Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát và phân tích một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm hà tây trong 5 năm (1997 2001)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 61 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Dược HÀ NỘI

s v . NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH MỘT s ố CHỈ TIÊU
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY c ổ PHAN
DƯỢC PHẨM h à t â y t r o n g 5 NĂM (1997 - 2001)
(KĩịQA LUKĨl t ố t HQI)JỆP Dược SỸ KlịÓTỈ 52:1997 - 2002)

Người hướng dẫn:

TS. LÊ VIÊT HÙNG
ThS. NGUYỄN TUẤN ANH

Nơi thực hiện:

CTCPDP Hà Tây
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

Thời gian thực hiện : 3/3 - 25/5/2002 r
ỈA .

^

>N

1* THƯ-VíỆN);
V


HÀ NỘI 2002

U -Ế ữ Ị y : :
Ho L,

ìi2 ĨJ s 3


Q lh õ t i l l fi, faỏ I ft t h n h U h ộ a Lu n t i t h ỡờp eli ỳ p h ộ fỡ tụ i titớớe lự i , tỳ ớớ

lựờ u sõu Je tú li eỏm cit ehõn thnh nht, ti:
ầj<$. Jl> ()ờ ớ Hựnt, - ff)h ú h i ớ ớ tớ'Mỳn tj tớ'iiỳa g tai hoe na Hự Q lụ i
ttq iớỳ ớ th ớiớj ới tợ'ite tiờfỡ hn, ớl n f (jiiớfi it i ỳ ớ ớớớỡ m o i (tiu Uỡờớt th u n lỳ i (te ohỳ
tụ i h ỳ ự n th n h khúa, tu õ n tt nq h ieft ớia .
ầjhcS* Olutt ầJutin cặtih - ỏ ới ỹien
d ti e

t ó

t ift t ờ f f if t h a h ớ lu i tỡ iớt ỳ t ii ớl n

Q$ w ion Q u n tij ớMt DCinh te

a ớỳ t t i

S itụ t ớ t t ỏ v ỡn l l m

k/iúa lit a n .
ầJờt cói n ổifi Im , tỳ lũ tiớ txớeớ n ah ỏ n th n h tõ i:


rDcS Je ()óới JJÊiỏm tờớe xt hnh @c@fp
ờớ' n h n O lxờ (D ó n @ hớiilt - ầJt'uduty p hng, 3 Ce'tỳỏi - ầJItfiit(j Lờ .
ờớ' nhõn OliXin (JJựn Jlllnh - ầJi'itfùtig pliỳttớf ầJo- eha hnh eh ớlilt.
w

Mờ (Xjuan ầJhuntjr

phng, 3Cờ'hỳ aeh - Uinớt ớLoanh

et!/tớ/ tớỡi/i th eiớti w eỏe p lũ tt ban c a


tỡnh. iỳ fỡ it t a m i i u kiờn th u n Ltới eớiỳ tụ i èVSH &ui q u ỏ trỡn h tim e hin
khúa, lu ỏ n Hớt ,,
() ( ớt ớt n h n ớLifL ft t ụ i ổin e li n th n h ecun ớii eỏa th y , dụ, e ỏ e c ỏ n h (B

titụi Qu ti It tú JCinh tờ ^Da, (tỏn li eỏe phn. l%an ivựiiớ

ne 'Jụự Q li

(T d a y : d o ớ tai) tu Uin th ớt õ n i i ehỳ iụ i ivỳiiớy qxiểL tr ỡn h he, t p t i tif(ớc)4i(j,
@ ỏe a n h eh e m , Im ti h th õ n t h i ớ t ó ớiỳ p từ t ụ i v t n h i u iv o n h e t p .
@ ớt(ới eớtớiớj t ụ i ổitt tú ớ/ t lnt, ht e t tớn &U e ( i ti, me, kớn h , eu n ới i t

ớiớtụi dớỳti, day lwo o ehni lỳ eJi tụ i tMi, eae ờit ix he t f t .

'JCL Q l i, ớiới 2 5 t h i m q 5 il m 2 0 0 2
S in h tỡin


Q l u n . ầJh i ầjiii/ờt Q ớh tu tfj


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

:

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNDNN

Doanh nghiệp Dược nhà nước

CPH

Cổ phần hóa

CTCPDP

Công ty cổ phần dược phẩm

DSB

Doanh số bán


DSM

Doanh số mua

TMP

Tổng mức phí

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

LN

Lợi nhuận

VLĐ

Vốn lưu động

VCĐ

Vốn cố định

TSLN


Tỷ suất lợi nhuận

SXKD

Sản xuất kinh doanh

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

sx

Sản xuất


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN ĐỂ...................................................................................................... 1
Phần I. TỔNG QUAN....................................................................................... 2
1.1 Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam và thế giới...............................................2
1.1.1 Thị trường thuốc thế giới ....................................................................2
1.1.2 Thị trường thuốc Việt Nam.................................................................. 2
1.2 Vài nét về DNNN và DNDNN.................................. ......... ............................. 6
1.2.1 Hoạt động của DNNN trong nền kinh tế thị trường...............................6
1.2.2 Vài nét ve DNDNN...................................].........1 ............................... 7

