Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐẶT vấn đề nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh phổi biệt lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.68 KB, 34 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phổi biệt lập ( Pulmonary sequestration - PS) là một dị tật bẩm sinh
hiếm gặp của đường hô hấp. Nó là một khối nhu mô phổi không có chức năng
hô hấp, thiếu sự thông thương với các nhánh khí phế quản bình thường, biệt
lập so với tổ chức phổi lành,và tiếp nhận nguồn cung cấp mạch tù hệ thống
đại tuần hoàn, do động mạch chủ ngực. chủ bụng và các nhánh của nó cung
cấp ( trừ động mạch phế quản). Phổi biệt lập được phân chia thành hai loại :
Phổi biệt lập trong thuỳ (ISL) và phổi biệt lập ngoài thuỳ (ESL). Trong đó
phổi biệt lập trong thuỳ chiếm số lượng lớn , theo các nghiên cứu thống kê
khoảng 75-90%
Dị tật bẩm sinh đường hô hấp là rất hiếm .Phổi biệt lập chiếm 0.156.4% các dị tật ở phổi chính vì vậy nó là một dị tật càng hiếm gặp.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi biệt lập rất đa dạng , phức tạp, thay
đổi rất nhiều và phụ thuộc vào loại phổi biệt lập, kích thước và vị trí tổn
thương. Có thể điều chẩn đoán và điều trị ngay trong giai đoạn bào thai, hoặc
biểu hiện bệnh rất sớm sau sinh, nhưng cũng có những trường hợp bệnh chỉ
biểu hiện khi đã lớn tuổi.
ESL thường biểu hiện triệu chứng sớm ngay từ khi tuổi còn nhỏ ( chủ
yểu ở tuổi vị thành niên) bệnh nhân thường có triệu chứng suy hô hấp, viêm
phổi tái đi tái lại nhiều , rất dễ nhầm với tim bẩm sinh . Thậm chí có những trẻ
đến viện khi tình trạng rất nặng: suy tim, tăng áp lực dộng mạch phổi…
ISL thường biểu hiện bệnh ở tuổi trưởng thành trở đi, thường được phát
hiện khi bệnh nhân vào viện vì biến chứng : Viêm phổi , áp xe phổi, ho máu,
giãn phế quản, có thể ung thư phổi…


2


2

Tất cả các biến chứng trên đều rất nặng và nguy cơ tử vong cao nếu
không phát hiện và điều trị căng nguyên kịp thời do bệnh nặng và tái phát rất
cao.
Việc chẩn đoán phổi biệt lập hiện nay đã dễ hơn rất nhiều nhờ những
tiến bộ của ngành chẩn đoán hình ảnh, chụp MSCT – cắt lớp vi tính xoắn ốc
đa dãy đã thay thế các phương pháp cổ điển có độ chính xác không cao cũng
như phương pháp xâm lấn nhiều biến chứng như chụp động mạch. Hình ảnh
điển hình trên MSCT là một khối thường nằm ở thuỳ đáy của phổi, có thể có
màng bọc, và được cấp mau bởi các nhánh của động mạch chủ ngực hoặc chủ
bụng.
Mục đích của điều trị phổi biệt lập là điều trị triệt để nguyên nhân bằng
cách lấy bỏ tổ chức phổi biệt lập và ngăn chặn nguồn cung cấp máu của
chúng, kèm theo điều trị biến chứng kèm theo. Có 2 cách điều trị triệt để
nguyên nhân được áp dụng trên thế giới là: phấu thuật cắt bỏ thuỳ phổi biệt
lập hoặc nút mạch cung cấp máu cho phổi biệt lập. Việc chỉ định phương
pháp nào phụ thuộc vào toàn trạng bệnh nhân, đường kính động mạch bất
thường, biến chứng kèm theo của phổi biệt lập cũng như tình trang trang thiết
bị, phẫu thuật viên ở từng cơ sở ngoại khoa.
Phổi biệt lập được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ XVIII, tuy nhiên cho
đến gần 50 năm trở lại đây nó mới chính thức được nghiên cứu và bước đầu
hoạch định kế hoạch chẩn đoán cũng như điều trị . Hiện nay trên thế giới
không có một phác đồ chính thức nào trong chẩn đoán cũng như điều trị.
Nguyên nhân có thể kể đến là do bệnh rất hiếm gặp (báo cáo của các trung
tâm y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng như nghiên cứu của các trường đại học lớn
ít hơn một trường hợp mỗi năm), cỡ mẫu nghiên cứu ít, các tác giả chủ yếu
báo cáo về ca bệnh để rút ra những kết luận , giúp định hướng và không bỏ
sót bệnh nhân . Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về bênh phổi biệt lập còn rất ít



3

3

và không toàn diện. Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu với đề tài : “
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân phổi biệt lập điều
trị tại trung tâm Hô Hấp – bệnh viên Bạch Mai và khoa phẫu thuật lồng ngực
bệnh viên Trung Ương Quân Đội 108’’ với mục tiêu:


Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán phổi biệt
lập.
Từ đó đưa ra nhưng lưu ý cần làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác

phổi biệt lập trên lâm sàng.


Nhận xét kết quả điều trị bước đầu ở một số khía cạnh với một bệnh
nhân
phổi biệt lập


4

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU



ĐỊNH NGHĨA PHỔI BIỆT LẬP
Bệnh Phổi Biệt Lập là một rối loạn phát triển hình thành tổ chức Phổi

