Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Xây dựng chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn vĩnh kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.17 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
1.

Ý Nghĩa, Mục Đích Nghiên Cứu ....................................................................................................... 1

2.

Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu ................................................................................................ 1

3.

Phương Pháp Nghiên Cứu ................................................................................................................ 2

4.

Bố cục của đề tài ............................................................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG .......................................................................... 4
1.

CHUỖI CUNG ỨNG ...................................................................................................................... 4

1.1.

Định Nghĩa .................................................................................................................................... 4

1.2.

Vai Trò ........................................................................................................................................ 12


2.

SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG ....................................................................................................... 13

3.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG ............................................................................................................ 13

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM 16
1.

QUY TRÌNH TRỒNG .................................................................................................................. 16

2.

THU HOẠCH ................................................................................................................................ 24

3.

SAU THU HOẠCH ....................................................................................................................... 25

3.1.

Cách Bảo Quản Khi Vận Chuyển Vú Sữa ................................................................................... 25

3.2.

Khai Trương Nhà Đóng Gói Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Theo Tiêu Chuẩn Globalgap ............... 26

3.3. HTX Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim: Khai Trương Nhà Máy Đóng Gói Nông Sản Đạt Tiêu Chuẩn

Xuất Khẩu Sang Thị Trường Mỹ ............................................................................................................. 27
3.4.

Thị Trường Tiêu Thụ ................................................................................................................... 28

CHƢƠNG 3: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................. 33
1.

KHUYẾN KHÍCH NÔNG DÂN THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN GAP ...................................... 33

2.

ĐỒNG BỘ QUY TRÌNH TRỒNG .............................................................................................. 35

3.

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THU HOẠCH ....................................................................................... 37

4.

KHÂU VẬN CHUYỂN................................................................................................................. 38

5.

VẤN ĐỀ VỐN CỦA HTX ............................................................................................................ 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 43


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý Nghĩa, Mục Đích Nghiên Cứu
Khu vực hóa, toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của đất nước
nhưng bên canh đó nó cũng kéo theo nhiều vấn đề nhức nhối. Thực trạng ưa hàng ngoại
ngày càng phổ biến, không chỉ trên các mặt hàng gia dụng, điện tử,… mà ngay cả các sản
phẩm nông sản, vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam, cũng nằm trong số đó. Ngoài
tâm lý sính ngoại thì một phần cũng là do chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam chưa
thật sự cao. Tại sao lại như vậy? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tập trung đi vào phân
tích chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, để từ đó tìm ra những nguyên nhân.Từ
những nguyên nhân sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim.
Việc nghiên cứu liên quan đến sản phẩm vú sữa lò rèn Vĩnh Kim ở khía cạnh chuỗi cung
ứng giúp nắm rõ hơn các tác nhân trong chuỗi cung ứng.Từ đó xác định điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng sản phẩm vú sữa
lò rèn tại Vĩnh Kim.
Với định hướng trên, chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ có những đóng góp quan trọng
trong việc tìm ra những đặc điểm nổi bật giúp nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng vú
sữa lò rèn Vĩnh Kim nói riêng và Việt Nam nói chung.Kết quả nghiên cứu của đề tài là sự
đóng góp vào chuỗi cung ứng về sản phẩm vú sữa lò rèn Vĩnh Kim với chất lượng cao
cung cấp cho thị trường Việt Nam và trên thế giới.Ngoài ra, đề tài còn có một đóng góp
không kém phần quan trọng đó là giúp người dân sẽ nâng cao năng suất vú sữa, tiết kiệm
chi phí, tạo ra một sản phẩm vú sữa đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế.Qua đó, có thể thấy được
để tạo nên thương hiệu cho vú sữa lò rèn Vĩnh Kim trên thị trường trong và ngoài nước
đòi hỏi cần tạo ra một chuỗi cung ứng tối ưu và chúng ta phải quản trị được chuỗi cung
ứng đó.
2. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu


2


Đề tài tìm hiểu về chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim.Tìm hiểu sâu hơn về chuỗi
cung ứng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời cho chuỗi cung ứng.Nhiệm vụ chính của
đề tài là tiến hành nghiên cứu về những cơ sở lý luận và thực trạng của chuỗi cung ứng
vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện nay.
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang – một nơi nổi tiếng với vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim. Nhằm hạn chế phạm vi nghiên cứu theo mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu
chỉ tập trung xem xét và phân tích đánh giá các yếu tố trong phạm vi sau:
-

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim được tiến hành nghiên cứu tại huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang.

