Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.85 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THÁI

MAI THÚC LOAN
VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2013

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THÁI

MAI THÚC LOAN
VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TRẦN VĂN THỨC


4

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên,tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần
Văn Thức - người thầy trách nhiệm đã tận tình hướng dẫn và có nhiều hướng
gợi mở mới mẻ, độc đáo giúp tôi phát huy khả năng sáng tạo trong công trình
nghiên cứu này. Đây là công trình khoa học quan trọng nhất ghi dấu kết thúc
khóa học đồng thời là kết quả bước đầu trên con đường nghiên cứu khoa học
của tôi.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Thị
Phương Chi, TS. Trần Vũ Tài và tập thể Thầy Cô giáo trong, ngoài trường
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tư liệu
của Ban Quản lý Di tích Nghệ An, UBND Huyện Nam Đàn, Phòng Văn Hóa
Huyện Nam Đàn, Thư viện Tỉnh Nghệ An, Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trường Đại học Vinh, Ban quản lý Di tích Đền Vua Mai, Đền Đức Ông, Đình
Khả Lãm... cùng các cá nhân liên quan đã góp phần quan trọng để tôi hoàn
thành đề tài này.
Bên cạnh các nguồn động viên giúp đỡ trên, tôi cũng luôn nhận được
sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, những người thân luôn ở bên tôi
trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt
đẹp ấy!
Cuối cùng, rất mong muốn được lắng nghe những ý kiến đóng góp quý

báu của Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa!
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả


6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

:

Chính phủ

ĐH

:

Đại học

KHXH& NV

:

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KHXH


:

Khoa học Xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản

PGS. TS

:

Phó giáo sư - Tiến sĩ

Th.S

:

Thạc sĩ

TS

:

Tiến sĩ

TW


:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

10

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................10
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................11
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................13
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................14
5. Đóng góp của luận văn............................................................................15
6. Bố cục của luận văn.................................................................................15
NỘI DUNG 16
Chương

1
THÂN THẾ VÀ QUÊ HƯƠNG CỦA MAI THÚC LOAN
...........................................................................................16


1.1. Quê hương Mai Thúc Loan..................................................................16
1.2. Dòng họ Mai và gia đình Mai Thúc Loan............................................29
1.2.1. Khái lược cơ bản về dòng họ Mai.................................................29
1.2.2. Gia đình Mai Thúc Loan...............................................................40
Tiểu kết chương 1........................................................................................54
Chương
2
MAI THÚC LOAN VỚI KHỞI NGHĨA HOAN CHÂU. 55
2.1. Hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỷ VIII........................................................55
2.1.1. Chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc đối với phủ An
Nam và Châu Hoan.................................................................................55
2.1.2. Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa..............................................60
2.2. Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa...................................................64
2.2.1. Mai Thúc Loan tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ, chuẩn bị cuộc
khởi nghĩa................................................................................................64
2.2.2. Giải phóng Hoan Châu, tiến hành truy kích quân Đường ra Tống
Bình.........................................................................................................67
2.2.3. Mai Thúc Loan xưng Đế, thành lập chính quyền tự chủ, ổn định
nội trị ......................................................................................................69
2.2.4. Sự đàn áp của Nhà Đường đối với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu...71
2.3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hoan Châu......75
2.3.1. Nguyên nhân thất bại. ...................................................................75


9
2.3.2. Kết quả, ý nghĩa lịch sử.................................................................76
Tiểu kết chương 2........................................................................................78
Chương
3
ĐỀN THỜ MAI THÚC LOAN TRÊN QUÊ HƯƠNG

NAM ĐÀN - NGHỆ AN..................................................80
3.1. Vị trí Danh thần Mai Hắc Đế trên quê hương Nam Đàn......................80
3.2. Những đền thờ tiêu biểu thờ tự Mai Hắc Đế và thân tướng của Ngài..82
3.2.1. Đền thờ và Mộ Mai Hắc Đế..........................................................83
3.2.2. Đền Nậm Sơn Thượng tướng (xã Vân Diên, huyện Nam Đàn). .100
3.2.3. Đình Khả Lãm (xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
...............................................................................................................102
3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa, phát triển kinh tế, du lịch của các di tích.....103
3.3.1. Giá trị lịch sử...............................................................................103
3.3.2. Giá trị văn hóa.............................................................................104
3.3.3. Giá trị kinh tế - du lịch................................................................107
3.4. Những kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của hệ
thống di tích...............................................................................................109
Tiểu kết chương 3......................................................................................112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................116
PHỤ LỤC


