Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Bọ rùa 6 vằn (menochilus sexmaculatus fabr )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIÊP HÀ NÔI
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẬP TÍNH
CỦA LOÀI BỌ RÙA 6 VẰN (Menochilus sexmaculatus
Fabr.) QUA CÁC THẾ HỆ NHÂN NUÔI TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG
ĂN MỒI CỦA CHÚNG TRONG ĐIỀU KIỆN PILOT”.
Người thực hiện : PHẠM MẠNH CƯỜNG
Lớp : BVTVA
Khóa : 51
Ngành BẢO VỆ THỰC VẬT
Người hướng dẫn
1
: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG
Người hướng dẫn
2
: ThS. NGUYỄN QUANG CƯỜNG
Hà Nội - năm 2010
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn của mình tôi xin bày tỏ sự kính trọng và
cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đặng Thị Dung đã giúp tôi xác định được đề
tài, thông tin cần thiết và những kinh nghiệm để tôi bắt đầu bước vào làm thực
tập tốt nghiệp hoàn thành đợt thực tập một cách tốt đẹp.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn ThS. Nguyễn Quang Cường – Cán bộ nghiên
cứu Phòng Côn trùng học thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
đã trực tiếp hướng dẫn, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện thực tập tốt
nghiệp tại phòng.
Bên cạnh đó trong suốt thời gian thực tập, tôi luôn nhận được sự góp ý về


chuyên môn, tạo điều kiện về dụng cụ thí nghiệm cũng như những lời động viên
của TS. Trương Xuân Lam – Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, CN.
Vũ Thị Chỉ, CN. Nguyễn Thị Thúy, CN. Nguyễn Thị Hạnh và CN. Phạm Huy
Phong - phòng Côn trùng học thực nghiệm. Qua đợt thực tập tôi đã học hỏi được
rất nhiều kiến thức thực tế để có thể thực hiện được một đề tài khoa học cơ bản.
Tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2010
Phạm Mạnh Cường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Một chế độ ăn uống khoa học và an toàn thì rau xanh và các loại hoa quả
là thực phẩm không thể thiếu. Rau có ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng của
con người. Rau chứa một lượng lớn carbohydrat, vitamin, đạm, đường, chất
thơm, các hợp chất khoáng và acid hữu cơ (Trần Thị Kim Ba, 2006)[1]
Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn
định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên
quan đến đường ruột đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi các loại bệnh
thoái hóa (Khổng Thu Hà, 2007)[6].
Cây rau, cây màu thường bị các loài rệp như rệp đào (Myzus persicae),
rệp cải (Rhopalosiphum pseudobrassicae), rệp xám (Brevicoryne brassicae) tấn
công, gây hại. Rệp trưởng thành có hai dạng hình thái: trưởng thành có cánh và
trưởng thành không cánh. Rệp không cánh to mẫm hơn, sinh sản nhanh, tập
trung ở búp và cành lá non, chích hút nhựa, làm cây còi cọc, lá héo vàng, khô
lại. Chúng còn là vật trung gian truyền bệnh virus (Bộ môn côn trùng, 2004) [2]
Trong phòng trừ rệp hại việc sử dụng thuốc hoá học là dễ sử dụng, có hiệu
quả kinh tế, có thể ngăn chặn được rệp hại ngay cả khi chúng thành dịch. Nhưng

việc lạm dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong phòng chống rệp hại dẫn
tới nhiều hậu quả không mong muốn như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con
người, gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ mối cân bằng sinh
thái, gây ra nhiều vụ "bùng nổ" về số lượng rệp hại.
Để duy trì một nền nông nghiệp bền vững thì việc xây dựng và áp dụng quy
trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên sự hiểu biết về sinh thái học là một
hướng đi đúng đắn để bảo vệ cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Trong đó
biện pháp sử dụng thiên địch trong đấu tranh sinh học đã và đang được quan tâm
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
rộng rãi. Việc sử dụng các loài thiên địch nói chung và bọ rùa thiên địch nói riêng
trong đó có bọ rùa 6 vằn là biện pháp an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, có
hiệu quả kinh tế do chúng tồn tại mãi trong tự nhiên, hoà vào lực lượng của phòng
chống tự nhiên (Bộ môn côn trùng, 2004) [2]
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái và tập tính của các loài thiên địch để
bảo vệ và khích lệ vai trò của chúng trong tự nhiên, nhân nuôi thả bổ trợ và thả tràn
ngập trên đồng ruộng để khống chế mật độ của các loài sâu hại dưới ngưỡng kinh
tế là việc làm hết sức cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Được sự phân công của bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Đặng Thị Dung và ThS. Nguyễn Quang Cường chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tập tính của loài bọ rùa 6 vằn
(Menochilus sexmaculatus Fabr.) qua các thế hệ nhân nuôi trong phòng thí
nghiệm và thử nghiệm khả năng ăn mồi của chúng trong điều kiện Pilot”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tập tính của loài bọ rùa 6 vằn trong
phòng thí nghiệm qua các thế hệ nhằm xác định khả năng duy trì và giữ giống
nhằm phục vụ cho công tác nhân nuôi cũng như khả năng sử dụng chúng trong
phòng chống rệp hại cây trồng.

