Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

hội kín ở nam kỳ (đầu thế kỷ xx – năm 1918)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM LỊCH SỬ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Đề tài:

HỘI KÍN Ở NAM KỲ
(ĐẦU THẾ KỶ XX – NĂM 1918)

Cán bộ hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. ĐẶNG THỊ TẦM

Lê Minh Thuận
Mssv: 6095974
Lớp : Sƣ Phạm Lịch Sử K35

Cần Thơ - 05/2013


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................3
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:. ........................................................................................ 6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:.......................................................................................... 8
5. Cấu trúc luận văn: ..................................................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn: ............................................................................................ 9
PHẦN NỘI DUNG:.............................................................................................................. 10

Chƣơng 1: Những tiền đề cho sự ra đời của các hội kín ở Nam Kỳ: ....................... 10
1.1 Ý thức hệ Nho giáo sụp đổ, tƣ tƣởng tín ngƣỡng Phật giáo, Đạo giáo đƣợc thay thế
trong cuộc đấu tranh nhân dân chống Pháp đô hộ: ....................................................... 10
1.1.1 Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm
lƣợc: ........................................................................................................................... 10
1.1.2 Tín ngƣỡng Phật giáo và Đạo giáo thay thế Nho giáo trong phong trào
chống Pháp của nhân dân: ........................................................................................... 11
1.1.3 Tƣ tƣởng ma thuật, phù thủy ngày càng phát triển: .................................. 14
1.2 Vai trò của các Đạo sĩ Thất Sơn và các hệ phái có liên quan:................................. 15
1.2.1 Các Đạo sĩ vùng Thất Sơn: ...................................................................... 15
1.2.2 Bửu Sơn Kỳ Hƣơng và hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa: ................................. 17
1.3 Những cuộc khởi nghĩa chống Pháp mang đậm màu sắc tôn giáo thần bí cuối thế
kỷ XIX: ...................................................................................................................... 22
1.3.1 “Tứ Kiệt ” ở Tiền Giang (1868-1871): ..................................................... 22
1.3.2 Quản cơ Trần Văn Thành và khởi nghĩa Bảy Thƣa (1873): ...................... 23
1.3.3 Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Ong và Võ Văn Khả (1877-1879): .............. 26
1.3.4 Các cuộc khởi nghĩa khác: ....................................................................... 27
Chƣơng 2: Nguồn gốc và đặc điểm của các hội kín ở Nam Kỳ: .............................. 31

2.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển: ........................................................................ 31
2.2 Đặc điểm của các hội kín ở Nam kỳ: ..................................................................... 34
-1-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

2.2.1 Tên gọi, mục đích: ................................................................................... 34
2.2.2 Thành phần tham gia, tƣ tƣởng chủ đạo, lề lối và hệ thống tổ chức: .......... 37
2.2.3 Về tổ chức của hội kín: ............................................................................ 39
Chƣơng 3: Hoạt động của các hội kín ở Nam Kỳ: ................................................... 51
3. 1 Hoàng đế Phan Xích Long và vụ phá Khám Lớn: ................................................. 51
3.1.1 Hoàng đế Phan Xích Long:...................................................................... 51
3.1.2 Đặt bom tại Sài Gòn – Chợ Lớn (1913) và vụ phá Khám Lớn Sài Gòn
“giải cứu đại ca” (1916): ............................................................................................. 57
3.2 Những hoạt động chống Pháp của các hội kín ở Nam kỳ: ..................................... 61
3. 2. 1 Phong trào hội kín ở Biên Hòa: .............................................................. 62
3. 2. 2 Phong trào hội kín Tiền Giang: .............................................................. 65
3. 2. 3 Hoạt động hội kín ở Bến Tre: ............................................................... 67
3. 2. 4 Hoạt động của các hội kín khác: ............................................................ 68
3. 3 Đấu tranh chống bắt lính sang Pháp: .....................................................................69
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 68
PHỤ LỤC ẢNH ......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79

-2-



Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp không chỉ là kết quả của những năm học tập và rèn luyện
dƣới mái trƣờng đại học, mà còn là sự thử sức ban đầu của sinh viên trên con đƣờng
nghiên cứu khoa học.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô trong Bộ môn Sƣ phạm Lịch sử đã truyền đạt những kiến thức cần thiết cho em
trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô Đặng
Thị Tầm – Cán bộ hƣớng dẫn, cô đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong việc hoàn
thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Học Liệu Trƣờng Đại học Cần
Thơ, Thƣ viện Khoa Sƣ phạm Trƣờng Đại học Cần Thơ, Thƣ viện Thành phố Cần Thơ
đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong việc thu thập tài liệu.
Em cũng không quên gửi lời cám ơn đến những ngƣời bạn của em đã đóng góp
ý kiến, động viên để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân đến cha mẹ em, đã luôn yêu thƣơng, hỗ trợ mọi
mặt tinh thần và vật chất để em có đƣợc kết quả học tập nhƣ ngày hôm nay.
Do đây là một đề tài ít đƣợc nghiên cứu, nguồn tƣ liệu còn hạn chế, và do đây là
bƣớc đầu nghiên cứu khoa học nên dù bản thân đã có nhiều cố gắng song chắc chắn đề
tài vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến để đề tài
ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


Lê Minh Thuận

-3-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Tam điểm ám tàng cách mệnh tông
Nhập ngã Hồng môn mạc thống phong
Dưỡng thành nhuệ thế tùng cừu nhật
Thệ diệt Thanh triều nhất tảo không.”
Những lời thơ phảng phất mùi kiếm hiệp Kim Dung nghe giữa thế kỷ XXI ắt
lắm nhiều ngƣời ngỡ ngàng tƣởng nhƣ đang xem phim bộ Hồng Kông. Ấy vậy mà đó
lại là bài Tam Điểm Cách Mạng Thi, có thực cũng nhƣ bản thân của loại bang hội này.
Hội Tam Điểm hay Tam Hợp, Thiên Địa hội, Hồng Hoa hội đều là tên của một tổ chức
bí mật của Trung Quốc. Hội lập ra nhằm mục đích “Phản Thanh phục Minh”. Sự phát
triển ngấm ngầm nhƣng lan tỏa nhanh và rộng trên toàn thế giới theo bƣớc chân di dân
của ngƣời Hoa kiều tha hƣơng, đặc biệt là ở phía Nam Việt Nam, do yếu tố địa lý văn
hóa và cả việc thực dân Pháp có một thời cố tình dung dƣỡng vào cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ XX. “Hội kín” Thiên địa hội theo chân những di thần Trung Hoa nuôi hy vọng
“Phản Thanh phục Minh” sang Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII và đặc biệt lớn mạnh vào
cuối thế kỷXIX. Khi Tổng binh Mạc Cửu khai phá đất Hà Tiên, Dƣơng Ngạn Địch lập
Mỹ Tho đại phố, Trần Thƣợng Xuyên lập Nông Nại đại phố (Cù Lao phố) ở Đồng Nai,

kinh tế ngày càng phát triển, số lƣợng ngƣời đến lập nghiệp ngày càng đông thì ảnh
hƣởng của Thiên địa hội ở vùng đất phƣơng Nam cũng ngày càng sâu rộng.
Vào những năm trƣớc và trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cũng nhƣ trên
toàn quốc, ở Nam Kỳ, phong trào yêu nƣớc chống Pháp thiếu hẳn vai trò lãnh đạo của
một giai cấp, một tầng lớp khả dĩ vạch hƣớng và dẫn dắt một cách đúng đắn. Giai cấp
phong kiến cũng nhƣ tầng lớp sĩ phu đã dần tàn lụi sau khi Pháp hoàn thành xâm
chiếm Nam Kỳ. Giai cấp tƣ sản dân tộc cũng nhƣ giai cấp vô sản chƣa phát triển, chƣa
đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. Những ngƣời nông dân Nam Bộ vốn yêu nƣớc lại có
tinh thần thƣợng võ, bất khuất không thể chờ đợi, đã tự mình nổi lên theo ngƣời xƣớng
nghĩa để dẫn dắt họ tranh đấu. Và họ đã bắt gặp “Thiên Địa hội” của những ngƣời Hoa
kiều nhƣ một cứu cánh trong việc tổ chức phong trào chống Pháp lúc bấy giờ. Việt hóa
Thiên Địa hội thành những tổ chức bí mật “hội kín” với khẩu hiệu “Phản Pháp phục
Nam”. Trong những điều kiện đó, phong trào hội kín hình thành và phát triển mạnh mẽ
-4-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

