Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DE CUONG KHAI QUAT KINH TE THE GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.13 KB, 21 trang )

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
- Khái niệm
- Sự thay đổi Bản đồ chính trị thế giới
- Bản đồ chính trị thế giới hiện nay
Bài 1: Khái niệm
Bản đồ chính trị thế giới phản ánh sự phân chia thế giới thành các quốc gia, lãnh thổ khác nhau tùy thuộc vào
tương quan lực lượng trên thế giới.
Đặc điểm của bản đồ chính trị thế giới:
 Bản đồ chính trị phản ánh sự phân chia lãnh thổ trên thế giới:
 Mức đơn giản: có bao nhiêu nước, lãnh thổ, tên gì, ở đâu.
 Mức phức tạp: nhóm các nước có chế độ chính trị khác nhau.
 BĐCT phản ánh tương quan giữa các lực lượng tham gia phân chia thế giới.
 Thế giới thường xảy ra các xung đột, tranh chấp lãnh thổ do các dân tộc luôn muốn mở rộng vùng đất
của mình trong khi thế giới là hữu hạn.
 Trong quá trình đó những nước thắng thì lớn lên, các nước thất bại thì nhỏ lại hoặc bị xóa tên trên bản
đồ.
 Khi không thể tiêu diệt được nhau, các thể lực trên thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của nhau nghĩa là
thừa nhận sự tồn tại của các không gian quốc gia mà quy mô của chúng đc xác định bởi nhiều nhân tố
nhưng chủ yếu là vào tương quan sức mạnh (quân sự, kinh tế).
 Tại những thời điểm lịch sử cụ thể ta có thể phân biệt và có đc các thống số cơ bản về các quốc gia
lãnh thổ do tương quan lực lượng trên thế giới có tính cân bằng tương đối.
 Sự ổn định của bản đồ chính trị chỉ là tương đối vì tương quan lực lượng trên thế giới luôn thay đổi.
 Những thay đổi nhỏ như sự uốn nắn biên giới diễn ra hàng năm, hàng tháng thấm chí hàng ngày.
 Những thay đổi lớn hơn, những thay đổi căn bản của bản đồ chính trị thế giới thường xảy ra sau những
biến cố lịch sử.
Bài 2: Quá trình hình thành bản đồ chính trị thế giới
Bản đồ chính trị thế giới được hình thành và phát triển khi có sự ra đời của nhà nước.
I. Thời cổ đại
Thời cổ đại bắt đầu bằng sự ra đời của những nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên trên thế giới và kết thúc vào thế kỉ
3 tr CN khi nhà Tần ra đời.
Trên BĐCT thế giới lần lượt xuất hiện và tiêu vong của nhiều quốc gia.


1. Ai Cập cổ đại
 Là quốc gia đầu tiên xuất hiện trên bản đồ thế giới. Bị tiêu diệt vào cuối thiên niên kỉ I tr CN.
 Trung tâm nằm ở thượng tam giác châu sông Nin.
 Di sản: các công trình kiến trúc: kim tự tháp, tượng nhân sư…, thuật ướp xác.
2. Hi Lạp cổ đại
 Bị tiêu diệt vào năm 146 tr CN bởi người La Mã
 Trung tâm là phần nam bán đảo Ban Căng.
 Di sản:
 Triết học: những trường phái triết học cổ điển ra đời với các đại biểu như: Arixtot, Platon…








Văn học: Hôme với 2 tác phẩm Iliat và Ôđixê. Sáng tạo ra hệ thống các vị thần.
Toán học: với các tiên đề của Ơclit.
Vật lý: với định luật Acsimet
Y học: với lời thể Hipocrat
Quân sự: để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như : chiên sthawngs kẻ thù mạnh bằng cách tìm
ra điểm yếu của họ (gót chân Asin..) với nhà quân sự đại tài Alexando đại đế
 Kiến trúc, điêu khắc: đền thờ Parthenon, tượng thần Vệ nữ…
3. La Mã cổ đại
 Tồn tại từ thế kỷ 8 đến thế kỉ 1 tr CN
 Trung tâm là ở miền trung của bán đảo Apennin
 Di sản:
 Hệ thống lịch theo dương lịch
 Các quan niệm về thần thánh có sự tiếp thu của người Hi Lạp cổ những với tên gọi khác.

 Các công trình kiến trúc: thành phố cổ Lepci Magna ở LiBi hiện nay, cảng Ostia, đền thánh Jupiter.
4. Trung Quốc cổ đại
 Gồm nhiều quốc gia cổ tồn tại qua các thời kỳ khác nhau, chủ yếu bao gồm các vùng đất nằm ở phía bắc
sông Trường giang
 Kết thúc khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào cuối thế kỉ III trc CN
 Di sản:
 Triết học: hệ tư tưởng nho giáo, lão giáo, đạo giáo.
 Văn học: các tác phẩm gọi là thư, kinh.
 Quân sự: binh tháp tôn tử
 Khoa học kĩ thuật: sáng tạo chữ viết thời nhà Thương, xe ngựa, la bàn…
5. Ấn Độ cổ đại
 Ấn Độ cổ đại gồm nhiều quốc gia, tập trung trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng
 Di sản:
 Tôn giáo: những tác phẩm của các tôn giáo như: Bà La môn, Phật giáo.
 Văn học: là quê hương của các sử thi vĩ đại
 Là quê hương của các con số, bàn cờ…
6. Tây Á cổ đại
 Có diễn biến lịch sử phức tạp, từng tồn tại các gia cổ: Ba tư, Do Thái, Babilon…
 Di sản:
 Các bộ kinh của Do thái giáo và Cơ đốc giáo.
II. Thời phong kiến
 Được tính từ khi nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên (nhà Tần) xuất hiện đến khi nhà nước TBCN đầu
tiên xuất hiện tại Anh. Tuy nhiên ở từng nước có thể bắt đầu và kết thúc ở những thời điểm khác nhau.
 Các quốc gia hạt nhân của thời kỳ này là vùng Truung Hoa, các nước Tây và Đông Âu, Ba tư, Đế quốc Hồi
giáo Arập…
III. Thời cận đại
 Phát kiến địa lý tìm ra các vùng đất mới
 Các đế quốc TBCN và phân chia thế giới – chiến tranh TG thứ nhất.



VI. Thời hiện đại
 Giai đoạn từ sau CTTG thứ nhất đến CTTG thứ 2
 Thế giới có những thay đổi lớn:
 Sau CT các nước thua cuộc đã bị thiệt hại nặng nề còn các nước thắng trận thì ngược lại:
Đức mất toàn bộ thuộc địa vào tay Anh và Pháp, ngoài ra còn phải trả lại những vùng lãnh
thổ đã chiếm được trước đây của Pháp, Bỉ, Đan Mạch và Ba lan.
 Các nước Ba Lan, Phần Lan, và các nước giáp biển Ban Tích (Extonia, Latvia và Litva)
nguyên là các bộ phận của đế quốc Nga trước đây đã trở thành các nước cộng hòa tư sản.
 Miền trung âu, Đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đời là: Tiệp Khắc, Áo,
Hungari.
 Trên miền tây bán đảo Bancăng, nước Nam Tư xuất hiện trên cơ sở thống nhất lãnh thổ giữa
Secbi và một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền nam đế quốc Áo – Hung trước đây.
 Đế quốc Ôttôman sụp đổ hoàn toàn, Thổ Nhĩ Kỳ mất toàn bộ thuộc địa cũ của mình và sau
cuộc cách mạng Tư Sản Thổ Nhĩ Kỳ thì nước này đã trở thành nước cộng hòa tư sản.
 Chủ nghĩa phát xít hình thành. Các đế quốc chia thành 2 phe chuẩn bị lực lượng để phân chia lại thế
giới.
 Sau khi thành nhận được sự giúp đỡ của Hòa Kỳ và một số nước khác Đức đã phục hồi về
mọi mặt và chế độ phát xít Hitle đã ra đời.
 Đức – ý – Nhật đã lộ rõ ý đồ muốn chia lại thị trường thế giới một lần nũa.
 CTTG thứ 2 (1/9/1939)
 Giai đoạn từ sau CTTG thứ 2 đến những năm 80 của thế kỷ XX.
 Nhiều thuộc địa cũ thành độc lập và trở thành những nước độc lập
 Thế giới hình thành cục diện chính trị “2 hệ thống 3 nhóm nước” và rơi vào cuộc chiến tranh lạnh
kéo dài với mâu thuẫn tập trung vào Xô – Mĩ.
 Giai đoạn từ cuối những năm 80 đến nay.
 Hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã – còn 1 số nước vẫn kiên trì con đg XHCN
 Thế giới xuất hiện nhiều quốc gia mới do sự xác nhập hay phân chia của các nước.
 Nhiều nhân tố gây biến động bản đồ chính trị: xu hướng chuyển từ 2 cực sang đơn cực hoặc đa cực,
chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, những tranh chấp vì lợi ích quốc gia, dân tộc…







Bài 3: bản đồ chính trị thế giới hiện nay
Thế giới có nhiều quốc gia lãnh thổ (khoảng 220)
Các quốc gia, lãnh thổ rất khác nhau về quy mô lãnh thổ, dân số, thể chế chính trị.
Nhiều nhóm quốc gia trong các khu vực từng bước nhất thể hóa, hình thành các liên minh, liên bang.
Các cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ diễn ra thường xuyên ở khắp nơi, dưới nhiều hình thức
 Do đó bản đồ chính trị thế giới sẽ còn tiếp tục biến đổi trong thời gian tới.


