Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.86 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giờ đây đã thực sự trở thành nguồn vốn quan
trọng cho ĐT phát triển của cả nước ,thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới đa
dạng, phong phú, đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho nhà nước; đã dẩn
nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc phát triển kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm cho người lao động,…
Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay tình hình thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài
có xu hướng giảm dần về cả số lượng và quy mô dự án do những nguyên nhân khách
quan là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đồng thời thể nhiện nhiều nguyên
nhân chủ quan cần phải khắc phục.
Vì vậy, để có những giải pháp cụ thể nhằm góp phần khắc phục những tồn tại
khó khăn giúp đất nước phát triển ổn đinh và bền vững trong những năm tới đặc biệt
sau khi gia nhập AFTA và WTO.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, ĐT luôn là vấn đề cần được quan tâm ở mọi thời đại.
Không chỉ ở các nước đang phát triển mà trái lại ĐT ở các nước phát triển cũng luôn
được quan tâm nhưng dưới góc độ khác nhau. Nhu cầu cấp thiết phải nhìn nhận và đánh
giá lại sau một thời gian là không thể thiếu, từ việc nhìn nhận lại vấn đề ta có thể rút ra
những bài học để phát triển tốt hơn trong tương lai. Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là
phân tích thực trạng ĐT nước ngoài tại Việt Nam. Đây là đề tài cần nghiên cứu với quy
mô rộng và thời gian dài, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dụng đề tài chỉ
giới hạn tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài từ năm
2006 - 2010, phân tích thực trạng và đưa ra dự báo và những giải pháp thiết thực.
3. Câu hỏi và mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Để có thể giải quyết vấn đề nghiên cứu trên đây nhiệm vụ quan trọng đầu tiên
của đề tài là cẩn phải hệ thống được các cơ sở lý thuyết cần thiết cho đề tài. Trên cơ sở
đó phân tích về tình hình ĐT trược tiếp nước ngoài trên địa bàn cả nước. Các câu hỏi
cho phần này như sau:
Về mặt thực tiễn, ĐT trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng ra sao trong tổng


thể ĐT của một quốc gia. Giải quyết vấn đề về ĐT có ý nghĩa như thế nào đến việc phát
triển kinh tế của quốc.
Có bao nhiêu loại hình ĐT trực tiếp nước ngoài đang được áp dụng ở nước ta
hiện nay và ưu nhược điểm của mỗi loại hình ra sao
Các đề xuất và giải pháp về ĐT trực tiếp cần phải thay đổi ra sao cho phù hợp
với tình hình ĐT trong nước.
Đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm thu hút vốn ĐT trược tiếp nước ngoài. Các
mục tiêu cụ thể cho nhiệm vụ này như sau:
Phân biệt được các hình thức ĐT trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn hình thành
và hỗ trợ ĐT. Ưu nhược điểm của từng loại hình ĐT trực tiếp nước ngoài.
Đề xuất các thay đổi trong chính sách. Đưa ra các biện pháp cụ thể cần phải thay
đổi nhằm thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài hơn nữa trong thời gian tới.
1


4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
-Dựa tình hình thực hiện các giai đoạn trước 2001 – 2005.
-Xem xét có chọn lọc các chính sách các quốc gia khác
đã áp dụng thành công
-Phân tích các bài học rút ra từ thời kì trước.
5. Nội dung nghiên cứu
Kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006 –
2010 gồm :thực trạng ,mục tiêu và giải pháp.
6. Ý nghĩa, ứng dụng và hướng đi mới của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này rất quan trọng về mặt thực tiễn: nó cung cấp cái nhìn
tổng quát về thực trạng vốn ĐT trực tiếp nước ngoài. Đề tài cung cấp cho các nhà hoạch
định chính sách, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất những ý kiến đóng góp
cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thục cần thiết để
thu hút vốn ĐT trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nói

riêng và của cả nước nói chung.
Đồng thời, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà ĐT trong nước và ngoài nước
cơ sở nhận định tình hình ĐT trong nước, từ đó có chiến lực ĐT thích hợp nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
nước nhà.

