Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

từ hán việt trong đại nam quốc sử diễn ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 209 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

------

NGUYỄN THỊ HUYỀN DIỆU
MSSV: 6106304

TỪ HÁN VIỆT TRONG
ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA
*****************

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 4/2013


Nhận xét của GV:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1. Lí do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------- 1

2. Lịch sử vấn đề ------------------------------------------------------------------------------- 2
3. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 2
4. Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1.1 Tác giả --------------------------------------------------------------------------------------- 4
1.1.1 Lê Ngô Cát ---------------------------------------------------------------------- 4
1.1.1.1 Tiểu sử -------------------------------------------------------------------------- 4
1.1.1.2 Tác phẩm ---------------------------------------------------------------------- 4
1.1.2 Đặng Huy Trứ------------------------------------------------------------------- 5
1.1.2.1 Tiểu sử -------------------------------------------------------------------------- 5
1.1.2.2Tác phẩm ------------------------------------------------------------------------ 6
1.1.3 Duy Minh Thị ------------------------------------------------------------------- 8
1.1.3.1 Tiểu sử------------------------------------------------------------------------- 8
1.1.3.2 Tác phẩm --------------------------------------------------------------------- 8
1.2 Vài nét tác phẩm Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca ---------------------------------- 9
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời --------------------------------------------------------------- 9
1.2.2 Nội dung ĐNQSDC ----------------------------------------------------------- 10
1.2.3 Nghệ thuật và giá trị ---------------------------------------------------------- 14
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm từ Hán Việt (HV) ---------------------------------------------------------- 17
2.2 Hệ thống từ HV trong tiếng Việt và cách phân loại ----------------------------- 20
2.2.1 Hệ thống từ HV trong tiếng Việt ---------------------------------------------- 20
2.2.2 Sự phân loại từ HV: ------------------------------------------------------------ 24

1



2.2.2.1 Từ đơn Hán------------------------------------------------------------ 24
2.2.2.2 Từ láy ------------------------------------------------------------------- 24
2.2.2.3 Từ ghép ---------------------------------------------------------------- 25
2.2.2.3.1 Từ ghép đẳng lập --------------------------------------- 26
2.2.2.3.2 Từ ghép chính phụ-------------------------------------- 26
2.2.2.3.3 Từ ghép tiền tố ------------------------------------------ 26
2.2.2.3.4 Từ ghép hậu tố------------------------------------------- 27
2.2.2.4 Từ dạng khác --------------------------------------------------------- 28
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT TRONG “ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN
CA”
3.1 Đặc điểm từ Hán Việt trong ĐNQSDC--------------------------------------------- 29
3.1.1 Về phân loại và nghĩa ---------------------------------------------------------- 29
3.1.2 Về tần suất phân bố ------------------------------------------------------------- 32
3.1.3 Khả năng Việt hóa cao độ đối với từ HV --------------------------------------- 36
3.2 Đặc điểm hệ thống từ Hán Việt trong ĐNQSDC -------------------------------- 43
3.2.1 Từ đơn ---------------------------------------------------------------------------- 43
3.2.2 Từ ghép đẳng lập --------------------------------------------------------------- 45
3.2.3 Từ ghép chính phụ -------------------------------------------------------------- 48
3.2.4 Từ láy gốc Hán ------------------------------------------------------------------ 50
3.2.5 Từ HV dạng khác --------------------------------------------------------------- 51
3.2.6 Kết luận chung ------------------------------------------------------------------ 52

PHẦN KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------- 53

2


Đề cương tổng quát
Đề Tài: Từ Hán Việt trong “Đại Nam quốc sử diễn ca”
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1.1 Tác giả
1.1.1 Lê Ngô Cát
1.1.1.1 Tiểu sử
1.1.1.2 Tác phẩm
1.1.2 Đặng Huy Trứ
1.1.2.1 Tiểu sử
1.1.2.2 Tác phẩm
1.1.3 Duy Minh Thị
1.1.3.1 Tiểu sử
1.1.3.2 Tác phẩm
1.2 Vài nét tác phẩm Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
1.2.2 Nội dung
1.2.3 Nghệ thuật và giá trị
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm từ Hán Việt


2.2 Hệ thống từ Hán Việt trong tiếng Việt và cách phân loại
2.2.1 Hệ thống từ Hán Việt trong tiếng Việt
2.2.2 Sự phân loại từ Hán Việt:
2.2.2.1 Từ đơn Hán Việt

2.2.2.2 Từ láy
2.2.2.3 Từ ghép
2.2.2.3.1 Từ ghép đẳng lập
2.2.2.3.2 Từ ghép chính phụ
2.2.2.3.3 Từ ghép tiền tố
2.2.2.3.4 Từ ghép hậu tố
2.2.2.4 Từ dạng khác
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT TRONG “ĐẠI NAM QUỐC SỬ
DIỄN CA”
3.1 Đặc điểm từ Hán Việt trong ĐNQSDC
3.1.1 Về từ loại và nghĩa
3.1.2 Tần suất phân bố
3.1.3 Khả năng bị Việt hóa
3.2 Đặc điểm hệ thống từ Hán Việt trong ĐNQSDC
3.2.1 Từ đơn
3.2.2 Từ ghép đẳng lập
3.2.3 Từ ghép chính phụ
3.2.4 Từ láy Hán Việt và từ dạng khác

PHẦN KẾT LUẬN
Mục lục
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Nhận xét của GV


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

“Học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thoái
Tâm tựa bình nguyên mục mã dị phóng nan thu”.

Cuộc sống là vô tận, vô cùng với những điều muôn màu muôn vẻ mà ở chúng
luôn có cái sinh, cái diệt, những sự lồng ghép nối tiếp hay biến hóa thay đổi cho
nhau một cách lạ thường. “Không biết thì hỏi, muốn giỏi thì học”. Chỉ có việc học
mới làm cho người ta mở mang tri thức, biến con người từ một con người tự nhiên
do cha mẹ sinh ra có thể bước vào và hòa nhập được với con người trong xã hội
trong cuộc đời. Việc học còn giúp ta tự hoàn thiện bản thân trên những nẻo đường
mà chưa từng đặt chân đến. Nó đánh thức những sự đam mê, tìm tòi và kích thích
sự sáng tạo học vấn của mỗi cá nhân cũng như câu nói của Lê Nin “học, học nữa,
học mãi”. Song, giới hạn nào là hữu hạn cho bến bờ tri thức? Sự học là con đường
khôn cùng trong cái bao la của vũ trụ mà mỗi con người chúng ta như một hạt bụi
trên bờ đại dương kiến thức. Đâu đâu cũng là kiến thức, đâu đâu cũng chứa đựng
những điều mới lạ cần chúng ta khám phá, đón nhận rồi sáng tạo thêm và hoàn thiện
nó để góp phần tươi sắc cho cái muôn màu của cuộc sống, cái vô hạn của vũ trụ.
Dẫu cái hữu hạn của cuộc đời có rào khuôn tri thức song bằng niềm đam mê cùng
sự sáng tạo, không ít các nhà khoa học đã khám phá, phát minh những kiến thức vô
hạn mà thực tế mấy người am tường (F. De. Saussure, R. Jakobson, V. I. Lê Nin, C.
Mác, Ăng ghen…).
Trên sa lộ đến miền tri thức, tôi xin được chọn và bước tiếp con đường mà nơi
ấy chứa đựng biết bao tiếng vọng của một thời vang bóng: đó là tìm về văn hóa Hán
học. Nền văn hóa một thời làm sóng gió, áp đảo đến ngôn ngữ và chữ viết truyền
thống của Đại Việt xưa. Nhưng theo thời gian với những sự va chạm thường nhật,
những thông tin giao tiếp hằng ngày cho đến những khoa thi khắc nghiệt… Nền
Hán học xuôi mình thành làn gió nhẹ thổi vào hồn dân tộc ta bằng một gam màu tao
nhã, vừa cương lại vừa nhu của lớp từ Hán Việt hòa quyện với từng tiếng mẹ đẻ
ngọt ngào. Một điều nữa, đi vào nghiên cứu lĩnh vực gần như hoài cổ này trong khi
xã hội đang đổ xô tìm hiểu văn hóa phương tây với nền ngôn ngữ Anh, Pháp,


Trang 1


Đức,… để phục vụ nền kinh tế mới thì chúng tôi đã góp một phần sự thể hiện của
mình vào cái muôn màu của cuộc sống.

