Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng rổ năm thứ ba trường đại học thể dục thể thao bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.07 KB, 52 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm góp
phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện có tri thức, có đạo đức và hoàn thiện thể
chất cho mọi người.
Thể dục thể thao là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống, có ý nghĩa to lớn
trong xã hội. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều chú trọng đến công tác phát
triển thể dục thể thao. Thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của đời sống con
người. Người được đánh giá là phát triển toàn diện thì người đó phải được phát triển
cả về trí tuệ lẫn thể chất. Thể dục thể thao là phương tiện góp phần quan trọng phục
vụ đắc lực cho sự phát triển về thể chất và tinh thần đó. Vì vậy ở nhiều nước trên thế
giới đã xem công tác thể dục thể thao là một trong những yếu tố quan trọng của phát
triển xã hội và đưa nền thể dục thể thao của nước mình phát triển đến đỉnh cao nhất.
Trong công tác ngoại giao thì thể dục thể thao đóng vào vị trí hết sức quan
trọng nó được xem là cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới. Qua đó tìm hiểu học tập
và giúp đỡ lần nhau, đưa thế giới vào cuộc sống hòa bình và hữu nghị.
Ngay sau ngày đất nước ta giành được chính quyền năm 1945 trong lúc đất
nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tích cực tham gia
tập luyện TDTT và được nhân dân tham gia hưởng ứng tập luyện rất tích cực.
Ngày nay đất nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước với khẩu hiệu của Đảng “Khỏe để xây dựng bảo vệ tổ quốc” hiểu được ý
nghĩa và tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khỏe cho con người. Có
sức khỏe mới có lao động, có lao động mới có sáng tạo, sản xuất của cải vật chất, đất
nước mới được giàu mạnh. Cùng với sự lớn mạnh nhiều ngành trong cả nước, ngành
TDTT càng được phát triển với một số môn - số VĐV và đông đảo các tầng lớp nhân
lao động, trí thức tham gia tập luyện trong đó có Bóng rổ là môn hết sức quan trọng.
Trong những năm đầu thế kỷ 20 Bóng rổ được phát triển rất nhanh và mạnh ở
các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Chính vì vậy sự hấp dẫn của nó và những công trình
1
kiến trúc sân bãi hiện đại rất tiện lợi cho sự thưởng thức nghệ thuật thể thao của
những người hâm mộ nó sau gần một trăm năm phát triển của môn thể thao này đã lan
truyền nhanh sang các châu lục khác. Giờ đây Bóng rổ không chỉ mang ý nghĩa những


cuộc thi đấu thông thương mà còn là nhu cầu văn hóa không thể thiếu được của những
người hâm mộ. Chính vì vậy Bóng rổ dưới con mắt của các môn thể thao hiện đại thì
nó không phải là môn thể thao non trẻ và đã được công nhận là môn thể thao quan
trọng.
Ở Việt Nam Bóng rổ được du nhập vào dưới thời Pháp thuộc. Sau khi thống
nhất đất nước (1975), trong khi công cuộc xây dựng CNXH tái thiết sau chiến tranh và
sự định hướng chăm sóc sức khỏe và nâng cao thể lực cho nhân dân nên đã thúc đẩy
việc áp dụng nhiều môn thể thao mới nhằm tăng nhanh thể lực. Chính vì vậy mà môn
Bóng rổ cùng một số môn thể thao khác đã được tập luyện phổ biến trong nhân dân và
quân đội ta.
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu với sự chuyển động liên tục của người chơi.
Hoạt động với cường độ tối đa ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Vì vậy
ngoài việc hoàn thiện kỹ thuật thì yếu tố thể lực sức bền tốc độ trong thi đấu Bóng rổ
luôn trở thành một trong những yếu tố quyết định.
Sức bền tốc độ là một tố chất thể lực giúp cho các cầu thủ hay những người tập
luyện thực hiện được các kỹ thuật hay chiến thuật của cả đội được tốt. Nó đáp ứng
một cách hiệu quả các tình huống như phả công nhanh, tấn công khu vực cũng như
quay về phòng thủ khi đội mình bị mất quyền khống chế bóng. Trong khái niệm rộng
lớn về sức bền tốc độ ở Bóng rổ hay ở các môn khác, ta có thể gặp các cầu thủ có trình
độ cao về thể lực và tốc độ thì khả năng hoạt động trong các pha phản công nhanh hay
quay về phòng thủ một cách liên tục thì họ dễ dàng đặt hiệu quả cao hơn và tạo điều
kiện thuận lợi cho đồng đội về mặt thể lực cũng như các mặt tâm lý thi đấu được tốt
hơn.
2
Trong những năm gần đây, môn học Bóng rổ luôn được tuyển sinh vào các
khóa của trường Đại học TDTT, nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu bóng
trong cả nước đạt hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy điều quan trọng trong môn Bóng rổ là việc huấn luyện tố chất thể
lực của học sinh chuyên sâu cần được tiến hành trong suốt nhiều năm huấn luyện.
Trong đó cần chú trọng tới công tác huấn luyện sức bền tốc độ cho người mới học,

trong thời kỳ học sinh cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển tố chất này.
Trong mối quan hệ giữa các tố chất thể lực thì sức bền và sức nhanh cũng cần huấn
luyện nhiều nhất. Huấn luyện sức bền tốc độ ở đây được gắn liền với các yêu cầu
chuyên môn trong thi đấu Bóng rổ có nghĩa là huấn luyện sức bền tốc độ trong Bóng
rổ luôn có sự khác biệt với công tác huấn luyện sức bền tốc độ của Điền kinh. Ở đây
công tác huấn luyện sức bền tốc độ của các hoạt động có chu kỳ và không có chu kỳ là
hai yếu tố tạo nên sức nhanh bền trong thi đấu Bóng rổ. Phương tiện giáo dục ở đây là
các bài tập việc lựa chọn và sử dụng các bài tập làm nền tảng vững chắc để phát triển
sức bền tốc độ trong quá trình huấn luyện thể lực của học sinh chuyên sâu Bóng rổ.
Nhưng cho đến nay, chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu về sức bền tốc độ
trong môn Bóng rổ. Trong khi đó sức bền tốc độ là một tố chất quan trọng được trong
tập luyện và thi đấu Bóng rổ.
Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển
sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ ba trường Đại học
Thể dục Thể thao Bắc Ninh”.
* Mục đích nghiên cứu: qua phân tích tổng hợp các tài liệu chung và chuyên
môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, dựa vào cơ sở thực tiễn, đề tài tiến hành lựa
chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ 3
trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy và huấn luyện trong Nhà trường.
3
* Mục tiêu nghiên cứu: để giải quyết mục đích nêu trên đề tài xác định giải
quyết 2 mục tiêu nghiên cứu sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện và sức bền tốc độ của
sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Giải quyết nhiệm vụ này chính là tìm hiểu thực trạng về nội dung chương trình,
phương tiện giảng dạy môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên sâu năm thứ 3, qua đó đánh
giá thực trạng công tác giảng dạy và sức bền tốc độ của đối tượng nghiên cứu, làm cơ
sở giải quyết nhiệm vụ tiếp theo của đề tài.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập nhằm phát triển sức bền

