Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.25 KB, 16 trang )

THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện.
- Năm thành lập: Năm 1954 với tiền thân là Công ty là Nhà máy thiết bị Bưu
điện - đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn
Thông Việt Nam.
Năm 1954, sau khi Chính phủ tiếp quản thủ đô Hà Nội, nhà máy có tên là Cơ
xưởng Bưu Điện Trung Ương.
Ngày 15/03/1990 Ngày 15/03/1990 đổi tên là Nhà máy thiết bị Bưu Điện theo
quyết định số 202/QĐ-TCBĐ của Tổng cục trưởng Bưu điện.
15/11/2004 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện được cổ phần hoá theo quyết
định số 46/2004/QĐ-BBCVT ngày 15/11/2004 của Bộ Bưu Chính Viễn Thông.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008116 ngày 7/6/2005 do Sở Kế
Hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.
- Trụ sở chính: 61 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội
- Số điện thoại: (+84)4 8455946 Fax: 04 3734 1358
Email: Website: www.postef.com
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
- Mã số thuế: 0100686865
Vốn là một doanh nghiệp nhà nước, công ty CP Thiết bị bưu điện là đơn vị hạch toán
độc lập thuộc tổng nhà máy bưu chính viễn thông Việt Nam. Công ty là một bộ phận cấu
thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của tổng công ty trong các lĩnh vực khác nhau
nhằm tăng cường việc tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, thực
hiện những mục tiêu kế hoạch của nhà nước do tổng công ty giao.
Sau 56 năm xây dựng và phát triển nhà máy thiết bị bưu điện tự khẳng định mình bằng
những bước đi vững vàng được uy tín trên thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu
dùng, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Đến nay nhà máy đã trưởng thành về mọi
mặt, với phương châm: “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của nhà máy”. Vì thế
mà nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chính


sách thâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ. Với quy mô và
sản xuất ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nên công ty đã có quan
hệ bạn hàng trên khắp cả nước và một số bạn hàng nước ngoài như: Lào, Trung Quốc,
Singapo,…Với nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đang ngay tiếp tục phát triển với
mục tiêu: Nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, không
ngừng mơ rộng quy mô sản xuất, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triẻn công ty
ngày càng lớn mạnh.
2.1.2 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong hai năm 2008 và 2009 (Phụ lục 06)
Thông qua các chỉ tiêu trong hai năm 2008 và 2009 ta có thể nhận xét:
Quy mô của công ty là tương đối lớn thông qua chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty
luôn trên 450 tỷ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Việc phân bổ vốn chủ yếu là vốn
lưu động chiếm trên 60% phù hợp tính chất hoạt động SXKD, đây là điều kiện thuận lợi
cho quy trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có nguồn vốn chủ sở chiếm tỷ lệ khá lớn so với vốn
vay và nguồn vốn chủ sở hưu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính độc lập tự chủ về
vốn , chủ động tài chính trong kinh doanh. Mặc dù trong nền kinh tế đang khủng hoảng
nhưng công ty vẫn giữ được tình hình kinh doanh tương đối ổn định. Nguồn vốn chủ sở
hữu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện ban lãnh đạo công ty chủ ý khai thác nguồn vốn
chủ sở hữu hay nói cách khác nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính.
Theo các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh ta có một vài nhận xét về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 nhỏ hơn năm trước là 98 tỷ tương
ứng với tỷ lệ giảm là 19.75%. Trong khi vốn kinh doanh giảm 1.9% mà doanh thu bán
hàng giảm 19.75% có thể thấy công ty đang sử dụng vốn kém hiệu quả.
Nhìn vào chỉ tiêu doanh thu thuần cho thấy các khoản giảm, năm 2009 nhỏ hơn năm
2008 biểu hiện công ty cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm các sản phẩm
không đủ tiêu chuẩn, giảm hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
Hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả biểu hiện thu nhỏ hơn chi dẫn đến hoạt
động bị lỗ có thể do đầu tư tài chính không đúng và lãi xuất tiền vay cao. Tuy nhiên, chỉ

nhìn vào các con số của hoạt động kinh doanh tài chính không thể đánh giá một cách toàn
diện về hoạt động này trong thời kì biến động như thời gian qua.
Chi phí bán hàng tăng cao trong khi doanh thu lại giảm chứng tỏ công tác quản lý chi
phí chưa tốt và còn có các yếu tố khách quan tác động như giá của các dịch vụ mua ngoài:
điện, nước, xăng dầu, … tăng cao.
Tóm lại ,nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có tăng chứng tỏ kết
quả cuối cùng của doanh nghiệp tuy có mặt yếu mặt mạnh nhưng vẫn có kết quả kinh
doanh khích lệ trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
2.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm sản xuất
* Nhiệm vụ, đặc điểm chính của công ty là sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị chuyên
ngành bưu chính, viễn thông. Kinh doanh và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, điện tử, tin học.
* Các ngành kinh doanh của công ty CP Thiết bị bưu điện nhà máy 1:
- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin
học.
- Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát thanh,
truyền hình, điện tử, tin học
- Kinh doanh trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, công nghiệp, nhà ở
- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học
- Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học
- Kinh doanh dịch vụ: xây lắp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ
giá trị gia tăng khác
- Cung cấp dịch vụ: xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện,
điện tử, tin học
- Cho thuê hoạt động; đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinh doanh nhà, văn
phòng cho thuê.
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty thiết bị bưu điện (Phụ lục 07)
Qua sơ đồ ta có thể hình dung: Khi có sản phẩm nào đó, các nhà kỹ thuật thiết kế các