1.2.3 Cổ Phần Hóa DNNN và DN Dược.........................................................8
1.3 Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh.....................................10
1.4 Một vài nét chính về quá trình hình thành và phát triển của CTCPDP
Hà Tây...................... .................................... .................................................11
1.5 Các chỉ tiêu khảo sát.......................................................................................12
Phần II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ...... 18
Phần III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT.................................................................... 19
3.1 Đặc điểm tổ chức và hoạt động SXKD của CTCPDP Hà Tây......................19
3.2 Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực................................................................. 21
3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của CTCPDP Hà Tây..................21
3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy......................................................................... 22
3.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.....................................................................................24
3.3.1 DSM và cơ cấu nguồn mua................................................................24
3.3.2 DSB và tỉ lệ bán buôn bán lẻ .............................................................26
3.3.3 Tinh hình sử dụng phí........................................................................27
3.3.4 LN và tỉ suất lợi nhuận.......................................................................29
3.4 Đánh giá hoạt động tài chính qua bảng cân đối kế toán.............................. 32
3.4.1 Phân tích vốn.......................................................................................34
3.4.2 Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ vàhiệu quả sử dụng TSCĐ........ 40
3.5 Nộp ngân sách nhà nước.................................................................................. 42
3.6 Năng suất lao động bình quân CBCNV........................................................... 44
3.7 Lương bình quân của CBCNV..........................................................................45
3.8 Mạng lưới phục v ụ ........................................................................................... 46
3.9 Chất lượng thuốc.............................................................................................. 47
3.10 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý....................................................... 47
3.11 Tình hình sản xuất........................................................................................... 48
3.12 Định hướng phát triển của công ty.................................................................. 52
Phần IV. KẾT LUẬN KIÊN NGHỊ.................................................................... 53



ĐẶT VẤN ĐỂ
Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam
phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hòa cùng vào chính sách kinh tế mở cửa cua ca
nước, ngành Dược Việt Nam đã vực dậy và vươn lên, cùng hòa nhập với các nước
trong khu vực.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nhiều thành phần chuyển
sang vận hành theo cơ chế thị trường, ngành Dược VN gặp rất nhiều khó khăn. Các
doanh nghiệp Dược vừa phải cạnh tranh với thuốc ngoại nhập, vừa phải cạnh tranh
với các thuốc sản xuất trong nước. Với nhiệm vụ luôn phải cung cấp đầy đủ thuốc
cho toàn dân, tăng khả năng xuất nhập khẩu thuốc, cạnh tranh có hiệu quả với thuốc
ngoại nhập, ngành Dược VN buộc phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra và từng bước phát triển ngang tầm với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Sau chủ trương “Cổ Phần Hóa” một bộ phận DNNN của Đảng và Nhà nước ta,
một số doanh nghiệp đă mạnh dạn thực hiện và đã hoàn thành c ổ Phần Hóa, bước
đầu đã thu được những kết quả khả quan, CTCP Dược Phẩm Hà Tây là một trong
các doanh nghiệp đó.
CTCP Dược Phẩm Hà Tây là một Công ty có bề dày lịch sử, trưởng thành và
phát triển từ công ty Dược phẩm tỉnh, được thành lập từ năm 1960. Hơn 40 năm qua
Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, luôn tạo ra được những bước tiến mới trong
sản xuất kinh doanh [1]. Trong nhiều năm qua Công ty đã từng bước đạt được doanh
thu cao, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người dân trong khu
vực tỉnh Hà Tây và đưa các sản phẩm ra các tỉnh thành trong cả nước, đời sống của
cán bộ công nhân viên của công ty từng bước được cải thiện.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Dược
Phẩm Hà Tây, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm qua, nhìn lại
những gì đã làm được, những gì chưa làm được, những khó khăn cũng như những
thuận lợi trong quá trình hoạt động, và đưa ra những kế hoạch, chiến lược mới góp
phần giúp công ty ngày càng đứng vững trong tương lai.

Chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát và phân tích một sô chỉ tiêu hoạt động
kinh doanh của CTCP Dược Phẩm Hà Tây trong 5 năm từ 1997 đến 2001”.
Với mục tiêu:
1. Tim hiểu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Dược phẩm
Hà Tây trong giai đoạn 1997 - 2001.
2. Phân tích hiệu qủa hoạt động kinh doanh của công ty dưa trên một sô chỉ
tiêu kinh tế.
3. Nêu lên một số nhận xét, kiến nghị, đề xuất đóng góp cho hoạt động kinh
doanh của công ty.
1


PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1 Vài nét về thị trường thuốc Việt nam và thê giới
Trong những năm gần đây thị trường thuốc trên thế giới cũng như Việt Nam
phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối kinh tế mở cửa và khuyến khích
các thành phần kinh doanh Dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường thuốc
phong phú, đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác phòng và
chữa bệnh cho nhân dân.
1.1.1 Thị trường thuốc thế giới
Theo tạp chí Scrip số tháng 1/1999, dự báo năm 2000 hầu hết các vùng trên thế
giới đều có sự gia tăng về dùng thuốc, so sánh tỉ lệ gia tăng so với năm 1998 giữa
các vùng thấy tăng cao nhất là Trung Quốc (160,70%), tiếp đến là Trung Đông
(150,00%), Đông Nam Á đứng vào hàng thứ 3: 146,05% [2].
Theo một số tài liệu khác [2] doanh số thuốc bán tính theo đầu người/năm
(1998) giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn: Bắc Mỹ 404,1 USD (người /năm) thì
Châu Phi chỉ có 7,2ƯSD/người/năm và Trung Quốc chỉ có 4,6 USD (chỉ bằng 1,13%
của Bắc Mỹ). Ngay giữa các nước trong cùng một châu cũng đã chênh nhau tới gần
10 lần: các nước Tây Âu là 177 USD trong khi đó ở Đông Âu chỉ có 17,15 USD.
Mười nước dùng thuốc nhiều nhất: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Tây Ban

