Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu thực trạng và tác hại của sản phẩm băng vệ sinh kém chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.95 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Đề tài: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA SẢN
PHẨM BĂNG VỆ SINH KÉM CHẤT LƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn
ThS. TRƯƠNG CHÍ TIẾN

Cần thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2012


DANH SÁCH NHÓM

STT
41
42
43
44
45
13

Họ và tên

MSSV


I.



LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và xã hội, là một trong những điều cơ bản để con
người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội. Trong đó, sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng tạo nên thế hệ nòi
giống tiếp theo cho đất nước. Khác với ngày xưa người dân sống với quan niệm trọng
nam khinh nữ, thì cuộc sống hiện đại ngày nay, người phụ nữ đã có được một vị trí quan
trọng trong gia đình và xã hội. Nhắc đến phụ nữ người ta thường nghĩ đến nhiệm vụ cao
cả và thiêng liêng mà tạo hoá đã ban cho họ trong cuộc sống này đó là thiêng chức làm
vợ, làm mẹ. Vì vậy, mà sức khoẻ sinh sản của họ lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, nhưng với xã hội ngày càng hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển, vị trí của
đồng tiền ngày càng quan trọng thì lại càng có nhiều doanh nghiệp bị tha hoá vì đồng
tiền. Họ không ngần ngại dẫm đạp lên sức khoẻ của cộng đồng để kiếm nhiều tiền. Trong
đó, có nhiều doanh nghiệp sản xuất băng vệ sinh kém chất lượng . Băng vệ sinh là sản
phẩm không thể thiếu gắn liền với cuộc sống của chị em phụ nữ. Vì thế mà thị trường sản
phẩm này luôn hấp dẫn, nhưng trên thị trường hiện nay chỉ một số sản phẩm của các
thương hiệu lớn được kiểm định chất lượng còn phần lớn các sản phẩm còn lại không rõ
nguồn gốc, xuất xứ. Với các sản phẩm như thế chị em phụ nữ phải đối mặt với vấn đề rất
lớn đó là chất lượng của sản phẩm.
Nếu chị em vô tình sử dụng sản phẩm băng vệ sinh trôi nổi, chất lượng kém thì kể như
chị em đang trực tiếp làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản của chính mình,
làm gián tiếp ảnh hưởng đến các thế hệ kế tiếp của xã hội. Bởi chính bản thân chị em sẽ
phải đối mặt với nhiều vấn đề như viêm nhiễm phụ khoa, ung thư cổ tử cung,…và đây là
một trong những nguyên nhân gây nên bệnh vô sinh của chị em phụ nữ. Và trách nhiệm
này thuộc về các doanh nghiệp thiếu lương tâm đã và đang kinh doanh băng vệ sinh kém
chất lượng.
Đây là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng lớn sức khoẻ sinh sản, đến chất lượng cuộc sống
hôn nhân của chị em mà còn là một lưỡi dao giết chết các thế hệ nòi giống kế tiêp nếu xã
hội không quan tâm đúng mức. Tuy vậy, thực trạng hiện nay trên thị trường có hàng trăm

loại sản phẩm chưa được kiểm định chất lượng, nhà nước cũng chưa có nhiều chế tài
cũng như biện pháp ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng của loại sản
phẩm này. Điều này làm cho chị em phụ nữ phải hằng giờ, hằng ngày đối mặt với mối
hiểm hoạ này mà không có sự bảo vệ nào khác ngoài chính kiến thức tiêu dùng của họ.


Đó là lí do chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài này để hiểu thêm về thực trạng sản
xuất băng vệ sinh kém chất lượng cũng như những tác hại khôn lường ảnh hưởng đến sức
khoẻ sinh sản của chị em phụ nữ.

II.

THỰC TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SẢN XUẤT BĂNG
VỆ SINH KÉM CHẤT LƯỢNG HIỆN NAY.

1. THỰC TRẠNG HÀNG GIẢ, HÀNG TRÔI NỔI KÉM CHẤT LƯỢNG
HIỆN NAY
Băng vệ sinh giả gây nguy hiểm cho người sử dụng
Đội Quản lý thị trường TP HCM đã phát hiện một số lượng lớn băng vệ sinh giả trong
thời gian gần đây. Nhiều gói băng vệ sinh nhái nhãn hiệu như Sofiana, Dibanco, Disana...
được sản xuất tại một hợp tác xã hay một công ty trách nhiệm hữu hạn ở Đình Bảng (Bắc
Ninh).
Giữa tháng 8, Đội Quản lý thị trường 3A, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM, kiểm tra
một địa chỉ trên đường Cộng Hoà, Tân Bình và phát hiện tại đây có hơn 6.800 gói băng
vệ sinh nhãn hiệu Sofiana, 16.800 gói nhãn hiệu Dibanco và Sasna. Trước đó, đội cũng
đã kiểm tra một địa chỉ trên đường Nguyễn Oanh, quận 12, có chứa 24.600 gói nhãn hiệu
Sofiana và 1.080 gói nhãn hiệu Disana... Theo điều tra của Đội Quản lý thị trường và Chi
cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, toàn bộ số hàng của hai địa chỉ trên đều do hợp tác xã
Đ.Đ. (Tiên Sơn, Bắc Ninh) và Công ty TNHH N.B. (Đình Bảng, Bắc Ninh) sản xuất.
Hiện Đội 3A đã lập biên bản tạm giữ số hàng để tiến hành các biện pháp xử lý.

