Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

thành phần loài bọ rùa bắt mồi (coleoptera: coccinellidae); đặc điểm chu chuyển theo phổ vật mồi của loài bọ rùa 6 vằn menochilus sexmaculatus fabr vụ xuân hè 2010 tại xuân mai hà nội và cao phong – hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

NGUYỄN THỊ BÍCH LAN

THÀNH PHẦN LOÀI BỌ RÙA BẮT MỒI (COLEOPTERA:
COCCINELLIDAE); ðẶC ðIỂM CHU CHUYỂN
THEO PHỔ VẬT MỒI CỦA LOÀI BỌ RÙA 6 VẰN
Menochilus sexmaculatus FABR VỤ XUÂN HÈ 2010
TẠI XUÂN MAI - HÀ NỘI VÀ CAO PHONG – HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số
: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Viết Tùng

HÀ NỘI - 2010


Lời cam ñoan
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình của riêng tôi. Những số liệu và
những kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này là trung thực và chưa từng
ñược sử dụng ñể bảo vệ một luận án hay ñề tài nào khác.
Tôi cũng xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñều ñã ñược cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ


nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Lan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... i


Lời cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng – Khoa
Nông học cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ Viện ðào tạo sau ñại học
– Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập
cũng như thực hiện bản luận văn này.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, GS.TS
Nguyễn Viết Tùng ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng
như hoàn thành bản luận văn này ñể tôi có ñược kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, anh em ñồng nghiệp cùng các
bạn ñồng môn ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và công tác ñể
tôi hoàn thành tốt khóa học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Lan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... ii


Mục lục
TT


Tên ñề mục

Trang

1

Lời cảm ơn

I

2

Lời cam ñoan

ii

3

Bảng các từ viết tắt

iii

4

Mục lục

iv

5


Danh mục bảng

ix

6

Danh mục hình

xi

PHẦN I. MỞ ðẦU

1

I

ðặt vấn ñề

1

II

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

3

Mục ñích của ñề tài

3


Yêu cầu của ñề tài

3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

I

Lich sử nghiên cứu loài bọ rùa sử dụng trong ñấu tranh sinh học trên thế
giới.

4

1.1

Nghiên cứu thành phần loài bọ rùa bắt mồi

4

1.2

Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh thái của một số loài bọ rùa bắt mồi nói
chung và loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr nói riêng

5

1.3


Khả năng ứng dụng bọ rùa bắt mồi trong phòng chống sâu hại cây trồng

8

2

Lịch sử nghiên cứu loài bọ rùa sử dụng trong ñấu tranh sinh học ở Việt
Nam.

10

2.1

Nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa ở Việt Nam

10

2.2

Nghiên cứu về sinh học các loài bọ rùa nói chung và bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus Fabr nói riêng

14

2.3

Nghiên cứu về sinh thái và quá trình chu chuyển của một số loài bọ rùa bắt
mồi


16

2.4

Nghiên cứu ứng dụng bọ rùa trong sản xuất nông nghiệp.

19

PHẦN III. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

21

I

ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

21

1

ðối tượng nghiên cứu

21

2

Thời gian nghiên cứu

21


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iii


3

ðịa ñiểm nghiên cứu

21

II

Nội dung nghiên cứu

22

III

Phương pháp nghiên cứu

22

1

Phương pháp ñiều tra thành phần bọ rùa bắt mồi trên ñồng ruộng

22

2


Nghiên cứu thành phần thức ăn của nhóm bọ rùa bắt mồi nghiên cứu

23

3

Nghiên cứu diễn biến số lượng của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus
sexmaculatus Fabr dưới ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh

24

4

Con ñường chu chuyển của bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr
theo phổ vật mồi của chúng

24

5

Xử lý, bảo quản và phân loại mẫu vật

25

IV

Chỉ tiêu theo dõi

25


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

27

4.1

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 tại
Xuân Mai – Hà Nội và Cao Phong – Hòa Bình

27

4.1.1

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây rau và cây thuốc vụ xuân
hè 2010 tại Xuân Mai - HN và Cao Phong – HB

28

4.1.2

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây lương thực vụ xuân hè 2010 ở
Xuân Mai - HN và Cao Phong - HB

29

4.1.3

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây công nghiệp vụ xuân hè
2010 tại Xuân Mai - HN và Cao Phong – HB


31

1.1.4
4.1.5

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây ăn quả lâu năm vụ xuân
hè 2010 tại XM và CP
Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây dại và một số cây trồng khác vụ
xuân hè 2010 tại Xuân Mai – HN và Cao Phong - HB

34
38

4.1.6

Ảnh hưởng của cơ cấu cây trồng ñến thành phần loài bọ rùa bắt mồi vụ
xuân hè 2010 ở Xuân Mai-HN và Cao Phong-HB

42

4.1.7

Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa học ñến thành phần loài bọ rùa bắt mồi
trên ñồng ruộng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai-HN và Cao Phong-HB

49

4.2
4.2.1
4.2.2

4.2.3

Thành phần loài vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 tại Xuân Mai – HN và Cao Phong - HB
Thành phần loài vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN
Thành phần loài vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB

56

Thành phần loài vật mồi của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
Fabr ở trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN

57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... iv

52

56


4.2.4

Thành phần loài vật mồi của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
Fabr trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB

60


4.3

Biến ñộng số lượng loài bọ rùa 6 vằn theo phổ vật mồi trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN và Cao Phong-HB

61

4.3.1

Biến ñộng số lượng loài bọ rùa 6 vằn theo phổ vật mồi trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN

61

4.3.2
4.4

4.4.1

4.4.2

Biến ñộng số lượng loài bọ rùa 6 vằn theo phổ vật mồi trên các cây trồng
vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB
Sự chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr theo
phổ thức ăn của chúng trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai –
Hà Nội và Cao Phong – Hòa Bình
Sự chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr theo
phổ thức ăn của chúng trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai –
Hà Nội
Sự chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr theo

phổ thức ăn của chúng trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong –
Hòa Bình

65
72

72

70

Phần V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

73

5.1

Kết luận

73

5.2

ðề nghị

74

Phụ lục ảnh

75


Tài liệu tham khảo

77

I

Tài liệu tiếng Việt

77

II

Tài liệu tiếng Anh

81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... v


Danh mục bảng
Số bảng
4.1

Tên bảng

Trang

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây rau và cây thuốc vụ
xuân hè 2010 tại Xuân Mai – HN


4.2

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây lương thực vụ xuân hè 2010 ở
Xuân Mai – HN và Cao Phong – HB