2.

Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu từ Hán Việt nhằm phân tích, phân loại chúng là việc làm không
mới mẻ gì bởi không ít công trình và các tác giả nghiên cứu lĩnh vực này đặc biệt là
nghiên cứu khoa học, luận văn (Phụ lục từ Hán Việt trong tùy bút sông Đà – Lữ
Hùng Minh (ĐHCT), ..). Nhưng đó chỉ dừng lại ở cái vốn chung là cùng sử dụng từ
Hán Việt trong một lĩnh vực, tác phẩm cụ thể để phân tích, mổ xẻ. Đến với đề tài
“từ Hán Việt trong Đại Nam quốc sử diễn ca” là một hướng tiếp cận mới trên cái
nền cũ. Cũ ở cách thức thực hiện nhưng ngữ liệu cần nghiên cứu hay đúng hơn là
tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca thì vấn đề phân tích từ Hán Việt trong này hoàn
toàn chưa có tác giả đặt nền móng cơ sở, kể cả những giáo trình về từ nói chung, từ
Hán Việt nói riêng.

3.

Mục đích nghiên cứu

Lượng từ ngoại có nguồn gốc từ Âu châu và đặc biệt ở các nước phát triển
như Anh, Pháp,… ngày càng có mặt nhiều hơn trong Ngôn ngữ bản địa. Song lĩnh
vực mà chúng thâm nhập không được phổ biến đại trà như lớp từ Hán Việt mà lẻ tẻ
ở các mẫu quảng cáo ( các từ như: cực, siêu, hot, khủng…), những từ dành chỉ giới
sao hay lĩnh vực kinh tế, một số từ chuyên môn trong học tập v.v… Dù vị thế từ

Hán Việt có phần hẹp hơn trước cơn lốc ngoại của ngôn ngữ teen nhưng từ Hán
Việt đã đi sâu vào tâm thức con người, hòa vào ngóc ngách tâm hồn dân tộc nên
không phải một sớm chiều mà lớp từ này bị đánh gục. Một số từ Hán Việt Việt hóa
đã gióng lên tiếng nói dân tộc nhưng số ít còn lại thì cũng không dễ hiểu nghĩa và
đặc biệt đối với những người ít có điều kiện tiếp xúc, ít có dịp giao du các mối quan
hệ xã hội… Để khắc phục tình trạng ấy, phân tích từ Hán Việt trong Đại Nam quốc
sử diễn ca nhằm chỉ ra và giải thích một cách ngắn gọn, cụ thể nghĩa của từ Hán
Việt ấy, xem xét giá trị sử dụng nghĩa của từ HV mà tác giả đã sử dụng từ các từ
gần gũi quen thuộc cho đến những từ khó, những từ thuộc lớp triều đình, phong
kiến đã xa xưa nhưng lừng lẫy một thời và không kém phần quan trọng trong vốn từ
tiếng Việt ta.

Trang 2


Trong quá trình nghiên cứu từ Hán Việt, dù khó khăn trong việc tìm hiểu
nghĩa để khái quát được trọn vẹn nội dung tác phẩm nhưng sự cố gắng của chúng
tôi cũng đem đến cho độc giả, công chúng văn học, sử học một công trình nghiên
cứu giúp ích cho việc tìm hiểu tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca sau này. Tuy
nhiên, dưới góc nhìn hiện đại thì dẫu có lùi về quá khứ với ngữ liệu xác đáng, tin
cậy (hệ thống tự điển, từ điển Hán Việt, Tiếng Việt, Văn học,.. trong thư viện
trường, khoa, nhà sách tỉnh, thành phố…) nhưng vẫn tồn tại một số ít các từ Hán
Việt mang nghĩa khó xác thực. Vì tần số xuất hiện trong tác phẩm văn học ít, trong
từ điển càng không thấy bóng dáng! Điều này là sự thiếu xót đáng ngại của chúng
tôi, hi vọng quý độc giả cảm thông và bổ sung góp phần vào sự hoàn thiện bài
nghiên cứu nhỏ này. Xin chân thành cảm ơn!

4.

Phạm vi nghiên cứu


Với đối tượng khảo sát mà chúng tôi muốn phân tích ở đây có khá nhiều
phương diện để tiếp cận. Song vì thơi gian cũng như điều kiện có thể, tính chất thiết
yếu chuyên môn phục vụ cho việc trang bị kiến thức từ Hán Việt trước khi tốt
nghiệp Đại học, phạm vi nghiên cứu đề tài là vấn đề giải nghĩa và phân tích từ Hán
Việt để nói thấy giá trị sử dụng nghĩa của từ. Đồng thời xem xét, đối chiếu với một
số tác giả cùng thời để thấy được mức độ khả dĩ của từ mà tác giả ở đây đã sử dụng.

5.

Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu công trình này đi đến thành công, chúng tôi
có sử dụng một vài phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp liệt kê: dùng phương pháp này để liệt kê tất cả từ HV trong tác
phẩm. Phân loại để chuẩn bị cho việc tìm hiểu nghĩa, phân tích và giải thích nghĩa
của từ.
- Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích, giải nghĩa từ. Trường hợp này
có thể dựa vào từ điển Hán Việt hay dựa vào bối cảnh lịch sử để giải nghĩa (đối với
những từ Hán Việt đặc biệt, ngày này ít hay không còn sử dụng).
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Sau khi tìm hiểu và liệt kê các từ HV
được tác giả sử dụng trong tác phẩm, phương pháp hệ thống – cấu trúc này giúp sắp
xếp lại nhóm từ theo hệ thống riêng tiện việc nghiên cứu, đọc hiểu tác phầm.
-

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp và nêu đặc điểm từng vấn đề.

Trang 3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1

Tác giả

1.1.1

Lê Ngô Cát

1.1.1.1 Tiểu sử
Lê Ngô Cát (1827 – 1875) là người xã Hương Lan, huyện Chương Đức, nay là
huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Danh sĩ, sử gia đời vua Tự Đức, tự Bá Hanh, hiệu
Trung Mại. Ông là con cụ cử Lê Ngô Duệ. Năm 1848 Lê Ngô Cát đỗ cử nhân và
làm việc ở Quốc tử giám, sơ bổ giáo thọ phủ Kinh Môn (Hải Dương). Ít lâu sau ông
được bổ làm tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn) rồi thời gian nữa được thăng lên Hàn
Lâm viện biên tu.
Năm Mậu Ngọ 1858, Ông làm việc ở Quốc sử quán, sau làm Án Sát Cao
Bằng.
Trong năm Kỷ Mùi 1859 Lê Ngô Cát được Phan Thanh Giản đề cử, cùng với
Trương Phúc Hào, dự vào việc hiệu đính “Việt sử ca” hay “Sử kí quốc gia ngữ ca”
cũng chính là “Đại Nam quốc sử diễn ca”.
1.1.1.2 Tác phẩm
Các tác phẩm của ông gồm: Đại Nam Quốc sử diễn ca và một số câu đối đã
được các nhà biên khảo sưu tầm in trên tạp chí Tri Tân năm 1943 ở Hà Nội.
Bài thơ Vịnh thả diều nói lên được thái độ thản nhiên tự tại của ông đối với xã
hội, bút pháp đạt đến “đường mây”:
“Xuân nhật nhàn du tác chỉ diên,
Bạch bì, trúc cốt dực phiên phiên.

