MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I/ Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527) 1
1. Giai đoạn đầu triều Lê Sơ: Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2
1.1. Bối cảnh đất nước ta đầu thế kỷ XV 2
1.2. Lê Thái Tổ (1428- 1433) Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. .14
1.2.1 Một vài nét về Bình Định Vương Lê Lợi 14
1.2.2 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) 15
1.2.3 Lê Lợi lên ngôi vua 20
2. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV : Vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) 23
2.1. Tên tuổi và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông 23
2.2 Các thành tựu đóng góp 23
2.3 Vua Lê Thánh Tông – nhà văn hóa xuất sắc 26
II/ Khu du tích lịch sử Lam Kinh 27
1. Vị trí 27
2. Đặc điểm 27
3. Kiến trúc 28
III/ Một số lăng tẩm và bia thời Lê Sơ 30
1. Thời kì đầu thế kỉ XV 30
1.1. Lăng vua Lê Thái Tổ 30
1.1.1 Phong thủy 30
1.1.2 Kiến trúc 30
1.1.3 Nghệ thuật tạc tượng 30
1.2 Bia Vĩnh Lăng 31
1.2.1 Kiến trúc 31
1.2.2 Nội dung bia Vĩnh Lăng 32
1.2.3 Nghệ thuật trang trí 33
1.2.4 ý nghĩa 33
2. Giai đoạn cuối thế kỉ XV 34
2.2. Lăng vua Lê Hiến Tông 34
2.2.1 Vị trí 34
2.2.2 Kiến trúc 34
2.2.3 Bia Dụ Lăng 35
IV/ Mối liên hệ với Điện Kính Thiên 35
1. Giới thiệu chung 35
2.Kiến trúc 36
3. Hình tượng rồng thời Hậu Lê 36
4.Hình tượng Rồng trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam 37
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
VI/ Phụ lục 41
I/ Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527)
Thời Lê Sơ: 100 năm ánh sáng và bóng tối
Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn.
Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức
lớn của các đời từ Ngô tới Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay
nhà Minh.
Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến
thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu, nền độc lập dân tộc
được phục hồi, một triều đâi mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do
đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ cho
một tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa, còn gọi
là Tây Đô hay Tây Kinh.
Ánh sáng bừng lên từ Lam Sơn rồi tỏa chiếu trên toàn cõi đất nước cũng
là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của những Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Phan Phu Tiên , nhờ những thành tựu văn
hóa đẹp đẽ như Hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức
Nhưng lại phải nói thêm: thời kỳ 100 năm ấy đã bị hoen ố bởi những
bóng tối đậm đặc, những bi kịch thảm khốc. Rất đáng buồn là vào thời Lê Sơ,
một hình phạt thuộc loại man rợ nhất mà con người có thể nghĩ ra, gọi là tru
di tam tộc, đã từ bên Tàu đột nhập nước ta như một vết nhơ khó gột rửa. Một
số vua Lê Sơ hẹp lượng vô nghì, bạc nghĩa, đã sát hại nhiều công thần khai
quốc, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn để đến khi những
vị này được các vua đời sau như vua Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông minh
oan và phục hồi danh dự cho họ, đền bồi cho con cháu thì đã quá muộn màng.
Sau đời minh quân Lê Thánh Tông, một vài vua Lê khác đã là những
hôn quân bạo chúa, hoang dâm vô độ (khi say rượu thì giết cả cung phi) cho
nên vào năm 1527 quyền thần Mạc Đăng Dung đã nhanh chóng xóa bỏ triều
Lê Sơ lập ra vương triều Mạc.
Nho giáo, một học thuyết chính trị - luân lý rất khắc nghiệt và đầy bất
công ra đời bên Tàu đã ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng và xã hội của Trung
Quốc cùng một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam. Vào thời
Lê Sơ, Tống Nho được vua quan nước ta tôn sùng đã tác động rất tiêu cực
trên đời sống xã hội và tinh thần.
Cũng may là nhờ Phật giáo, nhờ nhân dân và trí thức thời Lê Sơ đã có
những phản ứng sáng suốt và kịp thời để ngăn chặn bớt những ảnh hưởng xấu
của Nho giáo.
1
1. Giai đoạn đầu triều Lê Sơ: Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
1.1. Bối cảnh đất nước ta đầu thế kỷ XV
Cuối thời nhà Trần, nhà Hồ thay thế một khoảng thời gian rất ngắn
(1400-1407). Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách có những mặt tiến bộ
nhất định. Chế độ thi cử được chấn chỉnh theo hướng thiết thực. Hồ Quý Ly
coi trọng chữ Nôm, làm thơ Nôm, dịch sách sang chữ Nôm…Nhưng các
chính sách cải cách này chưa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và chưa trả lời
được những câu hỏi lớn của dân tộc đang đặt ra một cách gay gắt. Tháng 4
năm 1407, sau khi chiếm được Đại Việt, nhà Minh đổi nước ta thành quận
Giao Chỉ. Nhà Minh đã tiến hành một chính sách vô cùng tàn bạo. Có thể nêu
ra những đặc điểm của chính sách đó như sau:
- Thủ tiêu nền độc lập của Đại Việt, nhà Minh thực hiện chế độ chiếm
đóng quân sự trên đất nước ta mà trong lịch sử chưa từng có. Trên toàn quốc,
chúng lập ra 39 thành trì, trong đó có những thành tựu lớn, với một đạo quân
khổng lồ. Đồng thời, chúng thiết lập một bộ máy hành chính, tài chính với
hơn tám trăn cơ quan để vơ vét bóc lột của dân như Nguyễn Trãi đã từng tố
cáo trong Bình Ngô đại cáo:
Năm xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
- Thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt bằng mọi cách: đập phá các văn bia, đốt
sạch tất cả những sách, tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt đem về
Trung Quốc, bắt ăn mặc theo kiểu Trung Quốc, đưa về Trung Quốc những
thợ thủ công tài giỏi.
Rõ ràng, chính sách của nhà Minh với Đại Việt là nhằm huỷ diệt nền văn
hoá của dân tộc ta, nhằm đồng hoá người Việt thành người Hán. Toàn thể dân
tộc Đại Việt đứng trước một cơn thử thách vô cùng ngặt nghèo. Sự cưỡng bức
về chính trị, quân sự, cùng với sự cưỡng bức về văn hoá, dẫn đến sự giao thoa
văn hoá cưỡng bức, cả dân tộc Đại Việt phải giữ gìn bản sắc văn hoá của
mình.
- Cuộc tụ nghĩa ở Lam Sơn của người dân, của những người thức giả có
lòng yêu nước, với lòng “căm giặc nước thề không cùng sống”, đã dẫn đến
chiến thắng các dân tộc Đại Việt trước sự xâm lược và đô hộ của nhà Minh.
Trang sử mới của đất nước được mở ra, văn hoá dân tộc bước vào thời kì
phục hưng
a. Tình hình chinh trị
* Bộ máy chính quyền
Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng
thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan
liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao,
2
trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử,
một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang
đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu
Nho giáo Đông Á.
Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã
được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa "tôn quân". Theo đó, nhà vua là "con
Trời". Người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân ; các ấn tín của vua đều khắc
chữ "Thuận thiên thừa vận", "Đại thiên hành hóa". Điện Kính Thiên được xây
trong Hoàng thành Thăng Long. Hoàng đế là người chủ tế duy nhất trong các
buổi tế lễ (tế Trời, tế Tôn miếu, tế Khổng Tử), là Tổng chỉ huy quân đội (Lê
Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh Champa). Thời Lê Thánh Tông,
chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần khác đã
bị bãi bỏ. Hoàng đế trực tiếp điều khiển triều đình. Quyền lực của các quý tộc
tôn thất cũng bị hạn chế, không được lập quân vương hầu, phủ đệ, Lê Thánh
Tông bỏ lệ ban Quốc tính. Thời Lê sơ, một số công thần có uy tín và quyền
lực cao đã bị nghi kỵ và lần lượt bị giết hại, như Trần Nguyên Hãn, Phạm
Văn Xảo, Lê Khả, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Nguyễn Trãi.
