Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.5 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ NHUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN BÌNH TÂN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ NHUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN BÌNH TÂN-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 65.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đình Phương

Vinh, 2013




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung tâm
thanh thiếu niên Miền Nam đã tạo mọi điều kiện cần thiết cho tác giả
tham gia khóa học này và kính xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội
đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh đã tận tình
truyền thụ những kiến thức của mình trong quá trình giảng dạy cho tác
giả.
Sự biết ơn vô cùng sâu sắc đến PGS.TS Ngô Đình Phương người
hướng dẫn trực tiếp đã cảm thông chia sẽ mọi khó khăn cũng như mọi
chỉ dẫn lẫn kiến thức của thầy trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn tác giả đã cố gắng
phát huy những khả năng tư duy của mình nhưng vẫn không tránh được
những sai sót nhất định. Vậy kính xin các thầy cô giáo có những đóng
góp, ý kiến thiết thực để tác giả hoàn thành luận văn mang tính khả thi
cao.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ NHUNG


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................1
MỞĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
1.1. Về mặt lý luận..........................................................................................1
1.2. Về mặt thực tiễn.......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................4
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu............................................................4
3.1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................4
3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................5
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................5
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................6
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: để xử lý số liệu thu được.........6
7. Đóng góp của luận văn............................................................................6
8. Cấu trúc của luận văn..............................................................................6
Chương 1.....................................................................................................8
CƠSỞLÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................8
1.1.1. Trên thế giới....................................................................................8
1.1.2. Ở Việt Nam.....................................................................................9
1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................10
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng:..................................................................10
1.2.2. Khái niệm kỹ năng sống:...............................................................10
1.2.3. Khái niệm về giáo dục:..................................................................11
1.2.4. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống:...........................................13


1.3. Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT.............18

1.3.1. Mục đích của giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT....................18
1.3.2. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống........................19
1.3.2.1. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.................19
1.3.2.2. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.....................25
1.3.3. Đánh giá kết quả giáo dục KNS cho học sinh THPT quận Bình
Tân...........................................................................................................25
1.3.3.1. Những mặt thuận lợi:...............................................................25
1.3.3.2. Những mặt khó khăn và hạn chế trong GDKNS:...................26
1.4. Một số vấn đề về quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT...............................................................................................................27
1.4.1. Nội dung quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống.......................27
1.4.1.1. Lập kế hoạch:...........................................................................27
1.4.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống...............28
1.4.1.3. Chỉ đạo công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống...................28
1.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống.....29
1.4.2. Phương pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống.................29
1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.....................................31
Chương 2...................................................................................................33
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẬN BÌNH TÂN - THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH......................33
2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã h ội và giáo dục của qu ận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh..............................................................33
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và an ninh Quốc phòng của
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh................................................33
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục – văn hóa ở quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh.....................................................................................39
2.2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống tại quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh..........................................................................................40



2.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường tại quận Bình Tân..........................................................40
2.2.2. Sự cần thiết trong việc thay đổi phương thức GDKNS cho HSTHPT
........................................................................................................................42
2.2.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp hình thức giáo dục kỹ năng
sống.........................................................................................................43
2.2.4. Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng sống của các trường THPT
quận Bình Tân.........................................................................................44
2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục k ỹ năng s ống cho h ọc sinh trung
học Phổ thông quận Bình tân, Thành phố Hồ Chí Minh............................45
2.3.1. Thực trạng về nhận thức giáo dục kỹ năng sống học sinh Trung
Học Phổ thông quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh........................45
2.3.1.1. Nhận thức của học sinh về GDKNS hiện nay.........................45
2.3.1.2. Các vấn đề dẫn đến nguyên nhân học sinh THPT quận Bình
Tân thiếu kỹ năng sống hiện nay..........................................................47
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý công tác KNS............49
2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch GDKNS cho học sinh THPT...........49
2.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện GDKNS cho học sinh quận Bình
Tân..........................................................................................................50
2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo công tác quản lý GDKNS cho học sinh.. 51
2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác GDKNS cho HS.......52
2.3.3. Thực trạng các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng GDKNS đã
sử dụng....................................................................................................54
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng kỹ năng sống cho học
sinh trung học phổ thông quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh..........55
2.4.1. Thành công:...................................................................................55
2.4.2. Hạn chế:.........................................................................................56
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................56

