Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.81 KB, 89 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em dưới 5 tuổi là giai đoạn phát triển thể lực và trí lực quan trọng,
có nguy cơ cao khi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở các
nước đang phát triển trong đó có nước ta, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh
dưỡng (SDD) cao nhất là từ 12 đến 24 tháng tuổi và tỷ lệ SDD giữ ở mức cao
cho đến 60 tháng [53].
Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 5 tuổi hết
sức cần thiết. SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn
ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã
hội [4]. Hiện nay, SDD Protein - năng lượng vẫn là vấn đề sức khỏe trẻ em
toàn cầu với tỷ lệ mắc cao và rất cao ở hầu hết các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam [12],[23],[42]. Các cuộc điều tra tại các vùng sinh thái khác
nhau của Việt Nam đều cho thấy tỷ lệ SDD Protein - năng lượng ở trẻ em
dưới 5 tuổi là rất cao [ 14],[23],[50]. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh
Dưỡng (VDD) từ năm 2000 tới năm 2010, tỷ lệ SDD trẻ em đang có xu
hướng giảm, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là
36.5% thì tới năm 2010 đã giảm chỉ còn 29.3% [54]. Tuy nhiên, theo điều tra
theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2007 của VDD cho thấy có sự khác
nhau nhiều về tỷ lệ SDD trẻ em giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Trong
đó tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn ở đồng bằng, nông thôn cao
hơn thành thị. Trong khi một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống
mức thấp như thành phố HCM (7,8%), Hà Nội (9,7%),... thì nhiều khu vực
miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở mức rất cao như Đắc Nông (31,9%), Kon Tum
(31,5%), Quảng Bình (30,6%), Lai Châu (30,0%)...[ 28].Theo điều tra của
Vũ Phương Hà và cộng sự năm 2010: Tỷ lệ SDD của trẻ em vùng dân tộc
thiểu số ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrong tỉnh Quảng Trị là 42,1%, trong


2



khi đó kiến thức của bà mẹ về việc NCBSM và cho trẻ ABS còn nhiều hạn
chế [5]. Sự chênh lệch ở mức từ 2-4 lần giữa miền xuôi và miền núi cho
thấy mức độ trầm trọng của SDD trẻ em khu vực miền núi.
Trẻ em miền núi, dân tộc chịu nhiều thiệt thòi trong chăm sóc dinh
dưỡng và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do đó tỷ lệ SDD
thường cao hơn so với các vùng miền khác trong cả nước. Ngoài vấn đề về
địa lí, dân tộc , kinh tế còn có rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng SDD
như cân nặng sơ sinh thấp ,tình trạng sức khỏe bệnh tật của trẻ,kiến thức thực
hành của bà mẹ...trong đó kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ và bà mẹ là yếu
tố ảnh hưởng nhanh, mạnh và lâu dài đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em và
cũng là yếu tố thuộc về lĩnh vực y tế. Tuy nhiên mỗi vùng miền,mỗi địa
phương lại có những yếu tố đặc thù riêng, nổi trội mà chúng ta cần nghiên
cứu để có đánh giá cụ thể chính xác, có những biện pháp can thiệp hiệu quả
và là số liệu tham khảo tin cậy cho những nghiên cứu khác.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, phía bắc giáp
với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía Đông
giáp với thủ đô Hà Nội, phía tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Đời
sống kinh tế ,văn hóa, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của VDD
về tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc năm 2009-2010, tỷ lệ SDD
thể thấp còi và nhẹ cân của Hòa Bình ở mức cao, tỷ lệ SDD thể gầy còm ở
mức trung bình [46].
Lạc Sơn là một trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình. Huyện
Lạc Sơn là một huyện nghèo nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong những
huyện thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo 135, đồng bào chủ yếu là dân
tộc Mường (97%) [55]. Chưa từng có nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành
dinh dưỡng của các bà mẹ liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Vì


3


vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: ‘‘Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ
của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2012” .
Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu cụ thể là:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2012.
2. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ và bà mẹ của các bà mẹ
có con dưới 5 tuổi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2012.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2012.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các thời kỳ phát triển của trẻ em, đặc điểm sinh học cơ bản và nhu
cầu dinh dưỡng.
1.1.1. Cách phân chia các thời kỳ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình lớn và phát triển
của trẻ em cũng tuân theo quy luật tiến hóa chung của sinh vật, đi từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình phát triển này không phải quá trình
tuần tiễn mà có những bước nhảy vọt, có sự khác nhau về chất chứ không đơn
thuần về mặt số lượng. Vì vậy khi nói đến trẻ em không thể nói chung mà mỗi
lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng chi phối đến quá trình phát triển
bình thường cũng như quá trình bệnh lý của trẻ.
Sự phân chia các thời kỳ (giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách
quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và có sự khác biệt đối

với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Các cách chia này đều dựa vào những đặc điểm cơ bản về sinh học của
trẻ, nhưng cách gọi tên mỗi thời kỳ cũng như phân đoạn thời gian cũng khác
nhau tùy theo từng trường phái. Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi,
cụ thể như sau [27]:


Sơ sinh (Newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng.



