Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.71 KB, 73 trang )

Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

MỤC LỤC

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ cạnh tranh, đấu thầu đã trở nên quen thuộc trong những năm
gần đây ở Việt Nam mặc dù nó đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Trước đây khi
nền kinh tế Việt Nam còn trong chế độ bao cấp, người bán chỉ sản xuất và bán
những gì mình có và khơng quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó người
mua khơng có quyền lựa chọn cho mình những hàng hóa phù hợp. Chỉ đến khi
nền kinh tế chuyển dần sang hướng thị trường thì tính cạnh tranh xuất hiện,
khái niệm về cạnh tranh, đấu thầu cũng dần dần được hình thành và được chấp
nhận như một tất yếu. Trong lĩnh vực xây dựng hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho
chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất những u cầu của mình,
nhờ đó họ có được những cơng trình có chất lượng cao, giá cả hợp lý tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên thực tiễn công tác đấu thầu,
cạnh tranh ở nước ta cũng tồn tại nhiều hạn chế ở cả tầm vĩ mơ và tầm vi mơ,
chính vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
luôn giành được sự quan tâm hàng đầu của nhà nước và các doanh nghiệp xây
dựng. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong
xây dựng có một vai trị hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự


thành công và phát triển của ngành xây dựng nói chung và các doanh nghiệp
xây dựng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm 4 – Lớp QLKT 2 -K21
đã chọn đề tài "Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở
Việt Nam? Áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng Việt Nam" làm chuyên đề
môn học Quản lý nhà nước về kinh tế.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản cơng tác quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh
vực xây dựng; đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng, qua
đó tìm ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

1


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

thầu xây dựng ở Việt Nam nói chung và tại Cơng ty cổ phần xây dựng Việt
Nam nói riêng. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và của
Công ty cổ phần xây dựng Việt Nam trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những
vấn đề quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và
cụ thể là tại Công ty cổ phần xây dựng Việt Nam. Về mặt thời gian, đề tài khảo
sát hoạt động quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng tại Công
ty cổ phần xây dựng Việt Nam trong một số năm gần đây.
3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng, các
nhân tố ảnh hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý
về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng của doanh nghiệp, cụ thể là
Công ty cổ phần xây dựng Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
– Lênin;
- Phương pháp phân tích thực chứng trên cơ sở bám sát quan điểm của
Đảng, Nhà nước để tiếp cận và giải quyết vấn đề;
- Bên cạnh đó chúng tơi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
khoa học khác như: khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội
học, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp...
5. Đóng góp mới của đề tài
- Trên cơ sở nhận thức về tính cần thiết của quản lý về cạnh tranh đấu
thầu trong xây dựng, để phân tích, làm rõ thực trạng quản lý về cạnh tranh đấu
thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh
tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng; có liên hệ cụ thể của Công ty cổ phần
xây dựng Việt Nam.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

2


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

6. Cấu trúc của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, chuyên đề có kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh
vực xây dựng
Chương II: Thực trạng công tác quản lý về canh tranh đấu thầu trong
lĩnh vực xây dựng
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
Chương IV: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty
cổ phần xây dựng Việt Nam

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

3


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU
THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
I. Nhận thức chung về đấu thầu, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt
Nam
1. Khái niệm đấu thầu, đấu thầu xây dựng
“Đấu thầu”: thuật ngữ này đã được xuất hiện trên thế giới từ rất lâu
nhưng nó mới tồn tại ở nước ta hơn hai chục năm nay bởi nó chỉ xuất hiện
trong nền kinh tế thị trường. Theo quy định hiện nay của nước ta: “Đấu thầu đó
là q trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời
thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án,

chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là tổ
chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây
dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn,
nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư, nhà cung cấp trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa”.
Bên cạnh đó đấu thầu cịn được hiểu là q trình thực hiện một hoạt động
mua bán đặc biệt nào đó mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp những bản
chào hàng cho một cơng trình, dịch vụ hoặc một hàng hóa cần mua nào đó trên
cơ sở những bản chào hàng, bên mua sẽ lựa chọn cho mình một hoặc nhiều bên
bán tốt nhất và phù hợp với mình nhất. Đấu thầu giúp cho bên mua mua được
dịch vụ, cơng trình hay hàng hóa mình cần một cách tốt nhất, sử dụng ngân quỹ
của mình một cách hiệu quả nhất.
- Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thực
hiện những cơng việc có liên quan tới q trình tư vấn, xây dựng, mua sắm
thiết bị và lắp đặt các cơng trình, hạng mục cơng trình xây dựng... nhằm đảm
bảo tính hiệu quả kinh tế, các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đấu thầu xây dựng là
phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

