Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG TRÊN LÁ VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHUẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ VỚI KINH DOANH TẠI ĐĂC LẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.13 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN VĂN SANH





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG
TRÊN LÁ VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO
CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ VỐI KINH
DOANH TẠI DAK LAK




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI - 2009

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





Người hướng dẫn khoa học:
1. GS TS. Hoàng Minh Tấn
2. PGS TS. Vũ Quang Sáng




Phản biện 1: GS TS. Bùi Đình Dinh
Hội Khoa học đất
Phản biện 2: PGS TS. Vũ Mạnh Hải
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Hoàng Thanh Tiệm
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên






Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại:
Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30 ngày 15 tháng 5 năm 2009.









Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện Trường Đại họ
c Tây Nguyên



ii


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Sanh và CTV(1991), "Trạng thái dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê vối

(Coffea canephora robusta) đầu mùa mưa 1990 ở vùng xung quanh Thị xã
Buôn Ma Thuột có năng suất > 3 tấn nhân/ha", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật,
Trường Đại học Tây Nguyên 3/1991, trang 25 - 29.
2. Nguyễn Văn Sanh (1997), "Chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón cho cà phê
vối kinh doanh tại Dak Lak", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 20 năm
thành lập Trường Đại học Tây Nguyên, trang 52 - 58.
3. Nguyễn Văn Sanh (2000), "Ứng dụng chế phẩm sinh học WEHG
để cải tạo bồi
dưỡng và nâng cao năng suất cà phê tại Dak Lak", Tập san Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, số 3/2000, Kỷ
niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, trang 121-
123
4. Nguyễn Văn Sanh, Hoàng Minh Tấn (2004), "So sánh hiệu lực của các loại phân
bón: phân khoáng, phân phức hợp, phân sinh học đến năng suất cà phê vối kinh
doanh tại Dak Lak", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệ
p, Trường Đại học
Nông nghiệp I - Hà Nội, tập II, số 3/2004, trang 181 - 184.
5. Nguyễn Văn Sanh và CTV (2006), "Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón cho cà
phê vối Dak Lak", Tạp chí Khoa học đất, số 26/2006, Số đặc biệt chào mừng
Đại hội lần thứ 4 Hội Khoa học Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội, trang 51 - 57.
6. Nguyễn Văn Sanh (2007),"Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cà phê
vối kinh doanh tại Dak Lak" Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Tây Nguyên,
số 1/2007, trang 104 - 109.









1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê cung cấp loại thức uống nóng được nhân loại ưa thích, ngày nay hầu như
không có nhân dân của một Quốc gia nào là không dùng cà phê. Nhu cầu tiêu thụ ngày một
tăng nên cây cà phê được xác định là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Ở Dak Lak, sau ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha nhưng đến nay (2007)
diện tích cà phê đã ổn định đến 169.345 ha với sản lượng hàng năm đạt kho
ảng 330.000 tấn
nhân, kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Nhờ cà phê mà đời sống của người dân trồng cà phê từng bước được đổi mới. Song
không phải thế mà không chấp nhận thực tế: quy luật thị trường chi phối cũng làm cho
người trồng cà phê ít vốn lao đao khốn khổ. Rõ ràng vốn ít, đầu tư thấp, năng suất thấp, thu
nhập kém là
điều không tránh khỏi, nhưng cũng phải thừa nhận rằng trên cùng một loại đất
với cùng một giống năng suất cà phê phụ thuộc rất lớn vào phân bón và năng lực tay nghề
của người quản lý chăm sóc. Hơn nữa, khi cà phê đạt được năng suất cao thì dinh dưỡng bị
mất đi thông qua sản phẩm càng lớn, cân bằng dinh dưỡng trong cây trở nên không phù hợp,
cần phải nghiên cứu nhu cầ
u dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu
năng suất cao, độ phì đất không giảm sút mà còn mang lại hiệu quả kinh tế nữa. Để làm
được điều đó thì phải kiểm soát và phát hiện sớm những việc thừa, thiếu các nguyên tố dinh
dưỡng trong lá trước khi chúng thể hiện ra triệu chứng bên ngoài nên Sylvain đã nhấn
mạnh: 'vấn đề chẩn đoán dinh dưỡng trên lá cà phê là cơ sở
khoa học để đưa ra công thức