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan:......................................................56
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:...........................................................57
Chương 3...................................................................................................58


MỘT SỐBIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH ỞCÁC TRƯỜNG THPT QUẬN BÌNH TÂN
– THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH................................................................58
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp............................................................59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu.......................................................59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học...............................................59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi...................................60
3.2. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo d ục k ỹ n ăng s ống
cho học sinh ở các trường THPT quận Bình Tân, thành ph ố H ồ Chí Minh.
........................................................................................................................60
3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ
chức trong nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh...........................................................................60
3.2.1.1. Nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các thành viên, tổ chức
trong nhà trường....................................................................................60
3.2.1.2. Các thành viên, tổ chức trong nhà trường về công tác nâng
cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh............................61
3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng giáo trình giáo dục kỹ năng sống.
.................................................................................................................65
3.2.2.1. Yếu tố xây dựng giáo trình kỹ năng sống.............................66
3.2.2.2. Tiến hành thực hiện xây dựng giáo trình KNS......................67
3.2.3. Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức xã
hội khác trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống............68
3.2.3.1. Tầm qua trọng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
................................................................................................................68

3.2.3.2. Vai trò của Đoàn thanh niên với các tổ chức xã hội...............69
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh........................................................71
3.2.4.1. Biện pháp nâng cao:.................................................................72
3.2.4.2. Cách thức thực hiện.................................................................74


3.2.5. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.............................................................................................75
3.2.5.1. Tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội...................76
3.2.5.2. Nâng cao công tác quản lý chất lượng GDKNS cho học sinh
thông qua công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội...........................................................................................77
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các bi ện pháp qu ản lý nh ằm
nâng cao quản lý chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho h ọc sinh ở các
trường THPT Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.............................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................83
1. Kết luận..................................................................................................83
1.1. Về lí luận:..............................................................................................83
1.2. Về thực tiễn:............................................................................................83
1.3. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn:.....................................................84
2. Kiến nghị................................................................................................84
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:................................................................84
2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh:.......................84
2.3. Với các trường THPT trên địa bàn quận Bình Tân..............................85
2.4. Đối với gia đình học sinh.......................................................................85
2.5. Đối với các cơ quan đoàn thể xã hội......................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................86



KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ANQP

: An ninh quốc phòng

BGH

: Ban giám hiệu

Bộ GD và ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

GD

: Giáo dục

GDKNS

: Giáo dục kỹ năng sống

GV

: Giáo viên


HS

: Học sinh

HSTHPT

: Học sinh trung học phổ thông

KNS

: Kỹ năng sống

QLGD

: Quản lý giáo dục

THPT

: Trung học phổ thông


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Nền giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển theo chiều hướng tích
cực nhằm phù hợp với bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay, thế hệ
học sinh hôm nay là đội ngũ kế thừa xây dựng đất nước trong tương lai
vì vậy sự quan tâm đầu tư kiến thức cho thế hệ trẻ là mối quan tâm của

toàn xã hội. Nhưng việc trang bị kiến thức cho các em vẫn chưa đủ vì
trên thực tế các em đang thiếu kỹ năng sống (KNS) một cách trầm trọng.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do sự phát triển quá nhanh của xã hội
từ khi đất nước ta mở cửa thông thương cùng bạn bè trên toàn thế giới;
nhiều cái hay, cái tốt từ thế giới bên ngoài đáng để cho chúng ta học tập.
Bên cạnh đó có những văn hóa không lành mạnh âm thầm thâm nhập
vào làm cho tầng lớp ở lứa tuổi thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng trực tiếp
của những cái xấu đó nhất là độ tuổi từ 15 đến 18 mà ở lứa tuổi này các
em đang ở giai đoạn bắt đầu hình thành tính cách, thích thể hiện cái tôi
của mình, muốn chứng tỏ bản thân và tò mò khám phá thế giới xung
quanh mình. Trước những ma lực của những luồng văn hóa độc hại cám
dỗ các em không tự chủ được bản thân cho nên thực tế cho thấy trong
thời gian vừa qua thực trạng phạm tội ở độ tuổi học sinh ngày càng gia
tăng, càng ngày càng có xu hướng đặc biệt nghiêm trọng. Có những em
tiếp nhận những luồng văn hóa độc hại từ internet, các trò chơi games
bạo lực... không kiểm soát được hành vi của mình nên có những hành
động gây án mạng từ những mâu thuẫn nhỏ, trộm cắp thậm chí giết cha
mẹ, ông bà chỉ vì kiếm tiền chơi games hay không chịu được những áp
lực trong học hành, lời chọc ghẹo của bạn bè nên nảy sinh tình trạng bị
trầm cảm, tự tử... Trước tình trạng như vậy học sinh hiện nay đang thiếu


