập thể,các bài tập trong sách giáo khoa nhiều, đa
dạng và cấu tạo tương đối khó với học sinh, học sinh gặp khó khăn trong
việc giải nghĩa từ, đặt câu chưa hay, chưa đúng so với yêu cầu, chưa phân
biệt được nghĩa của từ. Đối với gia đình học sinh thì vốn từ ngữ phổ thông
đa phần còn hạn chế và chưa có sự nhận thức đúng mức về tập quan trọng
của phân môn Luyện từ và câu, bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “ trăm sự nhờ nhà trường, nhờ
cô” cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bộ môn. Nên trong thực
tế ở Trường tiểu học Khánh Bình Đông 1 việc giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu mất nhiều thời gian, đa phần cung cấp kiến thức theo hướng một
chiều và việc dạy của một số giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức trong dạy phân môn luyện từ và câu chưa có các biện pháp
rèn luyện cụ thể cho các em để từ đó các em học tốt phân môn này, nhằm
trang bị cho các em vốn từ phong phú, cách viết câu trong phân môn tập làm
văn dẫn đến kết quả đạt được chưa cao. Vấn đề đặt ra: Người giáo viên dạy
luyện từ và câu ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
Bởi những lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 3”

Phần II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3.
1. Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy phân môn Luyện từ
và câu.
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi
nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không
thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động.
Muốn phát triển những kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi
trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô. Các kiến thức về ngôn ngữ
văn học, văn hóa, tự nhiên xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng
học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng
bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng,
tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông


qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là những lý do cắt nghĩa sự ra đời của
phương pháp mới – phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học.
Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy
học lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ
chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học
sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết
học.
Học sinh được giáo viên tạo mọi điều kiện để tham gia vào tiết học (trả
lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa, đặt câu,…); đề xuất cách làm bài tập, biết
lắng nghe và nhận xét ý kiến của các bạn; được tham gia làm bài tập; tham
gia các trò chơi học tập,…
Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài và làm bài tập; lắng nghe và sửa chữa, uốn nắn cho từng học sinh

nhưng không áp đặt và gò ép.
3. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Luyện từ và câu là tranh
phóng to minh họa của sách giáo khoa, hay một số vật thực hoặc mô hình để
giảng từ và ý. Ngoài ra, nếu có điều kiện, trong tiết Luyện từ và câu cũng có
thể sử dụng các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu hay các băng hình để
nghe, xem, minh họa cho nội dung bài Luyện từ và câu. Tuy nhiên, không
nên lạm dụng nếu không thật cần thiết, làm mất thời gian trong tiết dạy.
VD: Bài tập 1 (TV 3 SGK trang 50 tuần 6).
Bài tập mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ. Đối với
bài tập này giáo viên có thể thiết kế một bảng cài và các chữ cái ứng với các
từ tìm được, khi học sinh tìm được từ theo gợi ý, giáo viên cài lần lượt các
chữ cái của từ vào các ô tương ứng của bảng cài theo từng dòng như vậy sẽ
gây được sự chú ý của học sinh hơn.
4.Vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để tổ chức dạy học
Nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 được xây dựng qua một hệ
thống bài tập, không có phần lý thuyết nên tổ chức thực hiện tốt các bài tập
Luyện từ và câu có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn
này. Chính vì thế phương pháp thực hành là phương pháp giảng dạy bắt
buộc trong các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3. Nó tạo cơ hội cho học sinh tự
hình thành kĩ năng, còn giáo viên lại có ngay thông tin phản hồi về kết quả


học tập của học sinh. Cụ thể giáo viên có thể dùng phương pháp thực hành
giao tiếp để truyền đạt tri thức luyện từ và câu, để dạy sử dụng từ và câu,…
Để đảm bảo thành công cho các hoạt động thực hành trong các tiết học
Luyện từ và câu, giáo viên phải dành thời gian chuẩn bị các nội dung thực
hành sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; phải kiểm tra được các
hoạt động thực hành của học sinh để tránh tình trạng học sinh làm sai từ đầu
đến cuối hoặc không tham gia thực hành.

Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu ở tuần 6; bài tập 2 giúp học sinh ôn luyện
dùng dấu phẩy để đặt giữa các thành phần câu có cùng một chức vụ ngữ
pháp như nhau.
Giáo viên có thể đưa ra 3 cách thực hiện phù hợp với từng đối tượng
học sinh trong lớp. Ba cách đó là:
- Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở ( thường sử dụng hướng dẫn đối
tượng học sinh yếu, kém);
- Cách 2: Phiếu sơ đồ trợ giúp ( thường sử dụng hướng dẫn đối tượng
học sinh trung bình);
- Cách 3: Khai thác sử dụng ngữ cảm của học sinh ( đối tượng học sinh
khá, giỏi)
Ba cách trên giáo viên sử dụng một cách linh hoạt. Một bài tập, giáo
viên có thể chia nhóm cùng trình độ để sử dụng cả ba cách để hoàn thành bài
tập phù hợp với đối tượng học sinh.Với những bài khó giáo viên có thể sử
dụng cách 1, 2 để hướng dẫn đối tượng học sinh khá, giỏi khi các em lúng
túng, không làm được bài. Đối với những bài tập mức độ không quá khó đối
với học sinh trung bình, giáo viên có thể sử dụng cách khai thác khả năng
ngữ cảm của học sinh. Như vậy cả ba cách trên sẽ được sử dụng mềm dẻo,
linh hoạt tùy thuộc vào nội dung bài tập và đối tượng học sinh cả lớp.
Ví dụ: Bài 3 ( Tiếng Việt 3 tập 1 – trang 135)
Hãy chép đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh
hay Tày Mường hay Dao Gia – rai hay Ê – đê Xơ – đăng hay Ba – na và các
dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt.
Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Cách 1: Hệ thống câu hỏi gợi mở:
- Tìm cặp từ ngữ chỉ tên các dân tộc trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Các cặp từ ngữ đó cùng trả lời cho câu hỏi gì ?



- Dùng dấy phẩy tách các bộ phận câu giống nhau cùng trả lời cho câu
hỏi Ai ?
- Bác đã khẳng định đồng bào các dân tộc trên đất nước ta là gì ?
- Các từ ngữ đó dùng trả lời cho câu hỏi gì ?
- Dùng dấu phẩy tách các từ ngữ cùng trả lời cho câu hỏi là gì ?
Cách 2 : sơ đồ hỗ trợ
Ai ?

Là gì ?

Đồng bào Kinh hay Tày
Ai ?

Thế nào ?

Cách 3 : Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
Ví dụ: bài 2 (Tiếng Việt 3 tập 2 – trang 35)
Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Cách 1: GV đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh biết cách dùng dấu phẩy
tách bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu ? với bộ phận câu trả lời Ai làm gì ?
Ai thế nào ?
Cách 2: Sơ đồ hỗ trợ.
Ở đâu ?

Ai làm gì ? ( Ai thế nào ?)


a)
b)
c)
d)
Cách 3: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
5. Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi học tập trong dạy học.
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt. Trò chơi học tập không
những nhằm giải trí mà nhằm góp phần củng cố tri thức, kĩ năng đã học. Các
tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh. Những kiến
thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức


dưới hình thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên.
Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết
học có trò chơi làm tăng tình cảm của các em đối với môn học và thầy,cô
giáo.
Nội dung của trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng của
môn học. Nói cách khác, khi sáng tạo ra các trò chơi học tập, giáo viên dựa
vào các kiến thức và kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu cần củng cố, rèn
luyện cho học sinh để xây dựng thành nội dung các trò chơi. Trò chơi học
tập cần có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi
thời gian dài cho việc huấn luyện. Ngoài ra trò chơi nên diễn ra trong thời
gian ngắn phù hợp với trình độ của học sinh, không quá khó.
6. Vận dụng phương pháp học hợp tác nhóm để tổ chức dạy học.
Dạy học Luyện từ và câu bằng phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình
thành ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng
hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ, khi tổ chức dạy
học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng phương pháp học hợp tác
nhóm, giáo viên cũng có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của người

