Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.21 KB, 93 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
––––––––––––

VŨ VĂN ĐANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH – SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
VINATEX THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Cơ sở
2)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
––––––––––––

VŨ VĂN ĐANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
HỌC SINH – SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT VINATEX THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Cơ sở 2)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG

NGHỆ AN - 2013


3

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc tới trường Đại học Vinh, khoa Sau Đại học, các cơ quan liên quan đã
tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học để
nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các
nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học
tập cũng như trong nghiên cứu của khóa học. Đặc biệt xin được trân trọng
cảm ơn Nhà giáo, Nhà khoa học PGS – TS Phạm Minh Hùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
giáo dục này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới BGH, các đơn vị phòng, khoa
trường ĐH Sài Gòn, các bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Vinh, tháng 08 năm 2013
Tác giả
Vũ Văn Đang


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………

1

NỘI DUNG……………………………………………………………

8

Chương 1: Cơ sở lý luận của của vấn đề nâng cao hiệu quả quản
lý công tác HSSV
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………………………….......

8

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ………………………………….

10

1.2.1. Học sinh - sinh viên và công tác học sinh - sinh viên………......

10


1.2.1.1. Học sinh- sinh viên……………………………………….......

10

1.2.1.2. Công tác học sinh - sinh viên ………………………………...

12

1.2.2. Quản lý và quản lý công tác học sinh - sinh viên……………….

14

1.2.2.1. Quản lý ……………………………………………………….

14

1.2.2.2. Quản lý công tác học sinh - sinh viên…………………………

16

1.2.3. Hiệu quả và hiệu quả quản lý công tác học sinh - sinh viên……

23

1.2.3.1. Hiệu quả ………………………………………………………

23

1.2.3.2. Hiệu quả quản lý công tác học sinh - sinh viên……………….


23

1.2.4. Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác
HSSV…………………………………………………………………...
1.2.4.1. Giải pháp ……………………………………………………..

23

1.2.4.2. Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác
HSSV…………………………………………………………………..
1.3. Một số vấn đề về quản lý công tác HSSV trong các Trường Đại
học, Cao đẳng …………………………………………………………
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV
trong các trường Đại học, Cao đẳng…………………………………...
1.3.2. Mục đích, yêu cầu quản lý công tác HSSV trong các trường Đại
học, Cao đẳng……………………………………………………..
1.3.3. Nội dung, phương pháp quản lý công tác HSSV trong các
trường Đại học, Cao đẳng……………………………………………..
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công
tác HSSV trong các trường Đại học, Cao đẳng……………………….
Tiểu kết chương 1……………………………………………………...

8

23
24
24
24
28
28

30
31


5

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý
công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex
TP. HCM (Cơ sở 2)…………………………………………………...
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.
HCM (Cơ sở 2)………………………………………………………...
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………………

32

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức………………………………………………….

33

2.1.3. Ngành nghề đào tạo……………………………………………..

34

2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên……………………………………...

35

2.1.5. Cơ sở vật chất…………………………………………………...

36


32
32

2.2. Thực trạng công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật 37
Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2)……………………………………. …….
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cơ sở 2……………………... 37
2.2.2. Cơ cấu, tổ chức Cơ sở 2.……………………………………….

37

2.2.3. Ngành nghề đào tạo tại Cơ sở 2……………………………….

39

2.2.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Cơ sở 2………………………..

39

2.2.5. Cơ sở vật chất tại Cơ sở 2……………………………………..

40

2.2.6. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện và tham gia các phong 41
trào của HSSV ở trong và ngoài nhà trường………………………..
2.2.7. Thực trạng quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội
41
2.2.8. Thực trạng quản lý các điều kiện học tập và rèn luyện của
HSSV………………………………………………………………….
2.2.9 Nhận xét đánh giá chung……………………………………….


43

2.2.9.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý HSSV của
nhà trường…………………………………………………………….
2.2.9.2. Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác
quản lý HSSV của nhà trường…………………………………………
2.3. Thực trạng quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế –
Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2) ………………………………..
2.3. 1. Nguyên nhân của thực trạng……………………………………

45

2.3.2. Nguyên nhân thành công………………………………………..

48

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót…………………………………

54

Tiểu kết chương 2……………………………………………………..