4.3

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây công nghiệp vụ xuân hè
2010 tại Xuân Mai – HN và Cao Phong – HB

4.4

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số cây ăn quả lâu năm vụ
xuân hè 2010 tại Xuân Mai – HN và Cao Phong – HB

4.5

Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên cây dại và một số cây trồng khác
vụ xuân hè 2010 tại Xuân Mai – HN và Cao Phong – HB

4.6

28

30

32

35


39

Thành phần và diễn biến mật ñộ một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình
bưởi Diễn có trồng xen ổi và một số cây trồng khác vụ xuân hè 2010 ở

43

Xuân Mai – HN
4.7

Thành phần loài và diễn biến số lượng một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô
hình ñậu tương trồng xen cam Xã ðoài vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai –

45

HN
4.8

Thành phần và diễn biến số lượng một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình
trồng thuần cam Xã ðoài vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong – HB

4.9

Thành phần và diễn biến số lượng một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình
trồng thuần giống ñậu tương ðT84 vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN

4.10

47


48

Thành phần và diễn biến số lượng một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình
trồng cam Xð vụ xuân hè 2010 có sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và

50

không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
4.11

Thành phần loài vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN

4.12
4.13

Thành phần loài vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB
Thành phần loài vật mồi của loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatu Fabr trên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vi

54
56
58


4.14
4.15
4.16


các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai - HN
Thành phần loài vật mồi của loài bọ rùa 6 vằn M.sexmaculatus Fabr
trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB
Diễn biến mật ñộ loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus Fabr trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai – HN
Diễn biến mật ñộ loài bọ rùa 6 vằn M.sexmaculatus Fab trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB

60
62
66

Danh mục hình
Số hình
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10

4.11
4.12
4.13
4.14


Tên hình
Số loài bọ rùa thu thập ñược trên cây rau và cây thuốc vụ xuân hè 2010

Trang

ở Xuân Mai – Hà Nội
Thành phần loài BRBM trên cây lương thực vụ xuân hè 2010 ở Xuân
Mai-HN và Cao Phong-HB
Thành phần loài BRBM trên cây công nghiệp vụ xuân hè 2010 ở Xuân
Mai-HN và Cao Phong-HB
Thành phần loài BRBM trên cây ăn quả lâu năm vụ xuân hè 2010 ở
Xuân Mai-HN và Cao Phong-HB
Thành phần loài BRBM trên cây dại và một số cây trồng khác vụ xuân
hè 2010 ở Xuân Mai-HN và Cao Phong-HB
Diễn biến mật ñộ một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình bưởi Diễn có
trồng xen ổi và một số cây trồng khác vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai
Diễn biến mật ñộ một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình ñậu tương trồng xen
cam Xã ðoài vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai-HN
Diễn biến mật ñộ một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình trồng thuần cam
Xã ðoài vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong – HB
Diễn biến mật ñộ một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình trồng thuần giống
ñậu tương ðT84 vụ xuân hè 2010 ở Xuân Mai-HN
Diễn biến số lượng một số loài bọ rùa bắt mồi ở mô hình trồng cam Xð
có sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và không sử dụng thuốc trừ sâu hóa
học vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB
Diễn biến mật ñộ loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus Fabr trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở XM
Diễn biến mật ñộ loài bọ rùa 6 vằn M.sexmaculatus Fabr trên các cây
trồng vụ xuân hè 2010 ở Cao Phong-HB

Sự chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus Fabr theo phổ
thức ăn của chúng trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở XM - HN
Sự chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus Fabr theo phổ
thức ăn của chúng trên các cây trồng vụ xuân hè 2010 ở CP - HB

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... vii

29
31
33
36
41
44
46
47
49
51

64
67
68
71


PHẦN I. MỞ ðẦU
I. ðặt vấn ñề
Lịch sử nghiên cứu biện pháp quản lý dịch hại cây trồng nông nghiệp
(IPM) ngay từ những ngày ñầu ñã thể hiện ñược những ưu ñiểm của nó trong
sản xuất nông nghiệp: bảo vệ cây trồng, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con
người. Một trong những biện pháp của IPM phải nói ñến việc sử dụng kẻ thù

tự nhiên trong phòng chống dịch hại cây trồng.
Lịch sử sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch hại cây trồng
cũng trải qua nhiều giai ñoạn, không ngừng ñược ñổi mới và ngày càng tiến bộ.
Nếu như biện pháp sinh học cổ ñiển là nhập nội và thuần hoá một loài
kẻ thù tự nhiên ñể khống chế loài dịch hại bản ñịa hoặc ngoại lai thì biện pháp
sinh học tăng cường lại nâng cao hiệu quả của kẻ thù tự nhiên thông qua việc
nhân nuôi và thả ra ngoài tự nhiên ñể chúng kìm hãm dịch hại tại chỗ và
ngoại lai. Hai biện pháp sinh học này cũng ñã thể hiện nhiều ưu ñiểm nhưng
ñồng thời chúng cũng có nhược ñiểm là chi phí cho công tác nhập nội, thuần
hoá và nhân nuôi rất tốn kém.
Xu hướng của biện pháp BVTV ngày nay nói chung và biện pháp sinh
học nói riêng ñang dần ñi ñến xu hướng bảo tồn. Có nghĩa là chúng ta phải
tạo những ñiều kiện thuận lợi về nơi cư trú, dinh dưỡng …. cho thiên ñịch bản
ñịa phát huy hết tiềm năng sinh học là khống chế dịch hại.
Bọ rùa là một trong những loài kẻ thù tự nhiên ñã ñược biết ñến từ lâu
không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Ở Việt Nam ñã phát hiện ñược 246
loài. Những nghiên cứu ứng dụng của chúng ở Việt Nam những năm gần ñây
ñã có nhiều tiến bộ và nhiều kết quả nghiên cứu ñã ñược ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta. Trong số những công trình nghiên cứu
ñó, các tác giả ñã ñi sâu nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và khu hệ
của loài bọ rùa bắt mồi; tập trung vào một số loài bọ rùa phổ biến như: bọ rùa
ñỏ, bọ rùa vằn chữ nhân, bọ rùa 6 vằn, bọ rùa Nhật Bản….

