Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

suy tim và chăm sóc bệnh nhân suy tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.84 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG
PHÙNG THỊ HẠNH
Mã sinh viên B00245

SUY TIM VÀ CHĂM SÓC BỆNH
NHÂN SUY TIM

Người HDKH: Th.s Nguyễn Thị Thanh Vân


ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tim có chức năng như một cái bơm.
• Tim là động lực chính của hệ thống tuần hoàn.
• Tim có thể tăng chức năng 8-10 lần
• Bệnh tim mạch ngày càng gia tăng nhanh chóng kể
cả số người mắc và số người tử vong.
• Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vượt lên hàng đầu.
• Suy tim là bệnh nguy hiểm nhất.
• Suy tim hiện nay đang trở thành một vấn đề rất cần
sự quan tâm của toàn xã hội.


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.1. GIẢI PHẪUTIM

 Vị trí: Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi, trên cơ
hoành, sau xương ức và tấm ức - sụn sườn và hơi
lệch sang trái.
1.1.1. Hình thể ngoài



Tim màu đỏ hồng, mật độ chắc, nặng khoảng 270g ở
nam, 260 g ở nữ.



Có ba mặt, một đỉnh và một nền. Trục của tim là một
đường chếch xuống dưới, sang trái và ra trước.


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.1.2. Hình thể trong của tim


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
• Tim có bốn buồng: TN phải và trái TT phải và trái ở
dưới.
• TN phải thông với TT phải được đạy bằng van ba lá.
• TN trái thông với TT trái và được đạy bằng van hai
lá.
• Van thân ĐM phổi ngăn cách giữa TT phải và thân
ĐM phổi,
• Van ĐM chủ ngăn cách giữa tâm thất trái và ĐMC.


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.2. SINH LÝ TIM
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc – chức năng của sợi cơ tim. Hệ
thống nút tự động
Cấu trúc và chức năng cơ tim:

•Các sợi tơ cơ actin và myosin nên có khả năng co giãn như
cơ vân. Nhân của tế bào cơ nằm giữa trục của sợi cơ. Sợi
cơ tim co bóp rất khỏe.
•Tim hoạt động như một hợp bào.
•Nhu cầu oxy của cơ tim cao hơn các tế bào cơ khác.
Hệ thống nút tự động của tim: Nút xoang, nút nhĩ - thất,
bó his.
•Hệ thống nút là cấu trúc đặc biệt của tim, có khả năng tự phát
ra các xung động và dẫn truyền xung động.


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.2.2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim
• Tính hưng phấn
• Tính trơ có chu kỳ
• Tính nhịp điệu
• Tính dẫn truyền
1.2.3. Chu kỳ hoạt động của tim
Người bình thường có nhịp tim là 75 lần/phút thì thời gian của
chu kỳ tim là 0,8 giây gồm các giai đoạn sau:
•Giai đoạn tâm nhĩ thu (0,1 giây):
•Giai đoạn tâm thất thu:
 Thời kỳ tăng áp (0,05 giây).
 Thời kỳ tống máu (0,25 giây).
•Giai đoạn tâm trương toàn bộ (0,4 giây)


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM
1.2.4. Lưu lượng tim
•Lưu lượng tim là lượng máu tim bơm vào động mạch

trong một phút(khoảng 4 – 5 lít/phút). Lưu lượng tim trái
bằng lưu lượng tim phải.
1.2.5. Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim
•Mỏm tim đập
•Tiếng tim
•Tiếng tim thứ nhất (T1): Nghe thấy trầm và dài.
•Tiếng tim thứ hai (T2): Nghe thanh và ngắn.
1.2.6. Điều hòa hoạt động của tim bằng cơ chế thần
kinh và thể dịch


BỆNH SUY TIM
Suy tim là tình trạng tim không đảm bảo chức năng cung
cấp máu theo nhu cầu cơ thể.