Hung trung tố uẩn lăng vân chí,
Thừa phỉ hùng phong diệc lệ thiên.”
(Dịch thơ:
Ngày xuân thong thả, thả diều chơi,
Da giấy xương tre bộ cánh dài.

Trang 4


Thẳng bước đường mây lòng vốn ước,
Gió mây gặp hội cũng tung trời).
Lê Ngô Cát rất sính thơ lục bát. Còn truyền một giai thoại: khi ông dâng tập
Đại Nam quốc sử diễn ca lên vua Tự Đức, Tự Đức đọc đến đoạn “Triệu thị” cỡi voi
đánh quân Ngô, phê “Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm”, sau đó thưởng cho
ông tấm lụa và hai đồng tiền. Ông có câu tự nhạo mình:
“Vua khen thằng Cát có tài
Thưởng cho cái khố với hai đồng tiền”.
Ông không tha thiết với công danh, nên chẳng bao lâu cáo quan về vui thú
ruộng vườn.
Năm Ất hợi 1875, ngày 20 tháng 5 chưa được phép cáo quan, ông mất tại lúc
tại chức ở Cao Bằng, hưởng dương 48 tuổi.
1.1.2

Đặng Huy Trứ

1.1.2.1 Tiểu sử
Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1825, mất ngày 7 tháng 8 năm 1874, ông là nhà thơ
Việt Nam thời Thiệu Trị. Tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai, tục gọi Bố
Trứ hoặc Bố Đặng vì từng làm Bố chánh. Quê làng Thanh Lương, xã Hương Xuân,
Hương Điền, nay là Thừa Thiên – Huế.

Xuất thân trong một gia đình thi thư, ông học giỏi từ nhỏ. Thời trẻ đỉnh ngộ,
thông minh, nổi tiếng là thần đồng. Năm 18 tuổi đỗ cử nhân, 22 tuổi thi hội đỗ thứ 7
nhưng thi đình vì phạm húy nên bị cách tuột (Quan độc quyền là Hà Duy Phiên phát
hiện bài thơ ông viết trong những văn sách có câu: “gia hại chi miêu” (hại lúa tốt),
theo lệ kiêng húy, như vậy phạm vào tên làng ma (làng Gia Miêu, tỉnh Thanh Hóa)).
Sau ông đi dạy học nơi nhà một vị quan lớn, cảm vì tài học ông quan lớn ấy tâu vua
xin cho ông thi lại (Khoa Đinh Mùi 1847, đời Thiệu Trị 1841 – 1847 thi hương lần
2). Ông đỗ Hương nguyên, thế là trước sau ông đã thi đỗ hai lần cử nhân, một lần
Tiến sĩ.
Đời Tự Đức, ông làm Tri huyện, nổi tiếng thanh liêm rồi lần thăng Ngự sử rồi
Bố chánh sứ Nam Định, sau đổi làm Biện lí bộ Hộ. Ông từng đi sứ các nước Trung
Quốc, Triều Tiên, Xiêm (Thái)…

Trang 5


Ông mở trường dạy học ở nhiều nơi. Năm 1856, Pháp đánh Sơn Trà ông được
gọi ra làm quan. Ông tích cực phục vụ dân nghèo, xin đặt ra ti Bình chuẩn, khi đầu
mùa thì nhà nước mua lúa tàng trữ, khi mất mùa thì đem bán rẻ cho dân. Vua Tự
Đức nghe theo và giao ông trách nhiệm điều khiển nhân viên trong ti ấy.
Sau đó có kẻ vu cáo ông bị giáng làm Trước tác Sung bang biện Vinh Thái
lãnh đạo nhân dân Bắc Ninh, Thái Nguyên đánh Pháp xâm lược. Sau khi tập sự ở
Quãng Nam đượn bổ tri huyện ở Quảng Xương (Thanh Hóa). Năm 1861 về kinh
làm ngự sử, ông đã đàn hặc viên Tham tri Bộ Binh về tội tham nhũng. Vì vậy bị
điều xuống coi kho lương, vũ khí…
Năm 1864 Quảng Nam bị hạn lớn, sĩ phu ở đấy xin triều đình bổ nhiệm ông
làm Bố Chánh. Giai đoạn 1865 – 1867, được cử sang Quảng Đông. Ông quan tâm
đến việc mở mang công – thương nghiệp nước nhà, xuất hàng khai thác ra nước
ngoài, khai mở, lập đồn điền, tập hợp hộ làm thủ công theo nghề,.. Mở thương điếm
ở Hà Nội.

Ông là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam. Hiệu ảnh Cảm Hiếu
Đường ở Thanh Hà, Hà Nội và nhà in Trí Trung Đường đều do ông mở. Thời gian ở
Trung Quốc ông cũng để tâm đến binh thư và vũ khí, mua được 289 khẩu sơn pháo
chuyển về nước.
Cuối đời ông được cử làm khâm phái quân vụ Sơn – Hưng – Tuyên cùng
Hoàng Kế Viêm (1820 – 1909) chống pháp rồi mất ở Đồn Vàng, Thanh Hóa. Thi
hài được vua Tự Đức ưu ái chỉ thị quan lại Hà Nội đem về chôn ở quê nhà. Bình
sinh ông khẳng khái, có chí lớn nên khi mất kẻ thức giả đều thương tiếc.
1.1.2.2 Tác phẩm
Ông là tác giả và tự lo trông nom khắc các bộ: Tùng chinh di qui, (in ở Trung
Quốc), Hoàng Trung thi văn sao, Tứ thập bát hiếu kỉ sự tân biên, Khang Hi canh
chức đồ, Nhị vị tập, Tứ thư văn uyển, Bách duyệt tập, Nhị hoàng di ái tập, Đông
Nam tập mĩ lục, Nữ giới diễn ca, Việt sử thánh huấn diễn nghĩa, Đại Nam quốc sử
diễn ca (hiệu chính.)
Theo các nhà văn bản học và nghiên cứu văn học thì hầu hết tác phẩm Đặng
Huy Trứ in ít sai sót nhất (vì ông là chủ nhân Trí trung đường ở Hà Nội) cũng là
một văn sĩ lớn của lịch sử văn học Việt Nam.