Trẻ bú mẹ (Infant): 1 đến 23 tháng



Trẻ tiền học đường (Preschool child): 2 đến 5 tuổi



Trẻ em nhi đồng (Child): 6 đến 12 tuổi



Trẻ vị thành niên (Adolescent): 13 đến 18 tuổi


5

1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 5 tuổi
- Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu do đó nhu cầu

dinh dưỡng cao, quá trình đồng hóa mạnh hơn quá trình dị hóa.
- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện đặc
biệt là chức năng tiêu hóa, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền
sang giảm nhanh trong khi khả năng tạo Globulin miễn dịch còn yếu).
- Về đặc điểm bệnh lý thời kỳ này hay gặp là các bệnh dinh dưỡng và
chuyển hóa (suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp) và các
bệnh nhiễm khuẩn mắc phải (viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm
màng não mủ) [27 ].
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi
Trong năm đầu tiên trẻ phát triển nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình
cân nặng trẻ tăng lên gấp đôi, đến 12 tháng cân nặng của trẻ tăng lên gấp 3 so
với cân nặng lúc sinh, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu của trẻ nhu
cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao [26].
Nhu cầu năng lượng của trẻ ở thời kỳ này là rất cao. Nhu cầu năng
lượng theo bảng khuyến nghị của Việt Nam trẻ từ 3-6 tháng là 620 kcal, từ 612 tháng là 820 kcal, trong đó 50% đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản [26].
Nhu cầu Protein của trẻ dưới 1 tuổi cao do tốc độ phát triển của xương,
cơ và các mô. Nhu cầu protein hàng ngày là 2,2g/kg cân nặng của trẻ, đến
tháng thứ 4 trở đi nhu cầu là 1,4g/kg/ngày [26].
Nhu cầu lipit ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng và các acid béo
cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K).
Nhu cầu glucid của trẻ bú mẹ hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sữa
mẹ, 8% trong sữa mẹ là lactose, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp 7g glucid [26].


6

1.4. Tình hình SDD Protein năng lượng ở trẻ em,phương pháp đánh giá
tình trạng SDD trẻ em:
1.4.1. Tình hình SDD Protein năng lượng trên thế giới.
Theo báo cáo của UNICEF (2006), hơn ¼ trẻ em dưới 5 tuổi tại các

nước đang phát triển ở tình trạng SDD thể nhẹ cân. Dinh dưỡng không đầy đủ
vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến hơn một nửa số trường hợp tử vong trẻ em
với 5,6 triệu trẻ tử vong mỗi năm có liên quan đến SDD [24]. Giảm tỷ lệ SDD
là một trong những chỉ tiêu quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ [37]. Thế nhưng từ 1990 tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi giảm không
đáng kể và chỉ có 2 khu vực trên thế giới đáp ứng mục tiêu giảm ½ số trẻ em
SDD là Châu Mỹ La tinh và Đông Á Thái Bình Dương với tỷ lệ SDD là 7%
và 15%. Tuy nhiên ở đây có sự chênh lệch giữa các cộng đồng dân cư, trẻ
SDD chủ yếu ở các cộng đồng nghèo và ở nhóm dân tộc thiểu số [47]. Tại các
quốc gia đang phát triển trung bình chỉ giảm 5% trong 15 năm qua. Gần ¾ trẻ
em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó
ở 3 nước: Băngladesh (48%), Ấn độ (47%), Pakixtan (38%) [48]. Đối với khu
vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt được
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bao gồm: Lào(40%), Campuchia (36%),
Myanmar (32%) và Đông Timor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong
giảm SDD cấp độ quốc gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với
điều kiện CSSK và dinh dưỡng kém là Indonesia(28%), philippine (28%) và
Việt Nam (21%) [49].
1.4.2. Tình hình SDD Protein năng lượng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ suy dinh dưỡng là
trên 50 %, năm 1995 là 44,9 % [26]. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh
Dưỡng từ năm 2000 tới năm 2008, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ


7

rệt, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu
cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2007 đã giảm chỉ còn 21,2%, mức giảm 1,5 - 2
%/năm [30] là mức giảm nhanh so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên,
phân bố SDD ở Việt Nam không đồng đều, khu vực miền núi, Tây Nguyên,

miền Trung tỷ lệ cao hơn hẳn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn thành
thị, miền núi cao hơn đồng bằng, dân tộc thiểu số cao hơn các dân tộc khác,
đặc biệt là các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt... Theo điều tra
dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 [32] cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất
ở vùng núi như Tây Nguyên 28,5%, khu vực phía Bắc miền Trung 22,9%,
miền núi Tây Bắc 24,6%, đồng bằng sông Hồng 16,7%, đồng bằng sông Cửu
Long 18,7% và thấp nhất ở Đông Nam Bộ 16,4%. Nguyên nhân của suy dinh
dưỡng gồm rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân trực tiếp là thiếu ăn cả về số lượng,
chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nguyên nhân tiềm tàng của suy dinh
dưỡng là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn đề nước
sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh.
Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
1.4.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
1.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc hóa
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [41].
Hiện nay có 4 nhóm chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em [21]:
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật
có liên quan đến ăn uống.
- Các chỉ tiêu nhân trắc.


8

- Các xét nghiệm hóa sinh.
Trong đó 2 nhóm chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là nhân trắc và điều
tra khẩu phần ăn mà các số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình
trạng dinh dưỡng.

WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo
tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi [21],[52]. Cụ thể như sau:
Cân nặng theo tuổi:
Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo
tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng theo tuổi
nhạy có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn.
Chiều cao theo tuổi:
Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi.
Cân nặng theo chiều cao:
Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh
tình trạng SDD cấp hay còn gọi “Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp
phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều
cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này.
1.4.4. Phân loại suy dinh dưỡng
1.4.4.1 Phân loại theo Gomez (1956)
Là phương pháp phân loại được dùng sớm nhất nó dựa trên chỉ số cân
nặng theo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo.


9

Tiêu chuẩn

Mức độ SDD

Từ 75% - 90% của cân nặng chuẩn


SDD độ I

Từ 60% - 75% của cân nặng chuẩn

SDD độ II

Từ dưới 60% của cân nặng chuẩn

SDD độ III

Cách phân loại này không phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor
cũng như giữa SDD cấp hay mãn bởi vì cách phân loại này không đánh giá
tới chiều cao.
1.4.4.2. Phân loại theo Wellcome (1970)
Phân loại này phù hợp để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor
Phù

Cân nặng (%) so với chuẩn



Không

60% - 80%

Kwashiorkor

Thiếu cân

<60%


Marasmus – Kwashiorkor

Marasmus

1.4.4.3. Phân loại theo Waterlow (1972)
Để khắc phục nhược điểm phân loại Wellcome là không phân biệt được
SDD hiện tại hay quá khứ.
Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD)

Chiều cao theo tuổi
(90% hay -2SD)

Trên

Dưới

Trên

Bình thường

SDD gầy còm

Dưới

SDD còi cọc

SDD nặng kéo dài

SDD gầy còm là SDD cấp tính. SDD còi cọc là biểu hiện thiếu dinh

dưỡng trường diễn và đã chịu thiếu dinh dưỡng từ lâu.


10

1.4.4.4. Phân loại theo WHO 2005
SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấp
còi và SDD gày còm [1].Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, các chỉ
tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi
(CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu
dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn
(< -2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center For Health
Statistics) của Hoa Kỳ [52]. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá
nhanh các mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quần thể tham chiếu NCHS để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em không phù hợp với thực tế vì vậy để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ năm 2006 WHO đưa ra “chuẩn tăng
trưởng mới ở trẻ em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới [53]. WHO đề
nghị lấy điểm ngưỡng < 2 độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể WHO 2005
để đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng.
Dựa và Z- Score (điểm –Z), tính theo công thức:

Z- Score =

Kích thước đo được - số trung bình của quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

- Khi CN/T Z-score < - 2, SDD thể thiếu cân.
- Khi CC/T Z-score <- 2, SDD thể thấp còi.
- Khi CN/CC Z-score <- 2, SDD thể gầy còm.



11

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu
WHO 2005 với 3 chỉ tiêu theo Z-Score:
Chiều cao (Chiều dài)/Tuổi

Cân nặng/Tuổi

< - 2: Thấp còi.

<-2: Nhẹ cân.

< - 3: Thấp còi trầm trọng.
<-3: Nhẹ cân trầm trọng.
Cân nặng/Chiều
cao
BMI/Tuổi :
Hậu quả
Suy dinh dưỡng và tử vong
>3: Béo phì.

>3: Béo phì.

>2: Thừa cân.

>2: Thừa cân.

Thiếu ăn


Bệnh tật

Nguyên nhân

>1: Nguy cơ thừa cân.