thời kỳ bào thai dẫn đến hình thành một khối kén mô phổi không có chức
năng, không có sự thông khí của phân thùy hay thùy phổi biệt lập với hệ
thống thông khí phổi lành và được cấp máu bởi hệ thống động mạch chủ và
các nhánh của nó
Hệ thống mạch máu cấp máu cho Phổi Biệt Lập không phải từ động
mạch Phế Quản mà từ động mạch Chủ Ngực hoặc động mạch Chủ Bụng
(75%) hoặc các nhánh của chúng như : Động mạch Thân Tạng, Động mạch
Lách, Động mạch Dưới Đòn, Động mạch Gian Sườn…Tĩnh mạch dẫn lưu từ
Phổi Biệt Lập đổ về tĩnh mạch Chủ Trên , tĩnh mạch Chủ Dưới hoặc tĩnh
mạch Azygous(Tĩnh mạch đơn).
Vị trí hay gặp là đáy phổi. Bên trái gặp nhiều hơn bên phải
Dị tật bẩm sinh của đường hô hấp dưới là rất hiếm. phỏi biệt lập ước
tính bao gồm 0,15-6,4 % của tất cả các dị tật bẩm sinh phổi, làm cho nó một
rối loạn càng hiếm gặp hơn nữa [1]. Tính riêng các bản báo cáo, thậm chí
các trung tâm y tế - bệnh viện thuộc trường đại học chẩn đoán ít hơn một
trường hợp mỗi năm [2], [3], [4]
1.2.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH PHỔI BIỆT LẬP
1.2.1.Thuật ngữ “Biệt Lập” bắt nguồn từ tiếng Latinh có tên là “
Sequestare” có nghĩa là “ sepatare” riêng biệt được sử dụng lần đầu tiên bởi
Pryce vào năm 1946. Năm 1771, Huber là người đầu tiên mô tả động mạch hệ
thống lạc chỗ (aberrant) cấp máu cho tổn thương phổi, tác giả nhấn mạnh
động mạch bất thường bắt nguồn từ động mạch Chủ Ngực cấp máu cho thùy
dưới phổi phải của phổi bình thường. năm 1861, Rokitansky mô tả một
trường hợp Phổi Biệt Lập đầu tiên , tác giả xác định tình trạng biệt lập phổi


5


5

ngoài thùy và tin rằng sự bất thường này là một thùy phổi phụ. Thùy phổi
Rokitansky đồng nghĩa với phổi biệt lập ngoài thùy và khẳng định là một thể
lâm sàng riêng biệt. Năm 1946, Pryce mô tả đầy đủ Phổi Biệt Lập trong thùy
và khẳng định là một thực thể lâm sàng riêng biệt
1.2.1.Phổi biệt lập nằm trong nhóm dị tật phế quản phổi ngay sau sinh
(BPFM = Bronchopulmonary – foregut malformation) được sử dụng như
một thuật ngữ chung chỉ tất cả các dị tật ở phổi xuất hiện ngay sau khi sinh.
BPFM bao gồm rất nhiều dị tật như: dị tật đường thở bẩm sinh hoặc thuỳ phổi
khí phế thũng bẩm sinh, …Tuy nhiên, ngày xưa thuật ngữ này lại được sử
dụng rộng rãi cho một biến thể hiếm hoi của nó là Phổi biệt lập (PS), trong đó
nhu mô phổi cô lập lại thông thương với đường tiêu hoá
Ngày nay , thuật ngữ phổi biệt lập được sử dụng tách biệt để phân biệt
với các dị tật khác của BPFM
1.2.2. Khi chưa có chẩn đoán hình ảnh, phổi biệt lập chỉ được phát hiện
qua mổ tử thi hoặc tình cờ mở ngực can thiệp
Trong 100 năm trở lại đây, kể từ khi chiếc máy X-quang đầu tiên ra đời
, chẩn đoán phổi biệt lập chủ yếu dựa vào lâm sàng và chụp phim thấy khối
mờ ở đáy phổi bên tổn thương, sẽ có chỉ định mở ngực và chẩn đoán chunhs
xác phổi biệt lập nhờ mở ngực.
Khi chiếc máy chụp động mạch can thiệp qua da ra đời, các thế hệ y
bác sỹ đã vui mừng khôn xiết khi nhờ nó mà có thể biết tường tận được giải
phẫu hệ động mạch và các tổn thương động mạch của cơ thể, trong đó cũng
có các động mạch ở ngực. Lúc đó chụp động mạch can thiệp qua da với hình
ảnh động mạch bất thường xuất phát từ động mạch chủ tới nhu mô phổi tổn
thương được coi là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh phổi biệt lập.
Ngày nay, khi tiến bộ của công nghệ điện quang, MRI, MSCT – chụp
cắt lớp xoắn ốc đa dãy đã thay thế gần như hoàn toàn chụp động mạch can



6

6

thiệp qua da : một thủ thuật xâm lấn, nhiều biến chứng và chụp tốn thời gian,
không những thế kết quả mà nó mang lại có độ nhậy và độ đặc hiệu cao hơn
phương pháp cũ rất nhiều. Ngoài quan sát được hệ động mạch nó còn cho
phép đánh giá tổn thương nhu mô phổi một cách chính xác. Nhưng vì MRI
cho tỷ lệ của hình ảnh giả trong phổi biệt lập cao (do nhưng cử động hô hấp
tạo nên theo [5], [6],[7], [8]), nên MSCT đã trở thành phương pháp cận lâm
sàng ưu tiên lựa chọn số một trong chẩn đoán phổi biệt lập. Ban đầu thường
sử dụng MSCT 32 dãy, hiện giờ ưa chuộng sử dụng MSCT 64 dãy, 320 dãy…
vì độ phân giải cao, cho kết quả sắc nét, hơn nữa còn có thể dựng hình trong
không gian 3 chiều, cho ta cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất về tổn thương
phổi và giải phẫu hệ động mạch nuôi phổi biệt lập
MSCT không những có khả năng chẩn đoán chính xác mà còn giúp các
bác sỹ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
1.2.3. Phương pháp điều trị phổi biệt lập cổ điển nhất là mở ngực, cắt
cả khối thuỳ phổi hoặc từng đoạn thuỳ phổi tổn thương kèm thắt động mạch
nuôi dưỡng nhu mô phổi đảm bảo mục tiêu điều trị là lấy hết nhu mô phổi biệt
lập và thắt động mạch cấp máu cho nó. Ngày nay cừng với tiến bộ của chẩn
đoán hình ảnh, nội soi phát triển mạnh mẽ, mổ nội soi với nhiều ưu điểm như
chảy máu ít, nhiễm khuẩn ít, thời gian hồi phục sớm, thời gian dẫn lưu
khoang màng phổi giảm xuống, mà tỷ lệ giải quyết nguyên nhân tương đương
mổ mở nên được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm phấu thuật lồng ngực lớn
trên thế giới.
Trong khoảng 20-30 năm trở lại đây khi công nghệ chẩn đoán hình ảnh
phát triển và mở rộng vào điều trị can thiệp, phổi biệt lập đã có nhưng bước

tiến đầu tiên trong can thiệp mạch máu nhờ nút mạch mà không cần thiết phải
mổ. Nó đã biến điều trị phổi biệt lập trở nên đơn giản hơn. Công nghệ này
được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và các nước châu Âu, chính nó cũng phát triển


