1
Sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Thu
Lớp : K41i2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “ Phát triển mô hình nhà cung ứng
nội dung trên website ecomviet.vn (Trung tâm phát triển Thương
mại điện tử, Bộ Công Thương )” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy, cô giáo trong bộ môn Tác nghiệp, trường Đại học
Thương mại Hà Nội, các cán bộ chuyên gia của Trung tâm phát
triển Thương mại điện tử, Bộ Công Thương.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ này, đặc biệt là cảm ơn thầy Trần
Hoài Nam – Bộ môn Tác nghiệp – người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ông Trần Hữu Linh – phó cục
trưởng Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin và các cán
bộ của Trung tâm phát triển Thương mại điện tử đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em tiếp cận các tài liệu chuyên ngành để hoàn thành
việc làm luận văn tốt nghiệp của em.
Tuy nhiên, trong bài Luận văn này của em còn nhiều khiếm
khuyết và thiếu sót, em mong được các thầy cô, các chuyên gia và
các bạn đồng môn đóng góp thêm ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
TÓM LƯỢC
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại của
nhân loại. Internet đã mang lại cho chúng ta một kho kiến
thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa toàn thư nào
khác có thể so sánh được. Internet cũng là môi trường kinh
doanh vô cùng hiệu quả và đây chính là xuất phát điểm để
Thương mại điện tử được ra đời.
Thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đang có xu
hướng phát triển mạnh, con người có thể ngồi tại nhà để mua
sắm mọi thứ theo ý muốn, cả người mua và người bán đều
tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian. Để có thể đón bắt
được cơ hội kinh doanh cũng như vượt qua thử thách trong
thị trường kinh doanh toàn cầu thì việc nhanh chóng ứng
dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh đã được khẳng định
là một chiến lược quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng loại hình này để tìm
kiếm cơ hội kinh doanh, tìm dối tác, mở rộng thị trường,
giảm chi phí, tiết kiệm thời gian…
Như vậy, thương mại điện tử có rất nhiều lợi ích trong đời
sống xã hội của chúng ta cả về kinh tế, văn hóa và chính trị.
Biết được tầm quan trọng đó hiện nay em đang tập trung vào
3
nghiên cứu các vấn đề về thương mại điện tử để đưa ra các ý
kiến, đề xuất của mình, đóng góp một phần nhỏ bé trong sự
phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.
MỤC LỤC
( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)....19
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBNV Cán bộ nhân viên
CD Đĩa compact
CNTT Công nghệ thông tin
4
EcomViet Trung tâm phát triển Thương mại điện tử
ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia
GIF Định dạng trao đổi hình ảnh
GTGT Giá trị gia tăng
JPEG Nén dữ liệu thất thoát
SPSS Phần mềm phân tích thống kê dữ liệu
TCKT Tài chính kế toán
TMĐT Thương mại điện tử
UNCITRAL Luật thương mại quốc tế
VN Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh………17
Bảng 2 : Năng lực nhân sự……………………………………..65
Bảng 3 : Kết quả hoạt động năm 2008………………………..66
5
Bảng 4: Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp…………70
Bảng 5: Yếu tố cần thiết trang thông tin TMĐT……………….70
Bảng 6 : Đối tượng sử dụng website…………………………..70
Bảng 7 : Lợi thế cạnh tranh……………………………………71
Bảng 8 : Hiệu quả xây dựng mô hình………………………….71
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sự cần thiết của việc xây dựng trang thông tin TMĐT…67
Hình 2 : Yếu tố cần thiết trang thông tin TMĐT……………….67
Hình 3: Tỷ lệ các loại hình dịch vụ GTGT……………………..68
6
Hình 4 : Đối tượng sử dụng website…………………………….68
Hình 5 : Lợi thế cạnh tranh……………………………………..69
Hình 6 : Trở ngại trong xây dựng mô hình…………………….69
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
7
Có thể nói cách đây 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là
một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Thế nhưng đến bây giờ, bức tranh thương mại điện tử
Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng
tích cực, các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng
dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh
doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh. TMĐT
Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và dần trở thành phương
thức kinh doanh không thể thiếu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam rất cần các công cụ, phương thức
mới để làm sao có thể tồn tại trong cái môi trường cạnh tranh
khốc liệt hiện nay. Và để tiếp tục duy trì hoạt động và mục
tiêu kinh doanh của mình thì thương mại điện tử là một
phương thức mới. Có thể là doanh nghiệp chưa thấy cái hiệu
quả ngay nhưng mà chỉ trong vòng một vài năm nữa, trong
tương lai gần, họ sẽ thấy được cái lợi thế của thương mại
điện tử. Bởi lẽ, đây cũng là trào lưu chung của các doanh
nghiệp trên toàn thế giới. Chính vì vậy Nhà nước cần có
nhiều chính sách hỗ trợ cũng như sự quan nhiều hơn nữa của
người tiêu dùng để các doanh nghiệp TMĐT ngày càng phát
triển hơn nữa.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin là cơ
quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng giúp Bộ trưởng
Bộ Công Thương thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại
điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Công
Thương; có nhiệm vụ: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án, đề án quy chế quản lý về Thương
8
mại điện tử và công nghệ thông tin; quản lý hệ thống, hỗ trợ
ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức các hoạt động cung
cấp thông tin, thẩm định các dự án công nghệ thông tin; chủ
trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, xây dựng và thực
hiện các chương trình, dự án tài trợ của nước ngoài, các tổ
chức quốc tế về phát triển thương mại điện tử và công nghệ
thông tin...