1.2.2. Yêu cầu
- Nhân nuôi liên tục bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ trong phòng thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ nhân
nuôi trong phòng thí nghiệm. (Tỷ lệ nở, tỷ lệ sống, tỷ lệ hóa nhộng, tỷ lệ hóa
trưởng thành )
- Nghiên cứu tập tính của bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ nhân nuôi trong
phòng thí nghiệm. (Tập tính di chuyển, đẻ trứng của trưởng thành, tập tính di
chuyển của sâu non ).
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
- Thử nghiệm sử dụng bọ rùa 6 vằn phòng trừ rệp hại trong điều kiện
Pilot.
1.3. Ý nghĩa khoa học:
Phương pháp nhân nuôi vật mồi là rệp đậu màu đen giúp chủ động nguồn
thức ăn trong nhân nuôi bọ rùa thiên địch
Đưa ra những dẫn liệu mới về sự thay đổi của một số chỉ tiêu sinh học và
tập tính của loài bọ rùa 6 vằn khi nhân nuôi liên tiếp qua các thế hệ trong phòng
thí nghiệm
Kết quả sử dụng bọ rùa 6 vằn phòng trừ rệp hại trong điều kiện Pilot.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Họ bọ rùa (Coccinellidae), bộ (Coleoptera), lớp (Insecta) có một lịch sử
phát triển khá lâu dài. Theo ý kiến của Iablokoff - Khazorian thì họ
Coccinellidae hiển nhiên được hình thành từ khu vực nào đấy ở vùng nhiệt đới
mà hiện nay ở đó họ Coccinellidae cũng vô cùng phong phú và đa dạng. (trích dẫn

từ Hoàng Đức Nhuận, 1983) [11].
Năm 1758, Linne đã mô tả 36 loài đầu tiên thuộc họ bọ rùa và được xếp
vào giống Coccinella. Hiện nay, số loài này đã tăng từ 4500 - 5000 loài (trích
dẫn từ Hoàng Đức Nhuận, 1982) [10].
Những chuyên khảo về bọ rùa đã lần lượt xuất hiện từ những năm ở thế kỷ
XVIII, nhưng từ sau năm 1888, sau sự kiện bọ rùa châu đại dương (Novius cardinalis
Muls) phát huy tác dụng trong phòng trừ rệp sáp bông (Icerya purchasi Mask), việc
nghiên cứu bọ rùa chuyển sang giai đoạn mới “Giai đoạn nghiên cứu bọ rùa phục vụ
nông nghiệp”.
Bọ rùa ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại
cây trồng, theo De Bach (1968) thì trong số 118 trường hợp thành công mỹ mãn
trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã có tới 21 trường hợp hoàn
toàn chỉ sử dụng bọ rùa. Tính cho tới nay thì đã có 29 trường hợp sử dụng bọ rùa
thành công trong đấu tranh sinh học, các nhà sinh học Liên Xô đã sử dụng thành
công loài bọ rùa Ấn Độ (Serangium parcesetosum) trong việc phòng trừ rệp
cánh trắng hại cam (Dialeurodes citri) ở miền Nam Liên Xô (trích dẫn từ Hoàng
Đức Nhuận, 1983) [11].
Hiện nay các nhà sinh vật học trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu sử
dụng bọ rùa địa phương trong công tác bảo vệ thực vật, Liên Xô là một trong số
những nước tiên tiến có nhiều đóng góp quan trọng. Nhiều công trình thực
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
nghiệm đã xác nhận là hệ bọ rùa địa phương có khả năng to lớn trong việc tiêu
diệt rệp và ve bét hại cây trồng.
Những công trình nghiên cứu này đã được thực hiện tại Trung Á, người ta
đã sử dụng thành công bọ rùa 11 chấm (Semiadalia 11- notata) và bọ rùa 8 chấm
(Brumus octosignatus) trừ rệp hại bông ở Châu Âu, các nhà sinh học đã tiến thêm
một bước trong việc sử dụng phức hệ bọ rùa địa phương có nhiều đặc tính sinh học
khác nhau; bọ rùa 7 chấm (Coccinella septempunctata), bọ rùa 2 chấm (Adalia

bipunctata), bọ rùa sặc sỡ (Adonia variegata), bọ rùa 14 chấm (Harmonia 14 -
punctata) và bọ rùa mập (Harmonia conglobata) trong công tác phòng trừ rệp
củ cải đường (Hoàng Đức Nhuận, 1983) [11].
Loài bọ rùa 6 vằn khi nghiên cứu ở Malaysia có vòng đời trung bình 17,6
ngày, còn ở Nhật Bản cho kết quả vòng đời trung bình 25,3 – 26,7 ngày. Thí
nghiệm nuôi bọ rùa bằng các loại rệp muội khác nhau. Kết quả cho thấy khi thức
ăn là rệp muội loài Aphis craccivora hay Myzus persicae thì bọ rùa có thời gian
phát dục ngắn, 1 cá thể bọ rùa cái đẻ trứng trong 10 ngày đầu có thể tới 172
trứng. Nếu nuôi bắng các loài rệp khác như Aulacorthum solani, Sitobion
akebiea thì bọ rùa có vòng đời dài hơn, số trứng đẻ trong 10 ngày đầu của 1 cá
thể cái chỉ đạt 99 trứng. (Hussein et al, 1990 [17]; Sugiur et al, 1998 [24])
Theo tác giả Solangi, B.K., Lohar và cộng sự (2003) [23]đã tiến hành nghiên
cứu về các đặc điểm sinh học của bọ rùa 6 vằn với thức ăn là rệp hại cây cải hột
Lipaphis erysimi Kalt. trong vụ đông 2002-2003 tại phòng thí nghiệm thuộc Bộ
môn Côn trùng, Đại Học Nông nghiệp Sindh, Tandojam, Pakistan. Các kết quả
nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng các tuổi, thời gian phát triển của
nhộng, khả năng sinh sản, thời gian trước đẻ trứng và thời gian sống của trưởng
thành đã được ghi nhận.
Năm 2001, Agarwala Basant K et al [16] đã nghiên cứu về mối quan hệ
giữa mật độ vật mồi, kích thước của trưởng thành với khả năng ăn mồi và khả năng
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
đẻ trứng của bọ rùa 6 vằn ở miền xích đạo Châu Á. Kết quả cho thấy, trong
khoảng không gian 150cm
2
mỗi con cái ăn hết khoảng gần 40 trưởng thành rệp
Aphis craccivora Koch trong 24 giờ. Lượng rệp tiêu thụ phù hợp để số lượng trứng
mà mỗi con cái đẻ ra cao nhất khi mật độ rệp ở mức thấp khoảng 5 đến 10 rệp
trưởng thành. Tỷ lệ trứng đẻ so với lượng rệp tiêu thụ (tính theo trọng lượng khô)