-

Đề tài chỉ tập trung vào chuỗi cung ứng chứ không đi sâu vào những vấn đề khác
như thị trường hay thương hiệu.

-

Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 19/1/2012 đến 10/4/2012

3. Phương Pháp Nghiên Cứu
Nhu cầu thông tin
Thông tin thứ cấp:
-

Thông tin tổng quan về chuỗi cung ứng cây vú sữa: Quá trình trồng trọt, chăm
sóc,thu hoạch và sau thu hoạch…


-

Thông tin về thị trường cung ứng vú sữa

-

Tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).

-

Thông tin sơ cấp:

-

Kinh nghiệm của nông dân trong ngành

-

Những suy tư, vướng mắc của các chủ nhà vườn

Phƣơng pháp thu thập thông tin
Đối với các dữ liệu thứ cấp: Tham khảo những luận văn trước, các sách về nghiên cứu
chuỗi cung ứng, tìm kiếm thông tin trên internet, sách báo…
Đối với các dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn các chủ vườn vú sữa
Nghiên cứu định tính


3

-


Thảo luận nhóm: Để thu thập các thông tin về lý thuyết cũng như thực trạng vấn
đề quan tâm, tìm ra những lỗ hổng, đánh giá các biện pháp can thiệp, và thử
nghiệm chương trình mới.

-

Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn chủ vườn vú sữa để đảm bảo tính chính xác của quy
trình đầu vào và đầu ra của trái vú sữa, tìm hiểu các băn khoăn của họ.

-

Quan sát trực tiếp, công khai: Quan sát vườn vú sữa để hiểu rõ về thực trạng trồng
trọt, tiêu chuẩn… được áp dụng như thế nào.

4. Bố cục của đề tài
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng tình hình chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
Chương 3: Thách thức và giải pháp thực hiện


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1. CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Định Nghĩa
Một chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông
tin và tài nguyên liên quan trong việc di chuyển một sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung
cấp cho khách hàng. Cung cấp chuỗi các hoạt động chuyển đổi nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm thành phẩm được gửi đến

khách hàng cuối cùng.Trong các hệ thống chuỗi cung cấp phức tạp, các sản phẩm được
sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào mà giá trị còn lại được tái
chế.Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm
thoả mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà
cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng:
 Khách hàng: bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm
 Nhà sản xuất: các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, bao gồm nhà sản xuất nguyên vật
liệu, nhà sản xuất thành phẩm.
 Nhà phân phối: công ty dự trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối
sản phẩm đến khách hàng.
 Nhà bán lẻ: công ty dự trữ hàng và phân phối sản phẩm đến khách hàng với số
lượng hỏ hơn.
 Nhà cung cấp dịch vụ: những tổ chức cung cấp dịch vụ cho công ty sản xuất, phân
phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
Hoạt động của chuỗi cung ứng
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các
nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
 Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
 Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
 Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)


5

 Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
 Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
Sản xuất

Tồn kho


Sản xuất cái gì, như
thế nào, khi nào?

Chi phí sản xuất và
lưu trữ
Thông tin
Những cơ sở để ra
quyết định

Vận tải

Địa điểm

Khi nào, vận chuyển
như thế nào?

Nơi nào tốt nhất để
làm cái gì?

- Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm.
Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong
quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
- Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng
như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả
năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương
thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản
 Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao
nhận.
 Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận.

 Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
 Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
 Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ
dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).