2


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm gần đây, FDI thực sự đã trở thành hình thức hợp tác quốc
tế có hiệu quả, nên nó được các quốc gia trên thế giới rất hoan nghênh, mời chào và
còn cạnh tranh quyết liệt để thu hút loại đầu tư này, nhất là giữa các nước đang phát
triển.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), Đầu Tư
Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) Là một công cuộc đầu tư
ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được
một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
(direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu
phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Như vậy, FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủ
quản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản. Công ty chủ quản
không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc (trong
trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụ thuộc) và

phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỉ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối với công ty
phụ thuộc.
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có một số những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Nó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia
quản lý và điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư, khi họ đóng góp 1 số vốn
đủ lớn.Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu hay tối đa tuỳ theo quy
định của Luật đầu tư ở từng nước.

3


Thứ hai: Các dự án có vốn FDI thường là những dự án mang tính lâu dài.
Thứ ba: FDI thực chất là một trong những hình thức để kéo dài chu kỳ tuổi
thọ sản xuất , chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và nội bộ hoá di chuyển ký thuật.
1.3 Phân loại FDI
Có hai cách phân loại FDI: theo dạng và theo mục đích.
Phân loại theo dạng:
Đầu tư mới (Greenfield Investment): Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh
nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vì
tạo được thêm công ăn việc làm cho người trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển
giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế
giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vì
nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm khô
cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy ngược
về công ty mẹ.
Sát nhập và tiếp thu (Mergers and acquisitions) Xảy ra khi tài sản của một
doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình

thức chuyển giao có thể là một sự sáp nhập (merge) giữa một công ty trong nước và
một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân
mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập
với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước
được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào.
Hình thức chuyển giao thứ hai là bán đứt công ty trong nước cho công ty
nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công mẹ qua
cho công ty “con” trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hình thức sáp nhập và tiếp thu không có lợi
nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thông thường, tiền
doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty
nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vòng thúc đẩy kinh tế trong nước ngay

4


lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ
được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc
làm cho các kỹ nghệ ngoại vi (externalities).
FDI hàng ngang (Horizontal FDI). Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp
cùng ngành nghề. Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử giống
như ở bên Mỹ.
FDI hàng dọc (Vertical FDI). Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư
nhằm cung cấp hàng hóa cho công ty trong nước (backward vertical FDI) hay bán
các sản phẩm công ty trong nước làm ra (forward vertical FDI).
Phân loại theo mục đích:
Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền: Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm
vào các quốc gia đang phát triển như Trung Đông, Phi Châu, Đông Âu và các nước
Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty

nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt còn thấp.
Tìm thị trường tiêu thụ .Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào
việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển hình nhất là
đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt
Nam.
Tìm hiệu quả kinh doanh. Đây là một dạng FDI thường thấy ở các quốc gia
đã phát triển, chẳng hạn như trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu. Lúc này,
nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn
nhau.

5


II Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với đối với việc thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn các nước tiếp nhận đầu tư.
2.1 Lợi ích của FDI
Đã có nhiều khảo cứu khẳng định sự lợi ích của FDI trong sự phát triển kinh
tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang vươn mình cố gắng đạt đến giai đoạn cất cánh về
kinh tế. Việt Nam là một trường hợp điển hình hiện nay đang cố gắng bắt kịp các
quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á.Những lợi ích này có thể được liệt kê như
sau:
Giúp tăng triển GDP. Hiện tượng FDI giúp tăng triển kinh tế cũng
không khó lý giải lắm vì đầu tiên, quốc gia nhận FDI sẽ được hưởng trực tiếp
và gián tiếp một phần lớn dự án đầu tư đó qua hình thức thuê mướn mặt
bằng, xây dựng cơ bản, đồng thời tạo được công ăn việc làm cho một số nhân
công tại chỗ. Ngoài ra còn tạo hiệu ứng tràn ra (spillover) kích thích một số
dịch vụ và kỹ nghệ hỗ trợ trong vùng được phát triển hoặc tạo ra thêm.
Khi dự án FDI đi vào hoạt động, quốc gia sở tại vẫn tiếp tục được
trực tiếp hưởng lợi trên tổng sản lượng làm ra qua nhân công, thuê mướn,

