Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.99 KB, 14 trang )

Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

Mục lục
Mục lục................................................................................................................... 1

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 1


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

A. LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ
I. Định nghĩa
Theo Maidique và Patch: Chiến lược công nghệ bao gồm những lựa chọn và kế
hoạch mà ngành hoặc công ty sử dụng để đối phó với những đe dọa và cơ hội từ môi
trường hoạt động của nó.
Còn theo Burgelman và Rosenblom cho rằng: chiến lược công nghệ bao gồm những
quyết định về lựa chọn công nghệ, về năng lực công nghệ, về cung cấp vốn cho phát
triển công nghệ, xác định thời điểm đổi mới công nghệ, tổ chức để áp dụng và phát
triển công nghệ.
Mặc dù hai khái niệm trên có khác nhau, nhưng đều có điểm chung là:
- Chiến lược công nghệ là kế hoạch phát triển dài hạn, nó hướng dẫn ngành hoặc
doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực cho công nghệ và sử dụng công nghệ.
- Chiến lược công nghệ bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghệ.

II. Phân loại:
1. Chiến lược dẫn đầu
Với chiến lược này doanh nghiệp (DN) sẽ là người khai phá loại công nghệ mới. Vì


thế nó được áp dụng với doanh nghiệp có:
- Hoạt động R&D mạnh.
- Nguồn tài chính dồi dào.
Do đi đầu nên doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro, nhưng nếu thành công thì hiệu
quả mang lại sẽ rất cao.
Ví dụ: Khi hãng Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại thông minh iPhone.
Thành công ngoài sức tưởng tượng, iPhone nhanh chóng được đánh giá là hiện tượng
của năm 2007, trở thành kẻ dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ màn hình cảm ứng đa
chạm.
2. Chiến lược thách thức (chiến lược kẻ theo sau)
Chiến lược này thường được áp dụng cho loại doanh nghiệp sẽ là người thứ hai, thứ
ba đi vào thị trường. Vì thế khi áp dụng doanh nghiệp cần phải có :
- Sản phẩm, quá trình được cải tiến dựa theo phiên bản đầu tiên.
- Năng lực công nghệ mạnh.
Chiến lược này là thách thức doanh nghiệp có vị trí dẫn đầu về công nghệ. Mục tiêu
quan trọng nhất là đánh đổ hay ít nhất tiến sát đến vị trí của doanh nghiệp đang dẫn đầu
trên thị trường. Có nhiều trường hợp những người thách thức thị trường đã đuổi kịp
người dẫn đầu thị trường hay thậm chí vượt người dẫn đầu.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 2


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

VD: Như Canon vào những năm 1970 mới chỉ có quy mô bằng một phần mười
Xerox, ngày nay đã sản xuất máy sao chụp nhiều hơn cả Xerox. Toyota ngày nay đã
sản xuất nhiều xe hơn General Motors...

3. Chiến lược chi phí thấp
Cạnh tranh bằng cách dùng công nghệ tạo ra sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí
thấp nhất có thể.
 Đặc điểm:
• Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí.
• Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm.
 Ưu điểm:
• Khả năng cạnh tranh.
• Khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh.
• Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế.
 Rủi ro:
• Công nghệ để đạt mức chi phí thấp là tốn kém, rủi ro.
• Dễ dàng bị bắt chước.
• Có thể không chú ý đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
4. Chiến lược tự lực truyền thống
Với chiến lược này, các hoạt động phát triển công nghệ phần lớn đều được tiến
hành tại công ty mà không đi kèm với hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, chiến lược này
chỉ phù hợp trong điều kiện trước đây vì hiện nay trong nền kinh tế không biên giới và
phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu nếu chỉ phát triển tại công ty thì sẽ không đủ để
đối phó với tốc độ gia tăng của phát triển công nghệ và với một loạt các công nghệ mới
hết sức đa dạng.
5. Chiến lược liên kết
Bao gồm sự liên kết công nghệ giữa các quốc gia, sự liên kết trong cùng ngành/khác
ngành, liên kết giữa các doanh nghiệp.
 Nguyên nhân:
- Chiến lược công nghệ tự lực không thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa.
- Vì một đối thủ cạnh tranh có thể xuất hiện ở những ngành công nghiệp không
ngờ tới. Sự thay đổi này thúc đẩy sự cộng tác liên ngành. Ngành công nghiệp này
phải cộng tác cùng với ngành công nghiệp khác
- Công nghệ thay đổi nhanh chóng, và ngày càng dựa nhiều vào khoa học nhất