2

trầm trọng những kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng phó với các biến
cố xảy ra với bản thân mình. Những “biến cố” mà các em không thể xử
lý được theo tính tích cực mà có lối suy nghĩ tiêu cực nên suy ra các em
đang thiếu KNS một cách trầm trọng.
1.2. Về mặt thực tiễn
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển

mạnh, ổn định trong khu vực và trên thế giới về văn hóa, kinh tế, chính
trị... hoà nhập chung cùng nhịp đập với các nước trên thế giới. Trước sự
phát triển từng giây từng phút của đất nước thì bên cạnh đó các nền văn
hóa độc hại ngấm ngầm xâm nhập giới trẻ qua internet, âm nhạc, phim
ảnh, games bạo lực... làm một số bộ phận không nhỏ ở lứa tuổi học sinh
vốn không làm chủ bản thân sa ngã vào những luồn văn hóa độc đó gây
bao nhiêu tác hại nghiêm trọng cho gia đình, xã hội trong thời gian qua.
Theo số liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM,
năm 2012, cả nước xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so
với năm 2011) do gần 13.300 người chưa thành niên gây ra. Trong đó,
độ tuổi từ 14-16 chiếm 31,9% và từ 16-18 chiếm 61,1%, tập trung nhiều
nhất ở bậc THCS (41,8%), kế đến là THPT (31,9%). Tại TP HCM, từ
tháng 11-2011 đến tháng 5-2012, lực lượng chức năng bắt giữ 559 đối
tượng phạm pháp hình sự là vị thành niên. Trong đó độ tuổi từ 14 đến
dưới 16 chiếm 23,5%, từ 16 đến dưới 18 chiếm 72% và dưới 14 tuổi
chiếm 4,5%, tập trung nhiều nhất ở bậc THPT (47%), kế đến là THCS
(42,7%), tiểu học 7,1%, không biết chữ là 3,2%. (nguồn: Viện Nghiên
cứu phát triển TP HCM).
Thời gian gần đây cụm từ “Kỹ năng sống” được dư luận quan tâm
hơn bao giờ hết, KNS như là một thứ thiết yếu cấp bách trong xã hội mà
một minh chứng cho thấy là các công ty kỹ năng sống mọc lên như nấm


3

sau mưa nhằm đáp ứng trước nhu cầu cấp bách cho các bậc phụ huynh,
các trường học nhưng đó chỉ là mang tính chất đậm mùi thương mại
trước cái “cầu” quá lớn của xã hội mà thiếu đi cái “tâm” cái “tầm” vốn
có trong giáo dục. Chỉ cần gõ “kỹ năng sống” vào thanh hỗ trợ tìm kiếm
Google chỉ có 0,13 giây cho ra 15.200.000 ngàn kết quả, vậy qua những

điều trên cho thấy KNS đang thiếu trầm trọng trong học đường ở nước ta
cho dù Bộ GD và ĐT có những quan tâm về KNS như kết hợp dự án:
“Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” của
UNICEF tại Việt Nam triển khai từ năm 2001 hay từ năm học 2009 –
2010 đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị của
việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, bậc học. Trước những nổ
lực của Bộ GD và ĐT, thực trạng các trường học trên cả nước hiện nay
vẫn chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào cho việc giáo dục KNS cho
học sinh và việc lúng túng triển khai mô hình KNS vẫn là vấn đề nan
giải với tất cả các thầy cô giáo cũng như với các nhà quản lý giáo dục.
Bình Tân, TPHCM là một quận vùng ven của thành phố kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao rất ít, là
nơi thường xuyên xuất hiện những tệ nạn như mại dâm, ma túy, trộm
cướp,... Bình Tân cần có một nguồn nhân lực có trình độ, đội ngũ nhân
tài ngày một đông, giỏi về nhiều kỹ năng khác nhau để phục vụ nhu cầu
phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy nhiệm vụ của ngành
GD&ĐT Bình Tân nói chung và các trường THPT trên địa bàn thành
phố nói riêng, hơn bao giờ hết đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những năm gần đây giáo dục Bình Tân đã có nhiều bước tiến trong
quá trình đổi mới. Tuy nhiên ngành giáo dục Bình Tân vẫn chưa thể đáp
ứng nhu cầu ngày một cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại


4

hóa đất nước. Đặc biệt việc đổi mới quản lý, phương thức tổ chức KNS
ở các trường THPT trong địa bàn Bình Tân chưa đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chiến lượt phát triển giáo dục. Công tác quản lý giáo dục KNS
cho học sinh trong nhà trường còn chậm đổi mới, nghiệp vụ quản lý ở

trình độ còn thấp so với nhu cầu thực tiễn. Đó là những thực tại cần
nghiên cứu để nâng cao chất lượng giáo dục KNS ở thành phố.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác quản lý và đề ra
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh THPT
là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay đối với ngành giáo dục Bình Tân
nói chung, của thành phố nói riêng. Riêng đối với cán bộ QLGD thì việc
nghiên cứu thực trạng, tìm ra các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng
giáo dục KNS cho học sinh, nhất là ở độ tuổi từ 15 đến 18 là độ tuổi hay
tò mò, muốn chứng tỏ bản thân, dễ bị cám dỗ, sa ngã là cần thiết, cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
Với những tính cấp thiết vừa nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.


5

4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống học sinh các trường
THPT quận Bình Tân, TPHCM còn có những hạn chế. Nếu thực hiện

những biện pháp quản lý phù hợp, có tính khoa học và khả thi thì sẽ
nâng cao được chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông.
- Khảo sát và phân tích thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở 05 trường THPT Bình Tân,
Trường THPT Vĩnh Lộc, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Trường
THPT An Lạc, Trường Bình Hưng Hoà thuộc Quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; phân loại - hệ thống hóa
các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.


6

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở thực tiển của đề tài,
bao gồm:
- Phương pháp điều tra.

- Phỏng vấn ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: để xử lý số liệu thu
được.
7. Đóng góp của luận văn
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục KNS.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống,
quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Nêu ra thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục
KNS cho học sinh THPT quận Bình Tân, TPHCM.
- Đề xuất hoàn thiện các biện pháp quản lý có tính khả thi, hiệu quả
về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp
với tình hình cấp bách hiện nay và phù hợp với thực tiễn ở địa phương.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường Trung học phổ thông ở Bình tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.


7

Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông tại quận Bình tân,
Thành phố Hồ Chí Minh.



8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Trên thế giới
Các nước trên thế giới từ lâu đã xem kỹ năng sống là một phần
không thể thiếu trong nền giáo dục của nước mình:
- Nhật Bản: các em được học kỹ năng sống từ lúc ở độ tuổi mẫu
giáo. Ở đó các em học được những kỹ năng tính tự giác, tính hoà nhập,
sự tự tin vào bản thân,...
- Ở Mỹ: từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng kỹ năng
sống là một phần tất yếu của cuộc sống cho nên mỗi học sinh cho đến
trưởng thành phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công
nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc mới đủ điều kiện làm các công việc
là: học cách học – Phương pháp học, lắng nghe và thấu hiểu, thuyết trình
và thuyết phục, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và hiệu quả, tinh thần
tự tôn, đặt mục tiêu và tạo động lực, phát triển cá nhân và sự nghiệp,
giao tiếp thành công, tinh thần đồng đội – TEAM, đàm phán và thương
lượng thành công, đảm bảo hiệu quả tổ chức, lãnh đạo bản thân và tổ
chức.
- Ở Singapore: giáo dục được thay đổi từ năm 2005 đưa các kỹ
năng sống vào học đường các kỹ năng sống như kỹ năng làm việc theo
nhóm; kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng, hội nhập với thế giới; kỹ
năng lãnh đạo; kỹ năng xử lý tình huống...
Các nước phát triển trên thế giới nói chung, ở khu vực Châu Á nói
riêng đều nhận thấy kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng và việc
đưa kỹ năng sống vào học đường một cách chính thống.