Hiện nay, tại tỉnh Bắc Ninh xuất hiện rất nhiều làng sản xuất băng vệ sinh nhái nhãn hiệu,
từ kiểu dáng đến bao bì. Sản phẩm được chuyển đi các tỉnh, thành trong toàn quốc để tiêu
thụ, tập trung nhiều nhất tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM.
Bà Trần Bích Dương, Đội phó Đội Quản lý thị trường 3A, cho biết việc tiến hành các thủ
tục để có biện pháp xử lý về chất lượng đang gặp một số khó khăn. Đội đã liên hệ với 6
đơn vị quản lý chất lượng như: Phân viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế, Trạm Kiểm nghiệm Y
tế TP HCM, Trung tâm 3, Chi cục Đo lường Chất lượng, Viện Vệ sinh Y tế công cộng,
Sở Y tế TP HCM để tìm cách kiểm nghiệm về chất lượng băng vệ sinh giả. Tuy nhiên,
câu trả lời nhận được là: "Mỗi đơn vị sản xuất phải tự công bố tiêu chuẩn chất lượng, còn
việc xác định chất lượng băng vệ sinh có đảm bảo hay không thì đành chịu thua, vì tại


Việt Nam chưa có một chỉ tiêu chuẩn mực nào về mặt hàng này để làm căn cứ kiểm
nghiệm".
Trên thực tế, theo kết quả nghiên cứu của một công ty nghiên cứu thị trường, tại TP
HCM có 95% phụ nữ 13-49 tuổi sử dụng băng vệ sinh (khoảng gần 1.900.000 người). Do
nhu cầu sử dụng cao, mặt hàng này đang được nhiều nơi đua nhau sản xuất. Thế nhưng,
một tài liệu nghiên cứu của tạp chí Essence (Mỹ) cho biết, băng vệ sinh có thể gây ra ung
thư nếu trên bề mặt của nó có chất tơ nhân tạo tạo độ hút thấm và chất dioxin (hoá chất
này có trong chất tẩy trắng). Mặt khác theo nguyên tắc lớp keo trên bằng vệ sinh chỉ có ở
mặt dưới, nhưng ở nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo dây chuyền khép kín sẽ có
trường hợp mặt trên của băng vệ sinh bị dính chất keo này gây bệnh cho người sử dụng.
Bác sĩ Huỳnh Thị Trong, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế
hoạch hoá gia đình TP HCM, cũng đặt vấn đề: "Băng vệ sinh cần phải được kiểm tra
nghiêm ngặt về chất lượng, nhất là tiêu chuẩn về độ thấm, khử mùi, chất tẩy... Nếu dùng
loại băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng dễ nhiễm khuẩn gây ngứa, rát, viêm, nhiễm
trùng. Nếu dùng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến vấn đề sinh sản".
/>
Băng vệ sinh rởm - cực rẻ
Trong vai đại lý BVS ở tỉnh lẻ tìm về Phong Khê (Từ Sơn, Bắc Ninh) – “quê hương” của

các loại băng vệ sinh siêu rẻ để mua hàng, chúng tôi không khỏi kinh ngạc khi tận mắt
chứng kiến hàng loạt sản phẩm dành riêng cho chị em được các cơ sở sản xuất ở đây với
mẫu mã, kiểu cách gần giống với những sản phẩm nổi tiếng khác trên thị trường. Những
sản phẩm này có giá rẻ giật mình: 1.400đ/1 gói (10 miếng) thường; 1.700đ/gói siêu mỏng
cánh; 1.000đ/gói hàng ngày hương thảo mộc...
Hầu hết các sản phẩm ở Phong Khê đều có tên gọi na ná theo kiểu: Kotax, Kotox (rất gần
với Kotex); Dimica, Dimico, Dicena, Dania (rất dễ nhầm với Diana)... Ngoài các sản
phẩm có bao bì, Phong Khê còn sản xuất một loạt các loại BVS trần (có cánh và không
cánh) với giá cực rẻ: 95.000đ/1.000 miếng. Riêng loại sản phẩm này, các đại lý bán BVS
có bán kèm túi nilon bọc ngoài từ 5-10 miếng/gói cho các cửa hàng bán lẻ có nhu cầu
đóng gói với giá bán đến tay người tiêu dùng là 1.100đ/10 miếng.
Như vậy, nếu so sánh với giá BVS của nhiều Công ty hiện đang bán trên thị trường thì
giá thành sản phẩm BVS ở Phong Khê thấp hơn từ 9-15 lần. Thay vì dùng BVS chính
hãng trong một tháng, cũng bằng ấy tiền, người tiêu dùng có thể xài BVS nhái ở Phong
Khê được cả 1 năm. Đây chính là lý do để các sản phẩm BVS nhái ở Phong Khê có mặt
hầu hết ở thị trường nông thôn và miền núi.


