Kinh tế đầu tư
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
QUA LÝ THUYẾT SỐ NHÂN ĐẦU TƯ VÀ GIA TỐC ĐẦU TƯ
1. Lý thuyết số nhân đầu tư: Giải thích sự tác động của đầu tư đối với sản
lượng
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng, nó cho biết
sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Công thức tính:
Y
k=
(1)
I
Trong đó:
Y là mức gia tăng sản lượng
I là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có:
Y= k* I
(2)
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên số
nhân (k) lần. Trong công thức trên, k là số dương > 1 vì khi I = S, ta có thể biến
đổi công thức (1) như sau:
k=
Y
I
=
Y
S
=
Y
Y- C
=
1
1- MPC
=
1
MPS
Trong đó:
MPC là khuynh hướng tiêu dùng biên
MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên
Vì MPS < 1 nên k > 1
Nếu MPS càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyêch đại của sản lượng
càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm gia tăng.
Theo lý thuyết của Keynes mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo sự gia tăng
của cầu bổ sung nhân công, cầu bổ sung về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng
cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân, tất cả các yếu tố đó
làm thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, sự gia tăng thu nhập lại làm tăng đầu tư mới
… từ đó làm phóng đại thu nhập, phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng của nền
kinh tế.
Page 1
Kinh tế đầu tư
Gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy
móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động. Sự kết hợp hai yếu
tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng cho nền kinh tế.
2. Lý thuyết gia tốc đầu tư: giải thích tác động của tăng trưởng kinh tế
đến đầu tư
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước
phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Quan hệ giữa sản lượng và vốn đầu tư
có thể biểu diễn như sau:
x = K/Y
Trong đó:
K: Vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu
Y: Sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu
x: Hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức trên, suy ra: K = x * Y
Như vậy nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến
nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Tức là chi tiêu đầu tư tăng hay giảm
phụ thuộc vào nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản
xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất.
Từ công thức: K = x* Y có thể kết luận: Sản lượng phải tăng liên tục mới
làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ hoặc không thay đổi so với thời kỳ trước.
Lý thuyết gia tốc đầu tư cho thấy đầu tư tăng tỷ lệ với sản lượng trong
trung và dài hạn.
• Ưu điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư:
- Lý thuyết gia tốc đầu tư phản ảnh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.
Nếu x không thay đổi trong kỳ kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế
hoạch khá chính xác.
- Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư. Khi
kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng của nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn,
dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều.
• Nhược điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư:
- Lý thuyết giả định mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định.
Thực tế đại lượng này luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác.
- Thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần chứ không
phải sự biến động của tổng đầu tư so sự tác động của thay đổi sản lượng.
Page 2
Kinh tế đầu tư
- Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện
ngay trong một thời kỳ. Điều này không đúng vì nhiều lý do.
Lý thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ qua lại
giữa đầu tư và sản lượng. Mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo việc gia tăng bổ
sung lao động, nguyên vật liệu sản xuất… dẫn đến gia tăng sản phẩm (giải thích
qua số nhân đầu tư). Sản lượng gia tăng, dẫn đến gia tăng tiêu dùng (do thu nhập
người tiêu dùng tăng), tăng cầu hàng hóa và dịch vụ nên lại đòi hỏi gia tăng đầu
tư mới (giải thích qua mô hình gia tốc đầu tư). Gia tăng đầu tư mới dẫn đén gia
tăng sản lượng, gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩy gia tăng đầu tư. Quá
trình này diễn ra liên tục, dây chuyền.
Page 3