Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tổng quan về thực trạng ma tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.59 KB, 5 trang )

Báo cáo
Phát triển cộng đồng
Nhóm 7/ Đề tài: Quản lý dựa vào cộng đồng
I. Quản lý dựa vào cộng đồng là gì?
Là tạo chuyển biến xã hội làm cho mọi thành viên trong cộng đồng cùng quan tâm,
nhận thức và chia sẻ trách nhiệm, và cùng hành động, giải quyết vấn đề dựa trên
quyền lợi chung và công bằng.
Quản lý dựa vào cộng đồng là phương pháp dựa vào các bên liên quan để thực
hiện các nghiên cứu, thiết kế và thực hiện quản lý. Cách quản lý này có thể được sử
dụng cho các phương tiện xã hội (tức là dựa vào cộng đồng ) và cho các nguyên
nhân môi trường (tức là địa phương).
Quản lý dựa vào cộng đồng được sử dụng như một cách để tạo tính bền vững
bằng cách bao gồm tất cả các bên liên quan trong thực tiễn quản lý. Nó cố gắng để
xem xét nhu cầu của từng thành viên để đi đến một giải pháp tốt nhất phù hợp cho
cộng đồng
II. Nguyên tắc:
- Có sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, đưa ra mục tiêu,
cách thức hoạt động và giải pháp theo phương châm “cùng chia sẻ và cùng có lợi’’
hoặc “mình vì cộng đồng và cộng đồng vì mình”
- Xây dựng hiểu biết của cộng đồng về lợi ích khi tham gia hành động
- Có tiến trình hay bước đi hợp lý không nóng vội áp đặt
- Có hình thức tổ chức hay công cụ phù hợp để người dân có thể tam gia với
vai trò ngày càng cao vào tất cả các bước của tiến trình giải quyết vấn đề.
- Tăng cường thời gian xây dựng dân trí cộng đồng, xây dựng năng lực cán bộ
và phải vân động được các bên tham gia 1 cách chủ động.


-

Khắc phục những thói quen chỉ đạo hoạt động và các quy định hành chính


tập trung, bao cấp cứng nhắc áp đặt từ trên xuống.
-

Các cơ quan quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng và hỗ trợ xây dựng năng lực

cộng đồng trong bối cảnh niềm tin của các cấp chính quyền đối với cộng đồng chưa cao.
III. Đặc điểm.
1. Có sự tham gia của cộng đồng nên thông tin thu được sẻ đầy đủ và chính xác
hơn nhờ vào những ý kiến phản ánh của người dân sống trong cộng đồng.
2. Giải quyết vấn đề dựa trên quyền lợi chung và công bằng đảm bảo tính dân chủ.
3. Cộng đồng được cung cấp quyền tự chủ ( tài chính...) nhất định và tự quyết phù
hợp.
4. Hổ trợ thiết chế( các cấp tổ chức cộng đồng đề cử người phụ trách
và xây dựng quy tắc đặc thù của họ).
5. Vai trò quan trọng về mặt năng lực của cán bộ cơ sở,chuyển giao
công nghệ, huy động nguồn lực ( hổ trợ từ các chương trình và dự án
bên ngoài là rất quan trọng).
IV. Mục tiêu của quản lý dựa vào cộng đồng
- Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, nhằm phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương, nhằm cân bằng về vật chất và tinh thần qua đó
nhằm tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng.
VD: “Quản lý tài nguyên biển dựa vào cộng đồng” ở Khánh Hòa nhằm với
mục tiêu quản lý vùng tài nguyên ven bờ, quản lý nghề cá quy mô nhỏ, du
lịch, sinh thái, gắn với bảo tồn biển, nguồn lợi san hô đồng thời phát triển
sinh kế ngay tại cộng đồng đó
- Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội: quyền được
tham gia đóng góp ý kiến,nêu lên nguyện vọng cũng như đóng góp ý kiến,
lập chính sách cho sự phát triển…



