Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận Kinh tế đầu tư: Bản chất của kiều hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.78 KB, 18 trang )

Tiểu luận Kinh tế đầu tư

1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo định nghĩa của lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa kỳ, Kiều hối là một nguồn
lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà
không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu
tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển
mang ra nước ngoài, còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá
giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…. Kiều hối có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
quốc gia. Nhận thức được vai trò tích cực đó, nhà nước ta đã có nhiều chính sách cởi
mở, thông thoáng nhằm thu hút kiều hối chuyển về nước. Do vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Bản chất của kiều hối” để làm đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất, vai trò của
Kiều hối đối với nền kinh tế và đưa ra các giải pháp để thu hút ngày càng nhiều kiều
hối về nước
Trong thời gian nghiên cứu, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế có
hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong và được sự góp ý của thầy
cô giáo và các bạn để bài viết của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỀU HỐI

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT KIỀU HỐI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI Ở NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN TỚI


Tiểu luận Kinh tế đầu tư



2

CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỀU HỐI

1. Khái niệm
Kiều hối bản chất là sự di chuyển tiền bạc từ những người Việt Nam định cư
hay học tập lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương
Còn theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có
giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển
vào Việt Nam theo các hình thức sau:
-

Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;

-

Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc
tế;

- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh
vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai
với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng
ở trong nước.”
2.. Các kênh chuyển tiền kiều hối
Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau:
2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:
Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm
dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực

hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép,
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại
tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ
nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước.


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

3

- Ưu điểm là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ
chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại Ngân hàng,
công ty kiều hối)
 An toàn.
- Khuyết điểm của phương thức này:

 Phải xuất trình nhiều giấy tờ.
2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:
Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia
đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển
tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và
chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau.
Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch
vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc
đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả.
- Ưu điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
- Khuyết điểm của phương thức này:



Phí cao.



Không an toàn.

3. Bản chất của kiều hối
Kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng giúp cho phát triển kinh tế. Kiều hối là
một trong những nguồn đóng góp cho GNP (GNP- Tổng sản phẩm quốc dân: là tổng giá trị gia


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

4

tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người Việt Nam sản xuất, bất kể trên lãnh thổ của
mình hay ở các nước khác.).
Kiều hối chuyển về nước được sử dụng cho 2 mục đích:
- Thứ nhất là giúp cải thiện đời sống cho gia đình,
- Thứ hai là đầu tư nhà đất, chứng khoán, kinh doanh.
Nếu nguồn kiều hối được sử dụng để đầu tư thì nó sẽ có ý nghĩa không thua kém gì việc
thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và chắc chắn nó sẽ giúp cho sự phát triển của nền
kinh tế. Còn nếu nó sử dụng trong mục đích tiêu dùng thì nó thúc đẩy tiêu dùng, tăng nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Bảng so sánh thế mạnh của kiều hối với các nguồn vốn huy động khác
Chỉ tiêu


Kiều hối

Giống nhau

Thu được nguồn Thu được nguồn Thu được nguồn Thu được nguồn
ngoại tệ

Ưu điểm

Xuất khẩu

ngoại tệ

FDI

ODA

ngoại tệ

ngoại tệ

Là tình cảm của Xuất khẩu hàng Thu được thuế, Vốn được vay
những

người hóa, thúc đẩy sản giải quyết được trong thời gian

Việt nam ở nước xuất trong nước, việc làm,

tiếp dài, lãi suất thấp,


ngoài gửi về cho tạo việc làm cho thu được khoa có

một

phần

thân nhân họ ở người lao động, học công nghệ, không hoàn lại
quê

Nhược điểm

hương, khai thác các lợi học tập được các

không tốn chi thế của đất nước

kinh

nghiệm

phí,

quản lý…
Tốn chi phí sản Vốn của nhà đầu Việc giải ngân


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

5

xuất hàng hóa, tư nước ngoài, không đơn giản,

vận chuyển hàng vốn họ thu hồi, chủ yếu là vốn
ra nước ngoài, lãi họ hưởng, vay, do vậy nếu
thuế, quảng cáo, nếu họ không sử dụng không
tiếp thị… Mặt xuất khẩu thì còn hiệu quả thì sẽ để
khác một phần cạnh tranh với lại gánh nặng nợ
ngoại

tệ

thu hàng hóa trong nần

cho

con

được lại phải trả nước. Một phần cháu.
tiền nguyên vật ngoại tệ (dưới
liệu nhập khẩu

dạng thu nhập)
sẽ được các chủ
đầu tư chuyển về
nước.