Nha, Canada, HàLan và Bỉ với lượng thuốc dùng chiếm gần 60% tổng lượng thuốc
dùng của toàn thế giới [2].
1.1.2 Thị trường thuốc Việt Nam
Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam
Á, thu nhập bình quân người dân dưới 1 USD/người/ngày. Người Việt Nam nằm
trong diện 1,5 tỷ người nghèo của thế giới[2]. Vì thế cho nên ngân sách đầu tư cho
ngành y tế còn rất hạn chế, trong 4 năm 1997-2000 ngân sách đầu tư cho ngành y tế
dưới 1% GDP đầu người và chỉ đạt 3,5 USD/năm [15]. Như vậy mặc dù đã đạt được
nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới nhưng ngành Dược cũng gặp không ít khó
khăn nhất là về kinh phí hoạt động.
Theo niên giám thống kê y tế 2000 và tổng kết công tác dược năm 2001, tiền
thuốc bình quân đầu người được thống kê trong bảng sau:

2


Bảng 1: Tiền thuốc bình quân của người dân qua các năm [3] [4]

'

Năm

1997

1998

1999

2000


2001

bq /người/năm(USD)

5,2

5,2

5,0

5,4

6,0

So sánh định gốc (%)

100

100

96,2

103,8

115,4

Chỉ tiêu
Tiền thuốc

Ta thấy tiền thuốc bình quân hàng năm của người Việt Nam tăng lên đáng kể.

Năm 1990 là 0,3ƯSD [5] đến năm 2000 là 5,4USD và năm 2001 là 6,0ƯSD.
Như vậy trong 10 năm (1990-2000) tiền thuốc bình quân hàng năm của người Việt
Nam đã tăng trên 10 lần [9].
Tuy nhiên do phần lớn tiền thuốc người dân phải tự chi nên dãn đến sự chênh
lệch khá lớn trong chi tiêu về thuốc giữa các vùng, do phụ thuộc vào mức thu nhập
của từng địa phương, theo ước tính của một số chuyên gia [16] thì tiền thuốc bình
quân/người/năm :
Khu vực đồng bằng 2 - 4 USD.
Khu vực đô thị 5 - 12 USD.
-

Hà Nội 8 - 10 USD.

-

Thành phố HCM 17-18 USD.
Khu vực miền núi phía Bắc 0,5 - 1,5 USD.

Sự chênh lệch này bộc lộ rõ sự phân phối và cung ứng thuốc không đồng đều
trong xã hội.
Từ năm 1989 trở về trước thị trường dược Việt Nam thiếu thuốc trầm trọng,
nay lại do nhiều nguyên nhân nên thuốc quá nhiều, nhưng tập trung chủ yếu là ở
thành phố và tỉnh thành lớn, còn ở các khu vực miền núi, nông thôn vẫn rất khan
hiếm thuốc. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ để mọi người dân đều được hưởng thụ
thuốc như nhau giữa các vùng.
Dự báo nhu cầu về thuốc cho những năm tới: dân số nước ta hiện nay 77,68
triệu người, ngân sách dành cho ngành y tê 4750,2 tỷ đồng [3]. Với mô hình bệnh
tật của một nước nhiệt đới đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn luôn giữ ở vị trí hàng

3



đầu. Hàng năm tỷ lệ thuốc kháng sinh chiếm khoảng 40% giá tri nhập khẩu. Dự tính
đến năm 2005 thị trường thuốc Việt Nam có thể đạt tới một tỷ USD [6].
Về nguồn thuốc cung ứng cho thị trường chủ yếu do hai nguồn chính: nhập
khẩu và sản xuất trong nước.
- Thuốc sản xuất trong nước:
Năm 1998 thị phần thị trường thuốc Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% và thuốc
ngoại nhập làm chủ thị trường thuốc nước ta [7]. Nhưng hiện nay (nãm 2001) thuốc
sản xuất trong nước chiếm khoảng 35% thị trường thuốc Việt Nam[4], tâng lên 0,5
lần so với năm 1998. Từ đó cho thấy ngành Dược Việt Nam đã có những cố gắng nỗ
lực rất lớn trong công tác SXKD Dược phẩm.
Thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng cả về chủng loại và chất lượng ngày
càng tốt hơn. Năm 1995 công nghiệp Dược nội địa chỉ

sx dược phẩm trên cơ sở 80

hoạt chất, đến năm 2001 đã sử dụng 365 hoạt chất [4]. Nhiều kỹ thuật mới đã được
áp dụng để sản xuất các dạng thuốc mới: viên nang mềm, vi nang, thuốc có tác dụng
kéo dài, viên bao film, thuốc tiêm đông khô, các loại dịch truyền chất lượng cao...
Về giá trị tổng sản lượng (TSL) thuốc sản xuất trong nước được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 2: Giá trị TSL thuốc sản xuất trong nước
Đơn v ị: triệu đồng VN
Chỉ tiêu

Năm
------___

Giá trị TSL

So sánh định gốc (%)

1997

1998

1999

2000

2001

1405807 1485170 1727504 2314810 2657415
100

105,6

122,9

164,7

189,0

Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2000
Tổng kết công tác dược 2001

Như vậy giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước trong 5 năm qua tăng,
năm 2001 tăng gấp hơn 2 lần năm 1997. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước từ 25%
(năm 1997) tăng đến 28% (năm 1999), và đến năm 2000 - 2001 thuốc sản xuất
trong nước đã chiếm tỷ trọng 35% [4].