phân bón hợp lý'. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành:"Nghiên cứu
xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn
đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Dak Lak”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng sử dụng phân bón cho cà phê vối kinh doanh của người dân
Dak Lak phân tích các mối quan hệ của hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong
đất, trong lá với năng suất cà phê để
xây dựng một thang dinh dưỡng các nguyên tố khoáng
(N, P, K) trong lá cà phê vối kinh doanh trước khi bón phân, làm cơ sở cho việc điều chỉnh lượng
phân bón theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá đối với cà phê vối kinh doanh ở Dak Lak.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan
của các nguyên tố khoáng N, P, K, Ca, Mg trong đất, trong lá với năng suất cà phê vối và là
cơ sở khoa họ
c cho phép thông qua phân tích lá để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên
lá và đánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cà phê;

2
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy
và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá;
+ Thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, P, K trong lá cà phê vối
kinh doanh tại Dak Lak là cơ sở cho việc nghiên cứu để đề xuất một biện pháp bón phân
tiên tiến cho cà phê vối, đó là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá. Biện
pháp này cho phép đánh giá tình hình dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn, khi
ến người
sản xuất có thể bón phân đúng lúc và sát với yêu cầu của cây, vừa sử dụng tiết kiệm phân bón
mà không gây ô nhiễm môi trường, vừa nâng cao năng suất mà giảm chi phí sản xuất khiến
cho giá thành sản phẩm hạ thấp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu này chỉ giới hạn trên phạm vi cà phê vối kinh doanh ở độ tuổi 10 - 15

trồng trên đấ
t nâu đỏ basalt của Dak Lak;
- Đây là đề tài rất phức tạp và chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, nên
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu hướng tới việc đưa ra một thang dinh dưỡng của các
nguyên tố khoáng N, P, K trong lá cà phê trước khi bón phân vào đầu mùa mưa để làm cơ
sở cho các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này nên chưa đưa ra được các ứng dụng cụ thể
của thang dinh dưỡng này. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp tụ
c theo hướng này để có thể
hoàn chỉnh được phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cà phê;
- Việc thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá theo DRIS (Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems) để bón phân cho cà phê cũng chỉ bước đầu thực hiện ở
công ty cà phê Thắng Lợi, Êa Pok đại diện cho các vùng trồng cà phê vối của Dak Lak.
5. Những đóng góp mới của luận án
+ Đã xây dựng được thang dinh dưỡng các nguyên tố khoáng trong lá cà phê vối Dak
Lak vào đầu mùa mưa một cách hoàn chỉnh từ rất thi
ếu, thiếu, trung bình, tối ưu, thừa, làm
tiền đề cho việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá;
+ Lần đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp DRIS (N/P, P/K, N/K) để chẩn
đoán dinh dưỡng, đề xuất và kiểm nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê;
+ Bước đầu đã thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trong lá để điều chỉnh lượng phân
bón theo DRIS cho 2 công ty cà phê Thắng Lợi và Êa Pok đạt kết quả tốt.
6. Bố c
ục của luận án
Luận án gồm 123 trang (không kể tài liệu tham khảo, phụ lục). Mở đầu 4 trang;
Chương 1: Tổng quan tài liệu 34 trang; Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp
nghiên cứu 11 trang; Chương 3: Kết quả và thảo luận 75 trang; Kết luận và đề nghị 3 trang.
Luận án có 24 bảng biểu số liệu, 17 hình vẽ đồ thị, 8 hình ảnh và tham khảo 99 tài liệu trong
& ngoài nước.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vai trò cây cà phê đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Thập niên 90 của thế kỷ XX cà phê Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt cả về diện
tích lẫn sản lượng. Thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình với trên 600.000 lao động thường
xuyên, vào mùa thu hoạch số lao động cần huy động lên tới 800.000 người chiếm 1,83% tổng
lao động của cả nước và 2,93% tổng lao động nông nghiệp. Những nă
m gần đây kim ngạch
xuất khẩu cà phê đạt hơn 2 tỷ USD (2008) góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.