BỆNH SUY TIM
2.1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.1. Nguyên nhân
•Nguyên nhân của suy tim trái
+ Tăng huyết áp động mạch
+ Một số bệnh van tim
+ Các tổn thương cơ tim
+ Một số rối loạn nhịp tim
+ Một số bệnh tim bẩm sinh
•Nguyên nhân của suy tim phải
+ Về phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống
+ Về tim mạch



BỆNH SUY TIM
2.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Chức năng huyết động của tim (cung lượng tim) của tim
phụ thuộc vào 4 yếu tố:
•Tiền gánh.
•Hậu gánh.
•Sức co bóp của tim.
•Tần số tim
Trong suy tim có hai hậu quả chính về phương diện huyết
động:
Cung lượng của tim bị giảm đi, tức là khối lượng máu từ
tim đi ra các cơ quan ngoại biên trong một phút bị giảm đi.
Áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao, làm cho máu ứ trệ
nhiều phủ tạng.


BỆNH SUY TIM
2.1.3. Suy tim trái
Triệu chứng cơ năng
•Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất: gắng sức, thường
xuyên.
•Ho: ban đêm, gắng sức.


BỆNH SUY TIM
 Triệu chứng thực thể:
• Khám tim
 Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập sang trái.
 Nghe tim: nhịp tim nhanh, có thể nghe thấy tiếng
ngựa phi, có tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, triệu

chứng bệnh van tim.
• Khám phổi: một số ran ẩm ở hai đáy phổi.
• Huyết áp động mạch tối đa thường bị giảm xuống.


BỆNH SUY TIM
 Cận lâm sàng
• Xquang
 Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái, tâm thất
trái giãn.
 Cả hai phổi đều mờ nhất là vùng rốn phổi.
• Điện tâm đồ:
 Tăng gánh của các buồng tim trái.
 Trục trái, dày nhĩ trái và thất trái.
• Siêu âm tim: Thường thấy kích thước các buồng
tim trái giãn to.


BỆNH SUY TIM
2.1.4. Suy tim phải
Triệu chứng cơ năng
•Khó thở: thường xuyên, nặng dần, không có cơn kịch phát.
•Đau tức vùng hạ sườn phải.
Triệu chứng thực thể:
•Gan to đều mặt nhẵn,bờ tù, đau, gan” đàn xếp”.
•Tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan - TM cổ dương tính.
•Áp lực TM trung ương và TM ngoại biên đều tăng cao.
•Tím da và niêm mạc.
•Phù: phù mềm, lúc đầu chỉ khư trú ở hai chi dưới, về sau
nếu suy tim nặng thì có thể phù toàn thân.

•BN thường đái ít (khoảng 200 – 500 ml/ ngày).


BỆNH SUY TIM

Hình 1.4. Hình ảnh phù của bệnh nhân suy tim
• Khám tim: Triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, nhịp
tim thường nhanh, đôi khi có thể nghe thấy tiếng ngựa phi
phải, cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ.
• Huyết áp động mạch tối thiểu thường tăng lên.


BỆNH SUY TIM
 Cận lâm sàng
• X quang
 Trên phim phổi thẳng:
 Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm hoành trái, do
tâm thất phải giãn.
 Độngmạch phổi cũng giãn to.
 Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.
• Điện tâm đồ: Thường thấy các dấu hiệu của trục phải,
dày nhĩ phải,dày thất phải.
• Siêu âm tim:
 Kích thước thất phải giãn to.
 Tăng áp lực động mạch phổi.


BỆNH SUY TIM
2.2.3.Suy tim toàn bộ
•Thường là bệnh cảnh của suy tim phải mức độ

nặng.
•Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.
•Tĩnh mạch cổ nổi to.
•Áp lực tĩnh mạch tăng cao.
•Gan to nhiều.
•Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim
hay cổ trướng, huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu
tăng, làm cho huyết áp trở nên bị kẹt.
•X quang: tim to toàn bộ.
•Điện tâm đồ: có thể biểu hiện dày của hai thất.