Bộ máy quan liêu hành chính và chuyên môn cũng được kiện toàn từng
bước. Năm 1471 , Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính
lớn (dụ Hiệu định quan chế) nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của
Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau
trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan
lại.
Trong triều đình, dưới quyền điều khiển trực tiếp của nhà vua là 6 bộ:
Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu là Thượng thư, giúp việc có 2 Thí
lang. Bên cạnh đó, còn có Lục khoa với chức năng theo dõi, giám sát và Lục
tự với chức năng điều hành. Những cơ quan chuyên môn trong triều gồm có
các đài, các viện, giám, sảnh như Ngự sử đài, Hàn lâm viện. Quốc tử giám,
Nội thị sảnh
Về mặt hành chính, trước đó, Lê Thái Tổ chia nước thành 5 đạo. Lê
Thánh Tông đã cải tổ lại, chia thành 13 đạo (sau đổi là 13 thừa tuyên), đó là:
Lạng Sơn, An Bang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Bắc Giang,
Nam Sách, Quốc Oai, Thiên Trường, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hóa và
Quảng Nam. Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt,
gọi là phủ Trung Đô, sau đổi thành phủ Phụng Thiên, bao gồm 2 huyện Vĩnh
Xương (sau đổi thành Thọ Xương) và Quảng Đức, từ năm 1430 gọi là Đông
Kinh (để phân biệt với Tây Kinh, tức Lam Kinh, Lam Sơn - Thanh Hoá).
Dưới đạo thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, cùng các đơn vị cơ sở
như hương, xã, thôn, trang, sách, động, nguồn, trường. Riêng kinh thành
Thăng Long được chia thành 36 phường.
Đứng đầu các đạo thừa tuyên là các tuyên phủ sứ. Ở mỗi thừa tuyên có 3
ty : Đô ty (phụ trách quân đội) Thừa ty (phụ trách dân sự hành chính) và Hiến
3
ty (phụ trách thành tra giám sát). Các xã được chia thành 3 loại : xã lớn (500
hộ) , xã vừa (trên 300 hộ) và xã nhỏ (trên hộ). Chức xã quan do dân bầu, Nhà
nước chỉ đạo và xét duyệt, tiêu chuẩn là các giám sinh, sinh đồ, từ 30 tuổi trở
lên và có hạnh kiểm.
Tổng số quan lại ( từ cấp huyện trở lên) thời Lê Thánh Tông là 5370
người, gồm 2755 quan trong triều và 2615 quan ở các địa phương, đại bộ
phận xuất thân từ khoa cử.
* Quân đội
Quân đội thời Lê sơ là một quân đội mạnh, được huấn luyện kỹ, có nhiều
kinh nghiệm chiến đấu. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi
có 35 vạn quân, sau khi cho giải ngũ, còn 10 vạn.
Quân đội được chia thành cấm binh và ngoại binh. Lê Thái Tổ chia quân
thành 5 phiên, Lê Thánh Tông đổi thành 5 phủ (quân khu). Cũng như thời Lý
- Trần, nhà Lê đã áp dụng chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân lính thay
phiên về làm ruộng.
Theo chế độ tuyển quân, cứ 3 đinh lấy một lính thường trực (tráng hạng)
và một lính trù bị (quân hạng). Có các loại quân thủy, bộ, tượng, kỵ. Vũ khí
ngoài giáo mác, cung tên, có hỏa pháo và hỏa đồng. Chế độ tập luyện quy củ.
Hàng năm, quân sĩ từ Thanh Hóa trở ra tập duyệt ở Kinh đô, từ Thanh Hóa trở
vào tập duyệt tại địa phương. Ở phía tây thành Thăng Long, có khu Giảng Võ
điện, Giảng Võ đường chuyên huấn luyện tướng sĩ.
* Luật pháp
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng
đến việc chế định pháp luật. Lê Thánh Tông nói: "Pháp luật là phép công của
nhà nước, vua cùng quan đều phải theo". Đến thời Hồng Đức, Lê Thánh Tông
đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi là
Quốc triều hình luật hay Bộ luật Hồng Đức, sẽ được duy trì và bổ sung ở các
thế kỷ sau. Về hình thức, đó là bộ luật hình sự (với khung ngũ hình : suy,
trưởng, đồ, lưu, tử), nhưng thực chất là bộ luật tổng hợp, có các điều khoản về
điền sản, dân sự, hôn nhân gia đình
Nội dung cơ bản của Bộ luật là bảo vệ vương quyền, chế độ quan liêu.
trật tự đẳng cấp, gia đình phụ hệ gia trưởng và ý thức hệ Nho giáo. Luật quy
định 10 trọng tội không thể nhân nhượng được (thập ác) và 8 hạng người có
thể miễn giảm tội (bát nghị).
Bộ luật mang tính đẳng cấp, có mô phỏng luật Trung Quốc, nhưng nhiều
điều khoản đã lưu ý đến những tập quán cổ truyền mang tính đặc hữu dân tộc.
Quyền lợi của phụ nữ đã được chú trọng trong việc thừa kế gia tài và xét xử
ly hôn, được coi là tiến bộ hơn so với luật Trung Quốc đương thời.
* Củng cố chính quyền dân tộc
Với lòng tự hào dân tộc, các vua thời Lê sơ đã không ngừng củng cố,
phát triển quốc gia dân tộc thống nhất. Lê Thánh Tông nói: "Quyết không để
4
một tấc đất, một thước sông của Thái Tổ lọt vào tay kẻ khác". Các vua Lê đã
thi hành một chính sách hòa hoãn nhưng kiên quyết với nhà Minh trong vấn
đề biên giới, phát triển lãnh thổ về phía tây và phía nam. Năm 1471, Lê
Thánh Tông cất quân đánh Cham pa, chiếm thành Đồ Bàn (Bình Định), lấy
vùng đất mới lập thành thừa tuyên Quảng Nam. Các nước trong khu vực (như
Xiêm La, Miến Điện) đều đến triều cống.
Để nắm chắc và khống chế các tù trưởng thiểu số, triều đình nhà Lê đã
áp dụng những biện pháp kết hợp trấn áp với phủ dụ (như trường hợp đối với
Đèo Cát Hãn, tù trưởng Thái ở Lai Châu). Nhà vua cũng cho điều tra và lập
sổ hộ tịch, khảo sát địa hình, lập bản đồ hành chính quốc gia (bản đồ Hồng
Đức năm 1469), đề cao, tôn vinh truyền thống dân tộc và các danh nhân lịch
sử - văn hoá. Ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong
khu vực Đông Nam Á.
b. Tình hình kinh - xã hội
Nhà nước quân chủ tập trung thời Lê sơ là một nhà nước mạnh và ổn
định. Trong sự phục hồi và phát triển kinh tế, Nhà nước đó đã đề cao vai trò
chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế - xã hội, duy trì sự cân
bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và tư hữu. Thời Lê
sơ, nền kinh tế tiểu nông - sản xuất nhỏ làng xã đã được duy trì và khuyến
khích, với sự can thiệp và bảo hộ của một Nhà nước thu tô, trọng nông. Nhà
nước đó cũng có thái độ dè dặt, không khuyến khích nền kinh tế công thương
nghiệp hàng hóa phát triển, nắm độc quyền gian thương với nước ngoài.