7

7

một cách mạnh mẽ ở các quốc gia châu Á bên cạnh chúng ta như Nhật Bản,
Hàn Quốc… Ở Việt Nam, công nghệ này đang trên đà phát triển và đã áp
dụng thành công tại trung tâm phẫu thuật lồng ngực tim mạch bệnh viện Việt
Đức. tuy nhiên chỉ định của Can thiệp mạch hạn chế hơn nhều so với phấu
thuật lồng ngực và đòi hỏi trang thiết bị máy móc cũng như trình độ kỹ thuật
viên mà không phải trung tâm cũng như bác sỹ phẫu thuật tim mạch lồng
ngực nào cũng có thể giải quyết được.
1.3. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ PHỔI
1.3.1Sự phân nhánh của Động mạch và Tĩnh mạch phổi
1.3.1.1.Có hai động mạch phổi phải và trái tách ra từ thân động mạch
phổ
Động mạch phổi phải chạy ngang sang phải, qua rốn phổi, bắt chéo mặt
trước phế quản chính phải ngay dưới phế quản thuỳ trên.
Động mạch phổi trái nhỏ hơn và ngắn hơn, chạy chếch lên trên sang
trái bắt chéo mặt trước phế quản chính trái ở phía trên phế quản thuỳ trên.
Vào trong phổi, cả hai động mạch chạy xoắn quanh than phế quản
chính và cũng phân chia thành các nhánh thuỳ , các nhánh cho phân thuỳ rồi
lại tiếp tục phân chia nhỏ dần cho tới mạng mao mạch quanh phế nang.
Các lưới mao mạch quanh phế nang tập trung dần để đổ vào các tĩnh
mạch quanh tiểu thuỳ, các tĩnh mạch nhỏ hợp nên các tĩnh mạch lớn dần cuối
cùng tạo thành hai tĩnh mạch phổi trên và dưới ở mỗi bên và đổ và tâm nhĩ

trái.
1.3.1.2Động mạch và Tĩnh mạch Phế quản
Động mạch nuôi dưỡng cho cây phế quản và mô phổi là các nhánh của
động mạch chủ ngực, thường có 1-2 nhánh mỗi bên và đi sau phế quản chính.
Sau khi qua rốn phổi vào phỗi, các động mạch phế quản phân chia thành các
nhánh nhỏ hơn tới thuỳ và phân thuỳ và tận cùng ở các tiểu phế quản hô hấp.


8

8

Các tĩnh mạch sâu dẫn lưu máu từ trong phổi đổ vào tĩnh mạch phổi,
còn các tĩnh mạch nông dẫn lưu máu từ phế quản ngoài phổi và màng phổi đổ
vào các tĩnh mạch bán đơn và bán đơn phụ
1.3.2. Phân chia thuỳ và phân thuỳ phổi
1.3.2.1.Phổi phải được chia thành ba thuỳ : thuỳ trên, thuỳ giữa và
thuỳ dưới bởi hai khe, khe chếch và khe ngang. Khe chếch ngăn cách thuỳ
dưới với các thuỳ giữa và trên, khe ngang ngăn cách thuỳ trên với thuỳ giữa.
1.3.2.2.Phổi trái được chia thành hai thuỳ : thuỳ trên và thuỳ dưới bởi
khe chếch
1.3.2.3. Cả 2 phổi đều được phân chia thành 10 phân thuỳ
1.4. PHÂN LOẠI PHỔI BIỆT LẬP: theo giải phẫu
Có 2 loại phổi biệt lập : trong thùy( intralobar sequestration) chiếm
khoảng 75% -90% và ngoài thùy (extralobar sequestration) chiếm khoảng
25%.
1.4.1Phổi biệt lập trong thùy:
1.4.1.1.Là phổi biệt lập được giới hạn trong nhu mô phổi bình thường,
thường ở phân thùy đáy sau của thùy dưới cạnh cột sống mặc dù có thể lan tới
các phân thùy phổi liền kề và không có màng phổi riêng bao bọc.

1.4.1.2.Tỷ lệ gặp nhiều hơn phổi biệt lập ngoài thùy (75%).
1.4.1.3.Thường gặp ở thùy đáy phổi trái (65%).
1.4.1.4.Động mạch cấp máu nuôi từ động mạch chủ ngực chiếm 75% ,
còn lại là động mạch chủ bụng và động mạch liên sườn.
1.4.1.5.Tĩnh mạch dẫn lưu theo tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái.
1.4.1.6.Tỷ lệ bị bệnh ở nam: nữ là như nhau và hiếm khi đi kèm cùng
các bất thường khác của cơ thể.
1.4.1.7.Biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn.
1.4.1.8.Hay gặp nhiếm trùng tái phát.


9

9

1.4.1.9.Có thể là tổn thương bẩm sinh hoặc tổn thương do mắc phải
( có thể do tắc nghẽn phế quản hoặc viêm phổi sau tắc nghẽn mãn tính).
1.4.1.10.Không có động mạch phổi hoặc cây phế quản.GPB có thể tổn
thương mô đặc hoặc nang chứa dịch máu, chất nhày,khí thũng… hầu hết là
cấu trúc giàu mạch máu do bội nhiếm đông đặc phổi lân cận, viêm nhiễm mạn
tính kích thích sinh mạch.
1.4.1.11.Phổi biệt lập trong thuỳ lại chia thành 2 thể:


Thể Pryce: không có phế quản tới phế quản phân thùy phổi biệt lập
hoặc có chỉ là 1 mỏm cụt phế quản dài vài cm. Không có động mạch
phổi thùy hoặc động mạch phổi phân thùy tương ứng với thùy hoặc
phân thùy phổi biệt lập. (không có động mạch nuôi dưỡng tổ chức phổi
biệt lập).