Hầu hết các chủ cơ sở sản xuất và đại lý BVS ở Phong Khê khi được hỏi đều khẳng định:
quy trình sản xuất BVS ở Phong Khê đảm bảo đúng quy trình vệ sinh và khoa học(?).
Nguyên liệu bông được nhập về từ nước ngoài, sau đó đưa vào tẩy trắng, khử trùng, tạo
hương thơm và đưa ra thành phẩm. Nơi đây cung ứng hàng hóa cho các địa phương lân
cận: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Sơn La..., thậm chí nhiều tỉnh
phía nam như Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp cũng mang cả xe ô tô ra “đánh” hàng về.
Ông Nguyễn Quang Thống, Chủ tịch xã Phong Khê khẳng định: Hiện nay ở Phong Khê
có hơn 200 dây chuyền sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy viết, giấy đóng gói, thùng
đựng hàng, bìa lịch và băng vệ sinh. Dây chuyền to nhất ở Phong Khê có số vốn hàng
trăm tỷ đồng, nhỏ nhất cũng phải có lượng vốn không vài trăm triệu.
Ông lý giải, nếu các sản phẩm của Phong Khê không tốt thì các cơ sở sản xuất không thể
duy trì hoạt động nhiều năm như vậy. Tuy nhiên, theo thông tin PV Báo GĐ&XH nắm

được, thì nhiều cơ sở sản xuất BVS ở đây mua băng nguyên liệu từ các tỉnh biên giới
phía Bắc để làm ra BVS. Không ít người nghi ngờ với giá thành quá bèo bọt như vậy,
liệu các sản phẩm BVS ở đây có đảm bảo chất lượng?
/>
Tràn lan băng không thương hiệu
Băng vệ sinh không rõ cơ sở sản xuất, thương hiệu, nhãn mác, nhiều sản phẩm hàng
rởm nhái thương hiệu của hai hãng nổi tiếng Diana, Kotex được bày bán công khai
trên thị trường nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn tự nhiên sử dụng sản phẩm.
Dùng băng vệ sinh (BVS) dỏm sẽ gây viêm nhiễm phụ khoa, ung thư cổ tử cung – một
trong 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở chị em phụ nữ.
Cách trung tâm Hà Nội không đầy 10km, tại nhiều chợ khu vực Thanh Xuân, Cầu Giấy,
các chủ hiệu tạp hoá bán một loại hàng khá phố biến là băng vệ sinh đựng trong những
túi nilong trắng không rõ thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất. Những túi hàng
này thậm chí được đổ đống ngay trên nền chợ bẩn thỉu, hoặc chưa trogn các bao xác rắng
dùng lại nhiều lần.
Tại chợ Khương Trung, Thanh Xuân, khi PV chỉ vào một lô BVS không nhãn mác đựng
trogn bao nilon, chủ hàng nhiệt tình chào mời: "Đây là hàng do công ty Diana sản xuất
nhưng vì đóng gói bao bì giá cao dân lao động nông thôn kinh tế thấp khó sử dụng. Vì
vậy, họ đóng gói một số trong túi bóng không dập thương hiệu, như vậy giá rẻ đi một nửa
mà vẫn được sử dụng hàng công ty chính hãng".


Thấy khách e ngại về chất lượng sản phẩm bà chủ hàng nói thêm: Chắc đây lần đầu hỏi
loại này, yên tâm sử dụng đi, hàng công ty được kiểm nghiệm rồi nhờ người quen làm
trong xưởng tôi mới lấy ra ngoài bán được. Các cửa hàng khác cũng có loại “trần” nhưng
không phải của Diana. Dân quanh đây vẫn thoải mái dùng có thấy ai kêu ca gì đâu, họ
còn ra mua thêm không sợ hết hàng.

(Không nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng băng vệ sinh vẫn
được bày bán tại các gian hàng ở chợ Khương Trung - Thanh Xuân

- Hà Nội)
Giá loại băng vệ sinh này rất rẻ chỉ 3.000 đồng - 4.000 đồng/6 miếng. Ngoài sản phẩm
băng vệ sinh không nhãn mác được bày bán với lời giới thiệu chắc như đinh đóng cột của
bà chủ về chất lượng sản phẩm. Trên thị trường, còn có nhiều sản phẩm với các thương
hiệu như Danisa, Danaco, Kotiex, Ketex … giá khoảng từ 5.000 đồng – 8.000 đồng/gói/7
miếng, các loại băng vệ sinh này có bao bì và hình in tương đối giống sản phẩm của
Diana, Kotex. Trong khi đó giá trung bình các sản phẩm có nhãn hiệu là từ 11.500 đồng/
gói 8 miếng …
Băng vệ sinh không nhãn cũng rất đa dạng về chủng loại, có sản phẩm cho ban đêm, ban
ngày, dùng hàng ngày, tùy nhu cầu của khách để lựa chọn cho phù hợp. Nhiều nhãn hiệu
khác nhau nhưng trên bao bì mỗi sản phẩm đều ghi nơi sản xuất, đóng gói tại Bắc Ninh
hoặc Gia Lâm – Hà Nội. Chất liệu của các loại băng vệ sinh này chủ yếu làm bằng bông
tạp, giấy lộn không đảm bảo chất lượng, sức khỏe cho người sử dụng.
/>

Phân biệt hàng thật hàng giả
Kotex giả như thật
Vỏ bên ngoài có màu xanh giống hệt băng vệ sinh nhãn hiệu Kotex chính hãng, tuy
nhiên, khi bóc vỏ ra, phía bên trong mặt băng lại có chữ Kalex, chứ không phải
Kotex.
Đem 2 lốc băng vệ sinh nhái nhãn hiệu Kotex đặt trước mặt phóng viên để làm chứng,
chị Nguyễn Thu Hà (cư ngụ tại Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) chia sẻ với báo Giáo Dục
Việt Nam: Chị mua sản phẩm này tại một siêu thị mini trên đường Nguyễn Chí Thanh,
ngay cạnh nhà mình. Nhìn bề ngoài thì chị Hà cũng như nhiều người tiêu dùng khác
không thể nào nhận biết được đây là hàng giả.
Trên mặt bao bì vẫn đề chữ “Kotex - Style” như bình thường, kèm theo hình ảnh một cô
gái đeo tràng hạt và tóc búi cao. Phía dưới cùng có đề nhãn mác tên công ty sản xuất
TNHH Kimberly-Clark kèm địa chỉ tại quận Phú Nhuận, Tp. HCM.