4


v ề cơ cấu mặt hàng đến 31/12/2001 có 5426 thuốc trong nưóc với gần 350 hoạt
chất còn hiệu lực và 3926 thuốc nước ngoài với gần 900 hoạt chất đã được cấp SDK
lun hành [4].
-

Nguồn nhập khẩu: từ tháng 5/1989, theo quyết định số 112/HĐBT, chính phủ

đã giao cho Bộ Y Tế thống nhất quản lý xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm
thuốc chữa bệnh cho người. Tới tháng 8/2000 đã có 47 doanh nghiệp ở cả hai loại
hình sản xuất và buôn bán tham gia xuất nhập khẩu thuốc [8]. Giá trị xuất nhập
khẩu thuốc từ năm 1997 - 2001 được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3: Giá trị xuất nhập khẩu thuốc từ năm 1997-2001[4] [9] [18]
Đơn vị: triệu USD

xuất

Nhập

Xuất

Chênh
nhâp,
xuất

1997


398,7

387,0

11,7

375,3

1998

432,5

415,4

17,1

1999

402,7

391,2

2000

409,3

2001

431,3


Năm

Giá trị

TGT nhâp,

Tỉ lệ (%)
xuất/TGT

Tỉ lệ gia tăng
2001/1997
Nhập(%)

Xuất(%)

2,9

100,0

100,0

397,9

4,0

107,3

146,2

11,5


379,7

2,8

101,1

98,3

397,9

11,4

386,5

2,8

102,8

97,4

417,6

13,6

404,0

3,2

107,9


116,2

Ta thấy trong 5 năm qua tổng giá trị nhập xuất tăng không đáng kể, tốc độ gia
tăng nhập khẩu thuốc đạt 107,9% so với năm 1997. Năm 2001 tốc độ xuất khẩu
thuốc đạt 116,2% so với năm 1997, chênh lệch về giá trị xuất và nhập khẩu thuốc có
xu hướng ngày càng lớn, năm 1997 chênh khoảng 375,3 triệu USD nhưng đến năm
2001 đã lên tới 404,0 triệu USD và như vậy Nhà nước đã chi một số ngoại tệ khá lớn
để nhập khẩu thuốc [8].
Về chất lượng thuốc trong nước đã được nâng lên rõ rệt nhờ quá trình áp dụng
tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc(GMP). Đến tháng 12/2001 Việt nam đã có
25 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của khối ASEAN [4],
Tóm lại thị trường thuốc thế giới và Việt Nam đang có sự gia tăng nhưng chưa
có sự “bình đẳng” về dùng thuốc của người dân giữa các vùng, tuy sản xuất trong
nước tâng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác CSVBVSKND
song ngành Dược Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa, cần phải đầu tư đổi mới trang
5


thiết bị, phấn đấu đến năm 2005 ngành công nghiệp Dược Việt Nam phải đảm bảo
60% nhu cầu thuốc với tiền thuốc bình quân lúc đó là 10 USD/người /năm [11].
1.2 Vài nét về DNNN và DNDNN
1.2.1 Hoạt động của DNNN trong nên kinh tê thị trường
Ở nước ta, trong tiến trình cải cách đổi mới DNNN từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VI đến nay, thì
thập niên 90 có một vị trí rất quan trọng, vì đây được coi là giai đoạn Đảng và Nhà
nước ta thực thi nhiều chính sách, biện pháp lớn và mạnh, cải tổ, sắp xếp lại DNNN
[ 12].

Suốt 16 năm thực hiện chính sách mở cửa kinh tế đổi mới đất nước, nhiều

thành phần kinh tế Việt Nam đã ra đời và ngày càng phát triển nhanh mạnh, đặc biệt
là nền kinh tế nhiều thành phần chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường chịu
sự điều tiết của các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh... thì DNNN dần bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ nét.
Cụ th ể :
- Về số lượng DNNN: do áp dụng các biện pháp sáp nhập, giải thể những
doanh nghiệp nhỏ, manh mún, hoạt động kém hiệu quả, đến 31 tháng 3 năm 1999
số DNNN giảm từ trên 12300 xuống còn 5655 (giảm 55% về số lượng), tuy nhiên cơ
cấu và chất lượng còn nhiều tồn tại. Năm 2000 mới có 40% doanh nghiệp hoạt động
thực sự có hiệu quả, 31% doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khi lãi, khi lỗ
và 29% doanh nghiệp liên tục thua lỗ [13].
- Về vốn: mặc dù đã áp dụng biện pháp sát nhập, giải thể nhưng xét về vốn
thì vẫn còn 60% doanh nghiệp chưa đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt
động kinh doanh [13].
- Về công nghệ : 80% DNNN có công nghệ lạc hậu so với các nước khác tới
50 năm, sô doanh nghiệp do địa phương quản lý còn chiếm tỷ lệ khá lớn nên khả
năng đổi mới còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau [13].
- Về quản lý nhà nước: cơ chế đào tạo, tuyển chọn, giám sát đội ngũ giám
đốc chậm đổi mới, tình trạng chậm trễ trong thực hiện chủ trương đa dạng hóa sở
hữu và cổ phần hóa vẫn đang diễn ra. Cơ chế đại diện chủ sở hữu của DNNN còn
chưa rõ, chậm đổi mới [13].

6


Đứng trước thực trạng đó, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang vận động
theo xu hướng thương mại hóa toàn cầu, một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thực
hiện cải cách các DNNN nhằm phát huy sức mạnh và vai trò điều tiết của kinh tế
quốc doanh đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “Cổ phần
hoá” DNNN là một hướng đi khả quan cho các DNNN trong điều kiện nền kinh tế

thị trường phát triển, đặc biệt khi tính cạnh tranh đã mang tính khu vực và toàn cầu
hóa.
1.2.2. Vài nét về doanh nghiệp dược nhà nước
Cùng nằm trong sự vận động chung của tiến trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, các DNDNN cũng chuyển mình đổi mới và từng bước đạt được kết quả
khả quan.
Đến cuối những năm 80, ngành Dược Việt Nam đã có tới hàng trăm công ty, xí
nghiệp TW, tỉnh và hơn 500 công ty cấp huyện [14]. Thực hiện nghị định
388/HĐBT, ngành Dược từng bước sắp xếp lại mạng lưới của doanh nghiệp một
cách hợp lý có hiệu quả từ chỗ hơn 600 doanh nghiệp đến nay toàn ngành còn hơn
300 doanh nghiệp [14]. Tính đến năm 2000 số lượng các doanh nghiệp như sau :
Bảng 4: Sô lượng DND năm 2000.
Chỉ tiêu