>1: Nguy cơ thừa cân.Trực tiếp

<-2: Còm.

<-2: Còm.

trầm trọng.
An <-3:
ninh Còm
hộ gia
Chăm sóc bà mẹ
đình không đảm
trẻ em chưa tốt
bảo

<-3:dịch
Còmvụtrầm
Thiếu
Y trọng.
Nguyên nhân
tế, vệ sinh môi
Tiềm tàng
trường kém


1.5. Kiến thức thực hành nuôi dưỡng của các bà mẹ và mối liên quan đến
tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Hiện nay, theo UNICEF, những nguyên nhân SDD có thể được chia
thành ba cấp độ: trực tiếp, tiềm tàng và cơ bản [56]. Trong đó, nguyên nhân
thiếu
và không
làmtật; nguyên nhân tiềm tàng là
trực tiếp dẫnKiến
đếnthức-thái
SDD làđộdo
thiếu
ăn vàđúng
bệnh
hạn chế tiếp cận với nguồn lực thực tế

thiếu an ninh lượng thực phẩm, thiếu dịch vụ chăm sóc y tế và vệ sinh môi
trường kém, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt. Nguyên nhân cơ bản liên
quan đến hệ thốngNguồn
cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội, kiến thức cơ cấu chính
lực thực tế và kiểm
con lực
người,
tế và tổ Bên cạnh đó, còn có rất nhiều yếu
trị, cơ cấu kinh tế,soát:
nguồn
và kinh
tài nguyên.
chức


tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Sau đây là mô hình
nguyên nhân của SDD theo UICEF [56]:
Nguyên nhân cơ bản
Sơ đồ Mô
hìnhchính
nguyên
nhân
dinh dưỡng trẻ em.
Hệ thống
trị, văn
hóa,suy
tôn giáo,
kinh tế và xã hội bao gồm cả tình trạng
phụ nữ, giới hạn việc sử dụng các nguồn
tài nguyên tiềm năng

Nguồn tiềm năng: môi
trường, kỹ thuật, con người


12


13

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm tới một số yếu tố tác động
đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
1.5.1. Kiến thức, thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai.
Khi mang thai, các bà mẹ cần có dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng

tốt để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và thói quen cần thiết cho thời kỳ
mang thai, cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Nhiều nghiên cứu thấy
rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp trước tiên là tình
trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi có thai và chế độ ăn không cân
đối, không đủ năng lượng - dinh dưỡng khi mang thai.
Những bà mẹ trong thời lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi đầy
đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh.
Một số yếu tố thường được nghiên cứu về chăm sóc bà mẹ mang thai
đó là tỷ lệ khám thai, số lần khám thai, thời điểm khám thai, số cân cần tăng
khi mang thai, bổ sung viên sắt khi mang thai.
Trong quá trình mang thai bà mẹ phải khám thai định kì ít nhất 3 lần tại
3 thời điểm quan trọng là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối.Cần uống bổ
sung sắt, bà mẹ cần tăng 10-12 kg để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi và dự
trữ dinh dưỡng trong thời kì cho con bú.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quân năm 2011 tại Tiên Lữ- Hưng
Yên và Yên Thủy- Hòa Bình: 81.88 % bà mẹ huyện Tiên Lữ và 80,63 % bà mẹ
huyện Yên Thủy cho rằng nên đi khám thai từ 3 lần trở lên . Tỷ lệ bà mẹ cho rằng
chỉ cần tăng 10-12 kg trong thời kì mang thai tại Tiên Lữ -Hưng Yên (38.75%) và
Yên Thủy-Hòa Bình(38.13%)[50].


14

1.5.2. Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ với TTDD.
1.5.2.1. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tuyệt đối an
toàn cho trẻ em. Biện pháp này cũng là tiết kiệm được thời gian và tiền bach
vì sẽ không phải chi phí cho việc mua, vận chuyển, phân phối và chuẩn bị
thực phẩm cho trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất với trẻ, vì trong sữa

mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ,
vitamin và mối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể
trẻ [57]. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng và các bệnh
nhiễm trùng. Theo khuyến cáo của tố chức y tể thế giới sau khi sinh, đứa trẻ
cần được cho bú mẹ càng sớm càng tốt thậm chí ngay trong nửa giờ đầu sau
sinh và bú mẹ hoàn toàn cho tới tận 6 tháng [66], lợi ích của việc nuôi con
bằng sữa mẹ cho cả mẹ và con. Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ của WHO/UNICEF đã đưa ra bằng chứng khoa học về tính ưu việt
của thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và khuyến nghị trẻ cần được nuôi dưỡng
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của cuộc đời, thay vì 4 tháng như
trước đây [42].
Vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trong nhưng chỉ từ đầu những
năm 80 người ta mới biết rõ cơ chế của nó. Những nghiên cứu về thành phần
sữa mẹ được tiến hành càng thấy rõ giá trị dinh dưỡng của nó và ngày càng
khẳng định sữa mẹ là thức ăn, là nước uống tốt nhất cho trẻ nhỏ mà không gì
thay thế được. Sữa mẹ chủ yếu là đường lactose, một nguồn glucid trong sữa
khi so sánh với hai đường đôi (disaccarit), giúp giảm độ thấm thấu của sữa
khi so sánh với hai đường đơn giản (monosaccarit). Ngoài ra, lactose còn tạo
thuận lợi cho sự hấp thụ canxi ở ruột của trẻ sinh non [50].


15

Sữa mẹ bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non sánh đặc, màu
vàng nhạt. Trong sữa non có chứa nhiều năng lượng , protein và vitamin A,
đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên
cạnh đó sữa non còn có tác dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân su nhanh
ngăn chặn vàng da ở trẻ sơ sinh. Sữa non tiết ra tuy ít nhưng chất lượng cao
thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ [1].
1.5.2.2. Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ với TTDD.

Theo nghiên cứu của Janke về đánh giá những bà mẹ cho trẻ bú tốt
thường có những đặc điểm nhân chủng và xã hội học như: người da trắng,
tầng lớp xã hội từ trung bình đến cao, trình độ học vấn cao, có kết hôn và
không hút thuốc [63]. Ngoài ra các bà mẹ này thường tự cho con bú, trẻ được
bú sớm và khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu dọc WHO 2006 tiến hành trên các thành phố của
sáu nước về việc cho bú mẹ từ lúc mới sinh cho đến 24 tháng tuổi có tư vấn
bú mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng một giờ sau sinh.
Theo báo cáo của tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009-2010 của VDD
tỷ lệ cho bà me cho bú trong ṿng một giờ sau sinh là 61.7 %, 69.9% bà mẹ
không vắt bỏ sữa non trong vòng 1 h đầu [46].Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Như Hoa tại Cẩm Thủy-Hòa Bình tỷ lệ cho trẻ bú sớm là 80.6 % [48].
Kết quả điều tra tại xã ở Yên Bái năm 2006 về kiến thức của bà mẹ về thời
gian bắt đầu cho trẻ bú sau khi sinh cho thấy tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về cho
con bú trong vòng 1 giờ đầu khá cao 77,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được bú mẹ
lần đầu sau khi sinh trong vòng 1 giờ thấp, chỉ có 42,6%; vấn còn 31,5% bà
mẹ vắt bỏ sữa đầu trước khi cho trẻ bú lần đầu. Các bà mẹ đã biết lợi ích của
sữa mẹ đối với trẻ là 48,7%. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiểu biết cùng như thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ở xã An Thịnh và Thượng Bằng La


16

tỉnh Yên Bái chưa tốt. Nguyên nhân có thể là trình độ hiểu biết của các bà mẹ
ở đây còn hạn chế, không có điều kiện tiếp cận với kiến thức về chăm sóc và
nuôi dưỡng trẻ, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn [4].
Số tháng cai sữa trung bình theo khuyến cáo của WHO là 18-24
tháng . Thời gian cai sữa trung bình của trẻ em một số dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên trong nghiên cứu của Đặng Oanh là 20,1± 6,1 tháng [51]
1.5.2.3. Kiến thức thực hành cho trẻ ABS với TTDD

Thời kỳ bắt đầu ABS đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa nhất đối với tình
trạng dinh dưỡng trẻ em. Cho trẻ ABS sớm không có lợi cho sức khỏe của trẻ
vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn khiến
trẻ bú ít đi, sữa được sản sinh ra ít đi và trẻ mất nguồn dinh dưỡng quý giá từ
sữa mẹ. Theo khuyến cáo của VDD, từ tháng thứ 6 trở đi ngoài sữa mẹ trẻ cần
được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác [46].
Giai đoạn ăn bổ sung cần đảm bảo đủ năng lượng, đủ các chất dinh
dưỡng và thức ăn phải đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ.
Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thức ăn khác bổ sung ngoài sữa mẹ. Trong
giai đoạn này trẻ quen dần với thức ăn gia đình. Cuối giai đoạn này (khi trẻ
được hai tuổi) sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình.
Theo nhiều tác giả thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung có thể khác
nhau ở từng bà mẹ nhưng khuyến cáo chung là trong vòng 4 - 6 tháng. Tuy
nhiên , gần đây theo khuyến cáo của WHO cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong
6 tháng đầu tiên của cuộc đời [65], [66]. Trẻ cần được bổ sung bắt đầu từ sau
sáu tháng tuổi. Từ 6 tháng trở đi, thức ăn bổ sung của trẻ cần được tăng dần
về số lượng và đa dạng hóa nhằm cung cấp không năng lượng mà còn cung
cấp cả những chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, vitamin và khoáng.