Trang 6


Nhiều sách giáo dục, sử, binh thư, riêng về văn có Đặng Hoàng Trung văn
sao (bản sao tập văn của Đặng Hoàng Trung), Đặng Hoàng Trung thi sao, Đặng
Dịch Trai ngôn hành lục(sao châm ngôn và hành trạng của Đặng Dịch Trai), tứ
giới thi (thơ về bốn điều răn)… Trong đó đáng kể nhất là Đặng Hoàng Trung thi
sao 1867, gồm 12 quyển (có bản ghi gồm 11 quyển), 1250 bài thơ làm trong thời
gian 1840 – 1860.
Thơ ông bày tỏ tấm lòng quan tâm đời sống người dân thường ở nông thôn.
Chung niềm vui, nỗi lo với họ; từ bác thợ cày, phụ nữ nuôi tằm, chị vú nuôi trẻ, bà
đỡ hộ sản đến người chạy thợ nhà nho nghèo,… qua nhiều bài thơ tác giả đã khắc

họa nhiều mặt của đời sống phong phú ở miền quê bằng những chi tiết cụ thể: đống
rấm trấu ban đêm, mẹt cau phơi ngày lạnh, các sản vật địa phương cùng nghề như
rổ tre, bàn là, gạo An Cựu, lò vịt An Xuân, nghề đá Lục Bảo,.. tất cả đã được đi vào
thơ ông.
Thơ Cảm hoài thời thế, trong đó có Di quân thứ Đà Nẵng nói lên nỗi lòng của
ông trước nạn vong quốc, bản dịch:
“Một vùng Đà Nẵng rợ Tây Dương
Giã nước quân dân mệt lạ thường
Cuối tiết tàn thu cơn lủ lụt
Muôn nhà thiếu bữa cảnh thê lương!
Diệt thù sương gió thương quân sĩ
Lo nước đêm ngày bận đế vương
Ăn lộc ta cùng lo việc nước
Tính sao: hòa, chiến, giữ hay nhường?”
Bộ sách “Khang Hy ngự đề canh chức đồ phó bản” là bộ sách thực nghiệp của
ông, có tính chất thực dụng giúp đồng bào trong nước có thể áp dụng vào đời sống
cá nhân cũng như trong cộng đồng.
Sau khi ra làm qua, tác giả dành phần lớn thời gian để bộc lộ rõ hơn nữa lòng
ưu thời, mẫn thế cùng những suy tư về vận mệnh ngả nghiêng của đất nước. Lòng
yêu nước đó đã được thể hiện cụ thể bằng những hành động chống Pháp đến thời
cuối cùng.

Trang 7


Thơ Đặng Huy Trứ tuy chưa sánh với những nhà thơ cự phách về nghệ thuật
nhưng mặt mạnh của ông là đưa đươc nhiều hình ảnh sinh động, cá thể, giàu sắc
thái địa phương vào thơ. Mặt mạnh này càng thể hiện rõ hơn ở cuốn văn xuôi Dịch
trai ngôn hành lục. Đây là cuốn hồi kí viết về người cha nhưng đề cập đến cả một
gia đình đông đúc của ông gồm ông bà, mẹ, các bác, anh, em họ, hàng xóm,… đặc

biệt là phần kể chuyện về thuở thơ ấu, việc học hành, thi cử cùng những mối tình
thủy chung vượt lễ giáo của ông với cô hàng bánh. Những chân dung nhân vật
những tập tục một thời được ông kể lại tỉ mỉ, chân thật do đó hấp dẫn người đọc. Đó
là những tư liệu quý giúp người đời sau hiểu về đời sống đương thời mà không phải
nhà văn đương thời nào cũng để tâm ghi chép. Điều đó hẳn không tách rời với
những cởi mở, đổi mới của ông trong việc nhìn ra nước ngoài, góp phần chấn hưng
kinh tế nước nhà một cách thiết thực.
1.1.3 Duy Minh Thị
1.1.3.1 Tiểu sử
Nhà văn Duy Minh Thị tên thật là Trần Quang Quang, là viên chức hành
chánh thời Pháp mới chiếm Nam Kỳ, nguyên quán huyện Duy Minh (tên cũ của phủ
Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long) sau là tỉnh Bến Tre, tên Nôm xưa gọi là Rạch Nước
Trong, (nay thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre không rõ năm sinh, năm mất.
Thuở nhỏ, ông học tập tại Gia Định, ngụ tại Xóm Dầu (An Bình) Chợ Lớn,
nên sau khi viết văn còn lấy bút danh là Phụng Du Lí (người xóm Dầu Phụng).
Năm 1862-1863, khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông chuyển
sang học Pháp ngữ. Sau vào học Trường Thông ngôn Nam Kỳ, tốt nghiệp được bổ
làm Kinh lịch tại Chợ Lớn.
Ngoài thì giờ làm công chức của chính quyền thuộc địa, ông còn cầm bút
chuyên sưu tầm, biên soạn, phóng tác một số sách về văn, sử, địa Việt Nam vào
triều Nguyễn.
1.1.3.2 Tác phẩm
Các tác phẩm còn tìm thấy: Lục Vân Tiên (đính chính bản Nôm, sao chép từ
bản đầu tiên được khắc in, trên đầu sách ghi “Gia Định thành Duy Minh Thị đính
chánh - Phật sơn Bửu Hoa các tàng bản, 1865).

Trang 8


Đây là bản chép đầu tay do các môn đệ Nguyễn Đình Chiểu chép lại. Ông

chép lại đính chính và khắc in ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), là
bản in sớm nhất (1865).
Đại Nam thực lục: bộ sách này gồm 4 quyển, tác giả dựa theo bộ Thực lục
của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về các việc xảy ra trong triều Nguyễn từ chúa
Nguyễn đến đời Gia Long. Nhất là về việc Nguyễn Ánh từng phong trần ở Nam Kỳ
mà tác giả gọi là “Gia Long tẩu quốc”. Bộ sách này được in ấn năm 1943, Đặng
Thúc Liêng chuyển thành thơ lục bát in lại trên Đại Việt tạp chí.
Nam Kỳ lục tỉnh là một cuốn địa dư về đất nước Nam Kỳ xưa, nội dung
tương tự Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, nhưng giản lược hơn nhiều.
Nam Kỳ lục tỉnh còn gọi Nam Kỳ Dư địa chí là một tác phẩm địa lí học mô tả
về diên cách, lịch sử, đất đai và con người đất Nam Kỳ thuở chúa Nguyễn mới khai
thác. Ngoài các mục vừa kể, tác giả còn điểm xuyết một ít thơ ca về đất nước, con
người Nam Kỳ lúc đương thời.

1.2

Tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Trong cuộc tìm kiếm sách cũ ở Bắc Kỳ thời Vua Tự Đức (1847-1883), một
người học trò ở Bắc Ninh không rõ họ tên đã dâng nộp một cuốn sách bằng chữ
nôm có nội dung là diễn ca lịch sử dân tộc. Vua mới chọn một viên quan ở Quốc Sử
Quán tên là Lê Ngô Cát biên soạn lại cuốn sách này và cuốn ĐNQSDC đã ra đời
trong hoàn cảnh như vậy.
Tập diễn ca lịch sử được coi là tác phẩm của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái,
hai nhà thơ nổi tiếng ở triều Nguyễn của nước ta. Tuy nhiên, trong giới nghiên cứu
cũng tồn tại một vài ý kiến phản đối (ý kiến của Hoàng Xuân Hãn và Phan Văn
Hùm), họ cho là ĐNQSSDC chỉ là tác phẩm của Lê Ngô Cát nhưng điều này tôi
thấy không thích hợp và có sự bất công cho sự cống hiến của Phạm Đình Toái vào
công trình tu sửa và hoàn thiện tác phầm này. [ĐNQSDC; 26]