BỆNH SUY TIM
2.3. BIẾN CHỨNG
•Phù phổi cấp: nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử
vong.
•Rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh
trên thất, rung nhĩ, rung thất.
•Bội nhiễm phổi: do ứ máu ở phổi nhiều nên người
bệnh hay bị viêm phế quản, viêm phổi.
•Tắc mạch: tắc mạch não, tắc mạch phổi, tắc mạch
thận, tắc mạch mạc treo…


BỆNH SUY TIM
2.4. PHÂN ĐỘ SUY TIM
•Độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu
chứng cơ năng nào, hoạt động thể lực vẫn bình
thường.
•Độ 2: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng

sức, hạn chế hoạt động thể lực.
•Độ 3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng
sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.
•Độ 4: các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường
xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.


BỆNH SUY TIM
2.5. ĐIỀU TRỊ
2.5.1. Những biện pháp điều trị chung
•Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc quan trọng vì
nó góp phần làm giảm công của tim.Trường hợp nặng
thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa
ngồi.
•Chế độ ăn nhạt:
Trường hợp suy tim nặng dùng 0,5 g muối /ngày.
Trường hợp khác hạn chế muối (1 –2 g muối /ngày).
•Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid, Lasix, Aldactone.


BỆNH SUY TIM


Thuốc trợ tim: Nhóm Digitalis có những đặc tính sau:
làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim,
làm giảm dẫn truyền các xung động ở tim và làm tăng
kích thích của cơ tim.
+ Trong trường hợp suy tim cấp tính: Uabain
+ Trong trường hợp suy tim mạn tính: Digitoxin




Các thuốc giãn mạch: Coversyl, Rennitec.



Các Amin giống giao cảm: Dopamine, Dobutamine.



Thuốc chống đông: Heparin, nhóm kháng vitamin K.

2.5.2. Điều trị theo nguyên nhân


CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.1. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
3.1.1. Nhận định
•Hỏi bệnh: Lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ trả lời.
+ Chẩn đoán suy tim từ bao giờ?
+ Bệnh liên quan đến bệnh tim mạch ?
+ Dùng thuốc gì ? Đáp ứng với thuốc? Phản ứng với thuốc ?
+ Số lượng nước tiểu, khó thở, xanh tím ?
•Quan sát:
+ Tinh thần, màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân.
+ Tĩnh mạch cổ, phù, kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực.
•Thăm khám (khám các cơ quan nhưng lưu ý cơ quan bị bệnh):
+ Dấu hiệu sinh tồn.
+ Nghe nhịp tim, tiếng tim, nghe phổi, gan, phù?
+ Biến chứng và triệu chứng bất thường.

•Thu thập các dữ kiện:
+ Sổ y bạ, giấy ra viện , giấy chuyển viện, xét nghiệm.
+ Các thuốc sử dung và cách sử dụng thuốc.


CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.1.2. Chẩn đoán điều dưỡng
•Khó thở liên quan tăng áp lực ở phổi.
•KQMĐ: hết khó thở
•Xanh tím liên quan giảm độ bão hòa oxy máu.
•KQMĐ: Hết xanh tím
•Số lượng nước tiểu ít liên quan giảm tuần hoàn hiệu
dụng.
•KQMĐ: Số lượng nước tiểu trở về bình thường.
•Nguy cơ phù phổi cấp liên quan suy tim trái.
•KQMĐ: Không bị phù phổi cấp
•Nguy cơ bội nhiễm phổi liên quan ứ máu ở phổi.
•KQMĐ: Không bị bội nhiễm phổi


CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
3.1.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
•Chăm sóc cơ bản:
•Chế độ: nghỉ ngơi, ăn uống, vận động.
•Thực hiện y lệnh: Thuốc, xét nghiệm.
•Theo dõi:DHST, tinh thần, phù, gan, xét nghiệm.


Nước tiểu, tác dụng phụ của thuốc( digoxin).


•Giáo dục sức khỏe:
+ Chế độ nghỉ ngơi, lao động và vận động
+ Dùng thuốc và tái khám định kỳ.


×