17

Thức ăn bổ sung cho trẻ cần đầy đủ bồn nhóm thực phẩm để thỏa mãn
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ gồm:
- Nhóm thức ăn giàu Glucid: gồm các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì..
- Nhóm thức ăn giàu Protid: thịt gia súc, gia cầm, cá và các loại thủy sản..
- Nhóm thức ăn giàu Lipid: mỡ động vật, dầu thực vật…
- Nhóm cung cấp Vitamin và muối khoáng: rau, quả..
Trong đó một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ phải có sự kết hợp đầy đủ
và cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm đã nêu trên.

Số bữa ăn cần bổ sung trong ngày: Với trẻ từ 7-9 tháng tuổi ngoài sữa
mẹ cần ABC 2-3 bữa đột đặc (10-15%) + nước hoa quả nghiền; Trẻ 10-12
tháng ngoài sữa mẹ cần thêm 3 bữa bột đặc (20%) + hoa quả nghiền; Trẻ 1324 tháng ngoài sữa mẹ cần 3 bữa cháo + hoa quả [9]. Đây là thời kỳ kỹ năng
trong việc cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ, hợp lý.
Một nghiên cứu tại Lebanon cho thấy rằng phần lớn trẻ được bắt đầu
cho ABS bằng thức ăn dạng đặc từ 4 tháng tuổi trở đi. Bà mẹ phải đi làm xa
có khuynh hướng cho trẻ ABC sớm trước 4 tháng tuổi gấp hai lần so với cấc
bà mẹ được làm tại nhà. Ngũ cốc là loại thực phẩm đầu tiên được các bà mẹ
nơi đây chọn để cho trẻ ăn. Hơn một nửa số trẻ trong nghiên cứu được các bà
mẹ chỉ cho ăn hai nhóm tinh bột và nhóm trái cây hàng ngày nhưng không có
nhóm đạm như thịt và cá [45].
Tỷ lệ trẻ được ăn bố sung từ 6 tháng trở đi của trẻ em theo nghiên cứu
của Nguyễn Hồng Quân ở Tiên Lữ- Hưng Yên (21.63 %) và Yên Thủy-Hòa
Bình(19.89 %) [50]. Theo Vũ Phương Hà năm 2010, trẻ được bắt đầu cho
ABS từ khá sớm, 68,9% trước 4 tháng. Số trẻ được ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn
ngày hôm qua chỉ chiếm 14% [8]. Loại thức ăn đầu tiên khi cho trẻ ABS


18

chiếm đa số là bột gạo 82.6% theo nghiên cứu của Lê Thị Hương tại Cẩm
Thủy tỉnh Thanh Hóa [7]. Chất lượng bữa ABS của trẻ em huyện Lạc SơnHòa Bình cũng tương tự như của trẻ em dân tộc Thái trong nghiên cứu của
Nguyễn Đình Quang, Phạm Duy Tường thực phẩm trong bữa ăn bổ sung chủ
yếu là gạo, thiếu đạm, dầu mỡ, rau xanh [52].
1.5.3. Kiến thức, thực hành chăm sóc NKHH và tiêu chảy.
Các bệnh được xếp hàng đầu thường gặp ảnh hưởng đến SDD ở trẻ em
đó là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do
rối loạn tiêu hóa và ngược lại, SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng
giảm. Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và các chất dinh
dưỡng, cảm giác thèm ăn giảm, tiêu hóa hấp thu kém, mức cung cấp chất dinh

dưỡng giảm, các chất dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, do đó
bệnh tật trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mai năm 2004, các yếu tố liên
quan đến SDD cân nặng theo tuổi gồm: trẻ ABS sớm trước 4 tháng và thực
phẩm ABS nghèo dinh dưỡng; mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp 2
tuần qua; trẻ uống nước lã; hộ gia đình nghèo; gia đình có thiếu ăn trong năm;
trình độ văn hóa của mẹ (mẹ mù chữ); thời gian nghỉ sau đẻ < 4 tháng và mẹ
bị thiếu năng lượng trường diễn và số con của mẹ nhiều hơn 2. Các yếu tố
liên quan đến SDD chiều cao theo tuổi gồm: thức ăn bổ sung nghèo dinh
dưỡng (cháo muối); trẻ có mắc bệnh tiêu chảy 2 tuần qua; gia đình nghèo,
thiếu ăn; mẹ mù chữ, có số con nhiều hơn 2 và mẹ bị thiếu năng lượng trường
diễn [22].


