Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKCTKT Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.91 KB, 9 trang )

Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCSHƯƠNG TOÀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

………………………
Hương Toàn, ngày 2 thang 05 năm 2011

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh ; Bí danh: Không; Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 16/ 08/1977
- Quê quán: Vĩnh Tân – Vĩnh Linh – Quảng Trị
- Nơi thường trú: 461 Lê Duẫn - TP- Huế.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hương Toàn , Hương Trà ,Thừa Thiên Huế
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Văn
- Công việc được giao: Giảng dạy Ngữ văn 63,92, 94
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ tích cực của BGH nhà trường cũng như tổ
chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện trong công tác giảng dạy.
- Trình độ chuyên môn trên chuẩn. Tham gia đầy đủ và chất lượng các
đợt bồ dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà tổ chức.


- Được giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo.
* Khó khăn:
- Học sinh vùng nông thôn con em nông dân chiếm đa số nên việc đầu
tư cho con em mình vẫn còn hạn chế. Một số PHHS hầu như không quan tâm
đến việc học tập của con cái.

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

- Số đông học sinh chưa đam mê với môn học, ý thức chưa cao.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị.
1. Đặc điểm tình hình:
- Trường đóng trên địa bàn xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Trường có 62 CBGVNV, gồm 28 lớp với gần 1000 học sinh.
2. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, huyện,
địa phương và đặc biệt là sự lãnh đạo của Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế,
Phòng GD và ĐT Hương Trà.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cao về chất lượng.
- Cán bộ giáo viên và nhân viên có năng lực, nhiệt tình, có tinh thần
trách nhiệm cao, luôn luôn theo kịp sự đổi mới trong công tác. Giáo viên ứng
dụng CNTT tốt trong việc dạy học.
- Các phương tiện, thiết bị giảng dạy ngày càng đầy đủ để đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Chi bộ Đảng độc lập, thống nhất cao trong việc xây dựng các nghị
quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Tập thể sư phạm nhà trường
luôn đoàn kết, các tổ chức đoàn thể phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ để xây

dựng nhà trường ngày càng phát triển.
- Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hoàn thiện, cảnh quan nhà
trường khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn. Trường đã chuẩn bị tốt mọi điều
kiện để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Khó khăn:
- Học sinh lớp 6 mới vào trường nên bước đầu còn bở ngỡ với môn học.
- Do nhiều giáo viên cùng dạy một khối nên tranh ảnh phục vụ cho tiết
dạy còn thiếu. Một số hư hỏng.
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

III. Mục đích yêu cầu của Sáng kiến cải tiến kĩ thuật.
1. Cơ sở lý luận.
Như đã biết định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông có 4 định hướng. Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau,
trong đó “ phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh là
định hướng cơ bản nhất.
Để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh
thì giáo viên cần định hướng cho các em. Giáo viên làm sao để học sinh trực
tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. Mỗi vấn đề các em khám phá mang một ý
nghĩa, bài học riêng. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự “ lấy
học sinh làm trọng tâm”, hoạt động của học sinh là hoạt động có ý nghĩa thiết
thực nhất trong việc dạy học. Giáo viên chỉ định hướng cho cac em để các em
lĩnh hội kiến thức. Một trong những hình thức khắc sâu cho học sinh là giáo
viên sử dụng các phương tiện dạy học. Giữa văn bản, phương tiện dạy học với
học sinh có hoạt động qua lại với nhau tạo mối quan hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh
thống nhất trong việc tìm hiểu nội dung văn bản. Một trong những phương
tiện dạy học tạo sự thành công cho tiết dạy là sử dụng tranh ảnh trong phân

môn: Đọc văn (Phần văn học dân gian ở Lớp 6)
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm học vừa qua tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn Ngữ văn 6 trường THCS Hương Toàn. Tôi luôn định hướng cho học sinh
phát huy tính tích cực giác của mình để học tốt hơn. Bản thân tôi cũng đang
tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học ( sử dụng tranh minh họa) ở
phân môn Đọc văn của lớp 6 ( phần văn học dân gian) với việc bám chuẩn tôi
đã phát huy tối đa phương tiện dạy học này đồng thời tôi cũng bổ sung thêm
các phương tiện dạy học khác để đạt kết quả cao hơn. Từ cơ sử lý luận và cơ