đạt cao nhất khi mật độ rệp ở mức thấp nhất là 5 rệp trưởng thành. Lượng thức ăn
cung cấp cho giai đoạn ấu trùng có ảnh hưởng đáng kể đến kích thước của bọ rùa
trưởng thành cái. Sau 24 giờ thì lượng rệp tiêu thụ cũng như số lượng trứng đẻ của
trưởng thành cái có kích thước nhỏ sẽ ít hơn so với con cái có kích thước lớn hơn,
tuy nhiên hiệu quả chuyển đổi từ thức ăn đến lượng trứng đẻ vẫn như nhau mà
không phụ thuộc vào kích thước của trưởng thành.
Mari J.M. et al (2004) [21] nghiên cứu về sinh thái học và các hoạt động
sinh học của bọ rùa 6 vằn nuôi bằng rệp trên cây cỏ linh lăng Therioaphis trifolii
Monell. Thời gian ghép đôi giao phối của bọ rùa 6 vằn là 81,8±5,4 phút. Giai
đoạn đẻ trứng và trước đẻ trứng của bọ rùa 6 vằn là 27,4±4,1 và 4,5±0,3 ngày.
Khả năng sinh sản của một con cái bọ rùa 6 vằn là 602±75,3. Thời gian phát dục
của trứng bọ rùa 6 vằn là 8,6±1,2 và 7,3±1,0 ngày. Giai đoạn phát triển ấu trùng
tuổi 1, 2, 3 và 4 của loài bọ rùa 6 vằn theo thứ tự là 7,3±0,6; 4,3±0,2; 3,8±0,3 và
6,7±1,1 ngày. Giai đoạn nhộng của bọ rùa 6 vằn là 3,6±0,3. Giai đoạn trưởng thành
của con đực và con cái bọ rùa 6 vằn trong điều kiện thí nghiệm là 34,9±4,8 và
29,7±1,2 ngày.
Cũng theo Mari J.M. et al (2005) [22] thí nghiệm đánh giá khả năng ăn
mồi của bọ rùa 6 vằn vào mùa đông năm 2000 -2001 ở ĐH nông nghiệp
TandoJam, Sindh, Pakistan. Kết quả ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 mỗi
ngày có khả năng ăn lần lượt 11,8; 26,8; 43,4; 141,5 rệp Therioaphis trifolii, con
trưởng thành đực mỗi ngày ăn 73,0 rệp, trưởng thành cái mỗi ngày ăn 80,0 rệp.
Lượng rệp ăn của rệp các tuổi 1, 2, 3, 4 lần lượt là 86,5; 115,2; 164,9 và 948,1
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
rệp. Các con cái ăn hết trung bình là 2548,2 rệp và các con đực ăn hết trung bình
2800 rệp trong toàn bộ đời sống của chúng.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu loài côn trùng quan trọng này mới chỉ có
một số tác giả quan tâm đến. Trong đó phải kể đến Hoàng Đức Nhuận. Ông đã

có những công trình nghiên cứu về nhóm bọ rùa (Coccinellidae) từ những năm
70 của thế kỷ XX. Tác giả đã xuất bản 2 tập sách về bọ rùa Việt Nam với 220
loài thuộc 165 giống, 6 phân họ (Coccinellinae, Chilocorinae, Scymninae,
Coccidulinae, Sticholotidinae). Cho đến nay đã phát hiện và thống kê được 268
loài thuộc 6 phân họ, 16 tộc và 61 giống trong đó có tới 162 loài là bọ rùa có ích
thuộc 5 phân họ, 55 giống (Hoàng Đức Nhuận, 1983). [11]
Bọ rùa sáu vằn là loài côn trùng ăn thịt với thức ăn chủ yếu là một số loài
rệp thuộc họ rệp muội (Aphididea: Homoptera). Một số loài rệp muội là đối
tượng nguy hiểm và gây hại chính trên một số cây trồng như: Aphis craccivora,
Aphis gosiphy, Brevicorine brassicacae, Myzus percicae…Chính vì thế loài bọ
rùa sáu vằn có vai trò rất lớn trong việc điều hoà mật độ quần thể rệp trên các
loại cây như: cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, nhãn, vải…), cây công nghiệp (mía,
hồ tiêu…), cây lương thực (lúa, ngô, khoai,…), cây rau (các cây rau họ hoa thập
tự, các cây thuộc họ đậu,…). (Trần Thế Tục, 1998) [14]. Vai trò của chúng rất
lớn và đã được nhiều tác giả trong nước ghi nhận (Trần Đình Chiến, 1991) [3],
(Hoàng Đức Nhuận, 1982, 1983 [10], [ 11], Nguyễn Viết Tùng, 1991 [15]…)
Triển vọng sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở
Việt Nam là rất lớn, do trên một phạm vi đất đai không lớn nhưng Việt Nam có
rất nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển. Hệ bọ rùa có ích ở Việt Nam rất
phong phú, tuy nhiên từ trước đến nay chưa được điều tra một cách có hệ thống.
Năm 1976, viện bảo vệ thực vật đã công bố danh sách bọ rùa gồm 63 loài và
phân loài, trong đó có 48 loài có ích. Cho tới nay số loài bọ rùa có ích trong khu
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
hệ bọ rùa Việt Nam lên tới 165 loài, thuộc 5 phân họ, 60 giống, trong đó có 159
loài ăn rệp, và những sinh vật nhỏ khác hại thực vật.
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam, các loại bọ rùa có ích hầu
như phát triển quanh năm, điều đó giúp ta giảm bớt sức lực và thời gian trong
việc duy trì, gây và nhân bọ rùa liên tục trong phòng thí nghiệm như nhiều nước