* Nông nghiệp
Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã
và ruộng tư.
Ruộng Nhà nước thường được gọi là quan điền. Có ruộng quốc khố là
những ruộng do Nhà nước trực tiếp quản lý và sản xuất, thu hoạch đưa vào
kho công. Lộc điền là loại ruộng của Nhà nước ban cấp cho những quan liêu
cao cấp (từ tứ phẩm trở lên), gồm có ruộng ban cấp được phép thừa kế (ruộng
thê' nghiệp) và ruộng ban cấp tạm thời, có thể thu hồi lại sau khi chết (ruộng
ân tứ). Diện tích lộc điền có thể thay đổi từ 40 mẫu (quan tứ phẩm) đến trên
2000 mẫu (các thân vương). Người được cấp chỉ được hưởng hoa lợi, tô thuế,
có một số hộ người hầu nhưng không có nông nô và nô tì.
Lộc điền thời Lê thay thế thái ấp điền trang thời Lý - Trần, nó không tạo
điều kiện cho yếu tố cát cứ phát triển. Một số ruộng thế nghiệp của lộc điền
có xu hướng trở thành những ruộng tư, người được cấp trở thành quan liêu -
địa chủ.
Đồn điền là loại ruộng do Nhà nước trực tiếp quản lý đứng đầu là các
quan chánh, phó đồn điền sứ. Các quân sĩ, tù binh, phạm nhân tội đồ, dân lưu
tán được chiêu mộ. Ruộng đất đồn điền phần lớn có nguồn gốc khai hoang
hoặc ở các miền biên ải. Năm 1481, Lê Thánh Tông cho lập 43 sở đồn điền.
5
Vùng Bắc Bộ có 30 sở, chung quanh Hà Nội có các sở đồn điền ở Dịch Vọng,
Quán La, Thịnh Quang
Ruộng làng xã gồm có các loại công điền và tư điền. Thời Lê sơ, tuy
ruộng tư đã phát triển, nhưng ruộng công vẫn chiếm uu thế, qua việc thực
hiện phép quân điền.
Chính sách "quân điền" bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ. Sau khi kháng chiến
thắng lợi, tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định chia ruộng công
cho nhân dân, qua lời phủ dụ : "chiến sĩ thì nghèo, du sĩ thì giàu, người chiến
sĩ phải chiến đấu thì không có tấc đất để ở, kẻ du thực vô ích cho nước thì lại
có ruộng đất quá nhiều Do đó, không có nhười tận tâm với nước mà chỉ lo
việc phú quý. Phép quân điền được thực hiện hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh
Tông.
Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 nam một lần được phân phối lại,
dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh
chút ít giữa các xã lân cận. Đối tượng được chia ruộng kể từ các quan tam
phẩm (nếu chưa có hoặc có ít lộc điền) được chia 11 phần tới các loại cô nhi,
quả phụ được 3 phần. Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan
tam, tứ phẩm thì được miễn). Loại công điền quân phân này trên danh nghĩa
thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng.
Chính sách quân điền" thời Lê sơ là một bước trong quá trình phong kiến
hóa làng xã, chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu
nông. Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu
nhập (qua nghĩa vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch). Mặt khác, phát triển được sản
xuất và ổn định được đời sống nhân dân. Đó là một biện pháp tích cực trong
chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần mất tác đụng do nạn
chấp chiếm ruộng đất.
Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là
của địa chủ quan liêu và đại bộ phận là của địa chủ bình dân. Ruộng tư không
phải nộp tô cho Nhà nước. Nhà nước thừa nhận nhưng không khuyến khích
loại ruộng này. Bộ luật nhà Lê, nhất là chương Điền sản đã nói đến các thủ
tục làm văn tự khế ước trong vấn đề bán nhượng, tranh chấp kiện tụng hoặc
thừa kế về ruộng đất.
Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách
quan về ruộng đất trong lịch sử Việt Nam, xác lập quan hệ sản xuất phong
kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một quá trình
tư hữu hóa không tự nhiên, không được Nhà nước khuyến khích, nên đã dẫn
đến những tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất dần dần đi tới
tình trạng khủng hoảng ruộng đất.
Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp
để khuyến khích và phát triển nông nghiệp.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê
rất được chú trọng. đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Khi khẩn cấp
đã huy động cả học sinh Quốc Tử Giám trong việc hộ đê. Ở Nam Định, có
6
nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn mang lên là đê Hồng Đức", cũng như ở
Thanh Hoá, nhiều sông đào, được gọi là sông nhà Lê". Để bảo đảm sản xuất,
các vua Lê đã cho thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay
phiên về làm ruộng, theo tinh thần tĩnh vi nông. động vi binh". Luật pháp
nghiêm cấm việc giết trâu, bò sống để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công
việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức
dân.
Quan điểm trọng nông là một chính sách truyền thống của các vương
triều phong kiến Việt Nam. Nó cũng xuất phát từ nguyên lý trọng bản, ức mạt
của Nho giáo. Vì vậy, thời Lê sơ, quan điểm trọng nông bắt đầu đi kèm với
quan điểm ức thương.
* Thủ công nghiệp
Nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp
trong các làng xã, mặt khác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc
thủ công nghiệp Nhà nước. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề
như Bát Tràng (gốm sứ), Huê Cầu (nhuộm thâm). Ớ kinh thành Thăng Long,
Dư địa chí ghi lại một số phường chuyên nghề nổi tiếng như Tàng Kiếm làm
kiệu, áo giáp, Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa, Hà
Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo
diệp y.
Các quan xưởng hay Cục bách tác là những xưởng thủ công do Nhà
nước trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất, phục vụ cho nhu cầu của quan
liêu, quân sĩ và dân chúng như các xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng
thuyền, sản xuất các đồ dùng nghi lễ, phẩm phục.
Trong các quan xưởng, Nhà nước áp dụng chính sách "công tượng". Các
thợ khéo bị trưng lập theo nghĩa vụ lao dịch, được phiên chế thành đội ngũ
như binh lính, phải cưỡng bức lao động dưới sự đôn đốc của các giám đương
và chủ ty. Đó là một nền sản xuất bao cấp, không tiếp cận với thị trường trao
đổi buôn bán.
* Thương nghiệp
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là nền buôn bán nhỏ
thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập
chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông hàng hoá”,
quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Ở Thăng Long - Đông Kinh, các
thương nhân từ các nơi về, đua nhau mở hàng quán phố xá buôn bán. Lúc
đầu, chính quyền địa phương định đuổi họ về nguyên quán, sau theo đề nghị
của Quách Đình Bảo đã đồng ý cho họ ở lại sinh nhai, để cho hàng hóa lưu
thông và nhà nước cũng có được khoản thu từ thuế (1481).
Thời Lê sơ, Nhà nước bỏ lệ tiêu tiền giấy của nhà Hồ, cho lưu thông tiền
đồng. Lê Lợi nói :"Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có”. Nhà
nước quy định 1 quan là 10 tiền, 1 tiền là 60 đồng, tức 1 quan = 600 đồng.
7
Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước đã kiểm soát nghiêm ngặt các
cáng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống
(Nghệ An), cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu
buôn ngoại quốc, thi hành chính sách bế quan toả cảng".\
* Kết cấu xã hội
Xã hội Đại Việt thời Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển,
đồng thời là một xã hội mang tính đẳng cấp đã chín muồi. Có hai đẳng cấp
chính: quan liêu và thứ dân (chia thành 4 tầng lớp: sĩ. nông, công, thương).
Thời Lê sơ các quan hệ giai cấp (địa chủ phong kiến và nông dân) đã đan
chen vào các quan hệ đẳng cấp.
