Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chiến lược kinh doanh của tập đoàn trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.29 KB, 29 trang )


Chiến Lược Kinh Doanh Của
Tập Đoàn Trung Nguyên
Nhóm 2

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG NGUYÊN

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê
Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6
công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa
tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các
ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng
quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập
đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều
ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê
nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore,
Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung
Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới
với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên
cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm
phân phối G7Mart trên toàn quốc.

II. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CHIẾN


LƯỢC TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN
1. Quá trình hoạt động và chiến lược kinh doanh

Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu
rất gần gũi, quên thuộc. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của
nước ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế. Vậy tại sao Trung
Nguyên có thể làm được như vậy và họ đã thực hiện những chiến lược gì để
có được những thành công như hiện nay.

Năm 1998, Trung Nguyên xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh bằng câu
khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Kiến trúc của các
quán cà phê mang dáng vẻ Tây Nguyên có nhiều loại cà phê tuyệt ngon.
Đến năm 2000, Trung Nguyên đã đánh dấu sự phát triển của mình bằng sự
hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến
Singapore. Cà phê Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô
hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trong nước và quốc tế. Và sau
5 năm, Trung Nguyên đã tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Năm 2001,
Trung Nguyên đã có mặt trên toàn quốc và giành vị trí hàng đầu với mạng
lưới hàng nghìn quán cà phê. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng thành công
với việc lần lượt thiết lập các chuỗi quán nhượng quyền đầu tiên tại Nhật
Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia.


Năm 2002, Trung Nguyên mua lại nhà máy trà Tiến Đạt tại Bảo Lộc - Lâm
Đồng và cho ra đời sản phẩm trà Tiên Trung Nguyên. Cuối năm 2003,
Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 và đã xuất khẩu G7
đến các quốc gia phát triển trên thế giới. Trung Nguyên tiếp tục phát triển
mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm
bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm vào năm 2004.


Trung Nguyên khánh thành hai nhà máy cà phê rang xay tại Buôn Ma
Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương trong
năm 2005 với số vốn đầu tư hàng chục triệu đôla. Trung Nguyên còn đạt
chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà
phê ngon) của thế giới. Khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán được
khai trương tại Lâm Đồng. Ngoài ra, Trung Nguyên còn phát triển hệ thống
quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của
nhượng quyền quốc tế bằng việc xuất hiện các quán cà phê Trung Nguyên
tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc,
Ucarine, Mỹ, Ba Lan…


Sang năm 2006, Trung Nguyên đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống
phân phối bán lẻ hiện đại G7Mart lớn nhất Việt Nam trị giá đầu tư huy động
gần 400 triệu USD…; xây dựng và chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền
trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Thành lập và
đưa vào hoạt động các công ty mới như Truyền thông Nam Việt, công ty
liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở tại Singapore. Trung
Nguyên đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43 quốc gia trên thế giới.

Cuối tháng 12 năm 2006, Trung Nguyên xúc tiến dự án “Thiên đường cà
phê toàn cầu” hay “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột - một
quần thể tích hợp của du lịch văn hoá – sinh thái – cà phê với những dịch
vụ cao cấp và độc đáo nhất thế giới. Tháng 12 năm 2007, cà phê Trung
Nguyên kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công Tuần lễ văn
hóa cà phê tại Hà Nội và Tp.HCM.

1. Quá trình hoạt động và chiến lược kinh doanh


Năm 2008, Trung Nguyên tiếp tục khai trương hệ thống quán nhượng
quyền mới ở Việt Nam và quốc tế. Cuối tháng 12 năm 2008, Trung Nguyên
đã khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
Tháng 5 năm 2009, “Hội quán sáng tạo Trung Nguyên” đã ra mắt tại Hà
Nội. Ngoài ra, trong tháng 6 năm 2009, Trung Nguyên chính thức khởi công
xây dựng nhà máy sản xuất cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại
ĐăkLăk. Đây là nỗ lực của Trung Nguyên trong quá trình hiện thực hóa
khát vọng góp phần khẳng định giá trị thương hiệu cà phê Trung Nguyên,
cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường thế giới.
Trung Nguyên là một tập đoàn hoạt động trong ngành sản xuất và kinh
doanh cà phê với các lĩnh vực hoạt động là trồng, sản xuất, chế biến, kinh
doanh và xuất khẩu cà phê, trà; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ
phân phối, bán lẻ hiện đại, truyền thông… Tuy nhiên, lĩnh vực chủ đạo
trong sản xuất, kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà
phê.

2. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM
Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê của từng nhóm khách hàng
khác nhau, Trung Nguyên đã tạo ra một chuỗi sản phẩm đa dạng được
thể hiện ở ba dòng sản phẩm riêng biệt là sản phẩm phổ thông, trung
cấp và cao cấp.
Sản phẩm phổ thông:
Nhóm sản phẩm này gồm ba loại:

Loại 1: Nâu – Sức sống

Loại 2: I–Khát vọng

Loại 3: S – Chinh phục.
Sản phẩm trung cấp:

Gồm các sản phẩm:

Passiona, Cà Phê Sáng Tạo, Gourmet Blent, House Blend, Cà Phê Chế
Phin, Hạt Rang Xay…

Sản phẩm cao cấp:
Gồm các sản phẩm:

Weasel (chuẩn bị ra mắt), Diamond Collection (chuẩn bị ra mắt),Legendee,
Classic Blend (chuẩn bị ra mắt)….

Cafe sáng tạo là sản phẩm đặc trưng gắn liền với tên tuổi của Trung
Nguyên.Sau khi sản phẩm này được thị trường chấp nhận,Trung Nguyên
đã nhanh chóng nắm bắt thị hiếu của khách hàng,đầu tư phát triển theo
chiều sâu tạo nên một dòng sản phẩm café sáng tạo bao gồm năm loại và
được phân loại theo nguyên liệu và "gu" thưởng thức cafe như:

Sáng tạo 1 - Culi Robusta: (gói 250g) Sản phẩm cà phê được chế biến từ
những hạt cà phê Culi Robusta ngon nhất, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng và
nước pha màu nâu đậm. Rất ngon khi dùng nóng hoặc uống với sữa. Thích
hợp với người có gu thưởng thức cà phê đậm.
Sáng tạo 2 - Arabica, Robusta: (gói 250g) Sự kết hợp của hai loại cà phê
Robusta và Arabica đem đến cho bạn một vị êm, mùi thơm nhẹ, khi pha
cho nước màu nâu nhạt. Sản phẩm ngon nhất khi uống nóng. Thích hợp
với người có gu thưởng thức cà phê đậm vừa phải.
Sáng tạo 3 - Arabica Sẻ: (gói 250g) Những hạt cà phê Arabica sẻ đến từ
vùng đất trồng cà phê nổi tiếng Buôn Ma Thuột, được chọn lựa kỹ lưỡng để
tạo ra một sản phẩm cà phê có hương thơm quyến rũ, vị nhẹ, nước pha
màu nâu nhạt. Pha với sữa để thưởng thức một ly cà phê thơm ngon hơn.
Thích hợp với người có gu thưởng thức cà phê đậm vừa phải.


Sáng tạo 4 - Culi thượng hạng: (gói 250g) Hỗn hợp đặc biệt của những
hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor được chế biến theo bí quyết
Trung Nguyên đã cho ra đời một sản phẩm có hương thơm bền, đậm đà, vị
êm. Ngon hơn khi dùng chung với đá hoặc sữa. Thích hợp với người có gu
thưởng thức cà phê đậm đà.
Sáng tạo 5 - Culi Arabica hảo hạng: (gói 250g) Một sản phẩm cà phê
được chế biến từ những hạt cà phê Arabica hảo hạng của vùng núi cao
Lâm Đồng, có vị rất đặc trưng, êm nhẹ, hương thơm quyến rũ và nước pha
màu nâu đen. Ngon hơn khi dùng chung với đá. Thích hợp với người có gu
thưởng thức cà phê thơm vị nhẹ.
Cà phê hòa tan: Trong lúc cơn sốt về thành công của nhãn hiệu cafe
Trung Nguyên xem chừng đã "bão hòa" với dư luận thì bất ngờ 11/2003
Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm café hòa tan G7

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG RA NƯỚC NGOÀI
Trước hết cần hiểu khái niệm “chiến lược” là gì?
Trả lời: Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức
trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua
việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn

×