ở hầu khắp Nam Kỳ lục tỉnh thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Phong trào gồm
nhiều tổ chức nhƣ : Nghĩa Hoà hội, Duy Tân hội, Thị Bình hội, Phục Hƣng hội, Ái
Quốc hội... Mỗi hội có một phƣơng thức tổ chức và phƣơng pháp hành động ít nhiều
khác nhau, nhƣng giữa các hội lại có sự đoàn kết, yêu thƣơng, tin cậy lẫn nhau, chung
lòng chung sức đánh giặc ngoại xâm vì nghĩa lớn. Trong những năm 1913-1916, hoạt
động của các hội về cơ bản là tập hợp lực lƣợng, rèn luyện hội viên và đấu tranh có
tính chất chính trị hơn là quân sự. Hình thức đấu tranh là chống việc thực dân Pháp và
tay sai bắt thanh niên làm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Ngƣời nông dân Việt Nam coi việc bắt lính, bắt phu phục vụ cho chiến tranh đế quốc
nhƣ một thứ “thuế’, mà sau này chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “thuế máu”. Tiêu biểu
nhất trong các tổ chức hội kín ở Nam Kỳ đó là hội kín của Phan Xích Long và sự kiện
phá Khám Lớn Sài Gòn 1916.
Nói tới hội kín ở Nam Kỳ, không thể quên các Đạo sĩ vùng Thất Sơn và các
giáo phái nhƣ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Minh Sƣ đã từng làm cho
bọn thực dân lo sợ. Đây là tôn giáo hơi khác thƣờng, tu học có vẻ bí mật. Nhƣng bên
trong luôn chứa đựng những hội kín, tổ chức hoạt động và tƣ tƣởng cho hội kín góp
phần thu hút nhân dân tham gia vào trong hội.
Trên mảnh đất Nam kỳ Lục tỉnh hồi cuối thế kỷ XIX đầu XX chúng ta nên phân
biệt hai loại phong trào “Thiên Địa hội” khác nhau. Trƣớc tiên, là một vài cuộc tranh
chấp về “hội kín” giữa ngƣời Hoa kiều. Những vụ đâm chém đổ máu này không dính
dáng gì đến việc kháng Pháp, có thể là những mâu thuẫn từ lúc còn ở Trung Hoa hoặc
giành độc quyền mua bán, giành địa bàn hoạt động gây ảnh hƣởng cá nhân, tuy lấy
danh nghĩa bên ngoài là chống Pháp. Chẳng hạn nhƣ ở Gò Công, Bạc Liêu, Sóc Trăng
là những nơi mà “Thiên Địa hội” của ngƣời Hoa kiều hoạt động mạnh, những Kèo
Xanh, Kèo Đỏ, Kèo Vàng, không ai không biết tiếng. Những tổ chức này thƣờng
xuyên chém giết lẫn nhau, cƣớp bóc, ép buộc những ngƣời dân thƣờng vào hội. Làm
cho nhiều ngƣời dân sợ hãi, chính quyền thực dân cũng dựa vào điều đó mà trấn áp các
tổ chức hội kín hoạt động chống Pháp lúc này.
Bên cạnh những nhóm Thiên Địa hội “lạc đạo” nói trên, còn rất nhiều phong
trào khác do ngƣời Việt nắm đƣờng lối chính trị, mô phỏng theo cách tổ chức Thiên
Địa hội bên Trung Hoa, áp dụng cụ thể trong hoàn cảnh Nam kỳ Lục tỉnh để chống
Pháp. Bên cạnh vụ Phan Xích Long, còn nhiều phong trào khác quy mô nhỏ bé hơn
-5-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm


Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

nhƣng có chiều sâu đƣợc xây dựng lâu ngày, hoặc là dƣ âm vẫn còn mặc dù phong trào
bị dập tắt. Vì vậy, đề tài nghiên cứu sẽ giúp những ngƣời thích tìm hiểu về lịch sử cận
đại Việt Nam hiểu rõ hơn về sự hình thành tƣ tƣởng, tổ chức và hoạt động của những
tổ chức hội kín ở Nam Kỳ của ngƣời Việt với mục đích chống Pháp. Hội kín ở Nam
Kỳ nhƣ là một hơi thở sau cùng của phong trào Cần Vƣơng, nó thất bại vì sự hạn chế
giai cấp, hạn chế tƣ tƣởng, lấy bùa chú, ma thuật mà chống với súng đạn, tàu đồng.
Tuy nhiên, thông qua điều đó càng thể hiện rõ hơn lòng yêu nƣớc sâu đậm của những
ngƣời dân Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Qua việc tìm hiểu về thời kỳ lịch sử này nhằm góp phần làm sáng tỏ những hoạt
động yêu nƣớc chống Pháp của các tổ chức hội kín ở Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX. Và để có cái nhìn đúng đắn hơn về cái vỏ bọc ma thuật, phù thủy nhƣng bên
trong lại là một bầu nhiệt huyết chống giặc ngoại xâm của các hội kín. Thông qua đó,
góp phần giáo dục lòng biết ơn, sự tôn kính của học sinh đối với bậc tiền nhân nên tôi
chọn đề tài: “Hội kín ở Nam Kỳ (Đầu thế kỷ XX – năm 1918)” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Với đề tài này đã có các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy chƣa có công
trình nào đầy đủ và hoàn chỉnh về vấn đề này, song qua một số công trình nghiên cứu,
những bài viết trên các tạp chí, sách, báo điện tử, giúp chúng ta có thể hình dung đƣợc
phần nào các hoạt động của các hội kín ở Nam Kỳ trong những năm cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tiếp cận với các
công trình nghiên cứu sau:
- Ở trong nƣớc:
+ Sách:
1. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam: từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng Tám. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1973. Trong quyển sách này,
liên quan đến đề tài GS. Trần Văn Giàu đã trình bày rất rõ nét về sự thất bại của tƣ

tƣởng Nho giáo trong ý thức hệ phong kiến và giải thích sự phát triển của tƣ tƣởng
thần bí của Đạo giáo và Phật giáo.
2. Nguyễn Văn Kiệm, Lịch sử Việt Nam (Đầu thế kỷ XX-1918), quyển 3 tập 2. Nhà
xuất bản Giáo dục, 1979. Trong sách có đề cập đến phong trào chống Pháp của các
hội kín ở Nam Kỳ. Sơ lƣợc về nguồn gốc, thành phần, đặc điểm của một số hội kín
-6-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

ở Nam Kỳ.
3. Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997. Nhà văn Sơn Nam đề
cập đến Thất Sơn huyền bí, “Cảnh tiên” tại thế của các chiến sĩ Cần Vƣơng; tình
đoàn kết của những dân Nam Kỳ cũng nhƣ trong hội kín “Anh em kết nghĩa, hoạn
nạn tƣơng cứu, sanh tử bất li”.
4. Sơn Nam, Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam; Miền Nam đầu thế kỷ XXThiên Địa hội & cuộc Minh Tân. Nhà xuất bản Trẻ, 2004. Nhà văn Sơn Nam có đề
cập đến Thiên Địa hội ngƣời Hoa, về lịch sử, điều luật hội. Ông cũng có nghiên
cứu về một số tổ chức hội kín của ngƣời Việt và vụ Phan Xích Long.
5. Sơn Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang. Nhà xuất bản Trẻ,
2005. Ở phần “Lịch sử đất An Giang” này, Sơn Nam tập trung nghiên cứu các

khía cạnh: Từ các tỉnh, đạo Tứ Ân hiếu nghĩa, thành lập làng An Định ở Ba
Chúc; Tác động đầu tiên của thực dân Pháp…
+ Tạp chí:
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của Viện Khoa học xã hội, Viện sử học.
Tạp chí xƣa và nay, của Nxb Xƣa và Nay.

-

Một số công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài:

Cuốn “Các Hội Kín trên đất Annam” (Les Sociétés Secrètes en Terre d’Annam)
của tác giả G. Coulet dày 452 trang, đã đƣợc xuất bản vào năm 1927. Có thể nói tài
liệu mà G. Coulet nghiên cứu, mặc dù đây là những nhận định của một ngƣời Pháp,
nhƣng thông qua đây ta có thể hiểu rõ hơn về hội kín. Ông đề cập đến vai trò của bùa
chú, ma thuật, các “Thầy phù thủy”, nói về tại sao các yếu tố ma thuật, tôn giáo và
phàm tục lại hòa hợp với nhau trong các Hội Kín.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu một cách khái quát
và một mặt của hội kín. Chƣa đi sâu và phân tích rõ những mặt mạnh và yếu của hội
kín Nam Kỳ. Trên cơ sở kế thừa những công trình đi trƣớc, tôi tiếp cận ở những nét cơ
bản và sắp xếp lại một cách cụ thể, suy luận để đƣa ra nhận xét chính xác.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng của đề tài nghiên cứu là:
- Sự phát triển của các tƣ tƣởng thần bí, ma thuật trong phong trào đấu tranh chống
Pháp của ngƣời dân Nam Kỳ.
-7-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