1.2 Những nghiên cứu đất trồng và phân bón cho cà phê
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng cà phê có thể trồng trên các loại đất phát triển trên
các loại đá mẹ khác nhau: Đá basalt, đá granit, đá vôi, đá phiến sét... Bernhard Rothfos, B.
R. (1970)[79], Raju, T., Thomas, M. R., Ganesh, K. A. (1982)[96], Đoàn Triệu Nhạn
(1990)[38], Coste, R. (1992)[84] mang lại hiệu quả khác nhau. Tuy có thể tr
ồng trên các
loại đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất nâu đỏ basalt (Rhodic Ferralsols) (Trương
Hồng, 1999)[20]. Wrigley, G.(1988)[99] cho rằng cà phê ưa đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng,
độ chua thấp, tổng lượng P
2
O
5
ít quan trọng nhưng lại là yếu tố cần thiết đặc biệt cho giai
đoạn ra hoa. Anonymous (1991) [73], Krishna Murthy Rao (1985) [92] cùng đưa ra một số
chỉ tiêu đất trồng cà phê như sau:
Tầng đất pH
KCl
Mùn% N% C/N P

2
O
5
% K
2
O%
> 70cm 4,5 - 5,5 > 2 0,15 - 0,20 12 0,10 - 0,15 0,10 - 0,15
Theo Nguyễn Sỹ Nghị (1982) [37] tiêu chuẩn của đất để trồng được cà phê cho năng
suất bình thường phải nằm trong giới hạn sau: N% = 0,15 - 0,20%, P
2
O
5
%= 0,08 - 0,10%,
K
2
O% = 0,10 - 0,15%, hàm lượng mùn tối thiểu là 2%. Theo Trương Hồng, Tôn Nữ Tuấn
Nam và CTV (1996)[19] tỷ lệ NPK 1:0,3:0,91 đạt năng suất cao nhất, nhưng Phan Kim
Hồng Phúc (2000) [42] cho rằng cây cà phê cần dùng lượng N và K gấp ba lần so với lượng
P. Vì vậy, phân hỗn hợp NPK phải được sản xuất theo tỷ lệ 1 : 0,3 : 1 là hợp lý hơn cả. Tôn
Nữ Tuấn Nam (1993)[32] tiến hành cân đối P trên nền NK (N
0
= 0, N
1
= 150, N
2
= 300 kg
N/ha; K
0
= 0, K
1

= 150, K
2
= 300 kg K
2
O/ha) kết quả cho thấy trên nền N
0
K
0
có bón lân tăng
từ 0 đến 200 kg P
2
O
5
/ha năng suất không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức,
thậm chí ở mức lân cao nhất 200 kg P
2
O
5
/ha còn làm giảm năng suất so với không bón và
bón 100 kg P
2
O
5
/ha. Khi nghiên cứu cân đối NPK với năng suất và phẩm chất cà phê vối
Dak Lak Trình Công Tư (2000) [67] cho rằng trên nền PK (P
1
= 100, P
2
= 150, P
3

= 200 kg
P
2
O
5
/ha; K
1
= 200, K
2
= 300, K
3
= 400 kg K
2
O/ha) bón N từ 200 đến 400 kg N/ha có làm

4
thay đổi năng suất cà phê khá rõ, tương quan giữa các nguyên tố cho thấy bón N cao trên
nền P và K cao mới làm tăng năng suất cà phê. Còn trên nền P và K thấp có bón tăng N
cũng không làm thay đổi năng suất cà phê.

1.3 Những nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá đã được áp
dụng từ lâu. Năm 1957, Chaverri ở Costa Rica (dẫn qua Đoàn Triệu Nhạn,1984 [39]) cho
rằng hàm lượng N thích hợp trong lá
đầu mùa mưa là 3,0%, vượt quá giới hạn này được
xem là thừa N. Hàm lượng P trong lá biến thiên từ 0,12 đến 0,14% là thích hợp. Về K từ 1,5
đến 2,5% được xem là mức độ thích hợp nhất cho cà phê ở Costa Rica. Về Ca, hàm lượng
thích hợp lớn hơn 1,5%. Loue, A. (1958)[93] đưa ra giá trị dinh dưỡng ở cặp lá thứ 3 như
sau: 1,5-1,8% thiếu N nghiêm trọng, từ 2,5-2,8% thiếu ít, từ 2,8-3,0% cần bón ít, từ

