Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC TỈA THƯA RỪNG ĐƯỚC TRỒNG Ở VÙNG VEN BIỂN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.29 KB, 14 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




PHẠM TRỌNG THỊNH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC
TỈA THƯA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume)
TRỒNG Ở VÙNG VEN BIỂN NAM BỘ



Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 4.04.04





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










TP. HỒ CHÍ MINH - 2007
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Giang Văn Thắng, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
2. TS. Đinh Quang Diệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.

Phản biện 1: GS.TSKH Đỗ Đình Sâm,
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: GS.TSKH Phan Nguyên Hồng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS Triệu Văn Hùng
Vụ Khoa học – Công Nghệ - Bộ NN&PTNT
Lu
ận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp
tại: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng,
Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
Vào hồi 7 giờ 30 phút, ngày 10 tháng 2 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Đại học
Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố về đề tài luận án

1. Ph
ạm Trọng Thịnh (2004), “Phân chia cấp đất để kinh doanh
rừng Đước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2

năm 2004, trang 255-257, Hà Nội.
2. Phạm Trọng Thịnh (2004), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của rừng Đước ở vùng ven biển Nam Bộ”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, số 4 năm 2004, trang 521-523,
Hà Nội.


24
(7). Với các chỉ tiêu tỉa thưa mà đề tài đã xác lập, tổng trữ lượng gỗ của
rừng Ðuớc trên cấp đất I là 465,9 m3/ha (phần nuôi dưỡng 407,7 m3/ha,
phần tỉa thưa 58,2 m3/ha). Trên cấp đất II là 291,4 m3/ha (phần nuôi
dưỡng 256,3 m3/ha, phần tỉa thua 35,1 m3/ha). Trên cấp đất III là 159,2
m3/ha (phần nuôi dưỡng 138,6 m3/ha, phần tỉa thưa 20,6 m3/ha)
(8). Tỉa thưa đúng cơ sở khoa học chính là biện pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế của rừng Đướ
c trồng. So với các quần thụ không tỉa thưa thì quần
thụ được tỉa thưa có giá trị hiện tại thuần ở các cấp đất I, II và III lớn gấp
2,5 đến 3,8 lần so với quần thụ không tỉa thưa. Tỷ lệ nội hoàn (IRR) ở các
cấp đất I, II và III lớn gấp 1,6 đến 1,7 lần so với quần thụ không tỉa thưa.
5.2 ĐỀ NGHỊ
(1). Kết quả nghiên cứu củ
a đề tài đã cho thấy, quá trình sinh trưởng của
cá thể và sự đào thải tự nhiên trong rừng Đước đều phụ thuộc vào cấp đất,
do đó các biện pháp nuôi dưỡng và kinh doanh rừng Đước cần được xác
lập theo từng cấp đất.
(2). Trong thực tiễn hiện nay chỉ áp dụng một phương thức tỉa thưa cơ giới
cho rừng Đước trồng là không hợp lý. Nên áp dụng hai phương thức tỉ
a
thưa cho rừng đước là tỉa thưa tầng dưới và tỉa thưa phối hợp.
(3). Khi thực hiện các hoạt động tỉa thưa cần nghiên cứu kỹ về cấu trúc

của rừng theo các đặc điểm phân hóa rừng theo chiều cao và phân nhóm
đường kính và xác định đúng cấp đất của lâm phần.
(4). Cấp đất và các yếu tố lập địa có sự liên hệ mật thiết với nhau, thông
qua các yế
u tố lập địa có thể dự đoán được cấp đất ngay khi thiết lập
rừng. Việc nghiên cứu sâu về mối liên hệ giữa lập địa và cấp đất có giá trị
thiết thực trong thực tiễn sản xuất.
(5). Cần thiết lập hệ thống ô định vị để theo dõi hiệu quả của các phương
thức tỉa thưa rừng đã được xác lập, ki
ểm chứng các chỉ tiêu kỹ thuật đã
được đề xuất và nghiên cứu mô hình chuyển đổi cấu trúc rừng.