9

1.1.2. Ở Việt Nam.
Trên thực tế, vấn đề KNS đã được Nhà nước và bộ GD&ĐT quan
tâm từ lâu, UNESCO đã có những dự án KNS vào năm 1996, Liên minh
vì giáo dục cho người Việt Nam (VCEFA). Vào tháng 4/2000 Việt Nam
cùng 164 nước trên thế giới ký cam kết về giáo dục tại diễn đàn Dakar.
Sự quan tâm đến KNS cho thế hệ trẻ là như thế nhưng KNS chỉ dừng lại
mức độ tuyên truyền vì việc triển khai KNS từ những dự án với mức độ
nhỏ giọt và không mang lại hiệu quả.
Ở các nước phát triển trên thế giới giáo dục KNS đến với học
đường như một thứ tất yếu và phát triển đồng đều phù hợp với mọi lứa
tuổi cho nên học sinh ở các nước đó luôn sẵn sàng ứng phó được với
những vấn để xảy ra xung quanh mình, có ý thức cao trong cộng đồng
mình sinh sống.
Ngược lại ở Việt Nam cụm từ KNS không phải xa lạ mà là quá lạ
với rất nhiều người, mỗi khi nhắc đến GDKNS người ta liên tưởng đến
các cơ quan Đoàn, Hội hay những dự án của UNICEF, WHO... Các
trường bắt đầu quan tâm đến KNS khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
chương trình GDKNS vào chỉ thị của việc thực hiện nhiệm vụ năm
học 2009 – 2010[5], nhưng vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình
thực hiện.
Tầm quan trọng của KNS càng ngày càng hữu ích với mọi đối
tượng nhất là thành phần học sinh, hàng loạt các nghiên cứu khoa học,
nhiều bài viết KNS của các tác giả, học giả trong nước như: TS Nguyễn
Hữu Nguyên[2], PGS.TS lê Thị Hoa[7], Thanh Hùng[8], Nguyễn Thanh
Bình[1], Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa[6], Nguyễn Quang
Uẩn[20], Nguyễn Thị Oanh[9], PGS.TS. Nguyễn Thị Hường[4], Bác sỹ
Lê Công Phượng[4], PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình[1], TS. Lưu Thu



10

Thủy[18], TS. Huỳnh Văn Sơn[19], Thái Trí Dũng[3], Dương Thị
Liễu[5] và cho ra hành loạt sách về KNS, không những vậy các sách
KNS từ nước ngoài được bày đầy ắp trên các kệ của các hệ thống bán
sách trên toàn quốc. Các công trình nghiên cứu về KNS hiện nay không
nhiều lắm, mọi sự việc điều bắt đầu từ cội nguồn và KNS muốn đưa vào
học đường một cách chính thống hữu hiệu thì bắt đầu từ các nhà quản lý
giáo dục nhằm thực hiện một cách khoa học, triệt để, mạnh dạng thay
đổi tư duy đưa KNS vào thực tế cho các thế hệ học sinh sau này mà Bộ
GD và ĐT đã chỉ thị.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng:
- Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục
đích và điều kiện của hành động.
- Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn
thực thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích
đề ra.
- Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa,
định luật vào thực tiễn.
- Kỹ năng là sự biểu hiện kết quả hành động trên cơ sở kiến thức đã
có. Kỹ năng là tri thức hành động.
- Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào thực
tế.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng sống:
- Kỹ năng sống là những kỹ năng xã hội của mỗi con người ứng
phó với các tình huống của cuộc sống.
- Kỹ năng sống là những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích
nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.