3,0-3,3% có thể thừa N. Forestier (1966) [88] đưa ra ngưỡng tối thích cho cà phê vối là
N = 3,05%, P = 0,13-0,14%, K = 1,8-2,0%, Mg = 0,35%, N/P >18 là có triệu ch
ứng thiếu P.
Năm 1967, Benac, R. [77] nghiên cứu nhu cầu các nguyên tố đa lượng trong cây cà phê ở
vùng Bamoun thuộc Cameroon giới hạn tối thích và cân đối cho cà phê Bamoun là: N = 2,8 -
3,3%, P = 0,12 - 0,15%, K = 1,5 - 2,5%, Mg = 0,30 - 0,36%, Ca = 1,4 - 1,6%, N/P = 12,6 - 16,5.
Beaufils, E.R. (1973)[78] đưa ra phương pháp DRIS (Diagnosis and Recommendation
Integrated Systems) hệ thống kết hợp chẩn đoán và đề xuất, sau đó hàng loạt các công trình dựa
theo phương pháp này được ra đời như của Jones, C.A.(1981)[91], Malavolta, E. (1990)[94],
Bataglia, O.C.; Santos, W.R.; Quaggio, J.A.(2001)[75], Bataglia, O.C.; Santos, W.R.; Quaggio,
J.A.(2004)[74].
1.3.2 Trong nước
Tình hình nghiên cứu cũng như kết quả đạt được còn nhiều bất cập, r
ời rạc và chưa
hệ thống. Đoàn Triệu Nhạn (1984)[39] khởi xướng việc chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê
vối Tây nguyên ông đưa ra giá trị ban đầu như sau: N = 2,7-3,0%, P = 0,11-0,13%, K = 2,0-
2,2%, Ca = 1,4-1,6%, Mg = 0,33-0,35%. Từ năm 1986-1990, Nguyễn Tri Chiêm (1994)[9]
đưa ra giá trị thích hợp là N = 2,8-3,5%, P = 0,11-0,15%, K = 1,6-1,8%, Ca = 1,2-1,6%,
Mg = 0,25-0,35%. Trương Hồng và cộng sự (2000)[22] nghiên cứu trên các vườn cà phê có
năng suất > 5 tấn nhân/ha và xác định phạm vi dinh dưỡng thích hợp như sau: N = 3,07-
3,21%, P = 0,121-0,127%, K = 1,82-2,02%, Ca = 0,80-0,90%, Mg = 0,45-0,53%.
Như vậy, nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và
ứng dụng bón
phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay
nên nghiên cứu theo hướng này không những có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà còn là
động lực để thúc đẩy sản xuất cà phê Dak Lak phát triển.

5

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng
Cây cà phê vối Coffea canephora var. robusta ở độ tuổi 10 - 15 trồng trên đất nâu đỏ
basalt FRr (Rhodic Ferralsols) của Dak Lak.
2.2 Nội dung
+ Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng phân bón của nhân dân trồng cà phê ở Dak Lak;
+ Nghiên cứu chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cà phê vối kinh doanh Dak
Lak;
+ Bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cà phê vối
kinh doanh tại Dak Lak:
- Thử nghiệm 1: Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng trên lá để điều
chỉ
nh lượng phân bón cho cà phê vối kinh doanh ở Công ty cà phê Thắng Lợi, Dak Lak;
- Thử nghiệm 2: Hiệu quả của việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh
dưỡng kết hợp phân hữu cơ sinh học cho cà phê ở Công ty cà phê Êa Pok, Dak Lak.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón và năng suất cà phê vối
Dak Lak: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal);
+ Phương pháp tính hiệu quả đầu tư phân bón: FIE = GR - (TVC1+ TVCf)/TVCf;
VCR = VY/CF
+ Phương pháp l
ấy mẫu và phân tích đất, lá theo quy trình phổ biến hiện hành;
+ Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cà phê theo giá trị trung
bình x = ∑ x
i
/ n và độ lệch chuẩn δ = ∑(x
-
x)
2

Rất thiếu: < x - 2δ,
Thiếu:x - 2δ → x - δ, n(n-1) Trung bình:x - δ → x + δ
Tối ưu: x + δ → x + 2δ, Thừa > x + 2δ;

+ Phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá theo DRIS (Diagnosis and
Recommendation Integrated Systems);
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Cả 2 thử nghiệm đều bố trí theo khối ngẫu nhiên
đầy đủ (Randomized complete block design) gồm 4 công thức (1 công thức gồm 9 cây cà
phê), 3 lần nhắc, 12 ô cơ sở, tổng diện tích cho 1 thử nghiệm là 2700m
2
;
+ Phương pháp xử lý số liệu: Statgraphic và Microsoft Excel.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón cho cà phê vối Dak Lak
3.1.1 Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê vối Dak Lak
Kết quả điều tra 86 hộ trồng cà phê trên 3 huyện Krông Ana, Êa Kar, Buôn Đôn
(bảng 3.1) các hộ sử dụng phân bón rất tuỳ tiện, thiếu hiểu biết, nhiều hộ chỉ sử dụng phân