DNDNNTW

DNDNNĐF

SL

19

126

CTTNHH

Dự án đầu tư

CTCP-DNTN


nước ngoài

290

24

(Nguồn : Niên giám thống kê y tế 2000)
DNDNNTW: Doanh nghiệp Dược nhà nước Trung Ương.
DNDNNĐF: Doanh nghiệp Dược nhà nước địa phương.
CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
CTCP-DNTN: Công ty cổ phần - doanh nghiệp tư nhân.
SL: Số lượng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi bước vào nền kinh tế thị trường nhưng ngành
Dược luôn cô gắng vươn lên để cùng hòa nhập chung với sự phát triển kinh tế của
đất nước. Khó khăn lớn nhất của ngành Dược hiện nay là phải giải quyết mâu thuẫn
giữa bảo vệ sản xuất trong nước và tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và
trên thế giới, giải quyết giữa một bên là cơ chế thị trường với một bên là thực hiện
nhiệm vụ lớn lao phục vụ công tác CSBVSKND. Mâu thuẫn giữa mặt tiêu cực của

7


kinh tế thị trường với tính nhân đạo của ngành y tế, đây là một thách thức lớn đối
với doanh nghiệp Dược. Trước đây, khi còn trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung bao cấp, ngành Dược hoạt động trong khuôn khổ ngành y tế, chỉ mang tính
chất phúc lợi xã hội. Hệ thống DNDNN cũng không tránh khỏi cơ chế đó, từ khâu
sản xuất đến lưu thông, phân phối thuốc đều có kế hoạch nhà nước giao, do đó hệ
thống DNDNN còn có nhiều hạn chế. Nhưng từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang
nền kinh tế thị trường, chức năng kinh doanh của kinh tế Dược từng bước được thừa
nhận và tôn trọng. Những năm gần đây nhiều doanh nghiệp Dược đã mạnh dạn đầu

tư đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại, nghiên cứu tạo sản phẩm mới cải tiến
mẫu mã phù hợp với thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng, cải tạo xây dựng cơ sở sản
xuất, thực hiện tốt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt (GMP) của khối ASEAN. Tính đến
hết tháng 12 năm 2001 đã có 25 cơ sở sản xuất thuốc được Bộ Y Tế cấp chứng nhận
đạt tiêu chuẩn GMP - ASEAN.
Một số xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp trang thiết bị và nâng cao trình
độ chuyên môn kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nghiên cứu để tăng sinh khả dụng và
tuổi thọ thuốc, chủng loại các mặt hàng dược phẩm sản xuất trong nước ngày càng
đa dạng, phong phú, cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
Dược cũng đang trên đà phát triển do thị trường thuốc nước ta phát triển mạnh về số
lượng, chất lượng và mạng lưới phục vụ. Không những ngành Dược khắc phục
được tình trạng khan hiếm về thuốc mà tỉ lệ thuốc giả cũng được giảm đi rõ rệt,
năm 2001 thuốc giả chiếm 0,047% so với tổng số mẫu kiểm tra (so với 0,065% năm
2000) [4],
1.2.3 Cổ phần hóa DNNN và DNDNN
Cổ phần hóa DNNN là hướng đi đúng, là một chủ trương lốn của Đảng và Nhà
nước, đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện một cách tích cực. Mục
đích của việc chuyển DNNN thành CTCP là huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư
đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh
tranh, thay đổi cơ cấu DNNN, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp
được làm chủ thật sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập người lao động,
góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước [17].

8


- Khái quát về Công ty cổ phần [11] [17] [18]:
Công ty cổ phần là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn cổ
phần của các cổ đông, cổ đông được tham gia quản lý doanh nghiệp theo phần vốn

góp vào, được hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào, được quyền chuyên nhượng cổ
phần của mình cho người khác theo qui định của pháp luật và điều lệ của doanh
nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa. CTCP có quyền
phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán.
❖ Cổ phần: là vốn điều lệ của doanh nghiệp chia thành nhiều phần bằng nhau
♦> Cổ đông: là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần của CTCP.
❖ Cổ phiếu: là một loại chứng chỉ có giá trị do CTCP phát hành để xác nhận
quyền sở hữu cổ phần của cổ đông.
❖ Cổ tức: là số tiền hàng năm được trích từ LN của công ty để trả cho mỗi cổ
phần.
❖ Vốn điều lệ của CTCP: là tổng số vốn do các cổ đông đóng góp và ghi vào
điều lệ công ty.
- Một số hình thức cổ phần hóa các DNNN:


Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại DN phát hành cổ phiếu, thu
hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.



Bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.



Tách một bộ phận DN để CPH.



Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại DN để chuyển thành CTCP.

-Vê công tác cổ phẩn hóa các DNNN:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các DNNN đã tiến hành công tác

cổ phần hóa. Đã có 16 tỉnh thành phố triển khai thành công cổ phần hóa DNNN, 9
tỉnh khác đang lập kế hoạch xúc tiến trong năm 2002, còn lại 36 tỉnh chưa có kế
hoạch. Đến nay có 36 DNNN đã hoàn thành cổ phần hóa. Trong đó Tổng công ty
Dược Việt Nam đã cổ phần hóa được 6 đơn vị thành viên. Các công ty sau khi cô
phần xong đều ổn định và tăng trưởng mạnh [4].