thuế má v.v… và gián tiếp qua sự phát triển của các dịch vụ và kỹ nghệ hỗ
trợ liên hệ.
Hiện nay chưa có nghiên cứu tìm ra con số chính xác quốc gia nhận
FDI sẽ được hưởng tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng số FDI được giải
ngân, cũng như trên tổng sản lượng công trình FDI tạo ra, tuy nhiên theo sự
phỏng đoán có thể là trên 50%. Tại các quốc gia phát triển, tiền nhân công và
các phúc lợi kèm theo thường chiếm một tỉ trọng rất lớn, vào khoảng 2/3 trên
giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tiền thu mua nguyên vật liệu, sử dụng năng
lượng, thuê mướn mặt bằng trong nước coi như gián tiếp đi vào kinh tế của
quốc gia nhận FDI. Doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ lấy về lợi nhuận,
trong nhiều trường cao lắm cũng chỉ khoảng 25% giá thành sản phẩm.
FDI giúp đẩy mạnh xuất cảng. Các công trình FDI thường nhắm
vào các mặt mạnh của nền kinh tế quốc gia sở tại có giá trị xuất cảng cao,
đồng thời trong trường hợp tận dụng nguồn lao động rẻ tiền, các sản phẩm
6


thường được tái xuất cảng ra ngoài, giúp đẩy mạnh sự xuất cảng của quốc gia
nhận FDI.
FDI giúp tăng ngân sách nhà nước. Qua thuế má đánh trên sản
phẩm và lợi tức của FDI.
FDI giúp nâng cao khoa học kỹ thuật trong nước. Các công ty
trong nước sẽ nắm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuật cao cấp qua làm việc và
tiếp xúc với các công ty FDI.
2.2 Các nhược điểm của FDI
Cạnh tranh với kinh tế trong nước.Cái hại rõ nhất là FDI sẽ cạnh tranh và
nhiều khả năng “bóp chết” sản xuất trong nước nếu cùng một kỹ nghệ với nhau vì
công ty FDI có khả năng khoa học kỹ thuật và tính hiệu quả cao hơn. Giá thành sản
phẩm có thể rẻ hơn mà chất lượng tốt hơn trong nước.
Ảnh hưởng vào môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp nước ngoài là chi phí bảo toàn môi
trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này.
Tác động của FDI vào đời sống xã hội.Điều đầu tiên dễ thấy là sự cách biệt
giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI trú đóng và phần còn lại
của quốc gia sẽ tăng dần lên và người dân có thể sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển
về các nơi thành thị. Có rất nhiều trường hợp vì muốn thu hút FDI nên quốc gia sở
tại đã nới lỏng các qui định về lao động khiến quyền lợi của công nhân có thể bị
xâm phạm, phúc lợi tập thể không được giải quyết thỏa đáng mà thiếu sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương.

7


III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.1 Các yếu tố trong môi trường đầu tư của nước chủ đầu tư
3.1.1 Tiềm lực khoa học công nghệ
Một tổ chức kinh tế muốn thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải có
trình độ về khoa học công nghệ đạt mức cạnh tranh trên thị trường nước đầu tư.Hay
nói cách khác , một tổ chức kinh tế muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có được lợi
thế so sánh về khoa học công nghệ so với nước tiếp nhận đầu tư hoặc có những bí
quyết kỹ thuật, kỹ năng riêng có để sản xuất sản phẩm.
3.1.2 Các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính sách
và các biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ
3.2 Môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư
3.2.1 Tình hình chính trị
Có thể nói, ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu
tư nước ngoài.Bởi vì tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo
cam kết của chính phủ với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu

đãi đầu tư và định hướng phát triển của nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời ổn định
chính trị còn là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định về kinh tế , xã hội. Đây là
nhân tố quan trọng tác động đến tính rủi ro của hoạt động đầu tư.
3.2.2 Nhóm nhân tố về kinh tế
Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến thu hút FDI: tài nguyên thiên nhiên,
chi phí sản xuất và cơ sở hạ tầng. Đây là những yếu tố quan trọng để làm lên một
môi trường đầu tư hấp dẫn.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí sản xuất thấp,
cùng với cơ sở hạ tầng tốt tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn mà bất cứ một nhà
đầu tư nào cũng mong muốn.