Nhìn bế ngoài, người tiêu dùng khó có thể nhận biết được đâu là giả, đâu là thật (Ảnh

băng vệ sinh Kotex giả bên trái, được đánh dấu, so sánh với băng vệ sinh thật bên phải)
“Tôi là một người cũng khá cẩn thận, đã tìm mua băng vệ sinh ở siêu thị mini thay vì ở
các quầy tạp hóa bán lẻ. Tôi đã nhìn rất kỹ trước khi trả tiền, thấy đúng là Kotex – Style
với giá 11.000 đồng một gói. Thậm chí, tôi còn hỏi nhân viên thu ngân: Hàng có chính
hãng không đấy? Đến khi họ bảo: Chị đừng lo, bên em có người của hãng đưa hàng tới,
tôi mới yên tâm. Nhưng khi về nhà, bóc gói băng vệ sinh ra, tôi mới giật mình vì trên
miếng băng vệ sinh ghi chữ Kalex thay vì chữ Kotex tôi vẫn thường thấy” – Chị Hà nói.


Kiểm tra lại sản phẩm và so sánh với băng vệ sinh Kotex thật, chị Hà mới ngớ người vì
nhiều sự khác biệt.
Trước hết là về đường nét trên vỏ bao bì không được sắc nét, các lớp màu không khớp
nhau, bị lem ra ngoài.
Phần dưới ghi địa chỉ nhem nhuốc, nhòe mờ, khó đọc được chữ viết, phần để cắt vỏ nhăn
nhúm, nhìn rất xấu. Khi đưa bao bì lên ngửi có mùi nhựa tái chế, khá khó chịu.

Phần thông tin nhà sản xuất ghi lem luốc, chữ nhòe mờ ở băng vệ sinh Kotex giả (phía
trên)
Lần theo những địa chỉ mà khách hàng trên bật mí, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam
đã phát hiện ra nơi bán loại băng vệ sinh giả này. Một siêu thị nhỏ nằm trong ngõ giáp
ranh giữa Nguyễn Chí Thanh và đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Hàng dãy dài băng
vệ sinh nhái Kotex vẫn được đặt ngay ngắn trên kệ, người bán hàng vẫn ngang nhiên chỉ
chỗ để Kotex cho người mua khi khách hàng hỏi. Thậm chí, bản thân nhân viên bán hàng
cũng vô tình hay cố ý tỏ ra ngơ ngác khi phóng viên vạch rõ đây là hàng giả.
Nhà sản xuất cũng bó tay trước vấn nạn hàng giả?
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, trưởng nhãn hàng Kotex của công ty TNHH
Kimberly-Clark có trụ sở tại Tp. HCM chia sẻ: Trên thị trường hiện nay, có nhiều đơn vị
làm nhái, không thể ngăn chặn hết được.
Theo vị đại diện của nhãn hàng Kotex này: Nguyên nhân khiến nhà sản xuất cũng đành
“bó tay” trước vấn nạn hàng giả, nhái là do chế tài của nước Việt Nam chưa nghiêm.



“Chúng tôi có thuê hẳn một công ty luật phụ trách về việc giải quyết hàng giả, hàng nhái.
Khi phát hiện ra đầu mối làm hàng giả, hàng nhái, bộ phận luật của công ty cùng với
công an đã đi làm việc với họ. Chế tài nhà nước mình chỉ phạt ít tiền đối với đơn vị làm
giả đó và bắt họ cam kết không tái phạm nữa. Nhưng rất nhiều trường hợp: công an đã tới
lập biên bản, họ hứa không làm nữa nhưng một thời gian sau lại thấy họ lặp lại. Do đó,
chúng ta phải xác định: đối diện với thực tế đó, là vấn nạn của Việt Nam mình” - đại diện
của nhãn hàng Kotex thừa nhận.
Nhãn hàng Kotex cũng cho biết: Không thể thống kê nổi một con số cụ thể: có bao nhiêu
sản phẩm giả, nhái trên thị trường vì vừa bắt xong, bắt họ cam kết không vi phạm nữa thì
họ lại tái sản xuất dưới một hình thức khác.

(Mặt bên trong của hàng giả, không đề chữ Kotex mà là Kalex).
“Quá nhiều đến mức chúng tôi không thể thường xuyên thay đổi vì chi phí cao. Do vậy,
không hẳn là “sống chung với lũ”, nhưng Kotex đã, đang và sẽ cố gắng hết sức, vì chế tài
của nhà nước mình chưa đủ mạnh để răn đe các công ty làm giả, hàng nhái trên thị
trường” – đại diện của nhãn hàng Kotex nói.
Với mục đích hạn chế tối đa hàng giả, hàng nhái, Kotex đã nhờ các anh em, đại lý thân
cận, các đối tác, thậm chí là cả khách hàng ráo riết tìm và phát hiện, báo về cho công ty
để nhanh chóng xử lý.
Đối với người tiêu dùng, đại diện của nhãn hàng Kotex khuyên: Hãy nhìn kỹ bao bì trước
khi mua. Thường thì họ chỉ giả bao bì chứ không thể giả ruột vì họ sẽ phải đầu tư thêm


rất nhiều, chi phí đội lên, họ sẽ không thể bán giá rẻ. Khách hàng cần để ý kỹ sản phẩm
đó, xem chữ có bị mờ không, có in hoa văn và logo Kotex ở mặt sau của miếng băng
không?.
“Khi mua hàng giả về, phát hiện ra đó là đồ giả, nhái, chị em phụ nữ tuyệt đối không nên
dùng vì chất lượng không an toàn. Bộ phận của phụ nữ rất nhạy cảm sẽ gây ngứa ngáy,