60

45

46
48
48



6

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác
HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí
Minh Cơ sở 2 …………………………………………………………
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp…………………………………

61

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu …………………………….

61

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn……………………………...

61

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ……………………………..

61

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi………………………………..

61

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh Cơ sở
2 ………………………………………………………………………

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên Nhà trường về sự
cần thiết phải tăng cường quản lý công tác HSSV ……………………
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp ………………………………………

61

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp………………………………………..

62

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp………………………………...

62

3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh Cơ sở 2 một cách khoa
học……………………………………………………………………..
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp………………………………………..

64

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp……………………………………….

65

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp………………………………...

65

3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác HSSV ở Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh Cơ sở 2 ……………….
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp………………………………………..

66

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp……………………………………….

66

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp………………………………...

67

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác HSSV ở Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh Cơ sở 2……...
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp………………………………………..

67

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp……………………………………….

68

61

62
62

64


66

67


7

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp………………………………...

72

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả quản lý
73
công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ
Chí Minh Cơ sở 2………………………………………………….
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp……………………………………….. 73
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp……………………………………….

73

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp………………………………..

73

3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất…..

76

3.3.1. Mục đích khảo sát…………………………………………….


76

3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát……………………………

76

3.3.2.1. Nội dung khảo sát……………………………………………

76

3.3.2.2. Phương pháp khảo sát…………………………………………

77

3.3.3. Đối tượng khảo sát……………………………………………...

77

3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp đã đề xuất……………………………………………………….
3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất……………………

77
77

3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất……………………

78

Tiểu kết chương 3……………………………………………………...


80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………...

84

Phụ lục…………………………………………………………………

86


8

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BCH

:

Ban chấp hành

CB

:


Cán bộ

CBGVNV

:

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CBQL

:

Cán bộ quản lý



:

Cao đẳng

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CĐKT-KTV

:


Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Vinatex TP.HCM

HSSV

:

Học sinh, sinh viên

CT HSSV

:

Công tác học sinh, sinh viên

ĐH

:

Đại học

GD

:

Giáo dục

GD & ĐT

:


Giáo dục và Đào tạo

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

BGD&ĐT

:

Bộ giáo dục và Đào tạo

XHCN

:


Xã hội chủ nghĩa


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH –
HĐH) đất nước hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo (GD&ĐT) đang trở thành vấn đề cấp bách. Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng
lập nghiệp” [ 4 ; tr. 130-131].
Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI đã thu được những thành quả
quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng
cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Hệ thống giáo dục quốc dân tương đối
hoàn chỉnh, thống nhất và bắt đầu đa dạng hóa về loại hình, phương thức và
nguồn lực, từng bước hòa nhịp với xu thế chung của giáo dục thế giới. Chiến
lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã xác định
mục tiêu “Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện
đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều
kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi
trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát

triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học,


10

học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em
diện chính sách” [5, tr. 12].
Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những vấn đề quan trọng cần
giải quyết là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi
phải có sự đầu tư cho sự phát triển của giáo dục, bằng những kế hoạch phát
triển lâu dài, những chiến lược phát triển có luận chứng khoa học và giải pháp
khả thi, trong đó có các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.
Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành (BCH) Trung ương Khoá IX năm
2002 có những kết luận quan trọng về giáo dục, trong đó xác định một số
nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục (QLGD) cần tập trung thực hiện. Đảng đã chỉ đạo thực hiện
việc sửa đổi Luật giáo dục 1998 để xác định rõ hơn hành lang pháp lý cho sự
phối hợp đồng bộ trong QLGD, giữa các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
giáo dục. Luật Giáo dục sửa đổi 2005 đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng
01 năm 2006. Cùng với việc thực hiện luật giáo dục sửa đổi, Bộ giáo dục và
đào tạo (BGD&ĐT) và các tổ chức QLGD đặc biệt quan tâm tới công tác học
sinh, sinh viên (CT HSSV), hàng loạt những qui định, qui chế trong công tác
HSSV ra đời, cụ thể là qui chế 42, qui chế 43, các công văn về tăng cường
phòng chống ma tuý, bảo đảm an ninh trường học… tất cả nhằm nâng cao
chất lượng QLGD học sinh, sinh viên (HSSV) đáp ứng yêu cầu của việc cung
cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.
Ngày 29 tháng 11 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành
Chương trình CT HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp giai đoạn 2012-2016 trong đó nhấn mạnh về việc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục (GD) Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,

xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục


11

toàn diện, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, ý thức chấp hành pháp luật, chăm sóc sức khỏe, thể chất, giáo dục
truyền thống lịch sử cách mạng, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác
phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên
(HSSV). Đồng thời phải chuẩn hóa nội dung, phương pháp CT HSSV ở các
đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp
chuyên nghiệp; phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, năng động, sáng tạo của
HSSV trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh tiền
thân là trường Công nhân Kỹ thuật May Thủ Đức, được thành lập theo quyết
định số: 688/CNN-TCQL ngày 14 tháng 10 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp nhẹ. Ngày 13/05/2009 Trường chính thức đổi tên thành Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
của ngành Dệt – May Việt Nam, nhà trường đã liên kết với các Trường Đại
Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ cao học và đại học. Đồng
thời nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng ngắn hạn cho hàng ngàn
học viên là cán bộ quản lý tại các công ty, xí nghiệp của ngành Dệt - May ở
khu vực phía Nam. Với số lượng HSSV hiện có trong năm học 2012 -2013
khoảng 7.000 SV. Cùng với chất lượng giáo dục nói chung, CT HSSV và
quản lý CT HSSV đã có những kết quả khả quan. Tuy nhiên, công tác này vẫn
còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Đội ngũ nhân viên quản lý công tác HSSV còn chắp vá, chưa được đào tạo,
bồi dưỡng bài bản, phần lớn là cán bộ, nhân viên thuyên chuyển từ các công

việc khác. Việc thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch còn bất cập về nội


12

dung cũng như triển khai nên dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Công tác tổ chức quản lý, theo dõi rèn luyện chưa được nhận thức
đúng mức, bị xem nhẹ trong hoạt động của nhà trường, tư tưởng chấp nhận
“con hư tại mẹ” vẫn còn phổ biến. Việc kiểm tra, đánh giá việc quản lý CT
HSSV chưa được quan tâm nên xảy ra tình trạng đánh giá GVCN, điểm rèn
luyện còn mang tính hình thức.
Trong 5 năm trở lại đây, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát triển nhảy vọt về quy mô đào tạo, từ
trên dưới 3000 HSSV (năm học 2005 - 2006) đến nay số lượng HSSV là 7000.
Năm học 2009 – 2010 nhà trường tuyển sinh và đào tạo ở Cơ sở 2 của trường
tại thị trấn Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai với quy mô đào tạo gần 1000 HSSV
cho đến nay số lượng HSSV là gần 2000. Dự kiến đến năm học 2016-2017
nhà trường sẽ nâng quy mô đào tạo là 10.000, trong đó Cơ sở 2 là 4.000 HSSV
Với dự kiến quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, lưu lượng HSSV ngày
càng tăng, do vậy việc đáp ứng tất cả các tiện ích nhằm tạo điều kiện cho
HSSV thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình từ khi nhập học cho đến khi ra
trường; từ hoạt động học tập, thực tập chuyên môn đến hoạt động rèn luyện
đạo đức, nhân cách, tác phong công nghiệp, thể chất; từ việc thực hiện những
quy định bắt buộc đến việc chủ động, tích cực thực hiện trong điều kiện cho
phép là việc làm quan trọng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý HSSV.
Những năm qua, công tác quản lý HSSV của nhà trường đã đem lại một
số kinh nghiệm nhất định, trong quá trình thực hiện nhà trường đã áp dụng
Quy chế quản lý HSSV do BGD&ĐT và một số văn bản, nội quy của nhà
trường để làm chuẩn cho công tác quản lý HSSV. Tuy nhiên, trong quá trình
quản lý tổ chức thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống tổ chức quản

lý, đội ngũ cán bộ quản lý, những biện pháp quản lý, mối quan hệ giữa các
phòng chức năng trong công tác quản lý HSSV... Trước những yêu cầu của