là ngành công nghệ cao. Nếu chỉ phát triển tại công ty thì sẽ không đủ để đối phó
với tốc độ gia tăng của phát triển công nghệ và với một loạt các công nghệ mới
hết sức đa dạng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những đối tác để
phát triển công nghệ nhằm bổ sung số lượng và chất lượng của đội ngũ kỹ sư.
 Lợi ích:
- Tiết kiệm và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn trong Nghiên cứu &
Phát triển.
- Có thể tiếp cận, hoặc thu hút được các công nghệ mới, các kỹ năng quản lý
hiệu quả.
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 3


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

-

Xây dựng một chuẩn mực quốc tế về chất lượng sản phẩm.
Tạo lợi thế cạnh tranh thông qua liên minh.

6. Chiến lược hiệu quả mạng lưới
a. Chiến lược mạng lưới:
Là chiến lược mà sản phẩm doanh nghiệp tạo ra khi được sử dụng nó sẽ liên
quan và tác động đến nhiều người, nhiều doanh nghiệp khác.
b. Hiệu quả mạng lưới:
- Là một hiện tượng trong đó giá trị của một sản phẩm tăng lên khi bán được
nhiều sản phẩm hơn và khi mạng lưới người sử dụng nhiều hơn.
- Vẫn còn khá mới mẻ với vai trò là một chiến lược.

c. Một chiến lược mạng lưới thành công
- Phụ thuộc nhiều vào khả năng của công ty trong việc tiến lên phía trước
- Giúp trở thành nhà cung cấp thống trị (chiến lược người thắng nắm giữ tất
cả).
- Có rất ít cơ hội cho những kẻ thách đấu.
- Khuyến khích đầu tư lớn cho sự phát triển kinh doanh sau này

III. Vai trò của chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ
Chiến lược công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong một môi trường cạnh tranh quyết
liệt như hiện nay.
-

Chiến lược công nghệ đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được ra
sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cả về chất lượng lẫn chi phí.
Thất bại trong một chiến lược marketing chúng ta sẽ mất doanh thu, mất một cơ
hội kinh doanh, DN chúng ta có thể làm lại, sai một chiến lược về sử dụng con
người, chúng ta cũng có thể làm lại, nhưng sai về một chiến lược công nghệ rõ
ràng là sẽ phá sản bởi hai lý do:
+ Thứ nhất, công nghệ không phù hợp sẽ tạo ra sản phẩm không đủ sức cạnh tranh
trên thị trường và cho dù áp dụng một chiến lược marketing có tốt như thế nào
cũng không có ý nghĩa gì vì người tiêu dung sẽ nhanh chóng nhận ra thông qua
việc sử dụng sản phẩm và sẽ không bao giờ sử dụng lần thứ hai vì cảm giác bị
“đánh lừa”.
+ Thứ hai, là đầu tư cho công nghệ thường là các đầu tư rất lớn về tài chính mà
DN không thể có cơ hội làm lại nếu sai lầm.
 Thực trạng ứng dụng và phát triển công nghệ ở Việt Nam hiện nay: không có

chiến lược rõ ràng và cụ thể.
-


Nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro của DN công nghiệp trong việc nhận công
nghệ là vấn đề thông tin không cân xứng. Phía nhà cung cấp thường nắm bắt rất
chắc thông tin của công nghệ đang bán còn phía DN với vai trò là khách hàng thì
lại không nắm rõ thông tin về công nghệ mà họ cần.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 4


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

-

DN thường rất ít khi thuê tư vấn khi đầu tư phát triển công nghệ. Chỉ có khoảng
0,1% số DN tại VN là sử dụng tư vấn khi đầu tư công nghệ.

-

Khi nhập công nghệ mới về, các DN thường chỉ quan tâm nhiều về máy móc thiết
bị và cách vận hành, mà chưa quan tâm đúng mức đến các thành phần khác của
công nghệ đó là con người, thông tin và tổ chức.