4.Vai trò của kiều hối đối với sự phát triển của nền kinh tế
Kiều hối là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, được thể hiện qua các vai
trò như sau:
Kiều hối góp phần ổn định cán cân thanh toán tổng thể, đóng một vai trò quan trọng
trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai, giúp bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, ổn
định tỷ giá USD.

Kiều hối cũng là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, tạo ra một nguồn lực tài chính
cho đất nước. Đây là một nguồn lực tài chính được huy động từ trong dân cư – nội lực tài chính
của quốc gia - mang tính ổn định hơn những nguồn ngoại tệ khác như vốn vay, tiền viện trợ
khác do nó gần như không phải hoàn lại giúp quốc gia giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình
huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, giảm những xáo trộn đột biến cho


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

6

nền kinh tế.
Kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực mạnh để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, kiều hối trực tiếp giúp cải thiện đời sống của gia đình người đi lao động
xuất khẩu (chủ yếu là các gia đình nghèo). Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo đói ở Việt
Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao động phát xuất từ đây.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT KIỀU HỐI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò quan trọng của kiều hối đối với nền kinh tế,
chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách cải thiện các chính
sách ngày một thông thoáng hơn. Cụ thể như sau:
Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển
mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã
bãi bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt
Nam đối với người nhận và người gửi. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối
với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho
ngân hàng như trước đây, quyền lợi của người nhận và người gửi được đảm bảo đồng
thời các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ
nước ngoài về Việt Nam (Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ

Tướng Chính Phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước;
Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/06/2002).
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều
quyết định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng
cho lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐNHNN ngày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích là hoàn
thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển
nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiền tuân thủ theo các quy
định của pháp luật; Đặc biệt,từ tháng 8/2003, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

7

hàng thương mại cổ phần được thành lập công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp
nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có; điều kiện thành lập các văn phòng đại diện ở
nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn. Nghị quyết số
3/2007/NQ-CP ngày 19/01/02007 của Chính Phủ về việc những giải pháp chủ yếu, chỉ
đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà Nước năm 2007
(trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối), …
Các quy định về Quản lý Ngoại hối tại Nghị định 63/1999/NĐ-CP và Pháp lệnh
ngoại hối ban hành ngày 28/12/2006, Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
ngoại hối số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 đã nới lỏng việc quản lý ngoại hối, các
giao dịch vãng lai (là giao dịch giữa người không cư trú với người cư trú không vì mục
đích chuyển vốn) được tự do hoá hoàn toàn, các giao dịch vốn sẽ tự do hoá từng bước
nhằm phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Theo quy định này, đối tượng vay vốn
nước ngoài cũng được mở rộng. Nếu như trước kia đối tượng vay vốn nước ngoài chỉ
gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế... thì nay đã bao gồm cả các cá nhân. Do đó,
bà con Việt kiều có thể chuyển tiền về nước cho thân nhân kinh doanh dưới hình thức
vay vốn. Bên cạnh đó, số lượng kiều hối chuyển về được khuyến khích, không hạn chế,

thân nhân Việt Nam nhận tiền kiều hối được miễn thuế thu nhập, được phép lưu trữ và
sử dụng ngoại tệ dễ dàng, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng, bên cạnh đó
phí dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng cũng thấp.
Một hình thức khác để thu hút kiều hối là khuyến khích những kiều bào cùng
quê quán thiết lập và tài trợ cho các dự án phát triển quê hương như xây dựng trường
học, cầu, đường, giếng nước, bệnh xá, cứu trợ thiên tai... Việc nới lỏng cơ chế quản lý
ngoại hối của các cơ quan quản lý chính sách thời gian qua đã tạo điều kiện tích cực
làm tăng nguồn vốn chảy vào Việt Nam, đặc biệt khuyến khích luồng tiền kiều hối do
Việt kiều ở nước ngoài gửi về
2. Tình hình thu hút kiều hối ở nước ta hiện nay.
Kiều hối là một nguồn lực lớn và gần như tăng liên tục trong thời gian qua.
Lượng kiều hối chảy vào nước ta thể hiện qua bảng sau:
đ/v: triệu USD