9


1.3 Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh
1.3.1 Khái niệm
Phân tích HĐKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết
quả HĐKD ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các
nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đề ra các phương án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh ở doanh nghiệp. Vậy “Phân
tích HĐKD là quá trình nhận thức cải tạo HĐKD một cách tự giác và có ý thức phù
hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn” [13].
1.3.2 Ý nghĩa của phân tích HĐKD
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra đánh
giá và điều hành HĐKD để đạt các mục tiêu đề ra. Thông qua phân tích, doanh
nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, từ đó mới
có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý [19].
Phân tích HĐKD cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả
năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở
đó các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh

có hiệu quả.
Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định kinh doanh.
Phân tích HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị hiệu
quả doanh nghiệp.
Phân tích HĐKD là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
Tài liệu phân tích HĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong
doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác khi họ có mối
quan hệ về nguồn lợi đối với doanh nghiệp. Vì vậy thông qua phân tích họ mới có
thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp.
1.3.3 Nhiệm vụ của phân tích HĐKD [19]
Để trở thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức HĐKD ở doanh
nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích HĐKD có
những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra đánh giá kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.

10


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng (xấu, tốt) của các chỉ tiêu và tìm nguyên
nhân gây nên các ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục các tồn tại yếu
kém của quá trình HĐKD.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
1.4 Vài nét chính về quá trình hình thành và phát triển của CTCPDP Hà Tây
Công ty dược phẩm Hà Tây được hình thành từ những năm 1956 - 1960 có
chức năng phân phối, lưu thông thuốc chữa bệnh và mãi đến năm 1965 thì đổi tên
thành Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây và thành lập nên xưởng sản xuất thuốc tiêm,
nhiệm vụ của xí nghiệp là kinh doanh và sản xuất thuốc chữa bệnh.
Tháng 7 năm 1985 Xí nghiệp ỉiên hợp Dược Hà Sơn Bình ra đời trên cơ sở hợp
nhất các đơn vị Dược trong tỉnh đó là:

-

Công ty Dược phẩm Hà Sơn Bình.

-

Xí nghiệp Dược phẩm I Hà Sơn Bình.

-

Công ty Dược liệu Hà Sơn Bình.

Tháng 10 năm 1991 sau khi tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh: Hà Tây và
Hòa Bình, ngành Dược Hà Tây có tên là: Xí nghiệp liên hợp Dược tỉnh Hà Tây.
Tháng 3 năm 1993 đổi tên thành: Công ty Dược phẩm Hà Tây, và đặc biệt
trong năm 1997 thực hiện quyết định của ƯBND tỉnh, công ty đã tiếp nhận 10 công
ty Dược huyện, thị xã đang làm ăn hiệu quả chưa cao, nhà cửa dột nát về với công

ty.
Theo xu hướng chung của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường, nắm bắt
được tính ưu việt và sự cần thiết cổ phần hóa DNNN, nên ngày 21 tháng 12 năm
2000 ƯBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 1911/QĐ-UB chuyển DNNN Công ty
Dược phẩm Hà Tây thành Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây, với tên giao dịch là
HATAPHAR - trụ sở chính đặt tại: 80 Quang Trung-thị xã Hà Đông-tỉnh Hà Tây.
Với chức năng chính là: sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa
bệnh, hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế.
Về mặt chính quyền: công ty chịu sự lãnh đạo của UBND tỉnh Hà Tây
Về mặt chuyên môn : công ty trực thuộc Sở Y Tế.
Trong thời kỳ bao cấp công ty Dược phẩm Hà Tây là đơn vị thường xuyên
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, sản xuất và phân phối đầy


11


đủ kịp thời thuốc men phục vụ công tác CSSK cho cán bộ, nhân dân địa phương và
chi viện cho tiền tuyến.
Tuy nhiên, do đặc điểm của thòi kỳ bao cấp nên công ty cũng gặp không ít khó
khăn. Bước vào thời kỳ đổi mới công ty dược phẩm Hà Tây tiếp tục ổn định và phát
triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Với số lượng cán bộ công nhân viên tăng
lên qua các năm , tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học tăng, cán bộ được đào tạo cơ bản,
đồng thời cũng có sự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, trang bị máy móc hiện đại,
đa dạng hóa sản phẩm và đã có sự tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật. Đến nay công ty đã
được Bộ Y Tế cho phép sản xuất trên 180 mặt hàng lưu hành toàn quốc. Sản phẩm
của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn hiện nay là
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đưa đất nước sớm hòa nhập với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Thực hiện quyết định số 1516/QĐ ngày 9/9/1996 của Bộ Y Tế
về ứng dụng GMP của ASEAN. Đảng uỷ, Ban giám đốc công ty đã lãnh đạo cán bộ
công nhân viên quyết tâm đầu tư xây dựng đưa sản xuất đạt tiêu chuẩn GMPASEAN và công ty CPDP Hà Tây đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y Tế kiểm tra và
cấp chứng chỉ cho 3 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, là điều kiện
để sản phẩm thuốc của CTCPDP Hà Tây xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
1.5 Các chỉ tiêu khảo sát.
Tiến hành đánh giá phân tích các chỉ tiêu sau:
1.5.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
Thể hiện cách bố trí sử dụng nguồn lực, là một trong bốn nguồn lực quyết định
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.2. Phân tích hoạt động kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả HĐKD
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là một bảng báo
cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo
từng hoạt động của doanh nghiệp. Số liệu trong bảng BCKQHĐKD cung cấp những

thông tin tổng hợp về phương thức hoạt động kinh doanh, về việc sử dụng tiềm năng
vốn, lao động kỹ thuật, kinh nghiêm quản lý của doanh nghiệp.
a. DSM và cơ cấu nguồn mua
DSM thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Nghiên cứu
cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được dòng hàng