tốc độ cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và sức bền tốc độ của đối
tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành lựa chọn, ứng dụng và kiểm nghiệm hiệu quả các
bài tập phát triển sức bền tốc độ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại nhà trường nhằm
nâng cao sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ 3 Đại học TDTT
Bắc Ninh.
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại và phương pháp phát triển sức bền
1.1.1. Phân loại sức bền
Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động
vận động.
Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch.
- Quá trình trao đổi chất.
- Sự tiết kiệm hoá trong vận động (thả lỏng, kĩ thuật).
- Các phẩm chất tâm lý chuyên môn.
Sức bền phát triển tốt là tiền đề quan trọng để con người có thể sẵn sàng lao
động, học với năng suất, đồng thời hình thành những phẩm chất tốt đẹp như tính kiên
trì, tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm…
Tập luyện sức bền sẽ nâng cao khả năng làm việc của cơ thể đặc biệt là hệ
thống tuần hoàn, hô hấp và hệ thống vận động.
Trong thể thao, sức bền là yếu tố quyết định thành tích của nhiều môn thể thao.
Sức bền phát triển tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện và là
tiền đề quan trọng để người tập có thể hồi phục nhanh chóng sau quá trình tập luyện
và thi đấu [50].
Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một trường phái
khác nhau lại căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm khác nhau để phân loại. Qua phân tích và
nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy có một số cách phân loại như sau:
- Sức bền cơ sở: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống lại

mệt mỏi trong hoạt động vận động kéo dài, trong đó không có sự tham gia của quá
trình trao đổi chất yếm khí.
Cơ sở sinh lý của năng lực sức bền này là sự “tiết kiệm hoá” trong hoạt động
của các chức năng cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất) và sự thuần thục kĩ thuật.
5
Phát triển sức bền cơ sở trước hết phải nâng cao khả năng hấp thụ oxy và các
năng lực chuyển hoá có oxy cũng như phải phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên
môn.
Phát triển tốt sức bền cơ sở sẽ tạo nên nền tảng chức năng vững chắc cho tất cả
các môn thể thao sức bền và các môn thể thao có yêu cầu sức bền như một yếu tố xác
định thành tích. [17], [18], [19]
- Sức bền thi đấu chuyên môn: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV
nhằm chống lại mệt mỏi khi thực hiện các yêu cầu chuyên môn của môn thể thao hoặc
kĩ thuật thể thao trong điều kiện thi đấu.
Dựa vào đặc điểm của từng môn thể thao, người ta phân sức bền chuyên môn
thành các loại như sau:
- Sức bền mạnh: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống lại
mệt mỏi khi thực hiện các nhiệm vụ vận động kéo dài đòi hỏi sự tham gia của sức
mạnh ở mức độ cao.
- Sức bền tốc độ: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống lại
mệt mỏi khi thực hiện các nhiệm vụ vận động đòi hỏi tốc độ gần tối đa, tới tối đa
trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình yếm khí.
- Sức bền thời gian ngắn: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm
chống lại mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ 45 giây đến
2 phút trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình yếm
khí. Sức bền thời gian ngắn phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của sức bền
mạnh và sức bền tốc độ.
- Sức bền thời gian trung bình: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV
nhằm chống lại mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ 2 phút
đến 11 phút trong điều kiện đòi hỏi cao về năng lượng thông qua quá trình yếm khí và

ưa khí.
6
- Sức bền thời gian dài: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm
chống lại mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ 11 phút đến
nhiều giờ trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình ưa
khí [20].
Trong sinh lý TDTT căn cứ vào hệ cung cấp năng lượng người ta chia sức bền
ra thành 2 loại:
- Sức bền ưa khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện sử
dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình oxy hoá hợp chất hữu cơ giàu năng lượng
trong cơ thể.
- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện
dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giải phóng năng
lượng không có sự tham gia của oxy) [16], [17], [20].
1.1.2. Phương pháp đánh giá sức bền
Để tiến hành kiểm tra sức bền người ta sử dụng 2 phương pháp trực tiếp và
gián tiếp:
- Phương pháp trực tiếp xác định khoảng thời gian mà con người duy trì được
với cường độ đinh trước. Ví dụ: Cho VĐV chạy với tốc độ nào đó và sức bền được
đánh giá bằng thời gian mà VĐV đó duy trì được. phương pháp này không được dùng
trong thực tiễn huấn luyện và sự quna sát bằng mắt khó xác định chính xác tốc độ.
- Thông thường người ta sử dụng phương pháp gián tiếp: phương pháp này yêu
cầu vượt qua cự ly tương đối dài. và xác định thời gian đạt được ví dụ: sức bền chung
có thể được đánh giá bằng thời gian chạy trên cự ly 5000, 10.000m hoặc bằng quãng
đường chạy trong 12phút (Cuper).
- Các chỉ số trên đều là các chỉ số đánh giá sức bền tuyệt đối (không tính đến
ảnh hưởng của sức mạnh và sức nhanh) trong huấn luyện thể thao và GDTC còn phải
căn cứ vào các yếu tố khác (sức mạnh, sức nhanh) để đáp ứng yêu cầu đó người ta áp
dụng các chỉ số tương đối để đánh giá sức bền.
7

Dự trữ tốc độ được tính bằng hiệu số giữa thời gian trung bình để vượt qua với
phần cự ly (100m trong chạy, 50m trong bơi) với thời gian thấp nhất trên đoạn cự ly
(100m trong chạy, 50m trong bơi).
i=i
1
-i
2
Trị số tuyệt đối của chỉ số này càng lớn thì sức bền càng kém.
Phương pháp tính hệ số sức bền:
2
1
I
I
j =
Phương pháp đánh giá: Nếu hệ số sức bền càng bé thì càng có khả năng hoạt
động tốt sức bền.
1.1.3. Các phương pháp phát triển sức bền
Phát triển sức bền là một quá trình huấn luyện có chủ đích và kế hoạch nhằm
nâng cao năng lực sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ, sức bền thời gian ngắn, sức
bền thời gian trung bình và sức bền thời gian dài) và sức bền cơ sở.
Phát triển sức bền chuyên môn là trực tiếp phát triển các năng lực sức bền thi
đấu bằng các bài tập thi đấu trong điều kiện thi đấu hoặc gần giống thi đấu với cường
độ bằng hoặc xấp xỉ cường độ tối đa.
Phát triển sức bền cơ sở hướng vào việc nâng cao năng lực hoạt động của hệ
thống tuần hoàn, năng lực trao đổi oxy, sức bền của các nhóm cơ lớn bằng các bài tập
phát triển chung.
Căn cứ vào mục đích tập luyện có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kéo dài thời gian: Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện
một lượng vận động kéo dài, liên tục, không có thời gian nghỉ. Năng lực hấp thụ oxy
được phát triển nhờ hai con đường hoặc là vận động liên tục trong điều kiện có oxy,