4


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

2. Đặc điểm đấu thầu xây dựng
Thứ nhất, về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng là

một trong những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiện
những công việc như: tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm trang
thiết bị... cho các cơng trình, hạng mục cơng trình xây dựng. Xét về thực chất,
đây là một hoạt động mua bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thể
hiện qua quá trình thực hiện của chủ thể tham gia. Thực chất đây là hoạt động
cạnh tranh xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh
tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các
nhà thầu với nhau. Trong quá trình tham gia đấu thầu có nhiều chủ thể khác
nhau như: chủ đầu tư (bên mời thầu) và các doanh nghiệp xây dựng có khả
năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Các bên tham gia đấu thầu phải đảm bảo
tuân thủ qui định của pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu. Đối với chủ đầu
tư, phải là đơn vị có đủ năng lực về tài chính, có khả năng tổ chức thực hiện và
quản lý dự án. Về phía các nhà thầu, đối với nhà thầu trong nước thì phải đáp
ứng đủ các điều kiện: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép
kinh doanh và thực hiện đúng theo đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh
doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có quyết định thành lập
(đối với các đơn vị khơng có đăng ký kinh doanh) do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp và thực hiện theo đúng quyết định thành lập. Đối với nhà thầu
là tổ chức nước ngoài thì phải có đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có
thẩm quyền của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch cấp. Đối với nhà thầu là cá
nhân thì: 1) Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên; 2) Có hộ khẩu thường trú tại
Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp; 3) Có đăng ký hoạt động hợp pháp
hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp và thực
hiện đúng theo đăng ký hoạt động hoặc chứng chỉ chuyên môn; 4) Khơng ở
trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chờ
chấp hành các hình phạt của tòa án các cấp. Mặt khác, các nhà thầu phải đảm

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

5



Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

bảo sự độc lập về tài chính, theo đó, nhà thầu phải là đơn vị hạch tốn kinh tế
độc lập; khơng có cùng lợi ích kinh tế với các tổ chức và cá nhân liên quan.
Thứ hai, về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng. Hàng hóa
tham gia đấu thầu xây dựng là hàng hóa đặc biệt, đó là các dự án xây lắp, các
dự án cung ứng hàng hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư… Các
nhà thầu thực hiện việc cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh,
đó là: đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế; đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị;
đấu thầu xây lắp; đấu thầu thực hiện lựa chọn đối tác thực hiện dự án... Hàng
hóa lúc đầu đem ra thị trường chưa được định giá một cách cụ thể, dựa trên các
thông số yêu cầu về điều kiện kinh tế - kỹ thuật của dự án, doanh nghiệp và nhà
đầu tư thông qua hình thức đấu thầu để xác định giá cả cụ thể của hàng hóa và
các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và điều kiện thực hiện để hoàn tất việc mua bán.
Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án) với người bán (nhà thầu) và
giữa các nhà thầu với nhau nhằm bán được sản phẩm của mình. Thơng qua
cạnh tranh đấu thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của hàng hóa đem ra bán đây
cũng chính là giá dự tốn của cơng trình.
Thứ ba, về phương thức tổ chức đấu thầu, theo qui định của pháp luật có
ba phương thức đấu thầu cơ bản mà chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn tổ chức
đấu thầu, đó là: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai
giai đoạn.
+ Đấu thầu một túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua
sắm và xây lắp.
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ

thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi
hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được chủ dự án xem xét trước. Theo đó, những hồ sơ
sau khi đánh giá đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ
đề xuất về giá để xem xét tiếp. Phương thức này trong lĩnh vực xây dựng
thường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

6


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

Thứ tư, về hình thức tổ chức đấu thầu. Tùy theo từng dự án cụ thể, việc
đấu thầu xây dựng được tổ chức theo hai hình thức cơ bản qui định tại Nghị
định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, đó là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn
chế.
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng phổ biến trong
đấu thầu. Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu về các điều kiện kỹ
thuật, thời gian dự thầu ...
+ Đấu thầu hạn chế, là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu.
Trong trường hợp khơng có đủ 5 nhà thầu tham dự, bên mời thầu phải báo cáo
chủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trên cơ sở của bên
mời thầu về kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu một cách khách quan và
công bằng, chủ dự án sẽ quyết định danh sách nhà thầu tham dự đấu thầu. Đấu

thầu hạn chế chỉ áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tổ chức đấu thầu hạn chế;
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Thứ năm, về nguyên tắc đấu thầu. Khác với các hình thức mua bán hàng
hóa khác, đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù, đó
là: ngun tắc cơng bằng, bí mật, cơng khai, có đủ năng lực và trình độ, và đảm
bảo cơ sở pháp lý.
II. Cạnh tranh trong đấu thầu trong xây dựng và đặc điểm của cạnh tranh
đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
1. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh có nghĩa là "cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình
giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.
Trong kinh doanh, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

7


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm ưu thế trên cùng một đối tượng khách
hàng, sản phẩm ... nhằm giành thắng lợi về phía mình.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là sự cố
gắng giành được quyền thực hiện các dự án thông qua gọi thầu với điều kiện
thuận lợi và tối ưu nhất trên cơ sở nguồn nội lực và ngoại lực có khả năng
khống chế được của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã

hội. Cụ thể, cạnh tranh đấu thầu có thể được hiểu trên các khía cạnh sau:
+ Theo nghĩa hẹp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu
thầu là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết
bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm ... thể hiện
tính ưu việt của mình so với nhà thầu khác nhằm thỏa mãn các yêu cầu của bên
mời thầu trong việc thực hiện dự án. Cách hiểu này chỉ giới hạn ở khâu đấu
thầu, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong suốt q trình
sản xuất kinh doanh, do đó rất khó xác định được tính tồn diện của cạnh tranh
trong quá trình đấu thầu.
+ Theo nghĩa rộng, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự ganh đua
quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong q trình tìm kiếm thơng tin, đưa ra các
giải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá bỏ
thầu... nhằm đảm bảo trúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kết
với chủ đầu tư.
2. Đặc điểm cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thường được hiểu theo nghĩa rộng,
nó có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia, các chủ thể này có
cùng mục tiêu theo đuổi đó là phải giành được những lợi thế về phía mình. Các
chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu phải tuân thủ các qui định của pháp luật,
các thông lệ quốc tế và các ràng buộc về điều kiện tham gia đấu thầu do cơ
quan quản lý dự án đặt ra. Các chủ thể khi tham gia đấu thầu đều phải cạnh