Thể Le Brigand Dupper: Tổ chức phổi biệt lập có tất cả các nhánh phế
quản phân thùy nhưng tận cùng của phân chia các nhánh đó là những
kén như tổ ong.Các nhánh động mạch phổi thùy, phân thùy có đầy đủ.
1.4.2.Phổi biệt lập ngoài thùy:
1.4.2.1.Là phổi biệt lập có màng phổi riêng bao bọc.Thùy phổi bất

thường nằm ngoài lá tạng màng phổi.Được mô tả như một tổn thương kiểu
thùy phổi phụ.
1.4.2.2.Tỷ lệ gặp ít hơn phổi biệt lập trong thùy (25%).
1.4.2.3.90% gặp ở đáy trái thùy dưới trái
1.4.2.4.Động mạch nuôi thường là động mạch chủ Bụng
1.4.2.5.Hồi lưu tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch Azygos( tĩnh mạch Đơn)
hoặc hemiazygos (tĩnh mạch bán đơn) rồi về nhĩ phải.
1.4.2.6.Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam(4:1) và thường đi kèm với
các bất thường khác của cơ thể: dị dạng tuyến nang bẩm sinh (congenital


10

10

cystic adenomatoid malformation), thoát vị hoành bẩm sinh (congenital
diaphragmatic hernia), bệnh tim bẩm sinh, bất thường cột sống…
1.4.2.7.Biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
1.4.2.8.Được bao bọc bởi màng phổi riêng vì vậy ít xuất hiện tình
trạng nhiễm trùng
1.4.2.9.Là tổn thương bẩm sinh
1.4.2.10.Thùy phổi biệt lập là một khối nhu mô mềm đồng nhất, chứa

các tiểu phế quản bị giãn, ống phế nang và phế nang, mô kẽ.có thể là nang
chứa đầy dịch, hiếm khi chứa khí, tổn thương nằm tiếp giáp với thực quản đôi
khi xuất hiện đường rò.
1.4.3.So sánh phổi biệt lập trong và ngoài thùy:
Tuổi phát hiện
Triệu chứng
Hình thái

Trong thùy
Người lớn & tuổi vị thành niên
Thường bị nhiễm trùng
Nằm trong thùy phổi, không có

Ngoài thùy
Dưới vị thành niên
Hiếm khi bị nhiễm trùng
Nằm ngoài thùy phổi, có

Vị trí tổn thương
Động mạch nuôi
TM hồi lưu
Sự xuất hiện

màng phổi bao bọc
65% ở thùy đáy trái
ĐM chủ ngực là chủ yếu
Thường là TM Phổi
Thường là chứa khí

màng phổi bao bọc riêng

90% ở đáy trái thùy dưới trái
Thường là ĐM chủ bụng
Thường là TM Đơn
Hiếm chứa khí, chủ yếu chứa
dịch

1.5. SINH LÝ BỆNH
1..5.1Cơ sở phôi thai cho sự phát triển phổi biệt lập và dị tật bẩm sinh
khác của đường hô hấp dưới là không rõ ràng [2], [3]. Tổn thương có thể xảy
ra rất sớm trong sự phát triển của phôi thai, trước khi tách lưu thông động
mạch chủ và động mạch phổi [9]. Một khả năng là tất cả các dị tật sau sinh
bắt nguồn từ phôi nguyên thuỷ và nụ phổi nguyên thủy đại diện cho hình ảnh
(sự phân bố theo tính chất )của phôi thai bất thường [9], [10], [11]. Ví dụ, bất
thường phát triển trong quá trình hình thành chồi phổi có khả năng có thể dẫn


11

11

đến PS , BPFM, bẩm sinh thùy phổi khí phế thũng, bẩm sinh phổi dị tật
đường thở (CPAM, CCAM), hoặc bất thường u nang PQ [12], [13].
1.5.2.Một lời giải thích là một phần của phổi đang phát triển đươc tách
ra khỏi phần còn lại của cơ quan bằng cách chịu đè ép từ các cấu trúc thuộc
hệ tim mạch, kéo theo có hệ thống mạch từ động mạch chủ bất thường, hoặc
không tương xứng với lưu lượng máu phổi. Thật không may, giả thuyết này
không hoàn toàn giải thích tất cả các loại tổn thương, đặc biệt BPFM [2], [3].
1.5.3.Một quan điểm khác là một số ILS có thể mắc phải chứ không
phải là một tổn thương bẩm sinh. Trong một loạt 15 mẫu bệnh lý của ILS, hầu
hết được cho là đại diện cho một trong hai dị tật đa u nang mà không được

công nhận cho đến khi họ trở thành bị nhiễm bệnh, hoặc phổi phát triển bình
thường được cung cấp bởi một động mạch hệ thống khác thường [14]. Nguồn
gốc mắc phải sau khi sinh tiềm năng của ILS cũng được hỗ trợ bởi độ tuổi
phát bệnh. ILS thường xuất hiện trong tuổi vị thành niên có dấu hiệu và triệu
chứng của nhiễm trùng tái phát, trong khi ELS thường xuất hiện trong giai
đoạn vị thành niên với tổn thương về đường hô hấp
1.6. GIẢI PHẪU BỆNH
1.6.1.Đại thể: PS được đặc trưng bởi vị trí , phần nhu mô phổi biệt lập
thông thương với các cấu trúc khác , cung cấp máu của hệ mạch , và kết hợp
với các bất thường khác.
1.6.1.1.Vị trí :
Hầu hết PS xảy ra ở các thùy dưới; Tuy nhiên, nó có thể xảy ra bất cứ
nơi nào trong ngực [15]. Ngoài ra, ELS có thể hiểu như một màng phổi ngăn
nhỏ tách biệt hẳn với lá tặng màng phổi bình thường hoặc khối sau phúc mạc
[16]. Mặc dù mức độ gặp ở vị trí chiếm tỷ lệ đa số khác nhau giữa các ISL
và ESL, ELS hầu như luôn luôn liên quan đến phổi trái. Trong ILS có mức
độ ưu thế phổi trái thấp hơn; khoảng 60 % các trường hợp nằm trong phân


12

12

thuỳ sau của thùy dưới bên trái [2], [17], [18], [19], [20]. Ngược lại, BPFM
hay gặp hơn ở phổi bên phải Trường hợp hiếm hoi của PS hai bên phổi cũng
đã được báo cáo [21]
1.6.1.2. Mối liên kết
ILS không có phế quản của nó và không thông với cây phế quản. Nếu
một liên kết tồn tại, đó là bất thường. Tuy nhiên, các liên kết bất thường có
thể liên kết PS với phế quản khác, nhu mô phổi, hoặc đường tiêu hóa [19].