hoặc hoạt động trong thời gian dài với sự thay đổi cường độ dẫn đến nhất thời phải
hoạt động trong điều kiện không có oxy. phương pháp kéo dài thời gian có 3 phương
thức thực hiện dưới đây:
8
- Phương pháp liên tục: Phương pháp này có đặc điểm hoạt động trong thời
gian dài với tốc độ ổn định. Cường độ được xác định dễ dàng thông qua tần số mạch
đập. Tuỳ theo đặc điểm của môn thể thao và trình độ của người tập giá trị này ở trong
khoảng 140 - 170 lần/phút.
- Phương pháp biến đổi: Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện một lượng
vận động kéo dài có sự biến đổi tốc độ theo một kế hoạch chặt chẽ. Theo phương pháp
này khi tăng tốc độ vận động sẽ làm cho cơ quan cơ thể hoạt động căng thẳng và tạm
thời phải làm việc trong điều kiện không có oxy. Mạch đập có thể giao động trong
khoảng 140 -150 lần/phút và 155 -170 lần/phút.
- Phương pháp Pharơlếch: Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện một
lượng vận động kéo dài có sự thay đổi tốc độ theo hứng thú của người tập, có thể thay
đổi tốc độ chạy, thay đổi địa hình chạy, thay đổi cự ly với từng vùng tốc độ
- Phương pháp giãn cách: Đặc điểm của phương pháp giãn cách là luân chuyển
một cách hệ thống các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ
ngắn không đủ để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Tuỳ thuộc vào mục đích tập luyện có thể
thay đổi tốc độ, thời gian vận động vả thời gian nghỉ giữa các giai đoạn vận động.
- Phương pháp lặp lại: Đặc điểm của phương pháp này là lặp lại một hoặc một
số yêu cầu của lượng vận động thi đấu chuyên môn thông qua việc điều chỉnh cường
độ hoặc thời gian vận động [9], [18], [39].
1.2. Đặc điểm sinh lý của huấn luyện tố chất sức bền tốc độ
1.2.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp nâng cao khả năng yếm khí trong
huấn luyện sức bền tốc độ
Trong hoạt động TDTT bên cạnh các yếu tố hiểu biết về trí thức chuyên môn
như đạo đức, ý chí, tâm lý, kỹ chiến thuật thì yếu tố thể lực là một yếu tố vô cùng
quan trọng nó quyết định đến hiệu quả của quá trình hoạt động luyện tập và thi đấu.
Hơn nữa việc rèn luyện và phát triển thể lực là một khâu then chốt trong quá trình

huấn luyện thể thao. Bởi vậy các nhà sư phạm về TDTT rất cần thiết có những hiểu
9
biết về bản chất sự phân loại, cũng như trí thức chuyên môn, các quy luật và phương
pháp rèn luyện chúng.
Sức bền tốc độ là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi khi hoạt động với tốc độ
gần như tối đa mà chủ yếu là sự tạo thành năng lượng cho hoạt động sức bền tốc độ là
trong điều kiện yếm khí. Điều này có ý nghĩa là trong bài tập có chu kỳ, tốc độ động
tác đạt được trên các cự ly ngắn không giảm đi quá mức thông qua các hiện tượng mệt
mỏi và ức chế có ý nghĩa là cơ thể được tiến hành liên tục động tác nhanh mặc dù thời
gian thi đấu kéo dài.
Như vậy sức bền tốc độ trong Bóng rổ là sức bền tốc độ không có chu kỳ. Nó
bao gồm các bài tập có tính chuyên môn cao như các bài tập chạy gấp khúc, di chuyển
không định hướng hay chuyển đột ngột về hướng khác nhau, các bài tập mang tính
đặc trưng cao để phát triển sức bền tốc độ trong các môn bóng nói chung và môn
Bóng rổ nói riêng.
Để phát triển sức bền tốc độ, làm mất đi hay giảm đến mức tối thiểu hiện tượng
mệt mỏi trong hoạt động với cường độ tối đa, xuất phát nhanh do mất đi các nguồn dự
trữ trong điều kiện hoạt động yếm khí cũng như do quá trình ức chế phát triển trong
các trung khu thần kinh vì phải hoạt động một cách căng thẳng để đạt dược tốc độ tối
đa. Vì vậy giáo dục sức bền tốc độ phải chú ý đến việc hoàn thiện các nhiệm vụ sau:
Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào các
nguồn cung cấp năng lượng yếm khí.
Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm
khí tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Bởi vì, quá
trình trả nợ oxy được diễn ra một phần ngay trong lúc vận động, và nếu có khả năng
ưa khí cao thì phần trả nợ oxy trong lúc vận động đó sẽ lớn hơn và hiệu quả hoạt động
của cơ thể sẽ tăng lên.
Nâng cao khả năng yếm khí (với mức đồng đều cả cơ chế phốtpho creatin cũng
như cơ chế glucô phân). Vì cơ thể hoạt động cường độ cao tới mức nhu cầu ôxy của
10

cơ thể không đáp ứng thường xuyên trong quá trình vận động và một phần năng lượng
phải tạo thành thông qua quá trình yếm khí.Khi tốc độ càng cao thì tỷ lệ huy động
yếm khí càng lớn. Theo các tài liệu y học thể thao thì tỷ lệ này trong thời gian thi đấu
2 phút khoảng 60% và trong thời gian thi đấu 10 phút đã lên tới 120%. Tuy vậy khả
năng ưa khí cũng có ý nghĩa quyết định trong thời gian thi đấu trung bình vì sự tạo
thành năng lượng ưa khí "kinh tế" hơn so với sự tạo thành năng lượng yếm khí. [39],
[20]
Ngoài ra sự tập trung axit lactic xuất hiện trong hoạt động sẵn sàng sử dụng
năng lượng yếm khí. Năng lượng yếm khí càng cao thì khả năng ưa khí tối đa càng
thấp. Do đó để nâng cao khả năng yếm khí người ta thường sử dụng các bài tập có
những đặc điểm sau đây:
* Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ photphocrêatin:
- Cường độ hoạt động gần mức tối đa hoặc thấp hơn (95% tốc độ tối đa).
- Thời gian mỗi lần hoạt động từ 3 - 8 giây trở lên. Sở dĩ như vậy vì giữ trữ
photphocrêatin trong cơ rất ít, sự phân huỷ hợp chất này chỉ diễn ra vài giây sau khi
bắt đầu vận động.
- Khoảng cách nghỉ ngơi từ 2 - 3 phút, đó cũng là thời gian đủ để phục hồi
photphocrêatin .
- Áp dụng các hình thức hoạt động khác nhau lúc nghỉ ngơi (nghỉ ngơi tích
cực).
- Số lần lặp lại tuỳ thuộc trình độ tập luyện, sao cho tốc độ không bị giảm.
* Còn cơ chế glucôphân thì sử dụng các bài tập có các đặc điểm sau:
- Cường độ bài tập xác định theo cự ly để chọn tập luyện (90 - 95%) tốc độ giới
hạn.
- Thời gian mỗi lần vận động thường biến đổi trong khoảng thời gian 20 giây -
2 phút.
11
- Khoảng cách nghỉ ngơi được xác định theo sự biến đổi của quá trình
glucôphân trên cơ sở xác định nồng độ axit láctíc trong máu và nên giảm dần sau mỗi
lần lặp lại.