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

8


Chuyên đề


Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

tranh với nhau, điều này dẫn tới sự hình thành nhiều mối quan hệ cạnh tranh
giữa các chủ thể khi tham gia đấu thầu. Đó là, mối quan hệ cạnh tranh giữa
người bán và người mua, theo đó, người mua (bên mời thầu) thì muốn mua
được cơng trình xây dựng có chất lượng cao, thời gian thi cơng ngắn, chi phí
hợp lý, về phía những người bán (nhà thầu) thì muốn bán được cơng trình trong
tương lai có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhuận lớn nhất trong hạn độ
bảo đảm các qui chuẩn của xây dựng.
Thứ hai, về đối tượng của cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Khi đánh giá và
quyết định lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư thường căn cứ vào các tiêu chí để xét
thầu, đó là: kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu; khả năng tài chính; trình độ
chun mơn, kỹ thuật; tiến độ thi cơng và giá dự thầu. Trong đó, bên mời thầu
chú ý nhiều nhất tới chất lượng, tính năng ưu việt về kỹ thuật và giá thành sản
phẩm, đó cũng chính là đối tượng cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau.
Cạnh tranh bằng chất lượng cơng trình, là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong việc đề xuất các giải pháp tốt nhất về khoa học - công nghệ nhằm
đáp ứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra. Để thắng thầu, doanh nghiệp
phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng cơng trình. Chất lượng cơng trình là một
trong những yếu tố quan trọng nhất, nó khẳng định năng lực thi cơng, uy tín
của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng cơng trình cịn góp phần khơng nhỏ
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu
kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra và thương hiệu của doanh nghiệp.
Cạnh tranh bằng giá dự thầu cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quyết định đến thành công hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Do đó, xây
dựng được mức giá bỏ thầu hợp lý là yêu cầu hàng đầu quan trong việc đảm
bảo tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh cao của doanh nghiệp. Để tạo ra
ưu thế cạnh tranh về giá trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh
nhạy và linh hoạt trong việc tìm hiểu thơng tin về dự án, đối thủ cạnh tranh,

mục tiêu của dự án, ưu thế của các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh ... Tùy

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

9


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

theo từng cơng trình cụ thể dựa vào mục tiêu của cơng ty, tiềm lực tài chính,
năng lực thi cơng từ đó xây dựng chính sách giá khác nhau để quyết định giá bỏ
thầu.
Cạnh tranh bằng tiến độ thi công: tiến độ thi công thể hiện năng lực của
nhà thầu trên các khía cạnh như; trình độ tổ chức và quản lý thi cơng, khả năng
kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực. Nhà thầu cạnh tranh với
nhau qua các tiêu chí này để giành những ưu thế trong đấu thầu. Thực hiện đầy
đủ các cam kết về tiến độ thi công là điều kiện quan trong để thắng thầu cũng
như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, về hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Trong đấu thầu
xây dựng, tồn tại hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là: cạnh tranh theo chiều
rộng và cạnh tranh theo chiều sâu.
Cạnh tranh theo chiều rộng (cạnh tranh có giới hạn) bao gồm các yếu tố
chính như: Đa dạng hóa các cơng trình xây dựng mà doanh nghiệp kinh doanh
trên cơ sở nguồn lực hiện có; cải tiến phương thức thanh tốn và các điều kiện
thi công trong hợp đồng nhận thầu; nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu,
đặc biệt là hoạt động giới thiệu và thông tin về doanh nghiệp; đổi mới công tác
tổ chức thi công; tăng cường hoạt động tìm kiếm thơng tin kinh tế; đẩy mạnh
hoạt động marketing, truyền thông ...

Cạnh tranh theo chiều sâu (cạnh tranh khơng có giới hạn) là sự đầu tư
của doanh nghiệp thông qua việc nâng cấp thiết bị thi công, nghiên cứu và ứng
dụng những tiến bộ của khoa học - cơng nghệ vào thi cơng, nâng cao trình độ
chun mơn cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân, viên chức trong doanh
nghiệp. Cạnh tranh theo chiều sâu thực chất là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp thông qua việc đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của hàng hóa chào bán nói riêng (cơng trình) và năng lực khoa học của
doanh nghiệp nói chung.
Trong thực tế, doanh nghiệp thường thực hiện cả hai hình thức trên để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

10


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

III. Quy định pháp lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
1. Quy định pháp lý về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
Hệ thống các quy định pháp lý về quản lý cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh
vực xây dựng ở nước ta hiện nay gồm: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng; Nghị định số
68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
85/2009/NĐ-CP và hệ thống các thông tư, hướng dẫn thi hành.
Cụ thể tại nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

- Nghị định gồm 13 chương, 77 điều quy định chi tiết về kế hoạch đấu
thầu; sơ tuyển nhà thầu; đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu
dịch vụ tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp; chỉ định thầu và quy trình
chỉ định thầu; quy định về Hợp đồng; phân cấp trách nhiệm thẩm định, phê
duyệt trong đấu thầu; giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm pháp luật về đấu
thầu...
- Về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Nghị định nêu rõ các điều kiện
về tính độc lập giữa các nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư. Cụ thể, các nhà
thầu được coi là độc lập với nhau nếu đáp ứng 2 điều kiện: Nhà thầu là doanh
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc không cùng thuộc một cơ quan,
đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập; khơng có cổ phần hoặc vốn góp trên
30% của nhau.
- Về hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, gói thầu lựa
chọn tổng thầu nâng lên mức 5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với quy định cũ. Hạn mức
chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn nâng lên 6 lần, từ 500 triệu đồng lên 3
tỷ đồng. Cịn gói thầu mua sắm hàng hố, hạn mức được nâng lên 2 tỷ đồng.
- Về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

