BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
PTNT
KHOA MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦY LỢI
-------------KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------
TRẦN THỊ HOA – LỚP 52MT
TRẦN THỊ HOA – LỚP 52MT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
ĐÁNH
GIÁĐOẠN
HIỆN CHẢY
TRẠNG
CHẤT
LƯỢNG
MẶT
SÔNG
CẦU
QUA
TỈNH
THÁI NƯỚC
NGUYÊN
VÀ
SÔNG
CẦU ĐOẠN
CHẢY
QUAQUẢN
TỈNH THÁI
NGUYÊN
ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN
PHÁP
LÝ, BẢO
VỆ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ
NGÀNH
:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG
NGÀNH
: KỸTh.S.
THUẬT
MÔI
TRƯỜNG
TRẦN THỊ
MAI
HOA
GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN:
TS. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG
Th.S. TRẦN THỊ MAI HOA
HÀ NỘI - 2015
HÀ NỘI - 2015
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
======
W
R
U
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ HOA
Đào tạo: Đại học chính quy
Lớp: 52MT
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Khoa: Môi trường
1 - TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU
ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ, BẢO VỆ.
2 - CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN:
Cục thống kê Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên,
Nhà xuất bản thống kê.
Trung tâm quan trắc và Công nghệ Môi trường Tỉnh Thái Nguyên, 2011
3 - NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN:
Chương 1: Tổng quan hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu
Tỷ lệ %
20%
đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu
45%
đoạn chảy qua Tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ chất lượng
30%
nước sông Cầu đoạn chảy qua Tỉnh Thái Nguyên
Kết luận và kiến nghị
5%
4 - BẢN VẼ VÀ BIỂU ĐỒ (ghi rõ tên và kích thước bản vẽ):
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....
5 - GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TỪNG PHẦN:
Phần
Họ tên giáo viên hướng dẫn
Toàn phần (trừ phần thí nghiệm):
Thí nghiệm:
T.S Nguyễn Thị Minh Hằng
Th.S Trần Thị Mai Hoa
6 - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:
Ngày ............ tháng ......... năm 201…
Trưởng Bộ môn
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Giáo viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua
Ngày. . . . tháng. . . . năm 201....
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp bản Đồ án tốt nghiệp cho Hội đồng thi
Ngày........tháng.......năm 201....
Sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Ngành Kỹ thuật Môi trường
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp đại học với đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
mặt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý,
bảo vệ ”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập, phân tích
thông tin, số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất giải pháp cụ thể. Tuy
vậy trong quá trình triển khai, thực hiện, em đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn
thành đồ án với khối lượng và chất lượng cao nhất có thể. Đồ án được nghiên cứu
và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Minh Hằng và ThS.Trần Thị
Mai Hoa - Khoa Môi trường của Trường Đại Học Thủy Lợi.
Với sự giúp đỡ tận tình, chi tiết và cụ thể của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
cùng các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, sự giúp đỡ của bạn bè đặc biệt là
các bạn sinh viên lớp 52MT, sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đồ án tốt
nghiệp của em đã được hoàn thành.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, xây dựng đồ án, em luôn nhận được sự
quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Minh Hằng và cô Trần Thị Mai
Hoa. Bên cạnh đó em còn nhận được sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình để hoàn
thành đồ án này. Qua đây em xin trân trọng cám ơn tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và
quý báu đó.
Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ, kiến thức thực tiễn chưa nhiều
nên đồ án không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong các thầy, cô
giáo đóng góp ý kiến để kết đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoa
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Ngành Kỹ thuật Môi trường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
: Nhu cầu oxy sinh học
BVMT
: Bảo vệ môi trường
COD
: Nhu cầu oxy hóa học
DO
: Hàm lượng oxy hòa tan
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
GDP
: Tổng sản phẩm trong nước
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
N
: Nitơ
P
: Photpho
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TCMT
: Tổng Cục Môi trường
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN & MT : Tài Nguyên và Môi trường
TSS
: Chất rắn lơ lửng
UBND
: Ủy ban nhân dân
WQI
: Đánh giá chất lượng nước
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Ngành Kỹ thuật Môi trường
DANH MỤC BẢNG
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Ngành Kỹ thuật Môi trường
DANH MỤC HÌNH
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Ngành Kỹ thuật Môi trường
MỤC LỤC
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 9
Ngành Kỹ thuật Môi trường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối mọi sự
sống trên trái đất và có tác động vô cùng lớn tới sự phát triển KT - XH. Trong
những năm gần đây với tốc độ gia tăng dân số, hoạt động công nghiệp phát triển
mạnh kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ngày càng cao. Cạnh đó nhận thức
của đông đảo người dân, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển nhận thức
về sử dụng nguồn tài nguyên nước chưa thật đúng đắn, dẫn đến nguồn nước ngọt nguồn nước được sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt của con người đang ngày càng bị
suy giảm trầm trọng về cả lượng và chất. Một số lưu vực lớn đang bị ô nhiễm nặng
và đang được các ngành các cấp đang quan tâm là lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông
Đồng Nai, sông Cầu, …
Tỉnh Thái Nguyên nằm trong lưu vực sông Cầu có mạng lưới sông, suối tương
đối dày, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km 2. Các sông chính là sông Cầu, sông
Công và hàng trăm sông suối khác. Các nguồn nước mặt từ sông, suối, ao, hồ,... đã
đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên:
cung cấp nước cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh hoạt, phục vụ cấp nước
cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giải trí, thể thao dưới nước, giao thông thuỷ,
tiếp nhận và thoát nước thải, tạo các khu du lịch sinh thái, góp phần bảo tồn và phát
triển đa dạng sinh học. Đóng góp ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, nhưng do ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên (mưa lũ, xói mòn đất, đặc
điểm sinh - địa - hóa của các loại đất đá trong lưu vực) và các nguồn thải từ hoạt
động đô thị, công nghiệp, nông nghiệp trong tỉnh và từ thượng nguồn, nên chất
lượng nước các sông đặc biệt là lưu vực sông Cầu đã có dấu hiệu ô nhiễm, mức độ
ô nhiễm ở từng khu vực rất khác nhau do chịu ảnh hưởng của các nguồn tác động
khác nhau.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn
chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ ” là một vấn
đề cần thiết cho quản lý chất lượng nước mặt tỉnh Thái Nguyên nói chung và lưu
vực sông Cầu nói riêng.
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 10
Ngành Kỹ thuật Môi trường
2. Đối tượng và phạm vi thực hiện
Sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích của đồ án
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua
tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ được thực hiện thông
qua việc đánh giá chất lượng nước, mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng nước cho
các mục đích, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước mặt lưu vực sông Cầu
tại từng đoạn sông phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên
địa bàn tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập các tài liệu có liên quan như: tài liệu về điều kiện tự
nhiên, tình hình phát triển KT - XH, báo cáo hiện trạng môi trường nước của tỉnh
Thái Nguyên.
- Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng nước: đánh giá chất lượng nước
nhờ vào các thông số đo được tại các trạm quan trắc và so sánh với các quy chuẩn
hiện hành.
- Điều tra, thu thập thông tin và thống kê về nhu cầu sử dụng các nguồn nước
mặt cho các mục đích khác nhau: sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp, du
lịch,...theo từng khu vực trên địa bàn tỉnh.
- Điều tra, xác định các nguyên nhân, thống kê các nguồn thải, đặc trưng ô
nhiễm trong các nguồn thải (từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...)
có ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm.
5. Cấu trúc đồ án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị thì cấu trúc đồ án gồm 3
chương chính:
Chương 1: Tổng quan hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy
qua tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua
Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông Cầu
đoạn chảy qua Tỉnh Thái Nguyên.
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 11
Ngành Kỹ thuật Môi trường
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ GIỚI THIỆU VỀ
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Tổng quan về môi trường nước
1.1.1. Đặc điểm môi trường nước
Tài nguyên nước được quyết định bởi những yếu tố sau đây:
- Khối lượng nước thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng ngày càng tăng do việc
tăng dân số, sản xuất nông, công nghiệp và dịch vụ.