1
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đước (Rhizhophora apiculata Bl) là loài cây gỗ chủ yếu trong
rừng ngập mặn. Đây là loài cây có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản
phẩm gỗ, củi, và bảo vệ bờ biển, cung cấp nơi cư trú cho nhiều loài sinh
vật biển. Các nước trên thế giới và ở Việt Nam đang quan tâm trồng, bảo
vệ và sử dụng bền vững rừ
ng Đước ở vùng ven biển.
Tỉa thưa có vai trò quan trọng trong kinh doanh rừng Đước.Tỉa thưa là
biện pháp chọn lọc loại bỏ những cây xấu, nuôi dưỡng những cây sinh
trưởng tốt, nâng cao năng suất rừng, cải thiện tình trạng sâu bệnh hại rừng,
làm tăng hiệu quả của các hoạt động lâm ngư kết hợp. Tỉa thưa cung cấp
sản phẩm gỗ, củi, nâng cao thu nhập cho ngườ
i trồng rừng, góp phần quan
trọng vào quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.
Những kết quả nghiên cứu trước đây và những quy định hiện hành về
phân loại và tỉa thưa rừng Đước còn nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn như

chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố cấp đất, về sự phân hóa và đào thải tự
nhiên trong quần thụ, về mật độ
tối ưu của quần thụ và các phương thức
tỉa thưa…nên đã hạn chế hiệu quả kinh doanh rừng Đước, làm cho các nhà
đầu tư chưa quan tâm đến các dự án trồng rừng Đước ở vùng ven biển. Do
đó, việc nghiên cứu đầy đủ những yếu tố làm cơ sở khoa học cho tỉa thưa
rừng Đước trồng ở vùng ven biển Nam bộ là rất cần thiết.
1.2. MỤ
C ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các quy luật sinh trưởng của cây cá thể
và những đặc điểm phân hóa, đào thải tự nhiên của rừng Đước làm cơ sở
để đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho tỉa thưa rừng Đước trồng ở vùng ven
biển Nam bộ.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lý đưa ra những
quy phạm kỹ thuật tỉa thư
a, nuôi dưỡng và kinh doanh rừng Đước một
cách khoa học, giúp người trồng rừng điều chỉnh hoạt động nuôi dưỡng

2
rừng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp nhà đầu tư dự đoán trữ lượng và
hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng Đước.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
(1) Rừng Đước trồng ở vùng ven biển Nam bộ thuộc ba cấp đất. Ranh
giới của các cấp đất được xác định bằng các phương trình sinh trưởng
chiều cao bình quân của tầng cây trội (H
0
). Tại tuổi cơ sở 20 năm, chiều
cao bình quân của tầng cây trội (H
0
) ở cấp đất I là 17,5 mét, cấp đất II là

14,5mét, cấp đất III là 11,5 mét.
(2) Lượng tăng trưởng hàng năm của cây Đước, mức độ phân hóa và
đào thải tự nhiên của rừng Đước giảm dần từ cấp đất I đến cấp đất III.
Tuổi cây có lượng tăng trưởng hàng năm đạt giá trị cực đại ở cấp đất I đến
sớm hơn so với cấp đất II và cấp
đất III. Chu kỳ kinh doanh của rừng
Đước trồng là 25 năm.
(3) Các quy luật sinh trưởng của cây Đước và quá trình phân hóa, đào
thải tự nhiên của rừng Đước là những yếu tố cơ sở để xác định các chỉ tiêu
kỹ thuật tỉa thưa rừng Đước trồng trên các cấp đất. Cấp đất I, tỉa thưa ba
lần, vào lúc 8 tuổi, 14 tuổi và 20 tuổi, số cây nuôi dưỡng sau mỗi lần tỉa
thưa là 3030 cây/ha, 2346 cây/ha và 2087 cây/ha. C
ấp đất II, tỉa thưa hai
lần vào lúc 9 tuổi và 17 tuổi, số cây nuôi dưỡng là 3172 cây/ha sau lần tỉa
thưa thứ nhất và 2312 cây/ha sau lần tỉa thưa thứ hai. Cấp đất III, tỉa thưa
hai lần vào lúc 10 tuổi và 20 tuổi, số cây nuôi dưỡng sau lần tỉa thứ nhất là
3462 cây/ha và 2572 cây/ha sau lần tỉa thứ hai.
(4) Tỉa thưa đúng cơ sở khoa học là biện pháp hữu hiệu để nâng cao
năng suất và giá trị kinh tế
của rừng Đước trồng. Thực hiện tỉa thưa theo
các chỉ tiêu đã được đề tài xác lập sẽ làm tăng tổng trữ lượng gỗ của rừng
Đước trồng từ 208 m
3
/ha (cấp đất I) đến 82 m
3
/ha (cấp đất III). Lãi suất
thuần của rừng Đước được tỉa thưa lớn gấp 2,5 đến 3,8 lần so với rừng
Đước không tỉa thưa.