13

thực tế đòi hỏi công tác quản lý HSSV cần đồng bộ hơn, thống nhất hơn trong
các biện pháp thực hiện. Cần đổi mới các biện pháp quản lý HSSV nhằm giáo
dục HSSV có ý thức tự giác chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện,
không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn nghề mà còn nâng cao phẩm chất,
đạo đức, tư tưởng, tác phong nghề nghiệp phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là những vấn đề cấp thiết mà
nhà trường đang tìm những biện pháp giải quyết.
Là một cán bộ đang công tác tại Cơ sở 2, với nhiệm vụ là lãnh đạo Cơ
sở, phụ trách mảng đào tạo, công tác HSSV, tôi luôn trăn trở trước vấn đề
quản lý HSSV, làm thế nào để công tác HSSV được quản lý một cách khoa
học, xây dựng nền nếp học tập và rèn luyện cho HSSV, phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn.
Từ những lý do khách quan và chủ quan trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Công tác HSSV Trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2), làm đề tài nghiên
cứu cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ
thuật Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2).
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2).


14

4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường CĐ KT – KT
Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2) nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có
cơ sở khoa học, có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý
công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM (Cơ
sở 2).
5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Cơ sở 2).
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;


15

6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý công tác HSSV ở các trường
ĐH, CĐ nói chung, ở các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nói riêng.
7.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế
-Kỹ thuật Vinatex TP.HCM (Cơ sở 2). Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Vinatex TP.HCM (Cơ sở 2).
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác
HSSV .
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM (Cơ sở 2).
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV
ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM Cơ sở 2.


16


Chng 1
Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý
công tác HSSV
1.1. Lch s vn nghiờn cu
trong nc cng nh ngoi nc ó cú mt s cụng trỡnh nghiờn cu
v vn ny. Sau õy, chỳng tụi cp n mt s cụng trỡnh ch yu.
Tỏc gi Phan Thanh Tỳ (2010) ó nghiờn cu ti: Mt s bin phỏp
nõng cao cht lng cụng tỏc qun lý HSSV Trng i hc Qung Nam.
Trong ti ca mỡnh, tỏc gi ó i sõu nghiờn cu cỏc gii phỏp tng th t
c s vt cht, cụng tỏc ni ngoi trỳ nhm giỏo dc HSSV cú ý thc t giỏc
ch ng trong hc tp, tu dng, rốn luyn, khụng ch nm vng kin thc
chuyờn mụn ngh m cũn nõng cao phm cht, o c, t tng, tỏc phong
ngh nghip phc v cú hiu qu cho s nghip cụng nghip húa, hin i húa
t nc.
Cỏc bin phỏp nõng cao cht lng cụng tỏc qun lý HSSV m tỏc gi
xut bao gm: Tng cng vai trũ giỏo dc ca on trng v Hi Sinh
viờn; Tng cng u t c s vt cht, trang thit b phc v cho Dy v
Hc; Tng cng cụng tỏc qun lý HSSV thụng qua vic m bo quyn li,
ch chớnh sỏch; Tng cng cụng tỏc qun lý HSSV ngoi trỳ; i mi
cụng tỏc qun lý HSSV ni trỳ; Tng cng cụng tỏc qun lý o to thụng
qua cỏc hot ng Dy - Hc - Kim tra v ỏnh giỏ; Tng cng cụng tỏc
qun lý HSSV cp khoa v giỏo viờn b mụn; Tng cng cụng tỏc giỏo
dc chớnh tr, t tng cho HSSV; Hon thin phn mm qun lý HSSV;
Nõng cao nhn thc v vai trũ, v trớ ca cụng tỏc qun lý HSSV i vi cỏn
b lónh o, qun lý v cỏn b lm cụng tỏc qun lý HSSV...


17


Tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2011) đã nghiên cứu đề tài: “Quản lý
công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn
hiện nay”.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề xây dựng mục tiêu công tác HS
theo định hướng nghề nghiệp đồng thời triển khai kế hoạch một cách tối ưu
nhất trong việc quản lý công tác HS, nhằm giáo dục HS có ý thức tự giác chủ
động trong học tập, tác phong nghề nghiệp phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tác giả đã đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý
HSSV sau đây: Hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo
định hướng mục tiêu dạy nghề; Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh
từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra; Phân
công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt công tác học
sinh hướng tới hoàn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra; Kiểm tra, đánh
giá kết quả, điều chỉnh các mục tiêu và hoàn thiện các biện pháp quản lý công
tác học sinh của nhà trường...
Tác giả Tô Văn Sông (2007) đã nghiên cứu đề tài:“Một số biện pháp
quản lý Công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Hải Dương
trong giai đoạn hiện nay”. Trong đề tài của mình, tác giả đã làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của công tác quản lý công tác HSSV ở Trường cao đẳng
Kinh tế – Kỹ thuật Hải Dương; Từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý HSSV.
Ngoài ra còn phải kể đến một số bài viết trên các tạp chí, các báo đề
cập tới thực trạng quản lý công tác HSSV trong các trường ĐH, CĐ
Ngày 29 tháng11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chương trình Công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016, trong đó nhấn mạnh việc