- Chất lượng nước thỏa mãn yêu cầu của từng mục tiêu sử dụng như: nước cấp
cho sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp, nước phục vụ thủy sản và bảo vệ đời
sống hoang dã, nước cấp cho công nghiệp.
Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về
mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Để xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu
sử dụng cho từng mục đích hay không ta cần so sánh với tiêu chuẩn chất lượng
nước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc do nhà nước qui định. Trong các tiêu
chuẩn chất lượng nước người ta chọn lọc một số thông số lí, hóa, sinh đặc trưng.
Mỗi một thông số được qui định một giá trị tối đa cho phép sao cho có mặt của các
tác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người, sự phát triển của tôm cá, hoặc sự phát triển của cây trồng.
Cùng với sự phát triển của loài người, con người đã và đang làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường nước được chia thành hai dạng: tự
nhiên và nhân tạo, được định nghĩa là sự thay đổi chất lượng nước làm cho nước
suy giảm, trở nên độc hại và không thể sử dụng nữa. Luật Tài nguyên nước của Việt
Nam quy định ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi các tính chất như vật lý, hóa học
và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép, là sự có mặt của một
hay nhiều chất lạ trong môi trường nước dù chất đó có độc hại hay không bới vì khi
vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại. Ô nhiễm
nước tự nhiên do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, bão, lũ lụt) có thể nghiêm trọng
nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất
lượng nước toàn cầu. Ô nhiễm nhân tạo là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất
được phân thành các loại: ô nhiễm do các chất hữu cơ thối rữa, ô nhiễm do các
nguồn từ hệ thống đốt nóng, ô nhiễm do các chất độc hại, ô nhiễm do chất trơ, ô
nhiễm do các nguyên tố và các chất phóng xạ.
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 12
Ngành Kỹ thuật Môi trường
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản
Ô nhiễm môi trường nước do sự hoạt động của con người là nguyên nhân
chính thông qua các hoạt động sản xuất công, nông, dịch vụ,…con người đã đưa
lượng lượng chất thải ngày càng lớn vào nước tự nhiên. Có rất nhiều các loại tác
nhân gây ô nhiễm môi trường nước và việc xác định nguồn nước ô nhiễm có thể sử
dụng các chỉ tiêu thông số sau [5]:
Màu sắc
Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ,…, nó trở
nên kém thấu quang ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sống ở tầng nước sâu và đang
phải chịu điều kiện thiếu ánh sáng trở nên hoạt động kém linh hoạt. Các chất rắn
chứa trong môi trường nước làm hoạt động của các sinh vật sống trong nước khó
khăn hơn, một số trường hợp có thể gây chết. Chất lượng nước suy giảm có tác
động xấu tới hoạt động sống bình thường của con người.
Mùi và vị
Nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc có mùi vị dễ chịu. Khi trong nước
có các sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi
vị trở nên khó chịu.
Nhiệt độ
Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện
hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận nước cho
nên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt). Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các
quá trình sinh, hoá, lí học thường của hệ sinh thái nước. Nhiệt độ cao của nước cũng
có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí (ẩm hơn, gây hiện tượng
sương mù…).
Độ pH
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi chứa nhiều ion H + hơn OH-, nước có
tính axit và pH < 7, khi chứa nhiều ion OH-, nước có tính kiềm và pH > 7. Độ pH có
ảnh hưởng đến điều kiện sống bình thường của các sinh vật trong nước: cá thường
không sống được khi nước có pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi độ pH của nước
liên quan đến sự hiện diện các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ hữu cơ, sự hoà
tan của một số anion NO3-, SO42-,…
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 13
Ngành Kỹ thuật Môi trường
Nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD)
Nhu cầu ôxi sinh hóa cần thiết để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ có thế ôxi hóa
được bằng sinh học. Quá trình ôxi hóa là quá trình các vi sinh vật háo khí sử dụng
các chất hữu cơ và ôxi để tạo ra năng lượng sống cho mình đồng thời biến các chất
hữu cơ thành vô cơ trong trường hợp tốt nhất là CO 2, H2O. Trong thực tế lấy BOD5
(lượng ôxi dùng trong 5 ngày đầu) làm giá trị chuẩn đế xác định BOD trong suốt
thời gian bất kì sau.