8


3.2.3 Khung chính sách về FDI
Khung chính sách về FDI bao gồm: Nhóm chính sách quy định trực tiếp về
FDI (luật đầu tư nước ngoài) và những chính sách tác động gián tiếp đến FDI
như :Chính sách tài chính tiền tệ, chính sách quản lí ngoại hối, chính sách xuất nhập
khẩu, chính sách tuyển dụng…Sự đồng bộ các chính sách này có ảnh hưởng rất lớn
đên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và thu hút FDI.
3.2.4 Nhóm các nhân tố hỗ trợ kinh doanh
Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh bao gồm : xúc tiến đầu tư, biện pháp khuyến
khích đầu tư và dịch vụ giải trí cho người nước ngoài.Nhóm nhân tố này nếu thực
hiện tốt sẽ cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư.
3.3 Các yếu tố trong môi trường đầu tư quốc tế
3.3.1 Xu hướng vận động của các dòng FDI trên thế giới
Qua xem xét xu hướng vận động của các dòng FDI trên thế giới ,ta có thể
thấy được chiến lược ,mục tiêu theo đuổi của các nhà đầu tư trong hoạt động FDI tại
các thị trường khác nhau.Từ đó đưa ra những dự báo về xu hướng vận động của nó
có ý nghĩa quan trọng trong công việc xây dựng chiến lược thu hút và xúc tiến đầu
tư của nước tiếp nhận đầu tư.

3.3.2 Chiến lược phát triển của các công ty đa quốc gia (TNCs)
Chiến lược phát triển của các công ty đa quốc gia có tác động rất lớn đến xu
hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

IV KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE
Tình hình thu hút FDI của Singapore 2000 – 2004
2000

2001

2002

2003

2004

Singapore

4206

369
2

393
2

3599

3906


Việt Nam

2017

2472

165
3

191
4

2222

9


Nguồn:trang 71 “20 năm đầu tư nước ngoài –Nhìn lại &hướng tới”

Từ một thuộc địa với thu nhập thấp, Singapore đã phát triển thành một quốc
gia công nghệ cao và được coi là một nước công nghiệp mới. Trong bốn thập kỷ
qua, tăng trưởng GDP bình quân của Singapore đã đạt 10%. Tỷ lệ của đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) so với GDP đã tăng từ 5,3% năm 1965 lên 98,4% năm 1998,
đạt mức cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tỷ trọng của FDI trong các ngành phi
chế biến đã tăng từ 46,7% năm 1980 lên 63,4% năm 1997. Trong các năm 19971998, các công ty nước ngoài đã tuyển dụng 50,5% số lao động trong ngành chế
biến, 29,1% lao động trong lĩnh vực thương mại và 25,7% lao động trong lĩnh vực
tài chính.
Nguồn: />
Sự phát triển của Singapore dựa trên sự lãnh đạo quyết đoán, chiến lược ưu
tiên công nghiệp, chính sách FDI cố kết và lợi nhuận, sự nâng cấp công nghiệp liên

tục đồng thời chấp nhận rủi ro, chứ không dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên
dồi dào hay sự gần kề địa lý với các thị trường kinh tế lớn.
Singapore có những nhân tố đặc thù tác động tới việc định hình các chính
sách về FDI hoặc có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút FDI, là:
Singapore là một nước thành phố với nhà nước có quyền lực tương đối mạnh để
có thể xây dựng các chính sách mà không gặp sự phản đối mạnh từ các cấp chính quyền
khác hoặc từ các tầng lớp xã hội.
Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể
từ năm 1959 và quyền lực cũng như tính chính thống của chính phủ PAP trở nên không
thể phủ nhận. Điều này đã cho phép chính phủ trở nên kỹ trị trong việc thực thi một
chiến lược FDI.
Singapore chưa bao giờ gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ nên có
thể dễ dàng huy động vốn cho các khoản đầu tư.
Một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút FDI là tuy có nhiều chủng
tộc nhưng ngôn ngữ làm việc ở Singapore là tiếng Anh.
Vị trí địa lý nằm ở khu vực có chung một giờ chuẩn đã cho phép các dịch vụ tài
10


chính lấp đầy khoảng trống giữa Mỹ và châu Âu trong vòng một ngày 24 giờ.

11


CHƯƠNG II
KẾ HOẠCH THU HÚT FDI 2006 – 2010
I KẾ HOẠCH FDI 2001 – 2005
1 Mục tiêu & định hướng.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 phải đạt được
-


Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới :khoảng 12 tỷ USD

-

Vốn thực hiện :khoảng 11 tỷ USD

-

Đến năm 2005, đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất
khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách cả nước.