10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mai Thúc Loan - vị thống lĩnh tối cao cuộc khởi nghĩa Hoan Châu
chống nhà Đường ở thế kỷ VIII, hoàng đế của thời kỳ độc lập dân tộc trong
10 năm (713-722), con người của những huyền thoại và truyền thuyết.
Màu huyền thoại đã bao phủ vị hoàng đế họ Mai từ gốc tích, gia thế
đến cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo và những huyền tích của cuộc đời ông
ghi chép trong sử sách... Hậu thế đã và đang phục dựng, tìm về các nguồn sử
liệu, thư tịch ghi chép và tiến hành điều tra khảo sát trên thực địa vùng trung
lưu sông Lam, và trong ký ức của nhân dân, hệ thống các di tích, lễ hội liên

quan đến Mai Hắc Đế để có cái nhìn đúng đắn, xác minh những sai sót của
việc chép sử với mong muốn trả lại vị trí xứng đáng, công lao to lớn của vị
anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan.
Trong dòng trôi của thời gian đã bao phủ màn rêu phong của quá vãng lên
những giá trị lịch sử. Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do ông lãnh
đạo được đánh giá là “hình ảnh tiêu biểu cho ý chí và bản lĩnh vươn lên của
người dân xứ Nghệ nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung”. Nhưng do
nhiều nguyên nhân việc trình bày về cuộc khởi nghĩa này trong hệ thống giáo
trình và sách giáo khoa hiện nay vẫn còn nhiều điều cần làm sáng tỏ.
Cùng với cả nước, Nghệ An và Nam Đàn đã tổ chức thành công Lễ kỷ
niệm 1300 năm khởi nghĩa Hoan Châu; 1290 năm ngày mất của Mai Hắc Đế
và Lễ hội đền Vua Mai năm 2013. Những người con quê hương xứ Nghệ dù ở
nơi đâu, làm việc gì, vị trí xã hội ra sao cũng một lòng hướng về đại lễ như
một sự tri ân với vị hoàng đế - anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan.
Việc tìm hiểu cội nguồn lịch sử của các danh nhân, anh hùng dân tộc
của đất nước cũng như trên mảnh đất mình đang sống là nhu cầu chính đáng


11
của mỗi người. Bản thân là một giáo viên được sinh ra, lớn lên, học tập và
giảng dạy bộ môn lịch sử tại quê hương Nghệ An, tác giả xin mạnh dạn lựa
chọn đề tài: “Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình như một nén tâm nhang tưởng niệm kính dâng các
vị tiền nhân, góp một chút công sức bé nhỏ làm cơ sở phục dựng lại sự chân
xác của lịch sử, trả lại vị trí xứng đáng giúp người học nhận thức đúng đắn
lịch sử dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Ngài lãnh đạo đã
được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học đề cập, cũng như đưa
vào các giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy ở các cấp học.

Trong các cuốn sử liệu gốc như: Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ
Liên biên soạn được khắc in năm 1697 gọi Mai Thúc Loan là “tướng giặc”,
Thư tịch cổ của Trung Quốc như cuốn Đường Thư cũng ghi chép về cuộc
khởi nghĩa Hoan Châu và Mai Thúc Loan theo quan điểm sai lầm này. Bộ
quốc sử thứ 2 là Đại Việt sử ký tiền biên do Ngô Thì Sĩ biên soạn dưới triều
Tây Sơn đã có những nhìn nhận đánh giá lại vai trò Mai Thúc Loan cũng như
cuộc khởi nghĩa do ông chỉ huy. Các bộ quốc sử về sau hay các bộ sử như
Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, Việt sử lược của Trần Trọng
Kim... đều chép vắn tắt về cuộc khởi nghĩa của vua Mai.
Các giáo trình, sách giáo khoa lịch sử các cấp đến nay trên cơ sở những
nguồn tư liệu trên đều cho rằng cuộc khởi nghĩa bùng nổ năm 722, làm chủ
Châu Hoan và sau đó bị quân Đường đàn áp...
Năm 1964, Nhà nghiên cứu Trần Bá Chí trong bài “Một số tài liệu liên
quan đến Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa của ông” đăng tải trên tạp chí
Nghiên cứu lịch sử số 68 đã công bố rất nhiều tư liệu khảo sát thực địa về gia
phả, nguồn tư liệu văn hóa dân gian, khu đền thờ Mai Hắc Đế, mộ thân mẫu
và mộ cha con nhà vua trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh...


12
Cuốn sách Mai Hắc Đế, truyền thuyết và lịch sử xuất bản năm 1997 và
tái bản 3 lần sau đó của tác giả Đinh Văn Hiến và Đinh Lê Yên đã thu thập rất
nhiều nguồn tư liệu liên quan trong sử sách Việt Nam, đặc biệt là sự chú dẫn
của tác giả từ cuốn Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập của Chư Cát Thị từ
đó đặt lại một số vấn đề như năm khởi nghĩa, quốc đô Vạn An, quy mô của
cuộc khởi nghĩa, lực lượng tham gia, vai trò của Mai Thúc Loan và nhiều nhân
vật lịch sử của khởi nghĩa Hoan Châu. Đồng thời hai tác giả cũng là những
người tích cực mở trang Web về Mai Hắc Đế và khởi nghĩa Hoan Châu...
Một trong những hội thảo được đánh giá thành công nhất, cung cấp
nhiều cứ liệu lịch sử phong phú nhất về thân thế, gia đình, về cuộc khởi nghĩa