Dựa vào BOD có thể: kiểm soát ô nhiễm hữu cơ, đánh giá khả năng tự làm
sạch của nước, qui định chất lượng được đổ ra sông hồ từ các thành phố xí nghiệp.
BOD còn được dùng để đánh giá hiệu quả xử lý. Giá trị của BOD càng lớn nghĩa là
mức độ ô nhiễm càng cao. Trong các sông hồ bị ô nhiễm bẩn bởi nước thải sinh
hoạt BOD5 thường bằng 70% BOD toàn phần.
Nhu cầu ôxi hóa học (COD)
Nhu cầu ôxi hóa học là lượng ôxi cần thiết để ôxi hóa hết các hợp chất hữu cơ
trong nước. Hiện nay tác nhân ôxi hóa mạnh K 2Cr207 thường được dùng để xác định
COD vì chất này ôxi hóa đến 95-100% chất hữu cơ để tạo nên CO 2, N2, và H2O. Giá
trị của COD càng lớn tức là mức độ ô nhiễm càng cao. Chỉ số COD biểu thị cả
lượng các chất hữu cơ không thể bị ôxi hóa bằng vi sinh vật do đó giá trị COD hơn
BOD.
Các hợp chất chứa N, P
Được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các hợp chất chứa nito
được xem như là các chất chỉ thị để nhận biết chất ô nhiễm của các nguồn nước.
Trong nước thải hầu hết nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ và của tảo. Chu trình
chuyển hóa N trong nước thường từ NH 4+ thành NO2-, tiêu tốn ôxi nên nước chứa
nhiều NH4+ sẽ làm giảm nồng độ ôxi hòa tan trong nước.
Photpho là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thực vật và tảo. Nồng độ cao của
photpho trong nước gây ra sự phát triển mạnh của tảo, khi tảo chết đi quá trình phân
hủy kỵ khí làm giảm lượng ôxi hòa tan trong nước và điều này gây ảnh hưởng độc
hại với đời sống thủy sinh. Song song với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp
(phân hủy chất hữu cơ để tạo năng lượng, ngược với quá trình quang hợp) xảy ra.
Trong khi hô hấp, tảo và thực vật thủy sinh tiêu thụ ôxi thải ra CO 2- là tác nhân làm
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 14
Ngành Kỹ thuật Môi trường
giảm pH của nước. Trong các nguồn nước, nếu hàm lượng N > 30 - 60 mg/l, P > 4 8 mg/l sẽ xảy ra hiện tượng phú dưỡng.
Chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng là các tác nhân gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh, đặc
biệt là sự cản trở quang hợp của các thực vật nước do các chất lơ lửng trong nước
sữ làm giảm sự đâm xuyên của ánh sáng, đồng thời gây tác hại về cảnh quan và bộ
lắng dòng sông.
Tổng Coliform
Thường có trong nước thải chăn nuôi, đô thị,…do thiếu hệ thống xử lý nước
thải chăn nuôi, nhu cầu đô thị hóa dân cư sống tập chung đông nên nước thải sinh
hoạt hàng ngày bị nhiễm bẩn nặng. Một phần do hệ thống thoát nước không tốt, một
phần do ý thức con người chưa tự giác nên đa số coliform nhiều trong nước thải,
làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều .
Dầu mỡ
Dầu mỡ trong nước thải sau khi thải sẽ lan nhanh trên mặt nước tạo thành
màng dầu chỉ một phần nhỏ tan trong nước. Khi hàm lượng dầu tan trong nước cao
0,2 mg/l thì nước bắt đầu có mùi hôi, không thể dùng vào mục đích nấu ăn uống. Ô
nhiễm dầu sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch các nguồn nước do giết chết các vi
sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Nước thải nhiễm dầu còn gây cạn
kiệt ôxi của nguồn nước đi tiêu thụ ôxi cho quá trình ôxi hóa hiđrocacbon và che
mặt thoáng không khí cho ôxi tái hợp không khí và nguồn nước. Khi hàm lượng dầu
trong nguồn nước từ 0,1-0,5 mg/l sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các loài
động, thực vật sống dưới nước.