2 Tình hình chung về thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005


I

Thu hút vốn

Triệu USD

3224

2757

3064

4019

5835

1

Số dự án cấp mới

Dự án

550

802

752

679


850

2

Vốn đăng kí mới

Triệu USD

2592

1621

1914

2084

3900

3

Số dự án tăng vốn

Dự án

241

366

393


458

458

4

Vốn đăng kí tăng thêm

Triệu USD

632

1136

1150

1935

1935

II

Thực hiện vốn

Triệu USD

1

Vốn FDI thục hiện


Triệu USD

2450

2591

2650

2852

3300

2

Doanh thu của DN FDI

Triệu USD

9800

12000

13000

18600

21000

3


Xuât khẩu từ FDI

Triệu USD

3673

4542

5225

8600

11130

4

Nhập khẩu từ FDI

Triệu USD

4984

6584

8713

8974,4

11082


5

Tạo việc làm

1000 người

450

590

665

739

800

6

Nộp ngân sách nhà nước

Triệu USD

373

459

470

800


1290

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

-

Thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với
mục tiêu (12 Tỷ USD).Riêng năm 2005, vốn đăng ký mới đạt 5,8 tỷ USD
12


gấp 2,5 lần so với năm 2000
-

Vốn thực hiện có xu hướng tăng nhưng tốc đọ tăng chậm đạt 14.3 tỷ USD
vượt 30% so với mục tiêu (11 tỷ USD), tăng không đáng kê so với thời kỳ
1996 – 2000 (13 tỷ USD)

Tính trong cả giai đoạn 2001 – 2005 ,dòng vốn FDI vào Việt Nam là 20,8 tỷ
USD vẫn thấp hơn so với mức 25,6 tỷ USD của giai đoạn 1996 – 2000
2.1Về cơ cấu FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005
2.2.1 Theo lĩnh vực đầu tư
Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Đầu
tư về lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng còn lĩnh vực nông ,lâm ,ngư nghiệp chiếm tỷ
trọng ít nhất trong cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện.
2.2.2 Về hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư

Tổng vốn đầu tư(%)


Đầu tư thực hiên(%)

100%
ngoài

51,58

37,63

Liên doanh

37,21

39,57

Hợp đồng hợp tác
kinh doanh

8,02

19,38

BOT

2,66

2,67

Công ty cổ phần


0,42

0,64

Công ty quản lý vốn

0,11

Tổng số

100

vốn

nước

100

Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài

13


2.2.3 Theo đối tác đầu tư
Tổng vốn đăng ký(%)

Vốn thực hiện(%)

Châu Á


68,44

66,83

Châu Âu

15,81

18,01

Châu Mỹ

11,21

10,39

Khác

4,54

4,77

Tổng số

100

100

Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài


Như vậy trong giai đoạn 2001 – 2005, mặc dù đã có sự phục hồi nhưng dòng vốn
FDI vào Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thời kỳ 1996 – 2000 và 1 số nước trong khu
vực. Điều này cho thấy ,tiềm năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam còn lớn nhưng môi
trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều điểm cần được cải thiện trong tương lai.Bên
cạnh đó ,mặc dù đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng mức
độ lan toả của khu vực FDI đối với nền kinh tế chưa cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam
cần cố gắng hơn nữa về phía mình trong công tác thu hút FDI.
II KẾ HOẠCH 2006 – 2010
1 Kế hoạch & định hướng
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20062010 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững
của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt
đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn
định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và
trên trường quốc tế”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đưa tổng sản phẩm trong
nước (GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm 2010
đạt khoảng 1.050-1.100 USD; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ
5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.Ước tính nhu cầu vốn đầu tư
toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 là 140 tỷ USD (giá năm 2005), chiếm 40%
GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm khoảng 35%.

14


Trích:Cục


đầu



nước

ngoài

/>ctl=Article&TabID=4&aID=11

2 Các giải pháp thu hút
- Về thủ tục hành chính :Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một
cửa’ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.
Tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối
hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai,
thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng
thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
-Về kết cấu hạ tầng: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước,
trong đó ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao
thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra
tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Về môi trường pháp lý:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ các
điều kiện không phù hợp cam kết WTO của Việt Nam và có giải pháp đảm bảo quyền
lợi của nhà đầu tư. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh
nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh
3 Tình hình thực hiện các năm 2006, 2007 và nửa đầu 2008.
TT