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 1


Nhằm kế thừa và phát huy hiệu quả những kết quả nghiên cứu của
những nhà khoa học ñi trước; với mục ñích khai thác ñiều kiện thuận lợi về
nơi cư trú, dinh dưỡng … ñể bảo tồn và phát huy vai trò khống chế dịch hại
của nhóm bọ rùa ăn thịt trong tự nhiên nói chung và loài bọ rùa 6 vằn nói

riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Thành phần loài bọ rùa bắt

mồi (Coleoptera: Coccinellidae); ñặc ñiểm chu chuyển theo phổ vật
mồi của loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr vụ xuân hè
2010 tại Xuân Mai – Hà Nội và Cao Phong – Hòa Bình”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 2


II. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1. Mục ñích của ñề tài
Nắm ñược thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên một số loại cây trồng vụ
xuân hè và xác ñịnh ñược con ñường chu chuyển theo phổ vật mồi của loài bọ
rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr trên các loại cây trồng nhằm bảo tồn
nguồn bọ rùa bắt mồi nói chung và loài bọ rùa 6 vằn Menochilus
sexmaculatus Fabr nói riêng trong tự nhiên, góp phần ñề xuất biện pháp
phòng trừ rệp muội hại cây trồng hợp lý.
2. Yêu cầu của ñề tài
a. Nắm ñược thành phần và cách nhận biết các loài bọ rùa bắt mồi với
các pha phát triển trên một số cây trồng vụ xuân, hè 2010 tại Xuân Mai - HN
và Cao Phong – Hòa Bình.
b. Nắm ñược phổ vật mồi của nhóm bọ rùa nghiên cứu.
c. ðánh giá ñược diễn biến mật ñộ của một số loài bọ rùa bắt mồi và
loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr dưới ảnh hưởng của một số
yếu tố ngoại cảnh: thức ăn, loại sinh cảnh, mùa vụ và kỹ thuật trồng trọt…
d. Phác họa ñược con ñường chu chuyển của loài bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus Fabr theo phổ thức ăn trên một số loại cây trồng,
cây dại có liên quan qua các mùa vụ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 3



PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Lịch sử nghiên cứu loài bọ rùa sử dụng trong ñấu tranh sinh học trên
thế giới
Từ thế kỷ 12, con người ñã thấy ñược vai trò của loài bọ rùa ăn thịt trong
việc hạn chế số lượng các loài rệp muội và rệp sáp trong sản xuất nông
nghiệp.[6]. Cho ñến những năm 1602, cuốn sách “De Animalibus Insectis” của
Aldrovandi ñã lần ñầu tiên nói ñến hiện tượng ong kí sinh Cotesia glomerata L
kí sinh sâu non bướm trắng hại cải Pieries rapae L. Và cho ñến năm 1685,
Martin Listen ñã giải thích ñược chính xác hiện tượng ong kí sinh. [6]
Theo Linnaeu: “Mỗi loài côn trùng ñều có loài bắt mồi riêng, những
loài này luôn ñồng hành và tiêu diệt nó. Có thể thu các loài bắt mồi này ñể sử
dụng trừ sâu hại cây trồng” (Van Driesche et al, 1996). Linnaeu cũng ñã
khuyến cáo sử dụng bọ rùa, bọ mắt vàng và ong kí sinh ñể trừ rệp muội. [6]
1.1. Nghiên cứu thành phần loài bọ rùa bắt mồi
Trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa
Coccinellidae ở các vùng ñịa lý khác nhau. Nhiều loài mới, giống mới ñã
ñược mô tả bởi nhiều tác giả: Bielawski (1956)(1957)[38][39]; Fursh
(1965)[45]; Chapin (1962, 1973)[40][41]..
Ở Bắc Mỹ, họ bọ rùa ñã ñược Latreille nghiên cứu những năm 1807 và
chúng ñược gọi với cái tên tiếng Anh như Ladybird beetles, Lady Beetles,
Ladybugs, Ladybirds. Họ bọ rùa thuộc tổng họ Cucujoidae của bộ cánh cứng
Coleoptera. Tại Bắc Mỹ có 4 phân họ 18 giống. Phần lớn các loài bọ rùa này
ñược phát hiện trên các cây trồng ở ruộng và vườn. Thức ăn của chúng là rệp,
bọ phấn và một số loài ăn ve bét. [51][52]
Năm 1758, Linnaeu ñã mô tả 36 loài bọ rùa ñược phát hiện ñầu tiên và
xếp chúng vào giống Coccinella. Từ ñó, số loài bọ rùa ñược phát hiện ngày
càng nhiều và cho ñến nay số lượng loài phát hiện ñược ngày càng nhiều.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 4


Hiện nay có khoảng 4.500-5.000 loài ñã ñược phát hiện. Tiếp theo ñó
là những nghiên cứu về phân loại, khu hệ, ảnh hưởng của phổ vật chủ, sự phát
triển, sức sinh sản, sự tử vong, nghiên cứu về sinh thái học và nghiên cứu vận
dụng bọ rùa vào ñấu tranh sinh học bảo vệ cây…(Hodek, 1973, [50])
Ở Châu Âu, những nghiên cứu về họ bọ rùa Coccinellidae (Coleoptera,
Insecta) ñã ñược tiến hành từ rất lâu. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của các nhà
khoa học sinh học trong việc nghiên cứu phân loại và khu hệ (Korschefsky,
1933 [52]; Dobzhansky, 1941 [43]… )
Châu Á với phần ña các nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh nên
hệ côn trùng có ích trên ñồng ruộng cũng sớm ñược các nhà khoa học sinh
học nông nghiệp quan tâm, ñặc biệt là hệ côn trùng có ích trên ñồng ruộng.
Bọ rùa bắt mồi cũng ñã ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất lâu
và ñã ñược ứng dụng trong phòng trừ sâu hại trên ñồng ruộng ở các quốc gia
như Ấn ðộ, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam … (dẫn theo Hoàng
ðức Nhuận, 1982 [27]).
Khu hệ bọ rùa Trung Quốc tương ñối gần gũi với khu hệ bọ rùa Việt
Nam. Trong số các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về bọ rùa thì phải
kể ñến Pang Xiong Fei (1975), (1982) [61]. Kế ñến là Pang Hong
(1993)(1993)[56][57][58].
1.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh thái của một số loài bọ rùa bắt mồi
nói chung và loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr nói riêng
Khi cây trồng ñược trồng ña dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp, trong
ñó thuốc trừ sâu và quần thể con mồi là các yếu tố thay ñổi, ñiều này có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến biến ñộng quần thể bọ rùa. Khi sử dụng
thuốc trừ sâu có thể làm tăng mật ñộ quần thể rệp bởi sự di chuyển ñi nơi
khác của kẻ thù tự nhiên là bọ rùa hoặc cũng có thể số lượng quần thể rệp bị
giảm bởi ảnh hưởng trực tiếp của thuốc trừ sâu hóa học (Pilcher et al,