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu:
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Bản đồ tỉnh Hòa Bình.

Địa điểm nghiên cứu là huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ
200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, thành phố Hòa
Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội73km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Địa giới
Hòa Bình: phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp với các tỉnh Hà



20

Nam, Ninh Bình; phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội, phía tây giáp với các
tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Lạc Sơn là một trong 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình.
Về địa lý huyện Lạc Sơn có diện tích 581 km², địa hình Lạc Sơn chủ yếu
là đồi núi, chia cắt bởi sông suối, xen kẽ là các cánh đồng nhỏ. Phía bắc
huyện Lạc Sơn giáp huyện Kim Bôi, phía nam giáp huyện Thạch Thành
(Thanh Hóa), phía đông giáp huyện Yên Thủy, phía tây giáp huyện Tân Lạc.
Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bưởi, chạy qua huyện vào huyện
Thạch Thành - Thanh Hóa. Phía nam có dãy núi đá vôi thuộc vườn quốc gia
Cúc Phương ngăn cách Hòa Bình và Thanh Hóa.
Về hành chính Lạc Sơn có 1 thị trấn, 28 xã.
Về nhân khẩu: chủ yếu là người Mường (97%), còn lại là người Dao, Kinh...
Về giao thông: Lạc Sơn có quốc lộ 12A đi qua.
Về kinh tế: Lạc Sơn là huyện ngèo nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong
những huyện trong chương trình 135 - chương trình xóa đói giảm nghèo [47].
Về tình trạng dinh dưỡng: Theo báo cáo về tình trạng dinh dưỡng năm
2009-2010 của VDD SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của Hòa Bình lần
lượt là 22.7 %, 30.6 %, 7.1 %.Theo phân loại của VDD tỷ lệ SDD thể nhẹ cân
và thấp còi của Hòa Bình ở mức cao, tỷ lệ SDD thể gầy còm thuộc mức trung
bình [46].
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
 Thời gian : từ tháng 12/2012 đến tháng 4 năm 2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
 Trẻ em dưới 05 tuổi trên địa bàn nghiên cứu.
 Bà mẹ có con dưới 05 tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có
mặt tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu.



21

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
 Trẻ: dưới 5 tuổi có mặt tại thời điểm và trên địa bàn nghiên cứu đó
được lựa chọn. Trẻ không bị mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn
tính, hiện tại không mắc các bệnh cấp tính.
 Bà mẹ: là mẹ của các trẻ được lựa chọn, không bị tâm thần, không bị rối
loạn trí nhớ và hợp tác.
 Mỗi bà mẹ chỉ được lựa chọn một con.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
 Trẻ: Mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính hoặc đang mắc bệnh
cấp tính.
 Bà mẹ: bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, có thái độ không hợp tác....
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu.
2.3.2.1. Cỡ mẫu.
- Áp dụng công thức ước lượng 1 tỷ lệ trong quần thể:

n = Z12−α 2

p(1 − p)
(ε . p) 2

- Trong đó:


n: Cỡ mẫu (số bà mẹ cần phỏng vấn).




α = 0.05 là mức ý nghĩa thống kê, Z1−α 2 = 1.96 .


22



p = 0.306 là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi tỉnh
Hòa Bình theo thống kê tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm
2009-2010 của VDD [46].



q = (1-p) = 1- 0,306= 0,694.



ε = 0.23 là mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần
thể.
Do chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn trong đó có
giai đoạn chọn mẫu chùm nên để cỡ mẫu mang tính đại diện ta nhân
với hệ số thiết kế DE = 2

=> n = 1.96 ×
2

0.306 × (1 − 0.306)

× 2 = 329
(0.23 × 0.306) 2

Để dự phòng những trường hợp không hợp tác hoặc không có điều kiện
tham gia nghiên cứu ta lấy cỡ mẫu là 350.
2.3.2.2. Chọn mẫu:
* Cách chọn mẫu:
Huyện Lạc Sơn có 29 xã, mỗi xã có từ 10 đến 13 thôn, mỗi thôn có
khoảng 30 đến 40 trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi. Việc chọn mẫu cho nghiên
cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
Giai đoạn I: Bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên chọn 4 xã vào
nghiên cứu. Qua bốc thăm ngẫu nhiên 4 xã nghiên cứu là Miền Đồi, Phú
Lương, Bình Cảng và Chí Thiện.
Giai đoạn II: Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn nghiên cứu.
Giai đoạn III:Chọn đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu
chùm.Mỗi thôn là một chùm.