11


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

hoặc các hình thức: Cảnh cáo; phạt tiền; cấm tham gia hoạt động đấu thầu; hủy,
đình chỉ cuộc thầu hoặc khơng cơng nhận kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Về hình thức phạt tiền: Nghị định mới không quy định các mức phạt cụ
thể như Nghị định 58/2008/NĐ-CP mà sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Về quản lý nhà thầu nước ngoài: Theo Nghị định mới, trường hợp nhà
thầu nước ngoài được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt
Nam, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngồi
có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản,
bằng thư điện tử về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản lý ngành
(đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầu
tư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu trong hoạt động xây dựng) và gửi cho
Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của
địa phương) để tổng hợp và theo dõi.
Kể từ ngày Nghị định mới này có hiệu lực thi hành (từ 1/12/2009), Nghị
định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 và Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg
ngày11/4/2007 hết hiệu lực thi hành.
2. Quy định pháp lý về cạnh tranh đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và
hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam,
cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trị trụ cột, đảm bảo sự vận hành
hiệu quả của cơ chế thị trường. Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi cho
phát triển kinh tế, ngày 03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông
qua Luật Cạnh tranh số 27/ 2004/QH11 và Luật này đã có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 1/7/2005.
Với 6 chương, 123 Điều, Luật cạnh tranh được ban hành nhằm mục đích:
- Kiểm sốt các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể
dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21


12


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

- Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Tạo lập và duy trì một mơi trường kinh doanh bình đẳng
3. Nguyên tắc quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
+ Nguyên tắc công bằng: thể hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể
tham gia quan hệ đấu thầu. Theo đó, các nhà thầu phải được đảm bảo đối xử
bình đẳng trong việc tiếp nhận thơng tin từ chủ đầu tư, bình đẳng trong việc
trình bày các giải pháp kinh tế - kỹ thuật của mình trước chủ đầu tư, trong quá
trình thực hiện các thủ tục tham gia đấu thầu (nộp hồ sơ, tham gia mở thầu ...).
+ Ngun tắc bí mật: địi hỏi chủ đầu tư cũng như các nhà thầu phải giữ
bí mật về các thông số trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu như: mức giá bỏ
thầu, các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu... Mục đích của nguyên tắc này là tạo
ra tính khách quan và sự cơng bằng giữa các nhà thầu với nhau, đồng thời, cũng
là biện pháp bảo vệ nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp các
nhà thầu bỏ thầu thấp hơn giá dự kiến do có sự rị rỉ thơng tin.
+ Nguyên tắc công khai: là một trong những yêu cầu bắt buộc trong đấu
thầu xây dựng (trừ những cơng trình đặc biệt, là bí mật quốc gia). Các cơng
trình xây dựng khi đem ra đấu thầu đều phải đảm bảo tính cơng khai các thơng
tin cần thiết như: tính năng của cơng trình, điều kiện của các nhà thầu tham gia
đấu thầu, thời gian mở hồ sơ dự thầu... Các thông tin này phải được công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng theo qui định của pháp luật. Tuân thủ
nguyên tắc này sẽ tạo ra sự công bằng giữa các nhà thầu và thu hút được nhiều
nhà thầu, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu.

+ Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ: địi hỏi chủ đầu tư và các bên
dự thầu phải có năng lực thực sự về kỹ thuật và tài chính để thực hiện những
điều kiện cam kết khi tham gia đấu thầu. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránh
được thiệt hại cho các bên khi thực hiện các cam kết đã đề ra, qua đó, nâng cao
chất lượng, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

13


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

+ Nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý: đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu
phải chấp hành các qui định của nhà nước về nội dung, thủ tục đấu thầu và
những cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Khi các bên tham gia đấu thầu
không tuân thủ nguyên tắc này, chủ dự án và cơ quan quản lý dự án có quyền
kiến nghị hủy kết quả đấu thầu.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

14


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ CẠNH
TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
I. Một số tình hình có liên quan
1. Tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua
Tình hình đất nước trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to
lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước đang phát triển trung bình. Năm 2012, tổng sản phẩm bình quân
đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các
lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa
đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ
rệt. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững góp phần tạo
môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất và hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững
chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực
còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào
các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều
sâu.
2. Tình hình về cạnh tranh, đấu thầu trong xây dựng của Việt Nam
Qua 8 năm thực hiện Luật Đấu thầu, nhìn chung, hệ thống văn bản pháp
luật về đấu thầu của Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh và gần với thơng lệ quốc
tế. Trong q trình thực hiện dự án, Luật đã khắc phục được những khó khăn
trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tính chuyên
nghiệp trong đấu thầu chưa đồng đều, năng lực của các đơn vị thực hiện chưa
đáp ứng u cầu, nên q trình phân cấp cịn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở
thực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật xây dựng Nghị định hướng dẫn và các mẫu
hồ sơ mời thầu, công tác đấu thầu ngày càng thể hiện tính chun nghiệp hơn.


Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

15


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

Phần lớn các gói thầu đều được đấu thầu rộng rãi theo quy định, đảm bảo tính
cạnh tranh, minh bạch, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Qua đó đã
khuyến khích được các nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực tham gia dự thầu,
phịng chống tiêu cực, tham nhũng trong cơng tác đấu thầu.
3. Thực trạng công tác quản lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây
dựng ở Việt Nam
3.1 Những kết quả đạt được
- Các quy định pháp lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
được triển khai, thực hiện nghiêm túc: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số
85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng; Nghị định số
68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
85/2009/NĐ-CP và hệ thống các thông tư, hướng dẫn thi hành là các căn cứ
pháp lý hiện hành về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng đã khẳng
định việc áp dụng hình thức đấu thầu trong hoạt động đầu tư là biện pháp đúng
đắn nhằm tăng cường tính cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đồng thời cũng
là sự hội nhập cần thiết với thế giới.
Việc triển khai, thực hiện các văn bản pháp lý đã giúp cho công tác đấu
thầu đi vào nền nếp đảm bảo tính cạnh tranh. Nhìn chung các Bộ, ngành địa
phương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đấu thầu và quản lý

công tác đấu thầu nghiêm túc mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình thực
hiện các dự án. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, hoạt động đấu thầu
và quản lý đấu thầu cạnh tranh của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đã
có sự tiến bộ rõ rệt, kỹ thuật đấu thầu được nâng cao, việc đnáh giá lựa chọn
nhà thầu đã tiến bộ hơn và đấu thầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho việc thực
hiện các dự án đầu tư. Các nhà thầu được lựa chọn là những nhà thầu thực sự
có kinh nghiệm và năng lực thực hiện các gói thầu. Những nhà thầu đó được
đánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu Hồ sơ mời thầu. Các cơ quan quản lý nhà

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

16


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khao học để tổ chức quản lý công tác đấu
thầu và cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nhờ đó đã nâng cao hiệu quả dự án,
tiết kiệm cho nhà nước và doanh nghiệp trung bình từ 8 – 15% so với dự toán
ban đầu. Qua đấu thầu đã làm cho giá cả hợp lý hơn, đảm bảo tình cạnh tranh
giữa các nhà thầu; đảm bảo được chất lượng dự án, tiến độ thực hiện, chi phí
đầu tư giảm. Đồng thời thông qua hoạt động đấu thầu quốc tế, các công ty Việt
Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, hiện đại,
tích lũy được kinh nghiệm để từng bước vươn lên cạnh tranh được với các nhà
thầu nước ngoài.
Từ 1997 – 2000, trong 495 gói thầu có giá trị lớn do thủ tướng chính phủ
phê duyệt và do Bộ Kế hoạch đầu tư thẩm định kết quả đấu thầu, mức giảm so
với giá gói thầu được phê duyệt là 687,4 triệu USD, đạt tỷ lệ 16,3%. Chỉ riêng

một số gói thầu thuộc 7 dự án lớn gồm: 4 gói thầu dự án WB2; 2 gói thầu R1 và
R5 thuộc dự án quốc lộ 10; 3 gói thầu thuộc dự án quốc lộ 18, gói thầu 1 thuộc
dự án hầm Hải Vân, gói thầu xây dựng cảng Cái Lân, gói thầu tư vẫn xây dựng
cầu Thanh Trì, tổng giá trị giả so với giá gói thầy đã là 109,865 triệu USD. Cần
khẳng định mặt tích cực và thành quả của công tác quản lý đầu thầu, cạnh tranh
trong lĩnh vực xây dựng mang tính bản chất là tạo ra sân chơi có tính cạnh
tranh cao, công bằng và minh bach, nhằm giúp các bên tham gia đạt được hiệu
quả kinh tế, đảm bảo tính công bằng và tuân thủ pháp luật.
- Sự phân cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu đã rõ ràng, cụ thể
Việc thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu đã rõ
ràng, theo hướng mở rộng quyền của các cơ quan quản lý cấp dưới. Cấp trên
chỉ phê duyệt các nội dung quan trong còn lại sẽ ủy quyền cho cấp dưới thực
hiện.
Có sự phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên giữa các cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực quản lý đấu thầu xây dựng.
- Trình độ đội ngũ các nhà thầu Việt Nam và các cán bộ làm cơng tác
đấu thầu đã có nhiều tiến bợ.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

17


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

Trách nhiệm của bên mời thầu và cơ quan quản lý các cấp ngày càng
được nâng cao, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu từ trung ương đến
địa phương được đào tạo và ngày càng trưởng thành, có trình độ chuyên môn