1977[59]; Riddick et al, 1998 [60]).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 5


ðối với phần lớn các loài bọ rùa, rệp là yếu tố thức ăn cần thiết cho sự
phát triển và khả năng ñẻ trứng của chúng. Cùng với rệp, một số loài bọ rùa
còn ăn thêm phấn hoa ñể tăng nguồn protein (Hagen K.S. et al 1974 [47][48]).
Omkar et al, (2002) [53] ñã nghiên cứu sự mắn ñẻ của loài bọ rùa ăn
rệp Micrapis discolor Fabr dưới ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ ở các mức
khác nhau: 200C, 250C, 270C, 300C. Bọ rùa ñỏ cái có khả năng ñẻ trứng tăng
lên cao từ 200C ñến 270C. Tối ña mỗi loài bọ rùa cái có thể ñẻ tới 750 trứng ở
270C và ñộ ẩm là 95% và tối thiểu có thể ñẻ 385 trứng ở 200C và ñộ ẩm 65%.
Omkar (2008)[55] ñã nghiên cứu và ñưa ra các kết quả về tập tính sinh
sản của 2 loài bọ rùa Cheilomenes sexmaculatus và Coccinella transversalis.
Thời gian trưởng thành trước giao phối của 2 loài lần lượt là 5,0±0,5 ngày và
11,7±0,4 ngày. Trưởng thành ñực của cả 2 loài ñều thể hiện sự ve vãn theo 5
bước: ñến gần, quan sát, kiểm tra, leo lên và thực hiện giao phối.
Nagen và Bosch (1968) cho rằng kẻ thù tự nhiên rất quan trọng trong
việc phòng trừ rệp muội. Các loài kẻ thù tự nhiên của rệp muội bao gồm: côn
trùng ăn thịt, côn trùng kí sinh và nấm kí sinh. Trong ñó, côn trùng ăn thịt và
côn trùng kí sinh phần lớn thuộc về họ Coccinellidea, Syrphidae,
Chrysopidea. Côn trùng ăn thịt và côn trùng kí sinh có khả năng phản ứng lại
những tín hiệu hóa học từ môi trường ñể chúng có thể tìm thấy con mồi và
cây kí chủ. (dẫn theo Davis et al, (1979)[44]
Theo Hodek et al, (1996) [51], một nhận ñịnh ngắn gọn và tổng quát về
mối liên quan ñến thức ăn của bọ rùa châu Âu ñã ñược Klausnizzer (1996) ñề
cập ñến. Mối quan hệ của bọ rùa với thức ăn có thể chỉ có ñược bằng cách
nghiên cứu có hệ thống trong những thí nghiệm với những cá thể loài bọ rùa
riêng lẻ. Carpa, 1947; Dyadechko, 1954; Hodek, 1996 ñã xác ñịnh ñược một

số loài thuộc tộc Coccinellini là loài bọ rùa không ăn thịt, ví dụ như loài
Bulaea lichatschovi ăn thực vật, loài Tytthaspis sedecimpunctata ăn nấm mốc
(Dauguet, 1949, Turial, 1969)…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 6


Năm 1960, nghiên cứu trên loài bọ rùa Coccinella septempuctata L,
Papov (1973)[50] ñã ñưa ra kết luận: Sức ăn của loài này tăng khi mật ñộ rệp
tăng nhưng sự tăng này chỉ ở trong giới hạn mà thôi. (Dẫn theo Hodek,
(1973)[50]
Nhiều nhà côn trùng học trên thế giới nhận thấy rằng trong khi các loài
kí sinh thường không hoạt ñộng về ñêm thì các loài ăn thịt lại ñi săn mồi cả
lúc hoàng hôn và ñêm tối. Dixon (1970) thì cho rằng bọ rùa cảm nhận con
mồi nhờ chân của chúng, trong khi ñó thì Hagen (1976) cho biết loài bọ rùa
Anatis ocellata bị hấp dẫn bởi mùi thơm tỏa ra từ lá thông chứ không phải từ
rệp muội. (dẫn theo Hoàng ðức Nhuận, 1982, [27]).
Năm 1972, Roger et al ñã nhận thấy loài bọ rùa Propylia
quatourdecinpunctata thay ñổi thời gian ñẻ trứng theo loài rệp muội mà
chúng ăn. Hamalainer và Markula (1972) lại nhận ñịnh sức ñẻ của bọ rùa
Coccinella septempuctata L tăng gấp 2 lần khi ăn rệp muội Macrophun rosae
L. so với ăn rệp ñào Myxus percicea S. (Dẫn theo Hodek, (1973)[50].
Theo [64]
thì loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr phân bố ở hầu khắp các
vùng Ấn ðộ, Iran và Australia... Chúng còn ñược gọi với những cái tên
Cheilomenes sexmaculata Fabr, Chilomenes sexmaculata Fabr, Menochilus
quadriplagiatus Swart. Chúng là loài ña thực. Thức ăn của chúng gồm 115 loài
thuộc 7 họ 4 bộ (Homoptera: Aleyrodidae, Aphidoidae, Cicadellidae,
Coccoidae, Delphacidae, Lophopidae, Psyllidae; Lepidoptera: Crambidae,
Gelechiidae, Lycaenidae, Noctuidae, Papilionidae, Tortricidae, Xylorictidae;

Diptera: Anthomyiidae, Cecidomyiidae, Terphritidae; Acari: Tetranychidae).
Trong ñó, loài vật mồi mà chúng sử dụng nhiều nhất là họ rệp muội
Aphidoidea (65 loài) và chúng có mặt trên rất nhiều loại cây trồng: lúa, ngô,lạc,
cao lương, súp lơ, bông, …. Tuy nhiên, chúng lại là con mồi của một số loài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 7