6

 Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là
chất lỏng, chất khí..).
- Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố
tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản
phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu
quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
- Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu?Nơi nào là địa điểm
tiêu thụ tốt nhất?Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền
cung ứng.Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
- Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu
thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác.Ngược lại, nếu
thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai thác
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần
thiết.
Những bƣớc đi cơ bản khi triển khai SCM
Bạn cần tuân thủ 5 bước đi cơ bản sau đây:
- Kế hoạch: Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung
để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ
các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền
hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới

khách hàng.
- Nguồn cung cấp: Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng
loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên
xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng
như thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó,


7

bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà
bạn nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới
các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
- Sản xuất: Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ
thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá
chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của nhân
viên.
- Giao nhận: Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía
cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn
đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống
hoá đơn thanh toán hợp lý.
- Hoàn lại: Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn
đề. Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm
khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc
rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.
Mô hình chuỗi cung ứng
Có một loạt các mô hình chuỗi cung ứng, mà giải quyết cả hai phía thượng lưu và hạ
lưu.Tuy nhiên, mô hình SCOR là phổ biến nhất.
SCOR cung Chuỗi hoạt động tham khảo mô hình phát triển do Hội đồng chuỗi cung ứng,
các biện pháp hiệu suất tổng dây chuyền cung ứng. Nó là 1 tài liệu tham khảo quá trình

mô hình quản lý chuỗi cung cấp, kéo dài từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách
hàng của khách hàng. Nó bao gồm giao hàng và hiệu suất thực hiện để sản xuất linh hoạt,
bảo hành và trả về xử lý chi phí, hàng tồn kho và thay phiên nhau tài sản, và các yếu tố
khác đánh giá hiệu suất tổng thể hiệu quả của một chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu Diễn đàn (GSCF) giới thiệu một mô hình chuỗi cung
ứng.Khuôn khổ này xây dựng trên tám quy trình kinh doanh quan trọng là cả hai đa chức


8

năng và qua công ty trong tự nhiên. Mỗi quá trình được quản lý bởi một nhóm liên chức
năng, bao gồm đại diện từ hậu cần, sản xuất, thu mua, tài chính, tiếp thị và nghiên cứu và
phát triển. Trong khi mỗi quá trình giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp, quản lý
quan hệ khách hàng và nhà cung cấp quy trình quản lý mối quan hệ hình thành các mối
liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Thực tế, có bốn phổ biến cung cấp Mô hình chuỗi. Ngoài hai đề cập ở trên, có Năng suất
của Mỹ và Trung tâm Chất lượng (APQC) Quy trình khung phân loại và chuỗi cung cấp
thực hành tốt nhất khung. Trung tâm Năng suất - Chất lượng Mỹ (APQC) phân loại
Framework (PCF) SM là cấp cao, ngành công nghiệp trung lập doanh nghiệp quá trình
mô hình cho phép các tổ chức để xem các quy trình kinh doanh của họ từ một quan điểm
qua ngành công nghiệp.PCF được phát triển bởi APQC và các công ty thành viên như là
một tiêu chuẩn mở để tạo điều kiện cải thiện thông qua quy trình quản lý và điểm chuẩn,
bất kể kích thước của ngành công nghiệp, hoặc địa lý. PCF tổ chức điều hành và quản lý
quá trình thành 12 thể loại cấp độ doanh nghiệp, bao gồm các nhóm quá trình, và hơn
1.000 quy trình và các hoạt động liên quan.
Quy định
An ninh chuỗi cung ứng đã trở thành đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây. Kết
quả là, chuỗi cung ứng thường phải tuân theo quy định toàn cầu và địa phương. Một số
quy định chủ yếu xuất hiện riêng trong năm 2010 đã có một ảnh hưởng lâu dài về việc
làm thế nào chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động. Những quy định mới này bao gồm: Nộp

hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu (ISF) bổ sung quy định của Chương Trình Khám chứng
nhận hàng hóa (CCSP)
Phát triển và thiết kế
Với toàn cầu hoá ngày càng tăng và tiếp cận dễ dàng hơn cho các sản phẩm thay thế
trong thị trường hiện nay, tầm quan trọng của thiết kế sản phẩm thế hệ nhu cầu là quan
trọng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, cung cấp, và do đó sự cạnh tranh giữa các công ty cho
tăng nhu cầu thị trường hạn chế và giá cả và các yếu tố tiếp thị khác trở thành yếu tố phân
biệt ít, thiết kế sản phẩm cũng đóng một vai trò khác nhau bằng cách cung cấp các tính