23

quản lý kinh doanh rừng Đước như biểu thể tích thân cây, biểu tỉa thưa
rừng Đước, biểu quá trình sinh trưởng của rừng Đước.
(2). Luận án đã thiết lập được liên hệ giữa thể tích thân cây có vỏ (V) với
đường kính có vỏ (D) và chiều cao cây Đước (H) thể hiện dưới dạng
phương trình hai biến số phụ thuộc V= 10
(-4,346)
x D
(2,01)
x H
(0,965)
. Đây là
phương trình thích hợp để lập biểu thể tích hai nhân tố, phục vụ cho kiểm
kê trữ lượng rừng Đước trồng ở vùng ven biển Nam Bộ.
(3). Cấp đất của rừng Đước được xác lập với chỉ tiêu phân chia cấp đất là
chiều cao bình quân H
0
. Cự ly chiều cao giữa các cấp đất là 3 m. Tại tuổi
cơ sở là 20 năm, các chỉ số cấp đất (Si) là 17,5 m (cấp đất I), 14,5m (cấp
đất II), và 11,5 (cấp đất III).
(4). Luận án đã xác lập được quy luật sinh trưởng của cây cá thể bình
quân trên từng cấp đất. Lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích thân cây
đạt giá trị cực đại lúc 14 (cấp đất I), 15 tuổi (cấp đất II) và 16 tuổi (cấp đấ
t
III). Lượng tăng trưởng bình quân của thể tích thân cây đạt cực đại lúc 19
tuổi (cấp đất I), 22 tuổi (cấp đất II) và 23 tuổi (cấp đất III). Chu kỳ kinh
doanh của rừng Đước trồng được xác định là 25 năm cấp đất I và cấp đất
II; từ 20-25 năm ở cấp đất III.
(5). Quá trình phân hóa và đào thải tự nhiên trong quần thể cũng phụ thuộc
vào tuổi và cấp đất. Tại cùng một tu
ổi, tỷ lệ % số cây ở tầng rừng bị đào

thải và chèn ép giảm dần từ cấp đất I sang cấp đất II và cấp đất III. Tỷ lệ
(%) số cây ở tầng rừng bị chèn ép và bị đào thải cao nhất ở giai đoạn 10
tuổi, sau đó giảm dần khi tuổi tăng lên.
(6). Các chỉ tiêu kỹ thuật cho tỉa thưa rừng Ðuớc đã được xác đị
nh cho
từng cấp đất. Cấp đất I, tỉa thưa thực hiện vào các thời điểm 8 tuổi, 14 tuổi
và 20 tuổi, mật độ nuôi dưỡng là 3030 cây/ha, 2346 cây/ha và 2087
cây/ha. Cấp đất II, tỉa thưa vào các thời điểm 9 tuổi và 17 tuổi, mật độ
nuôi dưỡng là 3172 cây/ha, 2312 cây/ha. Cấp đất III, tỉa thưa vào các thời
điểm 10 tuổi và 20 tuổi, mật độ nuôi dưỡng tương ứng là 3462 cây/ha và
2572 cây/ha.