11

- Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội liên quan đến tri
thức, những giá trị và những thái độ.
- Theo WHO: kỹ năng sống là kỹ năng có những hành vi tích cực
giúp các cá nhân có thể xử dụng hiệu quả trước những khó khăn cuộc
sống.
- Theo UNICEF: kỹ năng sống là năng lực của cá nhân để thực hiện
đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày.
- Theo UNESCO: khái niệm có bốn phần như sau:
+ Học để biết: tư duy giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết
định, tự nhận thức hậu quả.
+ Học làm người: ứng phó với căng thẳng, ứng phó với cảm xúc, tự
nhận thức.
+ Học để sống với người khác: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng
định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông.
+ Học để làm việc: đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Như vậy, hình thức tồn tại của kỹ năng sống có thể là những hành
vi, hay những khả năng tâm lý xã hội, mà những khả năng tâm lý xã hội
này là kết quả tổng hợp của tri thức, giá trị và thái độ của một cá nhân và
những khả năng này phải dẫn đến hành động.
1.2.3. Khái niệm về giáo dục:
Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có
tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với
người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài người.
Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục cần làm sáng tỏ khái niệm nhân
cách và khái niệm xã hội hóa con người.



12

Trong quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt
xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá
trình này diễn ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di
truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh
huởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo dục),
do ảnh hưởng của các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong,
bên ngoài chưa được kiểm soát, điều khiển) và các tác động có mục đích,
có tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được). Quá trình này làm biến
đổi đứa trẻ với những tư chất vốn có của con người thành một nhân cách.
Tính chất xã hội hình thành nhân cách. Quá trình này chỉ bao hàm
các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội tác động một cách có mục
đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các
mối quan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích cực vào môi
trường xã hội. Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hóa con
nguời chỉ dưới những tác động có mục đích và có tổ chức. Đó là một bộ
phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa
học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ,
những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội,
kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực.
Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực
hiện trên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và
hành vi.
Dưới góc độ quá trình thì dạy học là quá trình tác động qua lại giữa
giáo viên và học sinh, điều khiển hoạt động tâm lý của học sinh để giúp
họ tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, những kỹ
năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển

năng lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học cho họ.


13

1.2.4. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sống:
Giáo dục KNS là khái niệm có nhiều định nghĩa, được sử dụng rộng
rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vào đầu thập
kỷ 90 thế kỷ trước, các tổ chức Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục,
khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương
trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên, theo UNICEF, những thử thách
mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều.
Một thực tế quá rõ để chúng ta cùng chung cơ sở nhìn nhận thật
khách quan rằng, KNS chính là lĩnh vực kiến thức hết sức quan trọng mà
phần lớn chúng ta chưa được giáo dục, rèn dũa thật chu đáo từ thời HS,
gây ra không ít hạn chế trong thể hiện năng lực sống và làm việc khi vào
đời, lập nghiệp.
Hầu hết những người quan tâm, trong đó có cả các nhà giáo dục và
chuyên gia tâm lý đều nhận thấy không chỉ lứa tuổi HS mà ngay cả
người lớn chúng ta cũng còn thiếu KNS, còn rất vụng về, lúng túng trong
xử lý những tình huống. Một hiện trạng đáng lo ngại diễn ra khá phổ
biến hiện nay là người lớn thường không hiểu tâm lý trẻ em, dẫn đến đối
xử với các em quá nặng nề, tạo nhiều áp lực lên con trẻ. Nhà tâm lý học
Đinh Đoàn[6] tâm sự: Có học sinh chỉ vì trót đánh mất quỹ lớp, đánh
mất ghế thôi mà tự tìm đến cái chết. Hay trong gia đình, có em chỉ vì
được bảy điểm môn toán mà bố đánh què tay. Thử hỏi, cứ như vậy, nếu
chẳng may bị mất xe đạp thì các em sẽ nghĩ thế nào? Nếu các bậc thầy
cô, cha mẹ tâm lý hơn, biết quan tâm chia sẻ thì liệu có em nào dại dột
thế không? Vậy là, chúng ta thường hay áp đặt các em cần phải có kỹ

năng đối mặt cái nọ cái kia, nhưng dường như chính bản thân chúng ta
chẳng có chút kỹ năng nào trong giáo dục con cái.