-

DN chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới công nghệ và chưa coi nó là công việc
thường xuyên, chưa đặt ra bộ phận chuyên trách nghiên cứu đổi mới công nghệ,
cũng như chưa đặt chiến lược công nghệ nằm trong chiến lược kinh doanh của

mình.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 5


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

B. ÁP DỤNG
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê
quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm,
từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã
trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung
Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung
Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam
Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính
bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch
vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với
10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên
cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã
được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ,
Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn

1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
2. Tầm nhìn và sứ mạng
 Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt

Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một
khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục.
 Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng
thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung
Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
Giá trị cốt lõi:
1. Khơi nguồn sáng tạo
2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu.
3. Lấy người tiêu dùng làm tâm.
4. Gầy dựng thành công cùng đối tác.
5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh.
6. Lấy hiệu quả làm nền tảng.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 6


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

Giá trị niềm tin:
1. Cà phê làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
2. Cà phê là năng lượng cho nền kinh tế tri thức.
3. Cà phê đem lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững cho nhân loại.
Định hướng phát triển:

Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn : Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị
trường thế giới:
- Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.
- Đầu tư về ngành.
- Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế.
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong
các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và
truyền thông trong những năm sắp tới. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công
ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG), Công ty
bán lẻ truyền thông Nam Việt và các công ty sản xuất cà phê…
Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt,
bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành, song lĩnh vực
chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê.
Ngoài ra, Trung Nguyên đã và đang xây dựng dự một "thiên đường cà phê thế giới"
tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động từ năm 2007.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 7


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

II. CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
1. Tóm tắt
Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen
thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đó chính là kết quả của sự
khéo léo trong vận dụng chiến lược công nghệ trong từng giai đoạn.

2. Giai đoạn năm 1996 đến trước năm 2008: Chiến lược thách thức
Bối cảnh:
Công ty cà phê Trung Nguyên bước vào thị trường Việt Nam với nhiều khó khăn và
thử thách khi đối đầu với những kẻ khổng lồ là Vinacafe và Nescafe. Tuy nhiên với sự
đầu từ về nhân lực, trang thiết bị, nguồn nhân lực… công ty cafe Trung Nguyên đã từng
bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam. Họ đầu tư vào công nghệ để
đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu là tiến sát đến vị trí
doanh nghiệp đang dẫn đầu trên thị trường.
Phân tích:
Ngày 21/10/2003, tại Khu tiểu thủ công nghiệp Thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh
DakLak, Công ty cà phê Trung Nguyên đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy chế
biến cà phê với công suất 1.500 tấn cà phê bột/năm. 60% trong tổng sản lượng cà phê sản
xuất sẽ được Trung Nguyên ưu tiên dành cho việc xuất khẩu đi các thị trường truyền
thống như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đức…đồng thời thúc đẩy việc xuất khẩu mở
các thị trường mới như Mỹ, Canada, Austraylia, Nga, Pháp, Anh…
Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích 3ha (30.000m2), toàn bộ dây chuyền
công nghệ và thiết bị sản xuất được nhập khẩu từ Châu Âu với quy trình sản xuất khép
kín, quy mô và hiện đại. Công nghệ mới sẽ giúp Trung Nguyên hoàn thiện hơn về chất
lượng cà phê, giữ cho hương vị cà phê thơm ngon hơn, nâng cao hơn chất lượng cà phê
xuất khẩu. Nhà máy sẽ có kế hoạch bao tiêu thu mua sản phẩm cà phê thô từ tận nhà
vườn của người nông dân để đảm bảo chất lượng đầu vào của nguyên liệu sản xuất, đảm
bảo nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân và không để cho người trồng cà phê bị
thương lái ép giá hoặc phải bán với giá thấp hơn giá trị thật của sản phẩm.
Mục đích của việc xây dựng nhà máy là tạo ra những sản phẩm cà phê Trung
Nguyên có chất lượng cao, tạo cho cây cà phê có một vị thế ổn định, xứng đáng với tầm
vóc của một đất nước trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Đồng thời nâng cao
sức cạnh tranh cho cà phê Trung Nguyên trước những áp lực gia nhập vào các khu vực
kinh tế mậu dịch tự do của khu vực và trên thế giới vào những năm sắp tới.
Quý II năm 2004, nhà máy chính thức đi vào hoạt động, thu hút khoảng hơn 150
lao động tại địa phương và ưu tiên lao động con em của các đồng bào dân tộc tại tỉnh

DakLak.
Năm 2005: khánh thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 3000 tấn/năm.
Góp phần hoàn thiện chiến lược Công nghiệp hóa hoạt động sản xuất. Nhanh chóng hoàn
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 8