12


“nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (DSM bao gồm cả doanh số sản xuất).
b. DSB và tỉ lệ bán buôn, bán lẻ
DSB thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực phục vụ cộng đồng
của doanh nghiệp. Xem xét giữa tỷ lệ bán buôn và bán lẻ nhằm đưa ra những tỷ lệ
tối ưu vừa để đảm bảo lợi nhuận cao vừa để chiếm lĩnh thị trường.
c. Tình hình sử dụng phí
Xác định tỷ trọng của từng khoản mục phí so với tổng mức phí, từ đó tìm ra
biện pháp hạ thấp phí lưu thông để tăng cao lợi nhuận.
d. LN và tỷ suất LN
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ vào chỉ tiêu LN tính bằng con số tuyệt đối chưa
đủ để đánh giá chất lượng hoạt động SXKD củadoanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích
bên cạnh việc xem xét mức biến động của tổng số lợi nhuận, còn phải đánh giá bằng
số tương đối (TSLN) thông qua việc so sánh giữa tổng lợi nhuận trong kỳ so với vốn
sản xuất sử dụng để sinh ra sô lợi nhuận đó. TSLN được tính như sau :
-

TSLN vốn sản xuất:

Tổng LN
TSLNvsx = ------------------Tổng v s x

- TSLN vốn cố định:
Tổng LN
TSLNvcđ = ---------- -------VCĐ
- TSLN vốn lưu động:

X 100%

(Công thức D

x i00%

( Công thức 2)

X 100%

(Công thức 3)

Tổng LN

TSLNvlđ = -----------------VLĐ
TSLN trên doanh thu:

Tổng LN
TSLNdt = _____________ X 100%
(Công thức 4)
Tổng DT
Các chỉ tiêu LN nói lên 1 đồng vốn hoặc 1 đồng DT trong kỳ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu LN giữa các năm có thể đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu
này.


13


1.5.3 Đánh giá hoạt động tài chính qua bảng cân đối k ế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, theo tài sản và nguồn hình thành
tài sản tại thời điểm lập báo cáo dưới hình thái tiền tệ.
a.

Phân tích vốn

Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình
độ quản lý SXKD, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng,
có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn doanh nghiệp có thể khai thác
tiềm năng sẩn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh
vượng hay suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị
khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, ở đây chúng tôi phân tích các chỉ tiêu:
- Kết cấu nguồn vốn:
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng
tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong SXKD hoặc những khó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn. Phương pháp phân tích là so sánh
tổng vốn đầu kỳ với cuối kỳ (đầu kỳ sau) xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể
trong tổng số nguồn vốn. Xác định tỷ suất tự tài trợ để biết được khả năng chủ động
về mặt tài chính.
Công thức tính:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = ------------------------------Tổng số nguồn vốn nợ
- Tình hình phân bổ vốn:


X

100%

(Công thức 5)

Phân tích tình hình phân bổ vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Sự thay đổi kết cấu các loại vốn có ảnh
hưởng gì đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. Phương pháp tính là so sánh tổng
số vốn đầu kỳ và cuối kỳ (đầu kỳ sau). Xác địng tỷ trọng từng khoản mục vốn đầu
kỳ và cuối kỳ (đầu kỳ sau). So sánh sự thay đổi về tỷ trọng để xác định sự chênh
lệch và tìm ra nguyên nhân cụ thể.
- Tốc độ luân chuyển và sử dụng vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển VLĐ được thể hiện bởi hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 1: Số vòng luân chuyển vốn là số lần luân chuyển vốn lưuđộng trong
một kỳ

14


I

Dt
c = ---- ---------VLĐ
Trong đó : c = Số vòng quay vốn lưu động

(Công thức 6)

Dt = Doanh thu thuần
VLĐ = Sô dư bình quân VLĐ

Chỉ tiêu 2: Số ngày luân chuyển: Số ngày thực hiện một vòng quay VLĐ
Công thức tính :
T
TxỸLĐ
N = ------ = ----------(Công thức 7)
c
Dc
Trong đó: N = Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn
T = Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Hiêu quả sử dung vốn VLĐ : Nói lên 1 đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng

LN

Công thức :
LN
Hvlđ = -------- x 100%
VLĐ
- Các hệ số về khả năng thanh toán:

(Công thức 8)

Hê số khả năng thanh toán tổng quát:
Đây là mối quan hệ tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng với tổng
số nợ phải trả.
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát = -----------------------------------(Lần) (Công thức 9)
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Nếu hệ số này < 1 (Hoặc 100%) là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn
chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có (TSLĐ, TSCĐ) không đủ trả sô nợ
mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Hê số khả năng thanh toán tam thời: Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và
các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn
hạn.
Tổng TSLĐ
Khả năng thanh toán hiện thời = ---------- --------- (Lần)
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh:

(Công thức 10)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không
dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa.

15


I

Tiền + Tương đương tiền
Khả năng thanh toán nhanh = ------------------------------- (Lần) (Công thức 11)
Nợ ngắn hạn
b. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ
- Đánh giá tình hình đầu tư và sửdụngTSCĐ:
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, phản ánh năng lực sản xuất hiện
có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Do đặc thù của ngành, TSCĐ
trong công ty chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất, nó có đóng góp rất lớn vào việc
tăng sản lượng, tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy việc
phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về sô lượng, thời
gian và công suất của máy móc thiết bị và các TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa

hết sức quan trọng đối với quá trình SXKD của công ty.
- Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được tính bằng các chỉ tiêu :
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ----------------------Nguyên giá TSCĐ
LN
Tỷ suất LN/TSCĐ = ----------- X 100%
TSCĐ
1.5.4 Nộp ngân sách nhà nước

(Công thức 12)

(Công thức 13)

Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thể hiện hiệu quả của
đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp nhà nước tồn
tại và hoạt động. Gồm các khoản:
-

Thuế.