CHƯƠNG II: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
- Những tiến bộ KHKT trước các cuộc cách mạng kỹ thuật
- Cuộc cách mạng Công nghiệp
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại
Bài 1: những tiến bộ kỹ thuật trong lịch sử
1. trước cuộc cách mạng công nghiệp
- Phát hiện ra lửa
- Phát minh ra bàn tính, bánh xe, thuốc súng, máy in, kính thiên văn, máy tính…
2. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần 1 (cuộc cách mạng công nghiệp)
 Hướng chủ yếu: chuyển từ lao động thủ công sang cơ khí, từ việc sử dụng sức người sang sử dụng máy
móc nhằm nâng cao năng xuất lao động và tăng khả năng khai thác các nguồn lực tự nhiên.
 Nội dung: Gồm nhiều phát minh, sáng chế trong mọi lĩnh vực. Lúc đầu tập trung vào kỹ thuật sau đó lan
rộng sang khoa học, thúc đẩy khoa học phát triển và mang nội dung cách mạng KH – KT.
 Các phát minh sáng chế tiêu biểu:
 Sáng chế máy kéo sợi năng suất cao

 Phát minh ra máy hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ điêzen. Phát triển các lý thuyết về điện làm
cơ sở cho các phát minh ra máy phát điện, động cơ điện.
 Về mặt hóa học: Việc xây dựng bảng tuần hoàn tạo cơ sở tìm ra nhiều nguyên tố mới, sản xuất
nhiều hợp chất mà trước đây chỉ có trong tự nhiên.
 Về mặt sinh học: phát hiện ra các loại vi sinh vật tạo cơ sở cho việc ra đời những ngành sản xuất
mới, đặc biệt là sản xuất các men, các chất kháng sinh. Học thuyết của Menden và Đac Uyn cũng có
những tác động nhất định.
 Địa lí học: việc khảo sát các vùng đất mới, nghiên cứu đại dương…Bước đầu có những công trình
hướng tới trinh phục vũ trụ.
 Ý nghĩa:
 Gắn với sự ra đời và phát triển ban đầu của chủ nghĩa Tư bản
 Nâng cao năng lực trinh phục tự nhiên của con người.
Bài 2: Cuộc cách mạng KHKT hiện đại
 Cuộc CMKHKT là cuộc cách mạng trong đó những tiến bộ về kỹ thuật gắn với những tiến bộ về khoa học.
 Bắt đầu từ giữa thế kỉ 19 kéo dài đến nay và chia thành 2 thời kì .
 Từ nửa thế kỉ 20 đến nay được gọi là cuộc cách mạng KHKT hiện đại.
Cuộc cách mạng KHKT hiện đại chia làm 2 giai đoạn
I. Từ sau CTTG II đến những năm 70
 Hướng chủ yếu: Đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế theo chiều rộng và cuộc chạy đua vũ trang.
 Những nội dung chính:
 Nghiên cứu về đại dương
 Nghiên cứu về vũ trụ


 Tăng năng suất lao động: SX máy móc thiết bị mới, phổ biến các hình thức tổ chức quản lý hợp lý.
 Tạo nguồn năng lượng, vật liệu mới với những thuộc tính ưu việt.
 Thành tựu nổi bật:
 Nghiên cứu đại dương: tìm ra và khai thác các loại khoáng sản ở thềm lục địa, khai thác hải sản,
nghiên cứu và khai thác năng lượng thủy triều, năng lượng sóng…
 Nghiên cứu vũ trụ: phóng thành công các vệ tinh nhân tạo, đưa con người vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt

trăng, nghiên cứu mặt trời…Đặc biệt có ý nghĩa việc phóng và sử dụng vệ tinh nhân tạo vào lĩnh
vực thông tin vô tuyến.
 Lĩnh vực chế tạo: phát tiển nhanh chóng việc ứng dụng công nghệ bán dẫn, sản xuất hàng loạt các
động cơ phản lực, tiến bộ nhanh trong sx các phương tiện giao thông, các loại máy cái phục vụ các
ngành kinh tế, bước đầu sx và sử dụng các máy tính tốc độ cao và các robot công nghiệp…
 Lĩnh vực vật liệu: sử dụng công nghệ mới vào luyện kim, sx vật liệu xây dựng, phổ biến nhanh công
nghệ sx và ứng dụng rộng rãi các hợp chất cao phân tử…
 Lĩnh vực năng lượng: áp dụng công nghệ mới tăng nhanh sản lượng khai thác các nhiên liệu, năng
lượng truyền thống như than đá, dầu lửa…; mở rộng việc sử dụng các dạng năng lượng mới như
năng lượng nguyên tử, hạt nhân (bước đầu).
 Sinh học: đáng kể nhất là việc phát hiện ra AND vào năm 1953
 Quản lý: áp dụng rộng rãi hình thức tổ chức sản xuất hàng loạt theo dây chuyền chuyên môn hóa
cao độ.
 Kết quả:
 Khối lượng của cải (sản lượng của nền kinh tế) tăng nhanh chóng
 Các nguồn lực được huy động với mức độ lớn vào sản xuất
 Nhận thức của loài người về thế giới được nâng lên một bước
 Mức sống của nhân loại đang được nâng cao rõ rệt.
 Vấn đề nảy sinh:
 SX dư thừa, mất cân đối cung – cầu dẫn đến khủng hoảng dư thừa
 Tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt
 Môi trường suy thái trầm trọng, nguy cơ tiềm ẩn rất to lớn
 Phổ biến quá nhiều các loại vũ khí giết người, nhất là vũ khí giết người hàng loạt.
II. Từ những năm 70 đến nay (cuộc CMKHKT lần 3 – CMKH – CN)
1. Nội dung:
 Nghiên cứu tìm kiếm và sử dụng các dạng năng lượng mới, tìm cách sử dụng tốt hơn các nguồn năng lượng
truyền thống thỏa mãn 2 yêu cầu cơ bản là nhiều và sạch: mặt trời, gió, hạt nhân, địa nhiệt, thủy năng…
 Nghiên cứu, tìm kiếm và sử dụng các loại vật liệu mới: gốm công nghiệp, các chất siêu dẫn, hợp chất cao
phân tử, thủy tinh quang học…
 Phát triển mạnh mẽ các kĩ thuật điện tử - thông tin: vi mạch – IC, mạng internet, công nghệ phần mềm

 Đẩy mạnh công nghệ sinh học: vi sinh, tế bào và gen…
 Nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn khoảng không vũ trụ và đại dương thế giới.
 Nghiên cứu và sử dụng rộng rãi các phương pháp tổ chức sản xuất mới.
2. những thành tựu quan trọng




Lĩnh vực năng lượng: Phổ biến rộng rãi việc sử dụng các nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời,
gió…từng bước tiến tới điều khiển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
 Lĩnh vực vật liệu: việc sử dụng các hợp chất cao phân tử thay thế cho các vật liệu truyền thống đã rất phổ
biến. Nhựa được sử dụng thay cho rất nhiều vật liệu khác như sắt, gốm, gỗ, thủy tinh…Thủy tinh quang học
được sử dụng rộng rãi trong truyền dẫn thông tin.
 Lĩnh vực điện tử thông tin: thời kì này đc coi là kỉ nguyên của thông tin. Do đã có những tiến bộ vượt bậc
trong việc nâng cao khả năng lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.
 Xử lý thông tin: phát minh ra con chíp điện tử từ đó sx ra các thiết bị nghe nhìn, thiết bị tự động,
máy tính điện tử.
 Lưu trữ thông tin: ra đời những phương tiện lưu trữ gọn nhẹ với dung lượng lớn: thanh ram, ô cứng,
usb, đĩa cd…việc kết hợp giữa bộ vi xử lý và các ô lưu trữ tạo ra những chiếc máy tính có công
dụng vô cùng lớn.
 Truyền tải thông tin: phát minh quan trọng đó là internet – với phát minh này khoảng cách xa gần
không còn ý nghĩa
 Những thành tựu của công nghệ điện tử còn mở ra những khả năng mới cho việc trinh phục vũ trụ, y
học.
 Công nghệ sinh học: Những lĩnh vực truyền thống như công nghệ vi sinh, công nghệ nuôi cấy mô được
nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt là sự nở rộ của công nghệ di truyền dựa trên 3 kĩ thuật: kĩ thuật tế bào,
kĩ thuật bào quan và đỉnh cao và kĩ thuật gen.
 Nghiên cứu tầng cao khí quyển và không gian vũ trụ: phát hiện lỗ thủng tầng ozon. Vấn đề về nguồn gốc
của vũ trụ từng bước đc kiểm nghiệm. việc nghiên cứu các hành tinh trong thái dương hệ đã có những thành
tựu nhất định.