- Nghỉ ngơi tránh trạng thái tĩnh hoàn toàn và không cần phải nghỉ ngơi tích
cực.
- Số lần lặp lại trong hoạt động có quãng nghỉ giảm dần thường không quá 3 -
4lần, vì trạng thái mệt mỏi tăng rất nhanh.
* Tăng khả năng hoạt động của các cơ chế điều hoà trong những điều kiện hoạt
động đặc biệt với cường độ cao nhất.
Có nghĩa là cho tập luyện quá cự ly thi đấu với tốc độ tới hạn - Song để phát
triển tốt sức bền tốc độ đã đạt được phải thay đổi độ dài cự ly và giữ tốc độ vượt cự ly.
Cụ thể là cự ly tập phải dài hơn cự ly thi đấu.
Khi giáo dục sức bền tốc độ trong hoạt động với cường độ lớn và cường độ gần
tối đa, ngoài ra hoạt động kéo dài cần phải sử dụng rộng rãi phương pháp lặp lại nhiều
lần các đoạn cự ly dài với tốc độ cao hơn tốc độ ban đầu có thể vượt qua cự ly ngắn
chỉ có tác dụng rất nhỏ lên cơ thể, nên để đạt được hiệu quả tập luyện trong những
buổi tập thì phải lặp lại chúng nhiều lần.
Ngoài phương pháp trên để phát triển sức bền tốc độ còn cần phải sử dụng
phương pháp nâng cao khả năng ưa khí thông qua các bài tập yếm khí. Trong quá
trình hoạt động yếm khí thực hiện dưới hình thức lặp lại nhiều lần trong thời gian
ngắn và nghỉ giữa quảng không dài cũng có hiệu quả trong việc phát triển tốt khả năng
ưa khí. Mặc dù điều này thoạt đầu có sự mâu thuẫn, các sản phẩm phân hoá yếm khí
tạo nên khi thực hiện hoạt động căng thẳng với thời gian ngắn được sử dụng để kích
thích phát triển các qua trình hô hấp trong lúc nghỉ giữa quãng hoặc trong lúc thực
hiện các bài tập cường độ thấp. Qua thực nghiệm người ta nhận thấy trong khoảng 10
- 90 giây sau mỗi lần lặp lại bài tập yếm khí thì thông khí phổi và thể tích tâm thu đều
tăng lên và do đó mức hấp thụ oxy cũng tăng lên.
12
Khi có mối tương quan hợp lý giữa các hoạt động nghỉ ngơi có thể xuất hiện
nhu cầu oxy của cơ thể và mức hấp thụ oxy trong hoạt động. Trong trường hợp này
hoạt động lặp lại có thể tiếp tục trong thời gian dài. Trong những lần lặp lại mức hấp
thụ oxy thường xuyên giao động lúc thì đạt mức tới hạn, lúc thì giảm đi đôi chút, có
lúc vượt khả năng hấp thụ tối đa đặc trưng cho VĐV. Hiện tượng này kích thích rất

mạnh để nâng cao khả năng hô hấp. Khi sử dụng các bài tập yếm khí để phát triển khả
năng ưa khí thì việc lựa chọn sự kết hợp giữa hoạt động và nghỉ ngơi là nhiệm vụ cơ
bản có thể nêu lên một số đặc điểm sau:
- Cường độ hoạt động cao hơn mức tới hạn khoảng 75 - 85% tốc độ tối đa.
- Độ dài cự ly phải lựa chọn sao cho thời gian thực hiện không quá 1 - 1.5 phút.
Chỉ trong trường hợp này hoạt động mới diễn ra trong điều kiện nợ oxy tối đa lúc nghỉ
ngơi.
- Khoảng cách nghỉ ngơi sao cho hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở biến
đổi thuận lợi của hoạt động trước đó (không nên vượt quá 3 - 4phút). Cần xem hoạt
động nghỉ ngơi là nên tiếp tục hoạt động với cường độ thấp để tránh sự chuyển đột
ngột từ trạng thái động sang tĩnh và ngược lại (nghỉ ngơi tích cực).
- Số lần lặp lại cần tính toán sao cho bảo đảm duy trì được trạng thái ổn định
trong sự phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ thể, thể hiện ở khả năng hấp thụ oxy
ổn định ở mức tương đối cao. [1], [10]
1.2.2. Đặc điểm sinh lý nâng cao khả năng yếm khí khi tập luyện tố chất sức
bền tốc độ
Như chúng ta đã biết tập luyện để nâng cao tố chất sức bền tốc độ trong Bóng
rổ thực chất là nâng cao năng lực chịu đựng khả năng yếm khí của cơ thể (hệ thống
cung cấp năng lượng không có oxy).
Như trên đã phân tích, đặc điểm cơ bản của môn Bóng rổ là vận động liên tục ở
cường độ cao. Trung bình, mỗi trận đấu đòi hỏi lượng VO
2
tối đa xấp xỉ quanh giá trị
80% (80% VO
2
Max - theo Ekblom), tổng lượng vận động và tốc độ phần lớn tham
13
gia vào các lần chạy nước rút trong thời gian ngắn. Việc đánh giá cự ly chạy toàn bộ
không đủ cho chúng ta đánh giá sức bền của cầu thủ, mà cần phải tính đến khả năng
duy trì tốc độ khi đánh giá sức bền của cầu thủ (tố chất sức bền tốc độ).

Sức bền tốc độ là chỉ tình huống cơ thể cung cấp không đủ dưỡng khí do khả
năng phân giải CP và ATP, nó là cơ sở vật chất về sức bền chuyên môn cho vận động
viên Bóng rổ.
Trình độ về sức bền yếm khí của vận động viên quyết định bởi năng lực trao đổi
yếm khí và năng lực phân giải đường trong điều kiện yếm khí và năng lực đề kháng
axit của các tổ chức cơ thể, năng lực tồn trữ năng lượng, gìn giữ công năng của cơ
quan trong cơ thể.
- Sức bền yếm khí không có axit.
Cường độ vận động tương đối lớn, thời gian hoạt động từ 8 - 10 giây, năng
lượng sử dụng là do sự phân giải ATP và CP. Sau khi phân giải không sản sinh ra axit
nên gọi là sức bền yếm khí không có axit. Cự ly chạy của vận động viên Bóng rổ từ 5
- 15m với tốc độ đạt từ 80 - 90%, được gọi là sức bền yếm khí không có axit tốt.
Phát triển sức bền yếm khí không có axit bằng huấn luyện giãn cách phương pháp
huấn luyện chủ yếu. Nói chung, sử dụng trong vòng từ 5 - 10 giây, tổ chức thành nhiều tổ
huấn luyện với cường độ từ 90 - 100%. Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập từ 2 - 3 phút, còn
thời gian nghỉ giữa các tổ tập luyện là 7 - 10 phút.
- Sức bền yếm khí có axit.
Sau khi hoạt động vượt quá 10 giây với cường độ cực đại, hàm lượng đường
trong cơ thể được giải phóng năng lượng dạng yếm khí, và sản sinh ra axit, được gọi
là sức bền yếm khí có axit. Hệ thống cung cấp năng lượng giải phóng công năng trong
30 - 60 giây, đạt hiệu quả tốc độ cao nhất và có thể duy trì được từ 2 - 3 phút .
Cùng với sự hoàn thiện chiến thuật thi đấu toàn công toàn thủ của Bóng rổ ngày
nay, đòi hỏi năng lực của VĐV cũng “toàn diện”. Trong thi đấu, cường độ vận động
14
lớn luôn luôn được tăng lên, VĐV thường thường ở trong trạng thái luôn luôn va
chạm, xô đẩy, do đó sức bền yếm khí có axit rất cần thiết [40].
Căn cứ vào các dạng vận động đặc trưng của môn Bóng rổ, chúng ta thấy năng
lượng trước tiên cung cấp cho cầu thủ duy trì được sức bền tốc độ là dạng năng lượng
dữ trữ có sẵn trong tổ chức mô cơ: các ATP (adenosin triphotphat) và CP (creatin
photphat). Đây là con đường cung cấp năng lượng yếm khí phi lactate. Tuy nhiên