Với sự phát triển mạnh mẽ và vai trò quan trọng của
Thương mại điện tử trong bối cảnh đất nước tham gia ngày
càng sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã mang lại
nhiều bước tiến sáng cho bức tranh Thương mại điện tử đầy
sôi động tại Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm
Phát triển thương mại điện tử. Là đơn vị đầu mối thực hiện
kế hoạch phát triển Thương mại điện tử, thời gian qua Trung
tâm Phát triển thương mại điện tử đã triển khai nhiều hoạt
động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho doanh
nghiệp về thương mại điện tử, đào tạo, hỗ trợ ứng dụng
thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu. Website
www.ecomviet.vn của Trung tâm phát triển TMĐT- Bộ Công
Thương là 1 website hữu hiệu trong việc trợ giúp cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng TMĐT vào trong hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ngày
càng sâu sắc và tính phi biên giới của thương mại điện tử,
hợp tác quốc tế và các vấn đề liên quan đến TMĐT được các
quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Chính vì vậy thông
9
tin về TMĐT có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là
thông tin trong nước mà bao gồm cả thông tin nước ngoài.
Người tham gia TMĐT luôn có nhu cầu nắm bắt được nhiều
thông tin về TMĐT để được cập nhật, chủ động trong các
hoạt động sắp tới của mình. Hiện tại ở Việt Nam chưa có
trang thông tin chính thức và đầy đủ nào để hỗ trợ các doanh
nghiệp về TMĐT, vì vậy em xin xây dựng một trang thông
tin riêng trên website ecomviet.vn, thứ nhất cung cấp cho
người đọc tin tức, tình hình, các chính sách pháp luật về
TMĐT, thứ hai cung cấp kiến thức, kinh nghiệm ứng dụng
TMĐT, thứ ba là tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nhận thức, tổng hợp kiến thức chuyên ngành và
xét từ điều kiện thực tế, em quyết định nghiên cứu đề tài:
“Phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung trên website
ecomviet.vn (Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Bộ
Công Thương)”
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về mô hình cung ứng nội
dung.
- Khảo sát và đánh giá về việc triển khai mô hình nhà cung
ứng nội dung trên website ecomviet.vn.
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và phân tích đưa ra hệ thống giải
pháp cho mô hình nhà cung ứng nội dung trên website
ecomviet.vn.
10
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình nhà cung ứng
nội dung trên website ecomviet.vn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại trung tâm phát triển
TMĐT, Bộ Công Thương.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trên cơ sở nghiên cứu, đi sâu phân tích đề tài luận văn tốt
nghiệp của em gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình nhà
cung ứng nội dung trên website
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả
phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứ
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH NHÀ
CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
11
2.1.1. Thương mại điện tử
* Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại
điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các
sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông
qua mạng Internet".
* Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp
quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa:
"Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để
bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất
thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang
tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các
giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao
đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện
hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn;
xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình; đầu tư;
cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng
đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
* Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế,
việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn
lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp
thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được
12
tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế,
chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã
làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
*Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa
và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung
kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu
điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết
kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến
tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại
điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương
mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ
pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm
sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như
siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một
cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của
con người.