khó chịu” – đại diện của nhãn hàng Kotex nhắc nhở.
Ngoài ra, cách tốt nhất để mua đúng hàng thật, bảo vệ quyền lợi của mình, các khách
hàng nên mua ở các đại lý lớn, uy tín hoặc những nơi thân cận, quen biết với mình. Đối
với các công ty sản xuất lớn nên lập hẳn một đội truy tìm và chống hàng giả, hàng nhái.
“Tất cả các công ty hãy tự bảo vệ mình bẳng cách đó để giảm tối thiểu “sự cố” cho người
tiêu dùng và giảm doanh số bán hàng của mình” - đại diện của nhãn hàng Kotex kết
luận.
Khảo sát của Kimberly Clark cho thấy các sản phẩm giả mạo, “nhái” nhãn hiệu của
Kimberly Clark chủ yếu là nhãn hàng băng vệ sinh (BVS) Kotex. Các sản phẩm “nhái”
được bày bán công khai, tiêu thụ khắp các tỉnh, thành và thường được sản xuất tại Hà
Nội, Bắc Ninh và Tp. Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2011, lực lượng quản lý thị trường huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã phát hiện
trên thị trường tỉnh này xuất hiện nhiều loại BVS mang nhãn hiệu “Koteir” tương tự gây
nhầm lẫn với sản phẩm BVS Kotex của Kimberly Clark. Các sản phẩm này được xác
định do cơ sở sản xuất BVS An Tâm có địa chỉ tại 39 Hà Huy Tập- Yên Viên- Gia LâmHà Nội sản xuất.
Tháng 7/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng phát hiện và xử lý 01 xe ô tô đang trên
đường vận chuyển 31.200 gói BVS mang nhãn hiệu “Koteir” tương tự gây nhầm lẫn với
sản phẩm băng vệ sinh Kotex.
Tháng 8/2011, PC46 Công an Hà Nội và Thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ đã phối
hợp tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất băng vệ sinh An Tâm và phát hiện một số lượng
lớn sản phẩm vi phạm nhãn hiệu “Kotex” của công ty Kimberly Clark. Tại đây, đoàn
kiểm tra còn phát hiện 1 cuộn/quả lô ny lông có gắn/dập/in nhãn hiệu “Kotex” được sử
dụng để đóng gói các sản phẩm Kotex giả.
/>

Kinh hoàng băng vệ sinh làm từ... giấy ăn
Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng, giấy để làm băng vệ sinh được lấy từ các
loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng.
Đến làng Doãn Thượng (xã Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh) với cái “mác” là làm
đại lí phân phối sản phẩm băng vệ sinh, PV Chất lượng Việt Nam có mặt tại các xưởng

sản xuất băng vệ sinh tại làng.
Theo quan sát, máy móc làm ra các sản phẩm băng vệ sinh đều thuộc hàng quá "đát", cũ
kỹ và thô sơ. Công nhân ngồi đóng những miếng băng trắng được đổ đống dưới đất. Tất
cả mọi công đoạn từ dán "tem", mác, cho vào túi đều được thực hiện bằng tay.

(Nguyên liệu làm băng vệ sinh là những bì giấy được tái chế như thế này)

Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng, giấy để làm băng vệ sinh được lấy từ các
loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng. Từng mớ giấy phế
liệu này được cho vào bể ngâm lớn.


Sau thời gian, mớ giấy hổ đốn ấy được vớt lên, bở tung và mủn ra thành bột. Rồi loại bột
giấy đó được chuyển sang giai đoạn khử trùng bằng cách đổ vào để ngâm có chứa chất
javen. Theo đó, mớ giấy lộn nhanh chóng trở thành nguyên liệu làm băng vệ sinh trắng
phau và "thơm" mùi hoá chất, thoạt trông qua ít ai phân biệt được với băng vệ sinh xịn!
“Bình thường, lớp thấm hút trong các miếng băng vệ sinh là bông, nhưng băng vệ sinh
được làm ở Doãn Thượng đa phần làm từ giấy. Người dân cứ tham rẻ mà mua, chứ đã
nhìn thấy công nghệ làm ra những sản phẩm ấy thì không ai dám dùng…”. Chị Hải,
người làng Doãn Hạ cho biết.
Tại cơ sở sản suất băng vệ sinh V.H, hàng chục nhân công đang ngồi bệt dưới đất đóng
gói sản phẩm. Tiếng ồn và bụi mù mịt khiến tôi phải che kín mặt chỉ để hở hai mắt. Bột
giấy vón cục chất trong nhà kho, được công nhân xúc vào máy nghiền lại cho tơi rồi đưa
vào băng chuyền để dập thành miếng. Không hề có bất cứ một công đoạn khử trùng nào,
những đống băng vệ sinh trần được đổ ngay xuống sàn nhà xưởng đợi tay người gấp lại
rồi đóng gói.
Ngổn ngang là hàng chục loại băng vệ sinh các loại mang những cái mác na ná các nhãn
hiệu nổi tiếng: Dimica, Dania, Dicena, Dimico... (tương tự băng vệ sinh Diana) hay
Kotox, Kotet, Koktex, Kolex... (tương tự băng vệ sinh Kotex).
Thoạt nhìn qua, bao bì mẫu mã của những gói băng vệ sinh "made in Doãn Thượng"

trông cũng nhang nhác giống các sản phẩm của hai hãng nổi tiếng Diana và Kotex rất đỗi
quen thuộc đối với chị em phụ nữ.
Theo lời chủ xưởng thì các loại băng vệ sinh này chủ yếu được đưa đi bán lẻ tại các vùng quê khác hay
tận trên vùng núi, cũng có khi được những người bán lẻ chở xe đạp bán rong ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…

Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/gói/10 miếng. "Xịn" hơn còn
có loại cánh siêu mỏng giá 2.800 đồng/gói; loại băng hàng ngày, hương thảo mộc, trà
xanh, cũng chỉ 2.000 đồng/gói. Loại chưa đóng gói thì bán lẻ theo chiếc với giá 300
đồng/chiếc. Loại “trần” (được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mácPV) giá chỉ 22.000 đồng/ túi/ 15 gói/ 150 miếng.
/>

2. TÁC HẠI CỦA BĂNG VỆ SINH KÉM CHẤT LƯỢNG
“Chọn nhầm” băng vệ sinh khiến XX dễ vô sinh
Đó chính là những loại băng rởm, nhái nhãn mác uy tín đấy!
Vì sao băng vệ sinh lại quan trọng với XX đến vậy?
Vùng kín luôn là “địa bàn” hoạt động của rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau trong đó có
cả các lợi khuẩn và cả các khuẩn gây hại. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nữ
giới, thông thường những vi khuẩn vùng kín thường khá yếu nên dễ dàng bị cơ chế “tự
bảo vệ” của vùng kín chúng ta tiêu diệt hoặc tự chết sau một chu kỳ nhất định.
Tuy nhiên, vào thời kỳ đèn đỏ, sự ẩm ướt bao trùm khắp tam giác mật của các nàng lại là
điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Do đó, việc sử dụng băng
vệ sinh không chỉ đáp ứng nhu cầu thấm hút tối đa kinh nguyệt mà các thành phần kháng
khuẩn trong đó còn là “áo giáp” giúp con gái chống lại viêm nhiễm trong thời kỳ này nữa
đấy!
Đủ loại nguy hiểm khi sử dụng “nhầm” băng vệ sinh.
Chính vì mức độ ảnh hưởng của anh bạn này với sức khỏe của con gái nên ở các nước,
việc kiểm duyệt và thẩm định băng vệ sinh được làm rất sát sao. Chỉ những nhãn hiệu đã
qua xét nghiệm kĩ lưỡng mới được phép bày bán bên ngoài.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, sự tràn ngập của đủ chủng loại băng vệ sinh từ cao cấp

cho đến những loại “không danh không tính” trong khi hiểu biết của con gái về băng vệ
sinh lại chưa có nhiều. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan, dùng cái gì cũng được, chỉ cần
giá rẻ của nhiều XX. Kết quả là, việc sử dụng nhầm các loại băng vệ sinh trôi nổi, chưa
hề trải qua bất cứ cuộc kiểm định chất lượng nào.
Những loại băng vệ sinh này không những có độ thấm hút rất thấp mà chúng còn không
hề đảm bảo an toàn trong khâu khử trùng. Thêm vào đó, để tạo ra vẻ ngoài “an toàn”,
nhiều nhà sản xuất còn sử dụng các hóa chất tẩy trắng cho băng vệ sinh. Hậu quả là khi
người dùng tiếp xúc lâu với sản phẩm này, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển dẫn đến bị viêm nhiễm, nấm ngứa phần phụ, viêm nội mạc ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản ở phụ nữ.


Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có
470.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trong đó, phần lớn nguyên nhân là do sử
dụng băng vệ sinh kém chất lượng. />
Băng vệ sinh nhái chứa chất độc gây ung thư và quái thai
Theo nghiên cứu của Xí nghiệp Dược Hà Nội, chất độc có trong các băng vệ sinh nhái và
làm giả nhãn hiệu Kotex Softina chính là dioxin. So với băng vệ sinh thật, mức nhiễm
nấm mốc ở băng giả cao gấp 48 lần và mức nhiễm khuẩn cao hơn 12,5 lần. Nguyên nhân
là do quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh.
Các chỉ số chất lượng của băng vệ sinh Kotex Diana thật và giả được Xí nghiệp Dược Hà
Nội so sánh như sau:
Băng thật Băng giả
Khả năng thấm hút tối đa

46

14,5

Độ pH


7

6,47

Mức nhiễm khuẩn

80 kl/g

1.000 kl/g

Mức nhiễm nấm mốc

10 kl/g

480 kl/g

Trong hai tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Hưng
Yên, Đà Nẵng và TP HCM đã thu giữ được 700 thùng băng vệ sinh nhái nhãn hiệu Kotex
Softina.
Không chỉ mình Kotex Softina bị nhái. Bà Trung Thị Ngọc Lâm, Phó giám đốc công ty
DIATCO, nơi sản xuất băng vệ sinh Diana, cho biết, trên thị trường hiện có nhiều hàng
giả hoặc nhái nhãn hiệu này như Danisa, Đibana, Đalinna... Chúng hầu hết được sản xuất
tại Bắc Ninh và lưu hành trên thị trường bằng con đường bán rong. Toàn bộ dây chuyền
sản xuất nhập từ Trung Quốc và các thành phẩm như bông, hóa chất cũng được nhập từ
đây. Kiểm tra các hàng giả Diana, thấy bông thấm đều đã qua tẩy trắng bằng Clo, dẫn tới
tồn đọng những hợp chất gây ngứa và nhiễm trùng. Trong quá trình sản xuất băng vệ sinh
thật, bông thấm được tẩy bằng ozon, an toàn cho người sử dụng.
Theo website của Essence (tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ), hai chất có khả năng gây
nguy hại cho sức khỏe trong băng vệ sinh là dioxin và tơ nhân tạo. Dioxin được coi là có



