Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

suy thoái kinh tế, liên hệ tại VN(số liệu từ năm 2000 đến 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.35 KB, 16 trang )

Suy thoái kinh tế được hiểu là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời
gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế
âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ
quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái
kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều
tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế
của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời
kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả
(lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn
phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế,
nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều
tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế , khuyếch đại chu kỳ
kinh tế hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế.
Nguyên nhân của suy thoái kinh tế
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa
các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ
suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và
các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).
Suy thoái kinh tế theo chu kỳ:
Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh tế tổng
hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các đơn vị
sản xuất kinh doanh: một chu kỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiện vào
các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giai đoạn
giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợp nhất
vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên
diễn ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn
1



1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà
những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính
chúng .
Thu hẹp
Cực đại
Cực đại
Cực tiểu
Cực tiểu

Mở rộng

Thu hẹp

Mở rộng

Thu hẹp

Một số đặc điểm của thời kỳ suy thoái:
-

Mua sắm của người tiêu dùng giảm mạnh, dự trữ tồn kho ngoài dự kiến tăng, các
hãng cắt giảm sản xuất làm GDP giảm, đầu tư giảm, cầu đầu tư, nguyên vật liệu

-

giảm
Cầu lao động giảm, thất nghiệp tăng
Giá các mặt hàng nhạy cảm thường giảm khi có suy thoái, lạm phát tăng chậm,
Lợi nhuận của các hãng kinh doanh giảm mạnh, giá chứng khoán có xu hướng
giảm do dự đoán không tốt về tăng trưởng kinh tế, lãi suất giảm do cầu về tín dụng

giảm.

Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế:
1. Cú sốc tổng cung

Xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền
kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc bất lợi. Ngược lại, các cú sốc
làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi.Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi như:
thời tiết xấu làm giảm sản xuất lương thực; công đoàn làm tăng tiền lương; OPEC tăng
2


giá dầu thế giới… Các cú sốc cung bất lợi làm tăng mức giá chung, giảm sản lượng và
tăng thất nghiệp.
Hãy tưởng tượng ra một nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài hạn. Giả sử
một số doanh nghiệp đột nhiên phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn. Ví dụ ở những
bang sản xuất nông nghiệp, thời tiết xấu phá họai mùa màng, làm chi phí sản xuất lương
thực tăng. Hoặc cuộc chiến nổ ra ở vùng Vịnh làm tắc nghẽn việc vận chuyển dầu, đẩy
chi phí sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lên cao

Khi biến cố nào đó làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, đường tổng cung ngắn hạn
dịch chuyển từ AS1 đến AS2. Nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Kết quả là hiện
tượng suy thoái kèm lạm: sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá tăng từ P1
lên P2.
Trước cú sốc tổng cung ngắn hạn này thì các nhà chính sách của các nước sẽ đứng trước
2 sự lựa chọn:
Lựa chọn 1: Không làm gì cả. Trong trường hợp này, sản lượng hàng hoá và dịch vụ tiếp
tục ở mức thấp Y2 trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, tình trạng suy thoái sẽ tự hiệu
chỉnh khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh đối với chi phí sản xuất cao hơn. Ví
dụ, thời kỳ có sản lượng thấp và thất nghiệp cao gây áp lực làm cho tiền lương công nhân

giảm. Đến lượt nó, tiền lương thấp hơn làm tăng sản lượng. Theo thời gian khi mà đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển trở lại AS1, mức giá giảm và sản lượng tiến tới mức tự
3


nhiên. Trong dài hạn, nền kinh tế trở lại điểm A, nơi đường tổng cầu cắt đường tổng cung
dài hạn.
Lựa chọn 2: các nhà hoạch định chính sách - những người có khả năng ảnh hưởng đến
tổng cầu - dịch chuyển đường tổng cầu từ AD1 đến AD2. Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm
A tới C. Chính sách này có thể ngăn chặn không cho sự dịch chuyển trong cung làm giảm
sản lượng trong ngắn hạn, nhưng mức giá sẽ tăng từ P1 lên P3 và duy trì ở mức đó.