* Các đặc trưng của Thương mại điện tử:
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không
tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ
trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với
sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại
điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên
giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự
13
tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể
thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan
chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin
chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại
điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
2.1.2. Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoá
(trong một số trường hợp được nói đến như các quá trình
kinh doanh) nhằm mục đích thu lợi nhuận trên một thị
trường. mô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch
kinh doanh. kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình
kinh doanh của một doanh nghiệp. một mô hình kinh doanh
thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác và tận dụng
những đặc trưng riêng có của internet và web.
2.1.3. Mô hình nhà cung ứng nội dung
Mô hình nhà cung ứng nội dung là mô hình cung cấp nội
dung phân phối các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc,
tranh ảnh, băng hình và các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số
hoá thông qua web.
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
Bảng 1: Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh
Các yếu tố Câu hỏi then chốt
Mục tiêu giá
trị
Tại sao khách hàng nên mua hàng của
doanh nghiệp?
Mô hình Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
14
doanh thu
Cơ hội thị
trường
Thị trường doanh nghiệp dự định phục
vụ là gì? Phạm vi của nó như thế nào?
Môi trường
cạnh tranh
Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường
là những ai?
Lợi thế cạnh
tranh
Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp
trên thị trường đó là gì?
Chiến lược thị
trường
Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp nhằm thu hút khách
hàng như thế nào?
Sự phát triển
của tổ chức
Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh
nghiệp cần áp dụng để thực hiện kế
hoạch kinh doanh của mình?
Đội ngũ quản
lí
Những kinh nghiệm và kỹ năng quan
trọng của đội ngũ lãnh đạo trong công
việc điều hành
+ Mục tiêu giá trị: mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là
điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh, là cách thức để sản
phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng.
+ Mô hình doanh thu: mô hình doanh thu là cách thức để
doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi
nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng của một tổ chức
kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu được doanh lợi trên vốn
đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
+ Cơ hội thị trường: thuật ngữ cơ hội thị trường nhằm để chỉ
tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là
phạm vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó
doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn bộ cơ hội tài chính
15
tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị
trường đó.
+ Môi trường cạnh trạnh: môi trường cạnh tranh của doanh
nghiệp nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh
nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm cùng loại trên cùng thị
trường, môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan
trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường.
+ Lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh của một doanh
nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng
cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá
thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh. Tuy
nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp còn cạnh tranh với
nhau về phạm vi hoạt động, những điều kiện thuận lợi liên
quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển hoặc nguồn lao
động, cũng có thể là sự vượt trội hơn so với các đối thủ về
kinh nghiệm, về tri thức hoặc sự trung thành của người lao
động đối với doanh nghiệp.
+ Chiến lược thị trường: trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, chiến lược và việc thực hiện chiến
lược marketing thường được các doanh nghiệp rất coi trọng.
Mọi khái niệm và ý tưởng kinh doanh sẽ đều trở nên vô nghĩa
nếu doanh nghiệp không thể đưa các sản phẩm hay doanh
nghiệp của mình tới các khách hàng tiềm năng.
16
+ Sự phát triển có tổ chức: các doanh nghiệp cần có một hệ
thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và
chiến lược kinh doanh.
+ Đội ngũ quản trị: đội ngũ quản trị là trong các nhân tố quan
trọng nhất của một mô hình kinh doanh chịu trách nhiệm xây
dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp.
2.2.2. Các yếu tố của mô hình nhà cung ứng nội dung
Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay,
càng ngày chúng ta càng khám phá được nhiều ứng dụng của
Internet đối với mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Mặc dù vậy, “nội
dung thông tin”, bao gồm tất cả các hình thức của tài sản trí
tuệ, vẫn là một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của
Internet cho tới nay. Tài sản trí tuệ là tất cả các dạng biểu
hiện của con người được thể hiện qua các phương tiện hữu
hình như văn bản, đĩa compact (CD) hoặc các nội dung trên
web.