liên quan đến bệnh viêm nội mạc tử cung, làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Sau một thời gian sử dụng băng vệ sinh có dioxin, chất này sẽ lưu lại trong âm đạo, phát
sinh bệnh tật ở đây. Essence khuyên chị em chỉ nên dùng loại băng không tẩy trắng và
làm bằng cotton. Tuy nhiên, trên thực tế, chẳng ai muốn dùng băng vệ sinh đen đúa xấu
xí và cũng không một công ty nào dám sản xuất loại băng như vậy.
/>
Tác hại của các chất độc có thể có trong băng vệ sinh
Khi mua băng vệ sinh loại miếng lót hay loại băng bỏ vào người, các bạn phụ nữ hãy đọc
phần cấu tạo sản phẩm mà mình thường dùng để xem Asbestos có là một thành phần của
nó hay không. Vì sao các hãng sản xuất lại bỏ vật liêu này vào sản phẩm của họ? Bởi vì
asbestos làm cho các chị bị chẩy máu nhiều hơn, và vì vậy bạn sẽ dùng nhiều băng vệ
sinh của họ hơn! Chắc các chị cũng tự hỏi, tại sao nó nguy hiểm vậy mà không có điều
luật gì nghiêm cấm việc các nhà sản xuất tiếp tục cho ra các sản phẩm có chất này? Bác sĩ
Anita Heiss, Trưởng phòng cố vấn thông tin y học Curringa (toạ lạc tại Matraville thuộc
tiểu bang New South Wales, Australia) nhận xét rằng các chính trị gia hẳn đã cho là băng
vệ sinh không là một thứ hàng tiêu hóa được trong cơ thể con người, và vì vậy nó không
là một mối nguy hiểm cho người dùng. Họ đã cố tình lờ đi các kết quả nghiên cứu về sự
nguy hiểm của việc sử dụng băng vệ sinh có chất asbestos.
Theo lời giải thích của Bác sĩ Heiss, băng vệ sinh loại bỏ trong người thường có hai chất
liệu nguy hiểm đến sức khoẻ của phụ nữ, đó là Rayon (có khả năng thẩm thấu) và Dioxin
(có tác dụng tẩy trắng). Các nhà sản xuất tin rằng người tiêu dùng thích các sản phẩm có
mầu trắng vì nó biểu hiện sự sạch sẽ và tinh khiết. Vì vậy họ phải dùng chất tẩy để làm
trắng sản phẩm của mình, bất chấp sự nguy hiểm mà các chất này có thể gây ra cho người
dùng. Tệ hơn nữa, Dioxin đã được ghi nhận có thể là chất gây nên ung thư (potentially
carcinogenic or cancer-associated), và là chất độc hại đối với hệ miễn nhiễm và cơ quan
sinh sản (toxic to the immune and the reproductive systems). Chẳng hạn, Dioxin có liên
hệ đến chứng endometriosis (các tế bào nội mạc tử cung bị di chuyển đến những nơi khác
thường trong cơ thể, nguyên nhân là do máu kinh nguyệt bị dội ngược lên buồng trứng,

chẳng hạn ổ bụng, nhưng cũng có khi đi rất xa tử cung như phổi hay màng nhày trong
mũi, người ta cho rằng vì các tế bào màng trong dạ con này đi theo đường mạch máu hay
mạch bạch huyết) ở phụ nữ, và sự tụt giảm tinh trùng ở nam giới.
Trong tháng 9 năm ngoái (2000), cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh (the Environmental
Protection Agency - EPA) đã đưa ra một bản tường trình cho thấy rằng không có lượng
Dioxin nào là "chấp nhận được" đối với cơ thể con người. Chất Dioxin thường hay tích tụ
lại trong người và bị phân hủy rất chậm. Vì vậy, việc sử dụng băng vệ sinh có chất
Dioxin, loại để vào trong người là vô cùng nguy hiểm.


Về phần chất Rayon, khả năng thẩm thấu cao của nó cũng làm tăng độ nguy hiểm của
băng vệ sinh loại bỏ vào người. Nếu các chị dùng loại băng vệ sinh này, những mảnh vụn
của miếng băng sót lại trong người lâu ngày sẽ tích tụ nhiều lên và trở thành một nơi hút
máu trong người của các chị.
Các băng vệ sinh loại lót ở ngoài cũng có thể có chứa Dioxin. Tuy nhiên, chúng ít nguy
hiểm hơn vì không tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục phụ nữ.
Ðể tránh mối nguy kể trên, các bạn gái nên sử dụng băng vệ sinh làm bằng bông (cotton)
100% và không có chất tẩy trắng. Ðược biết không có nhiều cơ sở sản xuất băng vệ sinh
làm ra các mặt hàng an toàn cho phụ nữ. Các mặt hàng an toàn thường chỉ được bán ở
các tiệm thuốc hoặc tiệm bán thực phẩm bổ dưỡng (health food stores). Những nước như
Thụy điển, Ðức, Anh, Columbia đã kêu gọi phụ nữ trong nước ngưng sử dụng các sản
phẩm không an toàn cho sức khoẻ. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ lại im hơi lặng tiếng về
việc này.
Tạp chí Essence tháng này cũng có một bài viết ngắn về chuyện này. Tờ báo khuyên bạn
đọc hãy sử dụng băng vệ sinh loại bỏ trong người bằng bông 100%, do các hãng Organic
Essential và Terra Femme sản xuất.
Cách đây không lâu, giới truyền thông Úc đã đăng nhiều bài cảnh giác phụ nữ về mối
nguy này và khuyên chúng ta nên tránh mua các mặt hàng có Asbestos. Tuy nhiên, Bác sĩ
Anita Heiss cho rằng chúng ta cần tiến tới một bước xa hơn là kêu gọi các cơ sở sản xuất
băng vệ sinh như Kotex, Tampax (Tambrands), Playtex, O.B. hãy bảo đảm rằng sản