Quan liêu là đẳng cấp cầm quyền, cai trị, đồng thời cũng được coi là tầng
lớp ưu tú của xã hội, yêu nuôi và giáo hóa dân chúng. Đội ngũ quan chức thời
Lê sơ là những tri thức Nho sĩ được tuyển lựa kỹ lưỡng (chủ yếu qua khoa
cử), được rèn luyện và kiểm soát chặt chẽ (bởi nhà vua, các quy chế, bộ Lại
và chế độ khảo khóa). Đó cũng là đẳng cấp có nhiều đặc quyền, ưu đãi trong
các tiêu chuẩn sinh hoạt (nhà cửa, quần áo, võng lọng), được ban cấp đất ở,
ruộng lộc điền, lương bổng.
Đầu thời Lê sơ, các công thần chủ yếu là quan võ (tham gia từ đầu cuộc
khởi nghĩa), sau dần dần chuyển sang các quan văn (những người đỗ đại
khoa). Với việc mở rộng khoa cử, các Nho sĩ trí thức bình dân đã có điều kiện
tham gia chính quyền, tạo nên sự bình đẳng tiến thân, thoáng rộng hơn so với
thời Lý - Trần. Tuy nhiên, quan lại lúc này cũng bị kiểm soát ràng buộc
nghiêm ngặt bởi các lễ thức, quy phạm Nho giáo, do vậy, đã mang nhiều tính
chuyên chế và quan liêu hơn.
Đẳng cấp thứ dân (bách tính) là giai tầng xã hội bì cai trị, bao gồm 4
tầng lớp chính: sĩ, nông, công, thương. Nho sĩ thời Lê sơ là cầu nối giữa bình
dân và quan liêu. Nông dân là tầng lớp xã hội đông đảo nhất, đã phân hóa
thành nhiều bộ phận: địa chủ bình dân, nông dân tự canh, tá điền. Một số
cường hào có thể đã xuất hiện trong làng xã. Địa chủ bình dân cùng với địa
chủ quan liêu đã hợp thành giai cấp phong kiến. Thợ thủ công gồm một số
công tượng và chủ yếu là thợ thủ công trong làng xã. Do quan điểm "ức
thương", thương nhân là tầng lớp xã hội bị coi rẻ hơn cả, bị gán cho những
tính cách "phi nghĩa", "bất nhân".
c. Tình hình tư tưởng văn hóa
Nhìn chung, thời Lê sơ, văn hóa Đại Việt đã chuyển sang sự ưu thắng
của văn hóa Đông Á, Nho học- Nho giáo.
Đây là thời kỳ diễn ra một sự phân dòng văn hóa. Dòng văn hóa dân gian
làng xã không được nhà nước khuyến khích, đã tách khỏi dòng văn hóa cung
đình. Sự phân dòng văn hóa này đã phản ánh sự phân tầng đẳng cấp ngoài xã
hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, các yếu tố văn hóa khác biệt nhau vẫn cùng tồn
tại, chung sống hòa bình, như giữa Nho và Phật, Đạo, giữa văn hóa chính
8
thống và văn hóa dân gian. Mô hình ý thức hệ đã phải nhân nhượng với thực
trạng văn hóa.
* Tôn giáo, tư tưởng
Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng
nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa
đơn nguyên quan phương, độc tôn Nho giáo và Nho học. Ở đây, Tống Nho đã
được đề cao như một hệ tư tưưởng chính thống nhà nước, làm bệ đỡ tư tưởng
cho chế độ quân chủ quan liêu. Khẩu hiệu chiến lược "Sùng Nho trọng Đạo là
việc hàng đầu” (Bia Văn Miếu - 1442) đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được mở rộng, giáo dục khoa cử Nho học được
kiện toàn. Lê Thánh Tông còn cho ban bố trong nhân dân "24 điều giáo huấn"
để củng cố những nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo. Chính
ông đã nói: "Tất cả đều do cái mũ của nhà Nho mà ra". Ngô Sĩ Liên khẳng
định :"Vua tôi, cha con, vợ chồng là 3 cương lớn trong đạo luân lý của
người, ngoài ra không có gì lớn hơn".
Nho giáo thời Lê sơ cũng dần dần chuyển hóa. Thời kỳ đầu, khái niệm
"nhân" đã được nhấn mạnh. Nguyễn Trãi nói: "Người làm vua phải để lòng
nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình". Giai đoạn sau, trọng
tâm của Nho giáo là được chuyển qua khái niệm "lễ", mang tính giáo điều bảo
thủ. Lê Thánh Tông nhấn mạnh: "Người khác cầm thú là vì có Lễ để làm
khuôn phép giữ gìn".
Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo
phi chính thống như Phật và Đạo, lấy cớ là "sợ lòng người lay động, phân
tán". Lê Thái Tổ quy định sư tăng phải trên 50 tuổi, phải qua kỳ thi khảo
hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây
chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức),
cấm quan liêu trong triều kết giao với tăng, đạo. Trong Thập giới cô hồn quốc
ngữ văn, Lê Thánh Tông đã phê phán giới thiền tăng.
Nói những thiên đường cùng địa ngụ
Pháp sao chẳng độ được mình ta?
Ngô Sĩ Liên mạnh mẽ đả kích : "Người nào đã học Nho giáo mà lại học
thêm Phật giáo và Đạo giáo thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà. Lấy
những người ấy đỗ mà làm gì?”.
Không được Nhà nước khuyến khích nhưng Phật, Đạo thời Lê sơ vẫn tồn
tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân. Lê Sát
cho xây chùa Thanh Đàm, Chiêu Độ rộng 90 gian. Chùa Báo Thiên ở kinh
thành vẫn được mở rộng, rước tượng Phật từ chùa Pháp Vân về để cầu đảo
Nho sĩ Lương Thế Vinh đã soạn sách Phật (Thiền môn khoa giáo), soạn bia
chùa Diên Hựu. Bản thân nhà vua sùng Nho Lê Thánh Tông vẫn đi thăm
viếng nhiều chùa chiền, cho dựng lầu "Vọng Tiên" và thừa nhận: "Giáo lý
Phật Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó
không kể xiết mà lòng người vẫn rất ham rất tin. Đạo của Thánh hiền [Nho
9
giáo] đều thiên dụng trong cuộc sống thường ngày, mà lòng ham thích của
người ta lại chẳng bằng Phật, Lão". Các đền thờ thần linh, các danh nhân lịch
sử văn hóa và các hội lễ vẫn được xây dựng, tổ chức ở khắp nơi. Chính sách
"độc tôn Nho học" của nhà nước Lê sơ, trên thực tế, đã không được thi hành
một cách có hiệu quả.
* Giáo dục, khoa cử
Giáo dục, khoa cử thời Lê sơ phát triển, trước hết do đường lối "sùng
Nho", của các nhà vua thời kỳ này, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu
ngày một tăng về đào tạo nhân tài, quan liêu cho chế độ. Lê Thái Tông khẳng
định: "Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà kén chọn kẻ
sĩ, phải lấy thi cử làm đầu ".
Các vua thời Lê sơ đều đã cho sửa sang tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử
Giám. Đợt trùng tu mở rộng lớn nhất là vào năm 1483, đời Lê Thánh Tông.
Nhà vua đã cho dựng ở Văn Miếu các công trình Đại Thành môn, nhà Giải vũ
Đông Tây, điện Canh Phục, kho Tế khí, nhà bia Tiến sĩ (năm 1484, cho dựng
10 bia, kể từ khoa 1442). Đối với Quốc Tử Giám, cho dựng nhà Minh Luân,
giảng đường Đông Tây, kho Bí thư, nhà nghỉ cho giám sinh. Về tổ chức, Nhà
nước đặt các chức Tế tửu và Tư nghiệp Quốc Tử Giám (như Tế tửu Lý Tử
Tấn và Tư nghiệp Ngô Sĩ Liên). Hệ thống giảng dạy có giáo thụ, trực giảng,
trợ giáo và bác sĩ.
Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập,
nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia
học tập. Giám sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ)
được cấp học bổng và học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp
học có đến cấp xã.
Khoa cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ. Ngay từ năm 1426, khi cuộc
kháng chiến chưa thành công, Lê Lợi đã cho tổ chức khoa thi ở trạm Bồ Đề,
bên kia sông Hồng. Sau khi lên ngôi, ông cũng đã cho tổ chức các kỳ thi
Minh kinh và Hoành từ. Năm 1438, định phép thi hương ở các đạo. Năm
1442 (Nhâm Tuất, Đại Bảo năm thứ 3 đời Lê Thái Tông), tổ chức thi Hội, lấy
33 tiến sĩ (trong đó 3 người đỗ đầu là Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương
Như Hộc). Ngô Sĩ Liên cũng đỗ khoa này. Đến thời Lê Thánh Tông, khoa cử
đạt tới đỉnh cao. Trong 39 năm, đã tổ chức 12 khoa thi Hội lấy 501 tiến sĩ
(toàn thời Lê sơ, có 29 khoa thi quốc gia, lấy 988 tiến sĩ).
Thời Lê sơ, quy chế thi cử cũng được kiện toàn. Có 2 cấp thi: thi địa
phương (thi Hương) và thi quốc gia (thi Hội, thi Đình). Học vị thi Hương là
Hương cống, học vị thi Hội và thi Đình là Tiên sĩ với 3 cấp: Tiến sĩ cập đệ
(Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Tiến sĩ xuất thân và đồng Tiến sĩ xuất
thân. Các bài thi cũng được ấn định. Mỗi khoa thi gồm có 4 trường, lần lượt
là: Kinh nghĩa, chiếu chế biểu, thơ phú, văn sách.
10
Nhà nước Lê sơ đã thi hành chính sách trọng sĩ, trong các lễ xướng danh,
ban mũ áo, thiết yến tiệc, vinh quy. Mọi tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá
đặt ở Văn Miếu.
Nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ mang tính thế tục. phổ cập và bình
đẳng, nó đã trí thức hóa tầng lớp quan liêu. Phan Huy Chú nhận xét: "Khoa
cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn
người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp". Tuy nhiên dần đần, nền
giáo dục đó đã trở nên chật hẹp, bị hệ tư tưởng hóa quá mức, quan liêu hóa
tầng lớp trí thức, như bia Văn Miếu nhận xét: “cái thực chưa xứng với cái
danh".
* Văn học và sử học
Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước
dân tộc và văn thơ cung đình.
Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi
cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác
phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân
tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú,
Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh
Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam
thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ
Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử
truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến
dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm
Hồng Đức Quốc âm thi tập.
Bên cạnh đó, dòng văn học cung đình với nội dung hình thức thù phụng,
thanh lệ cũng phát triển. Bùi Huy Bích nhận định: "Thời Hồng Đức gọi là cực
thịnh nhưng lúc đó văn chương ưa chuộng thanh lệ (khuôn sáo hình thức)".
Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái,
cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác
phẩm chính của hội này là tập Quỳnh uyển cửu ca, với những bài thơ xướng
họa tán tụng, với chủ đề khuôn sáo là "Minh quân, lương thần" (vua sáng, tôi
hiền). Dòng văn học cung đình đã thể hiện rõ quan điểm giáo huấn "Văn dĩ tải
đạo", yếu tố trữ tình, cá nhân đã vắng mặt trong đó.
Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và
thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa
lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của
Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất
truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển).
Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê
(Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử
11
ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên,
Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính
sử dân tộc.
Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ
hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là Hồng Đức
bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này
cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
* Nghệ thuật
Nhìn chung, khuynh hướng cung đình, quan phương trong nghệ thuật
thời Lê sơ đã thắng thế, do ảnh hưởng của văn hóa Đông Á Nho giáo, mang
tính giáo điều, công thức. Qua cuộc tranh luận giữa Lương Đăng và Nguyễn
Trãi, Nhà nước đã chấp nhận nhã nhạc (mô phỏng nhạc Trung Quốc) như thứ
nhạc chính thống được diễn tấu trong cung đình. Hình tượng con rồng thời Lê
trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình
tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần.
Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm
1448, điệu múa dân gian lý liên (rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm.
Năm 1462, cấm các con nhà phường chèo không được đi thi, mà nạn nhân
gần 2 thế kỷ sau đó là nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ.
* Về kiến trúc, điêu khắc:
Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu
thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm
Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan can rồng đá). Ở
quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với hệ
thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
* Về nghệ thuật biểu diễn, điệu múa rất phổ biến là Bình Ngô phá trận,
ca ngợi các chiến tích của nghĩa quân Lam Sơn. Lương Thế Vinh soạn Hý
phường phả Iục nói về nghệ thuật ca múa.
* Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản
yếu, Lương Thế Vinh soạn Đại thành toán pháp ; Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh)
soạn Lập thành toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây
dựng, tu sửa hai cửa Hoàng thành Thăng Long : Đại Hưng (Cửa Nam) và
Đông Hoa (Cửa Đông).
Hình thành từ những thế kỷ trước, muộn nhất là vào thời nhà Lý, chế độ
phong kiến Đại Việt- thuộc loại hình phong kiến nhà nước quan liêu đã được
xác lập vững chắc vào thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ.
Thời Lý, Trần trên danh nghĩa, Nhà nước Đại Việt đã chấp nhận một mô
hình phong kiến thời Đường- Tống, và ở một mức độ hạn chế, hệ tư tưởng
phong kiến Khổng giáo. Tuy nhiên, ngay cả ở mặt thiết chế hệ tư tưởng này,
ảnh hưởng Phật giáo vẫn còn rất đậm, các yếu tố phong kiến còn khá mờ nhạt.
Mặt khác, thực thể kinh tế - xã hội còn mang nhiều yếu tố cổ tuyền trước
phong kiến. Nhà nước chưa nắm chắc một cách trực tiếp người nông dân tự
12
canh, tầng lớp địa chủ phong kiến tư hữu chưa phát triển, sự phân hóa đẳng
cấp trong xã hội và nhất là trong làng xã chưa thực sự gay gắt. Một xã hội
phong kiến đích thực chưa tồn tại, hoặc nói khác đi, chế độ phong kiến nhà
nước quan liêu Đại Việt còn ở giai đoạn tiền mô hình, duy trì một khoảng
cách khá lớn giữa danh và thực.
Triều Lê sơ thành lập, có thể được coi như một bước ngoặt lịch sử, trong
những điều kiện thuận lợi cho những yếu tố phong kiến phát triển. Thiết chế -
ý thức hệ phong kiến mà nhà Minh áp đặt trong hai thập kỷ thuộc Minh đã để
lại những hệ quả sâu sắc. Các nhà vua thời Lê sơ do tinh thần tự hào dân tộc,
quan điểm "vô tốn Hoa Hạ", “sánh ngang Nam - Bắc" cùng đã tự nguyện chấp
nhận một mô hình phong kiến Nho giáo Đông Á, như một bệ đỡ tư tưởng cho
thiết chế quân chủ tập quyền. Ở đây, một nhà nước chuyên chế toàn năng, can
thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, đã được xác lập. Đẳng cấp quan liêu được
tuyển lựa qua khoa cử, đã trở thành lực lượng thống trị, ngày càng xa cách
khối quần chúng bình dân làng xã. Trên danh nghĩa, Nho giáo được coi như
một hệ tư tưởng phong kiến chính thống độc tôn. Thiết chế - hệ tư tưởng
phong kiến đến giai đoạn này, đã được hoàn chỉnh.