- Tìm hiểu kiến thức về địa phương để có thể nhận được những phản hồi
nhanh từ việc thay đổi các chính sách cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm
của các địa phương khác.
- Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vì người
dân được là người trực tiếp quản lý nguồn tài nguyên của mình như vậy họ
sẽ có trách nhiệm cũng như sự am hiểu hơn về chính địa phương của mình.
- Tăng sự làm chủ của cộng đồng chính vì họ có sự am hiểu nhất định về địa
phương của minh nên họ có thể xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển.
- Cơ quan tổ chức sẽ là cầu nối giữa cộng đồng và xã hội => có thể cùng họ
xây dựng thương hiệu cho vùng, cùng họ tạo sức mạnh trong việc tiêu thụ
sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
V.

Tiến trình của quản lý dựa vào cộng đồng

- Xác định thách thức của cộng đồng : Cạn kiệt, ô nhiễm các nguồn tài
nguyên, sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả …vv…
- Chỉ định người đầu tàu : Cán bộ địa phương được bình chọn hoặc những
người có uy tín trong cộng đồng.
- Thành lập nhóm cộng đồng: Chính quyền, người dân, các tổ chức phi chính
phủ, các doanh nghiệp
- Quy trình thống nhất: Tổ chức các cuộc họp để xác định các thách thức, mục
tiêu. Xác định các thông tin, nhu cầu khác
- Đề ra các mục tiêu: Kinh tế, môi trường, xã hội
- Triển khai các giải pháp thích hợp: Triển khai kế hoach hành động
- Ký kết thỏa thuận: Các đối tác cam kết về: Hành động, Nguồn lực, Lịch
trình, Phạm vi thực hiện
- Thực hiện dự án: Phục hồi các nguồn tài nguyên, Cải thiện việc ô nhiễm,
Phát huy hiệu quả các nguồn lực.



VÍ DỤ:
1.Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng,
Xã Lũng Vân.huyện Tân Lạc,tỉnh Hòa Bình: đây là xã của đồng bào Mường sinh
sống, có mô hình sử dụng nước được vận hành và quản lý theo các phương pháp
truyền thống có áp dụng công nghệ tiên tiến. Tại xã này có 1 mó nước, xung quanh
có rừng tự nhiên. Cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ khu rừng đồng thời xây
dựng và vận hành hệ thống cấp nước lấy từ nguồn mó nước nói trên.
2 Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng( CBEM)
Sự thành công trong việc huy động cộng đồng thu gom chất thải rắn tại Nhật Bản
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của Nhật Bản được sự trợ lực của 1 hệ thống
tổ chức thu gom hình thành trên cơ sở các tổ chức của khu vực ( Hội đồng thành
phố,Hội thiếu niên và hội cha mẹ học sinh....). Các tổ chức này tiến hành thu gom
và bán các chất thải có thể tái sử dụng cho các công ty tái sx chất thải. Thu nhập từ
việc thu gom được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của khu vực. Việc thu lại
các vật liệu thải từ các hộ gđ bởi các tổ chức cộng đồng và các htx có chi phí thấp
hơn so với các cơ sở thu gom của Nhà nước, đường phố được sạch sẻ, các dịch vụ
vệ sinh được cải thiện.Mô hình này được quần chúng đồng tình và ủng hộ cao.
huệ đang tìm tiếp
3 , Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.
Quản lý và tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở thanh Hóa.
Nhận thức được vai trò của rừng ngập mặn trong việc ổn định và duy trì sinh kế
của người dân địa phương, đồng thời góp phần giảm thiểu tổn thương do thiên tai,
tổ chức CARE đã hỗ trợ triển khai dự án Tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng
đồng tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá.Dự án đã xây dựng và áp dụng các phương
pháp có sự tham gia của cộng đồng. Các nhóm trồng rừng, ươm giống cây và bảo


vệ rừng dựa vào cộng đồng đã huy động được hơn 700 người dân tham gia trồng và
chăm sóc khu vực rừng ngập mặn mới.




×