vững vàng từng bước đáp ứng được yêu cầu công tác đấu thầu và quản lý đấu
thầu. Đội ngũ nhà thầu trong nước thực sự trưởng thành qua các cuộc đấu thầu
quốc tế và một số đã có khả năng đơn phương tham gia đấu thầu quốc tế và
thắng thầu. Từ năm 1998 trở lại đây, đa phần các gói thầu trong xây dựng công
trình giao thông các nhà thầu Việt Nam đã giành nhiều hợp đồng trên cơ sở
cạnh tranh với nhiều nhà thầu quốc tế có tầm cỡ.
Như vậy có thể kết luận được rằng hệ thống pháp lý trong công tác quản
lý, đấu thầu trong xây dựng là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Năng lực công tác quản lý của các cơ quan nhà nước được nâng cao.
3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Những tồn tại của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Ý kiến một số chuyên gia: Nêu những lý do cần thiết phải sửa Luật Đấu
thầu hiện hành, ông Ninh Viết Định - Trưởng ban Quản lý đấu thầu Tập đoàn
Điện lực VN (EVN), Trưởng nhóm rà sốt Luật Đấu thầu cho biết: Hiện có quá
nhiều văn bản, quy định về đấu thầu cùng tồn tại và thay đổi quá nhanh, nhưng
không cụ thể, rõ ràng, nhiều quy định chồng chéo, khó nắm bắt. Do chưa có các
tiêu chí cụ thể nên tình trạng áp dụng các hình thức đấu thầu và chỉ định thầu
tràn lan. Tại hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Xây dựng, Luật Đấu
thầu” do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp VN (VCCI) và Đại sứ Anh tại HN
và Bộ Phát triển Anh Quốc (UKAID) đồng tổ chức ngày 29.9.2011, các tham
luận đều nêu lên một thực tế khá phổ biến hiện nay, tình trạng tràn lan các đấu
thầu, chỉ định thầu, nhưng việc thực hiện chỉ là hình thức, vừa lãng phí thời
gian, tiền bạc, nhưng chất lượng các cuộc thầu thường không cao. Ông Nguyễn
Anh Tuấn - Viện Kinh tế xây dựng cho rằng: “Đấu thầu hình thức đã trở thành
bệnh phổ biến. Nhiều cơng trình theo quy định buộc phải đấu thầu, kéo dài cả 2
năm trời, nhưng rút cục chất lượng vẫn không tương xứng. Tại hội nghị sơ kết

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

18



Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

1 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Công Thương về tăng cường sử dụng máy móc,
thiết bị, vật tư trong nước được tổ chức 1 ngày trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Cơ
khí VN - ơng Nguyễn Văn Thụ ta thán, với quy định về giá đánh giá theo các
tiêu chí “rẻ” là trúng của Luật Đấu thầu hiện hành thì các nhà thầu cơ khí VN
chỉ cịn nước “ngồi nhìn” nhà thầu nước ngoài giành miếng bánh thị phần ngay
trên sân nhà. Hiện trạng hiện nay là có tới 20 cơng trình điện do nhà thầu Trung
Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, ngồi ra các cơng trình lớn như
phân đạm Ninh Bình, đạm Cà Mau, khai khống bơxít Tây Ngun đều do các
nhà thầu Trung Quốc giành được hợp đồng. Có điều này là do các chủ đầu tư
kể cả nhà nước và tư nhân đều nhập khẩu thiết bị toàn bộ của nước ngoài vào
trong nước, kèm theo đó là các DN nước ngồi đưa tồn bộ vật tư, lao động, kể
cả lao động phổ thông sang. Ông Thụ kiến nghị: “Cần sửa Luật Đấu thầu, theo
hướng nghiêm cấm chủ đầu tư khi mời thầu cho phép nhà thầu sử dụng lao
động phổ thơng nước ngồi”. Các chuyên gia tham dự cũng cho rằng, giải pháp
quan trọng trong tình hình “sức khỏe” của các nhà thầu VN chưa thể sánh với
nhà thầu nước ngoài cả về vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm thực tế thì cần xây
dựng các hàng rào kỹ thuật đảm bảo tuân thủ quy định của WTO trong cạnh
tranh nhằm bảo vệ các nhà thầu trong nước.
Theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP thì quy trình thẩm định
tuy đã khoa học cụ thể xong vẫn còn phức tạp, việc thẩm định rất tổn nhiều
công sức, nếu đợi thẩm định phê duyệt xong thì công trình sẽ bị đình trệ. Điều
đó làm tăng chi phí, gây lãng phí cho công trình do lập dự toán không chính
xác. Nhữn phát sinh trong xây dựng xảy ra dẫn đến phải điều chỉnh hợp đồng.
Trong Nghị định 85, nói chung có nhiều cái tiến bộ và việc đấu thầu trở

nên thoải mái và dễ chịu hơn. Tại khoản 9, điều 2 của Nđ 85 có quy định về
thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Theo đó, "... ngày đóng thầu (tính
từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ ...". Điều này hoàn
toàn mâu thuẫn với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 tại điều 151, 152 và
153. Cụ thể:

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

19


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn 1. Khi thời hạn được xác định
bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định. 2. Khi thời
hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn
khơng được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. 3. Khi thời
hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện khơng được tính mà tính
từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Mợt trong những trở ngại hiện nay đó là các thủ tục trình duyệt các cấp
quản lý nhà nước từ chính phủ đến các Bộ, ngành liên quan, Hội đồng quản trị
tổng công ty, UBND các cấp…đã kéo dài thời gian thực hiện. Thủ tục hành
chính cồng kềnh, phức tạp này vừa cản trở, vừa là khe hở để các tiêu cực xảy
ra.
Trong quy định về đấu thầu chưa làm rõ được các hình thức lựa chọn nhà
thầu và phương thức thực hiện hợp đồng, ngồi hình thức đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế cịn có những hình thức đơn giản hơn (chào hàng cạnh tranh,
mua sắm trực tiếp…). Những hình thức này có đề cập nhưng chưa hướng dẫn

cách vận dụng, do đó có hiện tượng tranh cãi khi thực hiện, thậm chí kiện cáo
cho là chào hàng cạnh tranh là tiêu cực, là sai…
Khi lập hồ sơ mời thầu, những nội dung về lựa chọn nhà thầu theo “Hợp
đồng chìa khóa trao tay”, hoặc “hợp đồng trọn gói”, hoặc “hợp đồng có điều
chỉnh giá”, chưa được làm rõ. Trong khi đây là những vấn đề hết sức hệ trọng
đối với cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư.
Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn; đấu thầu qua mạng cũng chưa có
hướng dẫn cụ thể nên các chủ đầu tư, nhà thầu rất lúng túng khi áp dụng.
- Cơng trình có vốn đầu tư nước ngồi có nhiều nguốn khác nhau, mỗi
loại có những đặc điểm riêng mà tổ chức cho vay vốn buộc phải làm theo quy
định của tổ chức đó. Luật của Việt Nam đã đề cập ưu tiên cho các nhà thầu
trong nước, nhưng thực chất chưa được làm rõ, cụ thể trong luật đấu thầu.
- Về cơng tác quản lý đấu thầu cịn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ, có nơi,
có lúc chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật.nb