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội thời Lê sơ cũng ngày càng ngả
sang màu sắc phong kiến. Những quan hệ sản xuất phong kiến trong kinh tế
nông nghiệp được thể hiện ở hai mặt. Người nông dân tự canh trong làng xã
ngày càng bị lệ thuộc và ràng buộc vào một Nhà nước phong kiến thu tô, qua
phép quân điền, những nghĩa vụ tô thuế, lao dịch và binh dịch, làng xã ngày
càng bị phong kiến hoá. Mặt khác, do sự phát triển của yếu tố tư ¬ hữu ruộng
đất và tầng lớp địa chủ bình dân, quan hệ sản xuất phong kiến địa chủ - tá
điền dần dần phổ biến trong xã hội. Sự phân hóa đẳng cấp trở nên sâu sắc,
trên quy mô xã hội ở tầng vĩ mô, cũng như trong quy mô làng xã ở tầng vi
mô.
Nói tóm lại, thời Lê sơ, cả ở mặt mô hình thiết chế, hệ tư tưởng lẫn mặt
thực thể kinh tế - xã hội, những yếu tố phong kiến đã chiếm ưu thế. Chế độ
phong kiến nhà nước quan liêu Đại Việt đã được xác lập vững chắc, khoảng
cách giữa danh và thực (giữa mô hình và thực thể) ở mức độ nhỏ nhất. Thế kỷ
XV được coi là một thế kỷ cổ điển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là
một loại hình chế độ phong kiến nhà nước quan liêu, có nhiều điểm khác biệt
nếu đối sánh với một chế độ phong kiến lãnh chúa ở Tây âu trung đại, hay với
chế độ phong kiến võ sĩ hoặc chế độ phong kiến tăng lữ ở một số nước khác.
Tuy nhiên, trong thực tế, xã hội Đại Việt thời Lê sơ vẫn không phải và
chưa bao giờ hoàn toàn là một xã hội phong kiến Đông Á Nho giáo thuần
nhất. Nó là một sự hỗn dung, lai ghép mang tính đối trọng giữa một mô hình
ngoại nhập và một mô hình thực thể bản địa. Triều Lê sơ, vì thế, đã có một vị
thế quan trọng và được đánh giá cao trong lịch sử dân tộc, quan sự nghiệp giữ
nước và dựng nước.
13
Về mặt tiến trình xã hội, so với thời Lý - Trần, sự xác lập chế độ phong
kiến nhà nước quan liêu thời Lê sơ là một buớc tiến. Tuy nhiên, ở một số mặt
nào đó, nhất là về quan hệ xã hội và cân bằng văn hóa, nó đồng thời cũng bị
chững lại, thậm chí có chỗ thụt lùi. Trong thế kỷ XV, những mâu thuẫn xã hội
chứa chất, nhưng trong điều kiện một thể chế Nhà nước mạnh và ổn định, nên
vẫn ở dạng tiềm năng. Những mâu thuẫn đó sẽ bộc phát nhanh chóng trong 3
thập kỷ đầu thế kỷ XVI, dẫn triều Lê sơ đến chỗ sụp đổ.
Có thể nói, trên diễn trình lịch sử của văn hoá Việt nam, thế kỉ XV là
thời kì phát triển rực rỡ, nói cách khác, đây là một thời kì phục hưng của văn
hoá Đại Việt
1.2. Lê Thái Tổ (1428- 1433) Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Lê Thái Tổ (1428- 1433) Niên Hiệu: Thuận Thiên
1.2.1 Một vài nét về Bình Định Vương Lê Lợi
Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê ở Lam Sơn Thanh Hóa là Lê Hối.
Vốn là một người chất phác, hiền hậu, ít nói nhưng cụ lại là người hiểu biết
sâu xa "có thể đoán biết sự việc từ lúc còn chưa hình thành". Lúc đầu gia đình
cụ sống ở thôn Như áng, chuyên làm ruộng và sống khá phong lưu. Một hôm
cụ đi dạo chơi trong rừng, thấy có rất nhiều chim tụ họp và bay lượn vòng
quanh núi Lam Sơn. Biết đó là nơi "đất lành chim đậu", cụ liền dọn nhà đến ở
đấy. Sau ba năm khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy, cơ nghiệp nhà cụ
ngày càng phồn thịnh.
Đến đời ông nội rồi đời cha của Lê Lợi cũng tiếp nối và phát triển được
cơ nghiệp của tiền nhân. Người cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người có
chí khí và hào hiệp, thường nuôi dưỡng tân khách, thương yêu dân chúng, chu
cấp người nghèo, giúp kẻ hoạn nạn khó khăn, vì thế cả vùng đều kính phục
cụ. Lê Lợi sinh ngày mồng 6 tháng 8 năm ất Sửu (10 tháng 9 năm 1385) là
con trai thứ ba và cũng là con út trong nhà. Ngay từ khi còn rất trẻ Lê Lợi đã
tỏ ra là người thông minh dũng lược. Truyền thuyết kể rằng: Lớn lên Lê Lợi
làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ
cho ngôi huyệt phát "đế vương" ở động Chiêu Nghi. Sau đó một người
phường chài là Lê Thận bắt được một lưỡi gươm cũ, khi đưa vào tay Lê Lợi
thì thanh gươm không phải mài mà sáng như gươm mới. Trên thanh gươm có
khắc hàng chữ triện, Lê Lợi biết là một thanh gươm quý. Hai ngày sau vợ Lê
Lợi ra vườn hái rau lại bắt được một quả ấn báu cũng khắc mấy chữ lối triện,
trên lưng quả ấn khắc tên họ Lê Lợi. Ngày sau nữa lại bắt được cái chuôi
kiếm ở gốc cây đa, có khắc hình con rồng, con hổ và hai chữ "Thanh Thúy",
đem lắp vào lưỡi kiếm đã bắt được thì vừa vặn không sai chút nào.
Từ đó ông càng tin rằng vận nước đã được trao vào tay mình, càng chăm
chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nuôi chí và chờ thời vận. Lúc đó quân
Minh đã đánh bại cha con Hồ Quý Ly, bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng,
14
rồi đặt nước ta thành quận huyện. Lê Lợi ngầm có chí khôi phục non sông,
nên hạ mình tôn người hiền, bỏ tiền của ra nuôi binh sĩ, chiêu nạp những anh
hùng hào kiệt từ khắp nơi. Những hào kiệt thời ấy như: Lê Văn An, Lê Văn
Linh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê
Liễu và Lê Xa Lôi đều nối tiếp nhau quy phục, Lê Lợi kính cẩn đón tiếp, cùng
bí mật mưu khởi nghĩa.
1.2.2 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427)
- Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn:
+ Hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423)
+ Tiến vào phía nam (1424-1425)
+ Giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Bối cảnh
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi
dậy chống Minh, điển hình là nhà đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2
vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các
tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa
và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây ) để khủng
bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc,
Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người
Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong
Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với
thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu
diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động
nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như
Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
a. Giai đoạn 1: Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418- 1423)
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí
hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân
Chú tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam
Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng
là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm
lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của
cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài
15
ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay
bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải
rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở
Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi
năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là
Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân
ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi
lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát.
Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ
phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai
Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy
lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng
chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng
núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi
và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh
năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt
giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
b. Giai đoạn 2: Tiến vào Nam (1424- 1425)
Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào
đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân)
do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương
theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân.
Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân
Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu.
Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.
Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ
lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.
Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí
cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia
phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành
Nghệ An.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu,
quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát,
Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra
đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.
Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt
khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân
16
Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi
lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn
chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh
Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.
c. Giai đoạn 3: Giải phóng Đông Quan (1426- 1427)
• Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động
Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến.
Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú,
Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.
Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí.
Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm
Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với
quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.
Quân Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang. Phạm Văn Xảo phá
tan viện binh Vân Nam. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang. Trần Trí
thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính
để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông
Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn nhưng không được. Lê Lợi
liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra
bắc.
Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông
hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê
Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính.
Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại
tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về
Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.
Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc
Động (các địa danh này ngày nay đều thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
[2]
.
Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn
tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động
[3]
. Quân Vương Thông
thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống.
Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.
Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các
nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo
quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá
đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc
phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và
mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh
sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có
tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn
17
làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc
phải có một vài vạn mỗi cánh quân.
Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai
đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.
• Vây thành Đông Quan
Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành
ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú
Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.
Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ
Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất
nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được
lòng dân.
Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai
Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.
Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông
Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở
Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.
• Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang
Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương
Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc
Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang
đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con
số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số
các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân
và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông
Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ
hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh
đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện
binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.
Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng
Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch.
Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn
Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Nguyễn Lý
mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên
tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ
lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải
Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng
18
đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi
trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.
Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được
Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố
kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân
Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn
chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng
sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn
quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết.
Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo,
Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.
• Hội thề Đông Quan
Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng
hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông
cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan, hẹn đến
tháng chạp âm lịch năm Đinh mùi (1427) rút quân về.
Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ
dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh biết Lê Lợi không có ý
tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam
quốc vương.
Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết địch
để trả thù tội ác khi cai trị Việt Nam, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa
khí hai nước, cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về.
Sách Minh sử thông giám kỷ sự chép:
"Vương Thông đến kinh đô (Bắc Kinh) rồi, quần thần nhà Minh tới tấp
dâng tấu sớ lên đàn hặc Thông và bọn Mã Anh, Mã Kỳ, Sơn Thọ. Hình quan
trong triều làm việc xét hỏi, bọn Thông đều thú nhận cả. Định nghị cho rằng
Thông thì phạm tội không giữ quân luật, làm thiệt quân và bỏ mất đất; Sơn
Thọ thì phạm tội che chở bênh vực cho bọn phản nghịch, Mã Kỳ thì làm kích
động gây biến ở nơi phiên thuộc. Tất cả đều đáng luận vào tội xử tử. Vua
Minh xuống chiếu: tống giam Thông vào ngục và tịch thu gia sản; còn bọn
Mã Anh cũng đều phạt tội có nặng nhẹ khác nhau. Sau đó Lê Lợi sai đưa trả
157 quan lại, 15170 lính thú, và 1200 ngựa; còn số người bị giữ không cho về
nước không biết bao nhiêu mà kể".
Bình luận về việc Minh Tuyên Tông ra lệnh bãi binh ở Đại Việt, sử gia
Trung Quốc là Cốc Vĩnh Thái viết trong Minh sử kỷ sự bản mạt: “Vương
Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó
lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân,
Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng
hoà vậy”.
d. Vấn đề thù binh quân Minh
19
Ngày 16 tháng Chạp năm Đình Mùi (1427) tại một địa điểm gần thành
Đông Quan, Vương Thông – viên tướng chỉ huy đội quân xân lược Minh đã
phải tuyên thệ: Xin rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi còn cấp
500 chiến thuyền giao cho bọn Phương Chính, Mã Kỳ đi đường thuỷ, 2 vạn
con ngượi và lương thực cho bọn Sơn Thọ, Hoàng Phúc dẫ 2 vạn quân đi
đường bộ. Trước đó, một chiều mùa đông năm Đinh Mùi (1427), trước khi
lên đường, Phương Chính, Mã Kỳ tới bản doanh của Lê Lợi ở Bồ Đề (Gia
Lâm, Hà Nội) để xin cáo biệt. Hai viên tướng này lưu luyến ở lại tiếp chuyện
Lê Lợi, Nguyễn Trãi suốt cả một buổi chiều (Theo “ĐẠI Việt thông sử” của
Lê Quý Đôn. “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chép Vương Thông cùng Lê Lợi
nói chuyện từ biệt suốt một đêm).
Khi chia tay, Bình Định Vương sai sắm trâu rượu, trướng vẽ và lễ phẩm
hậu tặng hai viên tướng nước láng giềng. Khi ấy, các tướng sĩ và nhân dân
kinh đô đều thâm thù sự tàn ác mà người Minh đã gây ra, mọi người đều một
lời khuyên Lê Lợi nhân dịp này giết chết cả đi, nhưng Bình Định Vương rất
bình tĩnh, tỉnh táo mà dụ rằng: “ Việc phục thù trả oán, là thường tình của
mọi người, nhưng không ưa giết người, là bàn tâm của người nhân. Huống
chi người ta đã hàng, mà mình lại giết chết, thì còn gì bất lương hơn nữa. Ví
bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết kể hàng đến
muôn đời, chi bằng hãy cho sống ức vạn mạng người, để dứt mối chiến tranh
muôn thuở, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyễn mãi tới ngàn
thu, há chẳng lớn ư?”
Ngày 29 tháng 12 nǎm 1427, bại binh giặc bắt đầu rút, đến ngày 3 tháng
1 năm Mậu Thân (1428) những bóng dáng cuối cùng của quân Minh đã bị
quét sạch khỏi bờ cõi.
Về phía nhà Minh khi đó, ngoài tác động của những trận đánh của nghĩa
quân Lam Sơn, phải kể đến một quyết định tỉnh táo của vua Minh khi ông ta
nói với quần thần rằng: "Những kẻ bàn tán, không hiểu ý muốn dứt việc can
qua, tất cho rằng nghe theo thỉnh cầu của An Nam là không oai hùng. Nhưng
nếu được nhân dân yên lành, thì trẫm không e ngại những lời đó?". Thế là
sau hai mươi năm phải sống dưới ách đô hộ ngoại bang, đất nước lại giành
được độc lập. Do sức ép của nhà Minh và cũng là sách lược mềm dẻo của
lãnh tụ Lam Sơn, trên danh nghĩa Lê Lợi vẫn phải xin cầu phong cho con
cháu họ Trần là Trần Cảo làm vua. Nhưng năm Mậu Thân (1428), Trần Cảo
-tự cho mình không có công trong cuộc giải phóng đất nước mà lại giữ ngôi
vua vẫn thường áy náy không yên, bèn cưỡi thuyền ra biển, chạy vào châu
Ngọc Ma (Thanh Hóa). Quân của Lê Lợi đuổi kịp dẫn trở về, cho uống thuốc
độc chết, triều đình nhà Lê sai làm tang lễ rất hậu theo nghi lễ một ông vua.
1.2.3 Lê Lợi lên ngôi vua
Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi
Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ
Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá
20
thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần
thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:
" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác "
"Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt
vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất
của dân tộc ta.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên
ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh,
chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ
huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học cũng có thể gọi là có mưu kế
xa rộng, mở mang cơ nghiệp "
Khi đó ông đã 43 tuổi Đây là sự mờ đầu một thời kỳ độc lập, lâu dài nhất
trong lịch sử nước ta. Để không gây sự căng thẳng với nhà Minh, Lê Lợi chưa
xưng đế mà chỉ tự xưng vương. Ông nói một cách khiêm nhường: “Những vị
vua có công đức lớn như các vua Vũ, Thang, Văn…Thời Tam đại, mà cũng
chỉ xưng vương thôi, huống chi trẫm tài đức mỏng manh, đâu dám nói đến
hiệu hoàng đế. Nay chỉ xưng tước vương cũng đã là quá rồi”. Nhưng thực ra,
đó chỉ là sách lược ngoại giao vì lúc đó nhà Minh vẫn sai sứ sang đòi timg lập
con cháu họ Trần. Ti\riều đình của vua Lê đã là một triều đại độc lập với đầy
đủ bề thế của bậc đế, nhưng nhà Minh cũng vẫn chỉ cho làm “ quyền thủ An
Nam quốc sự” mà thôi.