9

năng hấp dẫn để tạo ra nhu cầu. Trong bối cảnh này, thế hệ nhu cầu được sử dụng để xác
định một thiết kế sản phẩm hấp dẫn như thế nào trong việc tạo ra nhu cầu.
Nói cách khác, nó là khả năng của một thiết kế sản phẩm để tạo ra nhu cầu mong đợi của
khách hàng đáp ứng.Tuy nhiên, thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến không chỉ thế hệ nhu
cầu, nhưng cũng quá trình sản xuất, chi phí, chất lượng, và thời gian dẫn. Các thiết kế sản
phẩm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng có liên quan và các yêu cầu trực tiếp bao gồm,
nhưng không giới hạn: sản xuất, vận chuyển, chất lượng, số lượng, lịch trình sản xuất, lựa
chọn vật liệu, công nghệ sản xuất, chính sách sản xuất, quy định và pháp luật. Từ một góc
nhìn rộng, sự thành công của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào thiết kế sản phẩm và khả
năng của chuỗi cung ứng, nhưng ngược lại cũng thật sự thành công của sản phẩm phụ
thuộc vào chuỗi cung ứng sản xuất nó.
Kể từ khi thiết kế sản phẩm ra lệnh yêu cầu về chuỗi cung ứng, như đã đề cập trước đây,
nó là rõ ràng rằng một khi một thiết kế sản phẩm được hoàn thành, nó thúc đẩy cấu trúc
của chuỗi cung ứng, hạn chế tính linh hoạt của các kỹ sư để tạo ra và đánh giá khác nhau
(có khả năng hơn hiệu quả chi phí) thay thế chuỗi cung ứng.
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng:
Định nghĩa
Hội đồng Chuyên gia cung cấp Quản lý chuỗi (CSCMP) định nghĩa quản lý chuỗi cung

ứng như sau:
“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan
đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.Ở mức
độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác
trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách
hàng.Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong
và giữa các công ty với nhau.Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai
trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu
bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả


10

cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị
logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình
và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công
nghệ thông tin.”
Mục tiêu
Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông
qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, bao gồm năng lực phân phối, hàng tồn kho
và lao động. Về lý thuyết, một chuỗi cung ứng tìm kiếm để phù hợp với nhu cầu với
nguồn cung cấp và làm như vậy với hàng tồn kho tối thiểu. Khía cạnh khác nhau của việc
tối ưu hóa chuỗi cung ứng bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ tắc nghẽn, tìm
nguồn cung ứng chiến lược để tấn công một sự cân bằng giữa chi phí vật liệu thấp nhất và
giao thông vận tải, thực hiện JIT (Just In Time) kỹ thuật để tối ưu hóa dòng chảy sản
xuất, duy trì sự pha trộn và vị trí của nhà máy và kho để phục vụ thị trường khách hàng,
và sử dụng vị trí / phân bổ, phân tích định tuyến xe, lập trình năng động , và tất nhiên,
hậu cần tối ưu hóa truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của các bên phân phối.
Sự khác biệt giữa quản lý logictics và quản lý chuỗi cung ứng
Thường có sự nhầm lẫn về chuỗi cung ứng và hậu cần (logictics). Nói chung bây giờ

chấp nhận rằng Logistics áp dụng cho các hoạt động trong vòng một công ty / tổ chức
liên quan đến phân phối sản phẩm trong khi thuật ngữ chuỗi cung ứng cũng bao gồm sản
xuất, mua sắm và do đó có sự tập trung rộng hơn nhiều vì nó liên quan đến nhiều doanh
nghiệp, bao gồm cả các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ , làm việc với nhau để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một sản phẩm hay dịch vụ.
Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực
hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics,


11

quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số
mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào,
hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng
hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động
logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công
nghệ thông tin.

Ứng dụng của SCM
Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành của sản phẩm
và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng (nhà sản xuất, đại lý, hệ thống bán lẻ… ).
SCM cũng được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu
liên quan khác và cả các cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng.
Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các
biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành. Ngoài ra SCM có thể còn bao
gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.
Lợi ích khi sử dụng SCM



Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các nhà
cung cấp với nhau.



Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa.



Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp.



Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.


12


Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.



Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty.



Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau.




Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại
tác động đến khách hàng.

Rủi ro khi sử dụng SCM


Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động
kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.



Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách,
các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ
hoạt động kinh doanh.



Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn
tới sự xáo trộn không phân tích nổi

1.2. Vai Trò
Chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn đối với sự thành công của một tổ chức.Nó tham gia vào
mọi khía cạnh của việc kinh doanh. Quản lý tốt và chặt chẽ các khâu giúp gia tăng hiệu
suất trong việc kiểm soát chi phí, thúc đẩy sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận.
-

Nếu quản lý tốt sẽ khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với

nhu cầu cuối cùng

-

Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách
hàng

-

Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hưởng
lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô.

-

Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở
gần khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này.


13

-

Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm
cho chi phi đơn vị giảm

-

Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa
dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ


-

Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn

-

Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy.

-

Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách
hàng một cách nhanh chóng hơn

-

Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng
kinh doanh cụ thể.

2. SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG

3. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG


14

Khái niệm: GlobalGAP( Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu): là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản
xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Mục đích
-


Thay đổi thái độ của quản lý và công nhân từ hoàn toàn sản xuất theo định hướng
nhận thức đầy đủ tác động các hoạt động của họ có về người tiêu dùng, xã hội, và
môi trường.

-

Đòi hỏi người trồng phải tuân theo một tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu với các tiêu
chí quy định, dự định ngăn chặn hoặc giảm thiểu bất kỳ tác dụng phụ của các quá
trình sản xuất của họ.

Yêu cầu
-

Kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, đào tạo nhân viên chuyên sâu, quản lý thường xuyên,
đánh giá lại các phương pháp làm việc và kết quả, và kiểm tra trang trại hàng năm
của các phương pháp làm việc và giấy tờ của kiểm toán viên bên ngoài.

-

Đối với những người trồng trái cây và thực vật, không đáp ứng một trong 49 yêu
cầu chính, hoặc 95% của 96 yêu cầu nhỏ thì kết quả cấp giấy chứng nhận bị từ
chối hoặc bị đình chỉ. Ngoài ra còn có 66 khuyến nghị phù hợp với những điều
này là không cần thiết, nhưng người trồng phải có khả năng để chứng minh rằng
họ đã được xem xét trong kế hoạch sản xuất.

Nguyên tắc
-

Người trồng phải phù hợp với tất cả các luật và các quy định của địa phương trong

nước sản xuất. Không thực hiện các yêu cầu pháp lý sẽ tự động làm cho chứng
nhận không có giá trị.

-

Các tiêu chuẩn chỉ bao gồm những gì diễn ra trong phạm vi ranh giới pháp lý của
một trang trại - theo nghĩa rộng bao gồm các tình huống mà người nông dân hoạt
động của một lĩnh vực riêng biệt thuộc phạm vi quản lý trung tâm.

-

Phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm.


15

-

Bảo vệ công nhân trang trại, du khách và các nhà thầu phụ từ bất kỳ thiệt hại gây
ra bởi các hoạt động trồng và chế biến, và đối xử công bằng với người lao động và
phù hợp với pháp luật lao động địa phương.

-

Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo tồn động vật hoang dã và thực vật tự
nhiên

Cách thức
-


Giấy chứng nhận được cấp cho một loại cây trồng cụ thể hoặc các loại cây trồng
trên một trang trại cụ thể. Bất kỳ sản phẩm nào không có tên trên giấy chứng nhận
không được bảo hiểm.

-

Phiên bản 2007 của tiêu chuẩn có một danh sách kiểm tra trong ba phần. Đầu tiên,
được gọi là "Tất cả các trang trại, áp dụng đối với tất cả các loại hoạt động nông
nghiệp, cho dù cây trồng, chăn nuôi, nông nghiệp. Đối với người trồng trái cây và
thực vật, cây trồng cơ bản "bao gồm các câu hỏi cơ bản liên quan cho các loại
khác nhau của nông học trong cả hai lĩnh vực và gây hiệu ứng nhà kính. Câu hỏi
cụ thể phù hợp cho những người trồng ở một số "ngành", chẳng hạn như trái cây
tươi và rau quả, cây trồng combinable (hạt đậu), hoa và cây cảnh, cây trồng nước
giải khát, vv, tạo thành nhóm thứ ba.