ở trong các vùng có khí hậu lạnh vẫn phải dùng.
Theo Trần Đình Chiến, 2002 [4] bọ rùa 6 vằn là loài côn trùng bắt mồi
phổ biến. Chúng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn chu kì phát triển trải qua 4 pha:
Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Ấu trùng bọ rùa 6 vằn có 4 tuổi trải qua
3 lần lột xác trong đó ấu trùng tuổi 4 có kích thước lớn nhất, lớn hơn 3 lần so với
tuổi 1
Trứng của bọ rùa 6 vằn được đẻ thành từng ổ từ 3 - 29 quả, ổ trứng
thường được xếp 2 – 3 hàng hoặc thành cụm rất đều nhau trên lá đậu tương. Một
trưởng thành cái trong một đêm có thể đẻ từ 1 - 4 ổ trứng (Trần Đình Chiến,
2002) [4].
Trường thành bọ rùa 6 vằn rất linh hoạt và thường hoạt động vào buổi
sáng sớm và chiều mát, trưởng thành có tập tính giả chết nên khi chạm vào cơ
thể chúng thường tiết ra giọt dịch màu vàng để tự vệ (Trần Đình Chiến, 2002) [].
Bọ rùa 6 vằn là loài bắt mồi đa thực, có thể ăn được nhiều loài rệp muội, hơn
nữa chúng có thể sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, khả năng ăn mồi của
chúng rất lớn nên vai trò của chúng trong việc kìm hãm số lượng rệp muội trên
đồng ruộng rất có ý nghĩa (Trần Đình Chiến, 2002) [4]
Trưởng thành bọ rùa có nhiều biến dạng khác nhau. Theo Hoàng Đức
Nhuận (1982) [10] ở Việt Nam đã phát hiện được 12 dạng khác nhau
Theo Hồ Thị Thu Giang, 1996 [5] trưởng thành bọ rùa 6 vằn có cơ thể
hình bán cầu, đầu màu trắng vàng, mắt kép màu đen, râu đầu 11 đốt hình chùy
có kích thước cơ thể (dài: 5,1 ± 0,12mm; rộng: 3,3 ± 0,18mm). Sâu non bọ rùa
có 4 tuổi và kích thước các tuổi lần lượt là tuổi 1 (dài: 2,0 ± 0,16mm; rộng: 0,7
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
± 0,05mm), tuổi 2 (dài: 3,0 ± 0,11mm; rộng: 1,0 ± 0,10mm), tuổi 3 (dài: 5,7
± 0,10mm; rộng 1,7 ± 0,05mm), tuổi 4 (dài: 6,9 ± 0,15; rộng: 2,2 ± 0,08mm).
Nhộng thuộc dạng nhộng trần có dạng trứng dài, kích thước (dài: 4,5 ± 0,3mm;
rộng: 2,8 ± 0,07). Trứng hình bầu dục màu vàng rơm, kích thước (dài: 1,1 ±

0,09mm; rộng: 0,4 ± 0,08mm)
Trong điều kiện nhiệt độ từ 18,5-20,6 ºC, ẩm độ từ 75,4-83,7% thì vòng đời
của bọ rùa 6 vằn kéo dài từ 26,1-31,4 ngày trung bình là 28,8 ± 0,9 ngày (Hồ Thị
Thu Giang, 1996) [5], theo tác giả Phạm Văn Lầm, 1989 khi nuôi bằng rệp đậu
tương vòng đời bọ rùa 6 vằn từ 13,0 đến 25,3 ngày khi nhiệt độ là 20-28 ºC
(trích theo Hồ Thị Thu Giang, 1996) [5].
Khả năng đẻ trứng của con cái bọ rùa trưởng thành nhiều hay ít phụ thuộc
nhiều vào chế độ thức ăn, nhưng yếu tố nhiệt độ, ẩm độ cũng ảnh hưởng nhiều tới
khả năng đẻ trứng. Trong điều kiện ¯t º = 19,9 ºC, ¯RH% = 81,3 khả năng đẻ trung
bình là 292,5 ± 29,7 quả, khi ¯t º = 20,4 ºC, ¯RH% = 87,9 khả năng đẻ trung bình
là 361,5 ± 25,9 quả (Hồ Thị Thu Giang, 1996) [5].
Sức ăn của bọ rùa 6 vằn tăng dần từ tuổi 1 đến trưởng thành, trưởng thành có
sức ăn mạnh nhất. Cụ thể sâu non tuổi 1 chỉ ăn hết 7,4 0,09 con rệp/ngày đêm trong
khi đó trưởng thành ăn hết 81,1 ± 0,99 con rệp/ngày đêm ở nhiệt độ 17,3-20,1ºC
và RH 75,2-93,1% (Hồ Thị Thu Giang, 1996) [5].
Theo Phạm Văn Lầm, 2004 [7] bọ rùa 6 vằn nuôi bằng rệp muội cam (T.
aurantii) ở điều kiện nhiệt độ là 25 - 26
o
C và ẩm độ là 71 - 78 %. Thời gian phát
dục của bọ rùa non tuổi 1 và tuổi 2 (tương ứng là 2,0 và 1,9 ngày) dài hơn thời
gian phát dục của bọ rùa non tuổi 3 và tuổi 4 (tương ứng là 2,0 và 1,9 ngày. Bọ
rùa 6 vằn nuôi trong cùng điều kiện nhiệt độ (25 - 26
o
C) và ẩm độ (71 - 78%)
với thức ăn là các loài rệp muội khác nhau, thời gian phát dục các pha khác nhau
không rõ ràng. Thời gian phát dục pha bọ rùa non của các cá thể nuôi bằng rệp
muội đậu tương (A.glycines) hơi kéo dài hơn so với nuôi bằng rệp muội cam (T.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51