thuộc các Bộ Hymenoptera: Braconidae, Proctotrupidae, Encyrtidae,
Eulophidae; Hemiptera: Pentatomidae; Acari: Coccipolipidae; Nemadoda:
Allantonematidae; Bacteria: Wolbachia sp.
Theo Mathews, (1985)[46] Thuốc trừ sâu hóa học tiếp xúc có thể làm
giảm số lượng kẻ thù tự nhiên của dịch hại. Thuốc trừ sâu nội hấp ở dạng hột
nhỏ ñược bón vào ñất hoặc xử lý hạt giống trước khi gieo trồng có thể làm
tăng khả năng tiêu diệt sâu hại và ít ảnh hưởng tới thiên ñịch của chúng.
1.3. Khả năng ứng dụng bọ rùa bắt mồi trong phòng chống sâu hại cây trồng
Sự kiện bọ rùa Rhodolia cadinalis Muls ñược nhập từ châu Úc vào
California ñể trừ rệp sáp Icerrya purchasi hại cam chanh ñược coi là sự kiện
có sức hấp dẫn nhất trong lịch sử sử dụng bọ rùa trong phòng chống rệp hại
cây trồng. Cho ñến nay, không một nhà côn trùng học nào, không một nhà
bảo vệ thực vật nào lại không biết ñến sự kiện này.
Năm 1870, người ta ñã nhập nội loài bọ rùa 11 chấm Coccinella
underciumpunctata từ Anh vào Newziland ñể tiêu diệt rệp muội.
Từ ñó ñến nay, biện pháp sinh học nói chung, sử dụng bọ rùa ăn thịt
trong phòng trừ sâu hại cây trồng nông nghiệp nói riêng ñã ñược các nhà côn
trùng học, các nhà BVTV trên thế giới ñi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và ứng
dụng vào các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo
tồn sự ña dạng sinh thái.
Năm 1964, ñã có 225 trường hợp nhập nội thiên ñịch trên thế giới thì
có tới 55 trường hợp là nhập nội bọ rùa. (Bach, (1980)[37]).

Nhiều nghiên cứu sau này ñã chỉ ra rằng, quản lý dịch hại tổng hợp
IPM ñược xem là biện pháp phòng trừ sâu hại tối ưu với lợi thế giá thành rẻ
và ít gây ô nhiễm môi trường. (Root, 1973 [61]; Bach, 1980 [37]. Kết quả
nghiên cứu mối quan hệ giữa ba yếu tố: cây trồng, sự thay ñổi của bọ rùa theo
mùa vụ cây trồng và thức ăn của chúng là rệp và phấn hoa ñã thu ñược kết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 8


quả ñáng chú ý: ðối với các ruộng phong phú về chủng loại cây (ngô, hạt
tiêu, cây họ cúc, cỏ linh lăng ..) sẽ thúc ñẩy mạnh sự ña dạng của vật mồi và
ñồng thời hiệu lực của quần thể nhóm ăn thịt cũng tăng lên rõ rệt (Artokin
K.S, 1981, [36]).
Theo Iperti G. (1990) [49], vai trò tiên phong trong phòng trừ sâu hại là
bọ rùa. ðây là vấn ñề có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao. Khoảng 90%
loài bọ rùa là có ích, chúng ăn thịt con mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn
trùng bộ cánh giống (Homoptera) và ve bét. Bọ rùa sống ở tất cả các hệ sinh
thái từ ñồng bằng ñến vùng cao, từ hệ sinh thái ñồng ruộng ñến hệ sinh thái
rừng. Bọ rùa có tính chống chịu từ hẹp ñến rộng tùy thuộc vào từng loài.
Chúng có thể là loài ñơn thực hay ña thực. Phần lớn các loài bọ rùa có phản
ứng với môi trường bằng cách di cư hoặc qua ñông, qua hè. Tuy nhiên, bọ rùa
rất dễ gặp những ñiều kiện bất lợi từ tự nhiên như kẻ thù, thức ăn và những
tác ñộng của con người. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp bảo vệ chúng. Sự
thay ñổi mùa vụ có ảnh hưởng ñến sự xuất hiện và bùng phát số lượng rệp hại
thực vật và tập tính của bọ rùa. Trong phòng trừ sinh học hiện nay, bọ rùa là
nhân tố quan trọng ñể hạn chế số lượng rệp sáp, rệp muội và ve bét. Tập tính
tập trung của bọ rùa còn ñược giải thích cho hiện tượng thích nghi khí hậu của
loài ở những vùng lãnh thổ mới. Nghiên cứu trong tương lai về di truyền, sinh
lý học và tập tính của bọ rùa kết hợp với nghiên cứu về ñộng lực bay của
chúng và những tác ñộng ñến khu hệ sinh thái nông nghiệp sẽ ñược cải tiến

chắc chắn hơn trong chương trình sử dụng bọ rùa làm cơ sở phòng trừ rệp hại.
Omkar et al, (2005)[54] sử dụng 3 loài rệp Aphis craccivora, Aphis
gossypii, Rhopalosiphum maidis làm thức ăn cho 2 loài bọ rùa Coelophora
biplagiata và Micrapis discolor ñể nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học như:
giai ñoạn phát triển, sự sống sót của ấu trùng, sự vũ hóa ra trưởng thành của
nhộng, chỉ số về sự phát triển, tốc ñộ phát triển và tỷ lệ giới tính phụ thuộc và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 9


tỷ lệ cá thể cái của 2 loài. Aphis gossypii/thiên ñịch nhỏ hơn 80/1 sẽ không
cần phun thuốc hóa học. Ông cho rằng các loài bọ rùa Coccinella
septempunctata và Propylea japonica có khả năng tiêu diệt số lượng ñáng kể
rệp bông. Trên cánh ñồng trồng bông của Trung Quốc, Zhang (1992) [62] ñã
phát hiện thấy 48 loài thuộc 19 họ là kẻ thù tự nhiên của rệp bông, trong ñó
nhóm bọ rùa ñóng vai trò quan trọng. Một con bọ rùa Scymnus hoffmanni có
khả năng ăn 25 rệp bông một ngày.
Ngoài các tác giả trên còn có nhiều tác giả khác trên thế giới cũng có nhiều
công trình nghiên cứu về bọ rùa nói chung và nhóm bọ rùa ăn thịt nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu loài bọ rùa sử dụng trong ñấu tranh sinh học ở
Việt Nam
Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam ñã ñược
nói ñến từ khoảng thế kỉ I – IV. Vào thời ñiểm ñó, nhân dân ta ñã biết dùng
kiến Vống Oecophylla smaragdina F ñể diệt trừ sâu hại cam chanh. Người ta
cũng ñã biết thu thập, mua và bán những tổ kiến, treo trên cây ñể hạn chế sự
phát triển và tiêu diệt những loài sâu hại.
Tuy nhiên, việc ứng dụng biện pháp sinh học trong BVTV ở Việt Nam
phải ñến những năm 60 của thế kỉ XX mới ñược quan tâm nghiên cứu, ñặc
biệt là họ bọ rùa Coccinellidae.
2.1. Nghiên cứu về thành phần loài bọ rùa ở Việt Nam