-

Mỗi nông dân có một sự linh hoạt trên một số yêu cầu: Vì các câu hỏi trong mỗi
nhóm được phân loại thành ba cấp độ quan trọng: Chuyên ngành mà là bắt
buộc, chưa thành niên mà đôi khi có thể thất bại, miễn là 95% còn lại được tuân
thủ, và khuyến nghị mà là tùy chọn.


16

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VÚ SỮA
LÒ RÈN VĨNH KIM
1. QUY TRÌNH TRỒNG
Mỗi một loại cây ăn quả có quy trình trồng khác nhau về hình thức và đặc trưng riêng của
mỗi loại giống cây trồng, nhưng nhìn chung chúng thống nhất với nhau về quy trình cơ

bản:
Lên liếp -> Bón lót -> Gieo hạt, cấy cây giống -> Kỹ thuật trồng -> Chăm sóc -> Thu
hoạch
1.1. Lên Liếp
 Đào mương lên liếp (luống):
Đây là khâu rất quan trọng, đào mương sâu 1,0 – 1,5m, rộng 2-2,5m, bề mặt liếp rộng 6 –
10m. nếu trồng trên đất ruộng nên lên mô có đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m, cao 0,30,4m tùy theo địa hình của từng nơi.
 Đắp đê bao:
Cây vú sữa không chịu ngập và rất cần đủ ẩm để phát triển tốt trong các năm đầu tiên sau
khi trồng do đó cần phải có bờ bao và cống để chủ động việc tưới tiêu. Cao độ của đê bao
phải cao hơn đỉnh lủ trung bình nhiều năm. Mặt liếp hoặc mô phải cao hơn mặt nước
trong mương từ 50 – 80cm.
Vùng đất cao phải đào bồn nông, đường kính 2,0m, sâu 0,3m. Giữa bồn có môù
đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m, cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi. Lấp đầy
bồn chung quanh chân mô bằng các vật liệu hữu cơ (cỏ khô, xác bã thực vật, phân
chuồng…)
 Về kỹ thuật trồng:
Xẻ liếp đôi rộng từ 10 –12m, mỗi liếp anh trồng thành hai hàng hai bên theo kiểu nanh
sấu. Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô = 1m, mô được hình thành
từ đất khô hoai đã xáo xới trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô, móc


17

lỗ sâu 0,2m, mỗi lỗ bón lót một nấm phân DAP và 300g phân lân, đặt bầu cây thẳng
đứng, để mặt bầu ngang với mặt mô, lấp đất đầy hố, cắm cọc cột dây cho cây không
lung lay, xung quanh cắm tàu dừa che nắng, tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ mục, rơm rạ ngày
tưới 1 lần.
1.2. Bón Lót
-


Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý
khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.

-

Chất mô: theo sơ đồ đã thiết kế, đường kính mô từ 0,8 – 1m, cao 0,4 – 0,7m.

-

Trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng
trong đất khống chế nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau
hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng.

-

Bón phân lót: mỗi mô bón 10 – 15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg
super lân, 0,1kg DAP

1.3. Gieo Hạt, Cấy Cây Giống
Chọn giống trồng
- Vú sữa Lò Rèn: có nguồn gốc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Đây là giống vú sữa có hiệu quả kinh tế cao nhất, năng suất 1000 – 1500
trái/năm/cây 10 năm tuổi, trọng lượng trái 200 – 300g, vỏ trái khi chín có màu hột
gà, tươi bóng, phẩm chất ngon, có giá bán cao nhất so với các giống khác.
- Các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu có năng suất thấp nhưng thưòng chín sớm hơn so
với vú sữa Lò Rèn.
Phƣơng pháp nhân giống
 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm.Chọn cành để chiết thường

là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa gổ, không mang cành
vượt.
 Nhân giống bằng phương pháp ghép


