Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi Đáp án Ngữ văn9 Học kỳ 2 ( N/ H 2010 2011 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.61 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
Đề chính thức

KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 9
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
--------------------------------------------------

Câu 1: (2.0 điểm)
1.1 Xác định và chuyển các từ ngữ địa phương trong phần trích sau đây sang từ ngữ toàn dân
tương ứng:
“ Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nỗi. (…) Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc
bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh (…).
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…”
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập 2, tr.120)
1.2 Theo em, sử dụng các từ ngữ địa phương tạo hiệu quả gì cho văn bản nghệ thuật nói chung?
Câu 2: (3.0 điểm)
Từ câu chuyện của nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích được học (trích tác phẩm Rô-bin-xơn
Cru – xô – Đ.Đi – phô), em hãy viết bài văn ngắn (không quá một trong giấy thi) nói về nghị lực
và tinh thần lạc quan của con người.
Câu 3.(5.0 điểm)
3.1 Chép theo trí nhớ hai khổ thơ nêu lên ước nguyện của nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân
nho nhỏ (Thanh Hải)
3.2 Em hãy phân tích hai khổ thơ vừa chép. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa cuộc
sống của mỗi người.
---------------Hết-----------------


HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hương dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang
điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
- Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cho giáo viên dạy lớp 9 thảo luận và thống nhất
Hướng dẫn chấm.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đáp án
Điểm
Câu 1: (2.0 điểm)
1.1 Xác định và chuyển các từ ngữ địa phương trong phần trích sang từ ngữ toàn
dân tươn ứng.
+ (không nói) nổi → (không nói) được
0.5
+ bâu (xung quanh) → tu tập (xung quanh)
0.5
+ thiệt (xa) → thật (xa)
0.5
1.2 Theo em, sử dụng các từ ngữ địa phương tạo hiệu quả gì cho văn bản nghệ
thuật nói chung?
Sử dụng từ ngữ địa phương đúng lúc, đúng chổ trong văn bản nghệ thuật sẽ tạo 0.5
được sắc thái riêng cho văn bản, nhất là trong việc thể hiện tính cách nhân vật
(qua ngôn ngữ, suy nghĩ, hành động…) và đặc điểm của vùng đất được nói đến
trong văn bản.
Câu 2. (3.0 điểm)
Từ câu chuyện của nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích được học (trích tác
phẩm Rô-bin-xơn Cru – xô – Đ.Đi – phô), em hãy viết bài văn ngắn (không quá
một trong giấy thi) nói về nghị lực và tinh thần lạc quan của con người.
* Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh biết cách làm bài văn ngắn có ba phần: Mở bài – Thân Bài – Kết bài.
- bài có văn phong nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí); kết cấu chặt
chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, tình cảm chân thành.
- Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.
* Yêu cầu kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kỹ năng)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Sau đây là các ý cơ bản:
- Giới thiệu, giải thích vấn đề:
+ Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động,
không lùi bước trước khó khăn.
+ Tinh thần lạc quan: Cách nhìn và thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.
(Nhân vật Rô-bin-xơn đã một mình sống tại đảo hoang suốt 28 năm 2 tháng 19

1.0

ngày (đoạn trích kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã ở đảo khoangr15 năm). Nếu không
có nghị lực và sự lạc quan, anh đã không thể vượt qua biết bao khó khăn và thử
thách.)
- Phân tích vấn đề:

1.0


+ Cuộc sống luôn cso nhiều chông gai, thử thách. Con người cần có nghị lực để
đối mặt và tìm cách vượt qua những điều đó.
+ Khi có tinh thần lạc quan, con người chắc chắn sẽ không e sợ khó khăn, ngược
lại sẽ tìm được động lực, niềm vui để biến đổi và làm cho cuộc song thêm ý
nghĩa…
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động:
+ Là con người, chúng ta cần rèn luyện cho mình nghị lực và sự lạc quan.
+ Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp cho mình,

cho xã hội và xứng đáng với hai tiếng Con Người (viết hoa)…
Lưu ý:
- Học sinh có thể diễn tả và sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ và
mạch lạc các ý cơ bản trên thì mới đạt điểm tôi đa.
- Học sinh có những ý kiến riêng hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
- Giáo viên cho điểm trên cơ sở kết hợp các yêu cầu kĩ năng và kiến thức.
Câu 3: (5.0 điểm)
3.1 Chép theo trí nhớ hai khổ thơ nêu lên ước nguyện của nhân vật trữ tình trong
bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
(1 điểm)
- Chép đúng hai khổ thơ: “Ta làm con chim hót
(…)
Dù là khi tóc bạc”
+ Chép đúng, đủ
+ Chép sai từ 2-4 lỗi (từ, chính tả, dấu câu).
+ Chép sai từ 5-7 lỗi (từ, chính tả, dấu câu)
+ Chép sai từ 8 lỗi trở lên (từ, chính tả, dấu câu)
3.2 Em hãy phân tích hai khổ thơ vừa chép. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về
ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
(4.0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài có đầy đủ ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài; có văn phong nghị luận
văn học;
- Học sinh hiểu yêu đề, có định hướng giải quyết đúng đắn hai ý của đề; bố cục
chặt chẽ, phân tích sát hợp, tình cảm chân thành.
- văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.
* Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu về kỹ năng)
Học sinh có thể giải quyết theo chiều hướng. sau đây là các ý cơ bản:
* Phân tích hai khổ thơ: (có thể bổ dọc hay bổ ngang)
a. Nội dung:

- Khát vọng được sống đẹp, sống khiêm nhường với tất cả nhiệt huyết; hòa nhập
vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp của mình – dù nhỏ bé – cho
cuộc đời chung.
- Với nhân vật trữ tình, sự hòa nhập, cống hiến ấy là một lẽ tự nhiên, tất yếu, tự
nguyện và suốt đời.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ gần gũi, mang âm hưởng và giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
- Cấu tứ có sự trùng điệp trong đoạn (Ta làm …, Dù là), trong bài (bông hoa, con
chim); thủ pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ đặc sắc.
- Hình ảnh, ngôn ngữ tho vừa giản dị, tự nhiên vừa sâu sắc, mới mẻ.
* Phát biểu suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sông của mỗi người:

1.0

1.0
0.75
0.5
0.25

2.0

1.0

1.0


- Mỗi người cần mang một nét riêng – phần tinh túy nhất của mình cống hiến,
góp vào cuộc đời chung. Song hòa nhập mà không hòa tan, cần biết lưu giữ bản
sắc riêng của mình để làm nên vẻ đẹp phong phú cho cuộc đời.
- Mỗi người cần có ý thức và tâm nguyện sống đẹp, sống có ý nghĩa để làm nên

mùa xuân lớn của xã hội, của đất nước.
Lưu ý:
- Học sinh có thể diển tả và sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ và
mạch lạc các ý cơ bản trên thì mới đạt điểm tối đa.
- Học sinh có những ý kiến riêng hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
- Giáo viên cho điểm trên cơ sở kết hợp các yêu cầu kỹ năng và kiến thức.



×