học. Học sinh khi làm việc theo nhóm, hơn hẳn khi làm việc độc lập, các em
dễ dàng nghĩ ra cách làm và đáp án của bài tập.
Sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm trong dạy học Luyện từ và câu lớp
3 cần phải đáp ứng các yêu cầu: các đề tài đưa ra thảo luận phải có tác dụng
kích thích sự suy nghĩ, tò mò của các em; cần đảm bảo học sinh hiểu những
gì mình được học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinh
mạnh dạn tham gia thảo luận.
Để sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm, giáo viên cần sử dụng
những biện pháp và kĩ thuật sau: Lập kế hoạch cho buổi thảo luận nhóm, tổ
chức hoạt động cho các nhóm thảo luận, đưa ra hệ thống câu hỏi mở để kích
thích khả năng sáng tạo của học sinh. Cần lưu ý rằng hình thức thảo luận, chỉ
những vấn đề cần thiết mới đưa ra thảo luận, nếu không sẽ làm tăng lãng phí
thời gian của cả lớp.
7. Vận dụng phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề để tổ chức
hoạt dộng
Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề nhằm hình thành ở học
sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp
tác trong đời sống đặc biệt trong giao tiếp. Phương pháp này đòi hỏi học
sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra.


Nhờ đó học sinh vừa nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo và
chủ động chiếm lĩnh tri thức mới.
Vậy thế nào là một tình huống có vấn đề trong dạy học Luyện từ và câu
lớp 3 ? Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những
khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà các em thấy cần thiết và có khả năng
vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải, mà phải trải
qua một quá trình tích cực suy nghĩ hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc
điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề trong dạy học Luyện từ
và câu lớp 3 được xây dựng trên 3 yếu tố: nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhận

thức và khả năng nhận thức.
Khi dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 bằng các tình huống có vấn đề ,
giáo viên có thể tạo các tình huống có vấn đề bằng cách nêu mục đích hình
thành kiến thức và kĩ năng mới; nêu nhu cầu cần biết kiến thức mới của bản
thân học sinh; nêu dự báo khả năng nắm được kiến thức kĩ năng mới đó của
học sinh.

Phần III: HIỆU QUẢ
Với vai trò và tầm quan trọng của dạy môn Luyện từ và câu, qua quá
trình giảng dạy, tôi đã đưa ra các biện pháp nêu trên và đã áp dụng vào giảng
dạy, đã thu được rất nhiều kết quả khả quan: học sinh học tập hào hứng
hơn, mạnh dạn hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn câu văn giàu hình
ảnh.
Kết quả cho thấy qua các lần kiểm tra định kì, kiểm tra trên lớp học
sinh đạt như sau:
Nội dung bài
1. Biết dùng từ, đặt câu hợp lý
2. Biết nói - viết thành câu
3. Biết sử dụng các dấu câu đúng vị trí
4. Nhận biết được các kiểu câu
Bài làm của học sinh đạt từ trung bình
trở lên

Số học sinh
23/25
20/25
20/25
21/25
21/25


Tỷ lệ %
92 %
80 %
80 %
84 %
84 %

Do điều kiện về thời gian và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế,
kinh nghiệm chưa nhiều, nên đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót cả về nội dung và hình thức.


Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp giúp đỡ của các thầy cô,
các bạn đồng nghiệp, để đề tài này tiếp tục được hoàn thiện và vận dụng vào
thực tế giảng dạy cho phù hợp với trình độ học sinh của từng trường.
Khánh Bình Đông, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Người viết

Lê Ngọc Hưởng



×