 Lĩnh vực tổ chức, quản lý sản xuất: kết hợp giữa sx hàng loạt với kiểu tổ chức sản xuất theo xeri nhỏ. Tăng
cường các biện pháp rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng.
3. Ảnh hưởng của cuộc CMKHKT thời kỳ này tới sự phát triển KTXH
a) Ảnh hưởng tích cực
 Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển sang nên kinh tế tri thức:
 Nhờ những ưu việt của cuộc CMKHKT người ta thấy rõ, sức mạnh vượt trội thuộc về những quốc
gia, những người đi đầu về các tri thức khoa học, công nghệ.
 Tri thức có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt và cả bản chất nền kinh
tế của nhiều nước.
 Thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thế giới
 Cuộc CMKHKT làm cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng theo cả chiều rộng và chiều
sâu.
 KHKT càng được chú trọng thì tiềm năng tăng trưởng kinh tế càng được mở rộng, tốc độ tăng
trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định hơn.
 Ở các nước đang phát triển: tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao do khai thác được cả nguồn lực truyền
thống và những nguồn lực mới.
 Ở các nước phát triển: khi những nguồn lực phát triển theo chiều rộng bị cạn thì công nghệ là giải
pháp cơ bản nhất để kt thoát khỏi trì trệ.
 Làm thay đổi nền văn minh của xã hội loài người.


 Cơ sở kinh tế quyết định ý thức xã hội. nền kinh tế thế giới chuyển sang một thời kỳ mới về chất tất
yếu sẽ kéo theo những thay đổi của các yếu tố xã hội cho phù hợp với nó.
 Kt nông nghiệp tương ứng với văn minh nông nghiệp (nền văn minh có khuôn khổ là cộng đồng
làng xã. Kt công nghiệp tương ứng với nền văn minh công nghiệp mà ranh giới mở rộng ra tầm
quốc gia với chủ thể là những người sx kinh doanh, quan hệ theo kiểu công nghiệp.
 Kt hậu công nghiệp cũng sẽ tương ứng với nền văn minh mới mà xã hội vận hành theo những tiêu
chuẩn mới theo hướng tôn vinh phẩm giá và tự do cá nhân của mỗi con người trong cộng đồng
chung toàn nhân loại. Đó là nền văn minh hậu công nghiệp.
 Làm cho thế giới tiến nhanh vào quá trình toàn cầu hóa

 Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nảy sinh những nhu cầu và cung cấp những điều kiện để nhân loại
mở rộng phạm vi không gian và các mối quan hệ.
 KHKT giúp nhân loại khắc phục nhiều khó khăn, trở ngại nhất là những khó khăn do xa cách về mặt
địa lý và những ngăn cách về văn hóa.
 Quá trình xâm nhập, thống nhất vì vậy mà diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hóa do
vậy cũng diễn ra ngày càng nhanh hơn.
b) CMKHKT cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề
 Vấn đề tài nguyên và môi trường:
 Cuộc cách mạng KHKT tạo ra cho con người những khả năng mới có thể khai thác, sử dụng tài
nguyên với tốc độ ngày càng lớn hơn. Nhưng đồng thời với nó người ta cũng thải vào môi trường
những chất độc hại, tập trung chúng với mức độ cao hơn. Điều này đẩy nhanh tốc độ cạn kiệt tài
nguyên và suy giảm môi trường.
 Mặc dù con người đã nhận thức và sử dụng công nghệ để khắc phục điều này nhưng những tiến bộ
trong việc khắc phục thường rất chậm chạp.
 Tạo điều kiện cho việc ra đời và phổ biến ngày càng rộng rãi, dễ dàng những phương tiện giết người:
 Đỉnh cao của nó là sự phổ biến những vũ khí hạt nhân, vũ khí vi trùng, vũ khí hóa học, sinh học…
kèm theo những phương tiện vận chuyển, phát tán chúng nhanh chóng: tên lửa, máy bay, tàu
ngầm…
 Những thành quả mới nhất của khao học công nghệ thường được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực
quân sự vốn do các chính phủ quản lý nhưng gần đây chúng đã được phát tán ngoài xã hội.
 Làm tăng khả năng lan truyền, bùng phát bệnh tật: Do tính năng động của xã hội hiện nay nên những dịch
bệnh có trong tự nhiên hay những dịch bênh phát sinh do cuộc sống quá lo đủ đều phát tán, lan truyền rất
nhanh.
 Tiếp tay cho tội phạm: những tiến bộ công nghệ làm cho việc kiểm soat tội phạm khó khăn hơn. Đặc biệt
hiện nay tội phạm công nghệ cao thường dùng vũ khí từ công nghệ thông tin đã gây ra những thiệt hại vo
cùng to lớn.
 Quan trọng nhất có lẽ là những thiệt hại về văn hóa: Tiến bộ quá nhanh của công nghệ là nguyên nhân dẫn
đến mâu thuẫn giữa các thế hệ, phá vỡ quan hệ gia đình truyền thống. Mặt khác những thay đổi quá nhanh
trong lối sống nếp nghĩ khiến cho xã hội khó đề ra những chuẩn mực đạo đức có giá trị lâu bền.



CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KT – XH THẾ GIỚI
- KTTG chuyển sang nền kinh tế tri thức
- KTTG chuyển hướng sang nền KT thị trường
- KT – XH thế giới đc quốc tế hóa mạnh mẽ
- KTTG thay đổi nhanh về quy mô tốc độ và cơ cấu
- KT – XH thế giới có sự phân hóa sâu sắc
Bài 1: KTTG đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức
I. khái niệm
1. Vai trò của kt tri thức trong việc phát triển kinh tế
 Sự phát triển theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào nguồn lực truyền thống nhằm thảo mãn những nhu cầu
truyền thống -> nhanh chóng đạt giới hạn về năng suất, quy mô.
 Phát triển theo chiều sâu:
 Tri thức mới sẽ mở rộng nhu cầu
 Tri thức mới giúp đổi mới công nghệ làm tăng năng suất
2. Kinh tế tri thức
 Theo bộ công nghiệp và thương mại Anh (1998): nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri
thức, là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong việc tạo ra của cải.
 Theo OECD thì kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò
quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 Các quan niệm trên đều có điểm chung đó là: kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất. nghĩa là việc nghiên cứu, đào tạo giữ vai trò hàng đầu trong nên
kinh tế này.
II. Kinh tế thế giới đang bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức.
1. Trong nền kinh tế thế giới tri thức khoa học ngày càng đóng vai trò nổi trội
 Tri thức kho học có vai trò nổi bật trong nền kinh tế. nghiên cứu và phát triển trở thành một lĩnh vực, một
nội dung quan trọng của mọi hoạt động kinh tế từ cấp vĩ mô đến tầng vi mô.
 Nghiên cứu và triển khai hay R&D đã trở thành thuật ngữ quen thuộc, nó làm tăng năng suất và hiệu quả
trong sx kinh doanh. Vì vậy nó đã thu hút nguồn đầu tư rất lớn (400 – 500 tỉ USD/năm).
 Các công nghệ mới trong thời đại kinh tế tri thức là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Đặc biệt

với cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đã tạo ra những bước đột phá trong xử lý, lưu trữ và truyền
tải thông tin.
 Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của nền kinh tế. Chính vì vậy mà
giáo dục cũng là một hoạt động kinh tế. Điều này khiến giáo dục là lĩnh vực đầu tư rất cơ bản và đồng thời
cũng là một ngành kinh tế có thị trường rộng lớn nhất.
2. Nhũng tác động của tri thức đã tạo ra những biến chuyển lớn trong nền kinh tế
a) Trước hết nó làm thay đổi vai trò của các nguồn lực phát triển kinh tế
 Trong nền kinh tế truyền thống: vị trí, ĐKTNTN và lao động giản đơn là những điều kiện cơ bản của sản
xuất.
 Trong nền kinh tế tri thức: vai trò của các nhân tố trên đã thay đổi
 Trao đổi hàng hóa từ hình thức vật chất là chủ yếu chuyển sang phi vật chất và thông tin là chủ yếu
vì vậy trong nhiều trường hợp khái niệm xa gần không còn ý nghĩa.