nguồn năng lượng này dữ trữ không nhiều và cơ thể nhanh chóng phải huy động năng
lượng theo phương thức khác (chuyển hoá năng lượng yếm khí lactate-glycolysis và
chuyển hoá năng lượng ưa khí oxidation. Các ATP và CP nhanh chóng cạn kiệt sau
khoảng thời gian 4 - 10 giây sử dụng.
Khi vận động với tốc độ tối đa hoặc tốc độ lớn lặp đi lặp lại nhiều lần, quá trình
chuyển hoá năng lượng sẽ chuyển sang dạng phân huỷ yếm khí glucose (anaerobic
glycolysis) và tạo ra axit lactic.
Chuyển hoá năng lượng yếm khí cacbohydrate sinh lactate là yếu tố quyết định
tố chất sức bền tốc độ [17], [18].
Tiến hành huấn luyện sức bền yếm khí có axít thường sử dụng cách huấn luyện giãn
cách với cường độ lớn cực đại, trong đó phương pháp huấn luyện là duy trì lượng axít
máu của VĐV ở mức cao 12ml, khiến cho cơ thể trong quá trình huấn luyện chịu
đựng được sự kích thích với thời gian dài. Từ đó thích ứng và nâng cao năng lực chịu
đựng. Trong khi tiến hành huấn luyện, cần sử dụng cường độ lớn nhất của bản thân và
duy trì chúng từ 1 - 2 phút. Thời gian giãn cách nên từ 2 - 3 lần thời gian luyện tập
[20].
1.3. Đặc điểm sức bền tốc độ trong Bóng rổ và các yếu tố lượng vận động trong
huấn luyện
1.3.1. Đặc điểm tố chất sức bền tốc độ trong Bóng rổ
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi nghiên cứu một số bài tập phát triển sức bền
tốc độ. Không phải để phát triển sức bền tốc độ của các môn thể thao khác như Điền
15
kinh, bơi lội, Bóng rổ mà là sức bền tốc độ cho chuyên môn của mình. Có nghĩa là
khi phát triển sức bền tốc độ còn phải hoàn thiện các yêu cầu về kỹ chiến thuật. Việc
phát huy các yêu cầu này phải được vận dụng chúng có hiệu quả trong thi đấu Bóng
rổ. Thành tích thi đấu Bóng rổ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà cụ thể là sự tổng hòa
các thành tích của các cá nhân, trong đó mỗi đấu thủ của đội phải chịu tác động từ
nhiều phía, nhiều mặt. Phát triển sức bền tốc độ cũng là một yếu tố cụ thể để phát triển
hay thúc đẩy thành tích thi đấu của mỗi cá nhân hay nói cách khác chính là sự phát
triển thành tích của mỗi cá nhân trong cả đội sẽ đưa thành tích đồng đội lên cao.

Do đó việc đưa các bài tập chính là sự đào tạo, củng cố và hoàn thiện các khả
năng thi đấu của mỗi các nhân trong cả đội. Trong công tác huấn luyện sức bền tốc độ
cũng là một yếu tố tích cực để hoàn thiện khả năng thi đấu của mỗi cá nhân cũng như
toàn đội.
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu có tính chất đối kháng mạnh, với những tình
huống xảy ra liên tục trên sân do đó để thực hiện những hoạt động vận vận động trong
thi đấu với thời gian dài (Không kể thời gian bóng chết) là rất khó. Do đó muốn thi
đấu tốt thì mỗi đối thủ phải được phát triển tốt về thể lực. Trong đó sức bền tốc độ
cũng là một yếu tố thể lực cơ bản. Người có thể lực sức bền tốc độ tốt sẽ luôn lắm bắt
được diễn biến toàn cục của trận đấu, luôn giữ được mối quan hệ thường xuyên với cả
đội. Luôn phối hợp cùng đồng đội lợi dụng mọi cơ hội mọi lợi thể xảy ra trong thi đấu
và gây nên những áp lực lớn của toàn đội lên đối phương.
Người có trình độ thể lực tốt thì các hoạt động phòng ngủ cũng như tấn công
đều đạt hiệu quả cao. Có thể làm cho đội hình đối phương thi đấu nhanh hay chậm
theo ý đồ chiến thuật của mình. Luôn phát huy được sáng kiến, các hoạt động tích cực
trong các tình huống cụ thể.
Trong thi đấu việc phát triển tốt các tố chất thể lực cũng như các tố chất sức bền
tốc độ có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì các giải thi đấu không chỉ diễn ra một trận, một
ngày mà nó còn có thể diễn ra nhiều ngày nhiều tuần liên tiếp. Do đó để tránh được
16
trình độ giảm sút về thể lực cũng như sức bền tốc độ cho học sinh chuyên sâu bóng rổ
là hết sức quan trọng. Lứa tuổi này về đặc điểm sinh lý cơ thể đang dần hoàn thiện.
Nó đã phát triển khá đầy đủ trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cả cuộc đời.
Vì đặc điểm nhận thức mọi kỹ thuật , mọi tri thức trong thể thao cũng như trong cuộc
sống. Còn về mặt thể chất đây là thời kỳ phát triển cao trong quá trình tập luyện thể
thao. Nó có thể đạt thành tích cao nhất khi mà huấn luyện một cách đầy đủ cũng như
tập luyện một cách nghiêm túc môn thể thao chuyên môn hóa sâu.
Do đó, để có một thể lực tốt cho học sinh chuyên sâu Bóng rổ thì nhất thiết phải
có các phương pháp, các bài tập để phát triển tối ưu trình độ thể lực, để hoàn thiện kỹ
chiến thuật. Có như vậy thì mới có kết quả cao trong quá trình học tập và thi đấu Bóng