* Nhà cung cấp nội dung lấy nguồn thu từ việc phân phối,
mua bán các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, tranh
ảnh, băng hình và các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số hoá
thông qua web, ước tính khoảng 14,9% tổng số doanh thu
bán lẻ trực tuyến trong năm 2000. Nguồn thu từ việc cung
cấp các nội dung thông tin được hình thành từ việc thu phí
của những người đăng ký sử dụng thông tin gọi là phí đăng
ký. Bên cạnh các khoản phí đăng ký và phí download, các
nhà cung cấp nội dung thông tin còn thu được những khoản
17
tiền không nhỏ từ việc bán các không gian quảng cáo trên
website của mình, đối với một số doanh nghiệp, các khoản
tiền quảng cáo này đôi khi lớn hơn các khoản phí đăng ký mà
họ thu được.
Ngoài ra, nhà cung ứng nội dung có thể thu được phí đăng
kí tức là các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
được đưa ra thông qua một website, người sử dụng sẽ phải trả
một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn
bộ các nội dung nói trên, người sử dụng có thể trả phí theo
tháng hoặc trả phí theo năm. Trở ngại lớn nhất của mô hình
kinh doanh này là khách hàng thường cảm thấy ngượng ép
khi phải thanh toán cho các nội dung trên web. Để giải quyết
vấn đề này các nội dung doanh nghiệp đưa ra phải thực sự là
những khoản giá trị gia tăng cao và cần hạn chế người đăng
ký sao chép những nội dung truy cập.
Mô hình còn có thể kinh doanh trên cơ sở xây dựng một
website liên kết - hợp tác với các website cung cấp khác.
Doanh thu của mô hình thu được là các khoản phí tham khảo
(hay phí liên kết kinh doanh) hoặc một khoản phần trăm trên
doanh thu của các hoạt động thương mại thực hiện trên cơ sở
các liên kết giới thiệu trên.
* Các website cung cấp thông tin trên web được thành lập
chủ yếu với mục đích trực tiếp kinh doanh, tuy nhiên cũng có
những website và phiên bản trực tiếp của nhiều tờ báo và tạp
chí khác, hoàn toàn không thu phí của khách hàng khi truy
cập nội dung. Doanh thu của các website này có được từ
18
nhiều nguồn khác như quảng cáo hay phí xúc tiến thương mại
của các đối tác.
* Theo kinh nghiệm của các nhà cung cấp thông tin, để có thể
thành công trong lĩnh vực này điều cơ bản là phải làm chủ
các nội dung mình cung cấp. những người chủ các nội dung
có bản quyền truyền thống như các nhà xuất bản sách, báo,
tạp chí, các hãng phát thanh truyền hình, nhà xuất bản âm
nhạc, các hãng phim ảnh, có lợi thế hơn hẳn những doanh
nghiệp mới tham gia lĩnh vực này trên web. Những nhà cung
cấp khác, không có điều kiện làm chủ thông tin, có thể tập
hợp và phân phối các nội dung được tạo ra bởi những người
khác.
2.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mô hình cung cấp nội dung thông tin và giải trí
Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing ra mắt ngày
9/1/2008 là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet được quản
lí và vận hành bởi VinaGame. Zing.vn bao gồm một loạt các
dịch vụ tích hợp cao như: tin nhắn, âm nhạc trực tuyến, mạng
xã hội, tìm kiếm, nhắn tin trò chuyện phần mềm, phim ảnh,
karaoke, video và hình ảnh. Số liệu thống kê lưu lượng truy
cập đã tăng lên đáng kể từ các giới thiệu tới công chúng.
Theo Alexa, hiện nay Zing.vn là website được truy cập nhiều
thứ 3 Việt Nam, chỉ sau Yahoo và Google. Zing cung cấp các
dịch vụ bao gồm cổng thông tin giải trí, các trò chơi trực
tuyến đơn giản, nền tảng tích hợp kết nối mạng xã hội, chat,
email và trang web tìm kiếm nhạc, cùng các giải pháp
19
internet khác. Zing.vn cung cấp cho khách hàng công cụ tìm
kiếm và quản lý thông tin trực tuyến mới, nhiều tiện ích và
nhanh với hệ thống các thư mục, từ khóa, chức năng, hướng
dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt. Zing còn cung cấp các thông
tin cập nhật, đa dạng và thư viện hình ảnh phong phú giúp
cho khách hàng nhanh chóng nắm bắt các sự kiện, tình hình
trong nước và thế giới.
( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
2.3.2 Sự phát triển của Báo mạng điện tử
Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại,
chính báo điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các công
nghệ mới. Trong sự phát triển của báo điện tử không thể
không nhắc tới vai trò to lớn của các dịch vụ tìm kiếm trực
tuyến với những cái tên đã trở thành một từ không thể thiếu
đối với những người thường xuyên khai thác thông tin trên
mạng, như công cụ của Yahoo, Google,... Những dịch vụ
search này đang liên tục mở rộng tiện ích, không chỉ đem đến
một cổng thông tin tổng hợp nhiều nguồn mà còn là một bộ
dẫn hướng cực mạnh giúp người sử dụng tiếp cận không chỉ
những nội dung dạng text mà cả hình ảnh và video.
Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều
hình thức đa phương tiện - từ chữ viết, âm thanh cho đến
hình ảnh tĩnh và động, tốc độ và tính tương tác cao. Được
xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói,
báo in và báo hình, báo điện tử đã thu hút được ngay một
20
lượng độc giả đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó chia sẻ số
lượng độc giả của các loại hình báo chí khác…
Cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, loại hình
báo chí này còn đang được dự đoán sẽ trở thành loại báo
được nhiều người đọc nhất chỉ trong vòng 5 năm tới ở bất kỳ
nơi nào trên thế giới.
Tại Việt Nam sự phát triển của Báo điện tử có thể chia
theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1997 – 2001: Là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của
báo mạng điện tử ở VN. Các tờ báo còn đơn giản cả về nội
dung và hình thức, thậm chí là những bản sao của các phiên
bản báo in.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Xuất hiện hàng loạt các trang báo
điện tử mà tiêu biểu như Thanhnien online, Tuoitre Online,
vietnamnet, vnexpress, Dân Trí...Ở thời kì này, các tờ báo đã
dần khẳng định được vị trí của mình trong làng báo, xây
dựng được nhưng thương hiệu, phong cách riêng
- Giai đoạn 2005 đến nay : Xuất hiện thêm các dạng blog, các
địa chỉ web của các cá nhân, cơ quan, các diễn đàn... tạo nên
cái gọi là “báo chí công dân”. Đời sống báo chí, nhất là báo
chí trên mạng càng ngày càng phong phú, sự cạnh tranh
thông tin vì thế mà càng mạnh mẽ hơn.
Năm 2006: VnExpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử
được truy cập nhiều nhất trên thế giới.
21
Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam càng ngày
càng lớn, trong đó có 5 tờ báo mạng điện tử độc lập và nhiều
tờ báo phụ thuộc, hoặc các trang tin của các cơ quan truyền
thông khác.
Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu
bằng sự ra đời của báo điện tử VnExpress, tiếp đó là
Vietnamnet và một số tờ khác. Tuy nhiên, báo điện tử khi đó
chỉ đơn thuần là phương tiện chuyển tải những thông tin của
báo viết lên trên mạng. Các biên tập viên của báo khi đó chỉ
có mỗi một việc là đọc, chọn lựa và copy tất cả các bài trên
báo viết lên báo điện tử.
Giống như bản thân việc phát triển báo điện tử đang trong
giai đoạn sơ khởi, vừa phát triển vừa tự điều chỉnh để kiếm
tìm một mô hình phù hợp, việc tìm kiếm các nguồn thu cho
báo điện tử cũng đang đi những bước chập chững. Có thể rồi
đây, người ta sẽ phải tính đến phương án hỗ trợ, chia sẻ
doanh số từ các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet đối với
các nhà cung cấp nội dung. Nhưng trước mắt, nguồn thu rõ
ràng nhất chính là quảng cáo trực tuyến.
Tài liệu tham khảo:
nghebao.com
vietnamjournalism.com
my.opera.com/truyenhinhk26
(Theo www.svtruye nhinh.info , tháng 02/2009)
22
2.3.3. Các website cung cấp thông tin thương mại điện tử
của Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều các website cung cấp
thông tin về thương mại trong đó có thông tin về thông tin về
TMĐT như:
- Trang tin điện tử Thông tin Thương mại – Trung tâm thông
tin báo chí và đối ngoại />- V.E.C (Viet E-Commerce) là công ty chuyên nghiệp về tư
vấn và cung cấp các Giải pháp Thương Mại Điện Tử cho
Doanh nghiệp Việt Nam />- Trang thông tin điên tử Bộ Công Thương
www.moit.gov.vn/
…
Các mô hình trên một phần nào đã giúp người đọc có thêm
thông tin về TMĐT nhưng nội dung các website đưa ra chưa
đi sâu vào vân đề, chưa toàn diện, thiếu tính lý luận. Đề tài
của em muốn tập trung cho website
trở thành một mô hình nhà cung ứng nội dung về TMĐT
mang tính chuẩn và toàn diện hơn.