Chỉ tiêu


Đơn vị

2006

2007

I

Thu hút vốn

Triệu USD

10200

21300

1

Số dự án cấp mới

Dự án

800

2

Vốn đăng kí mới

Triệu USD


8000

3

Số dự án tăng vốn

Dự án

440

4

Vốn đăng kí tăng thêm

Triệu USD

2200

II

Thực hiện vốn

Triệu USD

1

Vốn FDI thục hiện

Triệu USD


4100

2

Doanh thu của DN FDI

Triệu USD

29400

3

Xuât khẩu từ FDI

Triệu USD

14500

4

Nhập khẩu từ FDI

Triệu USD

5

Tạo việc làm

6


Nộp ngân sách nhà nước

8T - 2008

8000

10000

1000 người

150

160

Triệu USD

1550

2000

Nguồn:cục đầu tư nước ngoài

15


3.1Năm 2006
Về cơ cấu đầu tư: Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia
tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao.
Ngoài dự án của tập đoàn Intel, năm 2006 đã xuất hiện và gia tăng các dự án đầu tư của

các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản như dự án sản xuất thiết bị y tế của tập đoàn Terumo,
sản xuất máy fax, máy in laze của tập đoàn Brothers Industries; các dự án tăng vốn, xây
dựng nhà máy mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cannon Việt Nam, Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ritech Việt Nam,...
Cùng với sự xuất hiện các dự án nói trên, thứ bậc của các quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 Hàn Quốc với một số
dự án lớn, trong đó có dự án sản xuất thép của Posco, trở thành nước dẫn đầu về vốn
đầu tư đăng ký tại Việt Nam so với vị trí thứ 4 trong năm 2005; Hoa Kỳ (kể cả đầu tư
qua nước thứ 3) vươn lên đứng hàng thứ 2 và Nhật Bản đứng hàng thứ ba về vốn đăng
ký. Tuy nhiên, xét về vốn đầu tư thực hiện, Nhật bản vẫn tiếp tục là nước đứng đầu .
Về chất lượng dự án: Chất lượng dự án chuyển biến tích cực. Trong danh mục
các dự án ĐTNN được cấp phép trong năm 2006, đã xuất hiện nhiều dự án lớn của các
tập đoàn xuyên quốc gia. Trong đó phải kể đến dự án đầu tư của tập đoàn Intel tại thành
phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư (kể cả tăng vốn) lên tới 1 tỷ USD; dự án sản xuất
thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu của tập đoàn Posco Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ
USD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tycoons Worldwide Steel (Việt Nam) với tổng
vốn đầu tư 556 triệu USD xây dựng nhà máy cán thép tại Khu Kinh tế Dung Quất;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện tử Meiko với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD,... chỉ
tính riêng 10 dự án lớn nhất đã có tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến gần 4 tỷ USD .
3.2 Năm 2007
Về cơ cấu đầu tư: Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tăng vốn)
tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 44,5%. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp.
Về đối tác đầu tư: Trong năm 2007 có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại
Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký (cấp mới
và tăng vốn) 5,3 tỷ USD, chiếm 25,2% về tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands
đứng thứ 2, chiếm 20,6%; Singapore đứng thứ 3, chiếm 12,04%; Đài Loan đứng thứ 4,
chiếm 11,6%; Nhật Bản đứng thứ 5, chiếm 6,4%; Malaysia đứng thứ 6, chiếm 5,5% ;
Trung Quốc đứng thứ 7, chiếm 2,6% (cộng cả Hồng Kông sẽ chiếm 5,5%) và Hoa Kỳ

(không tính các dự án đầu tư qua nước thứ 3) đứng thứ 8, chiếm 1,8%; Thái Lan đứng
thứ 10 chiếm 1,3% tổng vốn đăng ký.
3.3 8 tháng đầu 2008
Về cơ cấu đầu tư: Trong 8 tháng đầu năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực dịch vụ có 23,6 tỷ USD, chiếm 50,9% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng là 22,5 tỷ USD, chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại
thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư 0,5%.
Về đối tác đầu tư: Trong 8 tháng đầu năm 2008 Đài Loan tiếp tục đứng đầu
trong số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam có 112 dự án, vốn đầu tư
16


8,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký. Theo thứ tự là: (2) Nhật Bản (78 dự án,
vốn đầu tư 7,2 tỷ USD), chiếm 16,2% (trong đó bao gồm phần vốn góp của nhà đầu tư
Nhật Bản là 2,4 tỷ USD trong dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chiếm 39,8% của tổng
vốn đầu tư 6,2 tỷ USD); (3) Malaysia chiếm 11,3% (29 dự án, vốn đầu tư 5,07 tỷ USD),
(4) Brunei chiếm 9,8% (14 dự án, vốn đầu tư 4,3 tỷ USD), (5) Canada chiếm 9,5% (4
dự án, vốn đầu tư 4,2 tỷ USD); (6) Singapore chiếm 9%; (56 dự án, vốn đầu tư 4,02 tỷ
USD), (7) Thái Lan chiếm 8,9% (20 dự án, vốn đầu tư 3,9 tỷ USD), (8) B.V.Islands
chiếm 9,8% (9) Hoa Kỳ chiếm 3,06% tổng vốn đầu tư đăng ký.