Theo Hoàng ðức Nhuận (1982) [27] hệ bọ rùa ở Việt Nam ñã phát hiện
ñược 246 loài, thuộc 6 phân họ (trong ñó có một phân họ gồm những loài bọ
rùa ăn thực vật, 5 phân họ gồm các loài ăn nấm và ñộng vật) trong ñó gần 200
loài sống theo kiểu bắt mồi và có tầm quan trọng trong ñấu tranh sinh học. Bọ
rùa thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Trưởng thành có kích thướng 0,8-10mm,
hình trứng ngắn. Cánh cứng phần lớn màu ñỏ tươi hoặc vàng với các chấm
hoặc vệt sẫm làm thành những hình vẽ ñặc trưng cho từng loài. Mặt trên sáng
bóng, không phủ lông hoặc phủ lông. Ấu trùng hình thoi dài, một số loài hình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 10


elip. Lưng sần sùi và có một lớp sáp trắng là chất tiết của cơ thể. Ấu trùng lột
xác 3 lần, có 4 tuổi. Một số loài có 5 tuổi. Nhộng: Trước khi hóa nhộng, ấu
trùng bọ rùa phải qua giai ñoạn tiền nhộng (prepupa). Giai ñoạn này ấu trùng
ngừng ăn, ngừng hoạt ñộng.
Tác giả Phạm Văn Lầm (1992)[14] cho rằng muốn lợi dụng thiên ñịch
trong phòng chống sâu hại thì không thể không tiến hành nghiên cứu thành
phần và ñánh giá vai trò có lợi của thiên ñịch trong hạn chế số lượng sâu hại
và nghiên cứu các ñiều kiện ảnh hưởng tới sự tích lũy thiên ñịch trong tự
nhiên. Tác giả cũng ñã ñiều tra khu hệ thiên ñịch của rầy nâu trên lúa ở 4 tỉnh
Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình và Tiền Giang cũng ñã phát hiện ít nhất có 56 loài
côn trùng là thiên ñịch của rầy nâu. Họ Coccinellidea có 3 loài: Harmonia
octomaculata, Micrapis discolor, M.vincta. Chúng tiêu diệt rầy nâu cả ở giai
ñoạn sâu non và trưởng thành.
Từ

năm

1982


ñến

năm

1993,

tác

giả

Phạm

Văn

Lầm

(1984)(1993)[13][14]cũng ñã xác ñịnh ñược 8 loài bọ rùa thuộc họ bọ rùa
Coccinellidae trên cây ñậu tương: Coccinella transversalis, Harmonia
octomaculata, Micrapis discolor, Leminia biplagiata, Propyles japonica,
Scymnus hoffmani, Cryptogonus orbiculus, Menochilus sexmaculatus.
Cũng trên cây ñậu tương, Vũ Quang Côn và ctv (1990)[2] ñã thống kê
vùng ngoại thành Hà Nội có 22 loài côn trùng bắt mồi. Trong ñó họ bọ rùa có
tới 11 loài. Tác giả Trương Xuân Lam (2002)[11] cũng ñã thu thập ñược 10
loài bọ rùa thuộc họ bọ rùa trên cây ñậu tương ở Quốc Oai, Hà Tây.
Trên cây ngô, Phạm Văn Lầm (1996)[17] cũng ñã thu thập ñược 10 loài
bọ rùa: Cryptogonus orbiculus, Menochilus sexmaculatus, Harmonia
ayxiridis, Coccinella transversalis, Harmonia octomaculata, Micrapis
discolor, Leminia biplagiata, Propyles japonica, Scymnus hoffmani, Scymnus
sp, (S. quadrivalneratus). Trong ñó có 3 loài phổ biến là: Coccinella

transversalis, Micrapis discolor, Menochilus sexmaculatus.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 11


Trên cây rau họ hoa thập tự ở vùng rau Từ Liêm (Hà Nội) và Mê Linh
(Vĩnh Phúc). Trong thời gian 1996-1998, Phạm Văn Lầm (2000)[18] cũng ñã
thu thập ñược 64 loài thiên ñịch. Trong ñó họ bọ rùa có loài Menochilus
sexmaculatus và Micrapis discolor (con mồi là loài B.brassicae và
M.persicae, P.xylostella), loài Leminia biplagiata và Sphaerophoria sp với
thức ăn là B.brassicae và M.persicae.
Tác giả Hồ Thị Thu Giang (2002)[7] cũng xác ñịnh trên rau họ thập tự
có 11 loài bọ rùa. Trong ñó có 2 loài phổ biến nhất là Menochilus
sexmaculatus Fabr và Micrapis discolor Fabr. Thức ăn của chúng chủ yếu là
rệp muội. Ngoài ra chúng cũng có khả năng ăn rầy.
Nghiên cứu thiên ñịch trên cây ăn quả có múi, Phạm Văn Lầm
(2000)[19], trong thời gian từ năm 1996 ñến 1999, tác giả ñã thu ñược 127
loài thiên ñịch trên cây ăn quả có múi. Trong ñó có 11 loài thuộc họ bọ rùa
Coccinellidae: Chilocorus circumdatus, Chilocorus gressitti, Coelophora sp,
Cryptogonus orbiculus, Rhodolia sp, Stethorus sp, Menochilus sexmaculatus,
Leminia biplagiata, Coccinella transversalis, Micrapis discolor Fabr ,
Propylea japonica. Vật mồi của chúng chủ yếu là P.citri, Nipaecoccus
vastator, Aphis citricola, A.gossypii, Toxoptera aurantii, Diaphorina citri,
Panonychus citri, Phyllocoptruta oleivora, Polyphagotarsonemus latus, ..
Nguyễn Thị Kim Oanh (1996)[29] ñã nghiên cứu kẻ thù tự nhiên của
rệp muội. Kết quả ñã ghi nhận có 20 loài, trong ñó có 11 loài bọ rùa. Vũ
Quang Côn và Hà Quang Hùng (1990)[4] cũng ñã ghi nhận có 14 loài côn
trùng bắt mồi thuộc bộ cánh cứng, trong ñó bọ rùa có 6 loài. Nguyễn Công
Thuật (1995)[32] cũng ñã thống kê ñược 21 loài côn trùng và nhện lớn bắt
mồi, bọ rùa có 7 loài. Nguyễn Viết Tùng (1992)[34] khi nghiên cứu kẻ thù tự

nhiên của rệp muội ở vùng ñồng bằng sông Hồng cũng cho biết có 13 loài bọ
rùa thường xuyên xuất hiện trên ñồng ruộng. Chúng là thiên ñịch chính của
rệp muội không chỉ trên cây ñậu tương mà cả trên cây trồng khác như rau,
ngô, bầu bí, cao lương….