Hoan Châu là hội thảo “Mai Thúc Loan với khởi nghĩa Hoan Châu” diễn ra
tại Trường Đại học Vinh tháng 11- 2008. Các bài tham luận trong hội thảo
này đã được tập hợp thành cuốn kỷ yếu do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn
hành năm 2009.
Tháng 2 năm 2013 trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 1300 năm
khởi đầu cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội thảo cấp Quốc gia
“Khởi nghĩa Hoan Châu và vai trò của Mai Thúc Loan trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc”. Trong hội thảo này đã tập hợp rất nhiều bài viết của
các nhà nghiên cứu lịch sử, những người tâm huyết với quê hương và vị anh
hùng xứ Nghệ Mai Thúc Loan. Hầu hết các bài viết đều tập trung vào việc
đánh giá những nội dung như nhân thân, gia thế của Mai Thúc Loan; về cuộc
khởi nghĩa Hoan Châu tập trung vào các vấn đề như: Quá trình chuẩn bị khởi
nghĩa; diễn biến của cuộc khởi nghĩa; về chính quyền độc lập, tự chủ được lập
nên sau khi lật đổ được ách thống trị của ngoại bang; sự liên kết với các nước
lân bang Lâm Ấp, Chân Lạp và Kim Lân; tính chất, ý nghĩa lịch sử của khởi
nghĩa Hoan Châu và vị thế của Mai Thúc Loan trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt


13
hội thảo đã tái khẳng định về năm nổ ra, năm kết thúc cuộc khởi nghĩa Hoan
Châu (713- 722).
Cũng trong dịp này, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An chủ
trương nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713722)” với mục tiêu phản ánh về cuộc đời, sự nghiệp của Mai Thúc Loan và
cuộc khởi nghĩa Hoan Châu. Là một trong những người biên soạn trực tiếp
cuốn sách này nên bản thân tôi rất say mê với đề tài về Mai Hắc Đế, về cuộc
khởi nghĩa Hoan Châu do Ngài trực tiếp lãnh đạo.
Đây chính là cơ sở thúc đẩy việc nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và
những đóng góp của Mai Thúc Loan và vị trí của khởi nghĩa Hoan Châu trong
sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam.

Tiếp theo mạch nghiên cứu này, chúng tôi trong khuôn khổ một luận
văn thạc sĩ với hi vọng góp thêm một chút ít tư liệu từ việc tập hợp, thu thập
tài liệu cũng như từ nguồn tư liệu điền dã góp phần xác minh lại những vấn đề
đã đặt ra về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Trên cơ sở đó đưa ra một số
kiến nghị về việc sửa đổi năm khởi nghĩa, quy mô và đóng góp của cuộc khởi
nghĩa, phục dựng lại những dấu tích cũ của thành Vạn An; công cuộc xây
dựng, trùng tu, bảo tồn các di tích liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp vua Mai
trong phạm vi toàn quốc và đặc biệt là trên quê hương Nam Đàn- Nghệ An.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về nguồn gốc, thân thế, gia đình và sự
nghiệp của Mai Thúc Loan. Trên cơ sở đó khẳng định về năm khởi nghĩa
Hoan Châu do ông lãnh đạo là năm 713 và những đóng góp của cuộc khởi
nghĩa, vị trí của nó trong diễn trình lịch sử dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu tại địa bàn hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là khu vực Nam Đàn- nơi có hàng loạt các di


14
tích, lăng mộ, đền thờ về hoàng đế Mai Hắc Đế. Ngoài ra chúng tôi còn mở
rộng phạm vi nghiên cứu đến một số địa phương khác đã góp phần lưu giữ
các ngôi đền, chùa, miếu mạo, các sắc phong qua các thời kỳ lịch sử về Mai
Thúc Loan cũng như gia đình, các thân tướng trong cuộc khởi nghĩa Hoan
Châu diễn ra cách ngày nay hơn 1 thiên niên kỷ.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ hơn những cứ liệu lịch sử, cung cấp một cái nhìn đầy
đủ về cuộc đời, gia đình, sự nghiệp của danh nhân Mai Thúc Loan, khẳng
định lại một lần nữa về cột mốc 713- năm diễn ra cuộc khởi nghĩa Hoan
Châu, vị trí của cuộc khởi nghĩa và vị thế của Hoàng đế Mai Thúc Loan trong

lòng lịch sử dân tộc.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có
liên quan, bao gồm các loại tài liệu như:
Nguồn tài liệu gốc: các bộ chính sử của các triều đại Phong kiến Việt Nam.
Các công trình sử học trong và ngoài nước như: An Tĩnh cổ lục, Cựu
Đường thư, Tân Đường thư, Danh nhân Nghệ Tĩnh, Nam Đàn xưa và nay,
Mai Thúc Loan, truyền thuyết và lịch sử, Nghệ An ký...
Các bài viết trong các Hội thảo, tạp chí, các trang Web, báo điện tử...
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thư tịch, bi ký, Gia phả của các dòng họ và thần tích về các nhân vật
được thờ tự.
Tư liệu điền dã tại Hà Tĩnh, Nghệ An...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chính: Phương pháp lịch sử,
phương pháp logic. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp


15
nghiên cứu liên ngành như: Phương pháp điền dã, phương pháp điều traphỏng vấn...
5. Đóng góp của luận văn
Phục dựng một cách có hệ thống, toàn diện và khách quan về anh hùng
dân tộc Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do ông lãnh đạo.
Góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào về các danh nhân, anh hùng giải
phóng, ý thức về giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các
danh nhân nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn được bố cục trong 3 chương:
Chương 1. Thân thế và quê hương của Mai Thúc Loan
Chương 2. Mai Thúc Loan với Khởi nghĩa Hoan Châu.
Chương 3. Đền thờ Mai Thúc Loan trên quê hương Nam Đàn- Nghệ An


16
NỘI DUNG
Chương 1
THÂN THẾ VÀ QUÊ HƯƠNG CỦA MAI THÚC LOAN
1.1. Quê hương Mai Thúc Loan
Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, từ huyện Quỳnh Lưu
ở phía Bắc cho tới Kỳ Anh ở phía Nam với chiều dài khoảng 200 km, là hai
vùng hành chính khác nhau nhưng trên phương diện lịch sử-văn hóa "... Nghệ
An và Hà Tĩnh lại tuy hai mà một", [46, 29] có thể gọi là một tiểu vùng văn
hóa thống nhất. Kỳ thực, người Nghệ An và Hà Tĩnh trong nếp nghĩ và lối
sinh hoạt hằng ngày ít khi có sự phân chia rạch ròi đâu là Nghệ An, đâu là Hà
Tĩnh. Từ bao đời nay, nhân dân Nghệ Tĩnh đã “chung lưng đấu cật”, kiên
cường trong cuộc sống lao động cũng như trong công cuộc bảo vệ độc lập dân
tộc, đấu tranh chống ngoại xâm.
“Đất An - Tĩnh chẳng những là đất có nhiều truyền kỳ, mà còn là vùng
đất nổi tiếng trong lịch sử... Là quê hương của nhiều triều vua. Đất này sinh ra
những vị đế vương, những loạn thần, những võ tướng và những thi nhân”
[55,29]. Trong lịch sử dân tộc, Nghệ Tĩnh đã đóng góp cho Tổ Quốc những
anh hùng kiệt xuất: Mai Thúc Loan, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Phan Bội
Châu, Hồ Chí Minh...
Mai Thúc Loan - vị Đế vương, anh hùng dân tộc, thủ lĩnh tối cao của
cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống ách đô hộ nhà Đường đầu thế kỷ VIII.
Sinh ra, lớn lên, dựng nghiệp lớn trên vùng đất Nghệ Tĩnh. Cuộc đời và sự
nghiệp hiển hách của Ngài ghi đậm dấu ấn với cả hai vùng Nghệ An, Hà Tĩnh

ngày nay.
“Từ thế kỷ XIX, sử quán triều Nguyễn đã ghi chú Mai Thúc Loan
“người Mai Phụ, huyện Thiên Lộc”. Căn cứ vào truyền thuyết, địa danh lịch


17
sử và thần tích địa phương, Mai Phụ là một địa danh vẫn tồn tại như một đơn
vị hành chính cơ sở cho đến thời Nguyễn” [52, 28]. Mai Phụ trong lịch sử
hình thành, trải qua các giai đoạn lịch sử và hiện nay vẫn là một đơn vị hành
chính địa phương của tỉnh Hà Tĩnh.
Nghệ - Tĩnh là vùng đất cổ. Thời nguyên thủy con người đã có mặt, tụ
cư, sinh sống, từ xã hội mông muội, dã man, vững vàng tiến bước vào xã hội
văn minh. Đất và người nơi đây đã góp phần tạo dựng nên nền văn minh Văn
Lang - Âu Lạc.
Tìm về ngọn nguồn quê hương Mai Hắc Đế trước hết chúng ta tìm hiểu
về vùng đất Hà Tĩnh trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.
Hà Tĩnh là vùng là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Là một bộ
phận của Tổ quốc Việt Nam, đi cùng quá trình dựng nước và giữ nước, người
và đất Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu vẻ
vang của dân tộc. “Đồng thời, do những đặc điểm riêng về địa lý tự nhiên và
lịch sử, trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ, gìn giữ Tổ
quốc, quê hương và chống thiên tai khắc nghiệt để tồn tại, phát triển, người
dân nơi đây cũng đã sáng tạo, xây đắp nên những nét riêng biệt về cốt cách,
truyền thống, góp phần làm phong phú thêm lịch sử của dân tộc ta” [57, 7].
Hà Tĩnh thuộc phần Bắc Trung Bộ Việt Nam, ở 17053’50” vĩ độ Bắc,
106035’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng
Bình, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp hai tỉnh của nước bạn Lào anh em
là Khăm Muộn và Bôly Khămxây. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.055 km 2.
Dân số 1.270.409 người, mật độ 210 người/ km 2 [17]. Từ thời nguyên thủy Hà
Tĩnh là một trong những vùng đất có con người tụ cư, sinh sống. Trải qua thời

kỳ dài trong lịch sử những chủ nhân đầu tiên này đã tập hợp thành những cộng
đồng người ở các vùng ven biển, ven sông, các chân đồi núi. Qua các tư liệu
khảo cổ học cho thấy con người trong thời kì này đã biết đánh cá, săn bắt thủy