 Vai trò của các nhân tố tự nhiên cũng dần giảm đi thể hiện rõ nhất là trong nông nghiệp: nhờ có
công nghệ tiên tiến mà người ta có thể tạo ra những giống cây có phổ sinh thái rộng, có khả năng
chống chịu tốt hay trồng trọt mà không cần đất.
 Vai trò của dân cư cũng thay đổi:
 Một mặt, vai trò của dân cư ngày càng nổi trội: Công nghệ tự động khiến cho số lượng lao
động phải nhường vị trí cho chất lượng. Một thị trường đông dân nhưng trình độ thấp kém
không thể được coi là thị trường hấp dẫn cho nền sx hàng hóa chất lượng cao.
 Nhưng mặt khác, sự phụ thuộc của kinh tế vào phân bố dân cư ngày càng giảm: trong nền
kinh tế tri thức, nhất là nhờ vào tác động của công nghệ thông tin, sự phân bố sức mạnh kinh
tế ko phải bao giờ cũng phù hợp với sự phân bố dân cư. Những người lao động có thể sống
rất xa nơi mình làm thuê.
 Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở đảm bảo thắng lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là tiến bộ
khoa học, công nghệ. Nghiên cứu khoa học, công nghệ do đó vừa là nhân tố của nền kinh tế, vừa là một
ngành kinh tế quan trọng. Vì vậy một mặt các nước đầu tư ngày càng nhiều cho hoạt động khoa học
công nghệ. Mặt khác, người ta chú ý đến tính đồng bộ cân đối giữa nghiên cứu và ứng dụng.
b) Cơ cấu kinh tế cũng có những thay đổi

 Trong tất cả các ngành: hàm lượng công nghệ kỹ thuật mới trong giá trị sản phẩm ngày càng tăng lên. Tri
thức mới có thể nằm trong nguyên liệu, năng lượng, trong công nghệ sản xuất hoặc mẫu mã tính năng of sp.
 Trong nền kt: dần hình thành những ngành kt gọi là ngành kt tri thức: bưu chính viễn thông, điện tử tin học,
đa số các ngành dv. Đối với những ngành này nguyên liệu, tài nguyên có rất ít ý nghĩa mà cái quyết định là
tri thức và sáng tạo.
 Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế cũng thay đổi: Do nền kinh tế xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế
mới với nhu cầu mới về nguồn lực và thị trường nên bộ mặt pb cũng thay đổi.
 Chuyên môn hóa theo lãnh thổ đã rất rộng, thậm chí mang tầm toàn cầu
 Nhiều vùng trước đây là khó khăn cho phát triển thì nay lại được đánh giá ngược lại.
c) Đặc điểm lớn nhất của kinh tế thế giới trong kỷ nguyên kinh tế tri thức là nó rất linh hoạt
 Thể hiện trong cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành:
 Do tính linh hoạt của tri thức nên người ta dễ nảy sinh những sản phẩm với tính năng mới, mẫu mã
mới và dễ dàng thực hiện nhờ có trang bị thích hợp.
 Đổi mới cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm một phần quan trọng là do những thay đổi trong thị hiếu
của người tiêu dùng.
 Những điều này khiến cho các nhà sx từ chỗ sx hàng loạt chuyển sang sx theo xeri nhỏ và thay vì
tập trung vào sản xuất người ta tập trung vào tiếp thị quảng cáo, cách thức bán hàng.
 Thể hiện trong nhu cầu về vốn đầu tư: trong thời đại kinh tế tri thức những người làm kinh tế cần hiểu rằng
hết tiền ko phải là hết vốn. Điều quan trọng là trí tuệ của mình.
 Sự linh hoạt trong kinh tế tri thức cũng bao hàm cả sự hoán đổi liên tục các thực thể kinh tế của nó: sự ra
đời, phá sản, sáp nhập hay xé lẻ các công ti trở lên phổ biến nên bản thân người lao động cũng có khả năng
linh hoạt trong thay đổi việc làm.


Bài 2: KTTG chuyển sang nền kinh tế thị trường
I. Một số mô hình quản lí vĩ mô nền kinh tế
1. Mô hình tư nhân cạnh tranh tự do
 Là mô hình kt thời kỳ đầu TBCN
 Chủ thể hoạt động kinh tế là tư nhân, cạnh tranh hoàn toàn dựa vào quy luật thị trường.
 Nhà nước tạo ra môi trường chung cho các doanh nghiệp và hoạt động dựa vào thuế

2. Mô hình quốc hữu với vai trò chủ thể thuộc về nhà nước.
 Còn gọi là mô hình kinh tế chỉ huy, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
 Nhà nước là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ sở hữu mọi tư liệu sx, kế hoạch sx tiêu thụ
đc áp đặt từ cơ quan nhà nước
3. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
 Chủ thể sx kinh doanh là các tập đoàn kinh tế, các chủ nông trại…
 Nhà nước ko có chức năng kinh doanh nhưng điều tiết nền kinh tế thông qua công cụ điều tiết vĩ mô mà
trực tiếp là chính sách thuế khóa, chính sách tiền tệ, chính sách xã hội và đối ngoại.
II. Sau CTTG II cho đến những năm 70 thế giới ở trong thời kỳ của nền kinh tế hỗn hợp
1. Ở các nước xã hội chủ nghĩa
Đa số các nước có nền kinh tế tổ chức theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Có 2 dạng cơ bản là kinh tế quốc doanh
và kt tập thể.
 Kinh tế quốc doanh:
 Gồm các xí nghiệp, công ti trong lĩnh vực phi nông nghiệp và các nông trường trong nông nghiệp do
nhà nước nắm giữ.
 Nhà nước trực tiếp bỏ vốn đầu tư và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm
 Kinh tế tập thể:
 Bao gồm các đơn vị sx nhỏ gọi là hợp tác xã hay nông trang.
 Tư liệu sx thuộc về tập thể.
 Sx mang tính tự cấp và đóng thuế cho nhà nước. Sản phẩm làm ra phân phối cho người dân dựa theo
các đóng góp sức lao động của họ và theo một số quy định chính sách của nhà nước.
2. Ở các nước TBCN
Xu hướng quốc hữu hóa một phần tạo ra nền kt hỗn hợp vận hành theo các lí thuyết kinh tế mới trở lên phổ biến.
 Ở các nước Tây Âu hầu hết các nước đều thực hiện quốc hữu hóa. Từ nền kinh tế tư nhân các nước này
chuyển sang mô hình kinh tế hỗn hợp.
 Ở Hoa Kỳ: về hình thức là mô hình tự do cạnh tranh nhưng vai trò của nhà nước được tăng cường thông
qua việc sử dụng công cụ tiền tệ, tài chính. Nhà nước cũng có những chính sách trợ giá khi cần.
III. Từ những năm 80 trở đi, xu hướng tư nhân hóa, thị trường hóa nền kinh tế ngày càng phổ biến và
chiếm ưu thế
1. Tập trung hóa nền kinh tế ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế

 Một trong những yếu điểm của mô hình kinh tế tập trung là nó mang tính quan liêu và ko theo kịp thực tế
sinh động của các quan hệ cung cầu của xã hội.
 Ở các nước TB, kinh tế các nước Tây Âu trở lên trì trệ, thể hiện rõ yếu thế trong cuộc chạy đua với Hoa Kỳ.
 Ở các nước XHCN, sự kém hiệu quả của các đơn vị kt quốc doanh, kt tập thể đã làm cho nền kt suy thoái
nặng nề.