Mặc dù chỉ ở ngôi ngắn ngủi được có 6 năm nhưng những việc làm của
ông vua này có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nền
độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là
bàn định luật lệnh. Nhà vua ra lệnh cho các quan: Tư không, Tư đồ, Tư mã,
Thiếu úy, Hành khiển bàn định luật lệnh trị quân dân, cho người làm ở lộ biết
mà trị dân, người làm tướng biết mà trị quân, để răn dạy cho quân dân đều
biết là phép tắc". Nhờ cố gắng đó, hai năm sau (1430) Lê Thái Tổ đã cho ban
hành những điều luật đầu tiên của triều đại mình.
Một công việc khác không thề thiếu được đối với bất kỳ một triều đại
mới lên sau hàng chục năm chiến đấu gian khổ đề giành độc lập và lập nên
vương triều là đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng,
theo công lao cao thấp mà định thú bậc, ban biểu ngạch công thần. Đáng chú
ý là trong đợt phong này, Nguyễn Trãi được làm quan Phục hầu, Trần Nguyên
Hãn làm Tả tướng quốc và Phạm Văn Xảo làm Thái bảo, các ông này đều
được cho lấy họ vua. Từ những đơn vị hành chính theo chế độ quận huyện
của nhà Minh, nhà Lê lại chia đơn vị hành chính nước ta thành 5 đạo, đặt các
21
chức Vệ quân, Tổng quản, Hành khiển ở xã đặt xã quan. Bộ máy hành chính
này sẽ ngày càng được hoàn chỉnh vào các đời vua sau, nó thực sự giúp cho
việc quản lý và điều hành đất nước. Một đất nước sống chủ yếu bằng nông
nghiệp, việc phục hồi phát triển nông nghiệp cũng được Lê Thái Tổ đặc biệt
quan tâm. Ngay từ năm đầu lên ngôi, ông đã cho kiểm kê hộ khẩu, làm sổ
điền, sổ hộ, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền.
Đề tuyển chọn nhân tài và củng cố bộ máy cai trị, nhà Lê không chỉ quan
tâm đến việc cầu hiền bằng cách tiến cử mà còn đặt ra các khoa thi. Dưới thời
Lê Thái Tổ đã bắt đầu mở các khoa thi để lựa chọn những nhân tài. Vua Lê
Thái Tổ còn đặc biệt quan tâm đến việc bình định và củng cố miền biên
cương phía Bắc và Tây Bắc. Nhà vua từng đích thân cầm quân tiến thẳng vào
tận sào huyệt một lực lượng chống đối, đặt đất đó thành châu huyện và ghi
vào bản đồ quốc gia. Về mặt đối ngoại, Lê Thái Tổ nhiều lần cử các đoàn sứ
bộ sang Trung Quốc để đặt mối bang giao bình thường với nhà Minh, khéo
léo giải quyết những sách nhiễu của nhà Minh về việc lập con cháu nhà Trần
và vấn đề tù binh chiến tranh
Là một ông vua sáng nghiệp, đã từng “đích thân phát hết gai góc, bừa
phẳng bạo tàn, thường lấp áo giáp làm đồ mặc, nội cỏ làm nhà cửa, trải bao
nỗi nguy hiểm, xông pha trước giáo gươm mới quét sạch phong trần, dựng
nên cơ nghiệp” nên ông rất lo cho các con ông “ không có công lao như ta mà
được hươngr cơ nghiệp của ta” sẽ làm hỏng mất sự nghiệp. Lê Thái Tổ đã
từng nói: “Phàm những ông vua nối ngôi, dinh dưỡng trong cung điện thường
được yên vui, không biết lập chí…”. Bên cạch ông lúc đó lại có rất nhiều công
thần khai quốc vừa có công to vừa có tài năng đã được thử thách và rèn luyện
qua gian khổ…Trước tình hình ấy, những năm cuối đời mình, vì quá lo cho
người nối nghiệp là ấu chúa mà Lê Thái Tổ đã phạm phải sai lầm nghiêm
trọng: nghi kỵ và sát hại công thân. Đây là sai lầm lớn nhất mà đến trước khi
nhắm mắt xuôi tay chính nhà vui cũng đã tự nhận ra và ông đã dặn lại Hoàng
tử nối ngôi rằng: “Trầm gặp thời tao loạn, dựng nghiệp lớn, những nỗi đau
khổ của nhân dân, thảy đều hiểu biết, những đường gian nan trong thế sự,
thảy đều trải qua, thế mà đến khi lên ngôi, lòng người thực hay giả, cũng
chưa dễ gì phán đoán. Như vậy đạp làm vua không khó ư? Huống chi con,
đương thời tuổi trẻ, nối nghiệp gian nan, nghe biết càng nông, tư lương chưa
thấu. Vậy nên dốc lòng kính cẩn, như giẫm trên băng mỏng vực sâu, thờ trời
đất nên hết lòng, cung phụng tôn miếu nên tròn đạo hiếu, thân ái anh em, hoà
mục tông tộc, cho tới việc đối xử trăm quan và muôn dân, thảy đều nên nghĩ
sao cho phải đạo. Chớ đổi phép cũ của tiên vương, chớ bỏ cách ngôn của tiên
triết, chớ gần thanh sắc mà chuộng tiền tài, chớ thích đi săn mà dâm đãng,
chớ nghe lời gièm mà xa người can thẳng, chớ dùng tân tiến mà bỏ cựu
thần…” Lời trối của Thái Tổ thật sâu sắc và thấm thía như lời dạy của tất cả
những người cha có chí hướng đối với con mình.
Sau khi vua trao ấn báu truyền ngôi cho Hoàng thái tử, ngày 22 tháng 8
năm Quý Sửu (1433) nhà vua băng hà ở Tẩm điện, hưởng thọ 49 tuổi. Vua Lê
22
Thái Tổ có hai người con trai là Quận Ai Vương Tư Tề là con của Trịnh Thần
Phi và Hoàng thái tử Nguyên Long là con của Phạm Thị Ngọc Trần. Nhà vua
truyền ngôi cho con thứ là Hoàng thái tử Nguyên Long.
2. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV : Vua Lê Thánh Tông (1460- 1497)
Niên hiệu: Quang Thuận (1460- 1469)
Hồng Đức (1470- 1497)
2.1. Tên tuổi và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông
Trong nửa cuối thế kỉ XV thì vua Lê Thánh Tông không chỉ là một ông
vua đầy tài năng và nhiệt huyết với tất cả các thành tựu nổi bật dưới thời trị vì
của ông mà tên tuồi ông không thể mờ đi trong lịch sử và nền văn hóa nước
nhà.
- Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38
năm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn năm lịch sử
Việt Nam. Nhưng điều đáng nhớ không phải vì ông ngồi lâu, mà vì những
đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt thời
ấy. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản. Nhìn toàn
cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi trên nhiều
lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều việc,
xuất phát từ cái chất đa năng của tuổi trẻ . Trước nhất, ông luôn luôn tỏ ra là
người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc biệt
là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai vàng.
Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lăng", để tổ chức cúng
lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ.
- Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư
Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm
Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày
nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
- Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang
Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua,
ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh
tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua
sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua
anh hùng, tài lược".
2.2 Các thành tựu đóng góp
* Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm
ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn
được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng
23