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 12


Quách Thị Ngọ (2000)[28] ñã ñề cập ñến thiên ñịch của rệp hại cây
trồng và vai trò của côn trùng ăn thịt với quần thể rệp. Nhóm côn trùng bắt
mồi ăn thịt rệp chính là bọ rùa Coccinellidae. Tác giả cũng ñã thu thập ñược
29 loài thiên ñịch của rệp muội, trong ñó họ bọ rùa Coccinellidae có 2 loài
Menochilus sexmaculatus và Leminia biplagiata.
Theo Phạm Thị Vượng (1998)[35] trên cây lạc có loài bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis và bọ rùa ñỏ Micrapis discolor là những loài thiên
ñịch tiêu diệt bọ trĩ rất hiệu quả.
Tác giả Phạm Quỳnh Mai và ctv (2002)[20] nghiên cứu trên cây ăn quả
có múi và một số các cây trồng khác thuộc vùng Mê Linh – Vĩnh Phúc cũng
ñã thu ñược 21 loài bọ rùa bắt mồi, trong ñó có 2 loài có mặt thường xuyên và
liên tục trên các cây vải, na và bưởi là bọ rùa Stethorus cantonensis và
Scymnus vinhphuensis.
Khi nghiên cứu về nơi cư trú của các loài bọ rùa trong quá trình thực
tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Bích Lan (2002)[12] ñã thu thập ñược trên
lúa 01 loài bọ rùa (M.discolor Fabr), trên ñiền thanh 03 loài (M, discolor,
M.satoi, M.sexmaculatus), trên ñỗ tương 07 loài (M.discolor, M.satoi,
M.sexmaculatus,

L.biplagiata,

C.transversalis,


C.quadriplagiata,

S.octomaculata), trên lạc 04 loài (M.discolor, M.satoi, M.sexmaculatus,
C.transversalis), trên cải xanh 06 loài (M.discolor, M.satoi, M.sexmaculatus,
L.biplagiata, S.octomaculata, C.montrozieri), trên ngô và trên cây cỏ lau có 1
loài bọ rùa ñỏ M.discolor.
Tác giả Phạm Quỳnh Mai và ctv (2008)[21] trong quá trình nghiên cứu
ñã tìm thấy trên lúa và cỏ ven bờ có 6 loài bọ rùa; trên các cây màu, ñậu ñỗ có
13 loài bọ rùa bắt mồi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 13


2.2. Nghiên cứu về sinh học các loài bọ rùa nói chung và bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus Fabr nói riêng
- Vòng ñời: Bọ rùa trải qua 4 giai ñoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành. [27]
Theo tác giả Phạm Văn Lầm (1995)[16], vòng ñời của bọ rùa ñỏ
Micrapis discolor Fabr là 17-24 ngày ở ñiều kiện 250C-280C. Bọ rùa 6 vệt ñen
Menochilus sexmaculatus Fabr là 13-25,3 ngày ở ñiều kiện 200C-280C.
Tác giả Vũ Thị Nga và ctv (2008)[25] khi nghiên cứu bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus Fabr cho thấy vòng ñời của chúng là 14,17 ngày15,6 ngày ở ñiều kiện 28,80C-29,80C và ñiều kiện ẩm ñộ 86,70%-89,10%.
Nghiên cứu tuổi thọ của loài bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica
Thunberg của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Mai Phú Quý, Vũ Thị Chỉ,
Nguyễn Thành Mạnh (2008)[8] cho thấy tuổi thọ trung bình của con ñực là
57,8 ngày, con cái là 50,9 ngày ở ñiều kiện có giao phối. Ở ñiều kiện không có
giao phối, tuổi thọ trung bình của con ñực là 85,3 ngày, con cái là 84,9 ngày.
Theo tác giả Nguyễn Thành Mạnh và Mai Phú Quý (2008)[23], thức ăn
có ảnh hưởng ñến thời gian phát dục của giai ñoạn ấu trùng và rệp ñậu màu

ñen là loại thức ăn thích hợp cho việc nhân nuôi bọ rùa chữ nhân so với các
loại rệp ñào và rệp sáp.
Nghiên cứu trên bọ rùa 2 chấm vàng S. bipunctatus Kugel, tác giả Vũ
Thị Nga và Phạm Văn Lầm (2008)[24] nhận thấy chúng là loài côn trùng ưa
khô. Trong ñiều kiện ẩm ñộ không khí thấp (68,0%-70%) bọ rùa 2 chấm vàng
phát dục nhanh hơn so với trong ñiều kiện ẩm ñộ không khí cao (79,9%86,0%). Cũng theo các tác giả, tuổi thọ của pha trưởng thành của loài này là
63,1-99,9 ngày. Cũng theo nhóm tác giả thì một trưởng thành bọ rùa 2 chấm
vàng S.bipunctatus Kugel ñẻ 222,3 trứng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 14


Nghiên cứu trên bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunberg, Nguyễn
Thị Hạnh và ctv (2008)[8] nhận ñịnh rằng: trong cùng ñiều kiện nhiệt ñộ
230C, ẩm ñộ 75% với thức ăn là rệp ñậu ñen, khả năng ñẻ trứng của con cái
trong ñiều kiện ñược giao phối cao gấp 1,5 lần so với những con không ñược
giao phối.
Các tác giả cũng nhận thấy rằng tỷ lệ nở của trứng giảm dần qua các
thế hệ và chỉ số giới tính của bọ rùa Nhật Bản ngoài ñồng ruộng dao ñộng từ
0,25-0.6, tùy thuộc và ñiều kiện thức ăn ngoài ñồng ruộng. Khi khan hiếm
thức ăn, chỉ số giới tính giảm tới 2,4 lần và khi thức ăn phong phú, chỉ số giới
tính lại lên tới 0,6. [8]
Nghiên cứu trên bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr, tác giả
Phạm Huy Phong và ctv (2008)[30] cũng nhận thấy tỷ lệ giới tính của chúng
trong tự nhiên cũng giảm ñáng kể vào các tháng 1, 12 là những tháng có nhiệt
ñộ thấp, thức ăn lại nhiều hơn so với các ñợt khác nên quần thể bọ rùa cũng
có sự ñiều chỉnh số lượng con cái.
Các tác giả cũng nhận thấy rằng khả năng ñẻ trứng và tỷ lệ nở trứng
của bọ rùa 6 vằn ngoài tự nhiên là cao nhất so với nuôi trong phòng thí
nghiệm qua 4 thế hệ nuôi liên tiếp. Khả năng ñẻ trứng của chúng cũng giảm