Kết luận:
-

Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát đi kèm suy thoái, tức

-

là kết hợp giữa suy thoái (sản lượng giảm) và lạm phát (mức giá tăng).
Các nhà hoạch định chính sách, những người có thể ảnh hưởng đến tổng cầu,

không thể đồng thời làm triệt tiêu cả hai ảnh hưởng bất lợi này.
2. Cú sốc cầu
Cú sốc cầu: Khi đường tổng cung có độ đốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến
tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và giá cả. Điều này thường được coi là tốn
kém và không mong muốn.Vì chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua các
chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách
này để ổn định nền kinh tế.
Sự suy giảm tổng cầu, có thể do làn sóng bi quan trong nền kinh tế gây ra, được biểu diễn

bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu từ AD1 đến AD2. Nền kinh tế chuyển
4


từ điểm A đến điểm B. Sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá giảm từ P1
xuống P2. Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù không
được biểu thị trong hình vẽ, các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra
và sản xuất bằng cách cắt giảm việc làm. Do vậy, sự bi quan khiến cho đường tổng cầu
dịch chuyển, trong một chừng mực nào đó lại chính là do tự bản thân chúng ta: nghĩa là
sự bi quan về tương lai làm cho thu nhập giảm và thất nghiệp tăng.

Trước cú sốc tổng cầu ngắn hạn này thì các nhà chính sách của các nước sẽ đứng trước 2
sự lựa chọn:
Lựa chọn 1: không làm gì, theo thời gian thì tổng cung dịch chuyển đến AS2, , và nền
kinh tế đạt tới điểm C, nơi đường tổng cầu mới cắt đường tổng cung dài hạn. Mức giá
giảm xuống P3, và sản lượng quay về mức tự nhiên Y1.
Lựa chọn 2: Các nhà hoạch định chính sách sẽ gia tăng trong chi tiêu chính phủ hay cung
ứng tiền tệ làm tăng tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mọi mức giá, làm cho đường
tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nếu các nhà hoạch định chính sách hành động kịp thời
và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự dịch chuyển ban đầu của đường tổng cầu, đẩy nó trở
về AD1 và đưa nền kinh tế về điểm A.
5


Kết luận:
-

Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu gây ra sự biến động về sản

-


lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu ảnh hưởng tới mức giá chung,
nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng.

II. Thực trạng suy thoái kinh tế Việt Nam
Do giai đoạn suy thoái của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng bắt
đầu từ năm 2008 nên chúng tôi xin được nghiên cứu thực trạng kinh tế Việt Nam từ thời
điểm bắt đầu năm 2008 và các chính sách của nhà nước được áp dụng trong giai đoạn
này.
Giai đoạn 2008 – 2010:
Về tổng cầu: Y = C + I + G + NX
Một là, xuất khẩu. Nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào xuất khẩu, thêm vào đó, thị
trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và EU (chiếm khoảng gần 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu) - là những nền kinh tế rơi vào suy thoái nặng nề nhất, nên xuất khẩu bị
thu hẹp, tác động xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam
còn phải đối mặt với những rào cản thương mại ngày càng nhiều, với các hành vi bảo hộ
thương mại ngày càng tinh vi tại các thị trường lớn để bảo hộ sản xuất nội địa.
Bốn là: mức cầu tiêu dùng trong nước thể hiện qua chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng: “Hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm
2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể,
sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với
năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%)” nguồn: tổng cục thống

Hai là, Đầu tư: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI đóng góp rất lớn vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam, khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới sụt giảm việc giải ngân

6



FDI cho các dự án sẽ chậm lại đáng kể. Đầu tư trong nước cũng gặp nhiều khó khăn do
lạm phát tăng cao trong năm 2008

Ba là, Chi tiêu chính phủ và Thuế: Vào những tháng đầu năm 2008, lạm phát tăng cao,
Chính phủ đưa ra gói giải pháp kiềm chế lạm phát, chủ trương thực hiện chính sách tiền
tệ thắt chặt
Từ đó ta thấy được năm 2008, Kinh tế Việt Nam đã chịu cú sốc lớn về tổng cầu, Tổng cầu
của nền kinh tế đã suy giảm mạnh. Qua biểu đồ tốc độ tăng GDP của Việt Nam qua các
năm ta thấy Tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã sụt giảm từ 8.46% năm 2007 xuống
6.31% năm 2008 và 5.32% năm 2009.

Bên cạnh đó, Năm 2008 Kinh tế Việt Nam và thế giới cũng gặp phải các nhân tố tác động
gây ra cú sốc tổng cung, đặc biệt là giá xăng dầu, Giá xăng tại Việt Nam đã tăng cao từ
13 nghìn/1l từ năm 2007 lên 19 nghìn/1l vào tháng 7 năm 2008, chỉ trong 8 tháng giá
xăng đã tăng 46%

7


Điều này đã gây ra cú sốc làm suy giảm tổng cung trong nền kinh tế do xăng dầu là yếu
tố đầu vào thiết yếu.
Như vậy, thời điểm này kinh tế Việt Nam gặp 2 cú sốc làm suy giảm cả tổng cung và tổng
cầu trong nền kinh tế, Tổng cầu giảm AD1  AD2, Tổng cung giảm AS1  AS2, Điểm
cân bằng của nền kinh tế chuyển từ E1  E2 Sản lượng giảm Y*  Y1, Giá cả tăng P1
 P2 ( giá cả có thể giảm nếu tổng cầu giảm mạnh hơn tổng cung, nhưng nhìn trung giai
đoạn này lạm phát của Việt Nam là dương nên chúng tôi để P tăng)
AS2
AS1