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

thiện và nâng cao về công nghệ kỹ thuật hiện đại để làm nền tảng cơ sở cho ra đời nhiều
chủng loại sản phẩm cà phê đạt chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế. Tổng số vốn đầu tư cho
2 nhà máy là 10 triệu đô la Mỹ.
Đánh giá:
Giai đoạn mới bước vào thị trường cà phê Việt Nam: tạo lợi thế cho mình khi đặt
nhà máy sản xuất ngay tại thủ phủ của cây cà phê là Buôn Mê Thuộc, dễ dàng trong vận
chuyển. Bên cạnh đó còn cho xây dựng riêng trang trại cà phê để cung cấp nguyên liệu.
Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể. Với tiêu chí mang lại
cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo thông qua chất lượng sản phẩm,
Trung Nguyên dần dần được biết đến rộng rãi.
3. Giai đoạn năm 2008 đến năm 2010: Chiến lược dẫn đầu
Bối cảnh:
Khi thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã đạt được vị thế cao trên thị trường Việt
Nam, đồng thời đứng trước bối cảnh hội nhập toàn cầu. Trung Nguyên quyết định thay
đổi chiến lược đầu tư công nghệ: Vươn ra tầm quốc tế, cạnh tranh với các thương hiệu
hàng đầu thế giới. Tuy có thể gặp nhiều rủi ro nhưng họ sẽ có thành công rất lớn nếu nhà
máy với công nghệ hiện đại này hoạt động có hiệu quả.
Phân tích:
Ngày 9/6/2009, Trung Nguyên chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất

cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại ĐăkLăk. Đây là nỗ lực của Trung Nguyên
trong quá trình hiện thực hóa khát vọng góp phần khẳng định giá trị thương hiệu cà phê
Trung Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường thế giới.
Để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các thương hiệu cà phê toàn cầu trong bối
cảnh hội nhập chung với nền kinh tế thế giới, lần đầu tiên tại Việt Nam – một nhà máy
chế biến cà phê được đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 40 triệu usd, xây dựng trên diện
tích 27.000m2 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một, sẽ đầu tư gần 20 triệu usd
cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thống vận hành cơ bản. Giai đoạn 2, sẽ tiếp
tục đầu tư toàn bộ nguốn vốn đầu tư còn lại cho việc mua sắm các hệ thống trang thiết bị
vận hành, máy móc công nghệ theo tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới, đồng thời xây dựng
mở rộng nhà máy thêm 50.000m2. Dự kiến công suất thiết kế nhà máy đạt hơn 60.000
tấn cà phê chế biến mỗi năm và theo kế hoạch, sau 18 tháng nhà máy sẽ được hoàn tất,
đưa vào hoạt động vận hành chính thức.
Với quan điểm, cần phải nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao về công nghệ kỹ
thuật hiện đại để làm nền tảng cơ sở cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm cà phê đạt
chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên cứu,
chọn lọc công nghệ chế biến cà phê hiện đại từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ như
Đức, Đan Mạch, Ý và kết hợp với các nhà tư vấn hàng đầu quốc tế để chọn ra những
công nghệ tối ưu nhất. Theo dự án thiết kế, nhà máy mới của Trung Nguyên sẽ có một
dây chuyền hấp, sấy chân không cà phê xanh của cộng hòa liên bang Đức để giúp gia
tăng chất lượng, giá trị cà phê Robusta Việt Nam trước khi đưa vào chế biến nội địa hoặc
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 9


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

xuất khẩu và nhà máy còn có thêm một dây chuyền tách cà-phê-in với công suất lớn nhất