Đây là bộ sử Việt Nam đầu tiên bằng văn vần. Nguồn gốc đầu tiên, Đại Nam
quốc sử diễn ca vốn do nhiều người viết và sửa chữa trong những thời gian khác
nhau. Từ một cuốn Sử kí quốc ngữ ca (bài ca quốc ngữ về lịch sử đất nước – Sử kí

Trang 9


quốc sử ca) của một thuyết danh khởi thảo và nộp vào Viện Tập hiền từ năm 1847.
Sử kí quốc ngữ ca chỉ diễn ra lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Mạc Đăng Dung cướp
ngôi nhà Lê. Lê Ngô Cát đã dày công sửa chữa, bổ sung và diễn ca tiếp phần lịch sử
thời Lê – Trịnh, đổi tên thành “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca”. Tương truyền sau khi
hoàn tất quyển sách, Lê Ngô Cát được vua ban cho một tấm lụa với hai đồng tiền,
ông nói cùng chúng bạn: “Vua khen rằng Cát có tài, thưởng cho cái khố với hai
đồng tiền”.
Bản này có 3774 câu lục bát. Về sau Phạm Đình Toái (chưa rõ năm sinh năm
mất, Tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, quê gốc Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông thi hương, đậu cử nhân sau đó nhậm chức Hồng
Lô Tự Khanh. Tác phẩm của Phạm Đình Toái gồm: Quỳnh Lưu tiết phụ truyện, ông
từng dịch thi ca cổ điển Trung Quốc ra quốc âm gồm Tấn, Đường, Tống thi diễn
ca… tác phẩm xuất sắc nhất của ông là Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, chung với Lê
Ngô Cát) đọc lại thấy có nhiều chỗ chưa thông mạch lạc, câu văn diễn đạt chưa
mấy rõ ràng. Ông đã nhuận sắc góp phần nâng cao nội dung và nghệ thuật, cắt gọt
cho hoàn chỉnh từ 3774 câu xuống còn 2054 câu. Ngoài việc cắt đi một nửa, họ
Phạm không bổ sung chi tiết, sự kiện một cách mơ hồ, không xác thực mà sắp xếp
lại cho gọn, mạch lạc và thông suốt. Bài diễn ca hiện nay lời lẽ trau chuốt, ý nghĩa
súc tích, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu… đạt giá trị cao phần lớn do tài năng của
người nhuận sắc. Diễn ca cuối cùng thành tác phẩm có 2054 câu lục bát và đặt tên
là Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca.
Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca còn được Phan Đình Thực và một số người nữa
nhuận chính nhưng không có gì quan trọng rồi được hiệu Trí Trung đường ở Hà Nội

khắc in lần đầu (của Nguyễn Huy Trứ).
1.2.2 Nội dung Đại Nam quốc sử diễn ca
Một bản diễn ca về sự hình thành và sụp đổ của các vương triều lịch sử, có
nhiều cách để phân chia bố cục. Ở đây tôi chọn lối phân chia theo mốc thời gian mà
tại thời điểm đó diễn ra những sự kiện lịch sử có liên quan đến sự hưng vong, hay
thay đổi của các triều đại. Dọc tác phẩm 2054 câu lục bát diễn ca được phân chia
thành 16 phần với mỗi phần là sự suy thịnh một thời đại hay một sự kiện lịch sử

Trang 10


diễn ra đánh dầu một bước ngoặc của sự hình thành hay sụp đổ của một vương
triều:
- (1) Nhà Hồng Bàng (2879 - 258 TCN): Nói về sự hình thành nhà nước đầu
tiên của dân tộc, lí giải cội nguồn các dân tộc Việt qua truyền thuyết Lạc – Âu.
- (2) Nhà Thục (258 – 207 TCN): đến đây vai trò Nhà nước Âu Lạc đã chấm
dứt vai trò lịch sử và thay vào đó là sự hình thành nhà Thục. Thục Vương chính là
Thục Phán. Giai đoạn này cũng thuộc truyền thuyết buổi đầu dựng nước và giữ
nước (truyền thuyết An Dương Vương).
- (3) Nhà Triệu (207 – 111 TCN). Triệu Đà sau cướp ngôi đã xưng vương,
lập ra nhà Triệu, đóng đô ở Phiên Ngu (địa danh này ngày nay đã thuộc tàu). Nhà
Triệu trải qua các đời vua, sau Triệu Đà là Triệu Văn Vương, Minh Vương, Dệ
Dương là đời cuối của nhà Triệu.
- (4) Nhà Hán và hai bà Trưng (111 TCN – 43 SCN). Giao Châu bấy giờ
trong thời kì cai trị nước tàu và sự nổi dậy hai chị em bà Trưng tại vùng đất Mê
Linh chống ách đô hộ nhà Hán vào năm 40 SCN.
- (5) Giao Châu thời Bắc thuộc (43 – 544). Thời gian này nước ta thuộc tàu
lần hai (từ năm 44 – 187) với sự xâu xé các nước: Ngô, Ngụy, Tấn, Nam – Bắc
triều, Lương. Sau Lý Phần (trước là quan nước Lương) khởi binh đánh Lâm Ấp.
Xưng đế nước Nam.

- (6) Nhà Triệu, từ năm (519 – 571). Lý Phần “phút trở xe rồng”, Triệu
Quang Phục lúc này tay nắm trọng quyền và đoạt ngôi, lập ra nhà Triệu.
- (7) Nhà hậu Lý (571 – 603). Sau quyền hành cũng trở về tay nhà Lý (hậu
Lý là Lý Phật Tử, xưng Lý Nam Đế), đô ở Phong Châu.
- (8) Nhà Đường (603 – 905). Sau Lý Nam đế lên ngôi, nhà hậu Lý có cuộc
giáp binh với quân Tùy (tàu) tại Đô Long. Lý Nam đế thất bại từ đây nước ta thuộc
nhà Đường. Dưới sự cai trị quan lại “lắm kẻ tham tài” nhà Đường, nước ta chia
thành 12 châu.
Sự nỗi dậy chống áp bức, đô hộ của quân ta: Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
Kết thúc giai đoạn dẹp loạn này bằng cuộc khởi nghĩa của Cao Biền đánh dẹp Nam
Chiếu.

Trang 11


- (9) Nhà Ngô (906 – 966). Sau triều đại nhà Tùy, Đường hơn 300 năm.
Khúc Hiệu – con trai Khúc Thừa Dụ - tại Hồng Châu ( Hải Dương nay) đã khởi
nghĩa, đánh dẹp quân Hán.
Tiếp đó, Ngô Quyền phá quân Nam Hán, lập nên cơ nghiệp nhà Ngô vào
Năm 938 tại sông Bạch Đằng. Ông đặt lại tên gọi, chức tước và đặt ra những lễ nghi
mực thướt trong triều. Có thể nói từ đây nước ta chấm dứt chế độ Bắc thuộc dưới sự
đô hộ tàu hàng nghìn năm.
Nhưng chưa đầy sáu năm, Dương Tam Kha tiếm ngôi lộng quyền. May ra
con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập phục hưng lại cơ nghiệp Ngô.
- (10) Nhà Đinh – tiền Lê (967 – 1009). Chính trị nội bộ sau triều đại nhà
Ngô trở nên rối ren bởi sự lộng quyền của các triều thần vô chủ (mười hai sứ quân).
Đinh Bộ Lĩnh đứng ra dẹp loạn, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh. Lấy hiệu Vạn
Thắng, quốc hiệu Thái Bình, tên nước Đại Cồ Việt, thành Tràng An. Ông là vị vua
đầu tiên và duy nhất nước ta có cách nhìn mới về việc trong nội cung: bình đẳng
quyền hành và chức vị của các bà vợ (phong 5 hoàng hậu).