18
sản, chế tạo đồ đá, nơi cư trú của họ ở Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Đài, Thạch
Vĩnh (huyện Lộc Hà), Xuân An, Xuân Giang, Xuân Viên (huyện Nghi Xuân),
Đức Đồng, Đức Hòa, Đức Dũng (huyện Đức Thọ), và một số địa điểm dưới
chân núi Hồng và núi Nghèn (huyện Can Lộc), Cẩm Thành (huyện Cẩm
Xuyên), dọc đồi núi của hai huyện Hương Sơn, Hương Khê [57, 9] .
Dưới thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu
Đức. Tuy nhiên, giai đoạn này không có các đơn vị hành chính phân cấp mà
Cửu Đức là “các kẻ ở đồng bằng, động, sách và nguồn ở miền núi, vạn ở miền
biển” [57, 9]. Đó là những vùng quê được hình thành tự nhiên và thực trạng
này kéo dài cho đến trước khi quân xâm lược phương Bắc đô hộ.
Trong thời kỳ Bắc thuộc các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến
hành chia Âu Lạc thành các đơn vị hành chính với nhiều tên gọi khác nhau.
Theo cuốn lịch sử Hà Tĩnh, năm 111 TCN nhà Tây Hán chia Âu Lạc thành 3
quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Quận Cửu Chân bao gồm phần đất
từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh ngày nay với 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Hàm
Hoan, Đô Lung, Dư Phát, Vô Thiết, Vô Biên. Riêng Hàm Hoan tương ứng
với cả vùng đất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, sáu huyện còn lại
thuộc đất Thanh Hóa và Ninh Bình ngày nay. Điều đó chứng tỏ miền Nghệ
An - Hà Tĩnh còn chưa nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của chính quyền
đô hộ [57, 81].
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thất bại, tướng Hán lúc bấy giờ là Mã
Viện đã đề nghị nhà Hán bỏ chế độ dung dưỡng và đưa quan lại, binh lính
người Hán sang trực tiếp cai trị nước ta. Đầu thế kỷ III, nhà Đông Hán sụp đổ,
cùng thời gian này, nhân dân Chăm ở vùng Nhật Nam khởi nghĩa, lật đổ

chính quyền đô hộ, thành lập quốc gia Lâm Ấp độc lập.
Năm 622, nhà Đường đổi Giao Châu thành Giao Châu Tổng quản phủ.
Quận Nhật Nam được đổi thành châu Nam Đức, gồm sáu huyện. Tiếp đó,


19
năm 625 nhà Đường lại đổi châu Nam Đức thành Đức Châu, rồi đến năm 627
thời Trinh Quán lại đổi thành Hoan Châu. Từ đó, tên Hoan Châu được giữ
nguyên cho đến cuối thời Bắc thuộc.
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu Tổng quản phủ thành An Nam đô
hộ phủ, gồm 12 châu, 58 huyện. Miền Nghệ An- Hà Tĩnh tương ứng với đất
ba châu: Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc châu, gồm mười ba huyện: Nhu
Viễn, Đường Lâm, Phúc Lộc, Trung Nghĩa, Long Trì, Tư Nông, Vũ Dung,
Vũ Kim, Vũ Động, Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Miền đất
Hà Tĩnh như vậy tương ứng với phần nam Châu Hoan và châu Phúc Lộc
Từ đó cho đến cuối thời Bắc thuộc hầu như không có sự thay đổi nào
về đơn vị hành chính đáng kể nữa. Cho đến những năm 866 - 867, trên cơ sở
phân chia của Khâu Hòa, viên tiết độ sứ An Nam là Cao Biền đã hợp nhất các
hương lớn, hương nhỏ lại, chia cả An Nam thành 159 hương. Miền đất Hà
Tĩnh có lẽ cũng được phân chia theo đơn vị hành chính đó [57, 85].
Qua nghìn năm Bắc thuộc và các thời đại sau đó, các tổ chức địa giới
và tên gọi có những sự thay đổi với những Hàm Hoan, Hoan Châu, Nghĩa
An... Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) trấn Nghệ An tách thành hai tỉnh. Tên
Hà Tĩnh bắt đầu có từ đây.
Năm 1976, Hà Tĩnh và Nghệ An nhập lại với tên gọi Nghệ Tĩnh. Tháng
9 năm 1991 tỉnh Nghệ Tĩnh tách thành hai Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay Hà
Tĩnh có 10 huyện, một thành phố và một thị xã
Hà Tĩnh có một địa hình đa dạng, bao gồm núi sông, ao hồ, đồng bằng,
biển cả.... Trải theo chiều dọc của lịch sử, mảnh đất này đã sinh ra những tính
cách đặc trưng cho vùng đất xứ Nghệ: cần cù, chịu khó, thẳng thắn, dũng

cảm, kiên cường trong cuộc sống lao động cũng như trong các cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm. Nhân dân Hà Tĩnh suốt trong thời kỳ Bắc thuộc và
những thế kỷ sau đó đã phải chịu biết bao sự tàn phá, chết chóc do các cuộc