14

Trước hết cần thấy rằng, cho đến nay, việc giáo dục KNS ở ta vẫn
chưa thật sự được quan tâm. Trái lại, nói như chuyên viên tâm lý Huỳnh
Văn Sơn[11], cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt thì
“thuật ngữ kỹ năng sống đang được sử dụng khá phổ biến nhưng có
phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và
các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”. Đó là một bất cập đáng
ngại. Trong khi đó, từ nhiều thập niên trước đây, HS ở nhiều nước trên
thế giới đã được học về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống;
cách đối diện và đương đầu với những khó khăn; cách đối phó thích ứng
với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai...; cách vượt qua những trở
lực trong cuộc đời cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo
lực giữa người và người.
Như trên đã đề cập, KNS là những kỹ năng thuộc về tính cách,
không mang tính chuyên môn, nhưng lại cực kỳ cần thiết trong mọi
trường hợp, hoàn cảnh và lứa tuổi. Nếu ta có đầy đủ các kiến thức trong
cuộc sống, nhưng lại chưa có KNS (bao gồm kỹ năng giao tiếp; kỹ năng
từ chối/ thương thuyết; kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề; kỹ năng
tư duy sâu sắc; kỹ năng tăng định hướng nội lực; kỹ năng xây dựng sự tự
tin/ lòng tự trọng...) và biết sử dụng linh hoạt các kỹ năng này thì không
bảo đảm được là ta sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu
quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì vậy, bất kể ai cũng
cần có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống.
Tuy nhiên, giáo dục KNS cần lưu tâm hơn đến lớp trẻ. Do đặc điểm
kinh tế - xã hội chi phối, hiện có nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc

kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy
bảo con em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: kỹ năng ứng
xử, giao tiếp; tự bảo vệ..., dẫn đến nguy cơ một bộ phận lớn trong lớp trẻ


15

ngày nay phát triển chưa toàn diện. Tương tự, tình trạng thanh, thiếu
niên bỏ đi bụi, tự tử, ăn chơi sa ngã, gia nhập các băng đảng trộm cướp;
tình trạng nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn “bị”
các nhà tuyển dụng lắc đầu với lý do kỹ năng ứng xử các tình huống còn
yếu do chưa được trang bị KNS, cho thấy việc giáo dục KNS đã trở nên
cấp bách. Bởi vậy, đã đến lúc việc giáo dục KNS trong các nhà trường
phải thật sự trở thành nền tảng căn bản tương tự như các môn giáo dục
cơ bản khác mà ở đó thời gian thực hành được hết sức coi trọng.
Là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực trí
thức trong công cuộc xây dựng xã hội, vậy mà tiếc thay, lối sống, thái độ
học tập của một bộ phận trong lớp trẻ đang trở nên đáng lo ngại khi nó
mài mòn trí lực, thể lực của không ít học sinh hiện nay. Một nền giáo
dục xứng đáng không thể chấp nhận như vậy! Cùng đó, hoạt động giáo
dục cần có những buổi ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, thậm chí là tăng
cường một số môn học về KNS thực tế, lý tưởng sống của tuổi trẻ thay
cho các môn học lý thuyết khô khan hiện tại. Tất nhiên, điều quan trọng
trước hết là mỗi học sinh hãy dành cho mình chút thời gian suy ngẫm để
sống tốt hơn, đi đúng hướng và lựa chọn những việc làm có ích cho bản
thân và xã hội.

1.2.5. Khái niệm về quản lý.
Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đã đưa ra nhiều giải thích không giống nhau về quản lý. Cho

đến nay,vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. vây suy cho
cùng quản lý là gì ? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc
lý giải vấn đề quản lý dựa trên lý luận và nghiên cứu quản lý học. Xét


16

trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay
phụ trách một công việc nào đó.
Ngày nay quản lý các quan niệm về quản lý lại càng phong phú bởi
các khái niệm của những trường phái quản lý học đưa ra những định
nghĩa về quản lý như sau :
- Tailor : “làm quản lý bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc
gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”
- Fayel : “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó có 5 yếu tố tạo thành là : kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy” ( nguồn : cẩm nang
quản lý )
- Hard Koont : “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt
hơn giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”
( nguồn : cẩm nang quản lý )
- Trần Quốc Thành: "Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội của nhà
quản lý, phù hợp với quy luật của khách quan" [37, tr17].
Tóm lại, khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt
giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa do sự khác biệt về thời đại, xã
hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải
khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hóa sản xuất
và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận

thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt.
1.2.6. Khái niệm về quản lý giáo dục.
Nhà nước quản quản lý về mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt
động giáo dục. Vậy quản lý Nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác


×