Những kết nối này và hoặc các lỗ - khe rỗng của Kohn có thể cho phép vi
khuẩn xâm nhập vào PS và gây nhiễm trùng tái phát, thường thấy ở ILS
ELS tương tự như ILS, không liên hệ với cây phế quản gốc. Nó có thể
kết nối với đường tiêu hóa, hoặc hiếm hơn là các cấu trúc trong phổi [19].
Biến chứng nhiễm trùng không phổ biến trong ELS.
1.6.1.3.Cung cấp mạch máu
Trong ILS, nguồn cung động mạch thường có nguồn gốc từ động mạch
chủ ngực thấp hoặc động mạch chủ bụng trên. Trong một loạt 25 trường hợp ,
16 trường hợp có một thân động mạch duy nhất và 9 trường hợp còn lại có
nhiều mạch động mạch [22].Hệ thống tĩnh mạch thường về tâm nhĩ trái, mặc
dù có các nhánh hồi lưu bất thường của hệ tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch đơn,
hoặc có thể về tâm nhĩ phải [19].
Nói chung, cấp máu động mạch của ELS xuất phát từ một nhánh khác
thường phát sinh từ động mạch chủ ngực [19]. Nhánh thường nhỏ, với lưu
lượng thấp. Tổn thương thường có hệ thống tĩnh mạch hồi lưu bất thường về
tâm nhĩ phải, tĩnh mạch chủ, hoặc hệ thống tĩnh mạch đơn [23]
1.6.4. Bất thường liên quan
Bất thường bẩm sinh có thể đi kèm với PS , xảy ra thường xuyên hơn ở
những bệnh nhân ELS so với ILS. Trong 28 trường hợp ở trẻ em và người
lớn, dị tật kèm theo xảy ra trong 43 % ELS và 17 % của ILS [1]. Bất thường


13

13

liên quan bao gồm thoát vị hoành bẩm sinh, dị tật cột sống, bệnh tim bẩm
sinh, giảm sản phổi, đại tràng …[2], [3]. Dị tật bẩm sinh đường thở (CPAM)
đôi khi được ghi nhận cộng hợp với ELS, xảy ra ở 23 trên 46 trường hợp
(50% ) ở báo cáo [10].

1.6.2.Vi thể:
1.6.2.1. ELS có thể giống nhu mô phổi bình thường hoặc nhu mô phổi
đang phát triển ở thời kỳ bào thai tương tự như các loại u nang nhỏ của
CPAM.
1.6.2.2.ILS gặp thường xuyên hình ảnh biến đổi bất thường trên một
nền còn một vài vũng nhu mổ phổi bình thường. Trên lát cắt nhu mô phổi biệt
lập thường được phân định rõ ràng với các nhu mô bình thường lân cận. Nhu
mô bất thường đã lan rộng tổn thương và dày lên gây tổn thương nhu mô phổi
lành.Phế quản vùng tổn thương thường giãn ra và chứa đầy chất nhầy.
Sự xuất hiện mô phổi thường trong ILS cho thấy sự biến dạng các nhu
mô phổi nhiều hơn ELS, với đặc điểm: các vùng viêm, tích tụ chất nhầy, mủ
và hình thành cũng như biến đổi những nang nhỏ. Đôi khi các kênh bạch
huyết giãn có liên quan đến tổn thương. ILS có thể giống như CPAM u nang
nhỏ loại hoặc hẹp phế quản.
Trong một số trường hợp, tổn thương có thể kết hợp giữa PS và CPAM
[10], [11], . Trong một báo cáo, năm trường hợp ILS và một trong những ELS
đã được chẩn đoán trước khi sinh đã có một nhánh của động mạch chủ đi đến
nuôi dưỡng cho tổn thương , nhưng mô học lại phù hợp với CPAM. Trong
loạt mẫu bệnh phẩm của nghiên cứu khác , 23 trong 46 trường hợp ELS có
kết quả mô học là CPAM typ 2 [10]. Trong số này, 11 trường hợp là u niêm
cơ vân thoái hóa.
1.7.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG PBL
1.7.1Lâm sàng


14

14

1.7.1.1.Tổ chức Phổi Biệt Lập phát triển lớn lên cùng tuổi đời của

người bệnh. Thường người bệnh không có biểu hiện lâm sàng khi ở giai đoạn
chưa có biến chứng nếu phát hiện ở giai đoạn này thường do khám sức khỏe
tình cờ. Đến khi tổ chức PBL phát triển lớn dần hoặc hoặc có biến chứng như
nhiễm trùng, ho máu, giãn phế quản, ung thư hóa… thì người bệnh mới phát
hiện ra
Các biến chứng hay gặp của phổi biệt lập:




Trẻ em:


Viêm phổi tái diễn nhiều lần,



Suy tim, tăng áp lực động mạch Phổi

Trẻ lớn và người lớn:


Viêm phổi tái diễn, nhiễm trùng phổi kéo dài



Abces phổi




Bội nhiễm lao, nấm



Ho máu [24], [25]



Giãn phế quản



Tràn dịch, tràn khí màng phổi



Ung thư hóa [26]
1.7.1.2. ELS điển hình biểu hiện sớm hơn so với ILS , mặc dù khác

nhau ở các báo cáo khác nhau [10], [17], [2], [3],[18], [20], [27].Việc chẩn
đoán có thể được thực hiện sớm ở trẻ sơ sinh hoặc đang lớn với các triệu
chứng của nó ; Tuy nhiên, một số trường hợp của ELS được phát hiện ở
người lớn. Trong một loạt, tuổi chẩn đoán dao động từ trẻ sơ sinh đến 65 tuổi
[10]. Trong số 50 trường hợp ELS, 12 đã có chẩn đoán trước khi sinh và 23
trường hợp đã được phát hiện trong giai đoạn ba tháng đầu của trẻ.
Vì vậy, bất kỳ bệnh nhân nào vào với các bệnh cảnh lâm sàng trên ta
phải chẩn đoán xem bệnh nhân có bị Phổi Biệt Lập không vì điều trị các bệnh


15


15

trên chỉ là điều trị ngon không giải quyết được gốc rễ của vấn đề nên nguy cơ
tái phát rất cao
1.7.2. Cận lâm sàng
Bệnh nhân PBL vào viện vơi rất nhiều lý do nên cận lâm sàng cũng
phong phú và phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân
Gồm:
1.7.2.1.Xét nghiệm chẩn đoán bệnh phổi biệt lập
1.7.2.2. Xét nghiệm chẩn đoán biến chứng
1.7.2.3. Xét nghiệm phục vụ điều trị
Trong đó xét nghiệm chẩn đoán biến chứng và phục vụ điều trị phụ
thuộc vào loại biến chứng, còn xét nghiệm chẩn đoán PS có thể làm : chụp
dộng mạch có cản quang, MRI và MSCT nhưng chính xác nhất vẫn là MSCT.
1.8. CHẨN ĐOÁN PS
1.8.1.Chẩn đoán xác định
1.8.1.1. Chẩn đoán trước sinh
1.