-

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

1.5.5 Năng suất lao động bình quân CBCNV
Năng suất lao động bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản
lượng chia cho số CBCNV sản xuất trực tiếp.
Tổng sản lượng
NSLĐbq = --------------------Số CBCNV


(Công thức 14)

16


1.5.6 Lương bình quân của CBCNV
Phân tích hoạt động của DND không phải tính đến LN thu được mà cần phải
tính đến việc đảm bảo đời sống của CBCNV thông qua thu nhập của họ thể hiện lợi
ích đồng thời là sự gắn bó của người lao động với các hoạt động của công ty, là
động lực vật chất khuyến khích, kích thích người lao động.
Tiền lương bình quân của CBCNV
Tiền lươngbq =

Tổng quĩ lương
------------------Tổng CBCNV

(Công thức 15)

1.5.7 Mạng lưới phục vụ
Đánh giá khả năng phục vụ của công ty đáp ứng nhu cầu về thuốc của mạng
lưới y tế tỉnh Hà Tây.
1.5.8 Chất lượng thuốc
Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu hàng đầu trong kinh doanh, phục vụ và sản xuất
thuốc, vì có chỉ tiêu này tồn tại thì mới có doanh nghiệp phát triển.
1.5.9 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Tiến hành khảo sát các chỉ tiêu:
-

Chuyên môn của người đứng bán.


-

Hướng dẫn cách mua sử dụng thuốc.

-

Thực hiện các quy chế chuyên môn.

1.5.10 Tình hình sản xuất
Phàn tích các yếu tố liên quan đến sản xuất giúp cho công ty xác định được
chiến lược sản xuất kinh doanh:
- Đầu tư thiết bị, con người
- Mặt hàng sản xuất
- Doanh thu sản xuất
- Chiến lược sản xuất
1.5.11 Định hướng phát triển của công ty

17


PHẦN II.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1 Đối tượng
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây từ 1997 - 2001
CTCP Dược - TBYT TraphacO/^'
2.2 Nội dung
2.2.1 Đặc điểm tổ chức và hoạt động SXKD của CTCPDP Hà Tây
2.2.2 Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
2.2.3 Đánh giá HĐKD qua bảng báo cáo kết quả HĐKD

a. DSM và cơ cấu nguồn mua
b. Cơ cấu mặt hàng sản xuất
c. DSB và tỉ lệ bán buôn, bán lẻ
d. Tinh hình sử dụng phí
e. LN và tỉ suất LN
2.2.4 Đánh giá hoạt động tài chính qua bảng cân đối kế toán
a. Phân tích vốn
b. Tình hình sử dụng tài sản cố định
2.2.5 Nộp ngân sách nhà nước
2.2.6 Năng suất lao động CBCNV
2.2.7 Lương bình quân của CBCNV
2.2.8 Mạng lưới phục vụ
2.2.9 Chất lượng thuốc
2.2.10 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
2.2.11 Tinh hình sản xuất
2.2.12 Định hướng phát triển của công ty
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu số liệu kết hợp với phỏng vấn Ban giám đốc, quan sát hoạt động
của công ty. Công cụ để nghiên cứu gồm:
-

Phương pháp cân đối

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp tỉ trọng


-

Phương pháp liên hệ

-

Phương pháp tìm xu hướng phát triển.
18


PHẦN III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của CTCPDP Hà Tây
Là một DNNN có đầy đủ tư cách pháp nhân, CTCPDP Hà Tây thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý
Nhà nước các cấp có liên quan.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức phân cấp tập trung,
với chức năng của từng bộ phận như sau:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, là cơ quan quản lý của công ty có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ty như: chiến lược phát triển, huy động vốn, phương án đầu tư, giải
pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức và trực tiếp quản lý Ban giám đốc cũng
như toàn bộ các phòng ban khác của công ty.
- Ban giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm
trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu
trách nhiệm quản lý chung toàn công ty và quản lý trực tiếp các phòng ban, khối sản
xuất, khối kinh doanh.
- Khối phục vụ sản xuất: là một bộ phận độc lập chịu sự quản lý của Ban giám
đốc, phụ trách các công việc phục vụ cho sản xuất về mặt kĩ thuật, gồm:
+ Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, cung ứng nguyên phụ

liệu
+ Phòng kĩ thuật: đảm bảo công tác kĩ thuật sản xuất
+ Phòng nghiên cứu - phát triển: nghiên cứu xây dựng các quy trình sản xuất
+ Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra nguyên phụ liệu, bao bì trước khi đưa

vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng.
- Khối sản xuất: chịu sự quản lý của Ban giám đốc công ty, gồm:
Tổ pha chế
Tổ sấy
+ Phân xưởng viên

Tổ dập viên
rrt/? /_

?

TỐ ép vỉ

Tổ đóng gói

19


+ Phân xưởng tiêm ■<------- ►Tổ thuốc tiêm và nhỏ mắt
^ Tổ thuốc cao
-

Khối văn phòng: chịu sự quản lý của Ban giám đốc, phụ trách quản lý hành

chính văn phòng, gồm:

+ Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu, giúp giám đốc thực
hiện công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lương, thực hiện công tác hành chính,
y tế, nhà trẻ, bảo vệ, triển khai công tác xây dựng, sữa chữa nhà xưởng.
+ Phòng kế toán thông kê: thực hiện công tác thống kê, kế toán và hoạch toán
kinh tế, thực hiện pháp lệnh và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Phòng kế hoạch nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp giám đốc xây
dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quí, năm của công ty. Thực hiện
công tác điều động sản xuất kinh doanh.
+ Phòng xuất nhập khẩu: làm nhiệm vụ kinh doanh XNK thuốc chữa bệnh,
hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế.
+ Tổ thị trường: tổ chức quảng cáo và bán hàng, nghiên cứu đề xuất việc sản
xuất ra các sản phẩm mới.

20


3.2 Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của CTCPDP Hà Tây sau CPH (2001)
---------------- ►: Quan hệ trực tuyến
...................... : Quan hệ chức năng
p

-------------- ► : Quan hệ kiểm soát

21



×