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

20


Chun đề

Mơn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

- Tính chất mỗi loại hoặc mỗi gói thầu xây lắp có sự khác nhau. Ví dụ
chọn thầu tư vấn người ta thường sử dụng phương thức hai túi hồ sơ nộp đồng
thời, hoặc phương thức đấu thầu hai giai đoạn thường áp dụng cho những dự án
lớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án đấu thầu theo hợp đồng chìa khóa trao
tay. Thế nhưng trong thực tế đấu thầu vẫn lầm lẫn giữa các phương thức trên và
thường gây tranh cãi, khiếu kiện, đặc biệt chấm thầu bằng điểm số cùng lúc hai

chỉ tiêu kỹ thuật và giá cả cũng làm sai lệch kết quả đấu thầu.
a) Có nên tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế
Hình thức này chỉ được áp dụng khi có một trong các điều kiện sau đây:
- Chỉ có một số nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói
thầu
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Xem xét các điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế về mặt lý
luận:
Điều kiện thứ nhất là khơng phù hợp vì đã ít nhà thầu đáp ứng thì ta càng
phải đấu thầu rộng rãi để huy động hết các nhà thầu có khả năng tham gia. Mặt
khác điều kiện này lại quy định ở mức tối thiệu, như vậy gặp khó khăn trong
đấu thầu nếu khơng đảm bảo mức tối thiểu này.
+ Xem xét thực tế quá trình thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế
Theo báo cáo tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu của Văn phịng xét
thầu thuộc Bộ KH – ĐT thì hình thức đấu thầu hạn chế hiện đang được áp dụng
nhiều, chiếm đa số ở các ngành và địa phương. Trong quá trình tổ chức đấu
thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, việc lựa chọn các nhà thầu khơng thể
khẳng định là khơng có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện chỉ có lợi cho
một nhà thầu nào đó hiện tượng “ quân xanh, quân đỏ” đây đó vẫn xảy ra,
đồng thời là kẽ hở tạo ra các hiện tượng tiêu cực. Chẳng hạn, trong 6 tháng của
năm 2000: tỉnh Vĩnh phúc thực hiện 51 gói thầu trong đó có 29 gói chỉ định
thầu cịn lại phần lớn là đấu thầu hạn chế; thành phố Hồ Chí Minh thực hiện

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

21


Chun đề


Mơn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

213 gói trong đó có 156 gói chỉ định thầu, 54 gói thầu hạn chế và 3 gói tự thực
hiện; Thành phố Hải phịng thực hiện 38 gói thầu nhưng chỉ có một gói thầu
rộng rãi; 20 gói chỉ định thầu cịn 17 gói thầu hạn chế.
Năm 2001, theo báo cáo của Văn phịng xét thầu thuộc Bộ KH- ĐT:
- Về hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi chiếm 13,6%; đấu
thầu hạn chế chiếm 27,7%, chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm 51,4% các hình
thức cịn lại chiếm 7,3%.
Như vậy trong khi quy định khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu
rộng rãi thì trên thực tế số gói thầu hiện thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định
thầu vẫn chiếm tỷ lệ cao (tới 79,1%). So sánh các hình thức lựa chọn nhà thầu
thì mức tiết kiệm cao nhất là đấu thầu rộng rãi, rồi đến chào hàng cạnh tranh,
tiếp đến là đấu thầu hạn chế. Các ngành, địa phương vẫn lạm dụng việc sử
dụng việc sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế, là nguyên nhân giảm cạnh tranh
trong đấu thầu, tạo điều kiện cho các hành động tiêu cực như thông đồng, đấu
thầu giả vờ.
b) Một số khó khăn trong kế hoạch đấu thầu đối với dự án nhóm C
- Thứ nhất: khơng dễ dàng xác định chính xác giá gói thầu và nguồn tài
chính từ khâu lập dự án. Về giá gói thầu, khi chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng
dự tốn, giá gói thầu được tạm lấy từ giá các hạng mục theo dự án, sẽ có sai số
rất lớn so với tổng dự tháo và dự toán hạng mục được phê duyệt; nếu tiến hành
đấu thầu sẽ có thể xảy ra hai trường hợp sau: hoặc là giá thầu quá cao, hoặc quá
thấp so với giá trúng thầu. Về nguồn tài chính của gói thầu, trên thực tế một số
dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước. Khi dự án chưa được phê duyệt, nguồn vốn hỗ trợ này rất
khó xác định chính xác. Do đó nếu phê duyệt kế hoạch đấu thầu cùng với dự
án, cơ quan thẩm quyền thường phải phê duyệt hai nội dung này trước khi đấu
thầu làm cho cơ chế quản lý cồng kềnh, cần tới ít nhất 2 quyết định phê duyệt