Kim loại nặng
Những chất gây ô nhiễm này được thải ra từ các hóa chất (Pb, Hg, Cd, As, Fe,
Cu,..). Sử dụng nguồn nước này cho tưới tiêu khiến cây trồng bị nhiễm kim loại
nặng, con người khi sử dụng làm thức ăn sẽ bị nhiễm kim loại nặng, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 15
Ngành Kỹ thuật Môi trường
1.2. Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý - địa hình
a) Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có
diện tích tự nhiên 3.526,215 km 2. Đơn vị hành chính tỉnh gồm 7 huyện: Phổ
Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; 1 thành phố:
thành phố Thái Nguyên và 1 thị xã : Thị xã Sông Công; với tổng số 181 xã, phường
và thị trấn, trong đó có: 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du
và đồng bằng. [2]
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, ở phía Tây tiếp giáp
với Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang,
phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là
một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc
Bộ và là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 16
Ngành Kỹ thuật Môi trường
b) Địa hình
Thái Nguyên gồm có nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng
khác nhau như sau:
Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng: rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích
không lớn, phân bố ở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ
Yên với độ cao địa hình 10-15 m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải
dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30 m và
phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và
Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi: được chia thành ba kiểu:
- Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 5070 m, phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên.
- Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độ
cao phổ biến từ 100-150 m, phân bố ở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từ
Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.
- Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100-125
m, chủ yếu phân bố ở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hoá.
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp: chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm
trọn vùng đông bắc của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh
giới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc. Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá
chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào
và đá xâm nhập axít. Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên. Trước đây,
phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng
nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm.
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác: ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu
là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo
Linh, Cây Si, Ghềnh Chè... Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ
chứa các loại với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi
lớn cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Một số hồ lớn như
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 17
Ngành Kỹ thuật Môi trường
hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Ghềnh Chè, Bảo Linh,... là những địa điểm hấp dẫn đối với
phát triển du lịch sinh thái.
1.2.1.2. Khí hậu - thủy văn
a) Đặc điểm khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực trong
tỉnh. Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,3oC. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc
và Nam tỉnh chỉ chênh lệch nhau khoảng 0,5 - 1,0 oC nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối trong mùa đông chênh nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,4oC còn ở Thái Nguyên
là 3oC). Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 24oC, số giờ nắng trong năm khoảng 1300
giờ.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (oC)
N/Th
Th
Th
2
17,
3
18,
6
8
7
16,
18
20
21,
20,
2
14,
6
13,
7
20,
4
15,
5
21,
8
20,
1
17,
9
20,
7
5
Th1
15,
2005
7
17,
2006
2007
2008
2009
2010
Th
Th
5
28,
6
29,
3
25,
6
26,
1
22,
5
26,
9
Th4
Th
Th7
Th9
28,
8
28,
9
29,
3
27,
3
27,
29,
1
29,
4
28,
4
26,
7
26,
4
28,
6
28,
5
28,
8
27,
24,
7
26,
1
29,
4
28,
2
29,
7
28,
5
21,
1
23,
5
27,
2
29,
9
29,
4
27,
3
27,
5
5
8
5
7
8
9
24
24
29
28,
Th1
Th1
0
1
25,7
Th12
TB
21,9
16,6
23,6
26,7
23,7
17,3
24
25,4
20,3
29,5
24
26,1
20,5
17,3
23
26,2
21,0
19,4
24,2
25,1
20,9
18,5
24,2
Nguồn: Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2011
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình trên địa bàn Thái Nguyên tương đối lớn, nhiệt độ
chênh lệch nhau giữa các tháng tương đối nhỏ.