rổ.
Nhiều nước trên thế giới có nền Bóng rổ phát cao như Pháp, Đức, Nam Tư,
Thụy điển và đặc biệt là Mỹ. Họ đã có đội Bóng rổ nhà nghề và đạt được thứ hạng
cao trên thế giới. Trong lĩnh vực huấn luyện của các nước luôn tìm kiếm những
phương pháp tốt nhất, tiên tiến nhất, nhằm nâng cao thể lực nói chung và phát triển
sức bền tốc độ nói riêng. Từ đó tạo cơ sở nâng cao kỹ thuật và hiệu quả vận dụng kỹ
chiến thuật trong thi đấu. Ngày nay nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển mạnh và cùng
với sự thu hút thành tựu của các môn khoa học phụ cận như: Giải phẫu, sinh lý, sinh
hóa, lý luận y học Người ta tìm được các biện pháp đặc thù riêng trong công tác
huấn luyện thể lực đối với các môn thể thao riêng biệt.
Vì thế ở đây cần đưa ra các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực nói chung
trong đó phát triển sức bền tốc độ là hết sức quan trọng.
1.3.2. Các yếu tố lượng vận động trong huấn luyện nâng cao sức bền tốc độ
trong Bóng rổ
Tất cả các phương pháp huấn luyện nâng cao sức bền trong các môn thể thao
nói chung và môn Bóng rổ nói riêng đều dựa trên sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản của
17
lượng vận động. Đó là: Tốc độ hay cường độ bài tập; thời gian thực hiện bài tập; thời
gian nghỉ giữa quãng; tính chất nghỉ ngơi giữa quãng; số lần lặp lại.
- Tốc độ được chia làm 3 loại:
+ Tốc độ dưới hạn: Là tốc độ di chuyển đòi hỏi lượng cung cấp oxy dưới mức
cơ thể đáp ứng được tức là nhu cầu oxy thấp hơn khả năng hấp thụ của cơ thể. Như
chúng ta đã biết lượng oxy đáp ứng yêu cầu oxy do vận động đòi hỏi thì hoạt động
diễn ra trong điều kiện ổn định thực, trong vùng tốc độ dưới tới hạn thì nhu cầu oxy tỷ
lệ thuận với tốc độ di chuyển.
+ Tốc độ tới hạn: Là khi vận động viên di chuyển với tốc độ nhanh thì dần sẽ
đạt mức độ tới hạn khi đó nhu cầu oxy sẽ đạt tới mức bằng khả năng ưa khí (khả năng
hấp thụ oxy tối đa của cơ thể).
+ Tốc độ trên tới hạn: Là tốc độ di chuyển có nhu cầu oxy cao hơn năng lượng
hấp thụ oxy tối đa. Lúc này hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ oxy do các nguồn

yếm khí, do hiệu suất của cơ thể cung cấp năng lượng yếm khí, nên vùng tốc độ tới
hạn nhu cầu oxy tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của tốc độ di chuyển.
- Thời gian bài tập: như chúng ta đã biết, có liên quan với tốc độ di chuyển là
thời gian giới hạn của một bài tập luôn luôn tương ứng với một tốc độ di chuyển nào
đó. Như vậy thời gian của một buổi tập kéo dài với tốc độ dưới tới hạn đòi hỏi sự hoạt
động căng thẳng của những hệ thống đảm bảo cung cấp và sử dụng oxy, trước hết là
hệ tuần hoàn và hô hấp. Còn thời gian của bài tập với tốc độ trên tới hạn đòi hỏi khả
năng nợ oxy của cơ thể.
- Thời gian nghỉ giữa quãng: trong các bài tập lặp lại có vai trò quan trọng đối
với tính chất và phương hướng hoạt động của bài tập đối với cơ thể. Trong những bài
tập có tốc độ tới hạn, nếu thời gian nghỉ giữa quãng đủ dài cho các hoạt động sinh lý
trở lại mức tương đối bình thường thì ở mỗi lần lặp lại các bài tập tiếp theo, các phản
ứng của cơ thể sẽ diễn ra gần giống như lần thực hiện bài tập trước đó. Tức là lúc đầu
cơ thể giải phóng năng lượng từ phốtpho creatin tiếp đến là quá trình gluco phân (ở 1
18
đến 2 phút tiếp theo) sau đó là các quá trình hô hấp (quá trình ưa khí mới phát huy tác
dụng ở phút thứ 3 đến thứ 4).
Trong các bài tập lặp lại với tộc độ dưới tới hạn và tới hạn thì thời gian bài tập
ngắn (dưới 2 phút) các quá trình hô hấp chưa kịp phát huy ở mức đấy đủ và diễn ra
trong điêu kiện thiếu oxy. Trong trường hợp này nếu thời gian nghỉ giữa quãng ngắn
thì lần thực hiện bài tập tiếp theo sẽ diễn ra trên nền hô hấp chưa giảm đi dáng kể và
năng lượng cho hoạt động cần được đảm bảo bằng cơ chế ưa khí.
Trong các bài tập lặp lại với tốc độ trên tới hạn và quãng nghỉ không đầy đủ để
thanh toán nợ oxy thì các lần lặp tiếp theo sẽ diễn ra trên nền nợ oxy chưa được thanh
toán, lượng oxy sẽ tích luỹ và tăng lên nhanh chóng sau mỗi lần lặp lại bài tập. Hoạt
động ngày càng mang tính chất yếm khí. Các loại bài tập này tuy với số lần lặp lại
không lớn nhưng thuộc loại những bài tập nặng tác động rất mạnh tới cơ thể.
- Tính chất nghỉ ngơi: nghỉ ngơi giữa quãng có thể là thụ động không tiếp tục
bài tập dưới một hình thức nào khác. Có thể là nghỉ ngơi tích cực là bài tập vẫn tiếp
tục hoạt động với cường độ thấp hơn (chạy nhẹ nhàng, thả lỏng…). Nói chung mỗi lần

thực hiện bài tập không nên nghỉ ngơi một cách thụ động (ngồi, nằm…) các hình thức
nghỉ ngơi tích cực khác được coi là những biện pháp tốt để tránh hiện tượng chuyển
đột ngột từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động và ngược lại, để duy trì trạng thái cơ
thể ở mức hoạt động cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bài tập ở mỗi
lần lặp lại bài tập tiếp theo cũng như để thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Số lần lặp lại: trong việc huấn luyện và phát triển sức bền các bài tập thường
được lặp lại với rất nhiều kiểu cách và cấu trúc khác nhau. Trong các bài tập ưa khí
thời gian của mỗi lần thực hiện bài tập tương đối dài thì số lần lặp lại ít. Ngược lại,
trong các bài tập yếm khí việc tăng số lần lặp lại phải hết sức thận trọng và chỉ giới
hạn trong một phạm vi nhất định. Như vậy, số lần lặp lại là một trong những yếu tố
quy định lượng vận động, tạo nên kết quả tổng hợp của bài tập (cường độ và thời gian
thực hiện bài tập trong mỗi lần lặp lại; trình độ tập luyện của VĐV). Trong rất nhiều
19
bài tập hiệu quả chính của bài tập lại phụ thuộc vào một số lần lặp lại cuối cùng. Vì
vậy, nếu quy định số lần lặp lại không đúng thì hiệu quả của bài tập sẽ giảm đi rất
nhiều. Một trong những căn cứ để xác định số lần lặp lại là phải đảm bảo cho tốc độ
thực hiện bài tập trong những lần lặp lại cuối cùng không bị giảm đi đáng kể [1], [3],
[4].
Như vậy có thể thấy rằng, việc thay đổi một trong năm thành phần trên của
lượng vận động có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ làm thay đổi diễn biến sinh lý trong cơ
thể. Nó có tác dụng trực tiếp đến việc thay đổi thành tích.
1.4. Đặc điểm, cơ sở lý luận và ý nghĩa của luyện sức bền tốc độ cho học sinh
chuyên sâu Bóng rổ
14.1. Sức bền tốc độ của sinh viên chuyên sâu Bóng rổ
Chúng ta thấy rằng sức bền tốc độ là một tố chất. Trong quá trình hoạt động thể
hiện hai mặt đó là sức bền và tốc độ. Để có tố chất này là kết quả của sự phối hợp
chúng. Trong các môn thể thao vai trò của yếu tố sức bền tốc độ chiếm vị trí quan
trọng, sức bền tốc độ là hai yếu tố quyết đinh đến thành tích của VĐV. Nó được thể
hiện ở các môn thể thao như bơi, chạy Đối với các môn thể thao khác nhau thì tố
chất này biểu hiện và đòi hỏi khác nhau. Môn Bóng rổ là một môn thể thao mà hoạt