17


CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHO CÁC NĂM 2009 – 2010
I DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1 Bối cảnh quốc tế - Cơ hội và thách thức
a) Cơ hội
Việc gia tăng đầu tư vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó khu vực

ASEAN tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn FDI là cơ hội cho Việt Nam tìm kiếm đối tác
đầu tư.Mặt khác, những lĩnh vực đầu tư và chức năng sản xuất mà hiện đang được coi
là có xu hướng đầu tư ra nước ngoài mạnh nhất cũng là ngành mà VN đang khuyến
khích và có định hướng tăng cường thu hút như: chế tạo cơ khí ,công nghệ cao ,công
nghệ sinh học ,lĩnh vực dịch vụ ,và nhất là dự án có hoạt động R&D lớn.
Việc quan hệ với Hoa kỳ ngày càng tốt hơn khi Hoa Kỳ chính thức tuyên bố
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn quan hệ với Việt Nam.Tạo cơ hội tốt thúc
đẩy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
b) Thách thức
Dòng vốn đang có xu hướng tập trung vào khu vực dịch vụ. Đây là khu vực
nhiều tiềm năng nhưng cũng có nhiều thách thức với Việt Nam.Rào cản lớn nhất của
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ là hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực
dịch vụ chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng, thông thoáng, chậm chí mới dừng lại ở mức thí
điểm. Điều này hạn chế rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.Bên cạnh
đó ,những hạn chế trong cạnh tranh của các dịch vụ trong nước sẽ là thách thức lớn
trong quá trình mở cửa lĩnh vực theo lộ trình cam kết.
Sự cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn,
đặc biệt trong khu vực đều tăng cường sử dụng chính sách ưu đãi và cải thiện hệ thống
pháp luật để hấp dẫn đầu tư.Khi Việt Nam gia nhập WTO mức độ cạnh tranh sẽ càng
lớn hơn. Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút
FDI trong giai đoạn tới.
1.2 Bối cảnh trong nước
1.2.1 Những thuận lợi căn bản
Tình hình kinh tế chính trị, xã hội được dự báo là sẽ tiếp tục ổn định và phát triển
toàn diện.Sự phát triển có nhiều triển vọng của nền kinh tế trong môi trường chính trị xã hội cơ bản ổn định, môi trường hợp tác, liên minh kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi
cùng với những lợi thế về mặt vị trí địa lí và tiềm năng lớn về tài nguyên ,lao động là
những thuận lợi cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta trong những năm tới.
Môi trường đầu tư trong nước thời gian qua đã có những cải thiện rõ ràng :tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định đã tạo ra sự bứt phá và đủ sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài
chảy vào Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.Trong những năm qua ,

đặc biệt là trong năm 2005 ,môi trường kinh doanh Việt Nam đã có những chuyển biến
tích cực: hệ thống pháp luật ngày càng cải thiện theo hướng phù hợp hơn với các thông
lệ quốc tế với sự ra đời của luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chung, luật đât đai sửa đổi
,Luật cạnh tranh và chống độc quyền ,chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ,thuế
VAT ,thuế thu nhập cá nhân sửa đổi theo hướng cơ bản thuận lợi hơn cho người nước
18


