Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân biệt Giáo án và bai giang dien tu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.54 KB, 1 trang )

Phân biệt Giáo án và BGĐT
Posted on Tháng Chín 6, 2008 by thanhbinh81

Giáo án, tiếng Anh là Lesson Plan. Hiểu nôm na là Kế hoạch giảng một bài học.
Đó là bản kế hoạch (nên sẽ được soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản như Word, Writer…), trong đó mô tả rõ
các hoạt động dạy và học cần chuẩn bị và thực hiện trong một bài giảng (thường chiếm 1-2 tiết học).
Bài giảng điện tử là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT (phần mềm, phần cứng). Trong tiếng Anh
chỉ có thuật ngữ Lesson và Presentation, không có khái niệm e Lesson. Có thể quân nhà ta thấy có thương mại điện
tử, Chính phủ điện tử …. thì tiện thể thêm luôn thành Bài giảng điện tử. Đó là một sáng tạo đáng ghi nhận kiểu
Việt Nam.
Phương tiện CNTT thường gồm:
- Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất). Đây là dạng phổ biến nhất hiện song mọi
người hay nhầm lẫn gọi đây là giáo án điện tử.
Vì vậy việc sử dụng Powerpoint soạn bài, có thể gọi là bản trình chiếu.
Phần tài liệu tiếp theo sẽ nói kinh nghiệm cách trình bày powerpoint ra sao.
- Sử dụng các công cụ thể hiện multimedia gồm văn bản text, âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh (image),
video, hoạt hình (animation) cho chữ và hình, đồ hoạ (graphic)…
- Sử dụng flash là một định dạng nén của hãng Macromedia trước đây chứa video, các hoạt hình, âm thanh, truyền
hình…. Đây là định dạng phổ biến và rất tiện để truyền tải thông tin hiện nay.
- Các phần mềm soạn bài giảng hiện có rất nhiều và rất hiện đại, thường được gọi là authoring tools trong e
Learning.
- Giáo viên có thể ban đầu soạn bài giảng bằng Powerpoint, sau đó chuyển sang Authoring tools vì nó có chức năng
chuyển đổi.
- Bài giảng điện tử e Learning là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng điện tử bởi nó có thể chứa không chỉ bài giảng
text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hoá theo định dạng SCORM, AICC để đưa vào các hệ
thống quản lí bài giảng (Learning Managment System: LMS).
Thông thường Bài giảng điện tử e Learning còn có thể có: Có video hình ảnh giáo viên giảng bài, có thể có bài thi
kiểm tra với nhiều loại trắc nghiệm khác nhau, có thể chat giữa giáo viên và người học, có thể thăm dò ý kiến, có thể
đưa vào một cách dễ dàng các mẩu multimedia.
Như vậy với bài giảng điện tử e Learning, người học có thể học một mình vì hình ảnh và tiếng giáo viên giảng bài có
thể đã được gắn vào nên rất sinh động, có thể tự kiểm tra kiến thức qua gần 20 kiểu trắc nghiệm.


Authoring tool là công cụ soạn bài giảng điện tử, nó có thể cho phép soạn off-line, nghĩa là không cần nối mạng, vẫn
soạn được bài giảng. Sau đó xuất kết quả ra đĩa CD để học cũng off-line. Điều quan trọng là phải tuân theo chuẩn
quốc tế.
Hiện nay có rất nhiều Authoring tools, có cái miễn phí, có cái giá rất rẻ.
Cụ thể thí dụ:
- Microsoft Producer là phần mềm soạn bài giảng e Learning, miễn phí.
- Presenter của Adobe.
- (Sẽ bổ sung… ở mục khác)
Vấn đề nữa là Bài giảng e Learning sẽ có thể được truyền tải lên mạng Internet nhờ các hệ thống LMS của bất kì
hãng nào do nó tuân thủ theo chuẩn quốc tế. Hiện nay phổ biến nhất ở Việt nam là dùng phần mềm LMS mã nguồn
mở Moodle do Cục CNTT Việt hoá nhiều năm nay.



×