động về kỹ chiến thuật đòi hỏi sự phối hợp khi thực hiện hai yếu tố bền - nhanh. Có
như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong thi đấu.
Trong hoạt động thể dục thể thao bên cạnh các yếu tố hiểu biết về tri thức
chuyên môn như đạo đức, ý trí, tâm lý, sinh lý, kỹ chiến thuật thì yếu tố thể lực là một
yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định đến hiệu quả của quá trình hoạt động luyện
tập và thi đấu. Hơn nữa việc rèn luyện và phát triển thể lực là một khâu then chốt
trong quá trình huấn luyện thể thao. Bởi vậy các nhà sư phạm về thể dục thể thao rất
cần thiết có những hiểu biết về bản chất sự phân loại, cũng như tri thức chuyên môn,
các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng.
20
Sức bền tốc độ (hay sức bền nhanh) là khả năng có thể chống lại mệt mỏi khi
hoạt động với tốc độ gần tối đa mà chủ yếu sự tạo thành năng lượng cho hoạt động
sức bền tốc độ là trong điều kiện yếm khí. Điều này có nghĩa là trong các bài tập có
chu kỳ tốc độ, động tác đạt được trên các cự ly ngắn không giảm đi quá mức thông
qua các hiện tượng mệt mỏi và ức chế. Còn các bài tập không có chu kỳ như các môn
bóng, quyền anh hoặc thể dục dụng cụ Có nghĩa là cơ thể được tiến hành liên tục
động tác nhanh mặc dù thời gian thi đấu kéo dài.
Như vậy sức bền tốc độ trong môn Bóng rổ là sức bền tốc độ không có chu kỳ.
Nó bao gồm các bài tập chạy rẻ quạt, di chuyển không định hướng hay chuyển đổi đột
ngột về hướng như các bài tập mang tính đặc trưng cao để phát triển sức bền tốc độ
trong các môn bóng nói chung và môn Bóng rổ nói riêng.
Để phát triển sức bề tốc độ, làm mất đi hay giảm đến mức tối thiểu hiện tượng
mệt mỏi trong hoạt động với cường độ tối đa, xuất phát nhanh do quá trình ức chế
phát triển trong các trung khu thần kinh vì phải hoạt động một cách căng thẳng để đạt
được tốc độ tối đa. Vì vậy khi giáo dục sức bền tốc độ hoạt động này trước hết ta phải
giải quyết hai nhiệm vụ:
* Nâng cao khả năng yếm khí (với mức đồng đều các cơ chế Photpho Creatin
cũng như cơ chế glucophon). Vì cơ thể hoạt động cường độ cao tới mức nhu cầu oxy
của cơ thể không thể đáp ứng thường xuyên trong quá trình vận động và một phần
năng lượng phải tạo thành thông qua quá trình yếm khí. Khi tốc độ càng cao thì tỷ lệ

huy động yếm khí càng lớn. Theo các công bố trong các tài liệu y học thể thao thì tỷ lệ
này trong thời gian thi đấu 2 phút khoảng 60% và trong thời gian thi đấu trong 10 phút
đã lên tới 120%. Tuy vậy khả năng ưa khí cũng có ý nghĩa quyết định trong thời gian
thi đấu trung bình vì sự tạo thành năng lượng ưa khí “kinh tế” hơn so với sự tạo thành
năng lương yếm khí.
21
Ngoài ra sự tập trung axitlactic xuất hiện trong hoạt động sẵn sàng sử dụng
năng lượng yếm khí. Năng lượng yếm khí càng cao thì khả năng ưa khí tối đa càng
thấp.
Do đó để nâng cao khả năng yếm khí người ta thường sử dụng các bài tập có
chu kỳ.
- Cường độ hoạt động gần mức tới hạn (95% tốc độ tối đa)
- Thời giam mỗi lần hoạt động xấp xỉ bằng 10” -12”
- Khoảng cách nghỉ ngơi xấp xỉ 2 -3 phút.
- áp dụng các hình thức hoạt động khác nhau lúc nghỉ ngơi.
- Số lần lặp lại áp dụng theo trình độ luyện tập.
* Tăng khả năng hoạt động của các cơ chế điều hòa trong những điều kiện hoạt
động đặc biệt với cường độ cao nhất. Có nghĩa là cho tập luyện cự ly thi đấu với tốc
độ giới hạn. Song để phát triển tốt vì sức bền tốc độ đã đạt được là phải thay đổi cự ly
và giữ tốc độ dài cự ly và giữ tốc độ vượt cự ly. Cụ thể là cự ly tập phải dài hơn cự ly
thi đấu chút ít.
Đặc điểm nổi bật của giáo dục sức bền tốc độ cho học sinh chuyên sâu Bóng rổ
trong hoạt động với cường độ tối đa, cường độ lớn được xác định bởi đặc điểm của
những nhu cầu đối với cơ thể trong mỗi vùng cường độ. Với cự ly ngắn và các bài tập
trên những quãng đường không có định hướng nhằm phát triển thì quá trình yếm khí
đóng vai trò càng lớn. Khả năng thực hiện trong những điều kiện thiếu oxy càng quan
trọng. Ngược lại cự ly tăng lên thì vị trí phản ứng ưa khí vai trò hoàn thiện hệ thống
tim mạch và hô hấp sẽ tăng lên. Khi giáo dục sức bền tốc độ chuyên trong hoạt động
với cường độ lớn và cường độ gần đa. Ngoài hoạt động kéo dài cần phải sử dụng rộng
rãi phương pháp lặp lại nhiều lần các cự ly ngắn. Việc lựa chọn các cự ly ngắn khác