18


đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, chăm sóc sức khỏe, thể
chất, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội của học sinh,
sinh viên (HSSV). Đồng thời phải chuẩn hóa nội dung, phương pháp công tác
HSSV ở các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường
trung cấp chuyên nghiệp; phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, năng động,
sáng tạo của HSSV trong quá trình học tập và rèn luyện.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Học sinh - sinh viên và công tác học sinh - sinh viên
1.2.1.1. Học sinh- sinh viên
Theo Quy chế Công tác HSSV do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm
theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 và được
khẳng định trong Luật giáo dục thì những người đang học trong các trường
thuộc hệ đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp được gọi là HSSV.
Thầy giáo

Các
Phòng,Bộ môn

Đoàn TN,
Hội SV

Sinh
viên

Môi trường

xã hội

Gia đình


19

HSSV có những đặc điểm chủ yếu sau:
Là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phổ
thông hoặc tương đương đã trúng tuyển vào trường Trung cấp chuyên nghiệp,
Cao đẳng, Đại học thông qua hình thức xét tuyển, thi tuyển.
Ở nhà trường HSSV là lực lượng đông đảo, trong quá trình đào tạo họ
cần được quản lý và tổ chức chặt chẽ, họ có vai trò, vị trí to lớn và quan trọng.
HSSV là nguồn trí tuệ, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước cho nên HSSV cần phải được chú ý giáo dục, đào
tạo tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường. Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặc
tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng,
nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước...
Khi đến học tại các cơ sở đào tạo HSSV được tiếp xúc với môi trường
học tập rèn luyện mới, không gian hoạt động rộng hơn, HSSV không đơn
thuần chịu sự giám sát quản lý của gia đình, thầy giáo như ở trường phổ
thông, mà môi trường ở cao đẳng, đại học rộng, đa dạng phong phú các loại
hình hoạt động học tập, rèn luyện. Với sự trưởng thành về trí tuệ, thể chất cá
nhân, xuất hiện những nhu cầu mới về vật chất, nhu cầu về học tập tích lũy
kiến thức chuyên môn cho bản thân.
Tóm lại HSSV đang là tuổi thanh niên có nhiều ước mơ hoài bão, tâm
sinh lý đang phát triển, là người luôn có tính chủ động hăng say học tập, sáng
tạo tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Nhiều HSSV đã vượt khó và
đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đại bộ phận
HSSV còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiện

tượng trong cuộc sống còn nông cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chính
trị, là lực lượng dễ bị kích động lôi kéo, họ có những hành vi, hành động
nhiều khi mang tính bột phát. Đây là những yếu kém HSSV hay mắc phải vì
thế trong quá trình GD - ĐT nhà trường cần chú ý khắc phục nhược điểm trên


20

của HSSV và có biện pháp giáo dục họ đi đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo
đề ra.
1.2.1.2. Công tác học sinh - sinh viên
Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng
nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chức năng:
CT HSSV giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý các mặt về học tập, rèn
luyện, nghiên cứu khoa học cũng như đời sống vật chất và tinh thần của
HSSV toàn Trường.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Là đầu mối tập hợp ý kiến phản ánh của HSSV, các phòng, ban, khoa, bộ
môn về các mặt liên quan tới việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và
sinh hoạt nói chung của HSSV. Tham gia đánh giá và kịp thời đề xuất các giải
pháp phù hợp. Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, các phòng
ban, khoa, bộ môn với SV và là đầu mối trả lời và giải quyết những khiếu nại
của HSSV.
+ Phối hợp với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Đào tạo
thực hiện công tác tuyển sinh. Tổ chức tiếp nhận HSSV trúng tuyển. Tiến

hành làm mã và làm thẻ cho HSSV. Giải quyết các thủ tục hành chính cho
HSSV nhập học ra trường, chuyển trường, chuyển về địa phương.
+ Phối hợp với Y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên hệ chính
quy khi mới vào trường, giữa khoá học và cuối khoá học theo hướng dẫn của
Thông tư liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai thực hiện chế độ