20
nội chiến và ngoại chiến. Hà Tĩnh là vị trí tiền tiêu “đầu sóng ngọn gió của
Giao Châu, trực tiếp đối đầu với các cuộc xâm lấn từ phương nam trong nhiều
thế kỷ... mặt khác Hà Tĩnh còn là vị trí tiền tiêu, xuất phát của các cuộc tấn
công vào Lâm Ấp” [57, 85].
Cuộc sống khó khăn, khí hậu khắc nghiệt cùng các chính sách bóc lột
tàn bạo của phong kiến phương Bắc đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của
nhân dân hai miền Hà Tĩnh- Nghệ An. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu đó là cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Hắc Đế lãnh đạo diễn ra đầu
thế kỷ VIII chống ách đô hộ nhà Đường. Hai câu đối của người đời sau ghi lại
ở đền thờ trên núi Hùng:
Lý - Đường vũ trụ kinh thương hải
Hoan - Diễn sơn hà tự cổ kim.
(nghĩa là: “vũ trụ thời Lý- Đường đã trải qua biết bao dâu bể [mà] sông núi
Hoan, Diễn tự ngày xưa vẫn thế”) đã nói lên niềm tự hào muôn đời của nhân
dân An - Tĩnh về cuộc khởi nghĩa này. Người dân miền đất Hà Tĩnh - Nghệ
An xưa không chỉ nhiệt tình hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa chống chính
quyền đô hộ của các châu quận phía bắc mà còn tự mình tổ chức cuộc khởi
nghĩa lớn, giáng cho quân thù những đòn chí mạng, làm nức lòng nhân dân cả
nước. Người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này chính là anh hùng
dân tộc, người con của vùng đất Hoan -Diễn Mai Thúc Loan [57, 105].
Trải qua suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất và người Hà Tĩnh luôn vượt
khó vươn lên, đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước, bảo vệ
Tổ quốc, tạo dựng và gìn giữ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của cái
nôi văn hóa Lam Hồng. Và chúng ta cũng có thể nói Hà Tĩnh là vùng đất khởi

nguồn và nuôi dưỡng dòng họ Mai của Mai Thúc Loan thì Nghệ An lại chính
là nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng ông trưởng thành lớn lên đánh đuổi quân đô hộ
nhà Đường.


21
Cùng với Hà Tĩnh, Nghệ An đã là chứng nhân cho sự nghiệp hiển hách
của vị anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan. Trong tiến trình phát triển của lịch
sử Việt Nam, Nghệ An luôn là một tỉnh rộng lớn, dân số đông và chiếm một
vị trí quan trọng. Trải qua bao biến động thăng trầm, cộng đồng cư dân Hoan
- Diễn vẫn sát cánh bên nhau cùng chinh phục tự nhiên, tổ chức xã hội và đấu
tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất ở
Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía
Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Nghệ
An có diện tích tự nhiên 16.449 km2 và dân số 2.415.425 [58, 711]. Danh
xưng Nghệ An có từ năm 1036 thời nhà Lý. Sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép: “Năm Thông Thụy thứ 3 (1036)... Mùa hạ, tháng 4, đặt hành dinh ở
châu Hoan, nhân đấy đổi tên châu ấy là Nghệ An” [58, 265]. Lúc đó gọi là
Nghệ An châu trại, sau đổi thành trại Nghệ An rồi Nghệ An phủ, Nghệ An
thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đổi
tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là Xứ Nghệ) đồng thời
với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam,
xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh hóa, xứ Lạng Sơn....Năm 1831, vua Minh Mạng
tiến hành cải cách hành chính, xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh như ngày nay.
Dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc, Nghệ An là vùng đất cổ. Lịch sử đã
chứng minh: “Trên mảnh đất Nghệ An đã có sự cư trú của con người từ hàng
chục vạn năm trước và họ đã sinh tụ tại đây liên tục, trải dài từ giai đoạn sơ
kỳ thời đại đá cũ (Hang Thẩm Ồm), đến trung và hậu kỳ đá cũ (trên các thềm

sông Hiếu - vùng Nghĩa Đàn và thềm sông Lam - vùng Thanh Chương, Nam
Đàn) và còn kéo dài sang đoạn sơ kỳ Thời đại đá mới (điển hình là các di chỉ
thuộc văn hóa Hòa Bình). Như vậy, trên vùng đất Nghệ An có sự hiện diện