23

Số lượng trẻ em dưới 5 tuổi mỗi thôn là gần tương đương nhau, mỗi thôn
có từ 30-40 trẻ . Với tổng số trẻ cần thiết là 350 trong điều kiện đi lại khó khăn,
các trẻ trong thôn phân bố rải rác ta cần chọn 12 thôn để nghiên cứu, bốc thăm
ngẫu nhiên mỗi xã lấy 3 thôn. Mỗi thôn lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi với đầy đủ
thông tin về ngày tháng năm sinh và giới tính bốc thăm ngẫu nhiên mỗi thôn 2930 cặp bà mẹ-trẻ đủ tiêu chuẩn và điều kiện tham gia để đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu:
2.3.3.1 Đo các chỉ số nhân trắc của trẻ
* Đo chiều dài nằm trẻ [1]
 Dụng cụ: Thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 5 tuổi với độ chia tối
thiểu 0,1 cm.

 Vị trí đặt thước: để trên mặt phẳng nằm ngang (trên mặt bàn hoặc dưới sàn)
 Thao tác đo (2 điều tra viên hỗ trợ nhau):
 Bỏ tất cả dày dép, mũ...của trẻ. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt thước,
đảm bảo 5 điểm chạm, trục của thân trùng với trục của cơ thể.
 Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà,
đỉnh đầu chạm vào êke chỉ số 0.
 Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ sao cho 2 gót chân chạm
nhau, tay kia đẩy êke di động áp sát vào 2 bàn chân thẳng đứng,
vuông góc với mặt thước.
 Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 số thập phân.
* Đo chiều cao đứng cho trẻ > 2 tuổi [1]:
 Dụng cụ: thước gỗ


24

 Thao tác: trẻ bỏ dép, đứng quay lưng vào thước, dưới thước đo,

mắt nhìn thẳng sao cho chẩm, vai, mông, gót cùng chạm vào mặt
phẳng có thước. Người đo kéo ê-ke nhẹ theo phương thẳng đứng,
khi chạm sát đỉnh đầu đối tượng thì đọc kết quả và ghi theo cm
với 1 số lẻ.
* Cân trẻ:
 Dụng cụ cân: sử dụng cân lòng máng SECA của UNICEF.
 Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng, thuận tiện để cân.
 Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân.
Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.


Kỹ thuật cân:

 Trẻ mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật nặng
khác trên người.
 Trẻ đứng, ngồi hoặc nằm giữa cân, không cử động.
 Người cân trẻ phải ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi cân đọc
kết quả theo đơn vị là kg với 1 số thập phân.

2.3.3.2. Phỏng vấn
-

Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong

nghiên cứu bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
-

Công cụ thu thập số liệu: Phiếu phỏng vấn KAP của bà mẹ có con dưới

5 tuổi về dinh dưỡng trẻ (Phụ lục 2).
-

Người thu thập số liệu: cán bộ y tế tại địa phương đã được tập huấn kỹ

năng điều tra. 100% các điều tra viên đều là người Mường và đọc thông viết
thạo tiếng Kinh.


25

2.3.4. Biến số, chỉ số và phương pháp thu thập thông tin.
Nhóm
biến số


Tên biến

Định nghĩa/chỉ số

Phương
pháp
thu
thập

1.Biến số về thông tin chung
1.1
Thông
tin

Số con

Số con trung bình .

Tuổi mẹ

Số tuổi của mẹ. Tính theo năm.

Nghề nghiệp mẹ.

Nghề nghiệp chính của mẹ.

Phỏng

Trình độ học vấn Cấp học đang học hoặc đã hoàn vấn trực

chung về
tiếp
mẹ
thành.
mẹ
bằng bộ
Dân tộc
Dân tộc của bà mẹ.
câu hỏi.
1.2
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo.
Thông
tin hộ
gia đình

Tình trạng thiếu gạo Tỷ lệ thiếu gạo ăn.
ăn
2. Biến số về tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Phỏng

Tuổi trẻ

Cân nặng/tuổi

Cân nặng

Chiều cao/tuổi

Cân


Cân nặng/chiều cao

Đo

Thông
tin
về trẻ

Chiều

dài/chiều

cao
Giới tính của trẻ

Nam hay nữ.

vấn

Phỏng

vấn
3.Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
3.1.
Tỷ lệ trẻ đang bú mẹ.
Phỏng
Tình trạng bú mẹ
Kiến
Tỷ lệ trẻ đã cai sữa.

vấn
của trẻ dưới 2 tuổi
thức,
Số tháng cai sữa trung bình.
trực tiếp
Kiến thức cho trẻ Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng bằng bộ
thực
bú lần đầu sau sinh cho trẻ bú lần đầu sau sinh


×