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

8

STT Năm
Lượng Kiều hối STT Năm
Lượng Kiều hối
1
1991
35
11
2001
1,820
2
1992

136.6
12
2002
2,200
3
1993
141
13
2003
2,700
4
1994
249.5
14
2004
3,200
5
1995
285
15
2005
3,800
6
1996
469
16
2006
4,700
7
1997

400
17
2007
6,000
8
1998
950
18
2008
7,200
9
1999
1,200
19
2009
6,283
10
2000
1,757
Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 1991 đến 2009
Lượng Kiều hối
8000
7000
6000
5000
4000

Lượng kiều hối

3000

2000

6,0
4.7
3.8
3.2
2.7
2.1

2009

2007

2005

2003

2001

1999

1997

1995

1993

0

1991


1000

Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục thống kê,
Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia.
Lượng kiều hối chuyển về nước tăng liên tục một phần là do chính sách của nhà nước ta
đã cởi mở thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người gửi và người nhận.
Năm 2009, Lượng kiều hối chuyển về nước giảm 15% so với năm 2008 là do chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến thu nhập của người lao động nước ngoài giảm.
Tuy nhiên đến năm 2010, dự kiến lượng kiều hối chuyển về VN sẽ tăng khá hơn nhờ sự


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

9

hồi phục của kinh tế thế giới đặc biệt là sự hồi phục của các nước mà có nhiều kiều bào và lao
động xuất khẩu của Việt Nam như Hàn quốc, Đài Loan, Malaysia … kéo theo thu nhập của
kiều bào và Lao động xuất khẩu tăng lên.. Một lý do khác là do thủ tục thông thoáng hơn và
một số chính sách mới khuyến khích đầu tư và mua nhà mà chính chủ Việt Nam mới đưa ra.
Mới đây, quốc hội cũng đã thông qua luật quốc tịch trong đó chấp nhận song tịch cho người gốc
Việt. Bên cạnh đó, do lãi suất gửi USD ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác
Việt Nam đang dựa vào kiều hối và Đầu tư trực tiếp nước ngoài để thăng bằng cán cân
thương mại và bổ sung cho dự trữ ngoại hối quốc gia. Đơn cử như năm 2005, nhập siêu cả
nước là 5 tỷ USD, trong khi đó, riêng kiều hối là 3.8 tỷ đã bù đắp 76% thâm hụt cán cân thương
mại.
Bảng khối lượng Kiều hối, ODA và FDI từ năm 2002 đến năm 2009

Đơn vị: tỷ
USD

Năm

Kiều hối

ODA

ODA thực hiện

FDI

FDI thực hiện

2002

2.1

2.6

1.53

3.0

2.6

2003

2.7

2.83


1.42

3.2

2.7

2004

3.2

3.4

1.65

4.5

2.9

2005

3.8

3.5

1.835

6.8

3.3


2006

4.7

3.75

1.8

12.0

4.1

2007

6

4.5

2

21.3

8.0

2008

7.2

5.426


2.2

64.0

11.6

2009

6.283

6.14

3.6

21.5

10.0

Nguồn vốn FDI, ODA, kiều hối, FPI vào VN giai đoạn 1992-2007
Qua bảng số liệu trên ta thấy, chỉ riêng số thu kiều hối các năm đã lớn hơn tổng kim ngạch
nguồn vốn ODA được cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam và xấp xỉ bằng tổng
lượng vốn FDI thực hiện.