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên
N/Th
2005
2006
2007
Th
Th
ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (%)
Th
Th
Th
Th
Th
Th
Th
Th1
Th1
1
83
78
71
2
83
86
83
3
86
87
90
Sinh viên: Trần Thị Hoa
4
85
83
82
5
84
81
77
6
85
82
80
7
84
85
80
8
86
88
84
9
80
78
84
0
79
82
80
1
85
79
75
Th12
TB
76
78
84
83
82
81
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
2008
2009
2010
83
73
79
77
86
79
86
83
80
Trang 18
87
84
86
80
83
84
83
79
80
83
84
81
85
81
85
Ngành Kỹ thuật Môi trường
86
80
83
85
79
77
79
71
74
75
74
79
82
80
81
Nguồn: Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2011
Chế độ mưa
Với lượng mưa trung bình 1451,3 - 2.030,2 mm/năm, tổng lượng nước mưa tự
nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m 3/năm. Lượng mưa tại Thái
Nguyên khá lớn, phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian (lượng mưa
tập trung khoảng 90% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), riêng lượng mưa
tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những
trận lũ lụt lớn, tháng 12, tháng 1, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa
cả năm. Do ảnh hưởng bởi địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu
vực, lượng mưa tập trung nhiều ở vùng đồng bằng nhiều hơn vùng miền núi.
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 19
Ngành Kỹ thuật Môi trường
Bảng 1.3. Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Thái Nguyên
TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG (mm)
N/T
Th1
Th 2
Th3
Th4
Th5
Th6
Th7
Th8
Th9
Th10
Th11
Th12
TB
TỔNG
2005
18,7
39,6
58,6
40,5
181,2
224,5
328,2
410,9
292,3
9
93
47,9
145,4
1744,4
2006
2,3
24,4
41
19,6
391,3
233,5
262,7
328,5
215,9
83,1
87,3
6,3
141,3
1695,9
2007
2,1
39,1
85,7
135,4
160,2
238,1
317,2
120,8
273,3
45,7
9,9
23,8
120,9
1451,3
2008
12,3
18,4
24,6
129,7
120,8
238,8
523,3
395,7
207,1
154,1
200,1
5,3
169,2
2030,2
2009
10,8
14,1
33,0
137,8
567,8
318,7
248,2
187,8
221,0
66,1
0,5
2,9
152,9
1808,7
2010
83,4
5,8
49,7
119,6
206,5
211,4
367,1
328,2
166,6
8,7
2,1
41,8
132,6
1590,9
h
Nguồn: Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2011
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư
Trang 20
Ngành Kỹ thuật Môi trường
Thủy văn
Tại tỉnh có 02 con sông lớn là sông Cầu và sông Công cùng rất nhiều hệ thống
sông ngòi nhỏ khác. Một số số liệu đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầu
được thể hiện :
Bảng 1.4. Đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầu
DT
ST
Tên
Dài
lưu
T
sông
(km)
vực
(km2)
1
2
3
4
5
Cầu
Chợ
Chu
Nghinh
Tường
Đu
Độ cao
trung
bình
LV
Độ dốc
Hệ số
Hệ
Mật độ
trung
tập
số
lưới sông
bình
trung
uốn
(km/km2
(%)
nước
khúc
)
16,1
2,1
2,02
0,95
288
6030
(m)
190
36
437
206
24,6
1,4
1,40
1,19
46
465
290
39,4
1,5
1,60
1,05
44
360
129
13,3
1,7
1,40
0,94
Công
96
951
224
27,3
2,2
1,43
1,20
Nguồn: Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2011
Hình 1.2. Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Thái Nguyên [3]
Sinh viên: Trần Thị Hoa
Lớp: 52MT
Sông Cầu
Sông Cầu là sông chính trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực
6.030 km2, với tổng chiều dài là 288 km. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Chợ Đồn
đi qua phía Tây Bạch Thông - Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn chảy về Đồng Hỷ, thành phố
Thái Nguyên, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, Yên Phong và Quế Võ tỉnh Bắc
Ninh, Việt Yên, Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và tới Phả Lại tỉnh Hải Dương.
Lưu vực sông Cầu có modun dòng chảy trung bình từ 22-24 l/s.km 2. Tổng lưu
lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Dòng chảy năm dao động không nhiều,
năm nhiều nước chỉ gấp 1,8-2,3 lần so với năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy
khoảng 0,28. Dòng chảy của Sông Cầu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa
cạn. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Tháng có dòng
chảy lớn nhất là tháng 8, chiếm 18-20% lượng dòng chảy cả năm. Tháng cạn nhất là
tháng 1 hoặc tháng 2, lượng dòng chảy khoảng 1,6-2,5%.