6
đơn nhưng không đủ 3 loại phân N, P, K có hộ vừa sử dụng phân đơn vừa sử dụng phân
phức hợp nhưng tỷ lệ NPK không thích hợp, đặc biệt có đến 78% số hộ bón phân phức hợp
NPK 16-16-8. Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất là 48kg đến cao nhất 2102,2 kgN/ha, lượng
phân lân đầu tư thấp nhất 6 kg đến cao nhất 283,2 kg P
2
O
5
/ha, lượng phân kali đầu tư thấp

nhất 26,4 kg đến cao nhất 840 kg K
2
O/ha. Như vậy đầu tư lượng phân ở mức thấp thì quá
thiếu, ở mức cao lại vượt quá xa so với quy trình[28], cá biệt tổng lượng phân thương phẩm
cao nhất lên tới 5284 kg/ha. Trong 86 hộ điều tra chỉ có 22% số hộ bón phân cân đối, tỷ lệ
thích hợp, hiệu quả cao.
Bảng 3.1 Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê của 3 huyện Krông Ana,
Êa Kar, Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak (2002-2003) (trích một số hộ đạ
i diện)
stt Họ và tên kg nguyên chất/ha Tỷ lệ phân hữu cơ Năng suất
N P
2
O
5
K
2
O NPK tấn/ha tấn nhân/ha
2. Nguyễn Văn Hòa 384 384 192 1. 1.0,5 20 6,0
5. Nguyễn Cảnh Hải 493 177 260 1. 0,35.0,53 15 5,7
11. Đặng Ngọc Nhân 460 460 230 1. 1.0,5 18 5,0
19. Nguyễn Thị Liên 328 128 343 1. 0,39.1,05 10 4,4
28. Y Mi Niê 416 252 216 1. 0,61.0,52 14 4,0
33. Hồ Đăng Khoa 390 294 100 1. 0,75.0,26 12 3,8
36. Đặng Văn Ngọc 304 120 360 1. 0,39.1,18 - 3,6
39. Bùi Quang Trung 753 753 376 1. 1.0,5 - 3,5
41. Lê Văn Tâm 350 230 340 1. 0,6.0,86 10 3,3
48. Hồ Thị Tuyền 285 240 120 1. 0,26.0,78 - 3,0
52. Đinh Sỹ Phu 228 228 114 1. 1.0,5 - 2,9
56. Đào Thị Nhung 345 125 450 1. 0,36.1,30 - 2,8
59. Lê Thị Hồng 200 200 100 1. 1.0,5 - 2,8

63. Đào Song 143 75 128 1. 0,52.0,89 - 2,5
68. Nguyễn Thị Hiên 230 230 280 1. 0,98.1,19 - 2,2
72. Trần Thị Hường 138 30 240 1. 0,22.1,74 - 2,2
74. Nguyễn Thị Loan 207 75 240 1. 0,38.1,16 - 2,0
76. Huỳnh Đức 123 104 146 1. 0,84.1,19 - 1,8
79. Nguyễn Văn Lự 206 122 61 1. 0,59.0,03 - 1,7
86. Lê Vĩnh Lâm 164 122 256 1. 0,74.1,56 - 1,1
3.1.2 Thực trạng bón phân theo tỷ lệ N:P:K và năng suất cà phê vối Dak Lak
Theo số liệu ở bảng 3.1 người dân trồng cà phê ở Dak Lak bón phân tùy tiện không
tuân thủ theo quy trình nên chúng tôi tìm thấy không có hộ nào bón phân theo tỷ lệ NPK thích
hợp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo, cũng không thấy có tỷ lệ NPK nào chiếm đại đa số
mà hoàn toàn bón phân một cách tùy tiện nên tỷ lệ NPK được phân bố
rãi rác theo các tỷ lệ
1: 0,74 : 1,56; 1: 0,21 : 0,73; 1: 0,36 : 0,53; 1: 0,81 : 0,41; 1: 0,59 : 0,99 và 1: 1 : 0,50 trong đó
bón phân theo tỷ lệ 1: 0,74 : 1,56 đạt năng suất thấp nhất 1,1 tấn nhân/ha nhưng bón phân theo