AD1
AD2

Y

P
Y*
Y1

0
E1
P2
P1

E2

8


Giải pháp của chính phủ trong giai đoạn này:
1- Về chính sách tài chính tiền tệ
Về chính sách tiền tệ, đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND và hạ lãi suất cơ bản. Đây là
những chính sách cần thiết để góp phần vừa giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp vừa
giúp cải thiện cán cân ngoại thương.
Trước xu hướng tăng chậm lại của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt -0,19% trong tháng 10 và
-0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay,
duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã ba lần giảm các loại lãi suất chỉ đạo như lãi suất cơ bản
giảm từ 14%-13%-12%-11%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%-14%-13%-12%/năm, lãi suất chiết
khấu từ 13%-12%-11%-10%/năm.


Đồng thời, cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với doanh nghiệp cho đến hết năm
2009. Bản chất của việc bù 4% lãi suất là sử dụng công cụ tài khóa để thực hiện chính
sách tiền tệ. Số tiền bù chênh lệch lãi suất được lấy từ ngân sách, được Ngân hàng Nhà
nước triển khai thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Trong chính sách này, ngân
hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp để
thực hiện việc hỗ trợ lãi suất.
2 – Về chính sách tài khóa
Chính phủ đã thực hiện các chính sách thúc đẩy đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập
trung, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi và vốn của doanh nghiệp,…
Tập trung một khối lượng lớn trái phiếu chính phủ để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao
thông, thủy lợi, giáo dục, y tế,… Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục thực hiện
7.700 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ chưa thực hiện hết năm 2008; ủy quyền cho Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thông báo vốn trái phiếu chính phủ năm 2009 là 36.000 tỉ đồng cho các
bộ, ngành và địa phương; tổng hợp báo cáo trình Quốc hội xin phát hành thêm trong năm
9


2009 khoảng 11.500 tỉ – 20.000 tỉ đồng; đồng thời đã phát hành trái phiếu chính phủ bằng
ngoại tệ đợt 1 là 300 triệu USD trên thị trường vốn trong nước.
Chính phủ đã cho phép giảm, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của
quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 để hỗ trợ các
doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng
đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng
từ thanh toán qua ngân hàng; giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không phải chịu thuế
nhập khẩu trong gia công hàng hóa xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất
khẩu.
Để hỗ trợ sản xuất trong nước, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với phôi

thép từ 2% lên 5%; thép xây dựng từ 8% lên 12%; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối
với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như nguyên liệu để sản xuất thuốc
kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng hợp; một số loại linh kiện, phụ tùng điện tử; nguyên liệu
nhựa, nguyên vật liệu xây dựng… đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm thuế đối với 8
nhóm thuốc chữa bệnh để góp phần bình ổn thị trường, giảm giá thuốc (từ các mức 2%,
5% và 8% xuống 0%).
Kích cầu tiêu dùng: Nhằm kích thích tăng trưởng, phòng ngừa suy giảm kinh tế, Chính
phủ đã sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong phạm vi của chính sách tài khóa,
kích thích tiêu dùng nội địa là một biện pháp quan trọng hàng đầu. Điều này sẽ giải tỏa
trực tiếp khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đó là sự sụt giảm
nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Phát triển thị trường nội địa là một giải pháp được
nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện
nay. Để tăng sức mua trong nước, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với
19 nhóm mặt hàng và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009.
Nhờ những chính sách kích cầu và tăng cung như đã thực hiện năm 2008 – 2009 nên kinh
tế Việt Nam đã phần nào khởi sắc trở lại vào năm 2010
10


Điểm cân bằng chuyển từ E2  E3, Tổng cung tăng AS2 AS3, Tổng cầu tăng
AD2AD3, Sản lượng tăng Y1  Y2, Giá chung tăng P2P3

Sơ đồ mô tả kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010
AS2
AS3

AD3
AD2

Y


P
Y*
Y1

0
E3
P2
P3
Y2

Kết Luận: Các giải pháp của chính phủ đưa ra trong giai đoạn này đã giúp cho nền kinh
tế tăng trưởng trở lại đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên đánh đổi lại là
một lượng tiền lớn được bơm ra thị trường khiến áp lực lên lạm phát tăng cao trở lại.

11


12


13


14


15




×