Hình ảnh SA: Khối tăng âm nằm phía sau phổi kèm theo

đa ối, phù thai. Thường có hình tam giác, tăng âm, cần chẩn đoán phân
biệt với bệnh phổi tuyến nang typ III, dựa vào siêu âm Doppler màu.
( Bệnh Phổi tuyến nang ĐM nuôi phổi xuất phát từ ĐM Phổi)
2.
Vùng tăng âm đáy phổi trái được cấp máu bởi ĐM Chủ
3.
Cắt ngang ngực ở 22 đến 24 trên SA 4D thấy một khối hồi
âm dày đồng dạng ở phần thấp lồng ngực trái. Vùng hồi âm dày đồng

dạng được cung cấp máu nuôi từ ĐMC.Hay vùng tăng tín hiệu trên T2
đồng thời thấy mạch máu nuôi xuất phát từ ĐM chủ. Hay gặp các di
dạng phối hợp theo bao gồm thoát vị hoành, dị dạng nang tuyến phổi.
4.
Ngoài ra Chụp cộng hưởng từ trước khi sinh (MRI) có thể
giúp phân biệt PS với CPAM, thoát vị hoành bẩm sinh (CDH), hoặc tổn
thương phổi ít phổ biến khác


16

16

1.8.1.2. Chẩn đoán xác định sau sinh dựa vào MSCT
1.

Hình ảnh điển hình gồm:



Nang chứa dịch



Hang chứa cả dịch lẫn khí



Đông đặc dạng viêm phổi
2.

3.

Vị trí hay gặp là đáy phổi
Nhánh động mạch cấp máu bất thường của vùng nhu mô

phổi tổn thương xuất phát từ động mạch chủ ngực hoặc động mạch chủ
bụng. Có thể có 1 hoặc nhiều nhánh
4.
Tĩnh mạch hồi lưu có thể đổ về hệ tĩnh mạch đơn, tĩnh
mạch chủ…
1.8.2.Chẩn đoán phân biệt:
1.8.2.1.Chẩn đoán phân biệt của phổi biệt lập bao gồm tổn thương
phổi nang khác, chẳng hạn như CPAM. Trái ngược với phổi biệt lập, CPAM
có kết nối với cây phế quản và được cấp máu từ tuần hoàn phổi. Tuy nhiên,
tổn thương lai với các đặc tính mô học của CPAM và một nguồn cấpmáu từ
động mạch chủ đã được báo cáo [11]. Trong một nghiên cứu khác, 25 trong
50 trường hợp phổi biệt lập liên kết với một CPAM [10].
1.8.2.2.Ngoài CPAM, chẩn đoán phân biệt của phổi biệt lập bao gồm
các tổn thương ngực với một vùng tổn thương biệt lập khác. Bao gồm thoát vị
hoành bẩm sinh, u nang phế quản và thùy phổi khí phế thũng bẩm sinh. Phổi
biệt lập cũng có thể bị nhầm lẫn với một khối u trung thất như u quái hoặc u
nguyên bào thần kinh.
1.9. ĐIỀU TRỊ
1.9.1.Nếu phát hiện PBL khi chưa có biến chứng thì phải điều trị căn
nguyên để tránh BC
1.9.2.Nếu đã có biến chứng thì phải điều trị song song cả biến chứng
và căn nguyê


17


17

1.9.3.Điều trị Nội khoa PBL nhằm mục đích điều trị triệu chứng và
biến chứng nhưng các biến chứng này sẽ tái phát chừng nào chưa giải quyết
dứt điểm nguyên nhân
1.9.4.Điều trị căn nguyên PBL trên thế giới hiện nay áp dụng 2
phương pháp:
1.9.4.1Phẫu thuật cắt bỏ thùy hay phân thùy PBL được chỉ định
trong TH có biến chứng nhiễm trùng phổi tái phát, abces phổi, ung thư phổi…
1.9.4.2.Điện quang can thiệp ( nút các nhánh mạch cấp máu của PBL
bằng Coil hoặc Amplazer)khi có biến chứng ho ra máu tái phát ,tăng áp lực
ĐM phổi và có cuống mạch nuôi rõ.
1.9.4.3. Chọn phương pháp nào phụ thuộc tình trạng bệnh, thể trạng
bệnh nhân và phương tiện kỹ thuật
1.9.5. Về nguyên tắc điều trị phẫu thuật cắt bỏ phổi biệt lập trong
thùy:


Thể Pryce cắt bỏ tổ chức phổi biệt lập cùng với thùy mà phổi biệt
lập nằm trong đó (cắt thùy phổi)



Thể Le Brigand Dupper người ta có thể cắt riêng tổ chức phổi biệt
lập mà vẫn giữ lại tổ chức phổi lành xung quanh nhất là trong
trường hợp tổ chức phổi biệt lập chưa có nhiễm trùng. Nhưng không
phải trường hợp phổi biệt lập nào của thể Le Brigand cũng có thể
cắt riêng được phổi biệt lập mà giữ lại phần phổi xung quanh mà
vẫn phải cắt cả phổi biệt lập lẫn thùy phổi chứa phổi biệt lập, vì phổi

biệt lập thường nhiễm trùng lan ra xung quanh phần thùy phổi khác.

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


18

18

2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
2.1.1.1.Chẩn đoán xác định là PBL dựa trên lâm sàng và chụp
MSCT , điều trị tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai
2.1.1.2.Hoặc được chẩn đoán sau mổ là PBLtại khoa phẫu tại khoa
phẫu thuật lồng ngực bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
2.1.1.3.Thời gian : từ 09/ 2010 đến 01/2014.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu
hồ sơ bệnh án.
2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu hồi cứu trên hồ sơ
bệnh án của 10 bệnh nhân PBL tại phòng lưu trữ hồ sơ thuộc Phòng kế hoạch
tổng hợp bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Mỗi
bệnh nhân được điền các thông tin vào 1 bệnh án mẫu.
2.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng được khai thác từ bệnh án làm khi vào
viện, bệnh lịch, nhận xét diễn biến lâm sàng hàng ngày và tổng kết ra viện.
2.2.2.2.Xét nghiệm cận lâm sàng được khai thác từ các phiếu xét
nghiệm trong hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm ghi ở phần theo dõi bệnh
nhân hàng ngày của bác sỹ điều trị.