18

Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất ghép cành treo bầu và ghép mắt cho tỷ
lệ thành công cao.
1.4. Kỹ Thuật Trồng
 Thời vụ trồng:
Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở
Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
 Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:
Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 –
25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ , 100g DAP,ø 200 – 300g
phân lân và 10-20g Basudin 10H.
Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố
bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.
 Mật độ - khoảng cách:
Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây. Với liếp rộng 7 - 8m thì bố trí
trồng một hàng cây ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 - 13 cây/1000m2.
Với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu.
Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu
nhập.
 Cách đặt cây:
Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), cắt bớt gốc cành ghép
(treo bầu), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp
vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ giúp hình
thành 1 lớp rễ mới sau khoảng vài tháng trồng; ém đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định

cây con, chú ý che nắng cho cây.
1.5. Chăm Sóc
 Che bóng cho cây.


19

Có thể dùng vật liệu hay trồng cây che bóng như chuối,…để hạn chế ánh sáng mặt
trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây trong 1-2 năm đầu .
 Tủ gốc giữ ẩm
Rễ vú sữa ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó
cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng lá khô, rơm rạ, cỏ khô…để giữ ẩm cho đất, nên tủ cách
gốc 40-50cm .
 Vét bùn bồi liếp trên vùng đất thấp ĐBSCL:
Hàng năm tiến hành vét mương bồi bùn lên liếp vào đầu mùa nắng. Vét bùn đáy
mương phủ thành dãy 0,5-1m hai bên rìa mặt liếp phơi khô rồi sau đó bồi vào mô
trồng. Việc vét mương bồi liếp vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu,
nâng cao dần mặt liếp, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây vú sữa
và gia cố hệ thống rễ cho cây tránh đổ ngã.
Vùng đất cao cũng nên lưu ý bồi thêm đất xung quanh gốc cây hàng năm bù lại cho
phần đất bị rữa trôi và bảo vệ bộ rễ nông.
 Tỉa cành, tạo tán:
Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các
hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m.
Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng
một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm
yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.
Đối với vườn có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cây cao quá 6m nên tiến hành trẻ hoá cho
cây. Kỹ thuật trẻ hoá nên được áp dụng liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng

phần của cây để đảm bảo mức thu nhập.
Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1-2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng,
năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30-50cm tính từ gốc


20

cành. Khi cưa nên rót nước liên tục vào vết cưa nhằm tránh nhiệt độ cao do ma sát
gây chết mô cây ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi sau này, vết cưa nghiêng 45 độ
để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng
15-20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5-15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới
chỉ giữ lại 2-3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành.Khi chồi mới phát triển đến chiều
dài 50-60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Lưu
ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới.
Cành mới có khả năng cho trái sau 12-18 tháng.
 Tưới nước
Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng.
Tưới đẳm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỉ lệ
đậu trái cao.
- Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa .Tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30l
nước/lần/cây vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và phát triển nhanh đặc biệt trong 3
năm đầu.
- Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/ lần.
 Bón phân:
-

Vị trí bón

Vị trí bón phân nên bón đều xung quanh và cách gốc khoảng 2/3 đường kính tán cây
-


Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Từ khi trồng đến một năm: tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 l nước/cây/lần/tháng.
Từ 1 – 3 năm: bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1 – 2kg phân Urea + DAP +
NPK (20-20-15) với tỉ lệ 1/1/1 chia đều làm 4 lần bón trong một năm, mỗi lần cách nhau
2 – 3 tháng.
-

Bón phân cho cây trưởng thành, đã cho trái ổn định


21

Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là
bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Đề nghị nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra
hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng
dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm.
 Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa ngay sau khi thu hoạch vụ trước 5 –10 kg
vôi.
 10-15 ngày sau bón tiếp với hỗn hợp 20 – 40kg phân hữu cơ hoai,ø 3-4kg NPK
(20 – 20 – 15).
 Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1cm với lượng 1-2 kg Urea + 1-2kg
DAP/cây.
 Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3cm, với hỗn hợp 2-3kg phân NPK 2020-15 + 1-2 kg KCl/cây.
 Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 1 – 2kg phân NPK +ø 1-2 kg
KCl/cây.
Các lần bón phân nói trên cách nhau khoảng 2 tháng.
-


Phương pháp bón:

Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt liếp
(mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi
bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho
phân tan vào đất.
 Xử lý ra hoa:
Xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi
bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân. Lúc chuẩn bị thu hoạch quả (khoảng
tháng 11) tiến hành các bước xử lý như sau:
 Gom sạch lá rụng trên mặt liếp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong
mương cho đến khi thu hoạch xong (mực nước trong mương tối thiểu phải cách
mặt liếp 60 cm).