ñi nhanh so với tỷ lệ nở của trứng qua 4 thế hệ nuôi liên tiếp trong phòng thí
nghiệm. [30]
Theo Hoàng ðức Nhuận (1979)[26]: Trung bình sâu non bọ rùa 6 vạch
trong 1 ngày tiêu diệt tới 200 rệp muội. Nghiên cứu về bọ rùa chữ nhân, tác
giả Nguyễn Thành Mạnh, Mai Phú Quý (2008)[23] cho thấy ấu trùng tuổi 1
ăn trung bình 67 rệp ñể hoàn thiện giai ñoạn phát dục. Ấu trùng tuổi 2 trung
bình ăn 99 rệp, ấu trùng tuổi 3 trung bình ăn 102 rệp và ấu trùng tuổi 4 trung
bình ăn 184 rệp. ðể hoàn thành giai ñoạn ấu trùng, mỗi cá thể bọ rùa non ăn
trung bình 451 rệp. Giai ñoạn trưởng thành ăn trung bình 75 rệp/ngày. Như

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 15


vậy, về lý thuyết, một cá thể bọ rùa chữ nhân có vòng ñời 25,08 ngày ăn hết
1899 rệp muội.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh và Trần Thị Hoài Phương (2008)[33]
khi nghiên cứu về bọ rùa chữ nhân cho thấy phổ thức ăn của chúng rất rộng
gồm: 5 loài bộ cánh vảy (sâu khoang Spodoptera litura Fabr, sâu ñục thân
ngô Ostrinia nubilalis Hibber, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ Cnaphalocrocis
medinalis Guenee, sâu cuốn lá ñậu Lamprosema indicata Fabr, sâu tơ Plutella
maculipennis Curtis), 3 loài bộ cánh ñều (Rầy xanh lá mạ Empoasca
flavescens Fabr, rệp vừng Aphis sp, rệp ñậu Aphis glycines Mats), 01 loài
thuộc bộ cánh nửa (Bọ xít ñen Scotinophara lurida Burn). Trong ñó thức ăn
ưa thích của bọ rùa chữ nhân là rệp ñậu. Trung bình một bọ rùa ăn 18-41 rệp
muội/ngày.
Theo Hoàng ðức Nhuận(1982)[27], bọ rùa ăn thịt là những loài côn
trùng khá phàm ăn. Ấu trùng loài C.septempunctata trong suốt thời gian phát
triển ăn tới 665 rệp muội (tối ña là 868), ấu trùng trưởng thành một ngày ñêm
ăn 60-159 rệp. Trong khi ñó chúng có thể ăn tới 38 loại rệp khác nhau.
(Filatova, 1970).

Tác giả Hoàng ðức Nhuận (1982)[27] cũng nhận ñịnh phổ thức ăn của
bọ rùa rất khác nhau. Phần lớn bọ rùa ăn thịt rệp muội, nhiều loài ăn cả rệp
cánh trong, có loài ăn ấu trùng một số loài cánh cứng, có loài ăn trứng và sâu
non của một số loài thuộc bộ cánh vảy.
2.3. Nghiên cứu về sinh thái và quá trình chu chuyển của một số loài bọ
rùa bắt mồi
Theo Hagen (1962)[27] có 4 kiểu (và 2 kiểu phụ) diễn biến các lứa
trong năm của họ Coccinellidae.
- Kiểu I. Có một thế hệ trong năm
- Kiểu Ia. Cũng có một thế hệ trong năm, nhưng những con trưởng
thành mới nở vào ñình dục ngay từ ñầu hè.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 16


- Kiểu II. Có 2 thế hệ trong suốt mùa nóng ấm
- Kiểu IIa. Cũng có 2 thế hệ trong năm, nhưng hai thế hệ này cách nhau
một giai ñoạn ñình dục.
- Kiểu III. Nhiều thế hệ trong một năm, liên tục từ mùa xuân tới mùa
thu. Các thế hệ có thời gian tương ñối ngắn.
- Kiểu IV. Có nhiều thế hệ tiếp diễn liên tục trong năm, không có giai
ñoạn nghỉ dưỡng sức nào. (Dẫn theo Hoàng ðức Nhuận, (1982)[27].
Trong 4 kiểu trên, kiểu III và IV là kiểu phát triển của các loài bọ rùa
sống ở vùng cận nhiệt ñới và nhiệt ñới ẩm, trong ñó có Việt Nam. [27]
Nói chung, chu kỳ sống của các loài ăn thịt ít nhiều tương ứng với giai
ñoạn hoạt ñộng tích cực của con mồi. Một số loài Coccinellidae có tính ăn
rộng, có thể ăn nhiều loài mồi khác nhau. Trong ñó có những loài mồi chủ
yếu là những loài rất phổ biến. Trong những trường hợp như vậy thì chu kỳ
phát triển của loài vật mồi không có gì ảnh hưởng tới nhịp ñiệu phát triển của
vật ăn thịt. [27]

Theo Hoàng ðức Nhuận (1982)[27] thì quan hệ sinh học của bọ rùa chủ
yếu phụ thuộc vào quan hệ dinh dưỡng của chúng trong sinh quần. Phức hệ
thức ăn của bọ rùa ăn thịt rất khác nhau. Phần lớn bọ rùa ăn thịt ăn rệp muội.
Tuy nhiên, nhiều loài bọ rùa ăn thịt cũng ăn cả rệp cánh trong, ấu trùng
một số loài cánh cứng, trứng và sâu của một số loài cánh vảy. Bọ rùa ăn thịt là
loài côn trùng rất phàm ăn. Ấu trùng Coccinella septempunctata trong thời gian
phát triển ăn tới 665 rệp muội, trưởng thành một ngày ñêm ăn 60-159 rệp muội
(Dia detsko, 1954; Filatova, 1970). Bọ và ấu trùng C.septempunctata ăn tới 38
loài rệp khác nhau (Filatova, 1970). (Dẫn theo Hoàng ðức Nhuận, (1982)[27].
Khi ñậu ñã rạc, quần tộc rệp cũng suy tàn. Một số con có cánh chuyển
xuống cỏ và sinh sản duy trì nòi giống ở ñó, chờ vụ cây trồng mới. Bọ rùa
cũng phân tán sang những cây trồng và cây dại quanh ñó như ñiền thanh,
khoai lang, xoan, ngô, lúa, cỏ… (Hoàng ðức Nhuận, 1982, [27]).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .......... 17


×