Thời tiền Lê: Lê Hoàn tiếp chánh từ sau thiếu đế Đinh Toàn lên ngôi, lấy tên
Lê Đại Hành. Ông là một vị vua ngu muội, hoang phí “trong mê tửu sắc ngoài nồng
hình danh”. Thời cai trị của ông cũng là lúc lịch sử ta ghi thêm những hình phạt
kinh khiếp nhất: thủy lao, bào lạc, đao sơn, kiếm thọ… Lê Đại Hành trị vì được bốn
năm.
- (11) Nhà Lý (1010 – 1225). Trước sự bất lực, vô tài của Lê và được lòng
người, trí tuệ sáng suốt, thông thái Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý. Ông cải
hiệu Thuận Thiên, tên thành Thăng Long. Đất nước thời ông trị vì yên ổn, thái bình.
Các nước lân cận cũng hòa hữu (Chiêm Thành, Chân Lạp, Tống,…). Các đời Lý
thịnh trị như: Lý Thái Tổ, Thái Tông, Thần Tông.
- (12) Nhà Trần (1226 – 1340). Sau tám đời vua nhà Lý, đời thứ chín là Lý
Chiêu Hoàng, Vì là phận nữ nhi nên bà nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó
nhà Trần thành lập. Vua Trần tuổi nhỏ nên mọi quyền hành tập trung vào tay cựu
thần Trần Thủ Độ “phú cho Thủ Độ chuyên quyền trị quân”. Đất nước thời này
tương đối ổn định. Trọng đường tư văn, học vấn.

Trang 12


Quân Mông Cổ tràn sang xâm lược, tướng Trần là Trần Hưng Đạo lãnh binh
đánh dẹp và ba lần chiến thắng.
Nhưng những đời sau của nhà Trần từ năm 1341 – 1400, từ sau Trần Dũ
Tông nối ngôi (ông ngồi ngôi 28 năm, đổi tên hiệu của đất nước hai lần: Thiệu
Phong và Đại Trị). Vì kém tài, vô dụng, chỉ cờ bạc vui chơi suốt ngày nên đất nước
thời ông hỗn loạn “chị em chung chạ loạn bề đại luân”. Trong nước thì Dương Nhật
Lễ tiếm vị, bên ngoài Chiêm Thành ngấp nghé. Trong ngoài hỗn đồng. Các vua
Trần đời sau từ Dụ Tông, Duệ Tông, Phế Đế,.. đều bạt nhược, bất tài để mất sự
nghiệp.
- (13) Nhà Hồ (1400 – 1418). Lợi dụng sự non trẻ, thế cô sức yếu của ấu chủ
Trần Thuận Tông, Lê Quý Ly cướp ngôi. Đổi họ Hồ (Hồ Quý Ly), cải hiệu Đại

Ngu.
Quân Minh mượn cớ phục Trần sang xâm lược. Hồ Quý Ly thất thế. Nhà
Minh cai trị và đưa ra nhiều chính sách khắc nghiệt “chia phủ huyện, đặt quân
quan, cỏ cây đều phải lầm thang hội này”.
Giản Định đế đứng ra lãnh đạo chống lại ách thống trị nhà Minh, rồi đến
Trần Trùng Quang … lần lượt thất bại. Quân Minh chiếm Đại Việt (quốc danh nước
ta thời này) và đưa ra những chính sách khắc nghiệt đến cực độ “thuế tơ thuế tóc
tham cầu/ mỏ vàng mỏ bạc trưng thâu cũng nhiều./ Săn bạch tượng hai hồ tiều/
mua châu cấm muối lắm điều hại dân…”.
- (14) Nhà Lê trung hưng (1410 – 1526). Khai tiên nhà hậu Lê là Lê Lợi.
Ông lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh (tướng giữ thành bên nhà
Minh là Vương Thông). Sau tình hình bất ổn, Vương Thông đưa Trần Cảo lên ngôi
nhưng Lê Lợi đánh bại Minh, lật đổ Trần Cảo và lập nên nhà Lê 1428. Lê Thái Tổ
lên ngôi lấy hiệu Thuận Thiên. Ông thực hiện các chính sách chăm lo phát triển đất
nước mà trước hết là chính sách giáo dục “dựng nhà học, mở khoa thi”. Đất nước
phát triển cho đến thời Túc Tông (tức Lê Hoàn, con vua Lê Hiển Tông) thì suy
thoái, Uy Mục nối ngôi cũng trị vì đất nước với tầm nhìn hạn hẹp và tầm thường
nên dẫn đến tình trạng đất nước sa đà, tụt hậu. Binh loạn, phía ngoài có Trần Cảo,
trong thì Duy Sản. Triều đình nhà Lê suy vong.

Trang 13


- (15) Nhà Mạc (1527 – 1592) Quyền hành Nhà Lê bấy giờ phần lớn tập
trung vào tay Mạc Đăng Dung. Hắn ép vua Lê Chiêu Tông phải thoái vị và thành
lập nhà Mạc. Triều đại nhà Mạc hèn yếu, cống nạp lễ hậu cho Minh để giữ nghiệp
nhà. Nối ngôi Mạc Đăng Dung là Đăng Doanh cũng một tên hôn quân.
Những triều thần trung nghĩa nhà Lê khởi binh phục tiền triều (đứng đầu
cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Kim). Sau con rễ Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đem quân
ra bắc. Cuộc nội loạn phân tranh nam bắc từ đây mà lớn mạnh. Đất nước chia cắt

làm hai miền: đàng trong chúa Trịnh, đàng ngoài vua Mạc. Phía Nam Trịnh Tùng
giành ngôi, phía bắc nhà Mạc suy, cựu thần Lê trung hưng phục quốc,… Đất nước
vẫn trong sự chia cắt với hai chính quyền, hai chế độ chính trị khác nhau. Xâu xé và
tranh hành cho đến cuối thời Lê.
Giữa lúc đất nước phân tranh, nhiều đàng vụ lợi. Nguyễn Hữu Chỉnh mượn
tay người tây đánh Trịnh. Nguyễn Huệ với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” đã lãnh
đạo nghĩa quân Tây Sơn tiến ra bắc dẹp loạn bọn đồ đảng Trịnh chúa (Nguyễn Hữu
Chỉnh). Đại công cáo thành, Nguyễn Huệ không xưng đế mà tiếp phò nhà Lê, lập
Lê Duy Khiêm lên ngôi, lấy niên hiệu là Lê Chiêu Thống.
Sau bình ổn ở Bác Hà, Nguyễn Huệ kéo quân về Nam. Bấy giờ vua Lê Chiêu
Thống gọi Hữu Chỉnh ra đánh dẹp dẫn đến việc lộng quyền của hắn.
- (16) Nhà Nguyễn Tây Sơn (1787 – 1802). Ba anh em nhà Nguyễn (Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) cùng khởi công đánh bại quân Lê Chiêu Thống.
Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung. Quân Thanh xâm lược nước ta
vua Quang Trung đại phá quân Thanh và giành được chiến thắng. Tôn Sĩ Nghị cùng
Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu sinh. Đây là sự kiện kết thúc của
ĐNQSDC.
1.2.3 Nghệ thuật và giá trị tác phẩm ĐNQSDC
Toàn bài diễn ca là bức tranh hoành tráng có thời gian, không gian và diễn
biến sự kiện của các triều đại lịch sử một dân tộc, tác giả tạo dựng bằng những thủ
pháp nghệ thuật cơ bản sau:
- Nổi bật nhất trong tác phẩm này là nghệ thuật về từ ngữ: từ HV được dùng
đạt số lượng tối đa trong một tác phẩm văn nôm mà “xưa nay chưa từng có” trong
thể thơ dân tộc truyền thống như thế này. Nhưng không vì thế mà tác phẩm khô