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI
23
Trên cở trên em xin phân tích, đánh giá vấn đề theo quan
điểm:
- Nghiên cứu thực trạng xây dựng mô hình cung ứng nội
dung trên website www.ecomviet.vn, sử dụng các phương
pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tìm hiểu sâu hơn
về vấn đề nghiên cứu.
- Sau khi có dữ liệu em tiến hành xử lý và đưa ra các kết quả
thực trạng và các vấn đề còn tồn tại khi xây dựng và phát
triển mô hình.
- Dựa trên các kết luận đó em xin đề xuất ý kiến về phát triển
mô hình cung ứng nội dung trên website www.ecomviet.vn
CHƯƠNG 3
24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH NHÀ
CUNG ỨNG NỘI DUNG TRÊN WEBSITE
ECOMVIET.VN
3.1. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Hệ thống phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1. Phương pháp thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các nguồn dữ liệu có sẵn
sử dụng cho nghiên cứu luận văn. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập thông qua sách, báo, tạp chí, Internet và tại Trung tâm
phát triển thương mại điện tử để thống kê được số liệu nhằm
phản ánh tình hình đang nghiên cứu. Ưu điểm của dữ liệu này
là thu thập nhanh chóng, ít tốn kém nhưng đôi khi chất lượng
dữ liệu khó xác định, là những dữ liệu tràn lan, từ nhiều
nguồn không đáng tin cậy, đôi khi còn bị lỗi thời.
Dữ liệu thứ cấp thu được từ hai nguồn chính:
* Nguồn dữ liệu thu thập được bên trong Trung tâm: Quá
trình hình thành và phát triển của trung tâm, các kết quả
nghiên cứu về ngành và một số vấn đề liên quan đến
TMĐT…
* Nguồn thông tin có sẵn bên ngoài trung tâm: Dữ liệu này
có thể thu thập được thông qua Internet, sách, báo, tạp chí,
luận văn, những công trình nghiên cứu khoa học, …như báo
cáo Thương mại điện tử các năm, các bài báo được đăng trên
các phương tiện truyền thông…
25
3.1.1.2. Phương pháp sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, qua các
bảng câu hỏi, thông qua điều tra thực tế tại doanh nghiệp. Ưu
điểm của dữ liệu sơ cấp là dữ liệu phù hợp với vấn đề hiện tại
cần nghiên cứu, cung cấp thông tin một cách kịp thời, là
nguồn tài liệu riêng. Tuy nhiên, chi phí thu thập dữ liệu sơ
cấp rất cao, và tốn nhiều thời gian, mẫu nghiên cứu nhỏ.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu luận văn này, tôi sử
2 cách thu thập dữ liệu sơ cấp là sử dụng phiếu điều tra trắc
nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn.
* Phiếu điều tra trắc nghiệm
- Nội dung: Phiếu điều tra tập trung vào việc làm rõ thực
trạng phát triển mô hình nhà cung ứng nội dung để phục vụ
cho việc viết luận văn tốt nghiệp.
- Cách thức tiến hành: phát phiếu điều tra trắc nghiệm đến
cán bộ nhân viên của Trung tâm, mỗi phiếu bao gồm 12 câu
hỏi theo hình thức trắc nghiệm, nội dung của các câu hỏi liên
quan đến lĩnh vực hoạt động của Trung tâm, đến tình hình
hiện tại và tương lai của Trung tâm.
+ Số phiếu trắc nghiệm phát ra : 20 phiếu
+ Số phiếu trắc nghiệm thu về : 20 phiếu
+ Số phiếu trắc nghiệm hợp lệ : 20 phiếu
+ Số phiếu không hợp lệ : 0 phiếu
* Bảng câu hỏi phỏng vấn