21

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho HSSV. Phối hợp với các phòng chức
năng liên quan giải quyết các trường hợp HSSV ốm đau, tai nạn, rủi ro.
+ Là đầu mối phối hợp với các phòng chức năng để tổ chức tuần sinh hoạt
chính trị đầu mỗi năm học cho HSSV; tổ chức cho sinh viên học tập nội quy,
quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV; tổ chức sinh hoạt chính trị, tư
trưởng thường xuyên cho HSSV trong quá trình học tập tại trường.
+ Phối hợp với các khoa, bộ môn, phòng Đào tạo, các phòng, ban khác và
Đoàn TNCSHCM tiến hành theo dõi việc học tập, nghiên cứu khoa học và rèn
luyện của HSSV, làm căn cứ để đề xuất đánh giá xét tiêu chuẩn thi và thi tốt
nghiệp. Tổ chức xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội và mức đóng học phí cho
HSSV, kể cả học bổng do các cá nhân và tổ chức tài trợ cho Trường. Đề nghị
Ban Giám hiệu khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong học
tập và rèn luyện; đồng thời kiến nghị hình thức kỉ luật đối với trường hợp vi
phạm nội qui, qui chế.
+ Xác nhận chế độ chính sách xã hội cho HSSV theo quy định hiện hành,
giới thiệu HSSV liên hệ với các đơn vị ngoài trường nhằm phục vụ trực tiếp
cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của HSSV.
+ Triển khai phần mền quản lý HSSV: Nhập thông tin phiếu HSSV trúng
tuyển, kết quả rèn luyện và quá trình rèn luyện thực hiện quy chế học tập, sinh
hoạt, khen thưởng, kỉ luật của HSSV.
+ Triển khai hoạt động đánh giá sau đào tạo. Duy trì mối liên hệ và các

kênh thông tin liên lạc với cựu HSSV. Cập nhật thông tin vào phần mền quản
lý hồ sơ của cựu HSSV. Phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá, đào tạo,
nghiên cứu khoa học liên quan đến cựu HSSV.
+ Phối hợp với Y tế cơ quan kiểm tra vệ sinh thực phẩm, vệ sinh chung tại
nhà ăn của Trường, giải quyết kịp thời các yêu cầu phục vụ cho sinh hoạt của
HSSV.


22

+ Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên, các phòng chức năng để
tạo điều kiện và tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao, các câu lạc bộ và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.
+ Cùng với Ban quản lý KNT, phòng Quản tri – Đời sống và bộ phận bảo
vệ chủ động phối hợp với chính quyền nơi Trường đóng để giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, mối quan hệ
giữa học sinh, sinh viên của Trường với sinh viên các trường khác và với
nhân dân địa phương.
+ Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.
+ Theo dõi, tổng hợp số liệu, thống kê, báo cáo định kì và đột xuất theo
yêu cầu của cấp trên và các đơn vị liên quan.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng phân công.
1.2.2. Quản lý và quản lý công tác học sinh - sinh viên
1.2.2.1. Quản lý
Hoạt động quản lý (QL) bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động.
Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng
suất cao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành,
kiểm tra, chỉnh lý..., phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ
trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng,
trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nói đến hoạt động này, người ta

thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của Các - Mác : "Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự
điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng".
Thuật ngữ "Quản lý" lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn.
Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau : quá trình "Quản" gồm sự coi sóc,
giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định; quá trình "Lý" gồm sự sửa sang, sắp
xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế "phát triển". Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo
việc "Quản", tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn, thì tổ chức dễ trì trệ. Ngược