2.2.2.3. Riêng kết quả X-quang phổi chuẩn, Cắt lớp vi tính thường và
cắt lớp vi tính xoắn ốc đa dãy (MSCT) được nghiên cứu từ kết quả của khoa
Chẩn Đoán Hình Ảnh.
2.2.2.4. Các thông tin về điều trị tuyến trước được khai thác từ giấy
chuyển viện, bệnh án lúc vào viện, bệnh lịch.
2.2.3. Các thông tin được lấy ra từ hồ sơ bệnh án bao gồm:
2.2.3.1. Phần hành chính: tuổi, giới, nghề nghiệp
2.2.3.2. Lý do vào viện: sốt, ho đờm, ho máu, đau ngực…
2.2.3.3. Tiền sử các bệnh đã được ghi nhận trước đó


19

19

2.2.3.4.Thông tin ở tuyến trước: thời gian bị bệnh trước khi vào viện
đầu tiên, thời gian điều trị tại tuyến trước, chẩn đoán ở tuyến trước.
2.2.3.5.Triệu chứng lâm sàng:


Triệu chứng cơ năng: ho, khó thở, đau ngực, sốt…



Triệu chứng toàn thân: hội chứng nhiếm trùng, hội chứng thiếu máu,
gầy sút cân…



Triệu chứng thực thể: hội chứng đông đặc, hội chứng ba giảm, rale ở

phổi…
2.2.3.6.Triệu chứng cận lâm sàng



Chẩn đoán hình ảnh:


X-quang phổi chuẩn: Mô tả vị trí tổn thương, hình ảnh
tổn

thương, số lần chụp X-quang của bệnh nhân và so sánh với kết quả lần
trước.


Cắt lớp vi tính thường và cắt lớp vi tính xoắn ốc đa dãy:
mô tả

vị trí, hình ảnh tổn thương, động mạch cấp máu và tĩnh mạch hồi lưu.


Nội soi phế quản



Bilan viêm: số lượng và công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP…



Giải phẫu bệnh tổ chức phổi sau phẫu thuật: Đại thể và vi thể




Các xét nghiệm các cần cho chẩn đoán và điều trị
2.2.3.7.Chẩn đoán bệnh PBL : lúc vào viện, sau khi có kết quả chụp

MSCT, trước mổ, trong và sau mổ.
2.2.3.8.Phương pháp điều trị PBL:


Điều trị biến chứng



Điều trị nguyên nhân: Phẫu thuật hoặc nút mạch


20

20



Phương pháp điều trị khác: Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ trước
và sau mổ



Kết quả điều trị: Sau phẫu thuật: khỏi, đỡ, không đỡ, nặng hơn, tử vong
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập được xử lý bằng tay với các thuật toán Y học thống kê.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.TUỔI, GIỚI VÀ NGHỀ NGHIỆP
3.1.1.Tuổi và giới
Bảng 1: Sự phân bố nhóm tuổi và giới trong bệnh phổi biệt lập (n=10)
Nhóm

Nam

Nữ

tuổi

Số bệnh

Tỷ lệ %

5
4
0
1
10

50
40
0
10
100

nhân

15-29
30-44
45-60
>60
Tổng

3
1
0
1
5

2
3
0
0
5

Nhận xét:
3.1.1.1. Nghiên cứu của tôi chỉ thực hiện trên bệnh nhân trưởng
thành, tuổi nhỏ nhất là 20, tuổi lớn nhất là 68. Tuổi trung bình là 32,2 với độ
lệch chuẩn là 13,9
3.1.1.2. Nhóm tuổi từ 15-29 gặp nhiều nhất sau đó đến nhóm tuổi 3044 . Nhóm tuổi không gặp trong nghiên cứu này là 45-60
3.1.1.3.Tỷ lệ gặp ở nam và nữ là như nhau, trong đó nam gặp nhiều hơn
nữ ở nhóm tuổi 15-29 , nhưng nữ lại gặp nhiều hơn nam ở nhóm tuổi 30-44.
3.1.2.Nghề nghiệp
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp trong bệnh phổi biệt lập
Nghề nghiệp

Số bệnh nhân


Tỷ lệ %


21

21

Công nhân
Trí thức
Sinh viên
Tự do
Tổng
Nhận xét: tỷ lệ mắc ở công

3
30
3
30
1
10
3
30
10
100
nhân , trí thức và nhóm nghề tự do là như

nhau, chiếm 30%. Sinh viên chiếm 10%
3.2.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH PHỔI BIỆT LẬP
3.2.1.Tiền sử mắc bệnh trước đó

Bảng 3: Tiền sử bệnh đã được ghi nhận trước đó (n=10)
Tiền sử và yếu tố thuận lợi
Tại phổi Bẩm sinh
Kén phổi
Mắc phải
Áp xe phổi
Giãn động mạch phế quản
U phế quản
Xẹp phổi
Ho máu
Ngoài phổi
Khoẻ mạnh
Tổng

Số bệnh nhân
1
1
1
1
1
1
0
4
10

Tỷ lệ %
10
10
10
10

10
10
0
40
100

Nhận xét:
Số bệnh nhân có tiền sử bệnh chiếm đa số (60%). Trong đó, tất cả đều
có tiền sử mắc các bệnh tại phổi.Trong đó: một bệnh nhân có kén phổi bẩm
sinh và được chẩn đoán năm 2 tuổi, một bệnh nhân bị xẹp một phân thuỳ phổi
do viêm phế quản nhiều lần khi còn nhỏ, còn lại 4 bệnh nhân khác có tiền sử
mắc bệnh về phổi đã được chẩn đoán và điều trị
3.2.2.Thời gian vào viện trước khi bị bệnh của bệnh nhân phổi biệt lập
Bảng 4: Thời gian bị bệnh của bệnh nhân phổi biệt lập trước khi nhập
viện (n=10)
Thời gian (ngày)
<14