- Thành phần, tổ chức và tƣ tƣởng chủ đạo của các tổ chức hội kín ở Nam Kỳ.
- Phan Xích Long và hoạt động của các hội kín ở Nam Kỳ.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Từ sau khi mất sáu tỉnh Nam Kỳ cho đến khi xảy ra vụ phá Khám
Lớn - Sài Gòn cứu Phan Xích Long. (Từ thập niên 60 của thế kỉ XIX đến năm 1916).
- Phạm vi không gian: sáu tỉnh Nam Kỳ mà tập trung ở: Biên Hòa, Sài Gòn, Tiền
Giang, An Giang, Bến Tre là địa bàn hoạt động mạnh của các hội kín.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi vận dụng phƣơng pháp lịch sử là chủ
yếu, kết hợp với phƣơng pháp logic và suy luận. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc vận dụng
trong việc khôi phục lại bức tranh lịch sử ở Nam Kỳ thời cận đại. Phƣơng pháp logic
giúp hệ thống hóa lại vấn đề, phƣơng pháp suy luận nhằm giải thích sự tồn tại lâu dài
của tƣ tƣởng thần bí, ma thuật của các hội kín trong phong trào chống Pháp của nhân
dân Nam Kỳ. Bên cạnh đó tôi còn vận dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
để từ đó rút ra kết luận của vấn đề.
5. Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần Dẫn luận, kết luận, phụ lục, đề tài chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những tiền đề cho sự ra đời của các hội kín ở Nam Kỳ:
1.1 Ý thức hệ Nho giáo sụp đổ, tƣ tƣởng tín ngƣỡng Phật giáo, Đạo giáo đƣợc
thay thế trong cuộc đấu tranh nhân dân chống Pháp đô hộ.
1.2 Vai trò của các Đạo sĩ Thất Sơn và các hệ phái có liên quan.
1.3 Những cuộc khởi nghĩa chống Pháp mang đậm màu sắc tôn giáo thần bí
cuối thế kỷ XIX.
Chƣơng 2: Nguồn gốc và đặc điểm của các hội kín ở Nam Kỳ.
2.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển.
2.2 Đặc điểm của các hội kín ở Nam kỳ.
Chƣơng 3: Hoạt động của các hôi kín ở Nam Kỳ:
3. 1 Hoàng đế Phan Xích Long và vụ phá Khám Lớn.
3.2 Những hoạt động chống Pháp của các hội kín ở Nam kỳ.
6. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
- Cung cấp nguồn tài liệu cho những ai quan tâm nghiên cứu đề tài này.

-8-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

- Phân tích đƣợc tác dụng của những tƣ tƣởng ma thuật, thần bí đƣợc các hội kín sử
dụng để kháng Pháp.
- Góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò cũng nhƣ hoạt động của các hội kín ở Nam Kỳ
trong phong trào chống Pháp giai đoạn này.
- Tạo tiền đề để so sánh và phân biệt với các tổ chức “hội kín” của những ngƣời Hoa
kiều không nhắm mục đích kháng Pháp mà cƣớp bóc, ức hiếp dân lành, tranh giành
quyền lợi chém giết lẫn nhau.

-9-


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI CỦA
CÁC HỘI KÍN Ở NAM KỲ
1.1 Ý thức hệ Nho giáo sụp đổ, tƣ tƣởng tín ngƣỡng Phật giáo, Đạo giáo đƣợc

thay thế trong cuộc đấu tranh nhân dân chống Pháp đô hộ.
1.1.1 Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo trong cuộc đấu tranh chống Pháp
xâm lƣợc:
Trong khi Pháp cƣớp ba tỉnh miền đông Nam kỳ thì sĩ phu, thân hào và tƣớng
lĩnh, đã cùng nhân dân kháng chiến một cách mạnh mẽ, bền bỉ, trái lại với ý chủ hòa
của triều đình để chuộc lại đất đã mất. Trong khi Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền tây
Nam kỳ thì chính ngƣời đại diện vào bậc nhất cho Nho giáo địa phƣơng lúc này là
Phan Thanh Giản, đã hạ bút ký tên giao đất cho Tây và yêu cầu quân dân ngừng kháng
cự vô ích. Sau đó, ông uống thuốc độc tự tử. Một số lƣợng lớn sĩ phu tổ chức cuộc tị
địa lần hai ra Bình Thuận1. Lúc này, những ngƣời dân yêu nƣớc bị mất đi chỗ dựa,
triều đình đã bỏ mặc ngƣời dân, các sĩ phu một số lớn cũng bỏ đi vì thế mà các cuộc
kháng chiến lúc bây giờ không còn mạnh nhƣ thời Cần Vƣơng. Lúc này uy thế của
giới sĩ phu không còn nhƣ trƣớc nữa, uy thế của triều đình cũng càng xuống thấp, cũng
vì vậy mà uy thế của Nho giáo, của ý thức hệ Khổng - Mạnh cũng giảm sút nhanh
chóng. “Khi ấy, vùng rừng U Minh, đã có người yêu nước chống Pháp tự xưng vương
chớ không nhằm khôi phục triều Nguyễn nữa. Ở Nam kỳ nói chung, ở miền đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng, hễ ý thức Nho giáo suy yếu, mà ý thức ấy ở Nam kỳ thì chưa
bao giờ mạnh như ở Bắc, ở Trung, thì các tư tưởng tôn giáo và các tín ngưỡng dị đoan
phát lên dường như cỏ mọc từ đất Tháp Mười và như dớn mọc từ đất U Minh”.
[5: 548]. Tƣ tƣởng tôn giáo và tín ngƣỡng dị đoan có thể chia làm hai hƣớng, một là
yêu nƣớc chống xâm lƣợc, và hai là rút về nội tâm, tu cho thân mình, cầu an, xa việc
đời. Trong thời kì lịch sử sau khi mất sáu tỉnh Nam kỳ cho đến chiến tranh thế giới lần
thứ nhất thì xu hƣớng yêu nƣớc chống Pháp tƣơng đối mạnh hơn xu hƣớng cầu an, ở
ẩn. Ngoài Bắc, trong những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào kháng Pháp ở đồng
1

Cuộc tị địa lần thứ nhất xảy ra khi ta mất ba tỉnh miền đông Nam kỳ, các sĩ phu xuống ba tỉnh miền Tây còn
lại.

- 10 -



Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

bằng sông Hồng dần dần đi xuống, lực lƣợng vũ trang yêu nƣớc bị địch từng bƣớc đẩy
lên trung du, thƣợng du, nơi có rừng núi hiểm trở, có lƣng dựa vào Trung Quốc, song
thƣa thớt dân cƣ. Đến năm 1895, triều đình nhà Thanh trở mặt ký hiệp ƣớc với Pháp,
nhìn nhận chủ quyền Pháp trên đất nƣớc Việt Nam. Nói một cách khác nhà Thanh
tuyên bố không ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nữa. Từ đó mà
phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp ở thƣợng du cũng dần xuống thấp. Bên cạnh
đó thì vẫn còn những cuộc khởi nghĩa chống Pháp dù thất bại nhƣng cũng đủ để sƣởi
lòng hy vọng của dân. Đó là phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám và
khởi nghĩa Hƣơng Sơn của Phan Đình Phùng. Đánh giá tình hình bọn thực dân Pháp
cho rằng thời kỳ bình định đang chấm dứt, sắp bắt đầu một thời kỳ khai thác lớn. Sự
thật ngọn lửa có xuống, nhƣng than vẫn hồng. Lòng dân vẫn sẵn sàng chống Pháp xâm
lƣợc, nhƣng ý thức hệ Nho giáo phong kiến thì dần mất chỗ đứng, uy tín nhà Nguyễn
cũng không còn nữa. Những ngƣời yêu nƣớc lúc này phải tự tìm những tiếng nói mới
những tƣ tƣởng khác, để phát động nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Một lớp sĩ phu thì bắt đầu tìm tiếng nói mới, tƣ tƣởng mới trong những di văn của
Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trƣờng Tộ, nhất là trong “tân thƣ” từ Trung Quốc gửi sang,
mang tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản phƣơng Tây. Một lớp sĩ phu và một số đông nhà yêu
nƣớc xuất thân từ nhân dân thì họ trở về với nhà chùa và với phƣơng thuật quen thuộc.
1.1.2 Tín ngƣỡng Phật giáo và Đạo giáo thay thế Nho giáo trong phong trào
chống Pháp của nhân dân:
Hàng ngàn năm nay nƣớc ta tồn tại ba tôn giáo lớn Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo. Nho giáo mà đại diện giai cấp phong kiến triều đình nhà Nguyễn đã chịu đầu

hàng trƣớc giặc Pháp, không giữ đƣợc nƣớc. Vậy Phật giáo và Đạo giáo đã đóng góp
đƣợc gì cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên thực tế, sau những cuộc khởi nghĩa
Cần Vƣơng thất bại, khá đông nhà nho và nhà yêu nƣớc không còn chỗ dụng võ ở núi
rừng mà cũng không chịu “bó tay về với triều đình” hèn yếu, phản quốc, nên đã vào
chùa và cửa thiền, nơi mà xƣa nay bao giờ cũng mở rộng hoặc để ẩn náo đợi thời, hoặc
để nhờ kinh kệ mà tự an ủi. Vì vậy mà lúc này “thành phần xã hội” trong chùa ít nhiều
có sự thay đổi và cũng vì vậy mà vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp cứu quốc một
thời đƣợc nổi bật lên. Đại đa số tín đồ Phật giáo là những tầng lớp nông dân, chiếm số
lƣợng đông đảo nhất, có lòng yêu nƣớc mãnh liệt và mang tính dân tộc sâu sắc nhất.
Huy động tín đồ Phật giáo tức là huy động nông dân vào việc cứu nƣớc. Những ngƣời
- 11 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