23

lại, nếu chỉ quan tâm đến việc "Lý", tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi
mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định, thì sự phát triển của tổ chức
không bền vững. Trong "quản" phải có "lý", trong 'lý" phải có "quản" để động
thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu
quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố
bên ngoài (ngoại lực). Có nhiều quan niện khác nhau về "Quản lý". Tuy
nhiên, tựu trung lại có những hướng chủ yếu sau:
+ Nếu nhìn từ hướng "vận hành", "hoạt động", thì QL được hiểu là sự tác
động, là hoạt động phối hợp của chủ thể QL đến khách thể QL, hướng khách
thể phát triển theo quy luật khách quan hoặc theo mục đích, chủ định của chủ
thể QL. Theo hướng này, có thể kể đến các loại ý kiến sau:
- QL là hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do
đó, QL được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự
biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng
thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới. "Khoa học tổ chức và QL - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn" [10 – Tr 14]
- QL là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và
phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
- QL là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng

cá nhân biến thành thành tựu của xã hội.
- QL là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch, và có hệ
thống thông tin từ chủ thể đến khách thể của nó.
+ Nếu nhìn từ hướng tổng thể trong tổ chức của "Quản lý", thì "Quản lý"
là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, các yếu tố có sự tác động lẫn
nhau, vận hành theo quy luật và theo chủ định của chủ thể QL.


24

- QL là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác
nhau (kỹ thuật,sinh vật, xã hội...) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng,
duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động.
- QL một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự
kiến. Dù đi theo hướng nào đi nữa, thì :
- QL là hoạt động tác động, chỉ huy, điều khiển của chủ thể QL đối với
khách thể QL.
- Khách thể QL luôn tồn tại trong mối quan hệ tương tác với nhau và cả
với chủ thể QL, tạo thành một cơ cấu có tính hệ thống. Do đó, có thể chấp
nhận định nghĩa như sau :
- QL là sự hoạt động của chủ thể QL (thông qua các hình thức và công cụ
QL) nhằm điều khiển, tổ chức cho khách thể QL thực hiện công việc để đạt
được mục đích QL.
1.2.2.2. Quản lý công tác học sinh - sinh viên
Các Mác viết: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của
các khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng”. Quan điểm của Mác

khẳng định rằng trong các hoạt động có sự tham gia của nhiều người thì đều
cần phải có định hướng, có quản lý.
QL đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người
QL, tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về các mặt chính trị , văn hoá,
xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên
tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều


25

kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái quát: QL là quá trình
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL đến khách thể
QL nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. Mục tiêu QL là trạng thái tương lai, là cái
đích phải đi tới của QL, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ
hệ thống QL. Mục tiêu phải xác định trước, để chi phối dẫn dắt cả chủ thể và
đối tượng QL trong toàn bộ quá trình hoạt động. Xác định mục tiêu đúng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động QL.
Mục tiêu QL có nhiều loại, nhiều cấp, nhiều thứ bậc với những khoảng
thời gian khác nhau. Cụ thể hoá mục tiêu đó là nhiệm vụ của các nhà QL, lãnh
đạo. Khi đã xác định được mục tiêu người QL còn phải tìm ra động lực trong
QL. Động lực là yếu tố quyết định của sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ
thống QL nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định. Không có động lực thì không có
sự phát triển. Động lực có thể là động lực bên trong, bên ngoài, có thể là trực
tiếp hoặc gián tiếp. Người QL phải biết khơi dậy mọi nguồn động lực để
hướng vào mục tiêu chung nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mục tiêu và
động lực trong QL có mối quan hệ đặc biệt: Mục tiêu đúng trở thành động
lực, mục tiêu sai hoặc không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực, không tạo ra sức
mạnh tổng hợp.
Cũng cần phân biệt hai thuật ngữ: lãnh đạo và QL. Cả hai thuật ngữ này sử
dụng cho hệ thống QL con người và xã hội, chúng không đồng nhất và giải

thích tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu; cả hai thuật ngữ đều hàm ý tác động
và điều khiển nhưng khác nhau về mức độ và phương pháp điều hành. Lãnh
đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi tác động của chủ thể QL, là QL
những mục tiêu rộng hơn, xã hơn, khái quát hơn.
QL là một khoa học, vì có đối tượng nghiên cứu, có một hệ thống lý
thuyết, có một hệ thống phương pháp luận và có ứng dụng rộng rãi. QL là
chức năng vốn có của mọi tổ chức, là một khoa học liên ngành vì nó sử dụng


×