Sông Cầu có dạng trải dài từ Bắc xuống Nam. Thung lũng phía thượng lưu và
trung lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc.
Phần thượng lưu sông Cầu chảy theo hướng Bắc Nam, độ cao trung bình đạt tới 300
- 400m, lòng sông hẹp và rất dốc, nhiều thác ghềnh và có hệ số uốn khúc lớn (>2,0),
độ rộng trung bình trong mùa cạn khoảng 50 - 60m, 80 - 100m trong mùa lũ, độ dốc
khoảng >0,1%. Phần trung lưu từ Chợ Mới, sông Cầu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam trên một đoạn khá dài sau đó trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên. Hạ
lưu sông Cầu được tính từ Thác Huống đến Phả Lại, từ đây hướng chảy chủ đạo là
Tây Bắc - Đông Nam, địa hình có độ cao trung bình 10 đến 20m, lòng sông rất rộng
70 đến 150m và độ dốc giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 0,01%
Sông Chợ Chu
Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây
Bắc Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phận
Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông nam
hợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km 2, độ
cao trung bình của lưu vực là 206 m, độ dốc 16,2%.
Sông Nghinh Tường
Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550 m tại xã Vân Cư Phú Bình, chảy
theo hướng Tây Bắc Đông nam đến xã Cúc Đường, Võ Nhai, chuyển hướng Đông
nam Tây bắc đổ vào sông Cầu từ bờ trái tại thượng lưu Lang Hinh. Sông có chiều
dài là 46 km, độ cao trung bình 290 m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông 1,05
km/km2, diện tích lưu vực là 465 km2.
Sông Đu
Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275 m, sông chảy theo
hướng Tây Bắc, Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái
Nguyên. Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, có độ cao trung bình
của lưu vực là 129 m, độ dốc 13.3%. Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106m 3,
lưu lượng trung bình là 8.37 m3/s.
Sông Công
Sông Công là một phụ lưu cấp 1 của sông Cầu, bắt nguồn từ núi Hồng phía
Đông Bắc dãy Tam Đảo. Toàn bộ chiều dài của sông Công đều nằm trọn trên địa
phận tỉnh Thái Nguyên. Sông Công có diện tích lưu vực khá lớn 951 km 2, chảy theo
hướng Tây Bắc Đông nam và nhập vào sông cầu tại Hương Ninh, Hợp Thịnh, Bắc
Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224 m, độ dốc 27,3% rất cao so
với các sông khác. Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 0,794.106 m 3, lưu
lượng trung bình năm 25 m3/s và modun dòng chảy năm vào khoảng 26 l/s.km2.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Điều kiện kinh tế
Thành phố Thái Nguyên là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế khá
cao: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1%. GDP bình
quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng
2,5 triệu đồng/người so với năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so
sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng
14% so với năm 2008. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng
93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD,
bằng 65,8% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87
tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng
124,22% dự toán đầu năm, bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với
năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng, bằng 120,57% dự toán đầu năm,
bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008. [2]
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước
đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh.
Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằng
mục tiêu kế hoạch điều chỉnh. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ
đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu
năm là tăng 8% trong năm 2009. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn
tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008.
Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng;
doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với
trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha,
bằng 112,1% kế hoạch. Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt
118,2% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn
0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%.
a) Công nghiệp
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - xây
dựng. Tỷ trọng của ngành trong GDP toàn tỉnh liên tục tăng lên qua các năm và cho
tới nay ngành này vẫn đóng góp nhiều nhất cho GDP tỉnh. Năm 2010 ngành công
nghiệp - xây dựng chiếm 41,54% GDP toàn tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của
tỉnh, từng bước khẳng định xu thế đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế của tỉnh cũng như của vùng, nơi
tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp, với nhiều loại hình sản xuất (luyện cốc,
luyện gang, luyện cán thép, luyện kim màu, giấy, sản xuất vật liệu xây dựng, thực
phẩm, đồ uống, giấy,...). Chính vì vậy, khu vực thành phố phát sinh lượng nước thải
lớn nhất trên 45.376 m3/ngày đêm với đặc thù ô nhiễm đa dạng, đặc trưng của nhiều
loại hình ngành nghề.