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

10

Kiều hối đang ngày càng thể hiện giá trị chiều sâu trong đời sống xã hội, khi nó giúp cho
các gia đình có người đi xuất khẩu ở khu vực nông thôn cải thiện cuộc sống đồng thời có tích

lũy cho tương lai. Bên cạnh đó, đối với Kiều bào từ các thị trường như Mỹ , Canada, Austrialia,
Kiều hối thực sự là một kênh dẫn vốn của Việt Kiều về đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước
mặc dù còn nhỏ bé cả về số lượng và quy mô đầu tư..
Bảng tình hình sử dụng kiều hối để đầu tư ở Việt nam
đ/v: triệu USD
Năm

Số dự án

Số vốn đăng ký

Đến 1987

115

450

1988

65

13

1989

72

12

1990


75

15

1991

77

17

1992

69

18

1993

65

19

1994

70

21

1995


73

17

1996

72

22

1997

76

21

1998

79

24

1999

81

22

2000


85

25

2001

82

21

2002

79

24

2003

84

25

2004

87

23

2005


89

21

2006

85

20

Tổng

1580

830


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

11

Qua bảng trên ta thấy, trong suốt gần 20 năm, cả nước mới có 1580 dự án với tổng số vốn
đầu tư là 830 tỷ USD. Theo Luật Đầu tư nước ngoài, đầu tư của Kiều bào theo Luật Đầu tư
nước ngoài có quy mô vốn đầu tư bình quân khoảng 3,5 triệu USD, thuộc dự án quy mô nhỏ.
Các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dịch vụ, thương mại, nghề
thủ công, công nghệ thông tin …..

3. Dịch vụ kiều hối
Để giúp khách hàng chuyển, nhận tiền từ nước ngoài về VN theo kênh chính thức được

nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp các Ngân hàng đã thiết lậpnhiều kênh chuyển tiền trực tiếp
từ nước ngoài về Việt nam ,đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động xuất khẩu của
Việt Nam như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản …. Các ngân hàng đã phối hợp với nhiều đối tác
nước ngoài triển khai nhiều sản phẩm kiều hối mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng như dịch
vụ chuyển tiền nhanh Western Union, Moneygram, dịch vụ chuyển tiền trong ngày từ Mỹ về
VN Wells Fargo ExpressSend, dịch vụ chuyển tiền kiều hối online, dịch vụ chuyển tiền qua
điện thoại di động mobile phone,... Hầu như NH nào cũng triển khai công nghệ kiều hối hiện đại
cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung với mức độ tự động cao. Hệ thống cho phép người
nhận tiền có thể lĩnh tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của NH trên toàn quốc. Những NH chưa
có điều kiện về công nghệ và đối tác để mở rộng dịch vụ kiều hối thì làm các đại lý phụ cho các
NH lớn.
Các NH và Cty chuyển tiền đối tác cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ chuyển
tiền kiều hối: Chi trả tại quầy, chi trả vào tài khoản và chi trả tại nhà. Hiện nay, khách hàng có
thể nhận tiền chuyển về tại bất cứ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào của các NH làm kiều hối
hoặc sử dụng dịch vụ chi trả tại nhà người thụ hưởng nếu ở các TP như: Tại Hà Nội, Hải Phòng,


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

12

Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM... với thời gian nhận kiều
hối rất nhanh trong vòng từ 10 phút đến 3 ngày làm việc kể từ khi món tiền được chuyển.
Để tăng thêm lợi nhuận từ dịch vụ kiều hối, các NH tiếp tục tăng cường hợp tác với các
Cty xuất khẩu lao động cung ứng gói sản phẩm trọn gói cho người lao động như: Cho vay vốn,
mở tài khoản, quản lý tiền ký quỹ, chuyển thu nhập về nước, gửi tiết kiệm kiều hối....
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI
CHUYỂN VỀ VIỆT NAM HIỆN NAY
I.


NGUYÊN NHÂN

1) Thủ tục hành chính :
Luật về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam chưa rõ ràng, giấy tờ và thủ tục hành chính vẫn khó khăn
và rườm rà. Thông thường, để về nước đầu tư vào một dự án, doanh nhân Việt kiều phải đi lại
rất nhiều lần mà vẫn không làm xong thủ tục.
Bên cạnh đó là sự bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế, cũng như sự thiếu minh bạch, rõ
ràng trong thông tin.
Nhà đầu tư trong nước

Nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục đăng ký kinh Đơn giản, thời gian đăng ký Phức tạp, thời gian đăng ký
doanó

chỉ mất từ 5 -7 ngày

có khi phải mất nhiều tháng
hoặc cả năm trời

Báo cáo tài chính có kiểm Bắt buộc

Không bắt buộc

toán
2) Cơ sở pháp lý thiếu rõ ràng, minh bạch: địa vị pháp lý của Việt Kiều trong quá trình về
trong nước đầu tư và kinh doanh vẫn chưa rõ ràng đã gây cản trở và e ngại cho họ trỏ về
làm ăn tại quê nhà.