yêu nƣớc này đã dựa vào cửa Phật để tiếp tục nuôi ý chí phục thù giặc Pháp mà điển
hình là ông Vƣơng Quốc Chính, Võ Trứ, Nguyễn Hữu Trí, Cao Văn Long vừa là nhà
sƣ tu hành vừa hoạt động yêu nƣớc nhƣng tất nhiên tu hành chỉ là việc để qua mắt bọn
thực dân. Không ít sƣ tăng là ngƣời yêu nƣớc thật sự, họ gét Tây đồng thời họ chống
Công giáo đƣợc Tây ủng hộ và sử dụng. Trong Nam ít thấy sƣ tăng tham gia khởi
nghĩa, nhƣng vai trò của các chùa Tà Lơn, Núi Cấm thật là nổi bật, càng nổi bật với
vai trò của các “thầy núi” Nguyễn Hữu Trí, Cao Văn Long. Còn phải nhận thấy rằng
Phật giáo tham gia phong trào cứu nƣớc ở đây thực tế không phải là Phật giáo chính
thống, mà là một thứ Phật giáo có đặc sắc Việt Nam ở ba mặt sau đây: thứ nhất là nó
đồng hóa tới mức độ khá sâu với tƣ tƣởng và thực hành ma thuật kiểu Đạo giáo phù
thủy; thứ hai là nó đã chấp nhận nhiều nguyên lý đạo đức Nho giáo lâu nay chung

sống hòa bình với nó; thứ ba là nó ít khi tuyên truyền những điểm triết lý gọi là thâm
viễn của Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Thiền Tông, mà chỉ chú trọng trƣớc hết
đến cứu khổ cứu nạn, đến chuyện họa phúc.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Nam kỳ, những Đạo Lành, Đạo Phật
Đƣờng, Đạo Minh Sƣ, Đạo Phật Thầy, đã dang ra khá xa với Phật giáo chính thống và
tạo nên một hệ thống “tu tại gia” mà bọn Pháp lúc bấy giờ gọi là “đệ tam đẳng Phật
giáo” (le tiers ordre boudhiste). Thế nhƣng, ở Nam kỳ tham gia hai cuộc khởi nghĩa
1913 và 1916, chủ yếu không phải là sƣ tăng, không phải là “đệ tam đẳng Phật giáo”,
cũng không phải là thiện nam tín nữ đi chùa, mà trƣớc hết là những hội viên của một
thứ “hội kín”, những hội kín này lại chịu sự lãnh đạo của các nhà sƣ yêu nƣớc và chiến
đấu nhƣ Nguyễn Hữu Trí, Cao Văn Long,… Vậy thì Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ
thực tế đã đem lại những cái gì cho các cuộc khởi nghĩa ? Trƣớc hết nó đem lại một cái
uy tín thiêng liêng của Trời, Phật mà ngƣời dân vẫn tin tƣởng, đem lại một hào quang
huyền bí khiến lòng tin thêm vững chắc. “Mặc dù xưa nay có những ác tăng, có kẻ
nương cửa Phật để ăn bám, nhưng nói chung trong mắt người dân, cửa Phật là chỗ
sạch sẽ, từ bi, phúc thiện, ở đó nói chung thì ít điều xấu, điều tà, nhiều điều tốt, điều
chính. Cho nên những chủ trương lớn từ cửa chùa ra phải là điều chính đạo nên theo,
có thể ủng hộ được và người dân đã tin theo và lúc bấy giờ hiểu như thế không phải là
sai.” [5: 552].
Cũng giống nhƣ thế, phải dựa vào tính thiêng liêng, thần bí của chùa Tà Lơn,
chùa Núi Cấm thì mới có thể khiến cho đông đảo nhân dân dễ tin rằng Phan Phát Sanh
- 12 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận


là con vua Hàm Nghi và sẽ làm hoàng đế nƣớc Nam, “cai trị cả Bắc Trung Nam và
Thất Sơn” dƣới danh hiệu Phan Xích Long. Không có uy thế nhà chùa nhân danh Trời,
Phật thì Phan Phát Sanh chỉ là Phan Phát Sanh mà thôi. Kế đó, trong hoàn cảnh chƣa
có một chính đảng nào để thống nhất các lực lƣợng cứu nƣớc, đạo Phật bấy giờ là một
yếu tố đóng vai trò thống nhất ấy tới một mức độ nhất định nào đó. Các hội kín của
nông dân đều là những tổ chức riêng lẻ từng làng hay nhiều lắm là từng khu vực nhỏ,
sở dĩ liên hệ với nhau và hành động thống nhất, một phần quan trọng là nhờ trung gian
của chùa hoặc những chí sĩ mặc áo cà sa. Có thể nói tôn giáo đóng một vai trò thống
nhất, vai trò ấy sở dĩ nó đóng góp đƣợc phần nào vì ở Nam kỳ, bản thân Phật giáo tuy
không phải có một hệ thống tập trung, nhƣng các tín đồ, các nhà chùa thực tế thừa
nhận những chùa lớn nhất đứng đầu các chùa khác và các chùa đều theo một ý thức hệ
chung, đó là ý thức hệ Phật giáo. Phật giáo không có sức phát động phong trào yêu
nƣớc. Trong ý thức nhà Phật, Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nƣớc, không có tƣ
tƣởng chính trị đƣợc hệ thống hóa. Chủ nghĩa yêu nƣớc thì sẵn có trong nhân dân ta,
xuất phát từ cuộc sống dân tộc suốt nhiều ngàn năm, chủ nghĩa yêu nƣớc đó hoàn toàn
độc lập với việc ngƣời dân theo một đạo nào.
Phật thì gốc ở Ấn Độ, Nho thì gốc ở Trung Quốc, có một tƣ tƣởng và tín
ngƣỡng rất Việt Nam, đó là thần, thần sông, thần núi Việt Nam. Các vị thần dân tộc
nhƣ thần Tản Viên, Thánh Giống… thần sông núi luôn luôn theo dõi cuộc chiến đấu
giành độc lập của nhân dân và sẵn sàng trợ lực cho cuộc chiến đấu ấy. Gợi đến các vị,
nhƣ là gợi sức mạnh của mấy ngàn năm lịch sử. Thần không xa lạ với đạo Nho. Nhƣng
ở đây, thần vƣợt qua cái mức nhận thức của Nho Giáo để hiện thân vào những vị tƣớng
cầm đầu nghĩa quân. Thần thánh nhƣ trực tiếp cầm quân thì cuộc chiến càng có thể
chắc thắng trong tay. Hẳn là lòng tin ấy cuối cùng thực ra cũng là lòng tự tin của dân
tộc, là ý chí quyết thắng để giành lại chủ quyền, tƣ tƣởng về thần là một hình thái
huyền bí hóa của tinh thần dân tộc. Bóc cái vỏ thần bí ấy ra, sẽ còn lại truyền thống
dân tộc anh hùng bất khuất. Có thể trông thấy rằng vai trò của các vị thần thánh dân
tộc trong khởi nghĩa không phổ biến bằng vai trò của ma thuật, phƣơng thuật Đạo
giáo. Đạo giáo thần tiên thì gốc của Trung Quốc đem vào nƣớc ta, còn ma thuật,
phƣơng thuật Đạo giáo phù thủy thì nhân dân Việt Nam ngƣời Kinh cũng nhƣ những

ngƣời miền núi đều vốn có. Phật giáo ở Việt Nam pha trộn rất nhiều với Đạo giáo, đặc
biệt là Đạo giáo phù thủy và Nho giáo ở Việt Nam từ rất lâu vẫn đi đôi với Đạo giáo
- 13 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

thần tiên. Mà trên thực tế thì Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy không khác
nhau nhiều, trong cái này có cái kia. Bởi vậy cho nên, ở Việt Nam nói chung, ở Nam
kỳ nói riêng, ngƣời ta nhận thấy có một tƣ tƣởng “hỗn hợp chủ nghĩa” lạ thƣờng,
giống nhƣ một nồi thuốc trong đó lá gì cũng có thể trộn vào bất kể những tính chất
phân biệt, đối lập nữa. Không phải là tổng hợp, không phải là quá trình chọn lọc có ý
thức theo những phƣơng châm và nguyên lý nào, mà là hỗn hợp, trộn lẫn, nói chung là
theo tập quán phong tục.
Ở Nam kỳ sau ngày “ba tỉnh lại chầu ba” thì đạo Lành lại nảy nở và phát triển.
Ở Bắc kỳ và bắc Trung kỳ, sau ngày Cần Vƣơng chấm dứt thì thấy nảy nở và phát triển
những “thiện đàn” hoặc “đàn khuyến thiện” hoặc “đàn chí thiện” mà nhân vật thần bí
trung tâm là Liễu Hạnh công chúa và một số thần thánh Đạo giáo Bắc phƣơng, kề bên
đó thì hầu hết các vị thần dân tộc và các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc. “ Thiện
đàn” là một trong thứ hội khuyến thiện, khuyến đức công khai mà không hợp pháp,
trong đó ngƣời ta thƣờng dùng cách cầu đồng, giáng bút, không phải chỉ có những
ngƣời dốt nát, mà có nhiều nhà Nho tham dự thiện đàn. Những thiện đàn này thì hoạt
động mãi cho đến đầu thế kỷ XX.
1.1.3 Tƣ tƣởng ma thuật, phù thủy ngày càng phát triển:
Phổ biến nhất là tƣ tƣởng ma thuật, phù thủy, cả Bắc, Trung, Nam đều có, có
trong cả ngƣời Kinh và ngƣời miền núi. Thuở đó, và mãi cho đến về sau này hãy còn