22
đầy đủ của các loại hình di chỉ, di vật tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển
của các thời đại đá ở Việt Nam” [58, 34].
Từ nền văn hóa Quỳnh Văn đến văn hóa Đông Sơn, cư dân Nghệ An
đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong cuộc đấu
tranh sinh tồn và phát triển, mở rộng địa bàn cư trú, định cư và bước đầu tạo
dựng được nền văn hóa vật chất, tinh thần của cộng đồng cư dân nơi đây.
“Trong không gian địa lý - lịch sử - văn hóa, Nghệ An là miền đất cực
nam trong đất nước của các vua Hùng; là cầu nối giữa văn hóa Đông Sơn phía
bắc với văn hóa Sa Huỳnh phía nam. Nhờ có sự tiếp xúc, giao lưu mà văn hóa
Đông Sơn trên đôi bờ sông Cả càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Chính
trên mảnh đất này, bản sắc Đông Sơn được bảo tồn bền vững hơn trước sự
xâm lăng của văn hóa Hán”[58, 103].
Trong thời kỳ Bắc thuộc, “Nghệ An là đất Việt Thường đời Chu,
Tượng quận đời Tần, Cửu Chân đời Hán, Cửu Đức đời Ngô, Nhật Nam đời
Tùy, Hoan Diễn, Hoan Châu đời Đường” [73, 225]. Các chính quyền đô hộ
thường chủ trương đặt thêm các châu, quận mới để tăng cường việc quản lý,
khống chế chặt chẽ hơn nước ta lệ thuộc vào Trung Quốc.
Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ để dễ bề cai trị nước ta.
Chia nước ta thành 12 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (thuộc
Bắc Bộ ngày nay); Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu
(Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc); Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn
Châu, Hoan Châu (Bắc trung bộ); Lục Châu (thuộc vùng đất Quảng Ninh và
một phần đất Trung Quốc). Trong hơn ba thế kỷ thuộc Đường, Nghệ An
thuộc hai châu Hoan và châu Diễn.

Sách Nguyên hòa Chí chép về cổ Hoan Châu như sau: nhà Đường đặt
phủ Đô đốc ở đấy, cai quản lỏng lẻo 18 châu và thống trị tám châu là Hoan,
Diễn, Nguyên, Minh, Trí, Lâm, Ảnh, Hải. Phía nam đến biển 150 dặm, phía


23
Tây Nam đến nước Văn Đan 15 ngày, ước 750 dặm, phía đông nam đến nước
Hoàn Vương 10 ngày ước hơn 500 dặm [73, 45].
Đặng Xuân Bảng viết: “Hoan Châu kiêm lý huyện Cửu Đức, đi về phía
đông theo ven biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm, đi về nam đến biển cả là
150 dặm, đi về phía tây đến Thử thử Chập (châu ky my là 240 dặm) nay là cõi
đông nước Nam Chưởng, đi về phía bắc đến Diễn Châu là 150 dặm. Lại đến
Ái Châu là 603 dặm, đi về tây nam đến nước Văn Đan (nay là Cao Miên) là
750 dặm, đi về đông nam đến nước Hoàn Vương (tức kinh đô Chiêm Thành)
là 500 dặm, đi về tây nam đến Việt Thường (châu ki mi) là 300 dặm (nay là
miền nam phủ Lạc Biên) [8, 369].
Hoan Châu là cái nôi của nhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ Bắc
thuộc. Hơn mười thế kỷ sống dưới ách đô hộ của ngoại bang đã tôi luyện tinh
thần quật khởi vùng lên chống ách thống trị, chống đồng hóa về văn hóa của
các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nhân dân An - Tĩnh nhiệt tình hưởng
ứng, tham gia vào các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Bà
Triệu, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng... Đặc biệt, Hoan Châu trở
thành trung tâm của phong trào khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo vào
thế kỷ VIII.
Vùng Hoan Châu luôn được coi là mảnh đất trọng yếu phía nam của tổ
quốc, là “thành đồng, ao nóng và là then khóa của các triều đại” như lời sử gia
Phan Huy Chú nhận xét [17].
Nhận rõ tầm quan trọng của vùng “đất quan yếu” nên các triều đại
phong kiến Đinh - Lê đến Lý - Trần về sau đã cắt cử những nhân vật tài giỏi,
là tôn thất thân tín hoặc huân cựu đại thần. Dưới triều Lý, Uy Minh Vương Lý

Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, đồng thời là em vua Lý Thái
Tông, là người đầu tiên giữ chức Tri châu Nghệ An. Trong khoảng thời gian
trấn trị của Uy Minh Vương từ 1041 đến năm 1055 (Theo Việt điện u linh)