Trang 14


khang, khuôn phép ngữ nghĩa. Từ HV trong này được các tác giả vận dụng luân
chuyển vị trí HV – HV, HV – Việt, Việt - HV hài hòa khéo léo, mức độ Việt hóa

cao nên dễ hiểu, dễ nhớ. “Bản ý của người soạn là làm bài vè về quốc ngữ để cho
mọi người, mọi giới đọc được và thích ý dễ nhớ. Thế cho nên mục đích của bản sử
này là phổ thông cho mọi người bình dân chứ không phải giành cho giới khảo cứu”
[ĐNQSDC; 25].
- Giọng điệu, âm hưởng: bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là âm hưởng hào
hùng, sôi động bởi sự có mặt ở một tần số dày đặt từ HV. Tạo một không gian rộng
lớn, hào hùng và hoành tráng từ chất liệu chính là ngôn từ và giọng điệu hào sản
dân tộc tự cường thể hiện qua thể thơ truyền thống dân tộc.
- Vì là một nhà nho, chịu ảnh hưởng của nền Hán học nên việc vận dụng điển
cố điển tích văn học vào sáng tác là lẽ tự nhiên. Nhưng ở đây hai tác giả của chúng
ta không lạm dụng điển để phơi bày sự uyên thâm Hán học mà điển được dùng ở
mức “điểm” cũng như GS Hoàng Trọng Hãn nhận định các tác giả “dùng tiếng,
mượn điển một cách chính xác, gọn gàng”.
- Nếu chỉ đơn thuần là khúc diễn ca về lịch sử của một dân tộc thì dù lịch sử
dân tộc đó có “chấn động” hay nhiều yếu tố hấp dẫn bạn đọc đến đâu thì cũng
không qua những gam màu huyền thoại mà tác giả dặm tô cho khúc diễn ca ấy thêm
phần sinh khí; các nhân vật lịch sử như trở nên sống động, mang dáng vấp anh hùng
sử thi mạnh mẽ:
“Thân chinh xe ngựa trì khu
Phá Sa Động, bắt Man tù Ngụy Phang”
(Lý Thường Kiệt đánh Chiêm phá Tống)
“Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”
(Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng)
“Chương Dương một trận phong đào
Kìa ai cướp giáo ra vào có công?
Hàm Quan một trận ruỗi giong
Kìa ai bắt giặc oai phong còn truyền



Trang 15


Bạch Đằng một cõi chiến tràng
Xương bày trắng đất máu màng đỏ sông”
(Trần Hưng Đạo phá quân Mông Cổ)
“Vú dài ba thước vắt lưng
Cưỡi voi lộng lẫy bên rừng trổ ra”
(Bà Triệu đánh trận)
-. Nhưng nói chung, tác phẩm khá súc tích và sinh động. Những đoạn kể về
các nhân vật lịch sử chứa âm điệu hào hùng, phản phất hơi sử thi thời cổ đại (Ngô
Quyền, hai bà Trưng, bà Triệu, Tô Hiến Thành…).
- Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca được viết bằng thể thơ lục bát. Cả lịch sử mấy
nghìn năm hào hùng máu xương và chiến tích anh dũng của biết bao anh hùng dân
tộc được gói trọn trong hơn hai nghìn câu thơ ngắn ngủi thì hẳn không thể tránh
khỏi sự sơ lược. Đối với những giai đoạn nào có sử liệu phong phú thì viết dài, chi
tiết hơn, hay ngược lại giai đoạn kém sử liệu, sự kiện lịch sử không để lại gì đáng
kể cho dân tộc… thì có thể lược bớt để tránh dài dòng khó nhớ. Ví dụ Ngô Quyền
phá quân Nam Hán, một chiến tích hào hùng và đáng tự hào dân tộc nhưng cứ liệu
hạn chế nên tác giả chỉ vài dòng “phác thảo” trận đánh, chưa tôn được sự oai hùng
vị tướng Ngô. Đến với nhà Lý 1010 tác giả ghi chép rõ ràng như kể lại bằng văn
xuôi một thời. Vừa có sáng suốt lại vừa thiển cận của Lý Thái Tổ: sáng suốt trong
cai trị thánh minh, từ việc chia lại đơn vị hành chính cho trật tự đến việc định thuế
phân minh,… Nhưng bên cạnh đó, vì xuất gia từ cửa thiền nên mê tín dị đoan, say
thiền, vui đạo… dẫn đến sự bất hòa trong hoàng thất. Và vâng vâng..).
Tựu chung lại, bản diễn ca lịch sử hoành tráng này như một bức tranh thủy
mặc, nhìn xa đẹp nhưng cận cảnh thì ít nhiều sơ suất bởi tranh thủy mặc luôn đi
theo nét phát thảo riêng mà quy luật tự nhiên vốn dành cho nó. Nhưng không vì vậy
mà chúng ta đánh giá thấp hay hiểu một cách bộp chộp, nông cạn làm mất đi giá trị
lịch sử, giá trị hiện thực mà tác phẩm chứa đựng. Một đám rêu con có bám cũng

không thể làm mục vỏ thuyền, suy cho cùng đây cũng là việc hết sức bình thường
của tác giả thể hiện sự tôn trọng trong quá trình bảo lưu những sự kiện lịch sử dân
tộc. Chính sự thật này càng làm tác phẩm có thêm một giá trị, đó là giá trị trung
thực.

Trang 16


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TỪ HÁN VIỆT TRONG
TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm từ Hán Việt
Để làm nên sự đa dạng trong phong cách giao tiếp cũng như những nhu cầu
về ngôn ngữ Tiếng Việt (định danh, giao tiếp, thuật ngữ chuyên môn cho ngành
nghiên cứu.v.v…) ta, một phần quan trọng từ lớp từ Hán Việt. “Bởi mượn nội dung
hay nói cách khác, sự du nhập khái niệm mới là một nhu cầu tất yếu của bất kì một
ngôn ngữ nào” [Nguyễn Văn Khang; 95]. Không xa lạ trong cách gọi “từ Hán Việt”
để nhằm hướng tới nguồn gốc vay mượn từ tiếng Hán mà từ Hán Việt đã đi sâu vào
chiều sâu ngôn ngữ Tiếng Việt ta, hòa trộn trong từng lời ăn tiếng nói thường ngày,
cùng bình đẳng trong cách sử dụng và tần số xuất hiện trong các văn bản để khẳng
định vị trí, tầm quan trọng cho sự góp mặt của lớp từ này.
Về vấn đề khái niệm từ Hán Việt, thuật ngữ này (từ Hán Việt) đã làm không ít
tác giả gặp khó khăn trong việc định nghĩa chính xác, rõ ràng và đúng với tên gọi
của nó. Các tác giả đứng với những quan điểm lập trường cũng như góc nhìn khác
nhau nên đưa ra những định nghĩa cũng như cách giải thích, chứng minh khác nhau,
điển hình một vài tác giả như:
- “Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, được đọc theo âm Hán việt”
– Nguyễn Thiện Giáp (1985).
- Đứng từ góc nhìn từ nguồn gốc của ngôn ngữ, có tác giả từng định nghĩa từ
Hán Việt như sau: “Tất cả từ mượn Hán đi vào ngôn ngữ tiếng Việt ta đều là từ
Hán Việt”.