di tích nặng nề, nhiều, rất nhiều, ngƣời ta tin rằng thầy chùa (Phật), thầy pháp (Đạo) có
khả năng vẽ bùa bằng hƣơng, bằng tay, bằng chân, đọc thần chú,…thì trị đƣợc bệnh,
diệt đƣợc tà ma, tăng đƣợc sức mạnh, làm cho can đảm thêm, hộ mệnh khỏi bị dao
chém đứt hay súng bắn chết, làm cho kẻ địch không thấy mình mặc dù mình đứng
trƣớc nó,…Ngƣời ta tin rằng những thầy tu luyện đắc đạo trên núi (đặc biệt là núi Tà
Lơn, núi Thất Sơn) có khả năng bện cỏ thành ngƣời, sái đậu thành binh (biến mỗi hạt
đậu thành một binh sĩ). Tƣ tƣởng ma thuật phù thủy chẳng những sâu sắc ở Nam kỳ là
nơi Nho giáo không có thời giờ bén rễ trong nhân dân; tƣ tƣởng ma thuật phù thủy
cũng đã có ở Bắc kỳ là nơi mà Nho giáo có lịch sử ngàn năm. Quân của Mạc Đĩnh
Phúc (Bắc kỳ), quân Võ Trứ (Trung kỳ), quân của Nguyễn Hữu Trí (Nam kỳ) đều đeo
bùa khi ra trận. Vì sao mà họ đeo bùa? Lòng yêu nƣớc không đủ thúc đẩy con ngƣời
dám đem tính mạng hiến dâng cho Tổ Quốc hay sao? Trong lịch sử không nghe nói
quân của nhà Trần mang bùa để đánh Nguyên Mông, không nghe nói quân Tây Sơn
- 14 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

của Nguyễn Huệ mang bùa đánh giặc Thanh. Vậy, tuy xƣa nay ma thuật phù thủy luôn
luôn thịnh trong dân gian suốt thời phong kiến, không phải khi nào ra trận ngƣời lính
cũng đeo bùa. Nhƣng bây giờ họ lại đeo bùa? Đó là vì lý do chính sau: trong cuộc
chiến này sự chênh lệch về vũ khí quá nhiều, ta thì giáo mác, đi chân, còn địch thì
súng trƣờng, đại bác, tàu chiến. Từ ngày Pháp đánh Đà Nẵng, Gia Định cho đến khi
chúng dập tắt phong trào Cần Vƣơng, một yếu tố quan trọng khiến địch ít mà thắng, ta
đông mà thua, đó là ƣu thế về vũ khí của địch. Ƣu thế đó của địch đã gây ra một tâm lý
sợ địch trong quân và quan ta, 11 thằng Tây mà lấy đƣợc đất Ninh Bình là vì thế. Các

nhà lãnh đạo khởi nghĩa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không có cách nào sắm đầy
đủ súng ống đạn dƣợc cho nghĩa quân, vậy mà cứ phải hô hào nhân dân đứng lên giết
giặc để giành lại chủ quyền. Trong tình hình đó, khi chƣa tìm ra đƣợc lý luận và chiến
thuật nào để giải quyết vấn đề chênh lệch quá nhiều về vũ khí, các vị chí sĩ định sử
dụng ma thuật phù thủy để cổ vũ nhân tâm, giải đáp một lo âu thắc mắc của chiến sĩ,
giải quyết bằng tâm lý một vấn đề thực tế, làm cho quân khởi nghĩa tuy có giáo mác
mà không ngần ngại gì trƣớc nhiệm vụ xung phong vào đồn lũy của giặc có vũ khí hơn
ta gấp bội. Chính vì vậy mà các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra dƣới ảnh hƣởng tƣ tƣởng tôn
giáo, ma thuật. Còn nếu các cuộc khởi nghĩa nổ ra dƣới cờ hiệu Nho giáo thì để giải
quyết cái vấn đề chênh lệch về vũ khí kia, các vị lãnh tụ chắc phải kêu gọi sự hỗ trợ
của các vị thần sông núi, thần dân tộc. Nhƣng tất cả họ không ai thấy đƣợc sức mạnh
con ngƣời khi đoàn kết lại, một bài học còn sừng sững trƣớc mặt họ, đó là anh hùng
Nguyễn Trung Trực, ngƣời anh hùng đã làm nên chiến công hiển hách ở Nhật Tảo,
Kiên Giang. Bài học Nhật Tảo, Kiên Giang có khả năng đem lại một lòng tin vào sức
mạnh con ngƣời lớn hơn là lòng tin vào thần thánh và ma thuật. Tất nhiên yếu tố cơ
bản nhất đã động viên đông đảo đồng bào đứng lên khởi nghĩa là lòng yêu nƣớc chân
thành “tận trung báo quốc”, nhƣng không thể không kể đến tác dụng tinh thần của ma
thuật, bùa chú đối với số nhân dân còn chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Đạo giáo, Phật giáo
và nhiều tín ngƣỡng khác.
1.2 Vai trò của các Đạo sĩ Thất Sơn và các hệ phái có liên quan:
1.2.1 Các Đạo sĩ vùng Thất Sơn:
Đạo sĩ thƣờng là những ngƣời tu hành trên núi, có đạo hạnh, nhập thế hành đạo
giúp đời, đƣợc nhân dân xƣng tụng là đạo sĩ. Thực ra, có nhiều vị xƣa kia, thời Pháp
thuộc, náu mình chốn thâm sơn cùng cốc, tịnh tâm chiêm nghiệm thế sự, tìm kế mƣu
- 15 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm


Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

chống giặc. Các vị ấy thƣờng giỏi võ nghệ, biết nghề thuốc, thỉnh thoảng ra tay trừ bọn
cƣớp, bọn cƣờng hào ác bá, mãng xà, beo cọp…
Nổi tiếng khắp Tây Nam bộ đời Tự Đức có đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, tức Phật
Thầy Tây An. Ông là ngƣời sáng lập ra Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng. Thời điểm ông
truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cƣớp nổi dậy, bệnh
dịch tràn lan, dân tình khổ sở. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều
ngƣời đã khỏi bệnh. Dân chúng tôn xƣng ông là Phật Thầy. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên
truyền đạt giáo lý “Tứ ân”: “Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nƣớc, Ân tam bảo, Ân đồng
bào, nhân loại”. Do tín đồ theo đạo ngày càng đông, nên triều đình Huế nghi đạo sĩ
Đoàn Minh Huyên có âm mƣu nổi loạn, đã sai Tổng đốc An Giang bắt giam ông. Sau
đó ông đƣợc thả ra, nhƣng bị quản thúc phải tu tại chùa Tây An ở núi Sam (Châu Ðốc)
và viên tịch tại đây năm 1856. Các vị kế nghiệp của ông vừa hành đạo vừa tham gia
chống Pháp nhƣ Quản cơ Trần Văn Thành (khởi nghĩa Láng Linh- Bảy Thƣa), đạo sĩ
Năm Thiếp (Ngô Lợi) ngƣời sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Đạo sĩ Ngô Lợi tổ chức cho đệ tử khẩn hoang vùng Thất Sơn, ông đã lập ra 14
thôn ở vùng này. Ông bị bọn thực dân Pháp truy bắt gắt gao nhiều lần nhƣng đều thoát
khỏi, dân gian đồn đại ông có phép tàng hình, ẩn thân. Ông viên tịch năm 1890 tại núi
Tƣợng. Sau ngài Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi, Thất Sơn còn có những đạo sĩ nổi tiếng
nhƣ ông Bảy Do, Đơn Hùng Tín, Trƣơng Minh Thành, Mƣời Hột, Sáu Phu, Đạo
Dững... Các vị đạo sĩ gần đây thì có các ông Mƣời Thiệt, Đức Minh, Thiện Quang,
Năm Sanh, Ba Sánh, Mƣời Thành, Thiện Tài, Thiện Huệ, Đạo sĩ Tƣ, Năm Đức...
Nhƣng hiện nay còn sống chỉ có mấy ngƣời là ông Ba Lƣới (Núi Cấm), Thiện Huệ
(núi Cấm), Bảy Dị (Núi Bạch Viên).
Ông Bảy Do tên thật là Cao Văn Long, khi tu hành lấy hiệu Ngọc Thanh,
nguyên quán tại làng An Hội, tỉnh Bến Tre. Ông vốn là học trò cháu của Thủ Khoa Bùi
Hữu Nghĩa. Bởi ông cha đều tử trận trong các cuộc kháng Pháp, cho nên ông ngoài
đƣờng học văn, còn cố công luyện võ để chờ dịp phục thù. Năm 1911, ngƣời ta thấy