2. sự chuyển hướng sang kt thị trường
 Ở các nước phương tây: xu hướng tư nhân hóa, thị trường hóa diễn ra mạnh mẽ ở Anh sau đó lan rộng sang
các nước Tây Âu khác. Gồm 2 nội dung:
 Là quá trình phi quốc hữu hóa diễn ra rộng rãi. Phần lớn các các cơ sở kt trước đây đc quốc hữu hóa
thì nay đc tư nhân hóa.
 Là quá trình khơi thông thị trường trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
 Ở các nước xã hội chủ nghĩa:
 Sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu dẫn đến sự sụp đổ cả về mặt lý thuyết và trên thực tiễn của mô
hình kinh tế cũ. Giá trị của thị trường từng bước được thừa nhận. Mô hình kt thị trg đc hình thành.
 Quá trình chuyển sang nền kt thị trường có thể gồm 2 bước:
 Bước 1: Đó là quá trình mở rộng quyền cho các đơn vị sx quốc doanh cũng như tập thể.
 Bước 2: Là cổ phần hóa (định giá và vi phân) các doanh nghiệp.
 Trên quy mô toàn cầu, tự do thương mại trở thành xu thế không thể cưỡng lại. các nhân tố thị trường
ngày càng có vai trò nổi bật trong sự vận hành nền kt. WTO, IMF, WBG trở thành những thể chế điều
tiết thị trường toàn thế giới.
Bài 3: KTTG được quốc tế hóa ngày càng sâu rộng
I. Đặc điểm các quan hệ quốc tế hiện nay.
Cả thế giới bị cuốn vào trào lưu không thể cưỡng lại: trào lưu quốc tế hóa. Thế giới đc thắt lại bởi vô số các mối
quan hệ với những nét chung là:
 Đề cao các lợi ích kinh tế
 Các quan hệ mang tính chất đa phương, đa dạng
 Xét theo phạm vi ko gian của các quan hệ: khu vực, châu lục, toàn cầu.
II. Toàn cầu hóa

1. Quan niệm
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới. Đó là quá trình ảnh hưởng, tác động,
xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là trên
lĩnh vực kinh tế và vận hành trong một trật tự hệ thống toàn cầu.
Như vậy, toàn cầu hóa cần đc xét theo một số khía cạnh:
 Toàn cầu hóa là một quá trình dẫn tới sự thống nhất, hội tụ chứ ko phải là quá trình đồng nhất đơn thuần.
 Đó là quá trình tự thân, mang tính chất tự nhiên của lịch sử
 Toàn cầu hóa là một quá trình có điều khiển, có sự tác động chủ quan của con người thông qua những thiết
chế đc tạo ra trong mỗi thời kì nhất định
 Kinh tế là động lực là nội dung cơ bản của toàn cầu hóa.
2. Nhân tố toàn cầu hóa
a) Nguyên nhân sâu sa của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa chính là một sự phát triển có lặp lại về hình thức nhưng ở một trình độ cao hơn.
 Loài người có chung một nguồn gốc, cùng một xuất phát điểm phát tán hình thành những cộng đồng có
những nét đặc thù.
 Khi đạt đến trình độ phát triển cao hơn thì những mối quan hệ mang tầm quốc gia xuất hiện và có vai trò
ngày càng lớn.




Với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, với những tiến bộ mọi mặt của nhân loại, không gian quốc gia trở nên
chật hẹp nên xuất hiện nhu cầu thống nhất, hòa đồng ở tầm quốc tế.
b) Động lực trực tiếp
 Lợi ích của giai cấp, của dân tộc
 Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự lớn mạnh của kt nói chung
 Trước đây quá trình toàn cầu hóa chậm chập chủ yếu vì những hạn chế về khoa học, kỹ thuật và khả
năng kinh tế.
 Những tiến bộ KHKT nhất là trong ngành hàng hải và TTLL đã mở đường cho vươn ra thế giới.
 Vai trò thúc đẩy của các định chế, các tổ chức mang tính toàn cầu.

 Các định chế mang tính toàn cầu nêu ra các nguyên tắc, thể lệ để dẫn dắt các tiến trình kinh tế, xã
hội trên thế giới.
 Bản hiến chương có ảnh hưởng rộng rãi nhất là hiến chương liên hợp quốc.
 Các tổ chức quốc tế đóng vai trò to lớn thông qua việc thực thi hay điều khiển các tiến trình hòa
nhập: Liên hợp quốc, các công ti đa quốc gia.
3. Toàn cầu hóa kinh tế - nội dung chủ yếu của quá trình toàn cầu hóa
a) Hoạt động ngoại thương
 Những nguyên nhân làm ngoại thương đc quan tâm
 Lợi ích kinh tế:
 Ngoại thương giúp các nước khai thác lợi thế so sánh để mang lại hiệu quả cao hơn trong
hoạt động kinh tế. nghĩa là các nc sẽ sx những mặt hàng mà mình có chi phí tương đối thấp
để đổi lấy mặt hàng mà mình có chi phí tương đối cao.
 Nhờ ngoại thg thu đc ngoại tệ sử dụng thuận lợi vào nhiều mục đích khác nhau.
 Các lợi ích khác:
 Cung cấp cho các quốc gia những sp đáp ứng nhu cầu chiến lược, mang tính thời đại, sống
còn của đất nước.
 Là con đg du nhập các tiến bộ KHKT, thúc đẩy phát triển kt trong nước.
 Thông qua ngoại thương để phát huy ảnh hưởng của mình ra ngoài biên giới.
 Hoạt động ngoại thương có cường độ ngày càng lớn
 Qui mô hoạt động ngoại thương tăng nhanh chóng: cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, trên thế
giới xh nhiều nước có nền ngoại thương khổng lồ.
 Tỉ suất hàng xuất, nhập so với GDP cao nhưng khác nhau giữa các nước.
 Những nước có tỉ suất hàng xuất, nhập thấp là những nước có trình độ thấp hoặc những nước
có thị trường nội địa rộng lớn.
 Những nước có tỉ suất hàng xuất, nhập cao là những nước có thị trường nội địa quá nhỏ hoặc
những nước có cơ cấu kt phiến diện.
 Khái niệm thương mại ngày nay được mở rộng hơn trước
 Các loại hình ngày càng đa dạng: bên cạnh những trao đổi hàng hóa còn có trao đổi dịch vụ
 Các mục tiêu của hoạt động thương mại cũng trở lên đa dạng hơn: mục tiêu kt trực tiếp (khai thac
lợi thế so sánh), mt kinh tế gián tiếp (tiến bộ KHKT, đối tác cạnh tranh…) ngoài ra còn mục tiêu phi

kinh tế.
 Ngoại thương ngày càng bị chi phối bởi nhiều nhân tố


 Chính sách thương mại
 Sự tiến bộ của KHKT và những thành tựu to lớn trong nền kinh tế thế giới
 Bối cảnh quốc tế
 Tổ chức thương mại thế giới WTO
 Có tiền thân là tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
 Lĩnh vực hoạt động: giao dịch thương mại hàng hóa (GATT) và thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ.
 Mục tiêu: bao trùm cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
 Về kt: thúc đẩy tự do hóa thương mại, thúc đẩy sự xác lập cơ chế thị trường, đảm bảo phát
triển bền vững
 Về chính trị: hướng tới giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ các thỏa thuận
phù hợp với tập quán quốc tế và các luật lệ của WTO
 Về xã hội: hướng tới nâng cao mức sống con người, tạo công ăn việc làm đảm bảo quyền và
tiêu chuẩn lao động tối thiểu.
 Hình thức tổ chức và các nguyên tắc hoạt động
 Hình thức: đề xuất, thông qua hệ thống các nguyên tắc làm nền tảng; quản lý, giám sát việc
thực hiện các hiệp định thương mại; giải quyết tranh chấp; tổ chức các diễn đàn, các vòng
đàm phán về thương mại; hoạch định chính sách, dự báo kinh tế
 Những nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tiếp cận thị trường và
cạnh tranh công bằng.
 Ảnh hưởng của WTO với sự phát triển kinh tế xã hội thế giới
 Tích cực: tạo đk tự do hóa thương mại, hướng thế giới tới chuẩn mực chung.
 Tiêu cực : thúc đẩy thương mại sẽ gây những cú sốc về văn hóa, xã hội, các nước yếu cần
được bảo hộ thì không được bảo hộ tương xứng.
b) Dòng chảy tài chính – tiền tệ
 Nguyên nhân tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế: ngày nay các luống vốn không chỉ chảy từ các nước giàu
sang các nước nghèo mà còn chảy từ nước giàu sang nước giàu, nước nghèo sang các nước giàu, đồng thời

có tình trạng các nước đầu tư lẫn nhau
 Các luồng vốn
 Vốn ODA (còn gọi là viện trợ chính thức):
 Là nguồn tài chính hình thành do thỏa thuận giữa các chính phủ với các chính phủ hoặc tổ
chức phi chính phủ
 Phần lớn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, thực hiện các chương trình xã
hội: giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo.
 Đầu tư trực tiếp FDI:
 Là đầu tư của các công ty, các cá nhân, các tổ chức bên ngoài vào các ngành kt của một
nước.
 Người đầu tư có lợi: có môi trường mới, thoát đc rào cản thg mại, giảm chi phí vận chuyển,
bán đc sản phẩm
 Các nước nhận FDI có lợi: bổ sung vốn, tận dụng được tài nguyên, lao động, nhận kỹ thuật
mới để thúc đẩy nền kinh tế. Mở rộng các quan hệ quốc tế, giải quyết các vấn đề xã hội.