châu Á là 20.000tấn/năm.
Cùng với dây chuyền Rang-Xay-Đóng gói khép kín theo công nghệ của Đức,
Trung Nguyên tiên phong đầu tư dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan với công nghệ sấy
lạnh hiện đại – đây là công nghệ tiên tiến nhất thế giới đầu tiên được đầu tư tại Việt
Nam. Với công nghệ này, Trung Nguyên sẽ góp phần khẳng định vị thế tiên phong trong
lĩnh vực cà phê tiện lợi tại Việt Nam và là bước chuẩn bị của Trung Nguyên trong cuộc
cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu cà phê toàn cầu và minh chứng cho quyết tâm
thực hiện mục tiêu chinh phục thế giới.
Thông qua việc đầu tư xây dựng nhà máy công nghệ hiện đại, Trung Nguyên
muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sản lượng cà phê chế biến, qua đó góp
phần đưa thương hiệu cà phê Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị cạnh tranh toàn cầu.
Đây là một trong những chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và gia tăng giá trị, sản lượng tiêu thụ của cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa
và quốc tế. Với tiềm năng sản lượng và chất lượng hạt cà phê Robusta Việt Nam nổi
tiếng thế giới, Trung Nguyên tin tưởng sự đầu tư công nghệ hiện đại trong khâu chế biến
sẽ nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam, vượt xa con số 1.9 tỷ USD/năm
như hiện nay. Đồng thời, con số 900.000 tấn cà phê thô xuất khẩu trong mỗi năm sẽ
giảm xuống, chuyển dần qua số lượng thành phẩm xuất khẩu, góp phần đưa Việt Nam
không còn đơn thuần là một quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê thô và nâng cao vị thế cà
phê trong danh sách các ngành hàng xuất khẩu hiện nay.
Đánh giá:
Khi đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, Trung Nguyên không ngừng
đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất, mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền công nghệ
hàng đầu. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty
thành viên, có trụ sở chính và trung tâm phân phối tại trung tâm thương mại là thành phố
Hồ Chí Minh cùng với các chi nhánh ở những thành phố lớn khác trên cả nước. Bên cạnh
đó là 2 nhà máy sản xuất với các máy móc công nghệ tiên tiến nhất. Đó là chưa kể một
hệ thống kênh phân phối rộng khắp với 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và
59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm. 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart

trên toàn quốc.
4. Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012: Chiến lược liên kết
Bối cảnh:
Công ty Trung Nguyên hiểu rõ chiến lược công nghệ tự lực không thể đáp ứng
nhu cầu toàn cầu hóa, và một đối thủ cạnh tranh có thể xuất hiện ở những ngành công
nghiệp không ngờ tới nên họ đã thúc đẩy sự cộng tác liên ngành, ngành công nghiệp này
phải cộng tác cùng với ngành công nghiệp khác.
Phân tích:
Ngày 13/9/2010, Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên và Công ty cổ phần Sữa
Việt Nam (Vinamilk) tổ chức buổi lễ công bố chính thức hợp tác chuyển nhượng dự án
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 10


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

Nhà máy cà phê Sài Gòn. Nhà máy này đặt tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình
Dương, chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan các loại, cà phê rang xay và cà phê
đóng lon uống liền.
Đây là sự kiện hợp tác chuyển nhượng đầu tiên giữa hai thương hiệu hàng đầu tại
Việt Nam trong hai ngành kinh tế chủ lực, phá vỡ quan điểm độc tôn truyền thống trong
kinh doanh, chuyển sang chia sẻ để gắn kết cùng nhau vì sự phát triển chung và đi ra thế
giới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Là những thương hiệu quốc gia, Vinamilk và Trung Nguyên đều mong muốn
thương hiệu Việt phát triển bền vững, đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng và
khẳng định vị thế trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Dự án hợp tác sẽ tạo điều
kiện cho hai bên tập trung phát triển tối ưu năng lực của mình, khẳng định vị trí lãnh đạo
ngành: Vinamilk tập trung vào ngành sữa và các mặt hàng dinh dưỡng trong khi Trung

Nguyên đẩy mạnh phát triển trong ngành cà phê chuẩn bị cho công cuộc chinh phục thế
giới.
Nói thêm về nhà máy cà phê Sài Gòn,đây là một trong những dự án nằm trong
chiến lược hoàn thiện hệ thống nhà máy công nghệ và bí quyết của Trung Nguyên với
mức đầu tư 2.200 tỷ VNĐ trong thời hạn 5 năm .Đến nay, Trung Nguyên sở hữu một hệ
thống 04 nhà máy chế biến cà phê lớn nhất châu Á có công nghệ hiện đại nhất thế giới,
gồm 02 nhà máy chế biến cà phê rang xay và 02 nhà máy chế biến cà phê hòa tan.
Đặc biệt, nhà máy cà phê Sài Gòn với kỹ thuật vận hành tích hợp giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm và có khả năng sản xuất nhiều loại cà phê khác nhau như rang xay,
hòa tan và cà phê nước đóng lon (RTD).
Tiếp nhận nhà máy cà phê Sài Gòn sẽ nâng tổng công suất sản xuất cà phê hòa tan
của Trung Nguyên lên gấp 3 lần so với trước đây. Không chỉ nâng cao vị thế của Trung
Nguyên trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu cà phê toàn cầu, sự chuẩn bị
này đảm bảo về sự đa dạng của sản phẩm cho mục tiêu chinh phục thế giới qua các thị
trường cửa ngõ quan trọng Mỹ, Trung Quốc, Singapore vào năm 2012.