aurantii). Ngược lại, thời gian tiền nhộng ở thí nghiệm nuôi bằng rệp muội đậu
tương lại ngắn hơn so với trong thí nghiệm nuôi bằng rệp muội cam. Thời gian
vòng đời của bọ rùa 6 vằn nuôi bằng rệp muội cam kéo dài trung bình 20,3 -
20,5 ngày.
Theo Phạm Huy Phong, Vũ Thị Chỉ, Nguyễn Thị Thúy, 2007 [12] tỷ lệ
sống của ấu trùng và nhộng của bọ rùa M. sexmaculatus là rất cao. Tỷ lệ sống
của ấu trùng là 89% ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 26,6
0
C, ẩm độ trung
bình là 65,3%. Tỷ lệ sống của nhộng là 99,3% ở điều kiện nhiệt và ẩm độ như
trên. Như vậy tỷ lệ sống của nhộng cao hơn của ấu trùng.
Chỉ số giới tính của bọ rùa sáu vằn khi nuôi trong điều kiện phòng thí
nghiệm thường đạt hơn 0,50 trừ tháng 11/2005, 12/2005 và tháng 11/2007. Biến
thiên chỉ số giới tính của bọ rùa nuôi trong phòng thí nghiệm thể hiện không rõ
rệt như ngoài tự nhiên. (Phạm Huy Phong và ctv, 2007) [12]
Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy được vai trò của các loài bọ
rùa bắt mồi trong việc khống chế sự gây hại của rệp trên nhiều loài cây trồng.
Cùng với đó các tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về các đặc điểm sinh học,
sinh thái và tập tính học của các loài bọ rùa bắt mồi nói chung và của loài bọ
rùa 6 vằn nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu về vấn đề nhân nuôi, duy trì nguồn gen của bọ rùa 6 vằn trong phòng thí
nghiệm để chủ động đưa ra sử dụng rộng rãi ngoài đồng ruộng phòng trừ rệp hại
cây trồng. Những phát hiện cũng như các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước sẽ là cơ sở khoa học vững chắc cho công trình nghiên
cứu này của chúng tôi.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
+ Đối tượng: Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr.
+ Vật liệu
- Cây đậu đen và rệp đậu màu đen Aphis craccivora Koch.
- Nhà lưới, cabin, khay trồng cây, dụng cụ nuôi bọ rùa và rệp.
- Nhật kí thực tập và sổ số liệu thô.
- Kính lúp, dao, kéo, panh, ống nghiệm, hộp pettri…
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm: Phòng thí nghiệm thuộc Phòng côn trùng học thực nghiệm
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
+ Thời gian: Từ tháng 7- tháng 12/2009.
3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu nhân nuôi rệp đậu màu đen Aphis craccivora Koch trong phòng
thí nghiệm làm cơ sở cho việc nhân nuôi loài bọ rùa 6 vằn.
+ Nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu về sinh học và tập tính của bọ rùa 6 vằn qua
các thế hệ nhân nuôi trong phòng thí nghiệm.
+ Thử nghiệm khả năng ăn mồi của bọ rùa 6 vằn trong điều kiện Pilot
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nhân nuôi vật mồi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành việc nhân nuôi vật mồi là
loài rệp đậu màu đen theo quy trình như sau:
+ Sử dụng khay i-nox làm giá thể (kích thước 30x45cm)
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
- Trải bông thấm nước trên mặt khay thành một lớp dày khoảng 2-3 mm
- Sử dụng dung dịch thuỷ canh 1% để cho thấm ướt hết bông (khoảng

300ml/khay)
- Đậu đen giống được xử lý bằng nước ấm 55
o
C trong 7 – 10 phút, sau đó
rắc đều lên trên mặt lớp bông, lượng đậu trung bình khoảng 100g/1khay.
- Phủ một lớp giấy bản lên bề mặt đậu, dùng bàn tay vỗ nhẹ cho lớp giấy bản
được thấm ướt và ép sát mặt bông và đậu.
- Các khay đã gieo đậu và trải giấy bản đặt vào buồng nuôi trong điều
kiện nhiệt độ 28
o
C, ẩm độ 75-85%.
+ Cấy rệp giống
- Nguồn rệp giống: đối với lần đầu tiên tiến hành nhân nuôi thì rệp giống
được thu từ ngoài đồng ruộng trên các cây ký chủ của chúng như: đậu đen, đậu
đũa, đậu cove, cô bơ, điền thanh,…. Sau đó mang về phòng thí nghiệm làm vật
liệu khởi đầu. Đối với các lần tiếp theo thì lấy trực tiếp từ các khay đậu có sẵn
rệp được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm.
- Sau 3 ngày gieo, hạt đậu giống nảy mầm. Khi mầm cao 1 cm, bắt đầu
cấy rệp giống.
- Dùng kéo cắt các ngọn đậu có rệp rắc đều lên khay đậu mới, hoặc tách
rệp khỏi các cây đậu mà chúng đang bám để lây nhiễm trực tiếp lên các mầm
đậu non ở các khay mới trồng. Lượng rệp cấy trung bình được đảm bảo ở mức
mật độ từ 2-3 con/mầm đậu. Rệp sẽ tiếp tục sinh sản trên các mầm đậu mới.
Hàng ngày tưới thêm dung dịch thuỷ canh cho các khay.
+ Thu rệp
- Sau khi cấy rệp được 7-10 ngày có thể thu rệp làm thức ăn nuôi bọ rùa.
Với mỗi khay gieo 100g đậu đen giống ước tính số rệp thu được trong mỗi khay
có thể đạt được 10000 –15000 rệp, đủ nuôi 100-150 ấu trùng/ngày.
3.3.2. Thu trưởng thành bọ rùa 6 vằn ngoài đồng ruộng về làm vật liệu khởi đầu
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
+ Thu trứng và theo dõi, xác định khả năng đẻ trứng của trưởng thành, tỉ
lệ nở của trứng (%) của bọ rùa 6 vằn.
+ Ấu trùng bọ rùa được nuôi theo 2 phương pháp:
- Nuôi cá thể: ấu trùng tuổi 1 sau khi nở từ trứng được tách riêng ra các lọ
nhựa nhỏ và được cung cấp đầy đủ thức ăn. Tiếp tục nuôi cá thể cho đến khi vũ
hoá trưởng thành. Nhằm xác định chính xác về thời gian phát triển của các pha
đối với từng cá thể và vòng đời. Mỗi thế hệ tiến hành nuôi 60 bọ rùa theo
phương pháp nuôi cá thể.
- Nuôi tập thể: nhằm để thu một số lượng lớn ấu trùng các tuổi, nhộng và
trưởng thành để theo dõi các chỉ tiêu về kích thước các pha phát triển và tỷ lệ
giới tính. Phương pháp này cũng được áp dụng để nuôi trưởng thành sau khi vũ
hoá nhằm thu các cặp trưởng thành khi chúng tiến hành hoạt động giao phối.
- Ở tất cả các thế hệ thì trưởng thành sẽ được nuôi theo các cặp, mỗi thế
hệ tiến hành nuôi 10 cặp trưởng thành.
Hình 3.1. Nhân nuôi bọ rùa qua các thế hệ trong phòng thí nghiệm
+ Nhân nuôi liên tục các thế hệ bọ rùa trong phòng thí nghiệm và theo dõi
các chỉ tiêu về sinh học tập tính nhằm đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu trên
qua các thế hệ
3.3.4 Phương pháp thí nghiệm thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp
sinh học sử dụng bọ rùa 6 vằn trong phòng chống rệp đậu màu đen A.
craccivora trong điều kiện Pilot:
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
(Pilot là thử nghiệm bán tụ nhiên, quy mô lớn hơn thí nghiệm chậu vại
nhưng lại nhỏ hơn thí nghiệm đồng ruộng)
Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức trong đó: 3 công thức có sử