xuất hiện tại sƣờn núi Cấm này một thảo am với một đạo sĩ lực lƣỡng mình khoác áo
tràng đen chân giẫm đất, đầu búi tóc, ngày hai buổi ngồi thiền nhƣng đêm đêm vẫn
mài gƣơm dƣới nguyệt. Ngƣời nào tò mò dọ hỏi lắm mới biết là đạo sĩ Nguyễn Văn
Do, thứ bảy, nên tục gọi Bảy Do. Tuy với các sơn nhân trong vùng có vẻ nhƣ xa lạ,
nhƣng từ phƣơng xa ngƣời ta về qui phục rất đông. Họ đem dâng cúng đủ thứ, kể cả
- 16 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

vật liệu xây cất nữa. Ông Bảy dựng lên một ngôi chùa lớn, lấy tên là Nam Cực Đƣờng.
Với phƣơng pháp tiên đoán tƣơng lai, làm phù chú giáng phúc trừ họa, Nam Cực
Đƣờng thu phục hàng ngàn đệ tử và nơi ấy nghiễm nhiên biến thành tổng hành dinh
của một cơ quan chống Pháp. Pháp thả mật thám giả làm bổn đạo để dò xét. Tông tích
bại lộ. Trong năm 1917, chúng đem quân vào vây Nam Cực Đƣờng. “Hàng chục
gươm giáo bị tịch thu, 6000 chiếc đũa bị bắt gặp cùng lúc với 20 cái chảo đụn cỡ lớn
dành nấu cơm cho hàng ngàn người ăn. Ông Bảy bị bắt sống với hơn chục môn đệ,
còn bây nhiêu thì chạy tản lạc vào rừng. Ông bị đưa về giam tại Khám Lớn Sài Gòn và
bị kêu án năm năm cấm cố. Sau đó, bị phát vãng ở Côn Lôn. Ông Bảy đã cắn lưỡi tử
tiết trong đề lao trên hải đảo vào ngày rằm tháng 3 năm Bính Dần (1926), lúc đó mới
45 tuổi”. [7: 166]
1.2.2 Bửu Sơn Kỳ Hƣơng và hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa:
+ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng:
Từ trƣớc năm 1945, danh từ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng và Tứ Ân Hiếu Nghĩa ngay tại
hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là vùng phát tích mà chỉ đƣợc nói khẽ với nhau
trong dân gian, ngƣời từ xa đến không sao tìm ra đƣợc tông tích. Đức Phật Thầy Tây

An là ngƣời khai sáng của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng. Và theo tài liệu của Hội
đồng Liên phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng thì có bốn câu sấm truyền:
Chữ BỬU là hiệu Phật Vƣơng,
Chữ SƠN Phật thầy tin tƣởng phƣớc dƣ.
Chữ KỲ là hiệu Bổn sƣ,
Chữ HƢƠNG Phật trùm bốn chữ phải mang.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng (còn đƣợc gọi là đạo Lành) đƣợc khai sáng năm 1849
bởi một ngƣời tục danh Đoàn Minh Huyên (1807-1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở
Tòng Sơn, Cái Tàu Thƣợng, tổng An Thạnh Thƣợng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng
Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) đƣợc tín đồ gọi tôn

kính là Phật Thầy Tây An. Năm 1849, ở Nam Kỳ xảy ra vụ mất mùa và đại dịch kéo dài
đến 1850, đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn
cảnh ấy, Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dƣ, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay
là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa
trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt đƣợc nhiều bệnh nhân và ngƣời thân của họ nghe theo
những điều răn dạy của ông. Thấy ngƣời tin theo ngày một đông, nên ngay năm 1849,
- 17 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà
linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hƣơng tức là mùi hƣơng lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt
pháp sẽ đƣợc thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền. Trƣớc thực trạng nghèo

đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa, giống nhƣ cõi Tiên tại thế, mà việc
hành đạo lại rất dễ, nên ngƣời tin theo ngày càng đông. Theo nhà văn Sơn Nam thì có
thể nói Phật Thầy Tây An là ngƣời thứ nhất báo hiệu và đánh thức ngƣời đời rằng thời
kỳ Hạ ngƣơn sắp mãn để bƣớc sang thời Thƣợng ngƣơn, tức là thời kỳ Đức Di Lặc hạ
sanh lập nên hội Long Hoa1.
Giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng nêu những nguyên tắc thiết thực gắn liền đời và
đạo, cá nhân và gia đình, gia đình với đồng bào nhân loại và đặc biệt là với Tổ quốc.
Ngƣời tu hành tham gia sản xuất, cày cấy nhƣ bao nhiêu ngƣời khác. Khi ngƣời sáng
lập viên tịch, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng đã có sinh lực mạnh, lý thuyết và thực hành đi đôi
nhau. Thực dân Pháp đến, chiếm trọn Nam Kỳ Lục Tỉnh. Những sự xáo trộn về chánh
trị, kinh tế, xã hội diễn ra. Dƣới mắt ngƣời nông dân miền Nam thuở ấy, rõ ràng là
thực trạng nhân tâm ly tán của thời Mạt pháp: “Hạ ngƣơn giáp Tý đầu tiên. Gẫm trong
thiên hạ không yên chỗ nào”. Giáp Tý là năm 1864, hai năm sau khi miền Đông Nam
Kỳ chính thức nhƣợng cho Pháp.
Ngƣời đến quy y sẽ đƣợc Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm “lòng phái”
(mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hƣơng” màu son), đƣợc truyền
dạy giáo lý “học Phật-tu nhân”, tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con ngƣời,
tích cực thực hành thuyết “Tứ ân”. Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhƣng
tín đồ đạo này không cần thờ tƣợng Phật trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm “trần
điều” màu đỏ, không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng
kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nƣớc lã là đủ).
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết “vô vi”,
tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác.
1

Thuyết “hội Long Hoa” đƣợc phổ biến và trở thành động lực thực tế để chấn hƣng Phật giáo, khởi đầu
từ An Giang. Nói đến Hội Long Hoa tức là nói đến đức Phật Di Lặc, vì theo đức Phật Thích Ca cho biết trong
kinh Di Lặc thì thời kỳ Mạt pháp có đức Phật Di Lặc ra đời, là vị Phật thứ năm trong tiền kiếp, lập nên hội Long
Hoa, mở ra truyền thuyết pháp hóa độ chúng sanh. Trong kinh chỉ nói đức Phật Di Lặc ra đời vào thời kỳ Mạt
pháp nhƣng không nói rõ là vào khoảng nào, cho nên về ngày giờ lập hội Long Hoa có nhiều giả thuyết khác

nhau, mỗi ngƣời hiểu một cách. Trong kinh điển còn chia từ lúc Phật ra đời về sau làm ba thời kỳ: Chánh pháp,
Tƣợng pháp và Mạt pháp và phỏng định thời kỳ Chánh pháp là 500 năm, thời kỳ Tƣợng pháp là 1.000 năm và
thời kỳ Mạt pháp là 10.000 năm. Cứ theo Phật lịch mà tính thì hẳn chúng ta ở vào thời Mạt pháp. Tin tƣởng hội
Long Hoa lập ra trong một ngày gần đây thì chỉ có giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng và Cao Đài giáo.

- 18 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

Chính vì vậy, khi quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, các tín đồ đã báo “ân đất nƣớc”
bằng cách đứng lên chống ngoại xâm, mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thƣa (1867-1873) do
Trần Văn Thành (một trong số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một
minh chứng.
Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, làm rẫy ruộng để ngƣời hành
đạo có thể tự túc đƣợc lƣơng thực, không phải nhờ vào ngƣời khác để mà tu. Nhờ vậy
đã dấy lên đƣợc một phong trào khai hoang rộng khắp miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ.
Theo sách “Lịch sử địa phƣơng An Giang”, thì năm 1851, Đoàn Minh Huyên đã phân
công các đệ tử là Trần Văn Thành, Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn
Xuyến),...thành lập nhiều đoàn tín đồ đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên
những trại ruộng, nhƣ ở Cần Lố (Đồng Tháp Mƣời), Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn
(Tịnh Biên),...Nhờ đức tin, mà những tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những
vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.
+ Hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa:
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời tháng 5 năm 1867 tại Cù lao Ba (huyện An Phú,
tỉnh An Giang ngày nay), do ông Ngô Lợi sáng lập (ông còn có tên là Ngô Viện, Cao

Văn Do, Bảy Do, Năm Thiếp). Ông sinh tại Mỏ Cày - Bến Tre, là sỹ phu Cần Vƣơng,
tham gia khởi nghĩa ở vùng Mỹ Tho - Tiền Giang, bị giặc truy nã, ông chạy vào vùng
Thất Sơn - An Giang ẩn thân.
Khi mới ra đời, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đƣợc ông Ngô Lợi gọi là đạo “Thờ ông
bà”, sau này tín đồ gọi đạo của mình là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Việc truyền đạo đƣợc
ông Ngô Lợi thực hiện qua việc chữa bệnh, khi bệnh dịch đang hoành hành. Sau này,
ông gắn việc truyền đạo với quá trình tập hợp nông dân khai hoang lập ấp, xây dựng
căn cứ cách mạng. Trong quá trình ổn định cuộc sống của tín đồ ở núi Tƣợng, ông Ngô
Lợi đã cho xây dựng chùa miếu để thực hành nghi lễ, đẩy mạnh việc truyền đạo rộng
rãi ở vùng Thất Sơn và các vùng xung quanh để thu nạp tín đồ. Trong thời gian không
lâu, đã có rất nhiều ngƣời đi theo ông để học đạo. Năm 1870, Ngô Lợi chính thức nhận
danh hiệu Đức Bổn sƣ.
Hình thức và cách thức tuyên truyền, phát triển đạo của Đức Bổn sƣ Ngô Lợi là
thể hiện nội dung “Tu nhân - học Phật” qua các bộ kinh hoặc chuyển thành các thể thơ
dƣới dạng Sấm giảng với lời lẽ bình dị, mộc mạc dễ nhớ và dễ đi vào lòng ngƣời, rất
phù hợp với trình độ và điều kiện hoàn cảnh của nông dân lúc bấy giờ. Do đó, đạo Tứ
- 19 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