 Những vấn đề các nước nhận FDI phải đối mặt: môi trường và lợi ích người lao động, ngoài
ra có các vấn đề về lợi nhuận, công nghệ bị hạn chế.
Thị trường tài chính tiền tề
 Thị trường chứng khoán: là nơi mua bán các cổ phiếu
 Cổ phiếu là những giấy tờ xác nhận sở hữu của người cầm cổ phiếu với một phần giá trị của
doanh nghiệp.
 Cổ phiếu có 2 loại: cổ phiếu ghi danh (ko giao dịch đc) và cổ phiếu ko ghi danh
 Thị trường mà các doanh nghiệp bán cổ phiếu mới phát hành là thị trường sơ cấp
 Nơi mua bán cổ phiếu nhằm ăn chênh lệch giá là thị trường chứng khoán thứ cấp.
 Thị trường tiền tệ ngắn hạn

 Vị trí mỗi đồng tiền của các nước đều được xác định rõ rệt trong hệ thống tiền tệ thế giới
thông qua tỉ giá hối đoái.
 Thị trường tiền tệ thế giới là nơi trao đổi mua bán các đồng tiền.
Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
 Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ 2 với 44 quôc gia sáng lập, hiện nay có khoảng 185
nước thành viên
 Vốn góp: từ các thành viên, phần đóng góp quyết định quyền bỏ phiếu và giới hạn rút vốn
của các nước. Hạn ngạch đóng góp dựa vào khả năng của nền kinh tế được điều chỉnh 5 năm
1 lần.
 Đơn vị tiền tệ: hạn ngạch đóng góp của các nước đc quy đổi thành 1 đơn vị tiền tệ đặc biệt
gọi là SDR (quyền rút vốn đặc biệt)
 Chức năng: giám sát và ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế
 Chức năng cấp vốn và vay vốn: các nước cỏ thể vay ngắn hạn với số tiền nằm trong hạn mức
đóng góp của họ nếu họ yêu cầu. Muốn vay vượt hạn mức thị phải có đk ràng buộc.
 Các hình thức cấp tín dụng:


Cấp tín dụng theo đợt, theo từng phần: (4 đợt)



Cấp tín dụng đặc biêt: các nước bội chi



Tín dụng bù đắp thất thu ngoại tệ: các nc đang phát triển đột biến thiếu hụt




Tín dụng điều hòa dự trữ hàng hóa: các nc dự trữ hàng hóa chiến lược



Ngoài ra còn tín dụng điều chỉnh cơ cấu (dự phòng)

 Cơ chế điều hành:


Tổ chức điều hành: Hội đồng quản trị và ban giám đốc. Trụ sở ở Oasinhton



Thông qua các chính sách bằng hình thức bỏ phiếu (85%)

 Tập đoàn ngân hàng thế giới (WBG hay WB)
 Là tập hợp các tổ chức kinh doanh tài chính quốc tế
 Nguyên tắc: thông qua bằng biểu quyết (tg tự IMF)
 Lĩnh vực hoạt động: rất rộng bao gồm cả phát triển xã hội và bồi dưỡng nguồn lực.


III. Khu vực hóa
1. Quan niệm
Khu vực hóa là một quá trình tăng lên mạnh mẽ và rông rãi các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau
của các thực thể, các hiện tượng, các quá trình diễn ra ở các nước trong khu vực. Quá trình ấy làm các lãnh thổ
trong một khu vực gắn kết với biểu hiện bằng những nét đặc thù của khu vực.
2. Quá trình khu vực hóa được hiểu dưới 2 khía cạnh
 Thứ nhất, là giai đoạn mở đầu của quốc tế hóa
 Thứ 2, có thể coi như 1 phản ứng tự vệ đối với hiện tượng toàn cầu hóa để bảo vệ những cái chung của khu
vực.

3. Khu vực hóa là quá trình bao trùm lên nhiều lĩnh vực: bao gồm cả kt, xh và các vấn đề về nhân văn nói chung
 Lĩnh vực kinh tế là nổi bật nhất trong quá trình khu vực hóa
 Vấn đề an ninh là vấn đề quan trọng
 Các vấn đề xã hội: bao gồm giao lưu văn hóa, bảo tồn các nét chung, khắc phục đói nghèo, bv môi trg.
4. Hình thức tổ chức thực hiện khu vực hóa
 Các liên kết kinh tế khu vực: phổ biến ở lĩnh vực thương mại
 Khu vực mậu dịch tự do (free trade area): các nc bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan
 Liên minh thuế quan: giống FTA nhưng các nc phải thống nhất cả mức thuế quan với hàng của các
nc ngoài liên minh.
 Khối thị trường chung: toàn bộ các yếu tố của sx đc tự do luân chuyển
 Trong quá trình phát triển, mức độ liên kết đã nâng dần từ liên kết thương mại sang liên kết kinh tế toàn
diện dưới dạng liên minh kinh tế hay hợp nhất kinh tế hoàn toàn.
5. Khu vực hóa có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
 Khu vực hóa tạo điều kiện cho các quốc gia có thể học hỏi tao đổi, hợp tác với nhau để phát triển
 Cho phép các nước trong khu vực giải quyết những vấn đề vướng mắc tạo ra môi trường cho sự phát triển.
 Tạo điều kiện để các quốc gia vững vàng hơn trong việc hòa nhập thế giới, giúp các nước có kinh nghiệm,
sức mạnh để tồn tại và thích nghi dần trong quá trình toàn cầu hóa.
 Tuy nhiên những cực đoan trong việc khẳng định tính khu vực sẽ dẫn đến chủ nghĩa khu vực.
6. Các tổ chức liên kết khu vực
a) Liên minh Châu Âu – EU
 Bắt đầu từ một tổ chức liên kết trên một vài lĩnh vực kinh tế, hnay đã bao trùm trên hầu hết các khía cạnh
của đời sống xã hội
 EU là một cực kt – ctri của thế giới
 Điểm yếu mà EU còn rất lâu mới có thể khắc phục đc là EU vần chỉ là liên minh chứ ko phải là 1 quốc gia.
b) Hiệp hội các nước Đông Nam Á
c) Khu vực mậu dịch tự do băc mĩ (NAFTA)
Bài 4: kinh tế thế giới thay đổi nhanh về quy mô, tốc độ, cơ cấu
I. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu
Hướng chung là giảm tỷ trọng nhóm I nói chung và khu vực sx vật chất nói chung nhưng có sự khác nhau rõ rệt
theo nhóm nước:

 Khu vực nông – lâm – ngư


 Công nghiệp
 Dịch vụ
II. Tăng trưởng và phát triển
 Sự tăng trưởng kinh tế của thế giới nói chung là không đều theo thời gian
 Tốc độ tăng khác nhau tùy khu vực, tùy nhóm nước (đa số các nước đang phát triển)
 Sự tăng trưởng rất khác nhau theo các quốc gia
Bài 5: KT – XH thế giới phân hóa ngày càng sâu sắc
I. Sự phân hóa giàu nghèo
 Cơ sở để phân định giàu nghèo là so sánh thu nhập
 GDP hiện nay được hiểu theo 2 cách
 GDP tính theo giá thực tế: thu nhập bằng tiền quy đổi thành ngoại tệ qua tỉ giá hối đoái của ngân
hàng ngoại thương
 GDP tính theo sức mua tương đương (PPP): tính tỉ giá đồng tiền theo khối lượng hàng hóa, dịch vụ
mà mỗi đơn vị tiền tệ mua đc.
 Dựa vào GDP theo thực tế:
 Các nước đã qua công nghiệp hóa: 30 - > 40 nghìn USD
 Các nước dầu mỏ: 12 – 20 nghìn USD
 Các nước (hoặc các lãnh thổ) phát triển mạnh một số hoạt động dịch vụ nào đó 10 – 14 nghìn USD
 Các nước nghèo hầu hết chưa qua công nghiệp hóa, ko có tài nguyên, đa số là các nước nghèo nhất
thế giới thuộc Châu Phi, một số ít thuộc Châu Á.
 Theo phương pháp PPP thì thu nhập bình quân thấp nhất trên thế giới là 500 USD
II. Sự phân hóa quy mô GDP
III. Sự phân hóa trình độ phát triển kt – xh nói chung
1. Các nước phát triển
a) Dân cư – xã hội
 Dân số già hóa, tăng chậm, thiếu lao động bổ sung`
 Biểu hiện:

 Tỉ lệ người già rất cao (>65 tuổi: 15%), tỉ lệ trẻ em rất thấp (<15 tuổi: 17%)
 Tuổi thọ trung bình cao > 75 tuổi
 Mỗi phụ nữ sinh 1,6 con thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế
 Chỉ số gia tăng dân số của các nước phát triển chỉ còn 0,1%, một số nc là âm.
 Nguyên nhân:
 Nền kt phát triển, mức sống tăng nên tuổi thọ của dân cư rất cao
 Do lối sống công nghiệp hướng con người vào lối sống tôn sùng lợi ích cá nhân.
 Tác động:
 Kinh tế:


Nguồn lao động đang và sẽ tiếp tục gặp khó khăn do độ tuổi trung bình cao, tính
năng động giảm.



