Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ gái hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản với công ty dệt kim Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.25 KB, 4 trang )


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Do đó các vấn đề về xuất nhập khẩu, về đầu tư nước ngoài đang là những chủ
điểm sôi nổi trong các cuộc hội thảo kinh tế ở Việt Nam. Làm sao để tăng cường
giá trị xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư đó là vấn đề đáng quan tâm cho những
nhà hoạch định chính sách. Nhìn nhận vấn đề xuất nhập khẩu, đầu tư chúng ta
không thể bỏ qua vấn đề về tỷ giá hối đoái – một thước đo giá trị đồng tiền này
bằng đồng tiền khác. Bên cạnh đó, trong hoạch định và điều hành chính sách
tiền tệ quốc gia, quản lý điều hành tỷ giá hối đoái lại là một nội dung quan trọng
mà ngân hàng nhà nước phải quan tâm nhằm mục đích ổn định tỷ giá và để đạt
được mục tiêu cuối cùng là giữ vững giá trị đồng tiền quốc gia. Không dừng ở
đó, tỷ giá hối đoái còn có thể làm nâng cao vị thế và lợi ích của các quốc gia
trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái còn là một công cụ vĩ mô hữu
hiệu trong việc điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước
của một quốc gia.
Như chúng ta đã thấy, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đang diễn ra
rộng khắp gây ra những hậu quả nặng nề và ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế
thế giới. Đặc biệt đối với một nền kinh tế còn khá non trẻ như Việt Nam khi vừa
mới chập chững bước ra hòa nhập vào ngôi nhà chung của thế giới thì sự ảnh
hưởng đó càng lớn. Do vậy sẽ có rất nhiều khó khăn và áp lực cho các nhà quản
lý vĩ mô và các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt. Nhất là đối với các
doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu như
Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động
trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới doanh thu,
lợi nhuận và thu nhập của công nhân. Do đó, đòi hỏi cần phải có những giải
1
pháp cấp bách để hạn chế những tác động mà tỷ giá hối đoái đã gây ra cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề của đề tài


Với tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội được thành lập vào ngày 28/10/1966
theo quyết định số 2374/QĐ-TCCQ của Ủy Ban Hành Chính Thành phố Hà Nội,
Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội là một Công ty có nhiều thành công và uy tín
trong việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt kim, các sản phẩm may mặc
trên thị trường nội địa và quốc tế.
Ngoài sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành dệt may đã và
đang mang lại nhiều thành công cho Công ty, hiện nay Công ty còn mở rộng
thêm một số ngành nghề kinh doanh khác nữa như:
- Nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất của
ngành Dệt may.
- Liên doanh, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế trong nước và nước
ngoài. Nhận ủy thác xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành dệt may, ngành điện,
điện máy và tư liệu tiêu dùng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh bất động sản cho thuê trụ sở, văn phòng, nhà ở và cửa hàng
giới thiệu sản phẩm.
- Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định của
pháp luật.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, với sự đóng góp tích cực của
tập thể CBCNV công ty, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho tập thể CBCNV
công ty 3 huân chương lao động hạng 3, 1 huân chương lao động hạng nhì và
huân chương chiến công hạng 3.
Cũng như các Doanh nghiệp Dệt may khác, Công ty cũng gặp phải những
khó khăn chung của ngành Dệt may trong nước, đó là giá vật tư nguyên liệu đầu
vào tăng cao, chi phí BHXH, BHYT tăng theo lương tối thiểu, trong khi giá bán
sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh theo xu
2
hướng giảm… Bên cạnh những khó khăn chung đó, Công ty cũng gặp phải khó
khăn giống như bao doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng
xuất khẩu khác đó là vấn đề bán phá giá, sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ, về

chất lượng sản phẩm,…đặc biệt là sự biến động của tỷ giá hối đoái đã ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn
vật tư, nguyên liệu dùng trong sản xuất, Công ty phải nhập khẩu, bị động về thời
gian và làm tăng giá bán của sản phẩm. Do đó, làm giảm sức cạnh tranh sản
phẩm xuất khẩu của Công ty so với Trung Quốc và các nước xuất khẩu khác.
Thêm nữa, tốc độ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của Công ty chưa theo kịp
với nhu cầu, năng lực sản xuất làm hạn chế việc phát triển và mở rộng thị trường
xuất khẩu.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã có nhiều điều chỉnh cũng
như giải pháp trong việc hạn chế các ảnh hưởng do sự biến động của tỷ giá hối
đoái gây ra. Song Công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong công việc này.
Do đó, việc sản xuất, kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
Với những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập tại trường
kết hợp với thực tiễn thực tập tại Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, em đã chọn
đề tài: “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất
khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần
dệt kim Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các lý luận về tỷ giá hối đoái cùng với thực
tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam sẽ phát hiện ra những tồn
tại và vướng mắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong hoạch định
và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái để ổn định cán cân thương mại, cán cân
thanh toán quốc tế và phát triển kinh tế đất nước.
Về phía doanh nghiệp, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tỷ giá hối
đoái sẽ giúp các doanh nghiệp né tránh, khắc phục đồng thời tìm ra các giải pháp
nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực mà chúng gây ra cho doanh
3
nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp chuyên doanh về xuất nhập khẩu như Công
ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều vấn
đề, nhưng trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên
cứu vào những vấn đề lý luận của tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái
đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. Do quỹ thời gian hạn hẹp nên
em chỉ phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công
ty cổ phần dệt kim Hà Nội trong 3 năm gần đây.
Với đề tài là “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái
đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ
phần dệt kim Hà Nội”, em sẽ tập trung đi nghiên cứu sản phẩm Tất Dệt Kim, bởi
đây là một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năng lực xuất khẩu của Công
ty. Và sẽ đi sâu vào nghiên cứu hai thị trường xuất khẩu lớn của Công ty đó là
thị trường Mỹ và Nhật Bản.
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, phụ lục,… luận văn bao gồm 4 chương:
* Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
* Chương 2: Một số lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái.
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ
và Nhật Bản của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội.
* Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm hạn chế tác động của tỷ giá
hối đoái đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật
Bản của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội.
4

×