Ân Hiếu Nghĩa nhanh chóng đƣợc ngƣời nông dân tiếp nhận. Sau khi ông Ngô Lợi
viên tịch tại núi Tƣợng (1890), đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không có ngƣời kế vị, các mối
đạo đều giao cho ông Trò, ông Gánh phụ trách. Không lâu sau, một số ông Gánh rời
vùng Thất Sơn đi các nơi khác truyền đạo1. Vì vậy, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa hình thành
hai hệ thống: Một hệ thống đƣợc duy trì ở các làng đƣợc coi là thánh địa của đạo Tứ

Ân Hiếu Nghĩa nhƣ: An Định, An Hoà, An Thành, An Lập thuộc vùng Thất Sơn - An
Giang. Tín đồ ở các làng này đƣợc gọi là tín đồ nội thôn. Hệ thống thứ hai là tín đồ ở
những nơi mà các ông Gánh đi truyền đạo nhƣ Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu... hệ thống này đƣợc gọi là ngoại thôn.
Tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có chung niềm tin tôn giáo sâu sắc, đó là thực
hiện "Tứ đại trọng ân". Họ gọi nhau là thân bằng và có tính cộng đồng, bởi quan điểm
yêu thƣơng đồng bào đã thấm nhuần trong tƣ tƣởng của họ. Từ khi Đức Bổn sƣ Ngô
Lợi truyền bá đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đến trƣớc năm 1975, số lƣợng tín đồ phát triển
rất đông, khoảng hơn 10 vạn ngƣời. Sau giải phóng miền Nam, đời sống kinh tế, văn
hoá-xã hội của tín đồ đƣợc nâng lên, nhƣng nhu cầu dựa vào yếu tố tôn giáo của một
bộ phận tín đồ nhạt dần, làm cho tôn giáo nội sinh này khó có thể phát triển và mở
rộng phạm vi hoạt động.
Cũng nhƣ Đức Phật Thầy Tây An trƣớc kia, tứ Ân Hiếu Nghĩa chú trọng phát
triển Phật giáo theo hình thức cƣ sĩ để cho nhiều ngƣời gia nhập đƣợc, không phân biệt
quá rõ rệt giữa giáo phẩm và giáo dân (gọi là Bá Gia). Hình thức truyền giãng vẫn là
dùng thể thơ lục bát:
“Một trung thờ phật kính thầy,
Hai trung thờ Chúa mình gầy chớ quên
Ba trung phụ mẫu lƣỡng toàn
Ấy là ba chữ rõ ràng chẳng sai.”
Ơn đồng bào đƣợc giải thích cặn kẽ và nhấn mạnh:
“Xin đừng ỷ phú hiếp bần
1

Ngƣời sáng lập ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đƣợc gọi là Đức Bổn sư. Đức Bổn sƣ gọi tín đồ là Bá gia. Dƣới Đức

Bổn sƣ là các đại đệ tử, còn gọi là các cao đồ. Trong số các cao đồ đƣợc phân ra những chức năng cụ thể khác
nhau: những ngƣời phát huy ý tƣởng của Đức Bổn sƣ đƣợc gọi là ông Trò; những ngƣời thay mặt Đức Bổn sƣ
chăm lo việc đạo của một nhóm tín đồ đƣợc gọi là ông Gánh.


- 20 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

Ỷ mình sang trọng hiếp phần cô đơn.
Thiên sánh thiên số, bớ dân,
Sang giàu thì trọng, cơ bần thì khinh…”
Ngoài việc tu thân theo đạo Nho để trở nên ngƣời quân tử, Đức Bổn sƣ còn
khuyên tu Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Nhƣng trong bốn ân: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nƣớc, ân
tam bảo và ân đồng bào nhân loại, Đức Bổn sƣ đặc biệt ân tổ tiên và ân quốc vƣơng
thủy thổ mà ngài lập thành một mối đạo mang danh là Hiếu Nghĩa. Các phần tử tích
cực thƣờng thay đổi chỗ ở, nay đây mai đó, danh xƣng của họ là thầy vãi. Ông Năm
Thiếp và các cao đồ của ông giảng truyền rằng thời Mạt pháp đến từ lâu rồi và đã tới
lúc chuẩn bị lập đời Thƣợng ngƣơn. Ngƣời theo Tứ Ân dùng mật hiệu để nhận nhau,
nhƣ họ cứ đƣa ngón cái của tay mặt lên ngang mặt mà niệm hai tiếng “Mô Phật”. Sau
cuộc khởi nghĩa 1878 ở Mỹ Tho do ông chỉ đạo thất bại, viên giám đốc Nội vụ ở Sài
Gòn ra lệnh cho các tham biện chủ tỉnh toàn Nam Kỳ truy nã ông Năm Thiếp, chính
quyền sẵn sàng xuất tiền đài thọ thêm cho các tỉnh để mƣớn bọn do thám, đồng thời
cũng dành 1.000 quan tiền thƣởng cho ai bắt đƣợc ông. Trong công văn này, ghi rõ
tƣớng mạo ông Năm Thiếp: vóc ngƣời cao ráo ốm yếu, có ba chòm râu dài.
Bọn tham biện chủ tỉnh tha hồ bắt tín đồ để giam giữ vô điều kiện. Màn lƣới do
thám đƣợc siết chặt, nhƣng không thu đƣợc kết quả gì. Vì ông Năm Thiếp đƣợc tín đồ
và đồng bào mến mộ, khi đang ở núi Tƣợng, Châu Đốc thì tín đồ loan tin rằng ông
đang ở Mỹ Tho; khi ông ở Tân An thì có tin đồn ông đang ở núi Tƣợng hoặc Sa Đéc,
vì vậy bọn Pháp bị đánh lạc hƣớng. Cuối năm 1879, chủ tỉnh Mỹ Tho lại bảo rằng đạo

Lành tuyên truyền mạnh trong tỉnh. Ông Năm Thiếp vừa đến phú Kiết là trở lại núi
Tƣợng, tới cuối năm sẽ về, ông thƣờng di chuyển bằng ghe lồng nhƣ ngƣời buôn bán,
ghe có ba ngƣời chèo và có hai vệ sĩ. Nhân viên do thám đắc lực của đốc phủ Lộc là
Hai Phép lãnh trách nhiệm theo dõi ông Năm Thiếp đã đến núi Tƣợng, nhƣng bị cảm
hóa rồi theo phe kháng Pháp, không trở về. Đốc phủ Đỗ Hữu Phƣơng cho một ngƣời
Minh Hƣơng tên Bửu mua 3.000 xâu chuỗi bồ đề từ Chợ Lớn len lỏi xuống núi Tƣợng
giả vờ nhƣ sùng đạo rồi cúng cho bổn đạo những vẫn không biết tung tích ông Năm
Thiếp ra sao. Cuối cùng các viên chủ tỉnh Tân An, Mỹ Tho chỉ còn biết thù vặt, bắt bớ
những ngƣời trƣớc kia theo Tứ Ân, viên giám đốc Nội vụ không cho bắt bớ vu vơ nữa
vì đó là thủ đoạn tống tiền của những viên chức ở thôn quê hoặc bọn mật thám. Qua
các sự việc trên đã phần nào nói lên đƣợc lòng tin của ngƣời dân vào các vị Đạo sĩ này.
- 21 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

Ngƣời dân đã che chở, đùm bọc, qua mắt bọn chính quyền để bảo vệ những ngƣời mà
họ tin là có thể đánh đuổi giặc Pháp xâm lƣợc.
1.3 Những cuộc khởi nghĩa chống Pháp mang đậm màu sắc tôn giáo thần
bí cuối thế kỷ XIX:
1.3.1 “Tứ Kiệt ” ở Tiền Giang (1868-1871):
Căn cứ Đồng Tháp Mƣời bị vỡ và chủ tƣớng Võ Duy Dƣơng không còn nữa,
nhƣng nghĩa quân vẫn giữ vững ý chí chiến đấu. Họ tản về các làng quê sinh sống và
vận động nhân dân, đợi thời cơ mới. Đó là trƣờng hợp của các ông Nguyễn Thanh
Long (1820), Trần Quang (Công) Thận, Trƣơng Văn Rộng, Ngô Tấn Đƣớc mà nhân
dân gọi là “Tứ Kiệt ”.