Vinamilk chuyển nhượng nhà máy cà phê cho Trung Nguyên

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 11


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

Đánh giá:
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO và đứng trước bối cảnh
toàn cầu hóa, muốn vươn xa cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế, Trung Nguyên đã
thực hiện một chiến lược thông minh: liên kết.

Cả Vinamilk và Trung Nguyên là hai doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu nước ta về
sản xuất sản phẩm từ sữa và cà phê. Chỉ riêng việc duy trì và phát triển thị phần của sản
phẩm chủ lực thì mỗi bên cũng đã rất vất vả đối phó với nhiều “ông lớn” đang có mặt tại
thị trường Việt Nam. Do vậy cần có sự liên minh trên nhiều mặt, từ các thương hiệu lớn
của Việt Nam. Bên cạnh thông điệp riêng về sản phẩm của từng doanh nghiệp thì nên có
thông điệp chung cho hàng Việt Nam, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ.
Hiện nay 4 nhà máy của Trung Nguyên đang hoạt động đều đã hết công suất. Mua
một nhà máy đang vận hành sẽ tiết kiệm được nhiều mặt so với xây dựng từ đầu. Đặc
biệt, nhà máy mới với khả năng sản xuất linh hoạt nhiều loại cà phê khác nhau như rang
xay, hòa tan và cà phê nước đóng lon sẽ giúp nâng sản lượng cà phê hòa tan G7 của
Trung Nguyên lên gấp ba lần; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và các đơn đặt hàng lớn,
đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
 CÁC THÀNH TỰU, GIẢI THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRUNG NGUYÊN
• Top 10 thương hiệu Việt Nam 2010 của giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.
• Huân chương lao động Hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007
• Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho doanh nghiệp “Đã có thành tích nhiều
năm liền được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007.
• Giải thưởng “Nhượng quyền quốc tế 2007” do tổ chức FLA Singapore
(Franchise and Licensing Association) tổ chức thường niên nhằm tôn vinh
những công ty có hoạt động nhượng quyền xuất sắc tại quốc gia tham dự.
• Được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng đầu ngành thức uống không
cồn trong cuộc bình chọn HVNCLC 2007 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
• 10 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (2000 - 2009) do
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp.
• Giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối
hợp Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức.
• Là doanh nghiệp cà phê duy nhất của Việt Nam đạt chứng chỉ EUREPGAP về
Thực hành nộng nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon (do Institude for
Marketecology cấp năm 2005).

• Giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2004 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ
chức.
• Giải thưởng nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004 do Hiệp hội
các nhà doanh nghiệp Đông Nam Á trao tặng.
• Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 và 2005 do Hội doanh nghiệp trẻ Việt
Nam trao tặng.
• Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2003.
• Tổng Giám Đốc được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ năm 2000 của Hội doanh
nghiệp trẻ Việt Nam.
GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 12


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

C. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN:
Công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nó tác động đến toàn bộ cấu trúc tổ
chức, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó công nghệ phải được tiếp cận
như một phần cốt lõi của tiến trình chiến lược, chứ không phải chỉ như một chức năng
riêng biệt.
Thực trạng ứng dụng và phát triển chiến lược công nghệ ở các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay là: không có chiến lược rõ ràng và cụ thể. Nguyên nhân cơ bản là DN
chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới công nghệ cũng như chưa đặt chiến lược công
nghệ nằm trong chiến lược kinh doanh của mình. Chỉ có khoảng 0,1% số doanh nghiệp
tại Việt Nam là sử dụng tư vấn khi đầu tư đổi mới công nghệ.
Trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đứng trước bối cảnh toàn
cầu hóa, muốn tồn tại và cạnh tranh trên phạm vi thế giới thì việc xác định muc tiêu và

vạch ra chiến lược công nghệ cụ thể là công việc không thể thiếu đối với các doanh
nghiệp Việt Nam.

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 13


Chiến lược công nghệ của Tập đoàn Trung Nguyên
Nhóm 07

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
-

GVHD : Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 14



×