dụng bọ rùa ở các mật độ 1con/1m
2
, 2 con/m
2
, và 3con/m
2
; 1 công thức đối
chứng không sử dụng bọ rùa, để rệp phát triển tự nhiên. Mỗi công thức được bố
trí trên diện tích 4m
2
với 3 lần nhắc lại. Các ô thí nghiệm được quây kín bằng
lưới chống côn trùng. Sử dụng cây đậu đen để trồng trong các ô thí nghiệm, mỗi
ô trồng khoảng 150-160 cây đậu đen. Cây đậu đen sau khi trồng được 1 tuần thì
bắt đầu tiến hành lây nhiễm rệp. Số rệp được sử dụng để lây cho mỗi ô là
40con/1 ô. Sau 1 ngày (24 giờ) bắt đầu tiến hành thả bọ rùa vào các ô theo mức
mật độ đã định. Trước khi thả, tiến hành đếm số lượng rệp hiện có tại mỗi ô. Sau
đó mỗi ngày tiến hành điều tra 1 lần về số rệp tại mỗi ô. Phương pháp điều tra
theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 4 cây. Thời gian theo dõi đánh giá
khả năng ăn mồi của bọ rùa 6 vằn được tiến hành trong 5 ngày tính từ ngày thứ
nhất sau khi thả. Thí nghiệm được tiến hành tại Trại thực nghiệm sinh học Cổ
Nhuế của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Kích thước các pha phát triển (AT, T1, T2, T3, T4, Nhộng, TT)
- Tỉ lệ nở của trứng (%)
- Tỉ lệ sống của ấu trùng và nhộng (%)
- Sức đẻ trứng của trưởng thành
- Vòng đời
- Tuổi thọ
- Tỉ lệ giới tính (%)

Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
3.4.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Tỉ lệ nở của trứng (%) =
Số trứng nở
x 100
Số trứng theo dõi
Tỉ lệ sống của ấu trùng (%) =
Số ấu trùng vào nhộng
x 100
Số ấu trùng theo dõi
Tỉ lệ sống của nhộng (%) =
Số con trưởng thành
x 100
Số ấu trùng vào nhộng
Tỉ lệ giới tính (%) =
Số trưởng thành cái
x 100
Tổng số trưởng thành
* Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm trong
chương trình Microsoft Excel
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. NHÂN NUÔI RỆP ĐẬU MÀU ĐEN Aphis craccivora Koch
Trong nghiên cứu sinh học cơ bản ở mức độ cá thể hay quần thể của các
loài sinh vật nói chung, của côn trùng nói riêng và đặc biệt là đối với các nghiên

cứu về các loài côn trùng ký sinh hay bắt mồi thì việc chủ động, sẵn sàng đáp
ứng đầy đủ nguồn thức ăn (ký chủ hay vật mồi) cho đối tượng nghiên cứu là vấn
đề then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của các thí nghiệm. Bọ rùa
sáu vằn là loài côn trùng bắt mồi, do đó việc tìm hiểu, xác định được đối tượng
là vật mồi ưa thích cũng như phương pháp nhân nuôi loài vật mồi này liên tục
trong điều kiện nhân tạo để đảm bảo nguồn thức ăn cung cấp cho chúng trong
toàn bộ các thí nghiệm là việc làm hết sức cần thiết.
Các kết quả nghiên cứu trước đây của phòng Côn trùng học thực nghiệm-
Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật cho thấy loài rệp đậu màu đen A.
craccivora là ký chủ ưu thích của các loài bọ rùa bắt mồi nói chung và của loài
bọ rùa sáu vằn nói riêng. Cũng theo các kết quả nghiên cứu trên, cây đậu đen là
cây ký chủ thích hợp nhất được sử dụng để nhân nuôi loài rệp này trong phòng
thí nghiệm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành việc nhân nuôi loài rệp đậu màu đen A.
craccivora với số lượng lớn đảm bảo nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ cho các thí
nghiệm về sinh họcva tập tính của loài bọ rùa sáu vằn trong phòng thí nghiệm
cũng như các thí nghiệm thử nghiệm khả năng phòng trừ rệp đậu màu đen trên
cây đậu đen ở quy mô Pilot.
Sau khi cấy rệp được 7 - 10 ngày có thể thu rệp làm thức ăn nuôi bọ rùa.
Với mỗi khay gieo khoảng 100g đậu đen giống, số rệp thu được trong mỗi khay
có thể đạt được 10000 - 15000 rệp, đủ nuôi 100 - 150 ấu trùng/ngày. Mỗi ngày
chúng tôi cấy từ 4 - 6 khay đậu giống, lượng rệp thu được đáp ứng đủ cho số
lượng bọ rùa nhân nuôi trong phòng trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Hình ảnh nhân nuôi rệp đậu màu đen A. craccivora trong phòng thí nghiệm
Nguồn : Phạm Mạnh Cường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BỌ RÙA QUA CÁC THẾ HỆ NHÂN
NUÔI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
4.2.1. Đặc điểm hình thái và sự thay đổi của đặc điểm hình thái của bọ rùa 6
vằn qua các thế hệ nhân nuôi
4.2.1.1. Đặc điểm của trứng
Trứng bọ rùa 6 vằn thường được đẻ thành ổ, ổ trứng thường được xếp 2 –
3 hàng hoặc thành cụm rất đều nhau trên lá đậu đen hoặc thành lọ nuôi. Khi
nhiệt độ cao từ khoảng 23
0
C đến 28
0
C, bọ rùa trưởng thành cái thường đẻ trứng
ngay trên thành lọ nuôi còn khi nhiệt độ hạ xuống dưới 23
0
C thì chúng thường
chọn những nơi kín đáo để đẻ trứng (như trong vỏ đậu, ở phần lá mầm non khi
lá vẫn còn đang gấp hoặc trên bề mặt lá khi lá bị héo co lại). Một con trưởng
thành cái trong một ngày đêm có thể đẻ từ 1 - 4 ổ trứng và số lượng trứng trong
một ổ dao động từ 2 - 39 quả. Khi mới đẻ trứng có màu vàng rơm, trong quá
trình phát dục màu sắc trứng biến đổi dần, trứng sắp nở có màu xám đen.
Theo kết quả thí nghiệm, chúng tôi thấy rằng khi tiến hành nuôi liên tục
bọ rùa sáu vằn trong điều kiện phòng thí nghiệm thì thấy rằng trứng bọ rùa có
sự thay đổi về hình dạng, kích thước, màu sắc và tỉ lệ nở. Ở thế hệ F1 và thế hệ
F2 trứng thường mẩy và có màu vàng rơm từ những quả trứng đầu tiên cho đến
những quả trứng cuối cùng được đẻ ra khi trưởng thành cái chết, và ở hai thế hệ
này những quả trứng được đẻ ở giai đoạn cuối đời của con cái vẫn có khả năng
nở (trong trường hợp vẫn còn cả trưởng thành đực và cái). Nhưng sang đến thế
hệ F4 trứng chỉ mẩy và có màu vàng rơm ở giai đoạn những ngày đầu của thời
gian đẻ trứng (khoảng từ 15 đến 20 ngày đầu tiên có trứng), còn ở giai đoạn sau
trứng thường được đẻ rải rác ở khắp xung quanh thành dụng cụ nuôi và các giá