“Tứ Kiệt” gốc là binh lính đồn điền, từng chống Pháp dƣới ngọn cờ của Thiên
hộ Dƣơng và Đốc binh Kiều nên quen thuộc địa bàn Mỹ Quí, Tân Thành, Điềm Hy,
Hữu Đạo (tức vùng Ba Giồng). Lúc bấy giờ, căn cứ Tháp Mƣời, Mỹ Quí, Gò Công là
ba căn cứ kháng chiến kiên cố nhất Nam kỳ đã lần lƣợt bị Pháp phá vỡ. Lực lƣợng
nghĩa quân dƣới trƣớng của “Tứ Kiệt” đã đông lên hàng trăm ngƣời. Cai Lậy là vùng
đồng bằng, địa hình bằng phẳng, không có đồng bƣng hoang vắng hay núi rừng hiểm
trở, nên “Tứ Kiệt” chủ trƣơng xây dựng căn cứ ở trong lòng nhân dân tức là vận động
nhân dân tham gia, ủng hộ kháng chiến và chính nhân dân cũng là nghĩa quân, tích cực
đánh giặc khi bọn chúng kéo đến làng xóm, thôn ấp. Nghĩa quân đã sử dụng lối đánh
du kích, quấy rối đồn bót địch, phục kích các toán quân đi lẻ, làm hầm chông, bẫy đá,
đánh bằng ong vò vẽ… khiến cho quân Pháp ở Cai Lậy bị tiêu hao khá nhiều, nhất là
làm cho tinh thần của bọn chúng luôn luôn bị hoang mang, dao động: “Tuy nghĩa binh
của “Tứ Kiệt” chỉ được trang bị ban đầu bằng vũ khí thô sơ, chủ yếu là giáo mác,
nhưng nhờ biết áp dụng chiến thuật dân gian, biết vận dụng nhiều “mưu thần chước
quỷ” để nâng lên thành chiến thuật, kỹ thuật trong chiến đấu theo kiểu “dĩ bất biến,
ứng vạn biến”, lấy ít đánh nhiều, gây thương vong tại chỗ, hoặc nếu không may bị vây,
ví thì biết sáng tạo nhiều hình thức “gói quân”, đồng thời thiết đặt chướng ngại theo
kiểu “ma ma thần phật”, nhằm gây cản trở, hoặc làm giặc phải nghi sợ, tiêu diệt sinh
lực địch.” [4: 227].
Bấy giờ thực dân Pháp sử dụng thành Mỹ Tho nhƣ là một căn cứ quân sự quan
trọng để xuất quân đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. Với mục đích đánh
địch ngay tại sào huyệt của bọn chúng, “Tứ Kiệt” đã đầu quân, làm lính cắt cỏ ngựa tại
- 22 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận


Mỹ Tho để nghiên cứu địa bàn, rồi vào 3 giờ sáng ngày 1 - 5 - 1868, dƣới sự chỉ huy
của “Tứ Kiệt”, nghĩa quân bí mật đột nhập vào trong thành nội đốt cháy kho lƣơng
thực, tiêu diệt 1 tên thủ kho, làm bị thƣơng 3 tên khác và rút lui an toàn. Một trận tiến
công khác tạo nên tiếng vang lớn là trận đốt cháy đồn Cai Lậy. Đồn này có 25 tên lính
mã tà dƣới sự chỉ huy của một số sĩ quan ngƣời Pháp. Sáng ngày 24 - 12 - 1870, bọn
chỉ huy đồn về Mỹ Tho dự lễ Giáng sinh. Nhân cơ hội này, “Tứ Kiệt” chỉ huy nghĩa
quân bất ngờ tập kích đồn. Bọn lính trở tay không kịp, hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
Nghĩa quân bắt tên Việt gian Bếp Hữu trị tội bằng cách “nƣớng trui”, đồng thời phóng
hỏa thiêu rụi trại lính, tịch thu nhiều vũ khí.
Những hoạt động ngày càng mạnh mẽ của nghĩa quân khiến cho thực dân Pháp
hết sức lo ngại. Vì thế, Pháp đã ra lệnh cho Trần Bá Lộc chỉ huy binh lính ở Mỹ Tho,
Gò Công, Tân An và Vĩnh Long tập hợp tấn công, truy lùng nghĩa quân. Trần Bá Lộc
dẫn 1.200 quân, tổ chức liên tiếp nhiều cuộc càn quét có quy mô lớn để tìm bắt “Tứ
Kiệt” và tiêu diệt nghĩa quân. Quyết không khuất phục, nghĩa quân đã kiên cƣờng
chống trả. Nhƣng cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.
“Tứ Kiệt” không may sa vào tay giặc. Sau khi dụ hàng không thành, ngày 25 tháng
Chạp năm Canh Ngọ (14-2-1871), “Bốn Ông” bị xử chém tại chợ Cai Lậy. Nhân dân
thán phục và thƣơng tiếc các ông nên đã lập miếu thờ.
Tại cổng “Lăng Tứ Kiệt” có chạm khắc hai câu đối:
“Tứ vị anh hùng vị quốc hi sinh vĩnh niệm,
Kiệt nhàn nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn”.
“Tứ kiệt” và các nghĩa dũng ở Tiền Giang đã góp phần tạo dựng lên tầm cao
của một dân tộc anh hùng, và cũng chính các vị đã góp phần điểm tô cho bốn chữ vàng
“Địa linh nhân kiệt” của Tiền Giang đƣợc mãi ngời sáng.
1.3.2 Quản cơ Trần Văn Thành và khởi nghĩa Bảy Thƣa (1873):
Đồng bằng sông Cửu Long là miếng đất hết sức màu mỡ mà cũng là miếng đất
sản sinh nhiều đạo khá lạ lùng, mê tín dị đoan khá phổ biến. Từ sau khi Pháp chiếm
luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867) và triều đình Huế đành bất lực trƣớc sự xâm
lƣợc của Pháp, một số đông sĩ phu Nam kỳ tị địa ra Bình Thuận để thực hiện kế hoạch

mƣời năm chuẩn bị phục thù, thì lúc này ở Nam kỳ nổi lên liên tiếp những phong trào
vũ trang chống Pháp mà tầng lớp lãnh đạo không phải là những sĩ phu yêu nƣớc, cũng
không phải các nhà yêu nƣớc theo Nho giáo nữa, mà theo tín ngƣỡng trộn lẫn Phật,
- 23 -


Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Đặng Thị Tầm

Hội kín ở Nam Kỳ
SVTH: Lê Minh Thuận

Đạo và ma thuật cổ truyền. Năm 1873, tại tỉnh An Giang, quận Châu Phú, tổng An
Lƣơng, xã Bình Thành Đông, ông nguyên chánh quản cơ Trần Văn Thành lập căn cứ
kháng Pháp ở Láng Linh, thuộc phủ Tân Thành, một vùng bùn lầy nƣớc đọng dựa theo
núi Sam; ông là một ngƣời tu theo một chi phái Phật giáo gọi là “Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng”. Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ƣớc
Nhâm Tuất 1862 với thực dân Pháp, và các cuộc khởi nghĩa tại Nam Kỳ lúc bấy giờ bị
dập tắt hay bị suy yếu. Mặc dù vậy, khởi nghĩa Bảy Thƣa vẫn hình thành và kéo dài
khá lâu (6 năm) ở đồng Láng Linh và đã gây tiếng vang trong và ngoài tỉnh. Đây là
cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo vì thủ lĩnh Trần Văn Thành là một trong
số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An và đông đảo nghĩa quân đều là ngƣời theo đạo Lành
(còn có tên là đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng). Trần Văn Thành phất cờ chống Pháp vào
khoảng tháng 8 năm 1867, và lấy tên Binh Gia Nghị đặt cho đội quân của mình. Năm
1870, thì lúc bấy giờ lực lƣợng của Trần Văn Thành có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao
gồm một số quân triều và nghĩa dân trong đó phần đông là tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ
Hƣơng. Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho ngƣời đến liên hệ với Pu Kom
Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhƣng vì Pu Kom Pô cũng đang gặp khó khăn
nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho ngƣời sang Xiêm La và
Cao Miên để mua súng đạn, nhƣng không thành công, vì hai nƣớc ấy không muốn

nhúng tay vào việc Nam Kỳ e vì sợ mất lòng Pháp. Cuối năm 1868, các phong trào
kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lƣợng Trần Văn Thành lâm vào thế
cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thƣởng cao. Năm 1871, một
cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thƣa, nhƣng chẳng thâu
đƣợc kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích. Sang
năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò đƣợc, thực dân
quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thƣa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ
mới phát lệnh hành quân.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp cho quân đánh phá đồn Hờ ở rạch
Cái Dầu và uy hiếp đồn Nghệ rồi kéo dần vào rừng. Họ nã đại bác vào phía trƣớc và
cho dân dọn đƣờng phía sau. Qua năm ngày chiến đấu, quân Bảy Thƣa lui dần. Quân
Pháp không tiến mau đƣợc vì ngột nắng và sợ đỉa. Ngày 19 tháng 3, hải quân Pháp từ
Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn. Tuy có hào sâu nhƣng vì súng của nghĩa quân
bắn không đƣợc xa, phát nổ phát không, nên chẳng bao lâu quân Pháp tràn vào đƣợc
- 24 -


×