- Theo tác giả Trương Chính, “từ Hán Việt là lớp từ chỉ những từ Hán có cách
đọc Hán Việt (thông qua hệ thống âm đọc Hán Việt trong Tiếng Việt) mà những từ
đó đã được nhập vào Tiếng Việt, được sử dụng trong nhiều phong cách Tiếng Việt”.

Trang 17


Ngay ở bản thân tên gọi “từ Hán Việt” (HV) cũng là một vấn đề phức tạp với
những quan niệm, ý kiến giải thích khác nhau cho định nghĩa thế nào là từ Hán
Việt. Điều này làm nên cái khó ban đầu cho sự khảo sát và phân loại của chúng tôi.
Bởi xét từ nguồn gốc, thoạt nghe tên gọi “từ Hán Việt” chắc không ít người nghĩ nó
ắt hẳn có từ nguồn Hán ngữ. Chẳng hạn, không ít ý kiến cho rằng các từ như tượng

象, trúc 竹,mộng 梦,tân lang 槟 榔...các từ chỉ khoa học – kĩ thuật hiện đại:
kinh tế, câu lạc bộ, bảo hiểm, chất lượng, dân chủ, điện thoại, giao thông, hoàn
cảnh, kiên trì, lao động, năng lực, dân quyền, phát minh, phục vụ, sáng tác, thể dục,
tiến triển, trừu tượng, tư tưởng, văn minh, xuất phát, ý nghĩa… nghiên cứu nguồn
gốc từ Hán Việt mà kết quả cuối cùng lại kết luận nó xuất phát từ tiếng Nhật (768
mục từ trong Hiện đại Hán ngữ tự điển , Sử Hữu Vi, tr 70).
Ranh giới nào ngăn rõ để phân biệt các tên gọi giữa chúng hay nói cách khác,
làm sao nhận diện đúng từ nào là từ HV. Bởi bên cạnh tên gọi từ HV trên, còn có
các khái niệm tương đương như: từ Hán Việt cổ (HVC), tiền Hán Việt (THV), từ
Hán cổ (HC), từ Hán Việt Việt hóa (HVVH), hậu Hán Việt (HHV). Đối với những
người đã biết, đã hiểu rồi thì thủy chung, thủy thủ, sơn nữ, gia nhân, nữ hoàng, anh
hào, quần hùng, tài sắc, cam thảo, danh nhân, mục tử, cô thôn, phong thủy, thiên
thần, đài trang, đài các, thành trì, ngư ông, phương thảo, huyền diệu, quang minh,
hoàng hôn, hư vô, oán, thành cừu, định phận, khuynh thành, cất quân, thủ thành,
sát nhân, lập hậu, thủy triều, nhân khẩu, sơn thần, lâm sản, khuất tất, luân thường,
cơ mưu, môn đăng hổ đối, hồng diệp xích thằng, thương hải tang điền, hồng, xích,
bạch, bách, niên, lão, ấu, cô, thác, hoàng, hùng, hoa, bút, tập, mục, thị, nhi, điền,

chí… có thể nhanh chóng và dễ dàng xác định đây là từ HV. Những từ như cải, cởi,
cá, chén, buồng (phòng), bùa (phù), chiếu, buồm (phàm), bè (phù), mùa (vụ), đìa
(trì), bia (bi), nôm (nam), hộp (hạp), đời (đại), chúa (chủ), lừa (lư), cờ (kì), thơ (thi,
), buông (phóng), buộc (phọc), múa (vũ), nộp (nạp), khoe (khoa), chua (chú), chứa
(trừ), dời (di), mong (vọng), cởi (giải), tiệc (tịch),… là từ HVC (tiếng Hán trước
thời Đường).
Tồn tại không ít những băn khoăn làm nên tiêu chí để chúng tôi chọn lựa định
nghĩa thích hợp về từ Hán Việt:

Trang 18


- Một là, về nguồn gốc: theo tôi không thể phủ nhận từ HV xuất phát từ chữ
Hán. Bởi nó là một bộ phận chữ Hán theo sự phát triển chung của ngôn ngữ loài
người mà tiến ra bên ngoài giao thoa với ngôn ngữ khác (ở phần sau sẽ chi tiết hơn),
nếu “điều kiện” thuận nó sẵn sàng “ở lại” để làm nên thành tố góp phần cho sự hoàn
thiện (đầy đủ) của ngôn ngữ ở mảnh đất mà chúng “du ngoạn”. Đại Việt ta bấy giờ
(cả khi trước đấy, chung cộng đồng Bách Việt) đất rộng người thưa mà điều đặc
biệt là tiếng nói, chữ viết dân tộc lại có phần hạn chế nên sự có mặt của từ Hán bây
giờ như một đội quân bổ sung vào hàng ngũ quân đội làm nên sức mạnh quốc gia.
- Hai là về chức năng ngôn ngữ, từ HV (gồm đơn vị từ và thành ngữ) có thể:
“được sử dụng trong Tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp”.
Nghĩa là mọi chức năng của từ vựng tiếng Việt thì từ vựng HV đều được có: chức
năng tạo câu, định danh cho sự vật, hiện tượng,… Đương nhiên phải phân biệt cho
được những khái niệm đơn vị gần nhau như hình vị, âm tiết (hay còn gọi là tiếng) và
từ trong câu. Đối với ngôn ngữ đơn lập, không biến hình từ như tiếng Việt thì ba
đơn vị nêu trên phần lớn là đồng nhất, một số từ thì chỉ đồng nhất về hình vị và âm
tiết, vì một từ không phải lúc nào cũng là một tiếng (một âm tiết hay một hình vị).
Nhưng còn tiếng Hán, dù thuộc ngôn ngữ đơn lập, không biến hình nhưng hình vị
và từ là hai khái niệm với một khoảng cách phân biệt sử dụng khá lớn. Nếu ở từ HV

là một thành tố từ vựng hoàn chỉnh, có khả năng độc lập và chức năng như từ trong
tiếng Việt thì một hình vị từ HV sẽ không được hưởng chức năng và khả năng hoạt
động trong ngôn ngữ bản địa như thế. Ví dụ như từ “vân, hà, phong”, chúng ta có
thể dùng kết hợp với một yếu tố Hán Việt khác để tạo từ hoàn chỉnh (phù vân chỉ
áng mây bay, sơn hà chỉ sông núi, đất nước, xuân phong là làn gió ấm áp của mùa
xuân.v.v… ) chứ không thể để nguyên mà sử dụng như từ (không ai nói hay viết
“vân bay, tôi thích ngắm hà, hay phong hôm nay sao mát!).
- Điều cuối cùng, về tần số xuất hiện, từ HV là từ “có ít nhất một lần được sử
dụng trong Tiếng Việt”. Bởi đơn giản, lần “ít nhất” đó là nó đã xuất hiện trong văn
bản mà tôi sẽ tiến hành khảo sát dưới đây (ĐNQSDC).
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, góc nhìn hay cứ liệu lịch sử khác nhau mà
những khái niệm về từ HV ở các tác giả chưa được thống nhất. Ở đây chúng tôi
không phản đối quan niệm của tác giả nào nhưng theo đúng yêu cầu cần đạt đến

Trang 19


×