7
tỷ lệ 1: 1 : 0,50 đạt năng suất cao nhất 6 tấn nhân/ha. Song nếu chỉ bón phân khoáng với mức
đầu tư thấp không kết hợp phân hữu cơ nhưng theo tỷ lệ 1: 0,3 : 1 thì vẫn đạt được năng suất
từ 2,9 - 4,4 tấn nhân/ha điều đó cho thấy đầu tư cân đối tỷ lệ NPK có tầm quan trọng trong
việc đáp ứng yêu cầu của cây cà phê tạo ra năng suất và hạ giá thành sản ph
ẩm.
3.1.3 Phân hữu cơ và năng suất cà phê vối Dak Lak
Theo số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
+ Ở huyện Krông Ana nông dân bón lượng phân vô cơ rất cao và tỷ lệ NPK cũng
không thích hợp nhưng năng suất đạt khá cao từ 3,2 - 6,0 tấn nhân/ha là do 100 % các hộ
trồng cà phê của huyện Krông Ana có bón phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ từ 10 - 20
tấn phân hữu cơ/ha. Trong đó để đạt năng suất 6,0 tấn nhân/ha các hộ
đã bón kết hợp với
phân hữu cơ từ 17 - 20 tấn/ha, để đạt được năng suất 5,0 - 5,7 tấn nhân/ha thì các hộ đã bón

kết hợp với phân hữu cơ từ 13 - 19 tấn /ha, để đạt được năng suất từ 3,2 - 4,6 tấn nhân/ha
các hộ đã bón kết hợp với phân hữu cơ từ 10 - 20 tấn. Đáng chú ý nhất là khả năng tiết kiệm
phân vô cơ khá lớn như h
ộ Nguyễn Văn Hòa để đạt được 6,0 tấn nhân/ha hộ này đã bón
2400 kg phân NPK + 20 tấn phân hữu cơ, trong khi hộ Đặng Ngọc Nhân để đạt được năng
suất 5,0 tấn nhân/ha hộ này đã bón 2875 kg phân NPK + 18 tấn phân hữu cơ.
+ Ở huyện Êa Kar năng suất cà phê thấp nhưng chênh lệch nhau khá lớn, năng suất
thấp nhất chỉ có 1,1 tấn nhân/ha nhưng cao nhất lên tới 5,7 tấn nhân/ha. Sở dĩ có tình trạng
này là do lượ
ng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có 2/30 hộ được điều tra là có
bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Hộ Bùi Quang Trung bón lượng phân hóa học cao
nhất đến 4705 kg phân NPK nhưng không có kết hợp với phân hữu cơ nên năng suất cũng
chỉ đạt 3,5 tấn nhân/ha. Trong khi để đạt được năng suất 3,3 tấn nhân/ha hộ Lê Văn Tâm chỉ
cần bón 2700 kg phân NPK kết hợp với 10 tấn phân hữu cơ
. Rõ ràng khi bón phân cho cà
phê có kết hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả
của phân hóa học khá cao. Vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Êa Kar coi
trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ rất ít.
+ Ở huyện Buôn Đôn lượng phân hóa học được bón cho cà phê tương đối thấp so với
2 huyện trên và tỷ lệ NPK c
ũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được từ 1,3 - 4,1 tấn
nhân/ha. Phần lớn các hộ trồng cà phê huyện Buôn Đôn bón phân không có kết hợp phân
hóa học với phân hữu cơ, chỉ có 6 hộ bón kết hợp phân hữu cơ với số lượng thấp đều < 5,5
tấn phân hữu cơ/ha nhưng vẫn đạt được năng suất khá cao từ 2,9 - 4,1 tấn nhân/ha, các hộ
còn lại không bón kết hợp vớ
i phân hữu cơ chỉ đạt được năng suất từ 1,3 - 3,3 tấn nhân/ha.
Nếu bón cùng tỷ lệ NPK 1 : 1 : 0,5 nhưng năng suất chênh nhau khá lớn giữa có và không
có kết hợp bón phân hữu cơ như hộ Đinh Sĩ Phu bón theo tỷ lệ 1 : 1 : 0,5 không kết hợp
phân hữu cơ thì đạt được năng suất 2,9 tấn nhân/ha nhưng hộ Đinh Viết Hải cũng bón theo
tỷ lệ 1 : 1 : 0,5 có kết hợp 4,4 tấn phân hữu c

ơ thì đạt được năng suất 4,1 tấn nhân/ha. Cùng

×