Lực lượng thay thế cho những người về hưu phải trông chờ vào nguồn lđ nước ngoài.



Tạo gánh nặng kìm hãm sự phát triển kinh tế


 Xã hội:


















Làm cho số người trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng ít đi



Chi phí phúc lợi tăng vọt



Xã hội sẽ phức tạp vì tỉ lệ nhập cư tăng lên.

 Biện pháp khắc phục:
 Có các biện pháp khuyến khích sinh đẻ, đánh thuế người độc thân
 Nới lỏng các điều kiện nhập cư để thu hút dân cư từ nước ngoài có chọn lọc.
Trình độ dân trí cao
 Gần như toàn bộ người trưởng thành có khả năng học tập đều biết đọc, biết viết
 Những chỉ tiêu đánh giá dân trí đều cao
 Vấn đề của các nước này là định hướng cho mỗi người có thể cân đối về các lĩnh vực tri thức, nhờ
đó mà con người có thể phát triển hài hòa.
Tỷ lệ thị dân cao, phần lớn sống trong khu vực phi nông nghiệp

 Tỷ lệ thị dân rất cao khoảng ¾ dân số do quá trình phi nông nghiệp hóa diễn ra từ lâu
 Sự ra tăng dân số đô thị có lịch sử lâu dài và đạt được sự phù hợp tương đối với các quá trình kt –
xh khác.
 Các đô thị thường rộng so với quy mô dân số và có hệ thống hạ tầng tốt, ổn định
 Tỷ lệ thị dân đã bão hòa, ít thay đổi
 Số dân nông nghiệp chỉ chiếm 4 – 5% tổng số dân. Dân cư nông thôn có thu nhập rất cao do áp
dụng khkt vào sx.
Xã hội vận hành theo hệ thống luật pháp chặt chẽ ổn định: do:
 Các nước này bước vào chế độ tư bản sớm
 Hiến pháp, luật pháp phản ánh được các quan hệ cơ bản của xã hội TBCN
 Việc thay đổi chính đảng hay người lãnh đạo ko gây ra những thay đổi lớn trong hệ thống pháp luật
 Tuân thủ pháp luật đã trở thành tập quán, kỹ năng của dân cư.
Có hệ thống cơ chế vận hành đảm bảo lợi ích cho con người, chú ý nhiều đến cá nhân
Thể hiện:
 Họ được tham gia vào việc xây dựng hệ thống chính trị thông qua bầu cử hay trưng cầu dân ý.
 Họ đc tự do trong khuôn khổ luật pháp
 Xh có hệ thống cơ chế để trợ giúp hỗ trợ những người khó khăn
Phân biệt giàu – nghèo rõ, ổn định
 Phân biệt giàu nghèo trở thành một hiện tượng bình thường của xã hội do sự tôn trọng tự do cá nhân
đc đảm bảo
 Trong xã hội các nước này xuất hiện những người rất giàu có do: thừa kế, làm ăn tận dụng đc cơ hội
hay vi phạm luật pháp
 Trong xã hội cũng tồn tại những người quá nghèo do: yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của
thế giới tự do, hoặc là những người nhập cư từ các nước nghèo.
 Tuy nhiên mức độ phân biệt giàu nghèo thực tế ko quá lớn như ở các nước đang phát triển.
Nhiều tệ nạn tinh vi khó kiểm soát
Sự bế tắc trong cuộc sống tinh thần
Bệnh tật đặc trưng cho sự dư thừa



b) Kinh tế
 Tiềm lực chính:
 Vai trò của tự nhiên ngày càng thấp đi do họ tìm đc các nguồn cung cấp từ bên ngoài và do kt của
họ tiến vào kt tri thức, phần lớn các giá trị gia tăng là do con người tạo ra.
 Vai trò của con người:
 Với tư cách là nguồn lao động: tập trung vào lĩnh vực trí tuệ, kỹ thuật. Bị môi trường xã hội
thúc đẩy mỗi người đều phải cố gằng vươn lên để cải thiện vị trí của mình.
 Với tư cách là lực lượng tiêu thụ, thị trường thì con người ở các nước này có nhu cầu đa
dạng, hay thay đổi. Vì vậy, cư dân các nước phát triển tạo ra thị trường nội địa to lớn cho
nền kinh tế.
 Vị thế quốc tế:
 Cho phép các nước thu hút nguyên liệu, năng lượng đáp ứng cho nhu cầu trong nước
 Tạo cho các nước này có những thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa, tư bản..
 GDP và GDP/ng lớn
 Có những nước giàu, thu nhập bình quân cao nhưng quy mô kinh tế của họ không lớn nên vai trò
trên thế giới bị hạn chế
 Uy lực thực sự thuộc về những nước có quy mô dân số và kinh tế đều lớn mặc dù không giàu bằng
các nc trên.
 Cơ cấu kinh tế:
 Nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ (chỉ vài %) và sẽ tiếp tục giảm chậm. Nhưng nông nghiệp vẫn
rất phát triển.
 Sau khi đạt đến đỉnh cao là khoảng trên dưới 50%, công nghiệp ở các nước này đều giảm tỷ trọng
trong cơ cấu kt
 Công cuộc hiện đại hóa, tri thức hóa nền kt đã làm cho ngành dịch vụ trở thành một lĩnh vực đứng
đầu về tỉ trọng trong nền kt. Dv ở các nước phát triển còn phát triển toàn diện, hoàn hảo bao gồm
mọi lĩnh vực của đời sống kt.
 Trình độ quản lý tổ chức cao
 Ở các nước phát triển nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ điều tiết vĩ mô, sử dụng
tài chính tiền tệ để định hướng hay kích thích sản xuất.
 Việc điều tiết nền kinh tế mang tính bài bản với sự tham gia của các chuyên gia, thg đc dịnh hướng

theo một học thuyết kt nào đó.
 Mức độ tập trung nền kinh tế cao (theo tập đoàn hay cá nhân): biểu hiện dưới 2 hình thức
 Hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung dưới dạng các hợp tác xã hay các hiệp hội. Là sự liên kết
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm bảo vệ nhau trước những biến động của thị trường.
 Hoạt động sx kinh doanh tập trung cao độ trong tay các tập đoàn lớn, thường là các tập đoàn đa
quốc gia. Do tập trung với quy mô lớn nên mặc dù chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp
nhưng sản xuất ra lg hàng hóa rất lớn và thg đóng vai trò đầu tàu.
 Phân bố:
 Cũng chịu ảnh hưởng của các tác nhân như: vị trị, tự nhiên, dân cư, lịch sử…
 Song có một số nét riêng: sự phân bố mang tính năng động, chủ động khai thác hợp lý lãnh thổ, bảo
vệ môi trường tài nguyên trong nước và phát huy đc ảnh hg ra thế giới.