24
hay 1056 (Theo Quả Sơn linh từ sự tích), là thời kỳ vùng đất Nghệ An thực sự
ổn định và phát triển. Những người kế nhiệm sau đó như Lý Đạo Thành hay
dưới triều Trần cử Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (1266) và Tĩnh
quốc Đại vương Trần Quốc Khang (1270) giữ chức trấn thủ Nghệ An. Sau
này, con cháu của Trần Quốc Khang nối đời cai quản Nghệ An. Sách Đại
Nam nhất thống chí chép: “Thân vương nhà Trần là Quốc Khang từng lãnh
công việc Diễn Châu, những con thứ là bọn Huệ Nghĩa, Quốc Viên đều do
người vợ quê Diễn Châu sinh ra, về sau tri châu Diễn Châu đều là con cháu
Quốc Khang...” [58, 171].
Biên giới lãnh thổ Đại Việt đã mở rộng dần về phía nam, đặc biệt sau
cuộc hôn nhân giữa chúa Chiêm Thành là Chế Mân với Huyền Trân công
chúa diễn ra năm 1306, vùng châu Ô, châu Rí (từ phía nam Quảng Trị đến hết
địa bàn Thừa Thiên - Huế ngày nay) thuộc vào bản đồ Đại Việt. Tuy nhiên,
vùng đất Nghệ An vẫn là một địa bàn quan yếu. Sau khi thành lập vương
triều, nhà Trần đã cử Phụ quốc Thái phó Phùng Tá Chu giữ chức tri châu
Nghệ An với quyền hành rất lớn, được phép ban tước từ tá chức, sá nhân trở
xuống cho người khác. Các đời vua sau như Trần Thánh Tông (1258 -1278),
Trần Nhân Tông (1279 -1293), Trần Ạnh Tông (1293 -1314) đều cắt cử các
thân vương đi trấn trị.
Từ cuối thế kỷ XIII trở đi, đội ngũ quan văn đậu đạt qua các kỳ thi đã
bắt đầu được bổ nhiệm vào các vị trí trọng yếu của triều Trần và được cử làm
các chức cai trị những địa phương xa Kinh đô Thăng Long. Trấn trị vùng
Nghệ An có rất nhiều vị quan mưu lược, tài giỏi như Phí Mạnh đã được nhân
dân hết lời ca tụng “Diễn Châu an phủ thanh như thủy” (An phủ Diễn Châu

trong tựa nước), [45, 145]. Hoặc như An phủ sứ Đỗ Thiên Hư giữ chức Kinh
lược Nghệ An, Lâm Bình đã được vua Trần Minh Tông tin cậy ủy thác, ban
nhiều quyền hành rất lớn.


25
Là địa bàn giáp ranh với đất Chiêm Thành (phía nam), Ai Lao (phía
tây) nên thường xuyên phải đối phó với các cuộc xâm lấn của hai quốc gia
này. Cộng hưởng vào yếu tố khắc nghiệt của khí hậu, thủy thổ, địa thế núi
rừng hiểm trở... đã tạo nên tính cách mạnh mẽ, can trường của người xứ
Nghệ. Mặt khác, do vị trí ở xa Kinh đô, chính quyền trung ương rất khó kiểm
soát, trong khi tàn dư của của chế độ hùng trưởng, hào trưởng vẫn còn bảo
lưu khá mạnh nên vùng đất này vẫn thường có các cuộc nổi dậy chống triều
đình như sử sách từng mô tả. Dưới triều Lý - Trần, Nghệ An cũng là nơi lưu
đày của nhiều loại tội nhân, đặc biệt là tội nhân phản nghịch chống triều đình.
Ví dụ “tháng Giêng năm 1125, Ung châu bắt bọn Mạc Hiền, xin sai người đến
Giang Nam để giao cho nhận về. Vua sai Lý Hiến là trung thư giữ phủ Phú
Lương đến Giang Nam nhận lĩnh đem về Kinh sư. Xử lưu Mạc Hiền ra châu
Nghệ An, vợ con của Hiền đều sung làm gia nô” [59, 254]. Mặc dù theo lời
bình của Lý thị (Lý Tử Tấn): Người Nghệ An hung hãn hơn người châu Ái
(tức Thanh Hóa), đường sá xa xôi, thủy thổ thường quen, nhưng các triều đại
vẫn lấy nơi đó để chế ngự những man di ở phía Tây Nam [78, 234].
Nghệ An là vùng đất “phên dậu”, “đất đứng chân” ‘vùng quan yếu” của
đất nước qua các thời kỳ. Vùng đất Nghệ tự hào, xứng danh với hai câu thơ
nổi tiếng mà Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã viết lên đuôi chiến thuyền để
thể hiện niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của quân ta:
Cối kê cựu sự quân tu ký,
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
(Cối Kê chuyện cũ ngươi nên nhớ,
Hoan Diễn đang còn chục vạn quân).

Hồn thiêng núi sông cùng khí phách của Đất Nghệ, người Nghệ đã tạo
nên những nét đặc trưng của con người nơi đây: thông minh, cần cù, chịu khó,
khổ học, trọng nghĩa khí, quả cảm, đậm chất “gàn” của những ông “đồ Nghệ”


×