giá của một gói thầu.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

22


Chuyên đề

Môn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

- Thứ hai, việc lập các nội dung còn lại cũng gặp một số vướng mắc. Yếu
tố thời gian thực hiện dự án gặp trở ngại do tiến độ giải phóng mặt bằng, kế
hoạch vốn hang năm không đủ, thời gian tổ chức đấu thầu khó xác định do
khâu chuẩn bị vốn đầu tư tốn rất nhiều thời gian. Thời gian chuẩn bị đầu tư tối
ưu nhất cũng phải qua các công đoạn sau: Từ thời điểm có quyết định phê
duyệt dự án, cần khoảng 20 ngày thẩm định phương án khảo sát, 30 ngày thực
hiện khảo sát và thiết kế kỹ thuật, 20 ngày thẩm định thiết kế kỹ thuật, 15 ngày
lập và thẩm định kế hoạch đấu thầu và giá gói thầu (phê duyệt lại), 15 ngày lập
và phê duyệt HSMT, 15 ngày lập HSDT, 60 ngày chấm thầu, chưa tính thời
gian chờ đền bù thu hồi đất với dự án giải phóng mặt bằng. Như vậy cần tối
thiểu khoảng 150 ngày chuẩn bị đấu thầu. Trên thực tế các mốc thời gian đó
cịn bị kéo dài hơn nhiều. Cơng tác giải phóng mặt bằng hiện rất khó khăn,
thậm chí nhiều năm không thực hiện được. Kế hoạch vốn hang năm thường
không xác định được ngay từ lúc lập và phê duyệt dự án, một số dự án được rót
vốn nhỏ giọt, khơng đáng kể, do đó hầu như hiện xong gói thầu thứ nhất mới
chuẩn bị triển khai các gói thầu tiếp theo, chứ khó có thể lập kế hoạch cho tất
cả các gói thầu.
c) Từ chuyện thiếu những chế tài xử phạt cho đến chuyện dự án
khơng có chủ đích thực

* Từ chuyện thiếu những chế tài xử phạt:
Các chuyên gia đấu thầu cho rằng, Quy định đấu thầu hiện hành trên
thực tế cũng đã đưa ra một số quy định cụ thể về trách nhiệm với các nhà thầu;
điển hình như việc phát hiện nhà thầu thơng đồng sẽ bị loại khỏi danh sách dự
thầu và không được nhận lại bảo lãnh thầu. Còn lại tất cả những sai phạm khác,
mặc dù đã được đề cập khá cụ thể nhưng lại khơng có chế tài xử lý đủ mạnh.
+ Đến chuyện dự án khơng có chủ đích thực
Theo đánh giá của các chuyên gia ở Bộ KH – ĐT sở dĩ những vi phạm
trong đấu thầu lâu nay khơng thể xử lý được vì nó khơng có chủ. Thực tế có
quá nhiều cơ quan tham gia vào q trình này, thơng thường chủ đầu tư là

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

23


Chun đề

Mơn: Quản lý Nhà nước về kinh tế

người có quyền quyết định toàn bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng
ở nước ta hiện nay đang diễn ra nghịch cảnh, nhà thầu lại có cấp trên của nhà
thầu, chủ đầu tư lại có cấp trên của chủ đầu tư. Và như thế chủ đầu tư cũng
không phải là người to nhất, mà cịn có cơ quan phê duyệt tất cả, từ thiết kế, dự
toán đến kết quả đấu thầu…. nhất nhất cài gì cũng phải trình, kể cả các khâu từ
tư vấn, thiết kế đến những lĩnh vực chuyên môn thuần túy khác. Nếu đúng ra,
một thiết kế có vấn đề, theo luật ai ký duyệt người đó phải chịu trách nhiệm.
Nhưng ở đấy, khi xảy ra sự việc, hỏi cấp trên của chủ đầu tư thì lại bảo “Tơi là
cấp trên, chỉ phê duyệt hình thức thơi, còn tất cả là cấp dưới làm mà”, còn khi
hỏi cấp dưới thì lại được trả lời “Đó là phần trách nhiệm của cấp trên”, thế là

hịa cả làng. Vì thế, tình trạng“ cha chung khơng ai khóc”. Pháp luật có đụng
đến cũng chẳng viết quy tơi cho ai. Điển hình là ngành giao thơng vận tải, chỉ
làm có một đoạn đường đã giao cho Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, thế
nhưng nhất nhất cái gì cũng phải trình UBND Tỉnh, Thành phố phê duyệt.
d) Khó có công bằng cho doanh nghiệp
Để đảm bảo cạnh tranh giữa những chủ thầu, Luật Đấu thầu và các Nghị
định hướng dẫn đã có những quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên các doanh nghiệp
vẫn cho rằng, việc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu hiện vẫn chưa cao, hay
nói cách khác là doanh nghiệp khó có sự cơng bằng trong vấn đề này.
Luật Đấu thầu cũng quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh cơng bằng giữa
các nhà thầu, theo đó các nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu trong
cùng một dự án phải độc lập về tài chính, tổ chức với chủ đầu tư. Đồng thời,
các doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, UBND tỉnh, thành làm chủ quản sẽ không
được phép tham gia những cơ quan này.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, theo Luật định, doanh nghiệp
trực thuộc các Bộ sẽ không được tham gia thực hiện các dự án do Bộ chủ quản
làm chủ đầu tư, tuy nhiên để các doanh nghiệp bên ngoài tham gia đấu thầu thì
cũng khó có thể đảm bảo được việc cạnh tranh bình đẳng.

Thực hiện: Nhóm 4 – Lớp QLKT 2 –K21

24


×