Đối ngoại:
 Vừa mang lại những lợi ích kinh tế, vừa khẳng định và củng cố vị thế chính trị của các nước này
trên thế giới.
 Hoạt động thương mại:
 Là những nước có quy mô ngoại thương lớn, mua nhiều, bán nhiều
 Thg xuất khẩu những sản phẩm có hàm lg tri thức cao
 Hoạt động đàu tư:
 Các nước phát triển đóng vai trò chủ yếu trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới
 Đầu tư của tư nhân ra nước ngoài là 1 đặc điểm nổi bật của các nnc phát triển. Gồm đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
 Sự chênh lệch vê trình độ phát triển và vị thế quốc tế giữa các nước phát triển
Xét theo chỉ tiêu tổng hợp có thể chia thành 2 nhóm nước:
 Các nước nhóm G7: thu nhập bình quân đầu người cao, quy mô kinh tế lớn, cơ cấu toàn diện, có
tầm ảnh hưởng rất lớn.
 Các nước nhỏ ít có ảnh hưởng với thế giới: nước nhỏ, dân số ít, quy mô kinh tế nhỏ, cơ cấu thiên

lệch về một số lĩnh vực nhất định, tầm ảnh hưởng với thế giới bị hạn chế.
 Các nc còn lại thuộc nhóm giữa với các tính chất trung gian
2. Các nước đang phát triển
a) Dân cư – xã hội
 Dân số trẻ, tăng nhanh:
 Biểu hiện:
 Khó khăn:
 Nguyên nhân: mức sinh cao trong khi tuổi thọ trung bình thấp
 Mức sống thấp, y tế giáo dục kém
 Đói nghèo
 Mù chữ
 Bệnh dịch
 Phân bố dân cư
 Dân cư tập trung đông ở những nơi có khả năng giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo cho đời sống
dân cư ở trình độ thấp
 Xu hướng thay đổi phân bố dân cư chủy yếu là theo hg tăng tỉ lệ thị dân
 Đặc điểm các đô thị: mật độ dân đô thị nội đô rất cao, hạ tầng thấp kém, nhiều vấn đề kinh tế, xã
hội, môi trường phát sinh.
 Các vấn đề sắc tộc, tôn giáo phức tạp
 Phần lớn các nc đang phát triển đều có thành phần tôn giáo phức tạp mà trình đọ phát triển còn thấp
nên chưa thành công trong việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo, sắc tộc.
 Xã hội vận hành nhờ truyền thống, luật pháp có vai trò chưa lớn
 Hệ thống pháp luật của các nc này chưa hoàn hảo và ko ổn định
 Những luật lệ ko thành văn , đạo lý truyền thống chính là những yếu tố chi phối hoạt động trong các
cộng đồng dân cư.
 Phân biệt theo đẳng cấp, theo vùng rất lớn





Tệ nạn xã hội nhiều hầu như ko kiểm soát nổi
 Nguyên nhân chính là do trình độ quản lí xã hội còn non yếu, nâng lực làm chủ và quyền làm chủ
của người dân còn hạn chế.
 Tham nhũng
 Nghiện ngập
 Khủng bố
b) Kinh tế
 Nguồn lực còn hạn chế, đường lối phát triển kinh tế chưa ổn định:
 Phần lớn các nc đang phát triển dựa vào các nguồn lực truyền thống trong khi đó các nguồn lực này
đang dần cạn kiệt mà mất sức hút.
 Mô hình kinh tế phần lớn là mới mẻ.
 Nghèo, nói chung GDP nhỏ
 Cơ cấu lạc hậu, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa là chính
 Khu vực I chiếm tỉ lệ cao
 Trong cơ cấu kinh tế ưu thế nghiêng về các lĩnh vực công nghệ thấp
 Chuyển hóa trong cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, nói chung kv II tăng nhanh hơn Kv III
 Phân bố lệ thuộc vào tự nhiên hay nguồn lực bên ngoài
 Hoạt động kinh tế thường tập trung trên một phần nhỏ lãnh thổ quốc gia, nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế truyền thống.
 Những nơi đc cải tạo phát triển chỉ xảy ra khi có khoáng sản đặc biệt
 Các vấn đề môi trường đặc trưng cho các nước đang phát triển
 Quan hệ quốc tế: có 2 nhóm mang tính đối lập nhau
 Một số nc có nền kt mở: những nc có hoạt động kt đối ngoại chiếm tỉ trọng cao. Có thể là những
nước phát triển kinh tế phhieens diện hoặc có thể là những nước đang trong quá trình công nghiệp
hóa.
 Một số nc vẫn trong tình trạng kt khép kín hay nói đúng hơn là phần lớn dân cư sống trong hệ thống
khép kín. Những nc này tỉ suất giá trị ngoại thương và tổng kim ngạch ngoại thương cũng rất thấp.
 Trình độ phát triển rất chênh lệch
 nhóm các nước NICS: là những nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đang ở ranh giới
giữa các nc phát triển và đang phát triển

 nhóm nc công nghiệp hóa hạng 2: đã đạt đc mức độ phát triển khá, thu nhập vào loại trung bình.
 Nhóm nc chậm phát triển vói thu nhập bình quân theo đầu người dưới 1000 USD.
IV. Sự phân hóa ko gian kt – xh


CHƯƠNG IV: NHỮNG VẤN ĐỀ KT – XH MANG TÍNH TOÀN CẦU
- Vấn đề dân số
- Vấn đề hòa bình, an ninh
- Vấn đề môi trường
- Vấn đề đói nghèo, dịch bệnh, mù chữ
Bài 1: Vấn đề dân số
I. Hướng thay đổi dân số hiện nay
Trên bình diện thế giới, đang thay đổi theo hướng tăng nhanh về số lượng và già hóa về cơ cấu.
- Tăng nhanh về số lượng:
+ Số người tăng hàng năm vẫn rất lớn: 80 triệu người/năm. Năm 2011 dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ.
+ Mức tăng tự nhiên vẫn cao: 1.2 – 1.3%, số con trung bình của mỗi phụ nữ cao gấp 1.5 lần mức sinh thay thế.
- Già hóa về dân số:
+ Tuổi thọ trung bình tăng lên => sự ra tăng của nhóm người cao tuổi: >65 tuổi chiếm 8% (2009) và tiếp tục tăng.
+ Sự giảm mức sinh làm giảm tỉ trọng của nhóm trẻ em: >15 tuổi chiếm 27% (2009)
Trên thực tế dân số của các nước rất khác nhau và cũng đặt các nước này trước những vấn đề khác biệt đôi khi trái
ngược nhau.
1. Các nước đang phát triển (các nhóm theo trình độ, tôn giáo, kinh tế).
- Bức tranh chung về dân số: Trẻ và tăng nhanh, tuổi thọ thấp, tử vong theo độ tuổi cao, cơ cấu dân tộc, tôn giáo
phức tạp (trừ TQ năm 2009: <15 tuổi: 33%, >65 tuổi: 5%, RNI: 1.8%, CBR: 26‰, CDR: 8‰). Nguyên nhân: trình
độ phát triển còn thấp và do quá trình quốc tế hóa. Cơ cấu loại hình cư trú rất khác nhau: một số tỉ lệ dân nông thôn
quá cao, một số lại quá thấp; đô thị hóa giả là phổ biến -> mức độ tập trung dân cư quá cao so với sức chứa của đô
thị.
- Hướng thay đổi quy mô dân số: Quy mô dân số tiếp tục tăng mặc dù tỉ lệ tăng giảm đi. Nguyên nhân:
+ Đa số: giảm gia tăng thông qua giảm sinh (TFR giảm -> CBR giảm -> RNI giảm) nhưng CBR giảm chậm hơn
TFR nên dân số tiếp tục tăng cao trong một thời gian nữa.

+ Một số nước tốc độ gia tăng giảm do chưa thoát khỏi quy luật của giai đoạn đầu thời kì quá độ dân số: đói khát,
dịch bệnh trở thành nhân tố giảm tử, thậm chí là giảm sinh.
- Một số nước vẫn chưa đặt vấn đề hạn chế tăng hoặc chưa điểu khiển được quá trình dân số nên tốc độ tăng dân số
vẫn cao (Lào, Mông Cổ và nhiều nước khác).
2. Các nước phát triển
- Bức tranh chung về dân số: già, tăng chậm, gia tăng tự nhiên rất thấp có thể đạt 0% và thấp hơn, tuổi thọ cao, tỷ
lệ người già cao và tăng mạnh, tỉ lệ trẻ em rất thấp, cơ cấu dân tộc ngày càng phức tạp do nhập cư, tỉ lệ thị dân cao
nhưng sức chứa đô thị phù hợp với quy mô dân số của nó; tỉ lệ dân nông thôn thấp nhưng có sự hỗ trợ chung của
xã hội nên cuộc sống thuận lợi. (<15 tuổi: 17%, >65 tuổi: 16%, CBR: 1.2%, CDR: 1%, RNI: 0.2%)
- Hướng thay đổi quy mô dân số: gia tăng dân số tự nhiên của dân gốc giảm do CDR tăng do dân số già và tiếp tục
già hóa nhanh chóng trong khi CBR giảm (TFR giảm mạnh thấp hơn mức sinh thay thế, tỉ lệ người trong độ tuổi
sinh đẻ giảm). khuyến khích sinh đẻ là chính sách chung của tất cả các nước, gia tăng cơ giới đóng vai trò ngày
càng lớn.
- Cơ cấu loại hình cư trú:



×