22
trong 25 năm là 11,7 m
3
/ha/năm, giá trị cực đại của tổng lượng tăng
trưởng bình quân chung của quần thụ là 12,1 m
3
/ha/năm lúc 22 tuổi. Bộ
phận nuôi dưỡng có lượng tăng trưởng của trữ lượng bình quân là 10,3
m
3
/ha/năm.
Cấp đất III, tỉa thưa 2 lần vào tuổi 10 và tuổi 20, tổng trữ lượng quần
thụ đạt 158,9 m
3
/ha vào thời điểm 25 tuổi, gồm bộ phận nuôi dưỡng là
138,6 m
3
/ha và phần tỉa thưa là 20,6 m

3
/ha.
Tổng lượng tăng trưởng hàng năm của quần thụ đạt cực đại là 13,6
m
3
/ha/năm lúc 18 tuổi. Tổng lượng tăng trưởng bình quân của rừng trong
25 năm là 6,4 m
3
/ha/năm và đạt giá trị cực đại là 6,6 m
3
/ha/năm lúc 23
tuổi. Bộ phận nuôi dưỡng có lượng tăng trưởng của trữ lượng bình quân là
5,5 m
3
/ha/năm.
4.4.7. Hiệu quả của tỉa thưa rừng Ðước trồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với chu kỳ kinh doanh 25 năm, nếu thực
hiện tỉa thưa đúng cơ sở khoa học như đề tài đề xuất, so với điều kiện
không thực hiện tỉa thưa, thì:
- Tổng trữ lượng quần thụ sẽ tăng 207,9 m
3
/ha (cấp đất I), 143,4 m
3
/ha
(cấp đất II), 82,6 m
3
/ha (cấp đất III) và sản lượng của quần thụ tăng
166,7m
3
/ha (cấp đất I), 114,5 m

3
/ha (cấp đất II), 65,4 m
3
/ha (cấp đất III).
- Giá trị hiện tại thuần ở các cấp đất I, II và III lần lượt lớn gấp 2,5; 2,9
và 3,8 lần so với không tỉa thưa. Còn tỷ lệ nội hoàn (IRR) ở các cấp đất I,
II và III lần lượt lớn gấp 1,6; 1,6 và 1,7 lần so với không tỉa thưa.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
(1). Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được các mục tiêu ban
đầu là
làm sáng tỏ các cơ sở khoa học cho tỉa thưa rừng Đước. Đó là những quy
luật sinh trưởng của cây Đước, sự phân hóa và đào thải tự nhiên của rừng
Đước trên các cấp đất. Đề tài đã đóng góp thiết thực cho các hoạt động

3
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về mặt khoa học
Đề tài góp phần làm phong phú thêm các phương pháp nghiên cứu về
nuôi dưỡng rừng trồng. Trong đề tài đã kết hợp nghiên cứu quy luật sinh
trưởng của cá thể với nghiên cứu quy luật phân hóa và đào thải của quần
thụ để đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho tỉa thưa rừng Đước.
Đã vận dụng lý thuyế
t về chuỗi Markov để mô phỏng động thái cấu
trúc của rừng Đước, qua đó đã kết luận là chuỗi Markov thích hợp để
nghiên cứu quy luật chuyển đổi cấu trúc của rừng Đước trồng, và dự đoán
cấu trúc của quần thụ.
Quá trình sinh trưởng của cây bình quân và của quần thụ đã được xác
định trên cơ sở có sự ảnh hưởng của yếu tố tỉa th
ưa, tương ứng với các giai

đoạn trước khi tỉa thưa, sau khi tỉa thưa và giữa hai lần tỉa thưa trên từng
cấp đất. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong tỉa thưa rừng Đước và biểu quá trình
sinh trưởng của rừng Đước được xây dựng một cách hệ thống theo tuổi và
cấp đất.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được phương trình tính thể tích thân cây phụ
c vụ
công tác điều tra, thống kê tài nguyên rừng Đước. Các kết quả nghiên cứu
về quá trình sinh trưởng của cây cá thể và sự phân hóa, đào thải tự nhiên
của quần thụ, giúp xác định các giai đoạn sinh trưởng của rừng, phục vụ
cho nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng rừng.
Đề tài đã xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật cho tỉa thưa rừng Đước
một cách khoa học, đ
ã xây dựng được biểu quá trình sinh trưởng của rừng
Đước sau tỉa thưa giúp chủ rừng điều chỉnh quá trình kinh doanh rừng
Đước nhằm đạt được hiệu quả cao.
Kết quả nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rừng Đước qua tỉa
thưa giúp dự đoán được năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng Đước dưới

×