bản vẽ kỹ thuật chi tiết sản phẩm, từ đó nhà máy mua nguyên liệu cho các phân xưởng sản
xuất. Tại đây, lần lượt qua các khâu thiết kế, tạo khuôn mẫu theo thiết kế rồi gia công chi
tiết tại các phân xưởmg, qua khâu kiểm tra chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua
làm sạch bóng bề mặt, sau đó một số sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm, số còn lại
được chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện được
chuyển vào kho thành phẩm để đưa đi tiêu thụ hoặc giao luôn cho người đặt hàng.
2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay công ty có hơn 600 cán bộ công nhân viên trong đó phàn lớn là cán bộ trực tiếp sản xuất và
nhân viên quản lý phân xưởng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty (Phụ lục 08)
- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và các phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt đông của
công ty, có nghĩa vụ đối với nhà nước trong quản lý tài sản.
+ Phó giám đốc: Gồm có phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc sản xuất, là người đại diện lãnh đạo về
chất lượng sản phẩm, người trợ giúp giám đốc về mặt kỹ thuật và theo dõi điều hành các công việc dựa trên
quyết định của giám đốc.
Các phòng ban: Nhà máy có 11 phòng ban, quản lý theo chức năng thông qua trưởng phòng đến từng
nhân viên.Các phòng ban bao gồm: Phòng đầu tư – phát triển, phòng vật tư, phòng công nghệ kĩ thuật, phòng
tổ chức lao động tiền lương, phòng kế toán tài chính, phòng điều động sản xuất, phòng Marketing, phòng
KCS, phòng kế hoạch kinh doanh, trung tâm bảo hành sản phẩm, phòng hành chính, bảo vệ.
Các phân xưởng: Nhà máy gồm 10 phân xưởng được đặt tên từ 1 tới 9 và phân xưởng PVC (cứng) và
PVC(mềm), các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một dây chuyền khép kín, sản xuất
hàng loạt hoặc đơn chiếc tùy theo nhu cầu của thị trường.
2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Trong các phòng ban tổ chức thuộc bộ máy quản lý của công ty, phòng kế toán có chức năng giám sát
toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh tham mưu cho giám đốc về mọi mặt trong quá
trình kinh doanh. Mô hình kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tâp trung. Bộ máy tổ chức
của phòng kế toán bao gồm kế toán trưởng và các kế toán viên, các công việc của phòng kế toán được phân
chia cho các kế toán viên để tránh công việc bị chồng chéo trùng lăp.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục 09)
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán tài chính: Chỉ đạo các bộ phận kế toán nghiệp vụ và ghi chép
các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán công ty,
cung cấp thông tin kế toán tài chính và chịu trách nhiệm về các thông tin đó trước giám đốc.
Kế toán tài sản cố định: Căn cứ tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, trích phân bổ khấu hao tài
sản cố định.
- Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho thành phẩm, phản ánh giá trị số lượng hàng xuất
bán, tiêu thụ…
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất tồn kho nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán với người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách,
thanh toán các khoản thu chi tiền mặt.
2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006.
- Công ty CP thiết bị bưu điện bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán công ty áp dụng theo quý.
- Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ (Phụ lục 10)
- Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp tuyến tính.
- Phương pháp xác định giá xuất kho vật tư, hàng hoá: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ.
- Phương thức bán hàng trong doanh nghiệp: Phương thức bán buôn.
- Công ty không kiểm kê, hạch toán đánh giá sản phẩm dở dang.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Về nguyên giá xác định trên cơ sở giá mua hoặc chế
tạo cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử nếu có.
2.3 Thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty

Đối với loại hình sản xuất của công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, giá thành sản xuất sản
phẩm gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm những chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu
mua ngoài phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và lắp ráp sản phẩm. NVL trực tiếp chiếm
khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.
+ NVL chính bao gồm: Nhựa, Inox,, sắt, thép, hạt nhựa, …
+ NVL phụ bao gồm: Khí hàn, que hàn, kim hàn, chụp hàn sứ, trục máy mài, …
+ Nhiên liệu: Dầu hoả, dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, mỡ, xăng, dầu pha thuốc đặc biệt,
dầu RP7, khí aragon, khí nitơ,…
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng 15% - 20%
trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng bộ
phận như: Chi phí NVL, dụng cụ sản xuất dùng cho từng phân xưởng, chi phí khấu hao
từng phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng
tiền. Đây là các khoản chi phí gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm, do vậy đối tượng chính
của các khoản mục này là tất cả các phân xưởng. Chính vì vậy để xác định lượng chi phí
sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiến hành phân bổ chi
phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp.
2.3.2 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chi phí sản xuất tại công ty
cổ phần Thiết bị bưu điện được phân loại như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
2.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến
thông tin kê toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác định đúng đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của

×