phẩm của mình chỉ được làm bằng bông nguyên chất mà thôi.
/>
Nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ phụ nư
Đại diện ngành Y Tế cũng nêu rõ tác hại của việc sử dụng các sản phẩm tã, bỉm, BVS(băng vệ sinh) kém chất lượng có thể gây nhiễm khuẩn phần phụ, bám tắc vòi trứng,
viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh. Các bác sĩ tại bệnh viện phụ sản
cho biết, ngày càng nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa mà một trong những nguyên
nhân phổ biển là do BVS kém chất lượng, thậm chí có trường hợp phải nhập viện. Chính
vì vậy, việc lựa chọn BVS cần hết sức cẩn thận, chỉ nên lựa chọn những sản phẩm của
nhà sản xuất có uy tín, đã được chứng nhận về an toàn chất lượng cũng như qua kênh
phân phối tin cậy nhằm tránh tình trạng hàng nhái, giả và bảo vệ sức khoẻ của bản thân
tốt hơn.
/>

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ NGƯỜI
TIÊU DÙNG KHỎI SẢN PHẨM BĂNG VỆ SINH KÉM CHẤT
LƯỢNG
1. Đối với chế tài của Nhà nước.
- Các bộ ban ngành y tế cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và lộ trình xây
dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm băng vệ sinh.
- Quy định rõ luật và và tăng mức xử phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp vi
phạm về chất lượng sản phẩm này.
- Cần phối hợp kiểm tra, giám sát, triển khai và thực hiện từ các cấp quản lý từ nhà
nước đến địa phương từng tỉnh, từng xã, từng huyện và các vùng nhỏ hơn để kịp
thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Và cần giao rõ trách nhiệm cho 1
bộ nào đó quản lý về vấn đề này để tránh trường hợp đùng đẩy trách nhiệm cho
nhau.
- Đồng thời, phối hợp tuyên truyền ý thức cho các cá nhân và doanh nghiệp để họ
hiểu rõ về hậu quả mà sản phẩm của họ mang lại cho sức khoẻ cộng đồng xã hội.
Nhằm nâng cao ý thức của họ đối với cộng đồng.
- Các bộ quản lý về vấn đề này có thể kết hợp với hội phụ nữ ở đại phương để tuyên

truyền cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm vì đây là việc làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ phụ nữ nên các Hội phụ nữ cũng nên có hành động
bảo vệ cho chính sức khoẻ của mình.
2. Đối với nhà sản xuất.
- Nên đầu tư dây chuyền công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Không sử dụng các biện pháp làm trắng, tạo hương sản phẩm bằng các chất khử
độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Có thể thay thế bằng các hoá
chất khác ít độc hại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nếu cá nhân không có vốn đầu tư dây chuyền công nghệ thì nên hùn vốn sản xuất
theo kiểu hợp tác xã ở đia phương ở những khu vực sản xuất nhiều như Bắc Ninh
để có thể đủ vốn đầu tư dây chuyền công nghệ cũng như thay thế các hoá chất làm
trắng, tạo hương ít gây hại để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
- Doanh nghiệp phải tự nhận thức, có tâm và có đạo đức hơn trong công việc kinh
doanh của mình.


3. Đối với người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng cách trang bị cho mình kiến thức tiêu
dùng để phân biệt hàng giả, hàng nhái tránh các trường hợp mua lầm, sử dụng
nhầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính mình.
- Chỉ mua loại băng của các hãng hiệu có uy tín, có đóng dấu kiểm định.
- Mua băng vệ sinh ở những nơi đảm bảo, chú ý các dấu hiệu trên bao bì để tránh sử
dụng phải hàng giả.
- Khi dùng, nếu thấy có các dấu hiệu lạ như bông vón cục, băng quăn lại thành
nhiều nếp sau khi sử dụng, sau 1-2 tiếng kể từ lúc dùng thì băng có mùi hôi khó
chịu… bạn cần lập tức bỏ ngay mớ băng vệ sinh đó và yêu cầu kiểm tra lại nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm tại nơi bán.
- Sau đây là 1 số lời khuyên giúp chị em dùng băng an toàn:
+ Bất kể lượng hành kinh nhiều hay ít, bạn nên thay băng vệ sinh 3-4 tiếng/ lần. Vì
hiều bạn gái thường dùng băng vệ sinh có độ thấm hút cao hoặc có bạn đôi khi quên

mà không thay. Điều này không tốt vì trong máu có nhiều chất dinh dưỡng rất dễ tạo
điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa.
+ Lượng kinh nguyệt: Các chị em nên căn cứ theo lượng kinh nguyệt để chọn loại
băng phù hợp
+ Do cơ địa của mỗi người nên các chị em cần chọn cho mình những loại băng vệ
sinh thích hợp tránh chọn loại có hương thơm nếu bị dị ứng với loại có hương đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />

8. />9. />


×