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

sở thực tiễn trên tôi đã chọn viết Sáng kiến cải tiến kĩ thuật: “ Sử dụng tranh
minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn ( Phần văn học dân gian) lớp 6.
3. Thực trạng.
Năm học 2009 – 2010 tôi giảng dạy Ngữ văn lớp. Do hoàn cảnh khách
quan và chủ quan việc sử dụng tranh minh họa trong các tiết dạy Đọc văn
( phần van học dân gian) không được liên tục nên hiệu quả tiết học chưa cao.
Trong 4 bài Đọc văn “Con rồng cháu tiên”, “ Bánh chưng bánh
giầy”, “ Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh” tôi đã không sử dụng tranh
minh họa mà chỉ hỏi học sinh bằng những câu hỏi để tìm ra phẩn nội dung của
văn bản nên học sinh khá bở ngỡ số đông học sinh hầu như không hiểu vấn
đề.
Ở văn bản “ Bánh chưng, bánh giầy” giáo viên hỏi: vì sao hai thứ
bánh của Lang Liêu được vua cha chọn tế Trời, Đất, Tiên vương ? 5 học sinh
được hỏi thì chỉ có 1 học sinh trả lời khá, (chiếm tỉ lệ 20%) 2 học sinh khác trả
lời nhưng không đúng ( chiếm 40%), 2 học sinh còn lại không hiểu vấn đề

( chiếm 40 %)
Ở văn bản “ Thánh Gióng” giáo viên hỏi: “ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre
trên đường đánh giặc có ý nghĩa gì ?” 4 học sinh được hỏi thì cả 4 học sinh
đều trả lời được. Là Thánh Gióng có sức mạnh phi thường. Như vậy là vẫn
chưa đầy đủ.
Về kết quả trên cho thấy, cần phải sử dụng tranh ảnh minh họa cho tiết
dạy để học sinh dể tiếp thu bài, đạt kết quả cao hơn.
IV. Những giải pháp chính của Sáng kiến cải tiến kĩ thuật.
Sử dụng tranh ảnh trong các tiết Đọc văn ( Phần văn học dân gian) ở
lớp 6 là rất quan trọng vì như vây là các em sẽ thấy hứng thu hơn với tiết học
và dễ tiếp cận nội dung hơn. Với bản thân tôi, tùy từng bài mà tôi vận dụng

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

tranh ảnh cho phù hợp với nội dung. Có thể sử dụng tranh ảnh của nhà trường,
có thể tự làm từ những tranh ảnh có trong SGK
1. Ở văn bản “ Bành chưng, bánh giầy” tôi sẽ tự vẽ 1 bức tranh dựa
vào tranh mẫu ở SKG Ngữ văn 6 ở trang 10, nhưng có vẽ thêm hình ảnh của
lá dong, đậu xanh. Khi dạy bài này tôi đã treo tranh lên và đặc câu hỏi với học
sinh: “ Từ các hình ảnh trong tranh em có thể hiểu được vì sao hai thứ bánh
của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương không?”.
Học sinh trả lời:
- Hai thứ bánh Lang Liêu làm ra từ những sản vật gẩn gũi mà Lang
Liêu trồng được.
- Được làm từ tấm lòng sự thực tâm của Lang Liêu.
- Đề cao sức lao động của con người. Chỉ có lao động cuộc sống mới
bền vững. Chính vì thế “ Bánh chưng, Bánh giầy” mới tồn tại cho đến ngày

nay.
Khi đặc câu hỏi đó với 5 học sinh ở lớp 6/3 thì có 1 học sinh trả lời
đúng cả ba ý trên ( em Trần Thị Phương) 4 em còn lại đều trả lời được ( tuy
vẫn còn thiếu ý).
Ở văn bản “ Thánh Gióng” tôi đã vẽ to bức tranh ở SGK Ngữ văn 6
( trang 20) và đặc câu hỏi “ bức tranh trên có ý nghĩa gì?”.
Giáo viên gợi ý: “ Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre làm vũ khí để
đánh giặc. Điều đó cho thấy Thánh Gióng là người như thế nào?”.
Học sinh trả lời được: - Thánh Gióng có sức mạnh phi thường quyết
tâm đánh giặc bảo vệ nhân dân.
Giáo viên gợi ý: “ Vì sao trong dân gian không để cho Thánh Gióng
nhổ những loại cây khác mà lại nhổ bụi tre?. Vậy cây tre là loại cây như thế
nào với nhân dân ta. Từ đó nói lên điều gì?”.