thể khác (như thân cây đậu) hoặc trứng vẫn được đẻ thành cụm nhưng lại dính
chặt lại với nhau, trứng lép và khi đẻ ra trứng có màu sắc không đồng đều ở các
cặp được theo dõi, chúng có màu vàng nhạt, vàng xẫm hay nâu vàng, những quả
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
trứng ở những ngày về sau thì tỷ lệ nở giảm xuống rất nhanh qua từng ngày và
những quả trứng do trưởng thành cái đẻ ở những ngày cuối thường không có khả
năng nở.
Hình 4.7. Trứng bọ rùa 6 vằn
Nguồn: Phạm Mạnh Cường
Bảng 4.1: Kích thước trứng bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ
Pha phát
triển
Thế hệ
Chiều dài
(mm)
Chiều rộng
(mm)
Trứng
(n=40)
F1
1,11±0,01 0,5±0,01
F2
1,10±0,01 0,48±0,01
F3
1,08±0,02 0,48±0,02
F4
1,08±0,02 0,46±0,02
Trứng bọ rùa 6 vằn được đo ở những ngày đầu có trứng. Qua bảng 4.1 ta

thấy kích thước trứng bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ có giảm cả về chiều dài và
chiều rộng. Ở thế hệ F1 trứng bọ rùa 6 vằn có chiều dài, chiều rộng lần lượt là
1,11±0,01 (mm) và 0,5±0,01 (mm) đến thế hệ F4 kích thước giảm xuống
không đáng kể chiều dài là 1,08±0,02 (mm) và chiều rộng là 0,46±0,02 (mm).
Vào những ngày đầu có trứng thì kích trứng qua các thế hệ là rất đồng đều.
Nhưng vào cuối đời của con cái thì ở thế hệ F1 trứng vẫn mẩy và kích thước
không thay đổi nhiều so với ngày đầu có trứng còn ở thế hệ F3, F4 vào những
ngày cuối đời của con cái trứng không còn hình dạng bình thường, trứng lép và
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
kích thước giảm đi đáng kể. Trong cả đời của con cái thì trứng ở thế hệ sau có
sự suy thoái, kích thước giảm và hình dạng thay đổi (lép).
4.2.1.2. Đặc điểm của ấu trùng
Ấu trùng bọ rùa 6 vằn có 4 tuổi trải qua 3 lần lột xác, kích thước ấu trùng
thay đổi tùy theo các tuổi
- Ấu trùng tuổi 1: Kích thước nhỏ nhất, ấu trùng có dạng hình thoi, thon
dần về hai đầu, cơ thể có màu nâu nhạt, bụng màu trắng vàng, màu sắc chưa đặc
trưng cho loài. Mặt lưng có nhiều gai. Ngực chia ba đốt mang ba đôi chân dạng
chân chạy
- Ấu trùng tuổi 2: Kích thước lớn dần, màu sắc trên cơ thể đậm hơn tuổi 1,
trên mặt lưng có cả gai đen và gai trắng.
- Ấu trùng tuổi 3: Kích thước lớn dần, màu sắc trên cơ thể đậm hơn tuổi 2,
số gai trắng trên lưng cũng nhiều hơn tuổi 2.
- Ấu trùng tuổi 4: Cơ thể có kích thước lớn nhất, sang tuổi 4 đầu ấu trùng
không lộ rõ như 3 tuổi đầu mà cúi xuống chỉ để lộ một nửa. Màu sắc cơ thể nhạt
hơn tuổi 3 và đặc trưng rõ nét nhất cho loài.
Hình 4.8. Bọ rùa 6 vằn tuổi 1
(chụp qua kính)
Hình 4.9. Bọ rùa vằn tuổi 2

Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Hình 4.10. Bọ rùa 6 vằn tuổi 3
Hình 4.11. Bọ rùa 6 vằn tuổi 4
Nguồn: Phạm Mạnh Cường
Bảng 4.2: Kích thước ấu trùng qua bọ rùa 6 vằn các thế hệ
Các pha
phát triển
Kích thước (mm)
Thế hệ Rộng đầu Rộng ngực Dài thân
Tuổi 1
(n=40)
F1 0,38±0,00 0,47±0,01 1,46±0,02
F2 0,38±0,00 0,46±0,01 1,45±0,03
F3 0,38±0,00 0,46±0,02 1,43±0,03
F4 0,38±0,00 0,44±0,02 1,42±0,04
Tuổi 2
(n=40)
F1 0,48±0,00 0,8±0,01 3,26±0,05
F2 0,48±0,00 0,79±0,01 3,26±0,06
F3 0,48±0,00 0,78±0,02 3,24±0,06
F4 0,48±0,00 0,76±0,02 3,23±0,08
Tuổi 3
(n=40)
F1 0,65±0,00 1,19±0,01 5,46±0,02
F2 0,65±0,00 1,18±0,02 5,38±0,02
F3 0,65±0,00 1,14±0,02 5,32±0,02
F4 0,65±0,00 1,12±0,04 5,21±0,02
Tuổi 4

(n=40)
F1 0,9±0,00 2,1±0,02 7,88±0,1
F2 0,9±0,00 2,08±0,02 7,85±0,02
F3 0,9±0,00 2,08±0,03 7,78±0,05
F4 0,9±0,00 2,05±0,05 7,63±0,08
Ấu trùng để đo kích thước được nuôi bằng phương pháp nuôi tập thể và
cá thể với số lượng đủ lớn. Mỗi thế hệ xác định kích thước của 40 ấu trùng các
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
tuổi. Qua bảng 4.2 ta thấy kích thước ấu trùng bọ rùa 6 vằn các tuổi qua các thế
hệ có 2 chỉ tiêu thay đổi là chiều rộng ngực và chiều dài thân, còn chiều rộng
đầu của từng tuổi qua các thế hệ là không thay đổi. Chiều rộng thân và chiều dài
cơ thể của ấu trùng qua các thế hệ nhìn chung là giảm nhưng không đáng kể.
Cũng giống như ở pha trưởng thành thì kích thước của ấu trùng thế hệ F1 và F2
khá đồng đều giữa các cá thể. Đến thế hệ F4 kích thước ấu trùng có sự khác biệt
về kích thước. Có những cá thế kích thước không thua kém gì thế hệ đầu, nhưng
có những cá thể kích thước nhỏ hơn khá nhiều. Vậy qua các thế hệ nhân nuôi thì
kích thước ấu trùng có giảm và càng về thế hệ sau thì kích thước ấu trùng càng
không đồng đều.
4.2.1.3. Đặc điểm của nhộng
Nhộng của bọ rùa 6 vằn thuộc dạng nhộng trần, khi mới vào nhộng có
màu vàng trắng sau đó xuất hiện những vân đen. Dọc trên lưng có 6 chấm đen
xếp theo chiều dài cơ thể. Hai bên co 5 vệt đen hình tam giác xếp song song với
nhau theo hàng dọc. Ấu trùng hóa nhộng ngay trên thành lọ nuôi, thân hay lá
đậu đen. Khi nhiệt độ hạ thấp chúng cũng tìm những nơi kín đáo để hóa nhộng.
Trong quá trình phát dục màu sắc nhộng chuyển dần thành màu nâu đậm hơn.
Đặc điểm về màu sắc của nhộng không thay đổi qua các thế hệ.
Hình 4.12. Nhộng bọ rùa 6 vằn
Nguồn: Phạm Mạnh Cường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẠM MẠNH CƯỜNG, BVTVAK51
Bảng 4.3: Kích thước nhộng bọ rùa 6 vằn qua các thế hệ
Pha phát
triển
Thế hệ
Chiều dài
(mm)
Chiều rộng
(mm)
Nhộng
(n=30)
F1 4 ,52±0,04 3,24±0,04
F2 4,38±0,04 3,24±0,05
F3 4,32±0,06 3,21±0,05
F4 4,31±0,06 3,17±0,06
Sau khi ấu trùng hóa nhộng, nhộng được tách ra khỏi giá thể mà ấu trùng
bám vào để đo kích thước. Mỗi thế hệ xác định kích thước của 30 nhộng. Qua
bảng 4.3 ta thấy kích thước pha nhộng của bọ rùa 6 vằn giảm qua 4 thế hệ nhân
nuôi cả chiều dài và chiều rộng. Ở thế hệ F1 nhộng có kích thước dài, rộng lần
lượt là 4,52±0,04 (mm) và 3,24±0,04 (mm). Đến thế hệ F4 kích thước nhộng
giảm xuống còn 4,31±0,06 (mm) chiều dài và 3,17±0,06 (mm) chiều rộng.
Trong cùng thế hệ F1, F2 kích thước nhộng tương tự nhau, không có sự sai khác
lớn về kích thước giữa các cá thể. Sang thế hệ F3 và nhất là ở thế hệ F4, trong
cùng một thế hệ có sự sai khác rõ về kích thước. Có những cá thể có kích thước
lớn nhưng cũng có những cá thể có kích thước khac nhỏ. Như vậy qua các thế hệ
nhân nuôi thì kích thước nhộng giảm và càng về thế hệ sau thì trong cùng một
thế hệ kích thước nhộng càng không đồng đều.
4.2.1.4. Đặc điểm của trưởng thành

Bọ rùa trưởng thành có cơ thể hình bầu dục, đầu màu đen trắng, mắt kép
màu đen, râu đầu 11 đốt hình chùy. Khi mới vũ hóa thì cơ thể mềm, có màu
vàng nhạt, chưa xuất hiện các vân cánh, sau một thời gian ngắn (20 - 30 phút)
thì vân cánh mới xuất hiện. Cánh cứng bọ rùa có màu đỏ sẫm, khi cánh cứng
khép lại tạo nên đường giáp cánh màu đen trên mỗi cánh có 3 vân đen. Các kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ bóng của cánh bọ rùa thay đổi qua các
thế hệ. Ở thế hệ đầu cánh bọ rùa những ngày đầu mới vũ hóa có màu đỏ thẫm,
bóng, đến cuối đời mới mất độ bóng và xỉn màu. Còn đến thế hệ F4 ngay khi
Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông học
25

×