22

 Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già,
cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh.
 Xử lý ra hoa từ tháng 2- 3 :
 Bơm nứớc tràn trên mặt liếp 2 - 3 lần, 4 - 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt liếp
phải thật ẩm (bơm nước ngâm liếp trong 1 -2 ngày).
 Bón toàn bộ lượng phân đợt 1, tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón.
 Tưới liên tục 3 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
-

Phòng trị sâu hại

 Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)

Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.
Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon… liều lượng theo khuyến
cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 23%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây
hại cho người tiêu dùng
 Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora - Gelecchiidae)
Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.
Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo
của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện
 Rệp sáp ( Pseudococcus sp - Pseudococcidae)
Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.
Phòng trừ bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc tươi các loại thuốc
có tính lưu dẫn như Basudin


Sâu đục cành (Coleoptera)


23

Sâu đục cành gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn phát hiện mọt đổ từ các
cành. Diệt sâu bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin.
-

Phòng trị bệnh hại

 Bệnh thối trái:
Gây hại từ lúc trái còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ
hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành
những đốm lớn hơn và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối
sau đó trái sẽ rụng.

Nguyên nhân gây bệnh do nấm Colletotrichum sp.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần
phải phun phun các loại thuốc như Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl nhằm
ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.
 Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae
Gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.
Bệnh tấn công lên trái trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển, làm thối phần
thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần. Vết thối mềm và lây lan khá nhanh chỉ
sau 2-3 ngày, nhất là trong môi trường nóng ẩm.
Tránh gây tổn thương vỏ trái, rụng cuống khi thu hoạch. Xếp từng trái vào thùng chứa có
lót giấy .
Tỉa cành kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh
trên vườn.
Phun các loại thuốc như: Tilt super, Dithan, Carbenzim, Benlate, Manzate, Topan.
 Bệnh bồ hóng:


24

Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không
hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự
quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp
Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rầy như Bassa,
Trebon, Supracide kết hợp với thuốc trừ nấm như COC-85 hay Copper Zinc...với liều
lượng theo khuyến cáo
Ở giai đoạn cây còn nhỏ, nông dân có thể tận dụng khoảng trống còn lại giữa các mô để
trồng hoa màu phụ lấy ngắn nuôi dài. Khoảng hơn tháng sau, khi cây đã châm rễ bắt đất,
thì ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc mỗi tháng 2 – 3 lần để cây ra
đọt non, phát triển cành lá. Từ khi cây được 1 –3 năm tuổi, mỗi năm, xới gốc một lần bón

20kg phân chuồng hoai và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1 – 1,5kg hỗn hợp gồm DAP
18-46-0+ NPK 20 – 20-15 + urê vào các tháng 1, 6 và 10 âm lịch. Trước khi bón phân,
bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm. Chờ nước rút xong, bón phân ngay. Sau đó 3 –
4 hôm tưới lại ướt đẫm các gốc để cây hấp thu hết lượng phân. Hằng ngày vào mùa khô,
vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ bùn khô nứt nẻ, cho bùn khô vào nâng cấp mô,
ngoài ra việc bồi bùn hằng năm còn nâng dần độ cao mặt liếp, cung cấp phần nào dưỡng
chất cho cây trồng.
Tròn 4 năm tuổi, vú sữa đủ khả năng cho trái, mỗi năm làm gốc bón mỗi cây từ 2 – 3 giạ
phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: Bón xử lý ra hoa 3kg
hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo
gồm 2kg urê + DAP/1 gốc. Sau đó, bón thúc nuôi quả, khi quả non có đường kính từ 22,5cm mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt chót, trước thời điểm cây cho thu hoạch khoảng 2
tháng, bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đồng thời phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho vú
sữa.
2. THU HOẠCH
 Thời điểm thu hoạch:


×