Số bệnh nhân
3

Tỷ lệ %
30


22

22

14-29

>30

4
3

40
30

Nhận xét:
Thời gian bị bệnh trước khi vào viện 14-29 ngày và chiếm tỷ lệ cao
nhất (40%), còn lại thời gian nhỏ hơn 14 ngày và trến 30 ngày trước khi vào
viện chiếm tỷ lệ thấp 30%. Trong đó có một bệnh nhân đi khám tình cờ phát
hiện ra bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng trước đó, một bệnh nhân có thời
gian bị bệnh trước đo 3 tháng, một bệnh nhân có thời gian biểu hiện bệnh đọt
này là một tuần nhưng thường xuyên có những đợt bệnh diễn biến như vậy 5
năm nay và chưa một lần được chẩn đoán phổi biệt lập
3.2.3. Lý do vào viện
Chúng tôi lựa chọn một lý do chính khiến bệnh nhân phải nhập viện
Bảng 5: Lý do vào viện chính của bệnh nhân phổi biệt lập (n=10)
Lý do vào viện
Ho kéo dài
Ho máu
Ho đờm
Ho mủ
Đau ngực
Sốt
Tình cờ đi khám phát hiện
Tổng

Số bệnh nhân

1
2
2
1
2
1
1
10

Tỷ lệ %
10
20
20
10
20
10
10
100

Nhận xét:
Lý do khiến bệnh nhân phải đến viện hay gặp là ho máu, ho đờm và
đau ngực( chiếm 20% cho mỗi lý do), các lý do khác ít gặp hơn
3.2.4.Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân phổi biệt lập (n=10)
Bảng 6: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân phổi biệt lập
Triệu chứng lâm sàng

Số

bệnh Tỷ lệ %



23

23

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thực thể

Triệu chứng toàn thân

Ho khan
Ho máu
Ho mủ
Ho đờm
Đau ngực
Khó thở
Rung thanh giảm
Gõ vang
Rì rào phế nang giảm
Rale nổ
Rale ẩm
Hội chứng đông đăc
Hội chứng ba giảm
Sốt
Hạch thượng đòn trái

nhân
2
2

1
4
5
1
1
1
5
4
2
3
1
4
1

20
20
10
40
50
10
10
10
50
40
20
30
10
40
10


Nhận xét:
3.2.4.1.Triệu chứng cơ năng


Hay gặp nhất là Ho (90%) trong đó ho có đờm chiếm nhiều nhất 40%,
ho máu và ho khan gặp 20%.



Sau đó là đau ngực bên tổn thương chiếm 50%
3.2.4.2.Triệu chứng thực thể



Gặp nhiều nhất là rì rào phế nang giảm(50%), sau đó là rales nổ (40%)
và hội chứng đông đặc (30%)



Các triệu chứng khác ít gặp hơn
3.2.4.3.Triệu chứng toàn thân:



chủ yếu gặp sốt (40%)



Có 1 bênh nhân có hạch thượng đòn trái: kích thước 2x2 cm, mật độ
chắc, không di động, ấn đau

3.3.ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
3.3.1.X-quang phổi chuẩn

90


24

24

Trong 10 bệnh nhân có 6 bệnh nhân được chụp phim X-quang phổi
chuẩn (chiếm 60%)
3.3.1.1. Vị trí và số ổ tổn thương trên phim chụp X-quang
Bảng 7: Bảng vị trí tổn thương trên phim chụp X-quang phổi chuẩn
(n=6)
Vị trí tổn thương
Phổi phải
Phổi trái

Thuỳ trên
Thuỳ giữa
Thuỳ dưới
Thuỳ trên
Thuỳ dưới

Tổng

Số bệnh nhân
0
0

4
0
2
6

Tỷ lệ %
0
0
66,67
0
33,33
100

Nhận xét:
Trên phim chụp X-quang phổi chuẩn của 6 bệnh nhân thấy tất cả đều
có một ổ tổn thương nằm ở thuỳ dưới (100%), phổi phải (66,67%) gặp nhiều
hơn phổi trái (33,33%)
3.3.1.2. Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang
Bảng 8: Bảng đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang
phổi chuẩn (n=6)
Đặc điểm hình ảnh tổn thương
Khối mờ
Mức dịch hơi
Tổn thương kèm Tràn dịch màng phổi
Dày màng phổi
theo
Dải xơ
Kén khí
Nhận xét:


Số bệnh nhân
5
1
1
2
2
2

Tỷ lệ %
83.33
16,67
16,67
33,33
33,33
33,33


25

25

Hình ảnh tổn thương trên X-quang được ghi nhận chủ yếu là dạng khối
mờ , ranh giới tương đối rõ theo dõi tổn thương viêm (chiếm 83,33%) , trong
đó có 3 hình ảnh kèm theo dày mảng phổi, kén khí và dải xơ hay gặp (chiếm
33,33% mỗi loại)
3.3.2. Nội soi phế quản
Có 9 trong tổng số 10 bệnh nhân được nội soi phế quản, chiếm 90%.
Tất cả các tổn thương phát hiện được trên nội soi phế quản đều ở thuỳ dưới
hai bên phổi. Kết quả nội soi cho thấy có 4 bệnh nhân trên nội soi không phát
hiện thây bất thường

Bảng 9: tổn thương trong nội soi phế quản (n=5)
Vị trí tổn thương

Dịch đục – Thâm

Số

Thuỳ dưới phổi phải
Thuỳ dưới phổi trái

mủ chảy ra
4
1

nhân
4
1

nhiễm
1
0

bệnh Tỷ

lệ Tổng

%
44,44
11,11


Nhận xét:
Có 5 bệnh nhân phát hiện được tổn thương khí soi phế quản, trong đó,
phổi phải của 4 bệnh nhân có tổn thương chủ yếu là chảy dịch – mủ ở phể
quản thuỳ dưới (một phân thùy 10 bên trái, 3 bên phải trong đó có 2 bệnh
nhân ở phân thùy 10 và 1 ở phân thùy 6) . Trong đó có 1 bệnh nhân vừa có
chảy dịch mủ kèm theo thâm nhiễm phế quản ở thùy dưới bên phải
3.3.3. Chụp Cắt lớp vi tính (CT )lồng ngực thường và chụp mạch máu
lồng ngực
Có 7 trong tổng số 10 bệnh nhân được chup phim CT lồng ngực thường
chiếm 70%. Vị trí tổn thương trên phim chụp CT tương ứng với vị trí trên
phim chụp X-quang 100% ở thuỳ dưới và có các hình ảnh kèm theo khác.

%
55,56


×