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

Học sinh trả lời được:- Tre có mặt khắp mọi làng quê Việt Nam. Nó rất
gần gũi với người dân Việt Nam. Khi đất nước lâm nguy tất cả cỏ cây quanh
ta đều là vũ khi đánh giặc.
Giáo viên gợi ý: “ Ở tranh vẽ ta thấy Thánh Gióng là một chàng trai có
sức mạnh và lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc. Điều đó có ý nghĩa như thế
nào cho thế hệ trẻ?”.
Học sinh trả lời được:- Thánh Gióng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ
hôm nay và mai sau. Nên ở nhà trường có Hội thi thể thao “Hội khỏe Phù
Đổng.”
Khi đặc câu hỏi này với 4 học sinh của lớp 6/3 thì cả 4 học sinh đều trả
lời được. Trong đó có 1 em trả lời đúng, đủ cả 3 ý ( em Cao Thị Nhi), 2 em trả

lời được 2 ý đầu, 1 em còn lại trả lời được ý 1.
3. Dùng tranh vẽ để củng cố kiến thức trong bài dạy “Con rồng cháu
tiên” tôi vẽ to bức tranh ở SGK Ngữ văn 6 ( trang 6) và hỏi học sinh “ Bức
tranh trên có ý nghĩa gì?”.
Học sinh trả lời được:- Dân tộc ta do cùng một cha mẹ sinh ra, người ở
trên rừng, người ở dưới biển đều là anh em của nhau nên phải đùm bọc, yêu
thương nhau.
Suy tôn đề cao, nguồn gốc, nòi giống của người Việt Nam là “ con
rồng, cháu tiên”.
V. Dự đoán kết quả và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm
vi toàn diện mà Sáng kiến cải tiến kĩ thuật này mang lại.
1. Kết quả:
Từ việc sử dụng tranh ảnh vào các tiết dạy Đọc văn ( phần văn học dân
gian) ở lớp 6 đã tạo cho các em có những hứng thú học tập, tiết học thêm sinh
động và đã đạt được kết quả cao.

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

Từ thực trạng năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011 tôi đã vận
dụng cải tiến kĩ thuật trên vào lớp 6/3 nên đã thu được kết quả rất khả quan:
- Số học sinh hứng thú học tập 95%.
- Số học sinh tìm ra được nội dung của vấn đề 85%.
- Số học sinh rút ra được bài học cho bản thân 90%.
2. Những ảnh hưởng có sức lang tỏa mà Sáng kiến cải tiến kĩ thuật
mang lại.
Giúp học sinh có hứng thú trong việc học môn Ngữ văn.
Từ những tranh vẽ các em có thể tăng khả năng tư duy.

Từ tranh ảnh các em có thể hiểu nội dung và ngược lại từ nội dung bài
học các em có thể sáng tạo, vẽ những bức tranh để phục vụ cho môn học và
tăng trí tưởng tượng cho các em. Điều này có tác dụng rất tốt để các em học
văn miêu tả môn Mĩ thuật.
V. Kết luận:
Để góp phần phát triển tư duy, năng lực, trí tuệ cho học sinh lớp 6 trong
dạy học môn Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới hiện nay, giáo viên không ngừng
học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp nhuần nhuyễn các phương
pháp và vận dụng nó trong từng bài dạy. Muốn làm tốt sáng kiến cải tiến kĩ
thuật này thì đòi hỏi giáo viên phải chịu khó, đầu tư thời gian, công sức để tạo
ra những tranh vẽ có nội dung phù hợp với bài học. Có thế sáng tạo thêm
những chi tiết hoặc những tranh vẽ không có trong SKG. Kết hợp với các
tranh ảnh của trường để đạt kết quả cao.
Học sinh cũng phải soạn bài kĩ, quan sát các tranh vẽ có ở SGk để dễ tiếp thu
bài học hơn.
Với kinh nghiệm giảng dạy và lòng nhiệt tình, yêu nghề của mình. Bản
thân tôi ý nhiều cũng đem lại kết quả tốt trong quá trình giảng dạy Ngữ văn 6.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đề tài này có phần chưa hoàn chỉnh, còn hạn chế,
Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

không tránh khỏi những thiếu sót khi vận dụng cho từng đối tượng học sinh.
Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, Hội đồng Sáng
kiến cải tiến kĩ thuật của trường, Hội đồng khoa học của Phòng Giáo dục và
Đào tạo để đề tài này của tôi được hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn nữa
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA


NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, XÉP LOẠI…….

Nguyễn Thị Vân Anh

Hiệu trường - Chủ tịch HĐ xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Hương Toàn, ngày
tháng
năm 2011
Hiệu trưởng

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh


Sử dụng tranh minh họa trong dạy học phân môn Đọc văn (phần văn học dân gian) ở lớp 6

Ý kiến nhận xét, xếp loại của Hội đồng xét
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngành GD&ĐT Hương Trà
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Nhất trí xếp loại: ........
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Hương trà, ngày . . . tháng . . . năm 2011
Trưởng phòng GD&ĐT - Chủ tịch Hội đồng xét sáng ki

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh



×