Tiểu luận Kinh tế đầu tư

13

Theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 : Điều 3 Nghị định số 51/1999
quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 có ghi: “Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
hoặc Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cho dự án đầu tư của mình tại Việt Nam […]”. Đó
chính là cơ sở pháp lý cho các dự án đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt
kiều) tại Việt Nam cho đến khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực.
Khi làm thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài có quyền lựa chọn. Trong trường hợp chỉ xuất trình hộ chiếu nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài sẽ được xem là nhà đầu tư nước ngoài. Trái lại, nếu xuất trình hộ chiếu
Việt Nam hay hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh nguồn gốc Viêt Nam, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được xem là nhà đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, sau khi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước bị bãi bỏ bởi Luật Đầu tư thì địa vị
pháp lý của nhà đầu tư Việt kiều rơi vào cảnh tù mù vì không có một văn bản pháp luật nào xác
định cụ thể. Xem họ như nhà đầu tư trong nước, có sở kế hoạch và đầu tư chỉ yêu cầu họ thực
hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Ngược lại, có nơi lại bắt
buộc họ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2006): Theo điều 3 Luật Đầu tư 2005, nhà
đầu tư nước ngoài được định nghĩa là các “tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện
hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. Và cũng tại điều này, khi liệt kê các tổ chức, cá nhân được xem
là nhà đầu tư, đã tách bạch rõ hai khái niệm: “tổ chức, cá nhân nước ngoài” và “người Việt Nam
định cư ở nước ngoài”. Có thể thấy, theo tinh thần của Luật Đầu tư 2005, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam sẽ không mặc nhiên bị xem là nhà đầu tư nước ngoài.


Tiểu luận Kinh tế đầu tư


14

Nghị định số 88/2006: Điều 18 Nghị định số 88/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh
doanh cũng phân biệt rạch ròi giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài.
Ngày 15-4-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010 thay thế Nghị định số
88/2006 về đăng ký kinh doanh và vẫn tiếp tục quy định theo hướng trên.
Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24-12-2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cá
nhân nhà đầu tư nước ngoài lại được quy định “là người có quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước
ngoài hoặc tại Việt Nam, bao gồm cả người gốc Việt Nam có quốc tịch nước ngoài”.
Phạm vi áp dụng của những văn bản trên lại có phần hạn hẹp, ví dụ Quyết định 88/2009/QĐTTg chỉ liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam, còn Quyết định 121/2008/QĐ-BTC lại điều chỉnh về hoạt động của nhà đầu
tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 3-7-2009, cơ quan này mới phúc đáp bằng Công văn số 4861/BKH-PC nhằm
“chữa cháy” cho việc giải quyết các trường hợp Việt kiều đầu tư tại Việt Nam.
Đáng nói ở đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã căn cứ vào khoản 5, điều 3 Luật Đầu tư một điều khoản gần như không ăn nhập gì để đưa ra hướng dẫn như sau:
a. Trường hợp nhà đầu tư không còn quốc tịch Việt Nam thì áp dụng như đối với nhà đầu tư
nước ngoài;
b. Trường hợp nhà đầu tư còn quốc tịch Việt Nam thì cho họ lựa chọn được đối xử như nhà đầu
tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
Tại công văn nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận đây chỉ là hướng dẫn tạm thời
trong lúc chưa có quy định mới. Dù vậy, văn bản hướng dẫn này cũng vẫn chưa rõ ràng vì
không đưa ra được những tiêu chí rõ ràng, cụ thể để xác định thế nào là Việt kiều “không còn


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

15

quốc tịch Việt Nam” và thế nào là “còn quốc tịch Việt Nam”; cần phải có những giấy tờ gì
chứng minh...