nhau tạo điều kiện cho người tập cố gắng vượt qua các đoạn cự ly dài với tốc độ cao
hơn tốc độ lúc đầu có thể vượt trên toàn cự ly. Vì mỗi lần vượt qua cự ly ngắn chỉ tác
22
dụng rất nhỏ lên cơ thể, nên để đạt được hiệu quả luyện tập trong những buổi tập thì
phải lặp lại chúng nhiều lần.
Ngoài phương pháp trên để phát triển sức bền tốc độ chúng ta còn cần sử dụng
phương pháp nâng cao khả năng ưa khí thông qua các bài tập yếm khí. Trong quá
trình hoạt động yếm khí thực hiện dưới hình thức lặp lại nhiều lần trong thời gian
ngắn và nghỉ giữa quãng không dài cũng có hiệu quả trong việc phát triển tốt khả năng
ưa khí. Mặc dù điều này thoạt đầu hình như có mâu thuẫn, sản phẩm phân hóa yếm
khí tạo nên khi thực hiện hoạt động căng thẳng với thời gian ngắn là “chất kích thích”
rất mạnh đối với quá trình hô hấp. Chính vì thế trong khoảng 10” -90” đầu tiên sau
hoạt động mức hấp thụ oxy tăng lên. Một số chỉ số tim mạch tăng lên dung lượng tâm
thu lớn hơn. Nếu hoạt động lặp lại vào thời điểm khi các chỉ số trên còn cao, thì từ lần
lặp lại này đến lần lặp lại khác mức hấp thụ oxy sẽ tăng lên mức tối đa.
Khi có mối tương quan hợp lý giữa các hoạt động nghỉ ngơi có thể xuất hiện
nhu cầu oxy của cơ thể và mức hấp thụ oxy trong hoạt động. Trong trường hợp này
hoạt động lặp lại có thể tiếp tục trong một thời gian dài. Trong những lần lặp lại mức
hấp thụ oxy thường xuyên dao động lúc thì đạt mức giới hạn, lúc thì giảm đi đôi chút
các sóng hấp thụ được nâng cao do hoạt động lặp lại gây lên, có lúc vượt khả năng
hấp thụ tối đa đặc trưng cho VĐV. Hiện tượng này kích thích rất mạnh để nâng cao
khả năng hô hấp. Khi sử dụng các bài tập yếm khí để phát triển khả năng ưa yếm khí
thì việc lựa chọn sự kết hợp giữa hoạt động và nghỉ ngơi là nhiệm vụ cơ bản - có thể
nêu lên một số đặc điểm sau:
+ Cường độ hoạt động đang cần cao hơn mức tới hạn khoảng 75 -85% cường
độ tối đa.
+ Độ dài cự ly phải lựa chọn sao cho không quá 30 phút. Chỉ trong trường hợp
này hoạt động mới diễn ra trong điều kiện nợ oxy và hấp thụ oxy tối đa lúc nghỉ ngơi.
+ Khoảng cách nghỉ ngơi sao cho hoạt động sau được tiến hành trên cơ sở biến
đổi thuận lợi của hoạt động trước đó.

23
+ Cần xen các hoạt động nghỉ ngơi vào trong hoạt động với cường độ thấp như
chạy “bách bộ”.
+ Số lần lặp lại cần xác định lại nhờ khả năng duy trì trạng thái ổn định của
VĐV.
1.4.2. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên sâu
Bóng rổ
Trong quá trình giáo dục sức bền tốc độ ta cần phải tính đến những đặc điểm cá
biệt của học sinh chuyên sâu, đặc biệt là đặc điểm về sinh lý (cấu trúc xương, cơ, tuần
hoàn, hô hấp) cùng đặc diểm về lứa tuổi, trình độ luyện tập, trình độ thể lực của người
tập mà một cự ly, một khối lượng bài tập có thể thuộc vào các vùng công suất khác
nhau. Với việc duy trì ổn định cường độ cho phép người tập luyện thể thao đạt thành
tích cao nhất. Song điều kiện thi đấu buộc VĐV phải thay đổi khá nhiều cường độ và
điều này gây nên một số khó khăn về sinh lý, tâm lý.
Do đó qua quá trình soạn thảo và nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức
bền tốc độ ta phải chú ý đến đặc điểm sinh lý của từng người tập. Vì khi cường độ
thay đổi một cách đột ngột thì các chức năng sinh lý khác nhau sẽ hoạt động tích cực
hơn và chuyển sang mức hoạt động cao hơn. Song sự chuyển đổi đó không diễn ra
một cách tức thời mà nó còn phải có thời gian. Trong thời gian đó sẽ xảy ra tình trạng
mât cân đối giữa nhu cầu của cơ thể và mức hoạt động của hệ thống thực vật. Ngoài ra
các chỉ số sinh lý khác nhau sẽ chuyển sang mức hoạt động mới tốc độ khác nhau.
* Hệ cơ: Lượng oxy mà vận chuyển mang đến trong thời gian hoạt động chủ
yếu được sử dụng ở cơ. Sức bền tốc độ của người tập thể thao phụ thuộc một phần
đáng kể vào đặc điểm cấu tạo cơ và sinh hóa cơ.
Đặc điểm nổi bật với các VĐV có sức bền thì tỷ lệ sợi cơ chậm (nhóm I) trong
cơ khá cao. Giữa tỷ lệ sợi cơ chậm và VO
2
Max có mối quan hệ chặt chẽ. Như vậy
VĐV có tỷ lệ cơ chậm cao, thường có VO
2

Max cao, ở những VĐV Maratong có trình
độ cao tỷ lệ sợi cơ chậm chiếm 80% toàn bộ số cơ trong mhoms cơ. Nhưng ngược lại
24
với VĐV có sức bền tốc độ trong các cự ly chạy 200
m
- 400
m
- 800
m
thì tỷ lệ sợi cơ
chậm trong bó cơ lại giảm đi nhiều so với VĐV Maratong.
Tập luyện sức bền tốc độ còn làm cho cơ phì đại theo kiểu phì đại cơ tương, ty
lạp thể và số lượng các men trong cơ tượng tăng lên dẫn đến khả năng hấp thụ oxy của
cơ sẽ tăng lên.
Xét về số lượng mao mạch trong cơ, trung bình 1
mm
tiết diện ngang của cơ thể
người bình thường có 320 mao mạch nhưng người tập thể thao lại tăng lên một cách
đáng kể là 400 mao mạch. Khi tăng số lượng mao mạch đồng thời làm tăng bề mặt
khuếch tán và rút ngắn đường đi của oxy và các chất khác nhau từ máu đến tế bào cơ.
Vì thế khả năng hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài sẽ tăng lên.
* Hệ xương: Với đề tài này chúng tôi nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho
lứa tuổi học sinh đại học do đó khi xét đến cấu trúc xương ta thấy. Hệ xương đã phát
triển đầy đủ về chiều dài của xương cũng như độ dài của xương. Tổng số xương trong
toàn bộ cơ thể có 206 chiếc phần lớn xếp thành đôi và được chia làm ba phần: Xương
đầu, xương thân mình và xương tứ chi. Hệ xương trong cơ thể con người có tác dụng
bảo vệ tổ chức bảo vệ phần mềm trong cơ thể. Tạo thành khung xương để chống đỡ
cơ thể và xương có khả năng vận động nhờ sự co kéo của cơ. Xương ví như chiếc đòn
bẩy, còn khớp xương giống như điểm tựa, cơ là lực phát động. Hệ xương có tác dụng
tạo huyết từ tủy xương.

* Hệ tuần hoàn:
- Máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hệ mô globin trong máu tăng lên khi các
bài tập với cường độ gần tối đa.
- Hàm lượng axit lactic tăng cao trong máu, cơ thể đạt được 150mg% nồng độ
PH giảm, máu ngả về phía axit.
- Tuần hoàn: Mạch đạt 160 - 180lần/phút dẫn đến lưu lượng phút và lưu lượng
tâm thu tăng cao nhất.
- Huyết áp: Tăng 180 - 200mmHg còn huyết áp tối thiểu không ổn định.
25

×