ngoài…Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp, cải cách thủ
tục hải quan được đẩy mạnh, cơ sở vật chất hạ tầng đang được phát triển tốc độ
nhanh…đã làm môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước khác trên thế giới ngày càng phát
triển tạo ra những cơ hội mới thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong năm 2006, Việt
Nam tổ chức thành công hội nghị APEC đã dưa hình ảnh Việt Nam đến với nhiều quốc
gia và nhiều nhà đầu tư trên thế giới; Việt Nam ra nhập WTO và Hoa Kỳ thông qua
Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn, Việt Nam ký kết hiệp định song phương
với các quốc gia khác sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong những năm tới.
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là có sự hấp dẫn về môi trường đầu tư và
có khả năng tốt trong thu hút FDI trong những năm tới.
1.2.2 Những khó khăn
Tuy kinh tế có tăng trưởng vững chắc trong những năm qua nhưng sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu chuyển dịch chậm, tích luỹ nội bộ của nền kinh
tế còn thấp, các cân đối vĩ mô còn thiếu vững chắc.
Tuy có cải cách mạnh mẽ trong những năm qua, nhưng sức cạnh tranh của môi
trường kinh doanh Việt Nam còn thấp,theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân
hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế thì Việt Nam đã không thành công trong
việc thu hẹp khoảng cách vớ các quốc gia đứng đầu ASEAN trong việc nâng cao thứ
hạng chỉ số môi trường kinh doanh (Năm 2006 Việt Nam xếp thứ 104/175 nền kinh tế
thế giới đã sụt giảm so vơi vị trí 98 của năm trước).
Năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế, từ quy hoạch đến kiểm tra và giảm sức

hoạt động đầu tư nước ngoài.
II Mục tiêu kế hoạch 2009 – 2010
1 Khối lượng nguồn vốn
Những kết quả tích cực đạt được trong năm 2006, nhất là kinh tế tăng trưởng
nhanh, môi trường đầu tư được cải thiện, việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới WTO và việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
đối với Việt Nam, uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, sẽ tạo đà cho
sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác
động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn
đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Một số chỉ tiêu chủ yếu của
ĐTNN giai đoạn 2006-2010:
- Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn
2001 -2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 20062010 đạt khoảng 38-40 tỷ USD (tăng khoảng hơn 80% so với giai đoạn 2001 – 2005),
trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 10-12
tỷ USD.
- Doanh thu: khoảng 216 tỷ USD
- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô);
19


nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.
- Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,7 tỷ USD.
- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp
chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.
2 Định hướng đối tác
Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs):FDI trên thế giới
chủ yếu là vốn của TNCs; hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với

những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai
hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện
để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ
gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Các đối tác quan trọng:Nhật Bản ,Hoa kỳ ,EU
- Tăng cường giới thiệu về chính sách và cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
- Thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết; đối với một số
dự án cụ thể, có thể xem xét cho phép đầu tư sơm hơn.
- Xúc tiến các dự án công nghệ cao.
4 Định hướng ngành
Ngành Công nghiệp-Xây dựng:
- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi
điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp
phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu
phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ
trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản
phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.
Ngành Dịch vụ:
- Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong
nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các
cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ
ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào
tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo
lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ
trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư

nhân vào phát triển hạ tầng .
Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:
- Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây,
con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
- Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau
20


thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt
xuất khẩu.
- Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
hệ thống giao thông nội đồng...
III Các giải pháp cho giai đoạn 2009 – 2010
1. Tăng cường công tác xúc tiến, khai thác và lựa chọn đối tác đầu tư
Cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đă được xác
lập, đã theo quy hoạch. Thông qua các quan hệ hiện có giới thiệu những lĩnh vực, những
dự án đang cần các nhà đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế, các bộ ngành TW, các Đại sứ
quán của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
2. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách
thủ tục hành chính
Cần phải phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có trong nước. Xây dựng mới
đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng trong và
ngoài hàng rào các KCN tập trung, các khu du lịch…Thực hiện quản lý FDI theo
nguyên tắc "một cửa", tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho nhà đầu tư phải gõ
cửa từng ngành.
3. Thực hiện các chính sách thu hút FDI
Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, giá thuê đất sẽ được xác định cụ thể và có thể
xem xét ở mức giá thấp.

4. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho hoạt động FDI
Cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục, đặc biệt chú
trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các Liên doanh. Cần chuẩn bị những cán bộ có
kiến thức đối ngoại, am hiểu Luật đầu tư nước ngoài, các luật lệ khác có liên quan, biết
ngoại ngữ.
5. Vấn đề quy hoạch đầu tư
Thông qua quy hoạch, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên
về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Trong quá trình quy hoạch và chuẩn bị dự
án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng
loại dự án.

Danh mục tài liệu tham khảo:-20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài – nhìn lại &
hướng tới
-Giáo trình kinh tế đầu tư
-Website:

21



×