Như vậy, các quy định pháp luật về đầu tư và thành lập doanh nghiệp sau khi Luật Đầu tư
2005 ra đời đã có sự kế thừa các quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước kia
đối với các nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa rõ ràng. Nhà nước
nên có văn bản quy định rõ địa vị pháp lý đối với số doanh nghiệp do Việt kiều thành lập trước
đây theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
II. GIẢI PHẤP
1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về vai trò của kiều hối đối với sự phát triển của
nền kinh tế từ đó đưa ra các mục tiêu định hướng và các giải pháp nhằm thu hút ngày
càng nhiều nguồn kiều hối chuyển về nước
Về mặt pháp lý, nhà nước cần có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút kiều bào
và người lao động xuất khẩu chuyển tiền về nước. Các quy định, chính sách pháp lý
phải cởi mở, thông thoáng và đồng bộ hơn nữa như cho phép người Việt Nam định cư
ở nước ngoài mua nhà trong nước, tạo điều kiện cho họ về nước làm ăn, xem xét vấn
đề thị thực xuất nhập cảnh, tăng đối tượng bảo lãnh hồi hương, công nhận kiều bào có
hai quốc tịch….
Tích cực hỗ trợ người Việt nam ở nước ngoài ổn định và phát triển, giữ gìn bản sắc
dân tộc, thông qua các hoạt động giao lưu như trại hè, mở lớp tiếng việt cho con em
kiều bào….
Nghiên cứu đánh giá cụ thể tình hình cộng đồng của từng nước, từng khu vực nhằm
khuyến khích, động viên kịp thời những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của cộng
đồng, hạn chế mặt tiêu cực, tranh thủ tối đa đóng góp của kiều bào cho sự nghiệp phát
triển đất nước.


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

16

Tạo khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về

nước làm việc, đầu tư kinh doanh; khuyến khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở
rộng hợp tác trong cộng đồng và với trong nước theo tinh thần “ích nước lợi nhà”
2. Thu hút đầu tư của kiều bào về nước
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước
ngoài
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng tạo điều
kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế
Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, ổn định chính sách
Tổ chức các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa những nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài
với đại diện các cơ quan có thẩm quyền như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan thuế, hải
quan… để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp được hướng dẫn, giải thích hoặc giải quyết những
khó khăn,vướng mắc
Thành lập một trung tâm hỗ trợ thực hiện các dịch vụ liên quan như: đăng ký kinh doanh, hỗ
trợ dịch vụ pháp lý, giới thiệu nguồn nhân lực phù hợp với pháp luật
Một lượng lớn kiều hối đang đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư
kinh doanh…do vậy yêu cầu đặt ra là cần phải minh bạch, rõ ràng thông tin
3. Hoàn thiện các dịch vụ kiều hối
Hoàn thiện các dịch vụ kiều hối cần nhanh chóng, thuận tiện, giảm phí, hình thức
đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu .
Nghiên cứu, chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng công tác nhận và chi trả ngoại
tệ, cả mạng lưới nhận và chi trả kiều hối trong và ngoài nước


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

17

Thúc đẩy việc mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của các ngân hàng tại nước ngoài,
nơi có nhiều người Việt Nam lao động, học tập và bà con Việt kiều sinh sống, làm ăn
Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước

ngoài để tìm hiểu thực tế quy định chuyển tiền của các nước sở tại, khả năng thực tế để đưa ra
biện pháp giúp người Việt Nam lao động sinh sống ở nước ngoài có thể chuyển ngoài về nước
một cách thuận lợi.
Có chính sách ưu đãi và khuyến khích kiều bào gửi tiền về cho thân nhân họ ở
địa phương (ưu đãi về thuế, có chế độ khen thưởng kịp thời)


Tiểu luận Kinh tế đầu tư

18

KẾT LUẬN

Kiều hối là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia. Hơn nữa, tiềm năng đầu tư của người
Việt ở nước ngoài là rất lớn, hiện số người Việt ở nước ngoài sở hữu từ 500.000 USD đến
1.000.000 USD là rất nhiều và đều có mong muốn về nước đầu tư làm ăn và sinh sống. Do vậy,
làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều kiều hối đặc biệt là kêu gọi Việt Kiều về nước đầu
tư và kinh doanh để xây dựng đất nước đang là một bài toán đòi hỏi chính phủ, nhà nước Việt
Nam phải đánh giá và nhìn nhận đúng đắn vai trò của nguồn vốn trên đối với phát triển kinh tế
đất nước,trên cơ sở đó đưa ra được một loạt các giải pháp hữu hiệu, phối hợp với nhau.



×