Năm 2010, toàn tỉnh có 1.771 cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp. Số cơ sở tăng bình quân hàng năm là 22,2%. Trong
số này có trên 130 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, điển hình là Công ty Cổ phần
Gang thép Thái Nguyên, Công ty vật liệu xây dựng, Điện lực Thái Nguyên, Công ty
phụ tùng máy số I, Công ty Natsteel Vina.
Cụ thể các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh gồm:
- Công nghiệp sản xuất cơ khí: Gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sản
xuất phụ tùng, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung ở các khu công
nghiệp sông Công và nhà máy quốc phòng trong tỉnh.
- Công nghiệp khai khoáng luyện kim: Gồm than, quặng sắt, chì kẽm, thiếc,
pirit, titan, đá xây dựng..., phân bố ở các huyện phía Bắc.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Gồm cát, sỏi, xi măng, sét, đá xẻ,
gạch xây..., tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, Phú Lương,
Phổ Yên. Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu vực sông Cầu. Có 9
doanh nghiệp và 4 nhà máy xi măng lò đứng với công suất nhỏ, 02 nhà máy xi
măng lò quay (xi măng Quang Sơn, xi măng La Hiên) với công suất gần 2 triệu
tấn/năm. Có ba nhà máy sản xuất gạch tuy-nel: Nhà máy gạch Cao Ngạn có công
suất 20 triệu viên/năm, nhà máy gạch Phổ Yên mới đưa vào vận hành có công suất
thiết kế 50 triệu viên/năm và nhà máy gạch tuynel Gia Phong công suất 36 triệu
viên/năm.
- Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy, giấy, tơ
tằm, bao bì, thực phẩm tươi sống, bia, nước giải khát, lắp ráp xe máy,...
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm: Các sản phẩm chủ
yếu của ngành là chè, trái cây, thực phẩm đông lạnh, nước khoáng,...
- Công nghiệp điện tử tin học: Gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ thông
tin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học.
Từ năm 2000 - 2010 một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là truyền thống
của Tỉnh phát triển khá. Bên cạnh đó nhiều sản phẩm hàng hoá như giấy, hàng may
mặc, vật liệu xây dựng...đã được thị trường tín nhiệm, sản lượng tăng khá nhanh
qua các năm.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
của Thái Nguyên còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thị xã
sông Công, huyện đồng Hỷ và huyện Phổ Yên. Nhìn chung, quy mô sản xuất nhỏ,
chủ yếu là lao động thủ công, máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu.
Bảng 1.5. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
ST
T
1
2
Tên sản
phẩm
Than sạch
khai thác
Thép cán kéo
các loại
Đơn vị
2000
2005
2008
2009
1000 tấn
501
777
788
1.287
1000 tấn
277
564,8
708,4
840,8
Sơ bộ
2010
1.481,
5
860,3
1.276,
3
Thiếc thỏi
tấn
967
655
914
1.229
4
Thép thỏi
1000 tấn
104
322
277
322,7
3
356,0
5
Nước máy
triệu m3
3,03
6,42
9,23
10,2
11,3
6
Điện sản xuất
Điện thương
triệu Kwh
-
-
709
852
468,3
triệu Kwh
308,7
922
1.080
1.120
1.270
tấn
-
-
6.805
9.548
tấn
-
4.776
8.740
14.80
tấn
2.698
8.854
1000 SP
1.269
1.928
8.139
9.728
1000 tấn
168,6
492,3
795,3
838,1
triệu viên
111,9
193,8
150,4
157,1
5
177,6
1000 tấn
10,11
17,68
16,67
30,80
26,91
7
8
9
10
11
12
13
14
phẩm
Kẽm thỏi
Thức ăn chăn
nuôi
Chè chế biến
các loại
Quần áo may
sẵn
Xi măng các
loại
Gạch nung
Giấy bìa các
loại
5
11.74
9
31.596 56.194
11.260 10.775
14.252
1.214,
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2011
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần quan trọng vào sự tăng
trưởng kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh về các loại sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ và mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh đối với một số sản phẩm. Sự phát triển